Kinh Tăng Chi số 024

Bài Giảng Sư Toại Khanh Paltalk 2019

Hôm nay có Chư tăng ở xa đến. Trong vòng hai tiếng trở lại các vị ấy sẽ đến chỗ chúng tôi nên chúng tôi tranh thủ qua chương mới để mình có bài mới bỏ túi cái đã. Hôm qua chúng tôi hứa sẽ quay lại phần thân hình niệm nhưng phần đó bài vở rất là rối, đối với quý vị, sợ quý vị không nhớ, nên chúng ta dành hẳn một buổi chiều ngắn ngủi này cho phẩm hình phạt. Cái kia là định nghĩa thôi, tôi tiếc vì thấy phần đó nó có giá trị. Nay mình học qua phẩm hình phạt.

Hai loại tội

Có hai tội báo của người làm ác

Thứ nhất, Đức Phật dạy trên đời này, việc làm ác có hai khổ báo: một, hiện tại thì bị pháp luật hoặc xã hội trừng phạt. Hai chết rồi bị sa đọa.

Quý vị biết tàm và quý, tàm là biết thẹn khi nghĩ về mình, về dòng dõi, gia đình đoàn thể mình đang có mặt, rồi mình thẹn. Mình nghĩ xuất thân của mình như vậy mà tại sao mình làm chuyện này, mình đang có mặt trong đoàn thể thánh chúng như thế này mà tại sao mình lại như vậy, mình là một thiện nam, một tín nữ mà tại sao mình lại làm chuyện này. Mình là người có kiến thức Phật pháp, có niềm tin, có chánh kiến mà sao mình lại làm như vậy.

Quý là sợ trong tội lỗi, gồm bốn trường hợp: một, sợ cắn rứt lương tâm. Hai. Sợ tiếng đời chê trách. Ba. Sợ hình phạt pháp luật. Bốn. Sợ quả báo kiếp sau.

Tùy người, mỗi người có kiểu sợ, kiểu kiêng tránh tội lỗi không giống nhau, có người không làm bậy bởi họ sinh trưởng trong gia đình có giáo dục, có truyền thống đạo đức, có sĩ diện mặt mũi, coi trọng nhân phẩm tư cách cá nhân. Với chừng đó hành trang, họ không dám làm bậy. Có người không làm tội lỗi vì sợ cả đời lòng không yên, sợ tiếng đời dị nghị sống không yên, sợ pháp luật truy cứu thì cũng không yên và sợ sa đọa.

Sáng nay có một người Phật tử đến thăm chúng tôi và rủ đi chơi rừng, đi ngang một con suối nước trong vắt. Dĩ nhiên trời lạnh mình không thấy cá. Lúc đó tôi có buộc miệng nói thế này: kiếp này tôi làm ông sư, tôi sợ,Trước kiếp sau không biết phật pháp chắc tôi tha hồ xát sanh, bởi vì mỗi lần tôi nhìn dòng suối trong vắt lượn lờ là tôi nghĩ đến mấy con cá. Lạ như vậy, chắc tiền kiếp của mình có thói quen xấu là sát cá hay sao đó, tôi mê cá lắm. Kỳ lắm. Bên cạnh cái đó tôi còn biết mình có tật xấu đó mình cũng sợ đời sau kiếp khác sanh ra không biết đạo thì tha hồ sa đọa. Trong room này những người nào không biết câu cá thì thôi chứ người nào từng bắt cá, câu cá, lưới cá, chài cá, bẩy cá thì đều biết nó hấp dẫn lắm. Khi chúng tôi ở Florida Mỹ có những chỗ cho phép câu cá, có chỗ cắm. Những lần đi ngang chỗ câu cá thấy mưa vậy mà họ đứng dưới mưa, nước ngập ngang thắt lưng, đầu đội nón, mặc áo mưa, vậy mà đứng câu trong mưa với tất cả niềm đam mê. Mình giật mình, bởi người nào không biết câu cá thấy như vậy sẽ ngạc nhiên ghê lắm vì sao tự hành xác, còn kẻ nào biết chút ít về thú vui câu cá mới hiểu tại sao người ta chịu khổ hay như vậy, cảm giác đặc biệt lắm.

Trở lại ở đây đối với một người làm ác thì có hai thứ quả báo. Đời hiện tại thì bị pháp luật, hình phạt. Ngày xưa có những hình phạt rất đáng sợ như voi dày, như trường hợp bà bùi Thị Xuân, tướng Tây Sơn, bị nhà Nguyễn bắt trói rồi cho voi dẫm lên, tứ mã phanh thay (lấy tứ chi cột lại rồi cho bốn con ngựa chạy bốn góc, cho cái thân mình rách chỗ nào thì rách), lăng trì. Lăng trì là lóc từng miếng thịt. Nhưng trường hợp của bà Magandiya vì ghét Phật và ghen tuông với bà hoàng hậu Samavati Nên cho người phóng hỏa đốt rụi lâu đài của chủ tớ bà Samavati 500 người. Vua thương Samavati lắm, biết thủ phạm là Magandiya Cũng là một hoàng hậu nên vua bắt nàng cởi hết quần áo, nấu một vạc dầu to sôi ùng ục rồi lóc từng miếng thịt bỏ vô chảo dầu chiên cho chín, bắt nàng ăn.

Nếu quý vị coi một mình sẽ lướt qua chỗ này. Tôi cố ý nói chậm để cho quý vị thấy. Hễ mình còn thích cái này còn ghét cái kia thì mình còn tạo nghiệp. Hễ mình còn tạo nghiệp thì chắc chắn mình còn tái sanh. Hễ còn tái sanh thì chắc chắn mình sẽ phải có lúc chịu đựng những sự trừng phạt tàn khốc như thế này. Có những hình phạt nghe qua có lẽ không dễ sợ nhưng thật ra kinh hoàng lắm. Ví dụ người ta nhốt mình trong phòng tối ở ngoài đảo. Cảm giác đó dễ sợ lắm, bốn bề là tối mịt, hoặc chỉ nghe tiếng sóng vỗ xa xa đâu đó. Vậy mà mấy chục năm trời. Có một cái lỗ để mỗi ngày người ta đẩy thức ăn vào. Tối thui như vậy phải ở chung với chuột và gián. Mùa đông thì lạnh mùa hạ thì hầm hơi, ngạt thở, ráng chịu. Khi nào mình chết thì người ta liệng ra biển. Có những hình phạt nhốt trong bóng tối, Mỗi ngày chỉ nghe tiếng nước nhỏ giọt mà thôi. Tại sao tôi phải nói nhiều chỗ này? Là để cho quý vị thấy, hễ còn sinh tử luân hồi thì cơ hội chúng ta phải chịu khổ này lớn lắm. Đó là khổ nhân gian. Còn khổ sa đọa thì không tưởng nổi, đó là sanh vào làm những loài dòi bọ trong chỗ dơ bẩn hôi thối tanh tưởi. Xem kinh Hiền ngu, Trung bộ để hiểu rõ thêm chỗ này.

Bài giảng này bắt đầu từ nỗi lo sợ nên có, ngày Xá Lợi Phất gọi là “nổi ưu tư nên có”. Nghĩa là mình phải biết sợ. Đức Phật dạy, trong đất Ấn Độ này chỗ đẹp thì ít, mà chỗ xấu thì nhiều, chỗ an toàn thì ít mà chỗ nguy hiểm chông gai hầm hố thì nhiều. Người trí thì ít, người thiếu trí thì nhiều. Người biết kinh cảm, động tâm trước cảnh đời hay trước lời giáo huấn thì ít, kẻ trơ lì bịt tai nhắm mắt thì nhiều. Bữa tính dạy giảng lại quên.

