VẤN ĐÁP VỚI THIỀN SINH 2
(Một ngày khác. Vị sư thứ hai)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao?
Thiền sinh: Chánh niệm của tôi tốt hơn trước đây.
Thiền sư: Chỉ có chánh niệm tốt hơn. Nhưng tỉnh giác không được tốt lắm. Ðịnh có thể xâm nhập. Nếu hành giả chỉ quan sát sự ngồi, đây không phải là tỉnh giác và không phải là thiền Thiền Minh Sát. Hành giả phải biết rằng đó là “oai nghi ngồi” (sampajanna). Người mà quan sát oai nghi ngồi, trí tuệ đó nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm và tỉnh giác. Nếu hành giả chỉ có chánh niệm, và hành giả chỉ biết tư thế mà nó không thể thay tà kiến cho rằng nó là “cái ngã” ngồi. Như vậy nó không phải là sự tu tập thiền Thiền Minh Sát, nó là định.
Khi hành giả có tỉnh giác đúng đắn, danh sắc sẽ xuất hiện. Trước khi hành giả đến với sự tu tập, hành giả phải nghiên cứu danh sắc là gì. Hành giả chỉ biết những cái tên và định nghĩa, nhưng hành giả không biết bản chất thật của chúng. Sau đó hành giả sẽ thấy được bản chất thật khi thực hành. Và hành giả sẽ biết những đặc tính của oai nghi ngồi và “oai nghi ngồi” xảy ra lúc nào và ở đâu [1] . Ví dụ, khi hành giả đi học, hành giả đọc “a”, “b”, “c”, “d” nhưng hành giả không biết mặt chữ, chỉ biết nghe âm thanh. Khi hành giả thấy mặt chữ hoặc hình dáng, hành giả không thể đọc nó, cho tới khi hành giả học cách nhận ra nó. Như vậy sự việc này giống như sự thực hành. Hành giả phải biết lý thuyết lẫn thực hành – hình dáng và âm thanh. Khi sắc pháp và danh pháp xuất hiện trong tuệ Thiền Minh Sát hành giả ngay lập tức biết được những đặc tính của danh sắc. Khi hành giả thay đổi tư thế, hành giả quan sát.
Thiền sinh: Ðúng. Nhưng tôi không thể theo nó hầu hết mọi lúc.
Thiền sư: Khi sự đau đớn xảy ra, hành giả thay đổi tư thế không có tác ý. Hành giả thay đổi tư thế mà không biết nguyên nhân. Ðiều này có nghĩa là chánh niệm và tỉnh giác không được hoàn hảo. Khi sự đau đớn xảy ra, sự tham muốn ước ao thay đổi tư thế – tham ái cần một sắc pháp mới. Như vậy hành giả phải cố gắng có tác ý để dẫn dắt cho hành giả là mình cần phải thay đổi.
Thiền sinh:Vào sáng sớm tiếng chuông chùa vang lên rất lớn tôi không thể tu tập.
Thiền sư:Hành giả không muốn nghe tiếng chuông. Nhưng theo quan điểm Thiền Minh Sát đúng đắn, chúng ta phải nghe. Khi có paccaya (duyên trợ = âm thanh và tai) sự nghe phải xảy ra. Chúng ta không thể kiểm soát chúng. Tâm nhĩ thức là vô ngã. Ðừng khó chịu. Chỉ cần quan sát tâm nhĩ thức, hành giả sẽ nhận thấy không có ai nghe, không phải hành giả nghe.
Danh sắc xuất hiện, bất cứ danh sắc nào xuất hiện, danh sắc đó sẽ đem lợi ích cho tuệ Thiền Minh Sát. Nhưng hành giả chỉ muốn chọn danh sắc này thích hợp và vì thế phiền não có thể xâm nhập. Như vậy hành giả phải có tác ý đúng đắn.
Thiền sinh:Ðôi lúc tôi không thể ngủ, tôi không hiểu tại sao.
Thiền sư: Bởi vì sự tỉnh giác tốt đẹp hơn, đôi khi hành giả sẽ không thể ngủ được. Ðiều này có nghĩa đề mục thiền thì tốt hơn. Hành giả cần bớt ngủ đi. Nếu hành giả không có chánh niệm- tỉnh giác (sati-sampajanna), si mê có thể xâm nhập. Và khiến hành giả buồn ngủ. Nếu hành giả có tỉnh giác tốt, ngay cả khi hành giả đang ăn cũng đừng cho là ngon. Nhưng hành giả vẫn ăn đủ. Ðiều này có nghĩa phiền não được giảm nhiều, bởi vì hành giả biết rằng mình cần phải ăn. Hành giả biết hương vị, nhưng nó không ngon. Hành giả phải ăn vì buộc phải ăn, không bởi vì hành giả muốn ăn. Nếu hành giả thường xuyên có thể ngăn chặn phiền não giống như điều này, trí tuệ sẽ sớm xuất hiện.
(Một ngày khác, vị sư thứ nhất và thứ hai)
Thiền sư: Sự hiểu biết về việc tu tập của hành giả ra sao?
