MÔN TÂM LÝ HỌC CỦA ÐẠO PHẬT
CÁC CETASIKA HAY TÂM SỞ
PHẦN MỘT: CÁC LOẠI TÂM SỞ
Một tâm thức không phải là một đơn vị giản dị. Tâm thức là một sự tổng hợp phức tạp của những tâm sở hay Cetasika. Những phần tử ấy tạo thành tâm thức và sống trong và với tâm thức ấy.
Ví dụ trong 89 tâm đã bàn trong chương trước, những tâm giản dị nhất là Cakkhuvinnàna (nhãn thức), Sotavinnàna (nhĩ thức)…, những tâm này là những cảm giác thuần túy, không bị tiêm nhiễm, ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ trên đối tượng. Nhưng nếu chúng ta tìm xét kỹ, chúng ta sẽ thấy những tâm ấy gồm có đến 7 tâm sở:
1) Phassa (Xúc chạm của chủ thể đối với đối tượng),
2) Vedànà (Thọ: cảm giác của chủ thể, chịu ảnh hưởng của đối tượng),
3) Sannà (Tưởng: Ðể ý đến đối tượng),
4) Cetanà (Tư: thiên ý đến đối tượng),
5) Ekaggatà (Nhứt tâm: chú tâm đến đối tượng),
6) Jìvitindriya (Mạng căn) và
7) Manasikàra (Tác ý đến đối tượng).
Bảy tâm sở cùng khởi một lần, không phải trước sau. Chúng cùng một đối tượng với thức và phát ra từ một căn với thức. Khi thức diệt thì các tâm sở này cũng diệt theo.
Có 52 tâm sở tất cả, được phân loại như sau: 13 Annasamàna (Ðồng bất đồng tâm sở) chia thành 2 loại: 7 Biến hành tâm sở (Sabbacittasàdhàrana) và 6 Biệt cảnh tâm sở (Pàkinnaka), 14 Bất thiện tâm sở và 25 Tịnh quang tâm sở (Sobhana). 52 tâm sở này phối hợp và thay chỗ cho nhau để hợp thành các tâm sai khác, phân biệt.
52 TÂM SỞ
- PÀLI VĂN.
– 1) Ekuppàdanirodhà ca ekàlambanavatthukà, Cetoyuttà dvipannàsa dhammà cetasikà matà.
- THÍCH VĂN.
– Ekuppàda: Ðồng sanh. Ekanirodhà: Ðồng diệt. Ekàlambana: Ðồng một đối tượng. Ekavatthukà: Ðồng một căn. Cetoyuttà: Tương ưng với tâm. Dvipannàsa: 52. Dhammà: Pháp. Cetasikà: Tâm sở. Matà: Quá khứ phân từ của Mannàti: Ðược biết là.
III. VIỆT VĂN.
– 1) Tương ưng với tâm có 52 tâm sở, chúng đồng khởi với tâm, đồng diệt với tâm, đồng một đối tượng và một căn với tâm.
- THÍCH NGHĨA.
– Ðoạn này nói đến các tâm sở và hành tướng của chúng. Có 52 tâm sở tất cả và chúng đồng sanh, đồng diệt một lần với tâm và đồng một đối tượng, một căn với tâm. Không một tâm nào có thể tồn tại mà không có tâm sở. Cả tâm và tâm sở của tâm ấy sanh và diệt đồng thời. Như vậy một tâm sở phải có đầy đủ bốn đặc tánh trên mới được gọi là tâm sở. Có một loại sắc gọi là Vinnàttirùpa (phát biểu sắc) cũng sanh diệt đồng thời với tâm, nhưng không thể gọi là tâm sở vì thiếu 2 điều kiện sau. Theo Abhidhamma, có 52 tâm sở tất cả. Trừ thọ tâm sở (Vedanà) và tưởng tâm sở (Sannà), 50 tâm sở còn lại thuộc về Sankhàra (hành uẩn).
7 BIẾN HÀNH TÂM SỞ
- PÀLI VĂN.
– 2) Katham, Phasso, vedanà, Sannà, Cetanà, Ekaggatà, Jìvitindriyam, Manasikàro, ceti sattime cetasikà sabbacittasàdhàranà nàma.
- THÍCH VĂN.
– Katham? Vì sao? Phasso: Xúc. Vedanà: Thọ. Sannà: Tưởng. Cetanà: Tư. Ekaggatà: Nhứt tâm. Jìvitindriyam: Mạng căn. Manasikàra: Tác ý. Sattime: Satta + ime = Bảy (tâm sở) này. Sabbacittasàdhàranà: Nhứt thế tâm biến hành (tâm sở). Nàma: Gọi là.
III. VIỆT VĂN.
– 2) Vì sao? Xúc, thọ, tưởng, tư, nhứt tâm, mạng căn, tác ý. Bảy tâm sở này gọi là nhứt thế tâm biến hành tâm sở.
- THÍCH NGHĨA.
1) Phassa: Từ ngữ căn Phas: Xúc chạm. Phassa là sự xúc chạm của chủ thể đối với đối tượng vật chất hay tinh thần. Xúc được nói đến đầu tiên, vì đến trước các tâm khác. Theo lý 12 nhân duyên, xúc có trước rồi mới đến thọ. Sự thật, các tâm sở đều khởi lên một lần, không trước không sau, nhưng nói xúc trước cho tiện việc trình bày.
2) Vedanà là thọ, từ ngữ căn Vid nghĩa là kinh nghiệm, thọ lãnh. Thọ có thể là lạc thọ (sukha) khổ thọ (dukkha) và không lạc không khổ (adukkhamsukha). Chính Vedanà cảm thọ đối tượng, khi đối tượng xúc chạm với các giác quan.
3) Sannà, từ ngữ căn Sam + nà nghĩa là biết. Ðây là nhận thức đối tượng như một tướng có màu xanh v.v… Chính Sannà giúp ta nhận biết một đối tượng mà một lần trước ta đã nhận biết được qua giác quan. Cũng giống như một người thợ mộc đã biết đến các loại gỗ nhờ những dấu đã ghi trước trên các tấm gỗ.
4) Cetanà từ ngữ căn cit nghĩa là suy nghĩ, phối hợp và chất chứa các tâm sở câu hữu với mình trên đối tượng. Cetanà chi phối và định đoạt mọi hoạt động. Ðối với các Dục giới tâm, Cetanà đóng vai chủ động. Ðối với Siêu thế tâm, Pannà tri tuệ đóng vai chủ động. Dục giới tâm đưa đến sự chất chứa các nghiệp còn Siêu thế tâm hướng đến sự diệt trừ các nghiệp. Như vậy Cetanà ở Siêu thế giới không tác thành nghiệp (Kamma). Dầu Cetanà có tìm thấy trong các Dị thục tâm (Vipàka), cũng không có giá trị luân lý vì thiếu sức mạnh chất chứa.
5) Ekaggatà (nhứt tâm): Eka + agga + tà, tức là chú tâm trên một đối tượng, như một ngọn lửa tại một chỗ không có gió, như một cột trụ không bị gió lay động. Nhứt tâm này là một phần tử của Thiền. Khi Nhứt tâm được phát triển và trau giồi, sẽ trở thành Samàdhi (Ðịnh).
6) Jìvitindriya: mạng căn: Jìvita là mạng, Indriya là căn. Sở dĩ gọi là mạng vì nuôi dưỡng các tâm sở câu hữu, và gọi là căn vì điều hành các tâm sở câu hữu. Nếu Cetanà định đoạt các nghiệp, chính mạng căn này nuôi dưỡng sự sống cho Cetanà và các tâm sở khác. Có hai loại Jìvitindriya. Một là Nàma-Jìvitindriya (danh mạng căn), hai là Rùpa-jìvitindirya. (sắc mạng căn). Danh mạng căn nuôi dưỡng các tâm, tâm sở, sắc mạng căn nuôi dưỡng sắc pháp. Như hoa sen được nuôi dưỡng bởi nước, như đứa con nít được người vú nuôi dưỡng, các tâm pháp và sắc pháp được Jìvitindriya nuôi dưỡng. Cả Danh mạng căn và Sắc mạng căn được sanh khởi khi bào thai mới thành, và sẽ bị tiêu diệt khi mạng chung. Vậy sự chết có thể xem là sự diệt trừ của Jìvitindriya.
7) Manasikàra (tác ý) nghĩa là đưa tâm đến đối tượng, cũng như bánh lái đưa con thuyền đến đích. Một tâm không có tác ý cũng như con thuyền không bánh lái. Manasikàra khác với Vitakka (Tầm). Tác ý hướng các tâm sở trên đối tượng, tầm quăng các tâm sở trên đối tượng. 7 tâm sở vừa kể trên khi nào cũng hiện khởi với tất cả các tâm nêu được gọi là Sabbacittasàdhàranà (Biến hành tâm sở).
6 BIỆT CẢNH TÂM SỞ
- PÀLI VĂN.
– 3) Vitakko, Vicàro, Adhimokkho, Viriyam, Pìti, Chando càti cha ime cetasikà pakinnakà nàma.
- THÍCH VĂN.
– Vitakka: Tầm. Vicàra: Tứ. Adhimokkho: Thắng giải. Viriyam: Tinh tấn. Pìti: Hỷ. Chando: Dục. Càti: Ca + iti: Và. Cha: Sáu. Ime cetasikà: Những tâm sở này. Pakinnakà: Biệt cảnh. Nàma: Gọi là.
III. VIỆT VĂN.
– 3) Tầm, tứ, thắng giải, tinh tấn, hỷ, dục, sáu tâm sở này gọi là biệt cảnh tâm sở.
- THÍCH NGHĨA.
6 Tâm sở kể trên có thể hiện khởi trong tất cả các loại tâm, nhưng không phải trong tất cả tâm.
1) Vitakka, ngữ căn Vi + takk (suy nghĩ). Chữ này có nhiều nghĩa sai khác giữa Kinh tạng và Abhidhamma tạng. Trong Kinh Tạng, Vitakka có nghĩa là quan điểm tư tưởng. Trong Abhidhamma tạng, Vitakka có nghĩa đặc biệt là dán áp các tâm sở trên đối tượng. Như một biệt cảnh tâm sở, Vitakka chỉ có nghĩa là tâm sở thông thường, nhưng trong thiền định, Vitakka trở thành một tâm sở quan trọng trong đệ nhứt thiền và được gọi là Appanàvitakka. Khi Vitakka hiện khởi trong Lokuttara maggacitta (Siêu thế đạo tâm), thì được gọi là Sammà Sankappa (chánh tư duy), vì nó diệt trừ tà tư duy và dán áp tâm trên Niết bàn.
2) Vicàra: Tứ; Vi + car (đi chỗ này chỗ kia). Vicàra là sự tiếp tục dán áp tâm trên đối tượng. Như con ong đến đậu trên cái bông là Vitakka, bay tròn hay đi vòng quanh cái hoa là Vicàra. Như con chim đập cánh sắp sửa bay là Vitakka, khi bay liệng trên hư không là Vicàra. Như đánh trống hay đánh chuông là Vitakka, tiếng dội, tiếng ngân của chuông trống là Vicàra. Vicàra cũng là một phần tử của thiền, Vicàra trừ diệt Vicikicchà (nghi).
3) Adhimokkha (thắng giải) Adhi + mục, giải thoát. Adhimokkha thả tâm ra trên đối tượng. Ðặc tánh của Adhimokkha là quyết định, lựa chọn, cũng như một quan tòa tuyên án đối với một vụ kiện.