Samvega là sự kinh cảm, sự động tâm. Giống như bị shock khi nghe giảng, hoặc khi chứng kiến cảnh bị bệnh không có thuốc uống, cảnh nhìn người thân lâm nạn mà mình bất lực, cảnh bản thân mình đối diện với cái chết mà không biết phải làm sao, cảnh oan ức phải bó tay, cảnh máu me tai nạn, thân thể đứt khúc, chưa kể khổ do sa đọa.

Người biết kinh cảm, động tâm, biết sốc để quay về tu hành thì ít, còn người thấy rồi huề luôn thì nhiều lắm. Nghe cũng ớn nhưng chỉ tích tắc. Nhiều lần tôi đã nói, lâu lâu quý vị thấy lười biếng không muốn học đạo, không muốn thành đạo thì dễ lắm, đảo một vòng trong bệnh viện, đảo một vòng ở nhà xác, đảo một vòng ngoài nghĩa trang thì tự nhiên cái đầu mình khác liền, tỉnh liền. Chứ còn đi chùa thì nhiều khi lòng không yên. Đang ghen tuông, đang hờn giận ai đó thì cứ đi vào bệnh viện một vòng rồi đi về. Giả bộ vô thăm người thân. Bây giờ không biết sao chứ chợ rẫy ngày xưa tầng ba là khu ngoại khoa, đâm chém, lòi ruột lòi phèo, xe đụng, lọt giếng nhảy lầu gì đó là vào đây. Mình cứ lên đó đảo một vòng, ai hỏi thì nói đi thăm người thân. Nói vậy cũng không sai, người thân của mình là Pháp. Đi một vòng xuống là tỉnh liền.

Cái từ một đến 10 là vậy đó.

Bài một: có hai tội báo của người làm ác.

Bài hai: hai sự tinh tấn khó thực hiện.

Có hai sự tinh tấn khó thực hiện: 1. Sống đời cư sĩ đa đoan vẫn sẵn lòng hào sảng buông bỏ. 2. Sống đời xuất gia với lý tưởng giải thoát sinh tử (upadhi: sanh y)

Hai điều này rất khó bởi nhiều đời chúng ta có thói quen hưởng thụ, kiếm tìm, tích lũy và bảo quản. Thói quen nhiều kiếp. Từng sống ở rừng hay chỗ nào có thú hoang quý vị mới thấy, như chỗ tôi ở Jacksonville,ở phía sau, vào lúc chớm đông là gặp mấy con sóc đi tha đồ ăn giấu chung quanh gốc cây hay bọng cây. Nhỏ bé như con sóc mà trong thân tâm của nó đã có khuynh hướng tích trữ, nói chi con người. Vì vậy cái khó đầu tiên trên đời này là sống đời cư sĩ là có nhà cửa vợ chồng, con cái, sở hữu nhà đất nhưng luôn luôn sẵn sàng buông bỏ, xả tài. Giống như bài học hôm trước, chúng ta thờ ngà Sivali, là thờ hạnh xả tài của ngài. Tôi nhắc để bà con nhớ cái này. Ngày xưa mình không biết đạo, mình cứ tưởng nhận mới là vui, có phước mới được nhận. Nhưng tới lúc biết đạo rồi mới hiểu niềm vui của kẻ nhận luôn luôn ít hơn niềm vui của kẻ cho. Tôi biết nhiều người đang lắc đầu không đồng ý. Tôi ví dụ là quý vị tin liền. Ví dụ bây giờ tôi gửi quý vị 500 đô hay 500 Euro. Người giàu thì không màng chứ người nghèo đang khó khăn thì mừng lắm. Nhưng quý vị tưởng tượng đi, số tiền đó quý vị xài được chuyện gì và xài được bao lâu? Tôi đảm bảo trong vòng một năm trời thì cái ân tình 500 đó chắc chắn phải phôi pha, mỗi lần nhắc đến thì cảm động một chút. Ô! ông đó tội nghiệp, thầy chùa mà có 500 cho tôi! Nhưng khi tiền xài hết rồi thì tình cũng phai, lòng cảm kích cũng mờ nhạt dần. Tin tôi đi, tôi sống bằng miếng cơm manh áo thiên hạ mà, tôi biết. Người ta nói “bạc ơn như sãi, bạc ngãi như làng. Làng ở đây là làng xã, cho họ ăn họ tưởng mình hối lộ. Mình bán nhà mình cho họ ăn cũng tưởng mình hối lộ. Còn bạc ơn như sải là nuôi mấy ông thầy chùa, gặp nhau bữa trước bữa sau mấy ổng đi mất tiêu rồi, có ông nào ăn đời ở kiếp với mình đâu, mà mấy ổng đâu có nhận của một mình mình. Nếu mình cho ổng với lòng xã tài thì ok, còn với cái lòng gây tạo tình cảm trưởng dưỡng quan hệ thì lầm rồi, vì ngoài mình ra ổng có 1 tỷ người quen biết khác mà. Lòng người bạc lắm! Nói cho cùng, niềm vui của người nhận ít bởi vì nhận xong rồi mình mau quên lắm, còn cho ra thì nhớ hoài. Có hai trường hợp nhớ, trường hợp thứ nhất là vì mình quá coi trọng vật chất, đồng tiền liền khúc ruột nên cho rồi nhớ hoài. Trường hợp thứ hai tích cực hơn, mỗi lần mình nhớ đến việc lành mình đã làm, niềm vui đó còn hoài, 10 năm 20 năm niềm vui đó vẫn tinh khôi như thửo ban đầu. Đó là niềm vui của người cho. Còn niềm vui của người nhận thì sao? Tôi cho quý vị 500 đồng đó, mới nhận thì vui thiệt nhưng 500 đồng đó làm sao đủ cho quý vị suốt 10 năm 20 năm. Ngược lại nếu 500 đó tôi cho ví vị để cứu mạng thì nhiều năm sau mỗi lần tôi nhớ lại chuyện đó, hồi đó mình cắn răng rút ruột cho họ số tiền đó và họ cũng qua được cơn ngặt nghèo, ở đời mấy chục năm 500 đó mình vui hoài, cứ nhớ hoài mà thấy vui. Cho nên cái thói quen nhiều đời là mình giúp mình thích gon thích nắm, mình không ngờ là buông ra vui lâu hơn nhận vào. Tuy nhiên số người thấy và tin được điều này không nhiều. Vì vậy Đức Phật dạy rằng đây là cái khó thứ nhất.

Cái khó thứ hai là cạo đầu đắp y với lý tưởng giải thoát chứ không vì một mục đích nào khác. Bữa nay tôi nói quý vị nghe chuyện này chắc quý vị giật mình và rất nhiều người sẽ sẵn sàng phản đối. Đó là, một vị xuất gia mà thiệt lòng cầu đạo giải thoát thì tạng luật chẳng là cái gì đối với vị này. Chả là gì không phải là coi thường mà là một chuyện rất đơn giản. Biết rằng, một vị dốc lòng cầu giải thoát thì họ đâu có màng chuyện giữ gìn vật chất, kiếm tìm vật chất, Tích lũy vật chất. Thiệt lòng mà nói như vậy. Nhưng khi họ có một chút trục trặc trong lý tưởng, hoặc có lý tưởng nhưng trục trặc trong nhận thức, trong hành trì thì từ đó tạng luật mới cần thiết đối với họ. Cái khó là khó ở đó đó. Chứ còn nếu một người thật lòng dốc lòng cầu đạo giải thoát thì người ta chỉ sợ nặng vai, mỏi tay. Con người xuất gia tu hành với một lý do lý tưởng khác thì họ rất nặng vai mỏi tay để cầm nắm càng nhiều càng tốt.