Thiền sinh:Tôi cảm thấy sự tu tập của mình tốt hơn. Tôi biết nguyên nhân và quả và khi những chướng ngại phát sinh tôi biết cách nào để điều trị.
Thiền sư: Làm cách nào hành giả chữa trị các chướng ngại hoặc tự chúng biến mất?
Thiền sinh:Ví dụ, khi quan sát “oai nghi ngồi” và định xuất hiện. Tôi biết nó – và tôi chuyển sang tư thế khác.
Thiền sư:Nếu hành giả không thay đổi tư thế, liệu định sẽ xuất hiện?
Thiền sinh: Ðôi khi nó sẽ xuất hiện, nếu tôi không đổi tư thế.
Thiền sư: Danh sắc đã xuất hiện chưa?
Thiền sinh: Ðôi khi tôi nhận thấy nó.
Thiền sư: Hành giả đã trông thấy danh sắc bằng pariyatti (lý thuyết) hay thực hành? Chúng giống nhau hay khác nhau.
Thiền sinh:Tôi nhận thấy bằng sự tu tập. Sự biết bằng lý thuyết và thực hành khác nhau?
Thiền sư: Hành giả nói “sự thấy” bằng lý thuyết và thực hành khác nhau. Sự khác biệt là thế nào?
Thiền sinh: Nó khác biệt (thực hành) bởi vì là sự cảm giác chứ không phải suy nghĩ.
Thiền sư: Hành giả thấy sắc pháp nào nhiều hơn.
Thiền sinh: Tôi đã thấy sắc pháp ở mọi tư thế. Nhưng danh pháp, tôi đã thấy “tâm nhãn thức” và “tâm nhĩ thức” nhiều, nhưng không hoàn toàn rõ ràng.
Thiền sư: Hành giả biết bằng sự tu tập, hành giả sử dụng phương pháp gì?
Thiền sinh: Tôi có thấy với sự tỉnh giác với bất cứ sắc và danh nào mà tôi đang quan sát.
Thiền sư: Ðúng. Ðây là phương pháp đúng, để có sắc và danh xuất hiện. Và hành giả phải có tỉnh giác cho tới khi đạt được nhiều kinh nghiệm hơn. Nếu hành giả chỉ quan sát và không biết sắc nào (oai nghi ngồi v.v…) hoặc những danh pháp khác hành giả quan sát, hành giả sẽ thấy được danh sắc như là một sự việc, là “hành giả” – và ghanasana (một khối vững chắc) che giấu điều này sẽ phân tán
Tỉnh giác là người đang thực hiện công việc, nhưng danh sắc là những đối tượng. Như vậy hành giả có sự tỉnh giác về danh sắc mà hành giả thường xuyên quan sát. Nếu hành giả không thực hiện điều này danh sắc không thể xảy ra. Nếu hành giả thực hành đúng danh sắc sẽ xảy ra. Và sẽ thấy từng danh sắc theo bản chất thật của chúng. Nếu hành giả có sự tỉnh giác như thế này, đối tượng khác (chẳng hạn như tâm vẩn vơ) không thể xâm nhập. Nếu hành giả chỉ quan sát danh sắc (mà không biết loại nào) sự tỉnh giác sẽ trở nên yếu ớt và không thể ngăn chặn sự tham muốn. Hành giả quan sát như thế nào khi đi? Khi đi tôi quan sát oai nghi đi và tôi cũng quan sát bàn chân khi nó chạm đất.
Thiền sư: Hành giả quan sát oai nghi đi và tư thế xúc chạm. Ðiều này sai lệch. Hành giả đang sử dụng 2 đối tượng. Oai nghi đi là ở trong Kāya (thân) và tư thế xúc chạm là ở trong pháp (các đối tượng niệm xứ). Nếu hành giả thực hành điều này, hành giả không thể theo dõi oai nghi đi và hành giả sẽ bị xao lãng và định sẽ xâm nhập. Hành giả phải quan sát duy nhất oai nghi đi.
Hành giả quan sát oai nghi đi bằng cách nào? Hành giả nói hành giả quan sát chân, nhưng điều này là không đúng. Nhiệm vụ của Thiền Minh Sát là tiêu diệt tà kiến cho rằng “hành giả” đi. Hành giả phải quan sát toàn bộ tư thế đi để đoạn trừ tà kiến cho rằng “hành giả” đi.
Thiền sinh:Ðôi khi hành giả muốn thực hành nhiều định hơn, vì định xảy ra thường xuyên hơn – nhưng đôi khi tôi không thể thực hiện được. Ðịnh giúp cho tôi tập trung nhiều hơn.
Thiền sư: Tại sao hành giả muốn định?
Thiền sinh: Tôi muốn thực hiện nó.
Thiền sư: Mọi khoảnh khắc (sát na) khi hành giả đang quan sát hành giả có định trong Thiền Minh Sát. Khi tâm vẩn vơ xuất hiện hành giả quan sát cái gì?
Thiền sinh: Tôi đang quan sát tâm phóng túng.