4) Viriya từ ngữ căn Vaj, đi và ir. Vì thay cho Aj. Vira là một người tinh tấn, cương quyết làm việc không dừng nghỉ. Như ngôi nhà cũ được các cột trụ mới chống đỡ, cũng vậy các tâm sở câu hữu được Viriya chống đỡ. Viriya được thành một trong 5 pháp ngũ căn (indriya) vì diệt trừ biếng nhác. Viriya cũng là một trong ngũ lực (bala) Vì không thể bị biếng nhác lay động. Viriya này thành 4 Chánh cần (Sammappadhàna), thành một trong 7 Giác chi (Sattabojjahanga) và cuối cùng được thành một trong Bát Chánh đạo (Atthangikamagga) là Sammàvàyàmo (chánh tinh tấn).
5) Pìti: hỷ, từ, ngữ căn Pì: hoan hỷ, thích thú. Không phải là một cảm thọ như Sukha (lạc) nhưng đến trước Sukha. Pìti được tìm thấy ở thiện và bất thiện tâm. Ðặc tánh là khiến tâm thích thú đối tượng. Có 5 loại Pìti:
- Khuddaka pìti, sự hoan hỉ khiến da nổi lên như rỡn tóc gáy;
2. Khanika pìti, sát na hỷ, chỉ khởi ra trong một giây phút như chớp;
3. Okhantika pìti, hải triều hỷ, dâng lên như nước hải triều;
4. Ubbega pìti, thượng thăng hỷ, khiến có thể bay lên hư không như một cục bôngđược gió cuốn đi;
5. Pharana pìti, sung mãn hỷ, thấm thuần toàn thân như nước lụt tràn qua hồ.
6) Chanda (dục), từ ngữ căn chad: ao ước, muốn, đặc tánh của Chanda là muốn làm (kattukamyatà), giống như đưa tay để nắm đối tượng. Có 3 loại chanda:
- Kàmacchanda nghĩa là tham dục, hoàn toàn bất thiện;
2. Kattukamyatà chanda chỉ là sự ao ước muốn làm, không thiện không ác;
3. Dhammachanda, pháp dục, tức là ham muốn chơn chánh. Chính Dhammachanda nàyđã khiến Thái tử TấtĐạt Ta xuất gia.
14 BẤT THIỆN TÂM SỞ
- PÀLI VĂN.
– 4) Moho, ahirikam, anottappam, uddhaccam, lobho, ditthi, màno, doso, issà, macchariyam, kukkuccam, thìnam, middham, vicikicchà ceti cuddasime cetasikà akusalà nàma.
- THÍCH VĂN.
– Moho: Si, Ahirikam: Vô tàm. Anottappam: Vô quý. Uddhacca: Trạo cử. Lobho: Tham. Ditthi: Tà kiến. Màno: Mạn. Doso: Sân. Issà: Tật. Macchariyam: Xan. Kukkuccam: Hồi. Thìna: Hôn trầm. Middha: Thụy miên. Vicikicchà: Nghi. Cuddasa: 14.
III. VIỆT VĂN.
– 4) Si, vô tàm, vô quý, trạo cử, tham, tà kiến, mạn, sân, tật, xan, hối, hôn trầm, thụy miên, nghi, 14 tâm sở này gọi là bất thiện tâm sở.
- THÍCH NGHĨA.
– 1) Moha, từ ngữ căn Muh, bị sửng sốt, bị mê mờ. Moha là một trong ba căn bản phiền não và hiện hạnh trong tất cả bất thiện tâm. Chính Moha trở ngại sự hiểu biết lý nghiệp báo và lý Tứ Ðế.
2) Ahirika: Vô tàm là không biết hổ thẹn khi làm các điều ác. Một người có lòng tàm sẽ thối lui không làm điều ác như lông con gà trống thối lui trước lửa đỏ. Một người không có Hiri có thể làm tất cả các pháp mà không do dự.
3) Anottappa: Vô quý. Na + ava + tapp: bị đau khổ, bứt rứt. Ottappa: Là sự sợ hãi làm điều ác, sợ kết quả các điều ác. Anottappa được ví như một con bướm, cánh bị cháy xém nên rất sợ lửa. Một người không có tàm quý có thể làm tất cả điều ác. Tàm và quý thường đi đôi với nhau. Tàm là sự hổ thẹn đối với lương tâm của mình, còn quý là sự sợ hãi người ngoài chê cười và kết quả của việc ác mình làm. Tàm dựa trên lòng hổ thẹn, Quý dựa trên lòng sợ hãi. Khi có lòng Tàm, người ta suy ghĩ đến danh giá địa vị đời sống của mình, của thầy giáo mình, của bạn bè mình. Khi có lòng Quý, người ta thấy sợ hãi vì tự hối, vì chỉ trích của người, vì hình phạt, vì hậu quả đến đời sau v.v… Tàm và Quý được xem là hai yếu tố căn bản cho một xã hội văn minh.
4) Uddhacca: Trạo cử từ ngữ căn U (trên) + Dhu, dao động nổi lên, được ví như trạng thái của một đống tro bị hòn đá ném phải. Chính là trạng thái dao động của tâm trí. Trạo cử thuộc về một trong ngũ cái (nìvarana) và được Sukha (lạc) thay thế trong đệ nhứt thiền. Trong một vài trường hợp đặc biệt, Uddhacca được dùng với nghĩa kiêu mạn, 4 tâm sở Si, vô tàm, vô quý và trạo cử bao giờ cũng hiện hành với 12 bất thiện tâm nên gọi là Bất thiện biến hành tâm sở.
5) Lobha (tham) từ ngữ căn Ludh nghĩa là ôm ấp, bíu lấy. Khi nào có vật gì tốt đẹp thời tham tâm khởi lên.
6) Ditthi: Tà kiến, từ ngữ căn Dis nghĩa là thấy, nhận thức. Moha (si) và Ditthi (tà kiến) khác nhau. Si che phủ đối tượng, còn Ditthi là quan điểm, ý kiến của mình, đây là sự thật, đây là thiện v.v… Ditthi tương phản với Nàna (trí). Trí thấy sự vật đúng với thể tánh của nó, còn Ditthi thời bác bỏ thể tánh và có những ý kiến sai lạc, lầm lẫn.
7) Màna (mạn) từ ngữ căn man nghĩa là suy nghĩ, kiêu ngạo, tự đắc tự tại.
8) Dosa (sân) từ ngữ căn dus nghĩa là phật ý, không bằng lòng.
9) Issà: (Tật) từ ngữ căn i + su, nghĩa là ganh ghét. Thấy người khác giàu sang và thành công sanh lòng đố kỵ.
10) Macchariyam nghĩa là xen lẫn, dầu kín sự giàu sang của mình.
11) Kukkucca: Hối tiếc kukatassa bhàvo, trạng thái khi đã làm một sự gì sai lầm. Hối quá việc ác đã làm và tiếc nuối việc thiện không làm.
12) Thìna: Hôn trầm, từ ngữ căn the nghĩa là co lại, rút lại, trạng thái của tâm co rút lại như lông con gà trước ngọn lửa.
13) Middha từ ngữ căn Middha nghĩa là không hoạt động, không có khả năng. Middha là trạng thái muội lược hèn yếu của các tâm sở. Thìna và Middha thường đi đôi với nhau và là một trong ngũ cái và được tâm sở Vitakka (tầm) trừ diệt. Thìna được xem là sự đau yếu của tâm thức (citta) và Middha được xem là sự đau yếu của thân thế (Kàya-gelannà), nhưng chữ Kàya đây không có nghĩa là thân thể mà là sự tổng hợp của các tâm sở (Vedanà, sannà và sankhàrà: Thọ, tưởng và Hành).
14) Vicikicchà. Vici nghĩa là tìm hiểu. Kicchati là chán nản, mệt mỏi, chán nản vì tìm hiểu không có kết quả. Lại có nghĩa Vi là không có, Cikicchà: thuốc đối trị, thiếu thuốc đối trị của hiểu biết.
25 TỊNH QUANG TÂM SỞ
- PÀLI VĂN.
-5) Saddhà, Sati, Hiri, Ottappam, Alobho, Adoso, Tatramajjhattatà, Kàyapassaddhi, Cittapassaddhi, Kàyalahutà, Cittalahutà, Kàyamudutà, Cittamudutà, Kàyakammannatà, Cittakammannatà, Kàyapàgunnatà, Cittapàgunnatà, Kàyujjukatà, Cittujjukatà, ceti ekùnavìsatime cetasikà sobhanasàdhàranà nàma.
- THÍCH VĂN.
– Saddhà: Tín. Sati: Niệm. Hiri: Tàm. Ottappam: Quý. Alobho: Vô tham. Adoso: Vô sân. Tatramajjhattatà: Trung tánh hay xả. Kàyapassaddhi: Tâm sở thư thái. Cittapassaddhi: Tâm thư thái. Kàyalahutà: Tâm sở khinh an. Cittalahutà: Tâm khinh an. Kàyamudutà: Tâm sở nhu nhuyến. Cittamudutà: Tâm nhu nhuyến. Kàyakammannatà: Tâm sở thích ứng. Cittakammannatà: Tâm thích ứng. Kàyapàgunnatà: Tâm sở tinh luyện. Cittapàgunnatà: Tâm tinh luyện. Kàyujjukatà: Tâm sở chánh trực. Cittujjukatà: Tâm chánh trực. Ekùnavìsati: 19. Sobhanasàdhàranà: Biến hành tịnh quang tâm sở.
III. VIỆT VĂN.
– 5) Tín, niệm, tàm, quý, vô tham, vô sân, trung tánh, tâm sở thư thái, tâm thư thái, tâm sở khinh an, tâm khinh an, tâm sở nhu nhuyến, tâm nhu nhuyến, tâm sở thích ứng, tâm thích ứng, tâm sở tinh luyện, tâm tinh luyện, tâm sở chánh trực, tâm chánh trực. Như vậy 19 tâm sở này gọi là Biến hành tịnh quang tâm sở.
- THÍCH NGHĨA.
– 19 tâm sở này hiện hành trong tất cả tịnh quang tâm nên gọi là biến hành tịnh quang tâm sở. Lobha, Dosa, Moha có một ảnh hưởng mù quáng và dao động trên con người và vì vậy con người mất tự chủ, mất suy đoán, trở thành thô cứng. Trái lại, trong một tâm tịnh quang, con người luôn luôn được giác tỉnh. Passaddhi, Luhatà, Mudutà, Kammannatà, Pàgunnatà và Ujjukatà của tâm và tâm sở chứng tỏ rằng người làm thiện bao giờ cũng nhẹ nhàng, an tịnh và thanh thoát.
1) Saddhà: (Tín) từ ngữ căn Sam, tốt, khéo + dah: đặt xuống, để xuống nghĩa là đặt lòng tin tưởng hoàn toàn đối với Tam Bảo. Ðặc tánh của tin là khiến các tâm sở câu hữu trong sạch và hướng dẫn kích thích chúng đến một địa vị cao hơn. Khi có lòng tin thì các phiền não nghi ngờ tiêu sạch, như hòn ngọc làm nước trong. Khi có lòng tin thì có sự kích thích muốn tiến tới các quả đích cao hơn, như người lội qua một khúc sông khó lội khiến người khác tin vào lội theo. Tín ở đây không phải là cuồng tín.
2) Sati: (niệm) từ ngữ căn sar tức là nhớ đến. Ðây không phải là trí nhớ mà chỉ là sự giác tỉnh, nhận thức rõ ràng những hành vi động niệm của mình. Sati nếu khéo luyện tập có thể đưa đến túc mạng minh. Ðặc tánh của Sati là gìn giữ không cho thiện pháp bị bỏ quên và để các thiện pháp luôn luôn có mặt. Nên nhớ là Sati này không hiện hành với tất cả loại tâm.
3 và 4) Hiri và Ottappa (xem ahiri và anottappa ở đoạn trước).
5) Alobha vô tham, đối chống với Lobha (tham). Alobha có hàm nghĩa dàna (bố thí), một thái độ vị tha tích cực. Như một giọt nước rơi trên lá sen và chạy tuột luôn, đặc tánh của Alobha là không lưu dính đối tượng.