Cái khó thứ nhất ở đây là người cư sĩ sống với những bộn bề lo toan, đa đoan, dày tục sự nhưng vẫn có tâm hồn hào sảng sẵn sàng buông bỏ. Cái khó thứ hai là một người xuất gia dốc lòng cầu đạo giải thoát.

Chữ sanh y ở đây là gì? Năm uẩn, 10 phiền não, tất cả hữu vi nói chung đều được gọi là sanh y, điểm xuất phát , hay nguồn cơn nguồn cội sinh tử.

Hôm qua khi giảng về thân hành niệm, không biết quý vị còn nhớ điều này không. Tu tập thân hành niệm, ngoài việc quan sát bản chất đau khổ và bất tịnh của tấm thân sinh lý, hành giả còn phải thấy ra tình trạng lao tù của mình trong thân xác này.Biết có nó sẽ bệnh, sẽ đau, sẽ bị nhiều thứ phiền phức, nhưng không sao liền khỏi nó.

Có những ngày tôi đi trong rừng trong núi, tôi nhìn thấy chỗ ghềnh đá cheo leo một con chim bay từ mỏm đá này sang mỏm đá kia, tôi thèm mà tôi làm không được vì tôi bị giam hãm trong tấm thân này. Có những ngày tôi bị đau răng, bữa trước tôi hỏi bà con có thấy mặt tôi hay không là bữa đó tôi bị đau răng. Khổ lắm, biết hết, biết hết mà không ra khỏi được nó. Quý vị có nhiều cách. Quán thân bất tịnh cũng là thân hành niệm, quán thân đau khổ cũng là thân hành niệm, quán xét tình trạng ngục tù của mình cũng là thân hành niệm. Quý vị ngồi yên sẽ thấy bao nhiêu thứ phiền phức trong đời của quý vị đều đi ra từ tấm thân này. Đó là lý do tại sao ngài gọi năm uẩn là sanh y. Nhốt mình ở trong. Từ chỗ có nó mình mới thích cái này, ghét cái kia . Từ chỗ trốn cái ghét tìm cái thích mà mình làm không biết bao nhiêu nghiệp xấu, nói biết bao nhiêu điều xấu, suy nghĩ biết bao nhiêu điều xấu chỉ vì trốn khổ tìm vui, chạy theo cái thích lìa xa cái ghét.

Vì vậy, khó khăn ở đây là từ bỏ sanh y, tức là từ bỏ những điều này: cư sĩ có lòng hào sảng, người xuất gia biết lìa bỏ, chán sợ nguồn gốc sinh tử. Nghe rất là kỳ, nhưng đó là sự thật. Chúng ta có một khuynh hướng rất đỗi phàm phu đó là yêu lấy cõi chết, yêu lấy cái kẻ làm đau mình, làm khổ mình và quay lưng xoay mặt với đất sống, với cõi lành. Nói ra thì kỳ, chứ quý bị ngạc nhiên là sao tu từ bé mà nói chuyện dã man này: ai cũng sợ bà vợ cả, ai cũng thấy bà vợ bé đẹp. Bà vợ bé chỉ là ca ve, là gái vũ trường nhưng lại thấy hấp dẫn hơn, còn bà xã ở nhà quần ống thấp ống cao, hôi phèn khét nắng mình ngán mình sợ, vậy mà mai này mình lăn đùng ra nằm ngáp ngáp thì ai lo, vẫn là bà cả lo. Vậy mà khuynh hướng của mình thường thường thì chúng ta đi tìm nguy hiểm, chúng ta yêu cái nguy hiểm, chúng ta thích những cuộc phiêu lưu. Nói gì thì nói, chúng ta vẫn yêu lấy tấm thân này dù chính nó là cội nguồn của đau khổ. Cho nên, người xuất gia phải có cái gan thấy ra sự thật này và chấp nhận được sự thật này. Sống và hành trì, tư duy theo sự thật này. Thông thường chúng ta có khuynh hướng rất quái đản, thích toàn đồ độc: hút thuốc, uống rượu, trác táng , bài bạc, bạn xấu, đàn đúm, đâm chém, phe đảng, thù hận, anh hùng rơm, sĩ diện hảo. ..Nói chung thứ mình thích toàn là tùm lum, tầm bậy tầm bạ. Vì vậy mình phải có cái gan thấy ra sự thật và chán sợ, lìa bỏ. Đó là cái khó.

Bài 3. Có hai điều khiến ta ray rứt thuở bình sinh, lẫn khi cận tử.

Tôi lấy kinh khác giảng kinh này. Cũng trong Tăng chi bộ, Đức Phật dạy rằng: Này các Tỳ khoe, có 3 hạng người chết không nhắm mắt (nhắm mắt theo nghĩa bóng, chết không yên, tử bất minh mục, chết mà mắt không nhắm lại) 1. là làm quá nhiều điều ác, 2. làm quá ít điều thiện, 3. còn nhiều điều vương vấn chưa giải quyết xong, chẳng hạn như 1 thắc mắc, 1 lời hứa, 1 tâm nguyện dở dang chưa thành. Đây là 3 lý do khiến 1 người chết không nhắm mắt. Ở bài kinh này thì Ngài nói có 2. Có 2 điều khiến ta ray rứt không yên. 1 tự xét tam nghiệp bất thiện quá nhiều. 2 tự xét tam nghiệp (thân, khẩu, ý) thiện quá ít.

Trong kinh Đức Phật lặp đi lặp lại câu nói này: Này các Tỳ kheo, những gì bậc đạo sư, người thầy vì lòng thương yêu đệ tử phải làm, thì ta đã làm hết cho các ngươi rồi. Đường đi nước bước tu hành từ thấp đến cao, từ cạn đến sâu, Như Lai đã nói hết rồi. Các ngươi còn trông đợi gì ở ta nữa, đây là những gốc cây, những ngôi nhà vắng, hãy thiền định chớ có để mình sau này phải hối tiếc.

Thời gian đi qua rồi thì không quay trở lại. Mặt trời lặn rồi thì cũng đã là kết thúc 1 ngày, hôm sau có bình minh thì cũng đã qua ngày khác. Chúng ta có thể tìm lại đồng tiền đã mất, tìm lại tình yêu đã mất, thậm chí tìm lại sức khỏe đã mất, nhưng không ai có thể tìm lại được thời gian đã mất. Cho nên, có 2 cái làm ta ray rứt: 1. nghĩ tưởng quán xét tự mình biết rằng tam nghiệp bất thiện của mình nhiều quá, và 2. tam nghiệp thiện của mình quá ít. Vì vậy lòng hối hận có 2: 1. hối hận vì ta đã làm cái gì đó và hối hận vì ta đã không chịu làm cái gì đó. Nghe đơn giản nhưng bao trùm cả cuộc đời của chúng ta. Từ tình cảm đến sự nghiệp, tâm tư của chúng ta đều gói trọn trong 2 nỗi niềm ray rứt này. Ray rứt vì sao ta đã không làm nhiều điều thiện 1 chút, ray rứt vì sao ta không bớt ác 1 chút, không bớt xấu 1 chút. Đời sống thành công nhất là sống có thể sẵn sàng chết bất cứ lúc nào. Và trường hợp thứ hai , đã ra tay hành động, đã hạ thủ công phu thì không hối hận tiếc nuối. Đó là thành. Có câu này rất là đời, người Việt Nam mình lại khoái màu mè nên nghe nhiều khi giảng tôi ngại. Người ta nói, ở đời có nhiều việc giống như là kinh nghiệm của trinh nữ và Lính nhảy dù dù. Trinh nữ và lính nhảy dù không có cơ hội để rút kinh nghiệm. Bởi vì ngay cơ hội đầu tiên là đã xong! Câu này của người ta chứ không phải của tôi. Trinh nữ mà hiểu ra thì đã ngọc nát hương phai rồi. Lính nhảy dù đã nhảy rồi mà dù không buông thì coi như hết kiếp. Kinh nghiệm soát dù, sớm quá dù không chịu buông, muộn quá thì cũng chết. Chúng ta có rất nhiều chuyện trong đời sống như trinh nữ và lính dù, không có cơ hội lần hai để rút kinh nghiệm. Vì vậy có hai điều làm chúng ta day dứt không nguy đó là làm quá ít điều lành và làm quá nhiều điều xấu

Tiếp theo hai pháp giúp ta thanh thản

Hai đều giúp ta thanh thản, không bị nung nấu là hai điều ngược lại. Nghĩa là ta làm nhiều điều thiện một tí, bớt làm điều ác một tí. Chương này càng về sau càng có nhiều cái độc đáo lắm

Bài tiếp theo là Thiện Pháp thu gọn

Chú giải ghi rằng 33 la mật của vị toàn giác nằm gọn trong hai điều này: một. Không biết đủ trong thiện Pháp. Hai. Không dừng lại nữa chừng hay thụt lùi trong tinh tấn.