Thiền sư: Ðúng. Hành giả đúng. Khi phóng túng xuất hiện hành giả trở lại quan sát “oai nghi ngồi”, hoặc tư thế khác mà hành giả đang quan sát. Ðừng chờ đợi cho tâm phóng túng biến mất để trở lại và quan sát sắc pháp. Ðừng chú ý đến câu chuyện của tâm phóng túng. Hành giả phải thấy nó như là “tâm phóng túng”. Câu chuyện tâm phóng túng là pananati (tục đế) không phải paramattha (chân đế); sabhava (tự nhiên). Người ta dễ dàng nhận thấy được tâm phóng túng. Nếu hành giả biết được điều này, thì rất ích lợi cho trí tuệ. Bởi vì tâm phóng túng là danh pháp. Tâm phóng túng là vô thường hoặc không kiểm soát được. Không phải “chúng ta.”
Hành giả đi đến sự tu tập đề mục thiền, như vậy hành giả có thể thấy được bản chất của danh sắc ở những tính cách khác nhau. Tam trạng (Tripitika) của Ðức Phật không ở đâu xa, nó ở trong bản thân của hành giả. Chúng ta tu tập Thiền Minh Sát, còn những bổn phận khác không nằm trong sự quan tâm của hành giả. Bổn phận của hành giả là tu tập để thấy được danh sắc trong Tam tướng. Phương pháp mà hành giả dùng để khám phá Tam Tướng phải có tác ý. Ðiều này rất quan trọng.
Tôi muốn hành giả biết được sự khác biệt giữa sự nhận biết đến từ định và sự nhận biết đến từ trí tuệ.
Nếu sự nhận biết đó không phải là tự nhiên, theo như bản chất thật của nó, như thếù là định. Khi hành giả quan sát “sự thấy”, hành giả phải biết “sự thấy” đó là định; sự biết được “tâm nhãn thức” là sự tỉnh giác – hoặc trí tuệ. Nếu hành giả nhận thức tự nhiên theo bản chất thật của chúng, đó là chân lý và cũng là trí tuệ.
Sự hiểu biết về sự tu tập lẫn sự tu tập của hành giả sẽ tốt đẹp hơn. Và hành giả liên tục có sự tỉnh giác ở từng khoảnh khắc.
(Một ngày khác. Vị sư thứ nhất)
Thiền sư: Có những trở ngại nào trong sự tu tập của hành giả không?
Thiền sinh: Không nhiều lắm. Chỉ có một chút ít.
Thiền sư: Ðó là điều gì?
Thiền sinh: Khi có định. Tôi cảm thấy trống rỗng.
Thiền sư: Ðiều này ở trong tư thế nào?
Thiền sinh: Ở một số tư thế.
Thiền sư: Nếu hành giả biết được tư thế nào có nhiều định, đừng nên quan sát tư thế đó. Ví dụ, khi quan sát “oai nghi ngồi”, nếu hành giả không nắm được và chỉ biết sự ngồi nhưng không biết sự ngồi nào, hành giả phải theo dõi tâm của mình đang ở đâu. Tâm của hành giả có tâm và định là danh hoặc tâm của hành giả trống rỗng. Không có danh hoặc sắc). Hoặc ở một đề mục khác. Khi hành giả biết được tâm mình ở đâu, sự trống rỗng đó sẽ biến mất.
Khi hành giả đến với sự tu tập, hành giả có biết lý do tại sao mình tu tập không?
Thiền sinh: Tôi nhận thức được danh sắc.
Thiền sư: Ðúng. Hành giả không phải làm bất cứ điều gì khác. Chỉ cần quan sát danh sắc. Sự việc giống như một ai đó cho hành giả một đồng tiền, yêu cầu hành giả quan sát nó, và hãy xem nó nếu không có gì khác lạ. Nó giống như với danh sắc. Hành giả đi đến sự nhận thức có phải họ là “chúng ta”, hoặc một con vật, hoặc cái tôi, hoặc danh sắc. Sự tu tập Thiền Minh Sát là thấy được danh sắc – điều mà hành giả suy nghĩ sai lầm là cái ngã (cái tôi). Nếu hành giả biết được điều này, như vậy hành giả biết được lý do mình tu tập.
(Một ngày khác, vị sư thứ hai)
Thiền sư: Khi hành giả bị tâm phóng túng, hành giả quan sát như thế nào?
Thiền sinh:Tôi cảm thấy khó chịu.
Thiền sư: Hành giả cảm thấy khó chịu, vì hành giả không muốn tâm bị phóng túng. Theo thực tế “tâm phóng túng” cho thấy rõ tam tướng hơn bất cứ danh pháp nào khác ngay cả hơn “tâm nhĩ thức”, “tâm nhãn thức”. Tâm phóng túng là pháp chân đế – paramatta [2] . Nhưng hành giả không muốn thấy nó phải không?
Thiền sinh: Ðúng.
Thiền sư: Hành giả không thích điều gì là pháp chân đế phải không? Ðiều này không đúng. Hành giả thích an vui. Sự an vui này lại sinh và diệt, giống như tâm phóng túng. Như vậy tại sao hành giả thích an vui hơn tâm phóng túng? Tâm phóng túng và định, khi đối nghịch, có cùng hậu quả như các đối tượng. Chúng là lợi ích tốt đẹp để quan sát và có Thiền Minh Sát xuất hiện. Hành giả không thích tâm phóng túng bởi vì nó khiến cho hành giả khó chịu và bởi vì hành giả thích cảm thấy an vui. Tâm phóng túng là sự thật tuyệt đối hay không?
