Ý NGHĨA CÁC BÀI KINH THEO NHÓM 

Kinh Tụng Phật Giáo – Sư Đức Hiền biên soạn

Rải Tâm Từ:

Mettāpharaṇaṃ – Từ Bi Nguyện,TB, tr19: rải tâm từ đến 8 hướng, hãy giữ mình cho được sự an vui.

Karaṇīyamettasuttaṃ – Từ Bi Kinh,T5, tr219: rải tâm từ như mẹ giàu tình thương, luôn che chở đứa con một của mình.

Khandhasuttaṃ – Kinh Rải Tâm Từ Đến Các Loài Rắn, T5, tr279: rải tâm từ đến 4 loài rắn chúa, mong các loài không chân, hai chân, bốn chân, và nhiều chân đừng có hại ta.

Quán Thân, Quán Sự Chết và Quán Nghiệp:

Āyu usmā ca viññāṇaṃ – Thân bị quăng, vô tri, QN, tr423.

Aciraṃ vata yaṃ kāyo – Thân này chẳng bao lâu, QN, tr427: thân này ví như lá sẽ lìa cành và nằm vùi trong đất.

Atthi imasmiṃ kāye – Trong thân này gồm có (32 thể trược), QN, tr457

Sabbe sattā marissanti Tất cả chúng sanh chỉ sẵn dành (2 bản), QN, tr423

Upanīyati jīvitamappamāyuṃ – Sự sống của chúng sanh: QN, tr455

Abhiṇhapacca Vekkhaṇapātho – Năm Điều Quán Tưởng, QN, tr461: ta phải già, bệnh, chết, chia lìa người thân và đi theo nghiệp duyên của mình.

Bhaddekarotto – Nhất Dạ Hiền, QN, tr463: trú nhiệt tâm ngay trong hiện tại, vì thần chết luôn chực chờ bất cứ giây phút nào.

Kệ Suy Niệm Về Nghiệp, QN, tr459: Trích dẫn từ Kinh Tạng và các kệ ngôn Pháp Cú: 1, 2, 15, 16, 120, 136, 165.

Kệ Khuyến Tu, QN, tr498: bài kệ dài có 9 đoạn, mỗi đoạn 4 câu; nói về đời sống bấp bênh vay mượn của kiếp người.

Kệ Tỉnh Thức, QN, tr499: cuộc hồng trần từ vô thỉ, đảo điên đổi thay; chính liễu thông nên tìm đường thoát ly.

Kệ Bá Nhẫn, QN, tr500: Nói về ý nghĩa nhẫn nại cao thượng trong đời sống.

Pháp Bậc Xuất Gia:

Khaggavisāṇasuttaṃ – Kinh Tê Giác, QN, tr485: nếu không gặp được bạn hiền trí, thà như tê giác một sừng (mình) ra đi.

Raṭṭhapāla-gāthā – Kệ Thánh Tăng Raṭṭhapāla, QN, tr475: Cuộc đối thoại vô tiền khoáng hậu giữa vua Korayya và Tỳ khưu Raṭṭhapāla vì nguyên nhân gì mà ngài xuất gia.

Dasadhammasuttaṃ- Thập Quán Sa-môn Hạnh, QN, tr471: Đức Phật nêu ra 10 điều dành cho bậc xuất gia: (1) khác kẻ thế, (2) đời sống lệ thuộc, (3) nay cử chỉ cần thay đổi, (4) có ai đó chỉ trích về giới, (5) đồng phạm hạnh chỉ trích ta không, (6) tất cả sự vật khả ái đều là vô thường, (7) ta phải thừa tự của nghiệp, (8) đêm và ngày trôi qua, ta đã làm gì?! (9) ta có hoan hỷ ngôi nhà trống, (10) khi gần chết, ta hối hận không?!.

Dasa Kāmaguṇa – Tội Ngũ Trần, QN, tr473: Đức Phật ví các dục vui ít, phiền phức nhiều. Bài pháp này được một vị huynh đệ khuyên bảo vị đồng tu của mình chớ trở lui lại đời sống thế tục (hoàn tục) vì những thú vui ở phố thị không đáng 1.

Dhammapada – Kinh Pháp Cú (Tuyển Chọn), QN, tr479: vị xuất gia không hại người nào.