Đối với vị Độc Giác hay Thinh Văn cũng có hai điều này nhưng cũng còn có điểm hạn chế. Ví dụ như, cũng muốn bố thí dữ lắm, muốn trì giới dữ lắm nhưng thấy mất mạng thì ngại. Bồ tát chánh đẳng chánh giác thì không, Vì giới luật vị đó dám chết, vì trau dồi trí tuệ vị đó dám chết, để được tu tập thiền định vị đó dám chết. Nói chung là vì Thiện Pháp vị đó dám chết, và không biết bao nhiêu cho đủ đối với vị này, và không có trở ngại nào làm cho ngài chùn bước. Sở dĩ chú giải nói như vậy vì tiếp theo ta thấy có đoạn này: ở đây Đức Phật nhắc lại lời đại nguyện của ngài dưới gốc bồ đề trước khi thành đạo.

Lúc đó, sau khi ngài nhận cơm sữa của nàng Sujata xong, tắm xong, Ngài ngồi bệt dưới đất không có gì trải lót hết. Có ông Bà la môn tên là Sotthiya ( Sotthiya nghĩa là Khánh Tường, may mắn, an toàn) Đi cắt cỏ trong rừng, thấy ngài ngồi bệt dưới đất tự nhiên ổng thương. Ổng lấy ra tám bó cỏ tranh đem biếu Bồ Tát lót ngồi. Ngày ngồi trên tám bó cỏ tranh đó tự nhủ lòng thế này: từ đây cho đến khi thịt nát xương tan, ta không lìa khỏi chỗ này. Dầu máu có khô, thịt có héo, xương có mòn thì ta cũng không ra khỏi chỗ này nếu ta không giác ngộ, không tìm ra chân lý. Khi ngài phát nguyện như vậy thì tám bó cỏ tranh này lập tức biến thành cái bồ đoàn cực đẹp và cực quý. Trong kinh nói sau khi ngài thành đạo rồi ngài bỏ ra đi, cái bồ đoàn đó không có mất, mà nó chìm xuống lòng địa cầu. Tự nó chìm xuống rút vô trong lòng địa cầu. Cho nên hôm nay chỉ có ai có thiên nhãn thì mới nhìn thấy cái chỗ ngồi đó đẹp cỡ nào, quý cỡ nào, chứ còn mình thì thua rồi đó.

Như chúng ta đã biết, đầu hôm thì ma vương, binh tướng xuống phá ngài một trận tưng bừng mưa gió. Nhưng sau khi dàn xếp xong vụ đó, theo như trong kinh, ngài giống như một vị đại đế đi đâu xa vậy đó, không phải là xách ba cái ba lô trong đó có nước, trái chuối rồi đi, mà là cờ quạt, nghi trượng tiền hô hậu ủng, tam cung lục viện, văn quan võ tướng, rần rần rộ rộ

Ấn Độ một đêm chia làm ba canh, Việt Nam có năm canh, có lời ru: gió mùa thu mẹ ru con ngủ, năm canh đầy mẹ thức đủ năm canh. Còn Ấn Độ dù hơi khác một chút: gió mùa thu mẹ ru con ngủ, ba canh đầy mẹ thức đủ ba canh.

Canh đầu tiên ngài lấy lại được bốn tầng thiền Hiệp thế và cả Phi tưởng Phi Phi tưởng nữa. Nhưng để hóa hiện thần thông hay là Túc mạng Minh thì ngài không có xài Thiền vô sắc, ngài xài thiền Sắc giới. Với trình độ Thiền Sắc giới lúc đó Ngài đắc Túc mạng Minh. Với trình độ đó ngài đã tự có Túc Mạng Minh và ngài nhớ ra một chục kiếp, một trăm một ngàn kiếp, một ức kiếp, một triệu kiếp, một tỷ kiếp về trước, mình đã như vậy, sanh ra tướng tá mặt mũi như vậy. Đó là quả luân hồi.

Rồi tới canh thứ hai, ngài mới xét thêm vì đâu mà ta và chúng sanh, kẻ siêu người đọa, kẻ sướng người khổ. Với cái trí của ngài, ngài thấy thì ra bố thí là được như vậy, bủn xỉn thì bị như vậy, từ tâm thì được như vậy mà ác độc thì nó bị như vậy. Ngài xét thấy như vậy suốt canh thứ hai.

Canh thứ ba là ngài tổng hợp kết quả của hai canh đầu. Ngài thấy mọi hiện hữu ở đời thì ra đều là khổ. Tại sao nó khổ mà nó cứ tái diễn hoài, là tại vì người ta mê trong cái khổ đó. Bây giờ muốn hết khổ thì chỉ có một con đường duy nhất, không có con đường thứ hai là đừng có mê trong khổ nữa. Nó vắng mặt lúc nào thì đó chính là giải thoát lúc đó. Và cái con đường lìa bỏ niềm đam mê ấy được gọi là con đường giải thoát. Con đường giải thoát chỉ đơn giản là thấy rõ mọi thứ là khổ để mà lìa bỏ niềm đam mê. Cái nhận thức đó được gọi là con đường thoát khổ.