Thiền sinh: Vâng, nó là chân lý tối thượng (Tứ Diệu Ðế)
Thiền sư: Hành giả biết khi chân lý tối thượng xuất hiện, nhưng không muốn thấy nó. Hành giả đi đến sự tu tập đề mục thiền quán để thấy được chân lý tối thượng nhưng hành giả có cái cảm giác là không thích tâm phóng túng.
Hành giả phải biết khi mình đang ăn, lý do đúng cho sự ăn và lý do sai lệch. Lý do đúng là điều trị sự khổ – không phải để có sự thỏa thích, hạnh phúc. Người dạy Thiền Minh Sát phải biết thiền sinh đó đang tu tập đúng hay sai. Ví dụ như khi thiền sinh có quá nhiều định, nó có thể tạo nên một sự căng thẳng cho tâm, và vị này thấy phải bảo với học trò mình ngừng tu tập một lúc. Hãy làm một công việc gì đó. Hãy trở lại với thế giới trần tục.
Tâm của hành giả (Yogi) rất quan trọng. Nếu vị này hơi bị mất quân bình vị này sẽ dễ dàng mất đi mối liên hệ với sự thật hoặc sự khổ từ ảo giác. Như vậy một vị thấy phải hỏi hành giả hoặc thiền sinh khi đến với sự tu tập, vị này đã thực hành thiền nơi nào trước đó và gặp bất cứ vấn đề tâm nào không.
Ðối tượng nào tạo nên định quá mức, đừng nên dùng đối tượng đó. Nếu tư thế ngồi dẫn đến quá nhiều định, hãy thay đổi sang tư thế khác trong một lúc. Hành giả nên chọn một đối tượng mà hành giả ít quen thuộc, bởi vì những đối tượng hoặc đề mục hành giả sử dụng thường xuyên (ví dụ tư thế ngồi) có khuynh hướng tạo nên quá nhiều định.
(Một ngày khác, một nhà sư người Trung Quốc)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả như thế nào?
Thiền sinh:Khi thời tiết nóng bức khiến cho tâm tôi bị phóng túng. Nhưng nếu thời tiết mát mẻ tôi không bị phóng túng quá nhiều.
Thiền sư: Thời tiết có thể là trợ duyên cho phiền não. Nhưng thời tiết mát mẻ là pháp cao thượng. Ðiều gì khiến hành giả gặp khổ? Bởi vì hành giả có 5 uẩn, chúng tạo ra khổ. Nó không phải do thời tiết nóng. Nếu hành giả có tác ý đúng đắn; hành giả sẽ biết được nóng là sắc, và nóng cũng là chân đế, sự thật tuyệt đối. (Nóng là sắc pháp và sắc pháp là pháp chân đế). Nếu hành giả tìm cách làm cho sự nóng biến mất nhưng hành giả không thể thực hiện được, hành giả cảm thấy khó chịu. Hành giả có tác ý sai lạc – hành giả nghĩ rằng “mình” nóng, chứ không phải sắc pháp nóng. Ðức Phật dạy Ngũ Uẩn là khổ và vô ngã và mọi vật đều vô thường. Nếu hành giả biết được điều này, thì sẽ không cảm thấy khó chịu và ham muốn hoặc không ham muốn không thể xảy ra và phiền não không thể xâm nhập.
Thông thường, nếu hành giả không có chánh niệm, tâm phóng túng sẽ xuất hiện, nhưng nếu hành giả biết nó là danh pháp – tâm phóng túng đó là chánh niệm – và tâm phóng túng sẽ ngưng lại vào thời điểm đó. Nhưng nếu hành giả quan sát để tạo cho tâm phóng túng biến mất, điều này không đúng. Trong chánh niệm cũng có định, và cho nên tâm phóng túng không thể xuất hiện. Tuy vậy hành giả chỉ có chánh niệm ngắn ngủi, hành giả sẽ có nhiều tâm phóng túng.
Tôi muốn hành giả ghi nhận rằng tâm có chánh niệm và không có chánh niệm đều khác nhau. Nếu hành giả biết khi tâm không có chánh niệm, hành giả có thể trả lại với khoảnh khắc hiện tại.
Một điều cơ bản là khi tâm phóng túng xuất hiện, hành giả đừng quan sát nó là danh pháp. Có tâm phóng túng ở mọi tư thế. Khi tâm phóng túng xảy ra trong sự đi, với sự tỉnh giác hành giả trở lại với “tư thế đi đi”. Ngay lúc này hành giả không có nhiều kinh nghiệm, như vậy hành giả phải tu tập cho đến khi có nhiều kinh nghiệm hơn. Về phần ấn chứng – nimitta thế nào? Hành giả vẫn có ấn chứng.
Thiền sinh: Không có ấn chứng. Nhưng tôi có nhiều tâm phóng túng.