Paccavekkhaṇa – Quán tưởng Tứ Vật Dụng,TB, tr23: vị xuất gia (lẫn tại gia) nên quán tưởng (1) bản chất của bốn món vật dụng, nó chẳng phải là chúng sanh; (2) quán tánh nhờm gớm khi xúc chạm vào thân uế trược; (3) quán tưởng khi đang sử dụng và (4) quán tưởng khi đã sử dụng xong.

1Tạng Kinh (Suttapiṭaka), Tăng Chi Bộ (Aṅguttaranikāya), Chương V – Năm Pháp (Pañcanipāta), Phẩm Người Chiến Sĩ (Yodhājīvavaggo), HT. Minh Châu dịch Việt.

Upaṭṭhānasuttaṃ – Kinh Chăm Sóc, QN, tr495: cảnh tỉnh vị Tỳ khưu chớ mê ngủ nhiều mà quên học pháp, hành pháp.

Thực Hành Giáo Pháp:

Mahāsatipaṭṭhānasuttaṃ – Kinh Đại Niệm Xứ, T2, tr39, dựa trên thân thọ tâm và pháp.

Cetokhilasuttaṃ – Kinh Tâm Hoang Vu,T7, tr355: Đức Phật đề cập đến không nghi ngờ về bậc Đạo Sư, Giáo Pháp, Tăng Chúng, các học pháp, không phẫn nộ các vị đồng phạm hạnh, không tham ái, có tiết độ trong ăn uống, sống phạm hạnh không sớm thì muộn sẽ được an ổn mọi ách phược.

Ambalaṭṭhikarāhulovādasuttaṃ – Kinh Giáo Giới Rāhula Ở Rừng Ambalaṭṭhikā, T5, tr261: là bài kinh mà Đức Phật đã giáo giới cho Rāhula về sự phản chiếu của gương và thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp cũng cần được phản tỉnh. Lợi mình và lợi người thì cần thực hành.

Mahāgopālakasuttaṃ – Đại Kinh Người Chăn Bò, T3, tr145: Bài kinh này được Đức Phật đề cập đến sự thiện xảo của người chăn bò theo 11 điều, vị Tỳ khưu cũng cần có sự thiện xảo trong tu tập để thành tựu sự tăng thịnh, thành mãn trong Pháp, Luật này.

Pháp Hạnh Phúc – Thế Gian:

Maṅgalasuttaṃ – Hạnh Phúc Kinh,T3, tr107: sau 12 năm suy tư về các điều hạnh phúc, tiếng xôn xao thấu đến cõi trời. Khi ấy, Đức Phật có giảng dạy về 38 điều hạnh phúc trong đời sống hằng ngày, lẫn trong các mối quan hệ.

Sigālasuttaṃ – Kinh Sigāla, T3, tr121: đây là bài kinh rất cơ bản về các bổn phận của vợ chồng, con cái, thầy trò, chủ tớ, bạn bè. Các hiểm nguy khi đi đêm, cờ bạc, say rượu, và phân biệt bạn nào tốt và bạn xấu ác.

Parābhavasuttaṃ – Kinh Bại Vong, T3, tr115: nhắc đến 12 điều nguy khốn trong đời sống hằng ngày. Nếu vấp phải những điều này, sự suy vong hay tai họa của người này được nói đến.

Nidhikaṇḍasuttaṃ – Kinh Huân Tập Công Đức, T4, tr173: của cải, tài sản phòng khi những lúc nguy cấp, và cũng cần làm phước, bố thí để dành quả lành cho ngày vị lai. Đức Phật cảm thắng Ma Vương cũng nhờ pháp bố thí. Pháp bố thí đứng đầu trong các pháp.

Kệ Kinh Sám Hối:

Bài Sám Hối, QN, tr503: Đây là bài kinh xưa từ thời cố Hòa Thượng Hộ Tông, dành cho Phật tử tụng sám hối mỗi tháng. Trong bài kinh này nhắc đến lầm lạc của người phạm Ngũ Giới và ‘ác tà kiến’ do thiên chấp sai lạc.

Mātāpitupaṇāmagāthā – Kệ Sám Hối Phụ Mẫu, tr617: Công ơn cha mẹ khó mà đáp đền. Một bên vai cõng cha, một bên cõng mẹ, vẫn không thể đáp đền công ơn cha mẹ.