Khi ngài thấy được cái này rồi lúc đó là rạng sáng ngày rằm tháng tư âm lịch năm 80 trước Phật lịch. Khi ngài thấy như vậy rồi thì lập tức bốn thánh trí sơ nhị tam tứ đạo xuất hiện và lập tức kéo theo trong đó là 18 Như Lai biệt pháp, 6 Như Lai biệt trí ( trí chỉ có chư phật), lục thông, 4 trí Vô Ngại Giải cùng lúc xuất hiện ngay sau sát- na tứ đạo. Lập tức trở thành vị Toàn Giác . Cái gì ngài cũng biết, ai ngài cũng thương và đức lành nào ngài cũng có. Ngài nhắc lại và nhắc gọn thôi, ở đây có hai Pháp cần phải được biết đến, cần phải được học tập: một. Không biết đủ trong thiện Pháp. Kẻ không tinh tấn thì làm ác bao nhiêu cũng thấy ít, làm thiện bao nhiêu cũng thấy nhiều. Bồ tát và kẻ cầu giải thoát thì ngược lại. Làm ác một tí thấy là nhiều, làm thiện một đời vẫn thấy là ít. Đó gọi là không biết đủ trong thiện Pháp. Ngài tiếc là tại sao không có nhiều tính mạng để cho chúng sanh, mà chỉ có một mạng thôi. Ngài nhẫn hay lắm. Trong kinh kể câu chuyện mà bây giờ có nhiều phiên bản của thế gian, mà không ai biết là từ kinh phật. Có kiếp xưa đó, ngài nhẫn giỏi đến mức lúc 7tuổi mà đã nguyện: suốt đời này ta sẽ không giận ai hết. Tất thảy là người một nhà. Mong là mọi người coi ta là con, để ta có thể coi họ là cha mẹ. Và nếu họ coi ta như là cha mẹ thì ta sẵn sàng thương họ như thương con, không phân biệt ai hết, không giận ai hết. Ngài nghỉ như vậy. Có mấy người bạn giỡn đùa với ngài, họ nghịch ngợm leo lên chân ngài, Họ dẫm. Ngài nói: nè đừng có giỡn như vậy nó gãy chân à nghe. Nhưng họ không nghe, lát sau chân bị gãy, ngài tỉnh bơ nói: thấy chưa nói rồi mà không tin. Rồi ngài lặng lẽ lê lết đi lấy thuốc băng. Quý vị tưởng tượng trên đời này có người như vậy. Quý vị mà làm bể cái bình trà, quý vị cũng không có một sự thanh thản tự tại như vậy, còn đằng này cái chân của ngài mà nghe mà ngài coi như vậy. Vậy mà chưa có thấm đầu quý vị. Kiếp chót ba la mật đầy đủ, cả tam giới từng phút, từng phút Countdown, đếm ngược, thời gian để chờ đợi phút giây ngài đại công cáo thành, chứng thành Phật quả, vận chuyển Pháp luân, dóng trống bất tử cứu độ chúng sanh. Họ chờ đợi từng giờ từng phút, từ lúc ngài nhập thai vào bụng mẹ Maya, rồi đản Sanh, rồi thì lấy vợ sanh con, rồi dạo bốn cửa thành, rồi đi xuất gia, rồi khổ hạnh, rồi thành đạo, họ chờ từng phút từng giây các vị có biết không. Mà quý vị có biết không, vậy mà trong sáu năm khổ hạnh có lúc ngài nằm ngủ ở ngoài bãi tha ma, mộ địa, xương người đầy rẫy, có những bữa ngồi thiền theo dõi hơi thở, ngài mệt quá, đói quá ăn không đủ nên ngài Kiệt sức. Trong kinh sư tử Hống, Trung bộ, ngày nói: này Xá Lợi phất, ta giờ lưng đụng bụng và giờ bụng đụng lưng, lúc đó hai cặp mắt của ta như là hai cái giếng sâu vậy.30 tướng tốt thuở nào bây giờ mất sạch. Ngài kể vậy. Và cái này mới thương nè: khi ngài nằm ngủ quên gối đầu trên mấy cái bộ xương khô trong khổ hạnh Lâm Uruvela, Đám con nít chăn bò tưởng Ngài chết rồi. Bởi vì xấu xí quá, thân người chỉ còn xương, da đen thui, cằn cỗi. Tụi nó cãi nhau: cái xác chết này giống người sống há! Đứa thì nói: người sống mà giống cái xác há. Chúng nó cãi nhau như vậy. Cuối cùng chúng nó quyết định thử. Lúc đó ngài nhủ lòng: cái này không phải của mình, tụi nó muốn làm gì thì làm, mình đang cầu đạo giải thoát, tụi đang đến trợ duyên đó. Dễ sợ chưa. Thế là chúng nó leo lên người ngài, lấy cỏ đuôi gà, cỏ mần trầu banh con mắt của ngài ra rồi khiều, chúng thò vô lỗ tai ngài mà ngoáy. Các vị biết là cảm giác đó sẽ đau, nhọt, ngứa như thế nào vậy mà ngài nằm im ru chịu đựng, vì đây là pháp tu. Kiếp chót mà ngài khổ, tôi đọc đến đó tôi run lắm. Tôi đọc câu chuyện về bồ tát mà nhớ đến chuyện hai anh lính bồng súng đứng gác cổng hoàng cung bên Luân Đôn. Cứ thay phiên, một anh đứng hai tiếng, mà lúc đó trời sập cũng không dám nhúc nhích. Mà có một anh bị phát hiện đã nhúc nhích trong phiên gác. Anh bị sếp trên kêu ảnh vô hỏi lý do tại sao nhúc nhích trong phiên gác, làm mất đi tôn nghiêm của hoàng gia, của nữ hoàng. Anh nói: thiệt em gác đây mấy năm, lúc nào em cũng chỉnh chu nghiêm chỉnh hết trơn. Mà em hỏi sếp thế này, em đang đứng thấy hai con sóc nó chạy băng qua trước mặt, em nói kệ nó, sóc là sóc mình cứ đứng, nó bò lên vai em nói kệ nó, nó bò đâu nó bò, một lúc sau nó bò vô ống giày phải rồi nói chui vô ống quần, em kêu kệ nó đi đâu nó đi, Mình đứng gác nghiêm chỉnh nòng súng, mắt nhìn về phía trước. Nó bò vòng vòng em nghe nó nói: ở đây có hai trái nho, mình ăn trái nào trước. Thì em nghe đến chỗ này em không cách nào, em đứng yên được. Khi con nít mà phá thì chỉ trời cứu. Chúng ta học hai hạnh lành của ngài là không biết no trong thiện Pháp, không thối thất thụt lùi trong tinh tấn.

Mình làm ác một núi mà vẫn thấy như chỉ có 1g, còn làm thiện một gram, thì thấy như một núi. Mình không biết đủ trong thiện Pháp, là một tí đã thấy no rồi, thấy nhiều lắm rồi. Có người thấy giống như là đại thí chủ, nhưng thật ra số họ bỏ ra chẳng là bao nhiêu % so với cái họ có. Nói là giữ giới mà chạy vào chùa kiếm thầy nào đó nổi tiếng lạy xì xụp xong về nhà là xách máy tính ra bấm bấm theo giỏi thị trường chứng khoán, địa ốc …Rồi alô cho đối tác làm ăn, đến chiều rồi gọi người ở nói rằng hôm nay tu bát Quan, chỉ uống sâm chứ không ăn yến. Rồi xong. Thế là 05.00 sáng hôm sau có người bưng tô bào ngư vào để phục hồi công lực sau một đêm thanh tu khổ hạnh. Vậy mới thấy cái giới, cái thí của mình chẳng là gì hết. Còn thiền thì sao, đi kiếm những ngài nổi tiếng như ngài Kim Triệu, ngài Pa-auk, Ngài U Pandita, Ngài Shwe Oo Min…Rồi thì cũng mặc đồ trắng, lạy sì sụp, cúng dường ba mớ, cũng ngồi lim dim mà cái đầu nghĩ cái gì chỉ trời biết, cũng có tiếng ghi danh cũng dự khóa. Tu kiểu đó cũng không có lọt vô cái gọi là không biết đủ trong thiện pháp.

Ngài không thụt lùi trong tinh tấn nghĩa là dù đá nát vàng phai ngài cũng không bỏ cuộc, chính ngài kể lại. Còn mình hãy gặp một tí trở ngại là buông. Có hai thứ trở ngại mình: ngọt quá cũng buông mà đắng quá cũng buông, cám dỗ mình gục mà thử thách mình cũng tiêu. Có người thua cuộc vì thử thách, có kẻ thì vì cám dỗ. Những người làm chính trị khó có kẻ nào đi suốt được hành trình lý tưởng vì bị dọa hoặc bị dụ. Khi bị bắt, kẻ thù biết mình sợ cái gì, họ cứ dọa cái đó là mình bỏ cuộc, biết mình khoái cái gì họ cứ nhá cái đó ra là mình bỏ cuộc. Có người không bị gái, tiền, quyền lực, nhưng lại sợ mất cái gì đó. Cho nên, một trong những chiến thuật cân não đơn giản mà cực kỳ thâm hậu để đánh vào đối phương đó là không cần lực lượng quân đội hùng hậu chỉ cần một cơ quan phản gián thật bén, để phát hiện nhược điểm của đối phương, là thích cái gì mà sợ mất cái gì. sợ cái gì đó và mê cái gì đó là cái nhược của kẻ phàm phu. Tinh tấn của bồ tát là không chùn bước trước bất cứ một trường hợp nào. Dầu bị đọa hay bị dụ thì ngài vẫn sừng sững bước tới, lừng lững trụ thế. Chứ không phải như mình bị dụ cũng buông mà bị doạ cũng buông

Tiếp theo là 2 pháp tạo nên cảnh giới phàm thánh, siêu đọa. 1 là thấy được vị ngọt của đời, 2 là thấy ra cái chỗ đáng chán của đời. Thấy vị ngọt có 2 kiểu và cũng thấy 2 kiểu đáng chán của cuộc đời.