Thiền sư: Hành giả bị phóng dật, bởi vì hành giả có ít chánh niệm. Nếu hành giả có nhiều chánh niệm hơn hành giả có ít phóng dật. Nếu hành giả bị phóng dật, hành giả không có ấn chứng. Nếu hành giả có ấn chứng thì không bị phóng dật. Phóng dật có một lợi ích tốt đẹp như là một đối tượng trong đề mục thiền quán, vì nó là pháp niệm xứ. Nhưng nó không phải là thân niệm xứ. Ấn chứng không thể dùng như một đối tượng trong ấn chứng niệm xứ -Thiền Minh Sát. Nimitta (ấn chứng) chỉ sử dụng cho thiền định mà thôi. Như vậy hai loại có những lợi ích khác nhau.
Thiền sinh: Khi phóng dật xuất hiện, tôi cố gắng loại trừ nó để quan sát “oai nghi ngồi”, nhưng nó không thể trở lui. Ðôi khi tôi bị phóng dật rất lâu.
Thiền sư: Ðừng chiến đấu với phóng dật – bởi vì nó là pháp tự nhiên – subhava-dhamma. Hành giả không thể kiểm soát nó. Hành giả có tà kiến cho rằng phóng dật là không phải pháp, như vậy hành giả không thích phóng dật. Khi hành giả nhận thức được phóng dật, sự việc có nghĩa là hành giả đã thấy pháp. Và hành giả biết phóng dật là pháp chứ không phải hành giả.
(Một ngày khác. vị sư thứ nhất)
Thiền sinh: Trong 2 hoặc 3 ngày qua, tôi nghĩ mình quan sát danh sắc tốt hơn.
Thiền sư: Hành giả nói mình quan sát danh sắc tốt hơn. Ðề mục nào hành giả có trong giây phút hiện tại.
Thiền sinh: Phóng dật thì giảm bớt, và tôi quan sát danh sắc nhiều hơn. Không chỉ suy nghĩ. Tôi cảm thấy nó là oai nghi ngồi, oai nghi nằm. Khi tôi ở trong tư thế đó tôi biết đó là sắc pháp. Cảm giác này khác biệt với những gì tôi gặp trước đó.
Thiền sư: Ðây là thiện pháp. Như vậy hành giả nên cố gắng và duy trì điều này. Tứ Chánh lần là phần thứ hai của ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Ðây là pháp, nó sẽ giúp hành giả đạt được đạo tâm và quả tâm nhận thức được Tứ Diệu Ðế [3] Nếu hành giả đang quan sát “oai nghi ngồi” và “oai nghi nằm” và rồi sau đó trong một khoảng thời gian ngắn chúng dần dần mờ nhạt, như vậy hành giả phải ngưng quan sát một lúc. Sau đó, hãy bắt đầu quan sát lại.
Thiền sinh: Ðôi khi có một điều gì khiến cho tôi cảm thấy lo sợ khi đang quan sát. Và như thế tôi không thể thấy danh sắc rõ ràng.
Thiền sư: Hành giả cảm thấy sợ hãi hoặc lo âu – và không thể thấy được danh sắc rõ ràng; bởi vì hành giả có ít tỉnh giác. Như vậy hãy cố gắng có nhiều tỉnh giác hơn và hành giả sẽ bớt lo sợ. Nếu hành giả thấy được danh sắc rõ ràng hơn bằng tỉnh giác, hành giả sẽ không còn lo sợ.
(Vị sư thứ nhất và thứ hai)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả thế nào?
Thiền sinh: Trước đây tôi có nhiều phóng dật, nhưng bây giờ tôi hiểu sự tu tập tốt hơn – và vì thế tôi ước mơ sẽ trình bày cho người em họ của tôi – hoặc mọi người.
Thiền sư: Hành giả có tâm phóng dật bởi vì không có chánh niệm. Hành giả có biết tại sao mình không có chánh niệm? Bởi vì hành giả nghĩ rằng mình sẽ làm một điều thiện (Kusala) chẳng hạn như trình bày một bài pháp hoặc giáo huấn. Và hành giả làm điều gì để phóng dật biến mất?
Thiền sinh: Tự nó sẽ biến mất. Vào thời điểm tôi đang quan sát oai nghi ngồi.
Thiền sư: Nếu hành giả quan sát sắc pháp đó lâu hơn, hành giả sẽ thấy chân lý của sắc pháp đó rõ ràng hơn. nếu hành giả chỉ quan sát sắc pháp đó một chút thôi thì hành cũng thấy chân lý của nó một chút. Hành giả càng quan sát sắc pháp nhiều thứ càng thấy rõ sắc pháp đó. Nhưng hành giả quan sát nó quá lâu nó sẽ khiến cho hành giả bớt đi sự tỉnh giác. Khi hành giả gặp như thế thì phải ngưng lại trong chốc lát và sau đó bắt đầu quan sát trở lại với nhiều sự tỉnh giác.
Thiền sinh: Ðôi khi tôi đang quan sát sắc pháp tôi cảm thấy mình muốn khóc.
