Sự Truyền Bá Vipassana Ở Thời Cổ Xưa
चरथ, भिक्खवे, चारिकं बहुजनहिताय बहुजनसुखाय लोकानुकम्पाय अत्थाय हिताय सुखाय देवमनुस्सानं। मा एकेन द्वे अगमित्थ। देसेथ, भिक्खवे, धम्मं आदिकल्याणं मज्झेकल्याणं परियोसानकल्याणं सात्थं सब्यञ्जनं केवलपरिपुण्णं परिसुद्धं ब्रह्मचरियं पकासेथ। सन्ति सत्ता अप्परजक्खजातिका, अस्सवनता धम्मस्स परिहायन्ति। भविस्सन्ति धम्मस्स अञ्ञातारो।”
Caratha bhikkhave cārikaṃ bahujana-hitāya bahujana-sukhāya, lokānukampāya, atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ. Mā ekena dve āgamittha. Desetha bhikkhave Dhammaṃ ādikalyāṇaṃ, majjhekalyāṇaṃ, pariyosānakalyāṇaṃ sātthaṃ sabyañjanaṃ. Kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ pakāsetha. Santi sattā apparajakkhajātikā asavanatā Dhammassa parihāyanti. Bhavissanti Dhammassa aññātāro.
“Hãy lên đường, hỡi các Tỳ-khưu! Vì lợi ích và hạnh phúc của nhiều người, san sẻ tâm từ cho thế giới, vì sự tốt lành, sự lợi ích và hạnh phúc của chư thiên và nhân loại. Hai người đừng đi chung, mỗi người hãy đi 1 hướng. Hãy truyền dạy, hỡi các tỳ khưu, truyền dạy Dhamma (Pháp), đem lợi ích ở lúc đầu, lúc giữa và lúc cuối – cả về tinh thần và ý nghĩa. Làm cho Cuộc sống Cao quý được biết đến, hoàn toàn đầy đủ (không yêu cầu cho thêm) và tinh khiết (không yêu cầu loại bỏ). Có những người chỉ bị một chút bụi nhỏ trong mắt họ sẽ bị lạc đường trừ khi họ nghe thấy Dhamma. Những người như vậy sẽ hiểu được sự thật.”– Dutiyā Mārapāsa Sutta, Saṃyutta Nikāya, IV (I) .5
Với những lời truyền cảm hứng này, Đức Phật đã khích lệ 60 đệ tử đầu tiên, những người đã giải thoát hoàn toàn (arahant), đi tới những nơi khác nhau, với lòng từ bi yêu thương, để dạy Vipassana vì lợi ích của nhiều người, vì an lạc của nhiều người. Chính Đức Phật từ bi đã đưa Dhamma đến khắp miền bắc Ấn Độ, thu hút số đông người dân.
Ngay cả các vị vua như Bimbisāra, Suddhodana và Prasenajita cũng nhận được lợi lạc to lớn từ việc thực hành Dhamma và nhiệt tình ủng hộ phổ biến Giáo pháp của Đức Phật trong vương quốc của họ. Tuy nhiên, sự thật là Vipassana lan tỏa đến đại chúng không chỉ nhờ sự bảo trợ của hoàng gia mà còn vì hiệu quả của chính kỹ thuật này.
Đại đế Asoka
Hai thế kỷ sau khi Đức Phật trút hơi thở cuối cùng, Đại đế Asoka, gây khiếp sợ vì đã bị ám sát và đau thương mà Ngài đã gây ra khi tiến hành một cuộc chiến chống lại Kalinga, thuộc bang Orissa của Ấn Độ thời hiện đại, đã quyết tâm từ bỏ thanh kiếm và đi theo con đường được Đức Phật chỉ dạy. Sau khi thực hành Vipassana, ‘Asoka tàn bạo’ đã biến thành ‘Dhamma Asoka’ và là cầu nối truyền bá Vipassana ở Ấn Độ và ngoài nước.