2 kiểu thấy ra vị ngọt:

– thấy đời là ngọt nên đam mê.

– Thứ 2: thấy rõ vị ngọt đó thực chất là gì, sẽ ra sao để nhàm chán.

Con dòi có thích đống phân người thì nó mới sống trong đó. Con người thấy vị ngọt trong nhan sắc, trong quyền lực, tiền bạc, tiếng tăm, danh dự nên cả đời mình mới vùi đầu trong đó đấu tranh, dành dật, gìn giữ. Đó là cái thấy thứ nhất, thấy đời có vị ngọt.

Nhưng có nguời thấy kiểu thứ 2, cũng nhìn vị ngọt nhưng thấy vị ngọt ở đâu nó ra. Tại sao trên đời có đau khổ và hạnh phúc, vì có thích và ghét. Mà từ đâu có thích và ghét, là từ tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Từ đó chúng ta mới thấy cái này là ngọt, cái này là đắng, là cay, chua, béo. Khi hành giả hiểu rõ điều này, thấy chén đường là ngọt thì biết rõ nó là gì. Đứa bé phát hiện ra hũ kẹo để nó chìm đắm trong đó. Nha sĩ nhìn thấy hũ kẹo thì tự biết phải làm gì, không ăn hoặc ăn như thế nào.

Cho nên ở đây có 2 pháp làm nên ranh giới phàm thánh, đó là thấy vị ngọt và thấy được con đường nhàm chán để xuất ly. Có 2 kiểu thấy, thấy ngọt để thích và thấy ngọt để sợ.

Tìm ra chỗ đáng chán của đời cũng có 2 cách:

– Cách 1: chán cái này rồi tìm đến cái chán khác

– Cách 2: thấy rõ cái nào còn sanh diệt, còn tùy duyên mà có, còn do lắp ráp mà thành thì đều đáng buông bỏ.

Như có kẻ chán gia đình thì nhậu nhẹt, bài bạc, nghiện ngập. Có kẻ chán người này tìm đến người kia.

Có kẻ chán 5 cảnh dục tìm đến cảnh thiền, có kẻ chán thiền sắc giới tìm đến cảnh thiền vô sắc.

Như vậy không có được, phải nhàm chán rốt ráo bằng 1 cách thấu suốt triệt để, nhìn đâu cũng thấy chừng đó thôi, thấy cái gì cũng còn sanh diệt, còn do duyên mà có, còn do lắp ráp mà thành, thấy hạnh phúc nào cũng do thích ghét mà ra, thấy thích ghét nào chăng nữa thì cũng do 3 nhân này mà có (tiền nghiệp – khuynh hướng tâm lý – hoàn cảnh sống). Cứ nhớ hoài cái này, cứ ngồi niệm hoài, thế giới này từ phạm thiên đến con ong cái kiến, từ cõi trời cho đến địa ngục chỉ gồm 2 thứ hạnh phúc và đau khổ. Từ vô lượng vũ trụ chỉ gồm hạnh phúc – đau khổ, là do thích và ghét mà ra, mà thích – ghét thì do 3 duyên này mà có: tiền nghiệp – khuynh hướng tâm lý – môi trường sống. Từ chỗ đó mà 1 đống phân đáng gớm với người này nhưng hấp dẫn với chúng sanh kia. 1 đống rơm khô con người nằm sợ ngứa, mà con bò, con lừa, con dê thì mê. Nó vừa nằm vừa gặm thưởng thức trong đêm tối. Giống 1 đứa bé nhà nghèo được đắp chăn ấm với hũ kẹo sô cô la. Trong khi cho mình nằm trong ổ rơm mình chịu không nổi. Con chuột chù mỏ nhọn, hôi rình nó có sở thích rất là đặc biệt, đó là thích giao phối chỗ nào có phân mèo, phân mèo thúi chừng nào thì nó lại mê chừng đó. Chúng nó được gần gũi nhau chỗ đó cũng giống như mình mà được tận hưởng honey moon bên 1 bờ biển ở Trung Đông hay ở Hy Lạp trong 1 đêm trăng thơm ngát mùi trầm, có nến hồng rượu đỏ. Vậy đó. Đã vậy đó, trong khi mình nghe mùi phân mèo mình chết điếng, cho nên mình thấy sở thích của chúng sanh quái đảng như vậy, trong khi đối với chư thiên ở cõi trời thì khác, họ không có phụ thuộc 3 cái piscine, trong mắt họ chỉ là cái vũng nước, 2, 3 mạng nhảy vô dơ hầy, hôi rình, uống chung 1 ly nước, vòng tay âu yếm, họ nhìn giống như 2 con chuột chù, vậy đó. Mình thì thấy phê, thấy sang, mình gọi là tuần trăng mật, họ gọi là tuần dập mặt. Bởi vì đâu? Bởi vì do cái phước báu tiền nghiệp, môi trường sống của họ không chịu nổi kiểu sống của chúng ta.

Tóm lại có 2 cách nhìn để thích và để chán, nhìn ra vị ngọt của đời có 2 kiểu, nhìn để mê và nhìn để chán. Nhìn để chán cũng có 2, chán cái này chạy qua cái kia, và chán tất cả, chán triệt để hoàn toàn, chán tất cả hình thức hiện hữu.

Chúng sanh trong đời có 3 hạng, ứng với 3 hình thái đau khổ. Kẻ hạ căn chỉ sợ khổ khổ, tức là sự có mặt của những nỗi khổ niềm đau. Kẻ trung căn sợ hoại khổ, tức bị sốc khi cái họ thích không còn nữa, như nhìn hoa héo, nhìn lửa cháy, nhìn cái gì đẹp đẽ bị tan vỡ. Bậc thượng căn sợ hãi ngay trong hành khổ, tức bản thân sự có mặt trên đời này đối với họ là cả 1 cực hình.

Nói gọn lại, người hạ căn sợ trời nóng, người trung căn sợ cúp điện, máy lạnh không làm việc nữa, người thượng căn thì e sợ sự có mặt ở xứ nóng. Dầu ngồi trong khách sạn 5*, 10* mà có mặt trong xứ nóng là oải rồi. Tôi biết có nhiều người từ chối du lịch xứ nóng, vì họ ngán lắm, mặc dù tài chánh có thể ở chỗ khách sạn 5* nhưng họ không màng.

Hai pháp đen. Thế nào là 2 pháp đen (Kaṇha). Chữ này có nhiều nghĩa: màu đen; sự xúi quẩy; điều ác xấu; con rắn hổ mang. Trước khi Phật ra đời Tanha (Pali) = Trishna (Sanskrit) nghĩa là khát nước, khi Phật ra đời thì nghĩa là khát ái.

Krishnamurti: người thoát khỏi tội lỗi.

Pháp vô tàm, pháp vô úy thì gọi là pháp đen. Tại sao tôi phải nói dài dòng vậy, bởi vì chữ Kaṇha này có quá nhiều nghĩa, mà ngài Minh Châu chọn có 1 nghĩa đen thôi.