6) Adosa, trái với Dosa. Ðây không những không sân mà thôi, mà chính là một đức tánh tích cực. Adosa đồng nghĩa với Mettà, nghĩa là lòng từ. Ðặc tánh của Adosa là sự vắng mặt của hờn giận bất bình.
7) Tatramajjhattatà: Tatra ở đây, nghĩa là đối với các đối tượng. Majjhattatà: nghĩa là trung tánh, tương đẳng. Ðặc tánh của tâm sở này là xem đối tượng một cách vô tư như người đánh xe xem một cách đồng đẳng một cặp ngựa khéo điều khiển. Nhiều khi, Tatramajjhattata là đồng nghĩa với Upekkhà (xả) như trong bốn vô lượng tâm. Tâm sở này có thể thành một trong 7 Giác chi. Tatramajjhattatà này khác với Upekkhà trong các tâm ahetuka (vô nhân tâm) nhưng có thể đồng khởi với Upekkhà trong các kusala citta (Thiện tâm).
8 và 9) Kàyapassaddhi và Cittapassaddhi từ ngữ căn Pa + Sambh nghĩa là sự an tịnh. Ðặc tính của tâm sở này là diệt trừ hay làm dịu xuống sự nóng hổi của vật dục phiền não (Kilesadaratha – vùpasam), cũng như bóng mát của cây đối với người bị ánh mặt trời chiếu nóng. Passaddhi trái nghĩa với Uddhacca (trạo cử). Chữ Kàya ở đây chỉ cho tâm sở, còn citta chỉ cho tâm,
10 và 11) Kàyalahutà và Cittalahutà, từ chữ Laghu nghĩa là nhẹ, mau. Ðặc tánh là sự diệt trừ sự nặng trệ của tâm và tâm sở giống như đặt một gánh nặng xuống. Lahutà đối trị Thìna và middha (thụy miên).
12 và 13) Kàyamudutà và Cittamudutà. Ðặc tánh của tâm sở này là diệt trừ sự thô cứng và và chống đối tâm sở này được ví dụ như một miếng da thô cứng nhưng trở thành nhu nhuyến vì có thoa dầu và ngâm nước. Tâm sở này đối trị với tà kiến và mạn.
14 và 15) Kàya-kammannatà và Citta-kammannatà. Kamma + Aya + tà nghĩa là thích ứng có thể ứng dụng vào bất cứ việc gì. Tâm sở này giống như cục sắt bị nung đỏ có thể làm thành bất cứ việc gì.
16 và 17) Kàyapàgunnatà và Cittapàgunnatà nghĩa là tinh luyện thông thạo. Ðặc tánh chính là sự diệt trừ bệnh của tâm và tâm sở.
18 và 19) Kàyujjukatà và Cittujjukatà – nghĩa là sự chánh trực của tâm sở và tâm đối trị với quanh co tà vạy.
BA TIẾT CHẾ, HAI VÔ LƯỢNG VÀ HUỆ CĂN TÂM SỞ
- PÀLI VĂN.
-6) Sammàvàcà, sammà-kammanto, sammà-àfìvo ceti tisso viratiyo nàma.
-7) Karunà Mudità pana appamannàyo nàmà ti sabbathà pi pannindriyena saddhim pancavìsatime cetasikà sobhanàti veditabbà.
- THÍCH VĂN.
– Sammàvàcà: Chánh ngữ. Sammàkammanto: Chánh nghiệp. Sammà àjìvo: Chánh mạng. Tisso: Ba. Viratiyo: Tiết chế. Karunà: Bi. Mudità: Hỷ. Appamannàyo: Vô lượng. Sabbathà: Tất cả. Pannindriya: Huệ căn. Saddhim: Với. Pancavìsati: 25. Ime cetasikà: Những tâm sở này: Sobhana: Tịnh quang. Veditabbà: Cần phải biết như vậy.
III. VIỆT VĂN.
– 6, 7) Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, ba tâm sở này gọi là Tiết chế tâm sở. Bi và hỷ gọi là vô lượng tâm sở. Như vậy cộng với huệ căn, cần phải hiểu rằng có tất cả là 25 tịnh quang tâm sở.
- THÍCH NGHĨA.
– Cùng với 6 tâm sở này và 19 Biến hành tịnh quang tâm sở trên, có tất cả là 25 Tịnh quang tâm sở. Virati từ ngữ căn Vi (không) + rạm (lạc hưởng), nghĩa là không lạc hưởng. Rốt ráo mà nói, ba tâm sở này cùng khởi với nhau trong các Siêu thế tâm mà thôi. Ở trường hợp khác, chúng khởi riêng vì có đến ba Cetanà (Tư). Ba tâm sở này khi hiện khởi ở Siêu thế tâm thì thành những phần tử của Maggacitta (đạo tâm) và họp thành giới (Sìla).
Chánh ngữ tức là không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác và không nói ỷ ngữ. Chánh nghiệp là không sát sinh, trộm cắp và tà dâm. Chánh mạng là không bán thuốc độc, rượu, võ khí, nô lệ và loài vật để sát sanh.
Appamannà: Vô lượng tâm sở. Vì đối tượng của hai tâm sở này là vô lượng chúng sanh nên dùng danh từ Appamanno (vô lượng). 4 vô lượng tâm là Mettà, karunà, mudità, upekkhà (Từ bi hỷ xả). Vì adosa (vô sân) chỉ cho Mettà, và Tatramajjhattatà chỉ cho Upekkhà (xả) nên chỉ nói Karunà và mudità thôi.
Mettà từ ngữ căn mida, làm cho dịu, thương yêu. Chính là sự mong ước khẩn guyện cho hạnh phúc tất cả chúng sanh. Mettà không phải là tình thương vật chất, cũng không phải là cảm tình. Mettà bao trùm toàn thể chúng sanh không trừ một ai. Cùng tột của Mettà là sự thể nhập bản ngã với tất cả chúng sanh. (Sabbatthatà).
Karunà (bi), từ ngữ căn Kar (làm) + unà, cái làm cho tâm của người thiện rung động trước sự đau khổ của chúng sanh gọi là karunà (bi), cái làm tiêu tan sự đau khổ của người khác và karunà. Ðặc tánh của karunà là sự cầu mong diệt trừ sự đau khổ của mọi người.
Mudità (Hỷ) từ ngữ căn Mud (hoan hỷ). Không phải chỉ cảm tình suông mà cả sự hoan hỷ đi đôi với cảm tình ấy. Ðặc tánh của Mudità là sự hoan hỷ đối với sự giàu sang thành đạt của người khác. Mudità bao trùm tất cả chúng sanh giàu có hạnh phúc.
Upekkhà (xả): Upa (vô tư, chánh xác) + ikkh (thấy), tức là thấy sự vật một cách vô tư, không thương không ghét. Chính là trạng thái thăng bằng của tâm trí. Ðặc tánh của Upekkhà là một thái độ không thiên vị, vô tư.
Pannindriya: Pa (đứng đắn) + nà (biết), biết một cách đứng đắn. Ðặc tánh của Huệ căn là hiểu như thật. Vì Pannà chế ngự vô minh và chiếm địa vị ưu thắng trong sự hiểu biết nên gọi là huệ căn. Theo Abhidhamma, Nàna (trí), Pannà (Huệ) và Amoha (vô si) đồng nghĩa với nhau. Trong các tâm tương ưng với trí (nànasampayutta), Trí tức chỉ cho Pannà. Là một trong bốn phương tiện để chứng iddhipàda (thần túc thông), Pannà được đặt tên là vìmamsà nghĩa là suy tìm. Khi được Samàdhi làm cho trong sạch, Pannà được gọi là Abhinnà (Thượng trí). Pannà cũng trở thành một trong Thất giác chi (Sattabojjhanga), với danh hiệu Dhammavicaya (Trạch pháp) và thành Sammàditthi (chánh kiến) trong Magganga. Sự tột cùng của Pannà là sự giác ngộ của đức Phật. Pannà theo nghĩa tuyệt đối là như thật hiểu biết sự vật theo đúng lý vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta).
TÓM TẮT CÁC TÂM SỞ
- PÀLI VĂN.
– 8) Ettàvatà ca,
Terasannasamànà ca cuddasàkusalà tathà,
Sobhanà pancavìsati dvipannàsa pavuccare.
- THÍCH VĂN.
– Ettàvatà: Cho đến nay, chỉ đoạn nói về tâm sở khi bắt đầu cho đến nay. Terasa: 13. Annàsamanà: Ðồng bất đồng tâm sở. Cuddasa: 14. Akusalà: Bất thiện. Tathà: Cũng vậy. Sobhana: Tịnh quang. Pancavìsati: 25. Dvipannàsa: 52. Pavuccare: Ðược gọi là.
III. VIỆT VĂN.
– 8) Và cho đến đây đã nói 13 Ðồng bất đồng tâm sở (Annasamànà), 14 bất thiện tâm sở, 25 tịnh quang tâm sở, gọi là 52 tâm sở.
- THÍCH NGHĨA.
– Ðây là bài kệ tóm tắt số lượng và các loại tâm sở. Có tất cả là 52 tâm sở, 13 Annasamànà (Ðồng bất đồng tâm sở). 14 Bất thiện tâm sở và 25 Tịnh quang tâm sở.
PHẦN HAI – NHỮNG TÂM SỞ NÀO ÐÃ HIỆN HÀNH TRONG NHỮNG TÂM NÀO
- PÀLI VĂN.
-9) Tesam cittàviyuttànam yathàyogamito param,
Cittuppàdesu paccekam sampayogo pavuccati.
Satta sabbattha yujjanti yathàyogam pakinnakà,
Cuddasàkusalesveva sobhanesveva sobhanà.
- THÍCH VĂN.
– Tesam: Chúng nó. Cittàviyuttànam: Không rời khỏi tâm tức là tâm sở. Yathàyogam: Tùy theo sự kết hợp. Ito param: Từ nay đến sau. Cittuppàdesu: Trong sự sinh khởi của tâm. Paccekam: Mỗi một. Sampayogo: Sự tương ưng, sự kết hợp. Pavuccati: Ðược nói đến. Satta: Bảy. Sabbattha: Tất cả chỗ. Yujjanti: Sự kết hợp. Pakinnakà: Biệt cảnh tâm sở. Cuddasa: 14 Akusalesu: Những bất thiện tâm: Sobhanesu: Trong những tịnh quang tâm. Sobhanà; Các tịnh quang tâm sở.
III. VIỆT VĂN.
– 9) Sự kết hợp của mỗi tâm sở này trong sự sanh khởi của những tâm sẽ được nói đến bắt đầu từ nay, tùy theo sự kết hợp của chúng. 7 Biến hành tâm sở được kết hợp với tất cả loại tâm. 6 Biệt cảnh tâm sở sẽ kết hợp với những tâm nào tương ưng. 14 Bất thiện tâm sở chỉ khởi trong những tâm bất thiện. 25 Tịnh quang tâm sở chỉ khởi trong các Tịnh quang tâm.
- THÍCH NGHĨA.
– Ðoạn này nói đến sự hiện hành của mỗi mỗi tâm sở trong những tâm được khởi lên. 7 Biến hành tâm sở là xúc, thọ, tưởng, tư, nhất tâm, mạng căn và tác ý có mặt trong tất cả tâm. 6 Biệt cảnh tấm ở Tầm, tứ, thắng giải, tinh tấn, hỷ, dục có mặt trong những tâm chúng tương ưng. 14 Bất thiện tâm sở có mặt trong 12 Bất thiện tâm, và 25 Tịnh quang tâm sở có mặt trong tất cả 59 hay 91 Tịnh quang tâm.
7 BIẾN HÀNH TÂM SỞ
- PÀLI VĂN.
– 10) Katham? Sabba-cittasàdhàranà tàva satta cetasikà sabbesu pi ekùnanavuti cittuppàdesu labbhanti.