Kệ Niệm Ân Phụ Mẫu, T5, tr280: cha mẹ là vị thầy trước nhất, vị tiên từ ái ngự trong nhà.

Tránh Xa Rắc Rối (Nghệ Thuật Sống):

Sabbāsavasuttaṃ – Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc, T5, tr223: Đức Phật chỉ ra

7 cách để đoạn trừ phiền não, rắc rối hay bực mình. Ādittapariyāyasuttaṃ – Kinh Giải Về Lửa Phiền Não, T5, tr177: sự sanh khởi do ngũ căn tiếp xúc ngũ trần, sanh ra phiền toái. Cūḷagosiṅgasuttaṃ – Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò, T5, tr239: Câu chuyện về 3 vị Tỳ khưu sống chung trong rừng hòa hợp, thân ái như nước với sữa, nhìn nhau với ánh mắt từ ái. Ít nói, tuy khác thân nhưng đồng tâm.

Liễu Tri Tứ Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo):

Một Vị Giải Thoát, QN, tr465: ví như đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn; cũng vậy, giáo pháp này chỉ có một vị, đó là vị giải thoát. Dhammacakkappavattanasuttaṃ – Kinh Chuyển Pháp Luân,T6, tr301: đây là bài pháp đầu tiên được Đức Phật thuyết giảng về Tứ Diệu Đế. Con đường diệt khổ là bát chánh đạo, con đường thực hành đưa đến giải thoát khổ.

Đức Phật Chỉ Nói Lên Khổ Và Diệt Khổ, QN, tr433: Đức Phật chỉ dạy về sự khổ và sự diệt khổ.

Koṭigāmasuttaṃ – Kinh Koṭigāma (Kinh Hàng Triệu Ngôi Làng), T4, tr191: Do không hiểu tứ đế, nên Đức Thế Tôn và chúng ta phải luân chuyển.

Liễu Tri Vô Thỉ (Vừa Đủ Để Từ Bỏ):

Kệ Khải Hoàn, QN, tr465: Ôi đời sống thật buồn thay vì phải chịu luân hồi khổ.

Assusuttaṃ – Nước Mắt, CN, tr417: nước mắt do chúng ta than khóc do nhiều tai họa, người thân mất; như vậy là vừa đủ để các ngươi từ bỏ đối với tất cả các hành.

Gaṅgāsuttaṃ – Kinh Sông Hằng, CN, tr423: khởi nguyên luân hồi không thể đếm được như cát sông Hằng không thể đếm được, tất cả do vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.

Vepullapabbatasuttaṃ – Kinh Núi Vepulla,CN, tr427: thời gian đi qua, núi Vepulla cũng lụi dần (thấp dần), rồi cũng không ai biết đến Đức Thế Tôn Kakusandha, Đức Thế Tôn Konāgamana, Đức Thế Tôn Kassapa và cả bậc Đạo Sư chúng ta là Đức Phật Gotama. Thời gian sau, dân chúng đó cũng biến mất. Vô thường của các hành là vậy.

Khách Lữ Hành, QN, tr500: vô lượng khóc cha rồi khóc mẹ, khắp địa cầu phủ trắng đống xương khô.

Nghiệp Chi Phối Chúng Sanh:

Cūḷakammavibhaṅgasuttaṃ -Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt, T4, tr201: gồm có 12 hạng chúng sanh xuất hiện ở đời với những sự sai biệt khác nhau.

Hộ Kinh Ngăn Ngừa Nguy Khốn:

Buddha-jayamaṅgala-gāthā – Kệ Phật Cảm Thắng, T2, tr33: đây là những vần kệ thơ Pāḷi, âm hưởng dõng dạc về tám sự chiến thắng vẻ vang của Đức Phật.

Ratanasuttaṃ – Kinh Châu Báu, T4, tr167: Ân đức cao quý của Phật Bảo,

Pháp Bảo, và Tăng Bảo; làm cho tiêu trừ bệnh tật, phi nhơn kinh sợ, và đói khát được tiêu tan.

Abhaya-paritta-gāthā (Pubbaṇhasutta) – Kệ Tiêu Trừ Sự Sợ Hãi, Phúc

Chúc, tr495: bảo vệ khỏi những điềm xấu, tiếng điểu thú không vừa lòng, và mong đạt được hạnh phúc.