Vô tàm, vô úy làm cho thế giới trở nên hỗn độn, tăm tối nên được gọi là pháp hắc ám, tôi thích dịch là hắc ám hơn.

Tàm và úy là hai pháp quang minh lỗi lạc nên được gọi là sukka (trong sáng, tinh khiết; tinh dịch).

Sukkavisotthi nghĩa là ejaculation.

Ở đoạn 9, Đức Phật nói nhờ hai pháp Tàm và Úy mà thế giới trở nên sáng sủa, minh bạch hơn. Nhờ có tàm và úy mà con người khác con thú. Riêng loài thú chỉ có loài ngựa khi nó trưởng thành nó có thể nhận ra mẹ nó, mẹ con nhận ra nhau, các loài thú khác thì hiếm có loài nào biết chuyện đó nên xô bồ, không tôn ti trật tự gì hết. Nhờ có tàm và úy mà con người biết thẹn.

Một lần ngài Xá Lợi Phất dạy cho các Tỳ kheo: “này các hiền giả, để đối phó với tình cảm nữ nhân, các sư đệ hãy tâm niệm như sau: ai đáng tuổi bà thì mình xem là bà, ai đáng tuổi mẹ mình xem là mẹ, ai đáng tuổi chị mình xem là chị, ai đáng tuổi em gái mình xem là em gái”. Khi mình xem họ như vậy rồi thì dĩ nhiên trong tâm lý mình với họ đã có khoảng cách. Tôi nói mà còn thấy thẹn, vì điều đó khó làm lắm, nó dễ thương quá thì làm sao mình đành lòng xem nó là bà con được. Tôi nhớ có thằng đó, nó thương con nhỏ trong xóm quá, mà nó thẹn nó không dám nói, về nó bỏ ăn, má mới hỏi sao vậy, nó nói con thương con Lan quá đi, mà ba la không được, con Lan là em cùng cha khác mẹ, má nó nói thôi kiếm con khác. Bữa sau nó thương con khác, ba nó cũng nói không được, vì cũng là em cùng cha khác mẹ. Ba nó là Đoàn Chính trong lục mạch thần kiếm vậy, gieo các tai ương khắp nơi, cuối cùng nó đau khổ quá, lần thứ 4 dắt 1 con nhỏ về nữa, ông cũng nói chết cha sao con dắt toàn em không vậy. Thằng này đòi chết, tự tử thì mẹ nó dắt nó ra ngoài hè nói nhỏ, con đừng lo, con không phải con của ông đâu.

Thế đó, khi 1 thế giới loạn như vậy thì mệt lắm. Nhưng mà nhờ có tàm úy mà mình kịp thời chấn chỉnh.

Tiếp theo, có 2 mùa an cư là sao. 2 mùa an cư trước và sau của Tỳ kheo. Mình nói theo luật Việt Nam chứ theo luật Ấn Độ thì chịu thua. Rằm tháng 6 mà không kịp nhập hạ để ra hạ rằm tháng 9 thì Tỳ kheo có thể nhập hạ rằm tháng 7 để ra hạ rằm tháng 10 (lễ Kathina mỗi năm chỉ được tổ chức 1 lần ở 1 trú xứ. Và thời hạn tổ chức Kathina chỉ được 1 tháng, từ rằm tháng 9 đến rằm tháng 10 nên nếu mình nhập hạ rằm tháng 7 thì thời hạn kathina xem như chỉ còn có 1 ngày ra hạ thôi.

Như vậy mình đã học xong 1 chương.

Ngày trước khác, bây giờ khác, nếu có điều kiện là chúng tôi ráng tranh thủ không bỏ lớp. Bữa nay chỉ có 1 ít thời gian nhưng cũng ráng cho có bài với bà con cho vui. Lý do rất đơn giản là tôi có 1 cái nguyện là giảng cho xong kinh tạng. Mà nếu xong hay không xong thì đến năm 55 tuổi phải ngưng thôi, không giảng nữa. Cho nên từ đây tới đó nếu đủ duyên mà giảng hết kinh tạng, năm chúng tôi 55 tuổi rồi thì phải bỏ hết. Chắc chắn phải quay về im lặng thôi. 7 năm từ tâm và 7 năm tứ niệm xứ là 14. 55 mà cộng 14 là coi như sống được 70 đó. Tôi nói chuyện đó không phải là có ý khoe, bởi có chắc làm được chuyện đó đâu mà khoe. Nhưng mà cái cách nói này là 1 khích lệ lớn cho các vị. 7 năm tu vô lượng tâm thì tha hồ sinh tử, tức là sanh nơi đâu cũng sướng hết. 7 năm tu tứ niệm xứ thì hy vọng hết sanh tử. Cái đó mới đặc biệt á. Có nghĩa là 7 năm này nó hỗ trợ cho 7 năm kia, nếu mà đủ duyên đi luôn trong kiếp trái đất này xem như 7 năm kia tu từ tâm mình tặng không cho chúng sanh. Còn nếu kiếp này gặp Phật Di Lạc hoặc lúc xá lợi Phật gom lại 5000 năm, mà mình cũng không có đắc nổi thì coi như mình cũng có 7 năm kia ngon lành. 7 năm tu từ tâm thì công đức không thể tưởng tượng. Đức Phật dạy rằng: chỉ riêng trong thời gian 1 nháy mắt, mà rải lòng từ chân thành, chân thành thật chứ không phải niệm trên miệng mà chửi cha người ta, đến cho vô lượng chúng sanh thì công đức vô lượng rồi. 7 năm như vậy. Đây là kinh nghiệm xương máu phải nhớ. Trước khi muốn tu từ tâm 7 năm thì việc đầu tiên là bà con phải cắt đứt liên lạc với tất cả thiên hạ, kể cả cái người mà mình thân thương nhất. Làm được chuyện đó thì mình mới hy vọng. Vì sao? Vì còn có liên lạc là còn có thị phi, còn có phiền phức, còn có thương ghét là cái tâm từ của mình không tới được. Cho nên mình phải bỏ ra 3, 6, 9 cho đến 12 tháng để cắt đứt liên lạc, tất cả internet, facebook, emai, điện thoại, messenger… Mình trở thành người bộ lạc của năm 1901, không biết gì hết, lúc đó chuẩn bị 1 cái chỗ mà có thể không nhờ cậy nhiều về vấn đề về vật chất, nhưng cũng phải đề phòng vấn đề bệnh hoạn, phải có bảo hiểm và nhắm bệnh viện nào gần để phòng khi hữu sự. Ở đây đang nói mấy người nhát chết. Xong rồi trong suốt thời gian 3, 6, 9 tháng đó không liên lạc với ai hết. Tất cả thị phi thật sự ở bên ngoài thềm cửa hết thì mới bắt đầu tu từ tâm. Ai mà không làm đúng điều này thì ráng chịu. Tôi báo trước, còn có tiếc nuối, lâu lâu lén bấm phone thì không có cách nào đâu. Quý vị làm thử đi, cách liên lạc từ 3, 6, 9 tháng thì tự nhiên tâm từ ở đâu đó sẽ trào ra. Còn cứ dây dưa thì sau 1 thời gian chừng tuần lễ, nửa tháng thì mọi thứ trở lại như cũ. Lúc đó chỉ có sân si thôi. Và đối với pháp môn tu tứ niệm xứ cũng gần như vậy, phải cắt đứt liên lạc thì mới có kết quả.

Chúc quý vị 1 ngày vui, hẹn nhau ngày 6.

Hai pháp đen. Thế nào là 2 pháp đen (Kaṇha). Chữ này có nhiều nghĩa: màu đen; sự xúi quẩy; điều ác xấu; con rắn hổ mang. Trước khi Phật ra đời Tanha (Pali) = Trishna (Sanskrit) nghĩa là khát nước, khi Phật ra đời thì nghĩa là khát ái.