- THÍCH VĂN.
– Katham: Như thế nào. Sabbacittasàdhàranà: Biến hành trong tất cả tâm. Tàva: Trước hết, cho đến đây. Sattacetasikà: 7 tâm sở. Sabbesu: Trong tất cả. Ekùnanavuti: 89. Cittuppàdesu: Trong những tâm khởi lên. Labbhanti: Ðược tìm thấy.
III. VIỆT VĂN.
– 10) Như thế nào? Trước hết bảy biến hành tâm sở được tìm thấy trong tất cả 89 tầm khởi lên.
TẦM TÂM SỞ
- PÀLI VĂN
– 11a) Pakinnakesu pana vitakko tàva dvipancavinnànavajjitakàmàvacaracittesu ceva ekàdasasu patthamajjhànacittesu ceti panca pannàsacittesu uppajjati.
- THÍCH VĂN.
– Pakinnakesu: Trong những biệt cảnh tâm sở. Vitakkho: Tầm. Tàva: Trước hết. Dvipancavinnàna: 10 thức. Vajjita Ngoại trừ. Kàmàvacaracittesu: Trong các dục giới tâm. Ekàdasasu: Trong 11 tâm. Pathamajjhànacittesu: Trong những đệ nhứt thiền tâm. Pancapannàsacittesu: Trong 55 tâm. Uppajjati: Khởi lên.
III. VIỆT VĂN.
– 11a) Trong những biệt cảnh tâm sở, trước hết là Tầm tâm sở. Tâm sở này khởi lên trong 55 tâm tất cả, tức là trong tất cả Dục giới tâm trừ 10 thức và trong 11 đệ nhứt thiền tâm.
- THÍCH VĂN.
– Vitakka (tầm) có mặt trong tất cả Dục giới tâm trừ 10 thức trong ahetukacitta (vô nhân tâm). Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức là những tâm dị thục, những cảm giác thô sơ không có suy tư nên không có Vitakka. Kể cả thiện dị thục và bất thiện dị thục nên có 10 thức tất cả. Như vậy, trừ 10 thức ra, Vitakka có mặt trong những Dục giới tâm như sau:
Bất thiện tâm: | 12 |
Vô nhân tâm (18 – 10): | 8 |
Tịnh quang tâm: | 24 |
Tổng cộng: | 44 Dục giới tâm. |
Vitakka cũng có mặt trong 11 Ðệ nhứt thiền tâm:
Sắc giới Thiện + Dị thục + Duy tác: | 3 |
Siêu thế giới: | 8 |
Tổng cộng: | 11 |
Vì Vitakka không có ở đệ nhị thiền và thiền cao hơn nên chỉ có 11 đệ nhứt thiền tâm mà thôi. Như vậy Vitakka có mặt trong 55 tâm tất cả.
TỨ, THẲNG GIẢI, TINH TẤN, HỶ VÀ DỤC
- PÀLI VĂN.
– 11b) Vicàro pana tesu ceva ekàdasasu dutiyajjhànacittesu ceti chasatthicittesu jàyati.
c) Adhimokkho dvipancavinnànacicikicchàvajjitacittesu.
d) Viriyam pancadvàràvajjana-dvipancavinnànasampaticchana-santìranavajjitacittesu.
e) Pìti domanassupekkhàsahagata-kàyavinnàna-catutthajjhànavajjitacittesu.
f) Chando ahetukam-momùhavajjitacittesu labbhati.
- THÍCH VĂN.
– Vicàra: Tứ, Chasatthicittesu: Trong 66 tâm. Jàyati: Sanh ra, khởi lên. Adhimokkho: Thắng giải. Dvipancavinnànavicikicchàvajjita: Trừ 10 thức và nghi tâm. Viriyam: Tinh tấn. Pancadvàràvạjjàna: Ngũ môn hướng tâm. Sampaticchana: Tiếp thọ tâm. Santìrana: Suy đạc tâm. Pìti. Hỷ. Domanassa: Ưu, Sahagata: Câu hữu. Catutthajjhàna: Ðệ tứ thiền. Chando: Dục. Ahetuka: Vô nhân tâm. Momùha: Si tâm. Labbhati: Ðược.
III. VIỆT VĂN.
– 11b) Tâm sở Vicàra (tứ) sanh khởi trong 66 tâm tất cả, tức là thêm 11 đệ nhị thiền tâm. Tâm sở Adhimokkha (thắng giải) được tìm thấy trong tất cả tâm, trừ 10 thức và nghi tâm. Tâm sở Viriyam (tinh tấn) được tìm thấy trong tất cả tâm, trừ ngũ môn hướng tâm, 10 thức, lãnh thọ tâm và suy đạc tâm. Tâm sở Pìti (hỷ) được tìm thấy trong tất cả tâm, trừ các tâm câu hữu với ưu, câu hữu với xả, thân thức và đệ tứ thiền tâm. Tâm sở Chanda (dục) được tìm thấy trong tất cả tâm trừ các vô nhân tâm và si tâm.
- THÍCH NGHĨA.
– Vicàra có mặt trong 55 tâm kể trên và cộng với 11 Ðệ nhị thiền tâm, thành cả thảy là 66 tâm, vì Vicàra chỉ có đến đệ nhị thiền nên không có trong các thiền tâm cao hơn. Adhimokkha không thể có mặt trong tâm nghi ngờ (Vicikicchà), lại không có trong 10 thức, vì 10 tâm này chỉ là cảm giác suông. Như vậy trừ 11 tâm trên. Adhimokkha có mặt trong 89 – 11: 78 tâm. Viriya không thể có mặt trong Pancadvàràvajjàna (ngũ môn hướng tâm), 10 thức tâm, tiếp thọ tâm, suy đạc tâm, vì chúng quá yếu ớt để có thể có Viriya. Như vậy Viriya chỉ có mặt trong 89 – 16: 73 tâm. Pìti (hỷ) không thể có mặt trong những tâm sau đây:
1) | Domanassa-sahagata (tương ưng với với ưu): | 2 |
2) | Upekkhàsahagata (tương ưng với xả) Lobha (tham): | 4 |
Moha (si): | 2 | |
Ahetuka-akusala-vipàka (vô nhân bất thiện dị thục): | 6 | |
Ahetuka-kusala-vipàka (vô nhân thiện dị thục): | 6 | |
Ahetuka-kiriyà (vô nhân duy tác): | 2 | |
Kàmàvacarasobhana (Dục giới tịnh quang tâm): | 12 | |
Ðệ ngũ thiền (sắc + vô sắc + siêu thế): | 23 | |
3) | Kàya-vinnàna (Thân thức, khổ và lạc): | 2 |
4) | Ðệ tứ thiền (sắc + siêu thế): | 11 |
Tổng cộng: | 70 |
Như vậy Pìti chỉ có mặt trong 121 – 70: 51 tâm. Pìti là 1 phần tử của thiền nên dùng phân loại 121 tâm. Chanda (dục) không thể có mặt trong 18 ahetuka (vô nhân tâm) và 2 si tâm (momùha). Như vậy Chanda chỉ có mặt trong 89 – 20: 69 tâm.
TOÁT YẾU
- PÀLI VĂN.
– 12) Te pana cittuppàdà yathàkkamam.
Chasatthi pancapannàsa ekàdasa ca solasa,
Sattati vìsati ceva pakinnakavivajjità.
Pancapannàsa chasatthitthasattati tisattati,
Ekapannàsa cekùnasattati sapakinnakà.
- THÍCH VĂN.
– Te cittuppàdà: Những tâm ấy. Yathàkkamam: Theo thứ tự. Chasatthi: 66. Pancapannàsa: 55. Ekàdasa: 11. Solasa: 16. Sattati: Vìsati: 20. Pakinnakavivajjità: Không có những biệt cảnh tâm sở. Atthasattati: 78 Tisattati: 73. Ekapannàsa: 51. Ekùnasattati: 69. Sapakinnakà: Có biệt cảnh tâm sở.
III. VIỆT VĂN.
– 12) Những tâm ấy theo thứ tự như sau:
Những tâm này không có những biệt cảnh tâm sở: 66 tâm (không có Vitakka), 55 tâm (không có Vicàra), 11 tâm (không có Adhimokkha), 16 tâm (không có Viriyam), 70 tâm (không có Pìti) và 20 tâm (không có Chanda).
Những tâm sau này có những biệt cảnh tâm sở. 55 tâm (có Vitakka), 66 tâm (có Vicàra), 78 tâm (có Adhimokkha), 73 tâm (có Viriyam) 51 tâm (có Pìti) và 69 tâm (có Chanda).
- THÍCH NGHĨA.
– Ðây là hai bài kệ nêu rõ số lượng những tâm không có biệt cảnh tâm sở và số lượng những tâm có biệt cảnh tâm sở. 66 tâm không có Vitakka, 55 tâm không có Vicàra, 11 tâm không có Adhimokkha, 16 tâm không có Viriyam, 70 tâm không có Pìti và 20 tâm không có Chanda.
55 tâm có Vitakka, 66 tâm có Vicàra, 78 tâm có Adhimokkha, 73 tâm có Viriyam, 51 tâm có Pìti và 69 tâm có Chanda.
14 BIẾN HÀNH BẤT THIỆN TÂM SỞ
- PÀLI VĂN.
– 13 (a) Akusalesu pana moho, ahirikam, anottappam, uddhaccam ceti cattàrome cetasikà sabbàkusalasàdhàranà nàma. Sabbesu pi dvàdasàkusalesu labbhanti.
- THÍCH VĂN.
– Akusalesu: Trong những bất thiện tâm sở. Moho: Si. Ahirikam: Vô tàm. Anottappam: Vô quý. Uddhaccam: Trạo cử. Cattàri: Bốn. Ime + cetasikà: Những tâm sở này. Sabba-akusalasàdhàranà: Nhứt thể bất thiện tâm biến hành tâm sở. Sabbesu dvàdasàkusalesu: Trong tất cả 12 bất thiện tâm. Labbhanti: Ðược tìm thấy.
III. VIỆT VĂN.
– 13a) Si, vô tàm, vô quý, trạo cử, bốn tâm sở này gọi là nhứt thế bất thiện biến hành tâm sở. Những tâm sở này được tìm thấy trong tất cả 12 bất thiện tâm.
- THÍCH NGHĨA.
– Do si (moha), con người sanh tham và sân, làm tất cả những điều ác. Vì vậy, Si là nguồn gốc của tất cả việc bất thiện có mặt trong tất cả 12 bất thiện tâm. Con người không có tàm, không có quý nên làm tất cả những điều ác, vì vậy vô tàm, vô quý được tìm thấy trong 12 bất thiện tâm. Con người không làm điều ác trong khi thân tâm an tịnh và điều hòa. Chỉ khi nào tâm trí loạn động, con người làm điều bất thiện. Vì vậy Uddhacca (trạo cử) có mặt trong 12 bất thiện tâm.
THAM, TÀ KIẾN VÀ MẠN TÂM SỞ
- PÀLI VĂN.
– 13b) Lobho atthasu lobhasahagatacittasveva labbhati. Ditthi catusu ditthigatasampayuttesu. Màno catusu ditthigatavippayuttesu.
- THÍCH VĂN.
– Lobho: Tham Ditthi: Tà kiến. Màno: Mạn.
III. VIỆT VĂN.
– 13b) Tham được tìm thấy trong tám tâm câu hữu với tham. Tà kiến được tìm thấy trong 4 tâm tương ưng với tà kiến. Mạn được tìm thấy trong 4 tâm không tương ưng với tà kiến.
- THÍCH NGHĨA.
– Tham tâm tương ưng với Ditthi (tà kiến) hay đôi lúc với Màno (mạn). Khi tâm ấy chịu ảnh hưởng của một sự hiểu lắm, tâm ấy tương ưng với tà kiến. Ðôi khi không chịu ảnh hưởng của tà kiến, nhưng do sự tự kiêu mạn của mình và như vậy là tương ứng với mạn.