Thiền sư: Hành giả cảm thấy như thế. Hành giả có biết lý do của nó không? Hành giả đã biết tại sao mình lại cảm thấy như thế. Ví dụ, khi hành giả thấy một xác chết, hành giả có một cảm giác nào đó. Hoặc nếu như hành giả thấy một người xinh đẹp hành giả cũng có một cảm giác nào đó. Hành giả phải cố gắng tìm hiểu tại sao cảm giác đó xảy ra. Nhưng thông thường hành giả không biết tại sao. Giải pháp đó là hành giả phải có sự tỉnh giác rất rõ ràng, và sự tỉnh giác hành giả đang làm gì, và biết được khi hành động đó xảy ra (sự khóc), và tại sao nó xuất hiện. Nó xuất hiện bởi vì đối tượng được thay đổi từ “oai nghi ngồi” hãy nói để “khóc”, không giữ được chánh niệm. Nếu hành giả biết được nguyên nhân là không giữ được chánh niệm. Cả hai vị sư (vị sư thứ nhất và thứ hai) có cùng một vấn đề, nhưng đều có cùng một nguyên nhân (sự tỉnh giác yếu kém). Hành giả đã từng nhận thức được sắc pháp và danh pháp không muốn bền vững, và một người thì do sợ và người khác thì muốn khóc. Mặc dù, sự tu tập của chúng ta khá hơn một chút.
Sắc pháp và danh pháp là trống rỗng. Khi hành giả đến với sự tu tập, chính là thấy pháp, nghĩa là không có chúng ta ngồi chỉ không phải chúng ta ngồi. Phương pháp chúng ta tu tập là quan sát oai nghi ngồi. Và hành giả chỉ quan sát tư thế ngồi và hành giả không biết sự ngồi là gì, có nghĩa là hành giả không thấy được pháp. Và hành giả không nhận thức được pháp. Khi hành giả nhận thức được Pháp có nghĩa là hành giả thấy được sắc pháp và danh pháp là thế nào. Có quá nhiều Pháp và chúng đến từ sắc pháp và danh pháp. Nếu hành giả không có sắc pháp và danh pháp có nghĩa là tâm của hành giả không ở trong Satipaṭṭhāna (Tứ niệm xứ).
Thiền sinh: Làm cách nào tôi có thể ngăn chặn sự ham muốn xâm nhập khi tôi đang tu tập?
Thiền sư: Danh và sắc không xuất hiện từ sự ham muốn. Danh và sắc phát sinh tự nhiên, chúng ta không tạo nên nó. Ví dụ, khi sự nghe xảy ra, điều này không phải là sự ham muốn của chúng ta. Như vậy chúng ta dùng sự nghe để tạo cho trí tuệ xuất hiện. Trí tuệ mà hành giả biết đó là tâm nhĩ thức. Nếu Danh và sắc xuất hiện là bởi vì sự ham muốn của hành giả, bởi vì hành giả khiến cho nó xảy ra, điều này không đúng. Như vậy khi hành giả thay đổi tư thế, phải nên biết lý do của nó. Mặc dù hành giả không muốn thay đổi, hành giả cũng phải thực hiện. Như vậy nó sẽ ngăn chặn lòng ham muốn. Khi không có phiền não, trí tuệ sẽ xuất hiện.
(Một ngày khác, vị sư thứ nhất)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả thế nào kể từ khi lần đàm đạo cuối cùng của chúng ta.
Thiền sinh: Trong khoảng hai hoặc ba ngày tôi thường bị sốt và đau bao tử. Vì thế sự tu tập của tôi không được liên tục.
Thiền sư: Hành giả có nhiều khổ thọ – đau bao tử, sốt. Sự đau bao tử là Pháp hay không phải?
Thiền sinh: Nó là khổ thọ.
Thiền sư: Hành giả biết điều này là Pháp, nhưng hành giả không có Tác ý để báo cho hành giả biết sắc pháp khổ, như vậy hành giả không thấy Pháp. Pháp đang xảy ra ở mọi lúc – Pháp đang cho thấy những tướng trạng của vô ngã, vô thường, bởi vì nó không phải “chúng ta”. Nếu nó là “chúng ta”, chúng ta có thể kiểm soát (danh pháp – sắc pháp) và không có bệnh tật. Năm uẩn có thể bị bệnh tật – nhưng nếu hành giả có Tác ý hành giả sẽ biết được mọi người đều có thể bị bệnh, ngay cả Ðức Phật.
Ðức Phật nhận thức Pháp (chân lý) là uẩn là sanh, lão, bệnh, tử và điều này tạo cho ngài trí tuệ để thấy khổ, vì thế ngài có thể diệt khổ.
(Vị sư thứ hai)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả thứ nào?
Thiền sinh: Sự tu tập của tôi tốt đẹp hơn.
Thiền sư: Hành giả nói rằng nó tốt đẹp hơn. hành giả có sợ mất chánh niệm không?
Thiền sinh: Tôi không muốn mất chánh niệm.