Ông đã thành lập cetiyas, đài tưởng niệm Đức Phật, trong suốt bề dài và bề rộng đế chế của mình, để giảng dạy Dhamma. Với lòng từ bi, Ông đã khởi xướng chương trình dạy Vipassana trong các nhà tù, vì lợi ích của các tù nhân.
Dưới sự bảo trợ của Asoka, các vị arahant người đã giải thoát hoàn toàn đã được đi đến nhiều nơi ngoài miền bắc Ấn tới chín vùng đất khác nhau để truyền Dhamma cho nhiều người hơn. Những nhà sư này được gọi là Dhamma dūtas (sứ giả của Dhamma). Họ chia sẻ về tác động thực tế của Dhamma, điều giúp họ thoát ra khỏi những bất tịnh trong tâm. Tràn đầy tình yêu và lòng từ bi, họ đã thu hút một lượng lớn người với đến con đường giải thoát.
Asoka cũng đã gửi những vị sứ giả ấy đến tận Syria và Ai Cập ngày nay. Ông đã mở đường cho các thế hệ kế tiếp truyền bá Dhamma ra toàn thế giới. Dẫn đầu là vua Kaniśhka, người đã gửi những người con Dhamma đến Trung Á và Trung Quốc. Từ đó, Dhamma lan toả tới Hàn Quốc vào đầu thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, rồi tới Nhật Bản. Ở Ấn Độ, các trường Dhamma như Takkasilā, Nālandā, Vikkamasilā, và một số khác, đều phát triển lớn mạnh và thu hút những học giả từ xa như Trung Quốc. Dhamma cũng từ đó lan rộng khắp Đông Nam Á.
Một lượng lớn từ Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và Indonesia cũng bắt đầu thực hành Vipassana. Tây Tạng cũng đã nhận được Dhamma, thông qua sự phục vụ của Śāntirakshita, Padmasambhava, Atiśha và Kamalaśhīla.
Gìn giữ Dhamma ở Myanmar
Nhiều thế kỷ trôi qua, ở một số quốc gia, Giáo pháp của Đức Phật không còn ở dạng nguyên bản, tinh khiết như thời Asoka. Tuy nhiên ở Myanmar, người ta giữ gìn lời dạy của Đức Phật và kỹ thuật thiền Vipassana trong sự thuần khiết nguyên bản vốn có từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ít nhất là lý thuyết và thực hành đã được lưu truyền từ thầy đến trò ở dạng thuần khiết ở đất nước này.
Theo truyền thống đẹp đẽ này, Sayagyi U Ba Khin, một công chức cao cấp từ Miến Điện, đã học được kỹ thuật Vipassana và với tình yêu và lòng từ bi, Ngài đã dạy cho nhiều thiền sinh. S.N. Goenka, một doanh nhân giàu có gốc Ấn Độ, cũng là một trong số họ. Sau khi kiên quyết thực hành phương pháp này trong 14 năm, Ngài Goenka đã được Sayagyi U Ba Khin bổ nhiệm làm Thiền sư chính của Vipassana vào năm 1969.
Sayagyi U Ba Khin có một mong muốn tha thiết rằng kỹ thuật thiền Vipassana sẽ trở lại trong sự tinh khiết nguyên bản của nó khi đến Ấn Độ. Ngài thường nói: “Myanmar cần trả Ấn Độ một khoản nợ lớn, vì nơi đó là cha đẻ của viên ngọc Dhamma. Ngày nay, viên ngọc này đã bị thất lạc ở Ấn Độ trong khi Ấn Độ lại rất cần nó. Một số lượng lớn người ở Ấn Độ với parami tốt (đức hạnh) từ quá khứ luôn sẵn sàng đón nhận viên ngọc của Vipassana.”
Mong ước ấp ủ nhất của Ngài đã được thực hiện khi Goenka trở về Ấn Độ vào năm 1969 để tổ chức một khóa thiền Vipassana cho người mẹ đau ốm của mình và các thành viên khác trong gia đình.
* Các Bài Viết Này Được Tổng Hợp Hoặc Chuyển Ngữ Từ Các Tài Liệu Về Thiền Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Dhamma.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)