SÂN, TẬT, XAN, HỐI, HÔN TRẦM, THỤY MIÊN TÂM SỞ
- PÀLI VĂN.
– 13c) Doso, issà macchariyam, kukkuccam ca dvìsu patighacittesu. Thìnam middham pancasu sasankhàrikacittesu. Vicikicchà vicikicchàahagatacitte yeva labbhatìti.
- THÍCH VĂN.
– Doso. Sân, Issà: Tật. Macchariyam: Xan, keo kiết. Kukkuccam: Hối Dvìsu patighacittesu: Trong hai sân tâm.
III. VIỆT VĂN.
– 13c) Sân, tật, keo kiết và hối được tìm thấy trong hai tâm tương ưng với sân. Hôn trầm và thụy miên được tìm thấy trong năm tâm cần được nhắc bảo. Nghi được tìm thấy trong tâm tương ưng với nghi.
TOÁT YẾU
- PÀLI VĂN.
– 14) Sabbàpunnesu cattàro lobhamùle tayo gatà,
Dosamùlesu cattàro sasankhàre dvayam tathà.
Vicikicchà vicikicchàcitte ceti cuddasa,
Dvàdasàkusalesveva sampayujjanti pancadhà.
- THÍCH VĂN.
– Sabba: Tất cả. Apunnesu: Trong các bất thiện tâm. Cattàro: Bốn (moha, ahirika, anottappa và uddhacca). Tayo: Ba tâm sở. (Lobha, ditthi và màna). Gatà: Ði, có. Lobhamùle: Tâm có căn bản tham. Dosamùlesu: Trong những tâm có căn bản sân. Cattàro: Bốn tâm sở Dosa, Issà, macchariyam và kukkucca. Sasankhàre: Tâm cần được nhắc bảo. Dvayam: Hai tâm sở Thìna và Middha. Vicikicchà: Nghi. Cuddasa: 14. Dvàdasàkusalesu: Trong 12 bất thiện tâm. Sampayujjanti: Tương ưng. Pancadhà: 5 loại.
III. VIỆT VĂN.
– 14) Bốn tâm sở (si, vô tàm, vô quý, trạo cử) có mặt trong tất cả 12 bất thiện tâm. Ba tâm sở (tham, tà kiến và mạn) có mặt trong các tâm có căn bản tham. Bố tâm sở (sân, tật, xan và hối) có mặt trong những sân căn. Hai tâm sở (hôn trầm và thụy miên) có mặt trong những căn cần được nhắc bảo. Tâm sở nghi có mặt trong những tâm tương ưng với nghi. Như vậy 14 tâm sở hợp khởi trong 12 bất thiện tâm theo năm loại.
- THÍCH NGHĨA.
– Câu kệ bài này tóm tắt sự có mặt của 14 bất thiện tâm sở trong 12 bất thiện tâm.
BIẾN HÀNH THIỆN TÂM SỞ VÀ TIẾT CHẾ TÂM SỞ
- PÀLI VĂN.
– 15a) Sobhanesu pana sobhanasàdhàranà tàva ekùnavìsaticetasikà sabbesu pi ekùnasatthi sobhanacittesu samvijjanti. Viratiyo pana tisso pi lokuttaracittesu sabbathà pi niyatà ekato va labbhanti. Lokiyesu pana kànàvacarakusalesveva kadàci sandissanti visum visum.
- THÍCH VĂN.
– Sobhanesu: Trong những tịnh quang tâm. Sobhana Sàdhàranà: Biến hành tịnh quang tâm sở. Ekùnavìsati: 19. Ekùnasatthisobhanacittesu: Trong 59 tịnh quang tâm. Samvijjanti: Có mặt. Tisso viratiyo: 3 tiết chế tâm sở. Sabbathà: Trong tất cả chỗ. Niyatà: Chắc chắn, luôn luôn. Ekato: Một lần với nhau. Labbhanti: Ðược tìm thấy. Lokiyesu: Trong dục giới. Kàmàvacarakusalesu: Trong những Dục giới thiện tâm. Kadàci: Tùy lúc, đôi khi. Sandissanti: Ðược thấy, có Visum visum: Riêng biệt.
III. VIỆT VĂN.
– 15a) Trước hết 19 Biến hành Tịnh quang tâm sở có mặt trong 59 Tịnh quang tâm. Ba tiết chế tâm sở (chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng) có mặt luôn luôn và cùng một lần trong các Siêu thế tâm. Còn ở Dục giới, chúng khởi trong các Dục giới thiện tâm tùy lúc và riêng biệt.
- THÍCH NGHĨA.
– 19 Biến hành Tịnh quang tâm sở được tìm thấy trong 59 Tịnh quang tâm (24 Dục giới tâm + 15 Sắc giới tâm + 12 Vô sắc giới tâm + 8 Siêu thế tâm). 3 tiết chế tâm sở chỉ có trong 8 Dục giới thiện tâm và trong 8 Siêu thế tâm, như vậy có trong 16 tâm tất cả. Trong Siêu thế tâm, ba tâm sở này hiện khởi một lần và luôn luôn có mặt, còn trong Dục giới thiện tâm, chúng khởi riêng biệt và tùy lúc.
VÔ LƯỢNG TÂM SỞ
- PÀLI VĂN.
– 15b) Appamannàyo pana dvàdasasu pancamajjhànavajjitamahaggatacittesu ceva kàmàvacarakusalesu ca Sahetukakàmàvacarakriyàcittesu ceti atthavìsaticittesveva kadàci nànà hutvà jàyanti. Upekkhàsahagatesu panettha karunà mudità na santi ti keci vadanti.
- THÍCH VĂN.
– Appamannàyo Vô lượng tâm sở. Dvàdasasu Mahaggatacittesu: Trong 12 Ðại hành tâm. Pancamajjhànavajjita: Trừ các đệ ngũ thiền tâm. Kàmàvacarakusalesu: Trong các Dục giới thiện tâm. Sahetukakàmàcavarakriyàcittesu: Trong các Hữu nhân Dục giới Duy tác tâm. Atthavìsaticittesu: Trong 28 tâm. Kadàci: Tùy lúc. Nànà: Khác, sai khác. Jàyanti: Sanh ra. Upekkhàsahagatesu: Trong những tâm câu hữu với xả. Karunà: Bi. Mudità: Hỷ. Na santi: Không có. Keci: Một vài người. Vadanti: nói, thuyết.
III. VIỆT VĂN.
– 15b) Các vô lượng tâm sở khởi lên tùy lúc và riêng biệt trong 28 tâm sau đây: Ðại hành tâm từ 15 đệ ngũ thiền tâm, 8 Dục giới thiện tâm, 8 Hữu nhân Dục giới duy tác tâm. Có vài vị có ý kiến rằng Bi và Hỷ không thể khởi trong những tâm câu hữu và xả.
- THÍCH NGHĨA.
– Karumà (bi) là lòng thương xót trước sự đau khổ của người khác; và Mudità (hỷ) là sự hoan hỷ đối với sự hưng thịnh của người khác. Chúng được gọi là vô lượng vì chúng bao trùm vô lượng chúng sanh trên thế giới. Chúng khởi lên tùy lúc và riêng biệt, vì cả hai không thể đồng khởi một lần. Các tâm Mahaggata (Ðại hành) có tất cả là 27 (Sắc giới 15 và Vô sắc giới 12). Trừ 15 Ðệ ngũ thiền tâm, nên chỉ còn 12 tâm.
HUỆ CĂN TÂM SỞ
- PÀLI VĂN.
– 15c) Pannà pana dvàdasasu nànasampayuttakàmàvacaracittesu ceva sabbesu pancatimsamahaggatà lokuttaracittesu ceti sattacattàlìsacittesu sampayogam gacchatìti.
- THÍCH VĂN.
– Pannà: Huệ Dvàdasasu: Trong 12. Nànasampayutta-kàmàvacaracittesu: Trong những Dục giới tâm tương ưng với trí. Sabbesu: Trong tất cả. Pancatimsamahaggatalokuttaracittesu: Trong 35 Ðại Hành và Siêu thế tâm. Sattacattàlìsacittesu: Trong 47 tâm. Sampayogam gacchanti: Ðồng khởi lên với.
III. VIỆT VĂN.
– 15c) Huệ căn khởi lên trong 47 căn như sau: 12 Dục giới tâm tương ưng với trí, và tất cả 35 Ðại hành tâm và Siêu thế tâm.
- THÍCH NGHĨA.
– Huệ căn (Pannindriya) được khởi lên trong 47 căn như sau:
Nànasampayuttakàmàvacara (kusula + vipàka + kriyà): | 12 |
Mahaggata + Lokuttara (15 + 12 + 8): | 35 |
Tổng cộng: | 47 |
TOÁT YẾU
- PÀLI VĂN.
– 16) Ekùnavìsati dhammà jàyantekùnasatthisu.
Tayo solasacittesu atthavìsatiyam dvayam
Pannà pakàsità sattacattàlìsavidhesu pi,
Sampayuttà catuddhevam Sobhaneseva Sobhanà.
- THÍCH VĂN.
– Ẹkùnavìsati: 19 Dhammà: Pháp Jàyanti: Sanh ra. Ekùnasatthisu: Trong 59 tâm. Tayo: Ba. Solasacittesu: Trong 16 tâm. Atthavìsatiyam: Trong 28 tâm. Dvayam: Hai. Pannà: Trí. Pakàsità: Ðược giải thích. Sattacattàlìsavidhesu: Trong 47 tâm. Sampayuttà: Tương ưng. Catuddhevam: 4 phần. Sobhanesu: Trong Tịnh quang tâm. Sobhanà: Các Tịnh quang tâm sở.
III. VIỆT VĂN.
– 16) 19 pháp sanh ra trong 59 tâm. Ba pháp sanh ra trong 16 tâm, 2 pháp sanh ra trong 28 tâm. Huệ được tìm thấy trong 47 tâm. Như vậy các Tịnh quang tâm sở tương ưng với các Tịnh quang tâm theo 4 phân loại.
- THÍCH NGHĨA.
– Bài kệ này tóm tắt sự sanh khởi các tịnh quang tâm sở trong các tịnh quang tâm.
Các Tịnh quang tâm sở chỉ hiện khởi trong các Tịnh quang tâm (Sobhana) như sau:
1) 19 Biến hành (Sobhana sàdhàranà) trong tất cả 59 Tịnh quang tâm.
2) 3 tâm sở chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng trong 16 Thiện tâm (8 Dục giới thiện tâm + 8 Siêu thế thiện tâm).
3) Hai tâm sở Bi và Hỷ (Karunà + mudità) có mặt trong 28 tâm (Mahaggata, (trừ đệ ngũ thiền) 12 + Kàmàvacarakusala 8 + Sahetukakàmàvacarakriyà 8).
4) Huệ tâm sở có mặt trong 47 tâm (Nànasampayuttakàmàvacara 12 + Mahaggata 27 + Lokuttara 8).
PHẦN BA – LOẠI TÂM NÀO CÓ NHỮNG LOẠI TÂM SỞ NÀO VÀ BAO NHIÊU TÂM SỞ
- PÀLI VĂN.
– 17) Issà-macchera-kukkucca-Virati-karunàdayo.
Nànà kadàci màno ca thìna-middham tathà saha.
Yathàvuttànusàrena sesà niyatayogino,
Sangaham ca pavakkhàmi tesan dàni yathàraham.
- THÍCH VĂN.