Thiền sư: Ðiều này không đúng. Sự mất chánh niệm là không đúng. Hoặc hành giả muốn thấy rõ sắc pháp và danh pháp hơn. Ðiều này cũng không đúng. Hành giả phải giống như việc mình đang xem một vở kịch – không điều khiển nó. Nếu hành giả lo sợ bị mất chánh niệm, Phiền não đó là atta (cái ngã) sẽ xuất hiện. Bởi vì hành giả cho rằng mình điều khiển được (cái tôi).
Majjhima-patipada (Con đường Trung Ðạo) không dễ dàng theo khi tu tập. Nếu sự tu tập của hành giả không đúng ham muốn hoặc không ham muốn sẽ xuất hiện và hành giả sẽ mất chánh niệm. Như vậy hành giả luôn luôn có phiền não trong tâm. Khi hành giả ăn, hành giả ăn bằng trí tuệ – cái trí tuệ đó nói rằng ăn là để điều trị sự khổ – sự khổ là cơn đói – Và để nuôi mạnh, như vậy hành giả có thể tu tập để diệt khổ. Mặc dù hành giả không muốn ăn nhưng cũng phải ăn (bởi vì vị này là một nhà sư nên phải độ thực trước ngọ).
Một phần quan trọng của Thiền Minh Sát trí tuệ là Tác ý. Nếu hành giả có Tác ý đúng đắn; đó là trí tuệ. Hành giả đến với sự tu tập với mục đích diệt khổ. Nếu hành giả ăn với phiền não, hành giả ăn để lưu lại trong samsaravata (vòng luân hồi). Như vậy hành giả phải ăn để diệt khổ, đi để diệt khổ, ngồi để diệt khổ, nằm để diệt khổ – tất cả đều để diệt khổ. Chúng ta đã từng ở trong sự bám chặt vòng phiền não (Phiền não) lâu lắm rồi. Phiền não buộc hành giả phải làm điều này, điều nọ. Bất cứ đối tượng này xuất hiện luôn luôn có Phiền não. – “Chúng ta” thấy “chúng ta” nghe, “chúng ta” đói. Như vậy dù hành giả đến với sự tu tập đề mục thiền quán hành giả cũng không thoát khỏi Phiền não. Phiền não đi theo hành giả khắp nơi. Trừ phi hành giả có Tác ý đúng đắn thì có thể ngăn chặn Phiền não. Như vậy Phiền não bị yếu đi, Trí tuệ (trí tuệ) có thể rất mạnh mẽ, và trí tuệ đó sẽ tiêu diệt Phiền não. Như vậy khi hành giả làm bất cứ điều gì, thậm chí thay đổi tư thế, hành giả phải biết được nguyên nhân chính xác, để điều trị khổ. Khi hành giả biết được nguyên nhân chính xác, điều này sẽ mang lại tuệ minh sát (Thiền Minh Sát).
(Vị sư thứ nhất)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao?
Thiền sinh: Lúc này tôi cảm thấy buồn nản.
Thiền sư: Khi chánh niệm, tỉnh giác tốt hơn, lúc ấy chỉ có một ít Phiền não xâm nhập, và điều này khiến hành giả buồn bực. Buồn bực là bằng chứng sự tu tập Thiền Minh Sát của hành giả đang tiến bộ. Giống như cá gặp nước. Chúng cảm thấy vui thích khi ở trong nước. Nhưng khi thế chúng ở trên đất chúng đau khổ. Như vậy sự kiện giống như cái tâm. Khi tâm không có Phiền não để che giấu sự đau khổ, nó buồn bã khó chịu.
Hành giả nói sự tu tập của mình khá hơn. Như thế khổ thế nào? Hành giả vẫn còn khổ?
Thiền sinh: Vâng, tôi vẫn luôn luôn gặp khổ-thọ ở mọi tư thế. Nhưng nó không rõ ràng.
Thiền sư: Hành giả phải luôn luôn thay đổi tư thế nhưng không nhận thức được khổ vì hành giả ít khi quan sát và không thể nhận thức được khổ. Mọi người đều biết có khổ tồn tại nhưng họ thường không nhận ra nó. Những tư thế nhỏ (không quan trọng) – hành giả có quan sát chúng không?
Thiền sinh: Vâng. Ðôi lúc.
Thiền sư: Hành giả phải ghi nhận khi đưa cánh tay lên, co vào và duỗi ra. Hoặc khi đi vào phòng tắm. Hành giả phải biết tại sao mình làm điều này. Nó không phải là hình thức điều trị sự khổ ở các tư thế, để điều trị những hình thức khổ khác – chẳng hạn như cơn đói, đi vào tóilet v.v…
(Vị sư thứ 2)
Thiền sư: Về phần hành giả thì thế nào? Sự tu tập của hành giả ra sao?
Thiền sinh: Sự tu tập của tôi tốt hơn.
Thiền sư: Ý hành giả muốn nói tốt đẹp hơn là thế nào?
Thiền sinh: Tôi muốn nói rằng mình có thể theo dõi sắc pháp – danh pháp và nó rõ ràng hơn trước đây.
Thiền sư: Hành giả ngụ ý mình có chánh niệm. Khi hành giả có nhiều chánh niệm hơn. Như vậy hành giả có thể thấy rằng sự tu tập Thiền Minh Sát lại rất khó khăn. Và hành giả phải có chánh niệm lâu dài, trong nhiều ngày, cho đến khi tâm ở trong lý trung đạo – không có sự ham muốn hoặc không ham muốn.