Krishnamurti: người thoát khỏi tội lỗi.

Pháp vô tàm, pháp vô úy thì gọi là pháp đen. Tại sao tôi phải nói dài dòng vậy, bởi vì chữ Kaṇha này có quá nhiều nghĩa, mà ngài Minh Châu chọn có 1 nghĩa đen thôi.

Vô tàm, vô úy làm cho thế giới trở nên hỗn độn, tăm tối nên được gọi là pháp hắc ám, tôi thích dịch là hắc ám hơn.

Tàm và úy là hai pháp quang minh lỗi lạc nên được gọi là sukka (trong sáng, tinh khiết; tinh dịch).

Sukkavisotthi nghĩa là ejaculation.

Ở đoạn 9, Đức Phật nói nhờ hai pháp Tàm và Úy mà thế giới trở nên sáng sủa, minh bạch hơn. Nhờ có tàm và úy mà con người khác con thú. Riêng loài thú chỉ có loài ngựa khi nó trưởng thành nó có thể nhận ra mẹ nó, mẹ con nhận ra nhau, các loài thú khác thì hiếm có loài nào biết chuyện đó nên xô bồ, không tôn ti trật tự gì hết. Nhờ có tàm và úy mà con người biết thẹn.

Một lần ngài Xá Lợi Phất dạy cho các Tỳ kheo: “này các hiền giả, để đối phó với tình cảm nữ nhân, các sư đệ hãy tâm niệm như sau: ai đáng tuổi bà thì mình xem là bà, ai đáng tuổi mẹ mình xem là mẹ, ai đáng tuổi chị mình xem là chị, ai đáng tuổi em gái mình xem là em gái”. Khi mình xem họ như vậy rồi thì dĩ nhiên trong tâm lý mình với họ đã có khoảng cách. Tôi nói mà còn thấy thẹn, vì điều đó khó làm lắm, nó dễ thương quá thì làm sao mình đành lòng xem nó là bà con được. Tôi nhớ có thằng đó, nó thương con nhỏ trong xóm quá, mà nó thẹn nó không dám nói, về nó bỏ ăn, má mới hỏi sao vậy, nó nói con thương con Lan quá đi, mà ba la không được, con Lan là em cùng cha khác mẹ, má nó nói thôi kiếm con khác. Bữa sau nó thương con khác, ba nó cũng nói không được, vì cũng là em cùng cha khác mẹ. Ba nó là Đoàn Chính trong lục mạch thần kiếm vậy, gieo các tai ương khắp nơi, cuối cùng nó đau khổ quá, lần thứ 4 dắt 1 con nhỏ về nữa, ông cũng nói chết cha sao con dắt toàn em không vậy. Thằng này đòi chết, tự tử thì mẹ nó dắt nó ra ngoài hè nói nhỏ, con đừng lo, con không phải con của ông đâu.

Thế đó, khi 1 thế giới loạn như vậy thì mệt lắm. Nhưng mà nhờ có tàm úy mà mình kịp thời chấn chỉnh.

Tiếp theo, có 2 mùa an cư là sao. 2 mùa an cư trước và sau của Tỳ kheo. Mình nói theo luật Việt Nam chứ theo luật Ấn Độ thì chịu thua. Rằm tháng 6 mà không kịp nhập hạ để ra hạ rằm tháng 9 thì Tỳ kheo có thể nhập hạ rằm tháng 7 để ra hạ rằm tháng 10 (lễ Kathina mỗi năm chỉ được tổ chức 1 lần ở 1 trú xứ. Và thời hạn tổ chức Kathina chỉ được 1 tháng, từ rằm tháng 9 đến rằm tháng 10 nên nếu mình nhập hạ rằm tháng 7 thì thời hạn kathina xem như chỉ còn có 1 ngày ra hạ thôi.

Như vậy mình đã học xong 1 chương.

Ngày trước khác, bây giờ khác, nếu có điều kiện là chúng tôi ráng tranh thủ không bỏ lớp. Bữa nay chỉ có 1 ít thời gian nhưng cũng ráng cho có bài với bà con cho vui. Lý do rất đơn giản là tôi có 1 cái nguyện là giảng cho xong kinh tạng. Mà nếu xong hay không xong thì đến năm 55 tuổi phải ngưng thôi, không giảng nữa. Cho nên từ đây tới đó nếu đủ duyên mà giảng hết kinh tạng, năm chúng tôi 55 tuổi rồi thì phải bỏ hết. Chắc chắn phải quay về im lặng thôi. 7 năm từ tâm và 7 năm tứ niệm xứ là 14. 55 mà cộng 14 là coi như sống được 70 đó. Tôi nói chuyện đó không phải là có ý khoe, bởi có chắc làm được chuyện đó đâu mà khoe. Nhưng mà cái cách nói này là 1 khích lệ lớn cho các vị. 7 năm tu vô lượng tâm thì tha hồ sinh tử, tức là sanh nơi đâu cũng sướng hết. 7 năm tu tứ niệm xứ thì hy vọng hết sanh tử. Cái đó mới đặc biệt á. Có nghĩa là 7 năm này nó hỗ trợ cho 7 năm kia, nếu mà đủ duyên đi luôn trong kiếp trái đất này xem như 7 năm kia tu từ tâm mình tặng không cho chúng sanh. Còn nếu kiếp này gặp Phật Di Lạc hoặc lúc xá lợi Phật gom lại 5000 năm, mà mình cũng không có đắc nổi thì coi như mình cũng có 7 năm kia ngon lành. 7 năm tu từ tâm thì công đức không thể tưởng tượng. Đức Phật dạy rằng: chỉ riêng trong thời gian 1 nháy mắt, mà rải lòng từ chân thành, chân thành thật chứ không phải niệm trên miệng mà chửi cha người ta, đến cho vô lượng chúng sanh thì công đức vô lượng rồi. 7 năm như vậy. Đây là kinh nghiệm xương máu phải nhớ. Trước khi muốn tu từ tâm 7 năm thì việc đầu tiên là bà con phải cắt đứt liên lạc với tất cả thiên hạ, kể cả cái người mà mình thân thương nhất. Làm được chuyện đó thì mình mới hy vọng. Vì sao? Vì còn có liên lạc là còn có thị phi, còn có phiền phức, còn có thương ghét là cái tâm từ của mình không tới được. Cho nên mình phải bỏ ra 3, 6, 9 cho đến 12 tháng để cắt đứt liên lạc, tất cả internet, facebook, emai, điện thoại, messenger… Mình trở thành người bộ lạc của năm 1901, không biết gì hết, lúc đó chuẩn bị 1 cái chỗ mà có thể không nhờ cậy nhiều về vấn đề về vật chất, nhưng cũng phải đề phòng vấn đề bệnh hoạn, phải có bảo hiểm và nhắm bệnh viện nào gần để phòng khi hữu sự. Ở đây đang nói mấy người nhát chết. Xong rồi trong suốt thời gian 3, 6, 9 tháng đó không liên lạc với ai hết. Tất cả thị phi thật sự ở bên ngoài thềm cửa hết thì mới bắt đầu tu từ tâm. Ai mà không làm đúng điều này thì ráng chịu. Tôi báo trước, còn có tiếc nuối, lâu lâu lén bấm phone thì không có cách nào đâu. Quý vị làm thử đi, cách liên lạc từ 3, 6, 9 tháng thì tự nhiên tâm từ ở đâu đó sẽ trào ra. Còn cứ dây dưa thì sau 1 thời gian chừng tuần lễ, nửa tháng thì mọi thứ trở lại như cũ. Lúc đó chỉ có sân si thôi. Và đối với pháp môn tu tứ niệm xứ cũng gần như vậy, phải cắt đứt liên lạc thì mới có kết quả.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua Paltalk năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app