Dhajaggasuttaṃ – Kinh Ngọn Cờ, T7, tr369: hãy tưởng nhớ đến Đức

Phật, Giáo Pháp và Đức Tăng để chế ngự sự sợ hãi. Anantariyaka-gāthā – Kệ An Lành, T7, tr369: ngăn trừ những hiểm nguy, tai nạn.

Morasuttaṃ – Kinh Chim Công, T7, tr373: ngăn chặn những cám dỗ, cạm bẫy; được an toàn.

Hộ Kinh Trị Bệnh:

Girimānandasuttaṃ – Kinh Girimānanda, T7, tr347: Đức Phật dạy cho ngài Ānanda về mười tưởng để giúp cho ngài Girimānanda quán tưởng, mong thoát khỏi bệnh trầm trọng.

Mahā-Cundathera Bojjhaṅgaṃ – Kinh Giác Chi Ngài Mahā Cunda, T7, tr377: Ngài Cunda đã tụng đọc Thất Giác Chi khi Đức Phật bị bệnh, bị trọng bệnh. Nhờ oai lực của niệm tưởng, tu tập Thất Giác Chi mà Đức Thế Tôn thuyên giảm bệnh tật.

Bojjhaṅgaparitta – Hộ Kinh Giác Chi, T7, tr381: tóm lược oai lực của Thất Giác Chi.

Aṅgulimālaparitta – Hộ Kinh Aṅgulimāla, QN, tr483: hộ kinh Aṅgulimāla dành cho những bà mẹ mang thai khi sanh nở được dễ dàng.

Cảnh Giới Ngạ Quỷ:

Tirokuḍḍakaṇḍa-gāthā – Kệ Hồi Hướng Vong Linh, T3, tr159: trong cảnh giới ngạ quỷ (Peta) họ chỉ sống nhờ phước hồi hướng, họ không có các sanh kế, bán buôn hay trao đổi. Chúng sanh này thường ở ngã tư đường, vách nhà trông chờ hưởng phước thí. Trong quá trình luân hồi, cha mẹ, thân quyến của chúng ta đã chết đi và tái sanh làm ngạ quỷ là điều chắc chắn có. Nên hãy làm phước và hồi hướng vong linh.

Pubba-peta-balidānānumodana-gāthā – Kệ Hồi Hướng Phước Đến Ngạ Quỷ, Phúc Chúc, tr485: nhắc nhở nên làm phước và tưởng nhớ đến Tứ Đại Thiên Vương, rồi hồi hướng phần phước, thiện sự đã làm đó đến cha mẹ, thân quyến. Việc khóc lóc, thương cảm cũng không lợi ích gì cho hương linh quá vãng.

Tam Tướng Vô Thường, Khổ Não, Vô Ngã:

Saṃvejanīya-gāthā – Kệ Động Tâm, QN, tr429: bản chất về Vô Thường, Khổ Não và Vô Ngã.

Tilakkhaṇa – Tam Tướng, QN, tr427: khi trí tuệ quán chiếu, hữu vi vô thường và khổ; các pháp là không phải ta.

Anattalakkhaṇasutta – Kinh Vô Ngã Tướng, T4, tr183: Ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô ngã.

Thập Nhị Nhân Duyên:

Paṭicca Sammuppāda – Thập Nhị Duyên Khởi, T7, tr339: Do vô minh, hành sanh khởi, … có sanh nên già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Dhamma – Pháp, QN, tr423: duyên diệt, các pháp diệt.

Aniccā vata saṅkhārā- Các pháp Hữu vi thật không bền: QN, tr427: các pháp Hữu vi có tánh sanh diệt, nên mới bất toại nguyện.
Di Huấn Tối Hậu, QN, tr465: vô thường biến đổi hữu hình hoại tiêu, do vậy ráng lo tu tập chớ nhiều dễ duôi.

Thực Hành Ba-la-mật:

Tidasa Pāramī – Tam Thập Độ, T6, tr287: mười pháp Ba-la-mật, hạnh xả Ba-la-mật là cao nhất.