– Tật. Macchera: Xan tham. Kukkucca: Hối. Virati: Tiết chế tâm. Karunàdayo: Bi v.v… Nànà: Riêng biệt. Kàdàci: Tùy lúc. Màno: Mạn. Thìnamiddham: Hôn trầm thụy miên. Tathà: Như vậy. Saha: Với. Yathàvuttànusàrena: Theo như đã nói trước. Sesà: Còn lại. Niyatayogino: Chỗ đã định sẵn. Sangaham: Sự phối hợp. Pavakkhàmi: Tôi nói đến. Tesan: Của chúng, chỉ cho các tâm sở. Dàni. Nay Yathàraham: Tùy theo thích hợp.
III. VIỆT VĂN.
– 17) Tật, xan tham, hối (3) Tiết chế tâm sở, (2) vô lượng tâm sở và mạn khởi lên riêng biệt và tùy lúc. Hôn trầm và thụy miên cùng khởi với nhau một lần. Còn những tâm sở còn lại khởi lên tại những chỗ đã định sẵn như đã nói đến trước. Nay tôi nói đến sự phối hợp của chúng.
- THÍCH NGHĨA.
– Các Tâm sở còn lại tức là 52 – 11 = 41 tâm sở, những tâm sở này khởi lên trong những tâm định sẵn, như đã nói trong chương trước.
SỰ PHỐI HỢP CHUNG CỦA CÁC LOẠI TÂM
- PÀLI VĂN.
– 18) Chattimsànuttare dhammà pancatimsa mahaggate.
Atthatimsàpi labbhanti kàmàvacarasobhane.
Sattavìsatyapunnamhi dvàdasàhetuke ti ca,
Yathàsambhavayogena pancadhà tattha sangaho.
- THÍCH VĂN.
– Chattimsa: 36. Anuttare: Trong siêu thế tâm. Pancatimsa: 35 Mahaggate: Trong Ðại hành tâm. Atthatimsa: 38 Labbhanti: Ðược tìm thấy. Kàmàvacarasobhane: Trong những tâm tịnh quang ở Dục giới. Sattavìsati: 27. Apunnamhi: Trong những bất thiện tâm. Dvàdasa: 12 tâm sở. Ahetuke: Trong vô nhân tâm. Yathàsambhavayogena: Tùy theo sự sanh khởi. Pancadhà: Có năm phần. Tattha: Ở đây. Sangaho: Sự phối hiệp.
III. VIỆT VĂN.
– 18) Ở đây sự phối hiệp các tâm sở tùy theo sự sanh khởi của chúng có năm phần như sau: 36 tâm sở phối hợp với Siêu thế tâm, 35 tâm sở phối hiệp với Ðại hành tâm, 38 tâm sở phối hiệp ở các Dục giới tịnh quang tâm, 27 tâm sở phối hiệp với 12 bất thiện tâm, và 12 tâm sở phối hiệp với vô nhân tâm.
VỚI SIÊU THẾ TÂM
- PÀLI VĂN.
– 19) Katham? Lokuttaresu tàva atthasu pathamajjhànikacittesu annasamànà terasa cetasikà, appamannàvajjità tevìsati sobhanacetasikà ceti chattimsa dhammà sangaham gacchanti. Tathà dutiyajjhànikacittesu vitakkavajjà. Tatiyajjhànikacittesu vitakkavicàravajjà. Catutthajjhànikacittesu vitakkavicàrapìtivajjà. Pancamajjhànikacittesu upekkhàsahagatà te eva sangayhantìti. Sabbathà pi atthasu lokuttaracittesu pancakajjhànavasena pancadhà va sangaho hotìti.
- THÍCH VĂN.
– Katham: Sao. Lokuttaresu: Trong những siêu thế tâm. Tàva: Trước hết. Atthasu Patthamajjhànikacittesu: Trong 8 đệ nhứt thiền tâm. Annasamànà cetasikà: Ðồng bất đồng tâm sở. Terasa: 13 Appamannàvajjità: Trừ vô lượng tâm sở. Tevìsati: 23 Sobhanacetasikà: Tịnh quang tâm sở. Chattimsa: 36. Sangaham gacchanti: Phối hợp. Dutiyajjhànikacittesu: Trong đệ nhị thiền tâm. Vitakkavajjà: Trừ tầm. Tatiyajjhànikacittesu: Trong đệ tam thiền tâm. Vitakkavicàravajjà: Trừ tầm, tứ. Catutthajjhànikacittesu: Trong đệ tứ thiền tâm. Vitakkavicàra-pìtivajjà: Trừ tầm, tứ và hỷ. Pancamajjhànikacittesu: Trong đệ ngũ thiền tâm. Upekkhàsahagatà: Tương ưng với xả. Te: Chúng nó. Sangayhanti: Ðược phối hợp.
III. VIỆT VĂN.
– 19) Sao? Trong những Siêu thế đệ nhứt thiền tâm, 13 đồng tâm sở, 23 tịnh quang tâm sở trừ 2 vô lượng tâm sở, như vậy có tất cả 36 tâm sở. Cũng vậy trong những Siêu thế đệ nhị thiền tâm, trừ Tầm tâm sở, trong những siêu thế đệ tam thiền tâm, trừ tầm, tứ và hỷ tâm sở, trong những siêu thế đệ ngũ thiền tâm, thêm vào xả tâm sở. Như vậy, trong 8 siêu thế tâm sự phối hợp các tâm sở chia thành 5 loại, tùy theo 5 thiền.
- THÍCH NGHĨA.
– 36 Tâm sở phối hợp với 8 siêu thế đệ nhứt thiền tâm như sau:
Ðồng bất đồng tâm sở (Annasamànà): | 13 |
Tịnh quang tâm sở trừ 2 vô lượng tâm: | 23 |
Tổng cộng: | 36 |
Bi và Hỷ lấy chúng sanh làm đối tượng, nên không khởi trong các siêu thế tâm vì những tâm này lấy Niết bàn làm đối tượng. 35 tâm sở phối hợp với 8 Siêu thế nhị thiền tâm, chỉ trừ có Tầm tâm sở không có trong đệ nhị thiền. 34 tâm sở phối hợp với 8 Siêu thế đệ tam thiền, trừ tứ tâm sở không có mặt trong đệ tam thiền. 33 tâm sở phối hợp với 8 Siêu thế đệ tứ thiên, trừ tầm, tứ, hỷ tâm sở không có mặt trong đệ tứ thiền. 33 tâm sở phối hợp với 8 Siêu thế ngũ thiền, với xả tâm sở thay thế lạc tâm sở.
TOÁT YẾU
- PÀLI VĂN.
– 20) Chattimsa pancatimsàtha catuttimsa yathàkkamam.
Tettimsa-dvayamiccevam pancadhànuttare thità.
- THÍCH VĂN.
– Chattimsa: 36 Pancatimsa: 35. Catuttimsa: 34. Yathàkkamam: Theo thứ lớp. Tettimsa: 33. Dvayam: 2. Iccevam: (iti + evam): Như vậy. Pancadhà: Có 5 loại. Anuttare: Siêu thế tâm. Thità: Thiết lập.
III. VIỆT VĂN.
– 20) Tùy theo thứ tự, 36 tâm sở, 35 tâm sở, 34 tâm sở, 33 tâm sở trong hai thiền tâm được phối hợp trong các siêu thế tâm theo 5 loại thiền tâm.
VỚI ÐẠI HÀNH TÂM
- PÀLI VĂN.
– 21) Mahaggatesu pana tìsu pathamajjhànikacittesu tàva annasamànà terasa cetasikà viratittaya-vajjità dvàvìsati sobhanacetasikà ceti pancatimsa dhammà sangaham gacchanti. Karunàmudità panettha paccekameva yojetabbà.
Tathà dutiyajjhànikacittesu vitakkavajjà.
Tatiyajjhànikacittesu vitakka-vicàravajjà.
Catutthajjhànikacittesu vitakka-vicàrapìtivajjà.
Pancamajjhànikacittesu pana pannarasasu appamannàyo na labbhantìti…
Sabbathà pi sattavìsatimahaggatacittesu pancakajjhànavasena pancadhà va sangaho hotìti.
- THÍCH VĂN.
– Mahaggattesu: Trong những đại hành tâm. Tìsu pathama-jjhànikacittesu tàva: Trước hết trong 3 đệ nhất thiền tâm. Annasamànà terasa cetasikà: 13 Ðồng bất đồng tâm sở. Viratittayavajjità: Trừ ba tiết chế tâm sở. Dvàvìsati Sobhanacetasikà: 22 tịnh quang tâm sở. Pancatimsa dhammà sangaham gacchanti: 35 pháp phối hợp nhau. Karunàmudità: Bi và hỷ. Panettha (Pana ettha): Ở nơi đây. Paccekameva yojetbbà: Phải phối hợp riêng. Pannarasasu: Trong 15. Appamannàyo: 2 vô lượng tâm sở. Na labbhanti: Không được tìm thấy. Sattavìsati: 27. Pancakajjhànavasena: Chia theo 5 thiền. Pancadhà: Có 5 phần. Sangaho: Sự phối hợp.
III. VIỆT VĂN.
– 21) Tóm lại, trong 27 Ðại hành tâm, các tâm sở phối hợp với 5 Thiền theo 5 phân loại như sau:
Trong 3 đệ nhất thiền tâm, có 35 tâm sở phối hợp: 13 đồng bất đồng tâm sở, cộng với 22 tịnh quang tâm sở, trừ ba tiết chế tâm sở. Bi và Hỷ phối hợp riêng nhau.
Cũng vậy, trong đệ nhị thiền tâm, trừ tầm.
Trong đệ tam thiền tâm, trừ tầm và tứ.
Trong đệ tam thiền tâm, trừ tầm, tứ và hỷ.
Trong 15 đệ ngũ thiền tâm, không có hai vô lượng tâm sở.
- THÍCH NGHĨA.
– Trong Ðại hành tâm, 35 tâm sở sau đây phối hợp trong ba đệ nhất thiền tâm (Kusala + Vipàka + Kriyà Thiện + Dị thục + Duy Tác).
Ðồng bất đồng tâm sở (7 nhất thế biến hành tâm + 6 biệt cảnh): | 13 |
Tịnh quang tâm sở (trừ ba tiết chế tâm): | 22 |
Tổng cộng: | 35 |
Bi và Hỷ đến riêng nhau. 3 Tiết chế tâm sở không có trong các thiền tâm, vì quá chú tâm trên các đối tượng tu hành. Trong ba đệ nhị thiền tâm, trừ tầm, chỉ có 34 tâm sở. Trong đệ tam thiền tâm, trừ tầm và tứ, chỉ có 33 tâm sở. Trong đệ tứ thiền tâm, trừ tầm, tứ và hỷ, chỉ có 32 tâm sở. Trong 15 đệ ngũ thiền tâm không có hỷ và lạc, vì những tâm này câu hữu với xả nên chỉ có 32 – 2 = 30 tâm sở. Như vậy, các tâm sở, phối hợp với 27 Ðại hành tâm, theo 5 thiền, dưới 5 phân loại.
TOÁT YẾU
- PÀLI VĂN.
– 22) Panca-timsa catuttimsa tettimsa ca yathàkkamam.
Battimsa ceva timseti pancadhà va mahaggate.
- THÍCH VĂN.
– Pancatimsa: 35 Catuttimsa: 34 Tettimsa: 33. Yathàkkaman: Tùy theo thứ tự. Battimsa: 32 Timsati: 30. Pancadhà: 5 phân loại. Mahaggate: Trong Ðại hành tâm.
III. VIỆT VĂN.
– 22) Trong các Ðại hành tâm, theo 5 phân loại, 35, 34, 33, 32, và 30 tâm sở, tùy theo thứ tự phối hợp với các tâm.
- THÍCH NGHĨA.
– Câu kệ này tổng kết sự phối hợp các tâm sở trong các Ðại hành tâm.
1) 35 tâm sở được tìm thấy trong 3 đệ nhất thiền tâm.
2) 34 tâm sở được tìm thấy trong 3 đệ nhị thiền tâm.
3) 33 tâm sở được tìm thấy trong 3 đệ tam thiền tâm.
4) 32 tâm sở được tìm thấy trong 3 đệ tứ thiền tâm.
5) 30 tâm sở được tìm thấy trong 15 đệ ngũ thiền tâm.
VỚI DỤC GIỚI TỊNH QUANG TÂM
- PÀLI VĂN.
– 23) Kàmàvacarasobhanesu pana kusalesu tàva pathamadvaye annasamànà terasa cetasikà, pancavìsati sobhanacetasikà ceti atthatimsa dhammà sangaham gacchanti. Appamannàviratiyo panettha panca pi paccekameva yojetabbà.
Tathà dutiyadvaye nànavajjità
Tatiyadvaye nànasampayuttà pìtivajjità.
Cattutthadvaye nànapìtivajjità te eva sangayhanti.
Kriyàcittesu pi virativajjità tatheva catusu pi dukesu catudhà va sangayhantì.
Tathà vipàkesu ca appamannàvirativajjità te eva sangayhantì ti sabbathà pi catuvìsatikàmàvacarasobhanacittesu dukavasena dvàdasadhà va sangaho hotìti.
- THÍCH VĂN.
– Kàmàvacara-sobhanesu kusalesu: Trong Dục giới tịnh quang thiện tâm. Pathamadvaye: Trong cặp thứ nhất. Sangaham gacchanti: Phối hợp vào. Appamannàviratiyo: Vô lượng tâm sở và tiết chế tâm sở. Paccekameva yojetabbà: Phối hợp riêng rẽ. Dutiyadvaye: Trong cặp thứ hai. Nànavajjità: Trừ trí. Sangayhanti: Bị phối hợp. Catusu dukesu: Trong bốn cặp. Dukavasena: Theo từng cặp. Dvàdasadhà: 12 trường hợp. Sangaho: Sự phối hợp.
III. VIỆT VĂN.
– 23) Trong Dục giới tịnh quang thiện tâm trong cặp đầu, 38 tâm sở phối hợp như sau: 13 Ðồng bất đồng tâm sở và 25 Tịnh quang tâm sở. Vô lượng tâm sở và tiết chế tâm sở phối hợp riêng biệt. Trong cặp thứ hai, cũng một số tâm sở tương tự, trừ trí. Trong cặp thứ ba, tương ưng với trí nhưng không có hỷ. Trong cặp thứ tư, không có trí và hỷ. Trong Duy tác tâm sự phối hợp chia thành bốn cặp, trong 4 trường hợp và trong những tâm này không có tiết chế tâm sở. Cũng vậy trong các dị thục tâm, không có vô lượng tâm sở và tiết chế tâm sở. Như vậy các tâm sở trong Dục giới Tịnh quang tâm được phối hợp theo 12 cặp.
- THÍCH NGHĨA.
– Trong 24 Dục giới Tịnh quang thiện tâm, một số tương tự các tâm sở phối hợp trong các tâm không cần nhắc bảo và cần được nhắc bảo. Sự phối hợp chia thành 12 cặp:
4 cặp trong thiện tâm,
4 cặp trong Dị thục tâm và
4 cặp trong Duy tác tâm.
TRONG 8 THIỆN TÂM:
38 tâm sở phối hợp trong cặp đầu (Somanassasahagatanànasampayutta asankhàrika, sasankhàrika: Câu hữu với Hỷ, tương ưng với trí, không cần nhắc bảo, cần được nhắc bảo).
Ðồng bất đồng tâm sở: | 13 |
Tịnh quang tâm sở: | 25 |
Tổng cộng: | 38 |
Bi, hỷ, chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng khởi lên riêng biệt, không phải hai tâm sở một lần. Như vậy, thật chỉ có 34 tâm sở khởi lên trong một tâm.
Trong cặp thứ hai câu hữu hỷ, không tương ưng với trí, không cần nhắc bảo, cần được nhắc bảo (Somanassasahagata, nànavippayutta, asankhàrika, sasankhàrika), không có trí, nên chỉ có: 38 – 1 = 37 tâm sở.
Trong cặp thứ ba, câu hữu với xả, tương ưng với trí, không cần nhắc bảo, cần được nhắc bảo (Upekkhà-sahagata, nànasampayutta asankhàrika, sasankhàrikà) (Trí: nàna) có mặt nhưng (Hỷ: Pìti) không có. Như vậy chỉ có 37 tâm sở.
Trong cặp thứ tư câu hữu với xả, không tương ưng với trí, không cần nhắc bảo, cần được nhắc bảo (Upekkhàsahagata, nànavippayutta, asankhàrika, sasankhàrikà) nàna và Pìti đều không có mặt. Như vậy chỉ có 38 – 2 = 36 tâm sở.
TRONG 8 DUY TÁC TÂM:
3 Virati (Tiết chế tâm sở) không có trong tâm của vị A la hán. Như vậy, các tâm sở ở 8 Duy tác tâm cũng đồng với 8 thiện tâm, trừ 3 tiết chế tâm sở. Các vị A la hán đã diệt trừ (Tanhà (ái) và chứng Niết bàn, nên 3 Tiết chế không có ảnh hưởng.
Cặp thứ nhất: 38 – 3 = 35
Cặp thứ hai: 37 – 3 = 34
Cặp thứ ba: 37 – 3 = 34
Cặp thứ tư: 36 – 3 = 33
TRONG 8 DỊ THỤC TÂM:
2 Vô lượng tâm sở và 3 Tiết chế tâm sở không có mặt trong các Dị thục tâm. Như vậy cũng đồng một số tâm sở như trong Thiện tâm, trừ 5 tâm sở.
Cặp thứ nhất: 38 – 5 = 33
Cặp thứ hai: 37 – 5 = 32
Cặp thứ ba: 37 – 5 = 32
Cặp thứ tư: 36 – 5 = 31
TOÁT YẾU
- PÀLI VĂN.
– 24) Atthatimsa sattatimsa-dvayam chattimsakam subhe,
Pancatimsa catuttimsa-dvayam tettimsakam kriye.
Tettimsa pàke battimsa-dvayekatimsakam bhave,
Sahetuka-kàmàvacara-punnapàkakriyàmane.
Na vijjantettha viratì kriyàsu ca mahaggate,
Anuttare appamannà kàmapàke dvayam tathà.
Anuttare jhànadhammà appamannà ca majjhime,
Viratì nànapìti ca parittesu visesakà.
- THÍCH VĂN.
– Atthatimsa: 38. Sattatimsa: 37. Dvayam: Hai. Chattimsakam: 36. Subhe: Trong thiện tâm. Pancatimsa: 35. Catuttimsa: 34. Tettimsakam: 33. Kriye: Trong Duy tác tâm. Tettimsa: 33. Pàke: Trong Dị thục tâm. Battimsa: 32. Ekatimsaka: 31. Bhave: Có. Sahetukakàmàvacara-pùnnapàka-kriyàmane: Trong hữu nhơn dục giới thiện, Dị thục và Duy tác tâm. Na vijjanti: Không có. Viratì: Tiết chế tâm. Kriyàsu: Trong các Duy tác tâm. Mahaggate: Trong Ðại hành tâm. Anuttare: Trong Siêu thế tâm. Kàma pàke: Trong dị thục tâm ở Dục giới. Dvayam tathà: Cũng vậy, cả hai tiết chế và vô lượng tâm sở. Jhàna-dhammà: Các pháp về thiền. Majjhime: Các tâm ở giữa tức là Ðại hành tâm. Parittesu: Trong các Dục giới tầm. Visesakà: Sự sai khác nhau.
III. VIỆT VĂN.
– 24) Trong (24) Hữu nhân Dục giới, thiện, dị thục và Duy tác tâm, có 38, 37, 37 và 36 tâm sở phối hợp (trong 4 cặp thiện tâm).
Trong (4 cặp của) Duy tác tâm, có 35, 34, 34, và 33 tâm sở.
Trong (4 cặp của) Dị thục tâm có 33, 32, 32, và 31 tâm sở.
3 Tiết chế tâm sở không khởi lên trong các Duy tác tâm và Ðại hành tâm. 2 vô lượng tâm sở không khởi lên trong các Siêu thế tâm. Trong các Dục giới Dị thục, không có 2 vô lượng tâm sở và 3 Tiết chế tâm sở. Các siêu thế tâm sai khác nhau trong các tâm sở về thiền. Các Ðại hành tâm sai khác nhau trong các tâm sở về thiền hay trong các vô lượng tâm sở.
Các Dục giới thiện tâm sở có thể phối hợp với một trong 3 tiết chế tâm trong một thời, có thể tương ưng với Trí (nàna) hay không, có thể câu hữu với hỷ (Somanassa) hay không.
VỚI BẤT THIỆN TÂM – 4 BẤT THIỆN TÂM ÐẦU TIÊN
- PÀLI VĂN.
– 25) Akusalesu pana lobhamùlesu tàva pathame asankhàrike annasamànà terasa cetasikà, akusalasàdhàranà cattàro càti sattarasa lobhaditthìhi saddhim ekùnavìsatì dhammà sangaham gacchanti.
Tatheva dutiye asankhàrike lobhamànena. Tatiye tatheva pìtivajjità lobhaditthìhi saha atthàrasa. Catutthe tatheva lobhamànena.
- THÍCH VĂN.
– Akusalesu lobhamùlesu: Trong những bất tham thiện tâm Pathame asankhàrike: Trong tâm thứ nhất không cần được nhắc bảo. Akusalasàdhàranà cattàro càti: Và 4 Bất thiện biến hành tâm sở. Lobhaditthìhi saddhim: Cùng với tham và tà kiến. Ekùnavìsati: 19, Sangaham gacchanti: Phối hợp với nhau. Dutiye asankhàrikà: Trong đệ nhị tâm không cần được nhắc bảo. Lobhamànena: Tham với mạn.
III. VIỆT VĂN.
– 25) Trong đệ nhất tâm không cần được nhắc bảo của các tham tâm bất thiện, có 19 tâm sở phối hợp như sau: 13 đồng bất đồng tâm sở, 4 bất thiện biến hành tâm sở và tham cùng tà kiến tâm sở.
Cũng vậy, trong đệ nhị tâm không cần nhắc bảo, có tham và mạn tâm sở. Cũng vậy trong đệ tam tâm không cần nhắc bảo có 18 tâm sở, trừ hỷ, có tham và tà kiến. Trong đệ tứ tâm không cần nhắc bảo, cũng (một số tâm sở), có tham và mạn.
- THÍCH NGHĨA.
– Trong tâm không cần nhắc bảo thứ nhất, vì tương ứng với tà kiến và thuộc tham tâm nên có tâm sở tham và tà kiến. Trong tâm thứ hai không cần nhắc bảo, vì không tương ưng với tà kiến nên tà kiến được mạn tâm sở thay thế. Trong tâm thứ ba không cần nhắc bảo chỉ có 19 tâm sở, có tà kiến nhưng không có hỷ. Trong tâm thứ tư không cần nhắc bảo, cũng chỉ có 18 tâm sở mà thôi.
VỚI TÂM THỨ 5 VÀ 5 TÂM CẦN ÐƯỢC NHẮC BẢO
- PÀLI VĂN.
– 26) Pancame pana patighasampayutte asankhàrike doso, issà, macchariyam, kukkuccam ceti catùhi saddhim pìtivajjtà te eva vìsati dhammà sangayhanti. Issàmaccherakukkuccàni panettha paccekam eva yojetabbàni. Sasankhàrikapancake pi tath’eva athìnamiddhena visesetvà yojetabbà.
- THÍCH VĂN.
– Pancame patighasampayutte asankhàrike: Trong tâm thứ 5 không cần nhắc bảo, tương ưng với sân. Doso, issà, macchariyam, kukhuccam: Sân, tật, xan tham, hối. Paccekam: Mỗi một, riêng biệt. Yojetabbàni: Ðược phối hợp. Sasankhàrika pancake: Trong 5 tâm cần được nhắc bảo. Thìnamiddhena: Có thụy miên và hôn trầm. Visesetvà: Sau khi phân biệt.