Hãy Hộ Trì Chân Đế (Pháp Như Nó Đang Là): Dhātuvibhaṅgasuttaṃ – Kinh Giới Phân Biệt, T6, tr311: cuộc gặp gỡ tình cờ đầy thú vị giữa Đức Phật và thiện nam tử Pukkasāti, người ái mộ giáo pháp của Đức Thế Tôn. Ngài đã giảng dạy chân lý tuyệt đối (paramatthasacca) cho tôn giả Pukkusāti. Sau cùng, tôn giả Pukkusāti hối lỗi vì không biết đây là bậc Đạo Sư, và đã phát lồ lỗi lầm; vị này cũng bị bò húc và mạng chung như ẩn sĩ Bāhiya Dārucīriya (tr365).

Rohitassasuttaṃ – Kinh Rohitassa,CN, tr435: Thiên tử Rohitassa đã dùng thiền định để đi tìm tận cùng thế giới, nơi mà không sanh, không già, không bệnh, không chết; cuối cùng ông đã đến gặp Đức Thế Tôn để gạn hỏi về tận cùng thế giới. Đức Phật đã chỉ dạy trong tấm thân một trượng này, cùng với tri giác, Như Lai tuyên bố thế gian (khổ), sanh khởi thế gian (khổ tập), đoạn tận thế gian (khổ diệt), và con đường đi đến đoạn tận thế gian (đạo đế).

Bāhiyasuttaṃ – Kinh Bāhiya, CN, tr443: Một vị ẩn sĩ tinh cần tu tập như Bāhiya cứ ngỡ rằng mình đã chứng đắc quả vị A-la-hán. Sau khi được vị thiên nhân nhắc bảo là chính Bậc Đạo Sư đang cư ngụ ở thành Sāvatthī mới đúng là đang đi con đường A-la-hán. Ông đã tức tốc lên đường để được gặp Đức Thế Tôn, khi gặp được thì Ngài đang đi khất thực. Không biết con sống bao lâu để nghe được giáo pháp hay nếu Đức Thế Tôn diệt độ thì con cũng không nghe được giáo pháp, kính mong Đức Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con. Ghi nhận các pháp như nó đang là, đó là bài pháp mà Thế Tôn đã giảng dạy vắn tắt cho Bāhiya.

Dhammasaṅgaṇī (Timātikā) – Kinh Vạn Pháp Tổng Trì (Tam Mẫu Đề), CN, tr387: liệt kê các pháp, có pháp nhân giải thoát, có pháp thuộc luân hồi. Paccayo(Paṭṭhāna) – Duyên Hệ (Bộ Vị Trí),CN, tr395: Duyên vắng mặt, duyên có mặt.

Gìn Giữ Chánh Pháp:

Siṃsapāsuttaṃ – Kinh Siṃsapā, CN, tr433: Bậc Đạo Sư chỉ dạy cốt lõi tu tập để giải thoát khổ luân hồi như nắm lá Siṃsāpa trong tay thôi.

Diệu Pháp Biến Mất và Diệu Pháp An Trú, T4, tr193: hai pháp về nắm giữ sai lạc/ đúng đắn về kinh điển đưa đến bất hạnh /an lạc cho số đông. Diệu Pháp Hỗn Loạn và Diệu Pháp An Trú, T4, tr193: năm pháp làm cho diệu pháp biến mất và năm pháp làm cho diệu pháp tăng trưởng.

PHẦN BỔ SUNG

Kinh Bồ Ðề Phần

Xuất xứ từ Abhiddhammasaṅgaha (Thắng pháp Tập yếu Luận). Tựa kinh Phạn ngữ: Bodhipakkhiyasaṅgaha. Nội dung kinh nói về ba mươi bảy pháp tu tập nằm trong các thể tài căn bản pháp hành là Tứ Niệm Xứ, Tứ Thần Túc, Tứ Chánh Cần, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi và Bát Chánh Đạo. Ðức Phật dạy rằng những vị đệ tử Phật về sau có thể có những quan niệm dị biệt về Giáo Pháp nhưng ba mươi bảy Pháp Bồ Đề là pháp tu nền tảng chung của tất cả. Các nhà sớ giải cũng gọi đề tài nầy là bản đồ tu Phật. Bài kinh nầy tụng trong thời khóa nhật hành, đại chúng và cầu an.

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app