III. VIỆT VĂN.
– 26) Trong tâm thứ năm không cần nhắc bảo tương ưng với sân có 20 tâm sở phối hợp, tức là trừ hỷ và có 4 tâm sở: sân, tật, xan tham và hối. Tật, xan tham, hối phối hợp riêng biệt. Trong 5 tâm cần được nhắc bảo, cũng có một số tâm sở tương tự, chỉ thêm vào thụy miên và hôn trầm.
- THÍCH NGHĨA.
– 20 tâm sở phối hợp với tâm thứ năm không cần nhắc bảo như sau:
Ðồng bất đồng tâm sở trừ hỷ: | 12 |
Bất thiện biến hành tâm sở: | 4 |
Sân, tật, xan tham, hối: | 4 |
Tổng cộng: | 20 tâm sở |
Trong 5 tâm cần được nhắc bảo, số tâm sở giống nhau với các tâm không cần nhắc bảo, chỉ khác vì cần được nhắc bảo nên phải thêm hai tâm sở hôn trầm và thụy miên vào. Như vậy số tâm sở như sau:
1) 19 + 2 = 21 (với tham và tà kiến)
2) 19 + 2 = 21 (với tham và mạn)
3) 18 + 2 = 20 (với tham và tà kiến)
4) 18 + 2 = 20 (với tham và mạn)
5) 20 + 2 = 22 (với sân, tật, xan tham và hối)
Trong các đồng bất đồng tâm sở, không có Pìti (hỷ) trong ba tâm cuối.
VỚI HAI SI TÂM VÀ TỔNG KẾT
- PÀLI VĂN.
– 27) Chandapìtivajjità pana annasamànà ekàdasa, akusalasadhàranà cattàro cà ti pannarasa dhammà uddhaccasahagate sampayujjanti. Vicikicchàsahagatacitte ca adhimokkha-virahità vicikicchàsahagatà tatheva pannarasa-dhammà samupalabbhantì ti. Sabbathà pi dvàdasàkusalacittuppàdesu paccekam yojiyamànà pi gananavasena sattadhà va sangahità bhavantì ti.
- THÍCH VĂN.
– Chandapìtivajjità: Trừ dục và hỷ. Sampayujjanti: Phối hợp. Adhimokkha-virahità: Trừ thắng giải. Samupalabbhanti: Ðược tìm thấy. Sabbathà: Tổng kết. Paccekam yojiyamànà: Sự phối hợp mỗi mỗi tâm. Gananavasena: Tùy theo số lượng. Sattadhà: Có 7 phần. Sangahità: Ðược phối hợp.
III. VIỆT VĂN.
– 27) Trong tâm tương ưng với trạo cử, 15 tâm sở phối hợp tất cả; 11 đồng bất đồng tâm sở trừ dục và hỷ, cộng với 4 Tâm thiện biến hành tâm sở. Trong tâm tương ưng với nghi, trừ thắng giải tâm sở, nhưng câu hữu với nghi, có 15 tâm sở phối hợp. Tổng kết, trong 12 bất thiện tâm, tùy theo số lượng của các tâm sở phối hợp với mỗi tâm, sự phối hợp được hình thành theo 7 phân loại.
- THÍCH NGHĨA.
– Trong tâm tương ưng với trạo cử, không thể có Chanda (Dục) vì tâm này muội lược và không hoạt động. Tâm này không có hỷ vì câu hữu với xả. Trong tâm tương ưng với nghi, không có thắng giải nhưng có nghi nên có 15 tâm sở. 7 phân loại được chia như sau:
19 tâm sở (không cần nhắc bảo, Tham, thứ nhất, thứ ba)
18 tâm sở (không cần nhắc bảo, Tham, thứ năm, thứ bảy)
20 tâm sở (không cần nhắc bảo, Sân, thứ nhất)
21 tâm sở (cần được nhắc bảo, Tham, thứ hai và thứ tư)
20 tâm sở (cần được nhắc bảo, Tham, thứ sáu và thứ tám)
22 tâm sở (cần được nhắc bảo, Sân, thứ hai)
15 tâm sở (Si tâm, thứ nhất và thứ hai)
NHỮNG TÂM SỞ PHỐI HỢP VỚI TẤT CẢ BẤT THIỆN TÂM
- PÀLI VĂN.
– 28) Ekùnavìsatthàrasa vìsekavìsa vìsati.
Dvàvìsa pannaraseti sattadhàkusale thità.
Sàdhàranà ca cattàro samànà ca dasàpare,
Cuddasete pavuccanti sabbàkusalayogino.
- THÍCH VĂN.
– Ekùnavìsa: 19. Atthàrasa: 18. Vìsa: 20. Ekavìsa: 21. Vìsati: 20. Dvàvìsa: 22. Pannarasa: 15. Sattadhà: 7 phần. Akusale thità: Ðược tìm thấy trong các tâm bất thiện. Sàdhàranà Cattàro: 4 Bất thiện – bến hành. Samànà dasàpare: Thêm 10 đồng bất đồng tâm sở: Cuddasa: 14. Ete: Những tâm sở ấy. Sabbàkusalayogino: Phối hợp với tất cả bất thiện tâm.
III. VIỆT VĂN.
– 28) 19, 18, 20, 21, 22, 15 tâm sở phối hợp theo bảy loại với các tâm bất thiện. 4 bất thiện biến hành tâm sở cộng với 10 đồng bất đồng tâm sở, như vậy 14 tâm sở phối hợp với tất cả bất thiện tâm.
- THÍCH NGHĨA.
– Câu kệ đầu tóm tắt số lượng các tâm sở phối hợp với 12 bất thiện tâm theo 7 loại: Câu kệ thứ hai nói đến 14 tâm sở có mặt trong tất cả 12 bất thiện tâm. 14 tâm sở ấy là 4 Bất thiện biến hành tâm sở, cộng với 10 Ðồng bất đồng tâm sở trừ Dục, hỷ và thắng giải.
VỚI VÔ NHÂN TÂM
- PÀLI VĂN.
– 29) Ahetukesu pana hasanacitte tàva chandavajjità annasamànà dvàdasa dhammà sangaham gacchanti.
Tathà votthapane chandapìtivajjità.
Sukkhasantìrane chandaviriyavajjità –
Manodhàtuttikàhetukapatisandhiyugale chandapìtiviriyavajjità.
Dvipancavinnàne pakinnakavajjità te yeva sangayhantìti.
Sabbathà pi atthàrasasu ahetukesu gananavasena catudhà va sangaho hotì tì.
- THÍCH VĂN.
– Ahetukesu: Trong các vô nhân tâm. Hasanacite: Tiếu sanh tâm. Chandavajjità: Trừ dục. Votthapane: Xác định tâm. Sukkhasantìrane: Suy đạc tâm câu hữu với lạc. Manodhàtuttika: 3 ý gới tâm. Ahetukapatisandhiyugale: Một cặp vô nhân kiết sanh thức tâm. Dvipancavinnàne: 10 thức tâm. Pakinnakavajjità: Trừ biệt cảnh tâm sở. Gananavasena: Theo số lượng.
III. VIỆT VĂN.
– 29) Trong những vô nhân tâm, ở tiếu sanh tâm, 12 Ðồng bất đồng tâm sở trừ dục phối hợp. Cũng vậy trong xác định tâm, trừ Dục và Hỷ. Trong suy đạc tâm câu hữu với hỷ, trừ Dục và Tinh tấn. Trong ba ý giới tâm được gọi là một cặp vô nhân kiết sanh thức, không có Dục, Hỷ và tinh Tấn.
Trong 10 thức tâm, trừ biệt cảnh tâm sở, các tâm sở khác được phối hợp. Tóm lại, trong 18 vô nhân tâm, sự phối hợp chia thành 4 loại, theo số lượng của các tâm sở.
- THÍCH NGHĨA.
– Theo số lượng các tâm sở phối hợp, 18 vô nhân tâm được chia như sau:
1) Hasituppàda: Tiếu sanh tâm chỉ có 12 tâm sở tức là 12 Ðồng bất đồng tâm sở, (trừ dục).
2) Trong xác định tâm (Votthapana), chỉ có 11 Ðồng bất đồng tâm sở, trừ Dục và Hỷ. Votthapana (Xác định tâm) tức là ý môn hướng tâm (manodvàràvajjanacitta).
3) Somanassasahagata-santìrana (Suy đạc tâm câu hữu với Hỷ) không có Dục và Tinh tấn, nên chỉ có 11 Ðồng bất đồng tâm sở trừ Dục và Tinh tấn.
4) Pancadvàràvajjana (ngũ môn hướng tâm), Sampaticchana (Tiếp thọ tâm), Santìrana (Suy đạc tâm).
Ngũ môn hướng tâm và hai tiếp thọ tâm được gọi là manodhàtuttika hay Ba ý giới tâm. Thiện và bất thiện Suy đạc tâm câu hữu với xả sanh ra Ahetuka Patisandhi (vô nhân kết sanh thức). Hai tâm này được gọi là Ahetuka-patisandhi yugala hay một cặp vô nhân kiết sanh thức. Dục, Hỷ và Tinh tấn không có trong 5 tâm sau này: Ngũ môn hướng tâm, vô nhân bất thiện dị thục tiếp thọ tâm, vô nhân thiện dị thục tiếp thọ tâm, vô nhân bất thiện dị thục suy đạc tâm câu hữu với xả và vô nhân thiện dị thục suy đạc tâm câu hữu với xả.
Như vậy các tâm này chỉ có 10 Ðồng bất đồng tâm sở trừ Dục, Hỷ và Tinh tấn.
5) Dvipancavinnàna (10 thức tâm) không có các biệt cảnh tâm sở. Như vậy các tâm này chỉ có bảy Sabbacitasàdhàranà (Nhứt thế biến hành tâm sở), vì các tâm này chỉ thuần cảm giác.
TOÁT YẾU
- PÀLI VĂN.
– 30) Dvàdasekàdasa dana satta cà ti catubbidho
Atthàrasàhetukesu cituppàdesu sangaho.
Ahetukesu sabbattha satta sesà yathàraham.
Itivitthàrato vutto tettimsavidhasangaho.
Itthan cittàviyuttànam sampayogam ca sangaham,
Natvà bhedam yathàyogam cittena samamuddise.
- THÍCH VĂN.
– Dvàdasa: 12 Ekàdasa: 11. Dasa: 10. Satta: 7. Catubbiho: Có 4 loại. Atthàrasàhetukesu: Trong 18 vô nhân tâm. Cittuppàdesu: Trong những tâm sanh khởi lên. Sangaho: Sự phối hợp. Sesà: Các tâm còn lại. Yathàraham: Tùy theo sự thích ứng. Vitthàrato vutto: Nói rộng ra. Tettimsavidhasangaho: Sự phối hợp có 33. Ittham: Như vậy. Cittàviyuttànam: Các tâm sở phối hợp với tâm. Sampayogam: Sự phối hợp. Sangaham: Sự phân loại. Nàtvà: Sau khi biết. Bhedam: Sự phân biệt. Yathàyogam: Tùy theo sự phối hợp: Samamuddise: Giải thích.
III. VIỆT VĂN.
– 30) 12, 11, 10, 7, chia thành 4 loại. Ðó là sự phối hợp với các tâm sở trong 18 vô nhân tâm.
Trong các vô nhân tâm, 7 Biến hành tâm sở có mặt trong tất cả, còn các Biệt cảnh tâm sở, thì có mặt trong những tâm thích hợp. Như vậy nói cho rộng ra, là sự phối hợp của các tâm sở trong 33 phân loại.
Sau khi đã biết sự phối hợp và phân loại của các tâm sở, cần phải giải thích sự phối hợp của tâm sở với các tâm.