Nếu hành giả thực hành thiền định, hành giả sẽ phải theo một đối tượng duy nhất trong một thời gian dài, và đối tượng đó ở phía ngoài hành giả và là tục đế (không phải sắc pháp hoặc danh pháp). Tâm thường có một sức tập trung mạnh mẽ; nhưng sự tu tập Thiền Minh Sát và có chánh niệm từng sát na, mà không có Phiền não thì thật không dễ dàng. Phiền não có sự điều khiển chúng ta như thế cho nên chúng ta giống như củ cải ngâm giấm đã ở trong nước muối một thời gian dài. Người ta sẽ gặp nhiều trắc trở trên con đường đi qua. Việc ngăn chặn phiền não xâm nhập vào những cảm nghĩ thật khó khăn. Tôi muốn hành giả ghi hận lý do hành giả có cảm giác này (ở trong chánh niệm) và cách nào hành giả có được cái tâm nhưng có Phiền não. Và nếu hành giả biết được điều này, sau đó hành giả có thể ngăn chặn Phiền não và có chánh niệm sớm hơn – như vậy hành giả sẽ diệt được khổ.
Trong thời đức Phật tại thế, đức Phật dạy Pháp, các nhà sư lắng nghe và hiểu được lý do ngài đưa ra. Và họ có thể điều khiển tâm đúng phương pháp, ngay khi đức Phật giảng xong bài pháp, họ đạt được sự giác ngộ. Bởi vì các vị này hiểu được những lời đức Phật dạy.
Việc tu tập Thiền Minh Sát thật khó khăn. Khi đức Phật vừa thành đạo ngài cảm thấy thất vọng vì không biết nên truyền lại giáo pháp vi diệu cho ai, bởi vì nó thật thâm sâu. Sự việc này khó khăn hơn bất cứ nhiệm vụ nào. Tất cả mọi người chúng ta đến bám chặt vào moha (tà kiến, vô minh); mọi điều chúng ta làm, với tà kiến là “chúng ta” hành động (moha) đang có sự kiểm soát. Ảo tưởng này là tà kiến cho rằng Danh và sắc là “chúng tôi” hoặc ngã (cái tôi).
Hành giả đã tu tập hơn 3 tháng. Hành giả hiểu rõ sự tu tập khá hơn. Có nghĩa là hành giả giả biết cách huấn luyện tâm đúng phương pháp. Nhưng đôi lúc hành giả cũng bị lệch hướng.
Thiền sinh: Ðôi khi tâm của tôi đi lệch hướng.
Thiền sư: Hành giả phải cẩn thận, đừng để tâm của mình đi vào paccaya (trợ duyên) của Phiền não và trí tuệ yếu kém. Chánh niệm và tỉnh giác không được mạnh mẽ lắm. Khi hành giả đang quan sát, sự tỉnh giác bị yếu kém. Khi sự tỉnh giác bị yếu đi định có thể xâm nhập và khiến cho tỉnh giác càng yếu hơn. Khi Phiền não xâm nhập, hành giả có thể nhận thấy, và ghi nhận nó không?
Thiền sinh: Dạ có.
Thiền sư: Khi Phiền não biến mất, trí tuệ, có thể thấy được chân lý. Ðừng tập trung chú ý vào trí tuệ. Bổn phận của hành giả là chỉ ngăn chặn Phiền não xâm nhập. Bổn phận của hành giả là chỉ nghiên cứu để hiểu được sự tu tập và hiểu biết sự tu tập cùng với Tác ý đúng đắn để ngăn chặn Phiền não. Nhưng dù trí tuệ có xảy ra hay không, không phải bổn phận của hành giả. Và hành giả luôn luôn có sự tỉnh giác về sắc pháp và danh pháp nào mà hành giả đang quan sát.
(Một ngày khác, Vị sư thứ nhất)
Thiền sư: Hành giả đã chứng ngộ Pháp chưa?
Thiền sinh: Vâng, tôi đã trông thấy Pháp
Thiền sư: Hành giả chứng ngộ Pháp nào?
Thiền sinh: Tôi đã nhận thức được khổ thọ.
Thiền sư: Khi Tâm phóng dật xuất hiện hành giả có biết nó là Pháp?
Thiền sinh: Vâng, Tâm phóng dật là Pháp.
Thiền sư: Pháp xuất hiện suốt ngày, suốt đêm. Nếu hành giả biết được Pháp, hành giả sẽ trông thấy Pháp suốt ngày lẫn đêm. Nhưng nếu hành giả muốn tìm thấy Pháp hành giả không thể thấy nó, bởi vì Phiền não đó muốn thấy Pháp che khuất đi Trí tuệ. Nếu hành giả không muốn tìm thấy nó hành giả lại có thể trông thấy nó. Ðể thấy được Pháp hành giả phải có chánh niệm từng sát na. Pháp tồn tại trong từng phút giây, từng hơi thở hành giả hít vào thở ra. Hành giả nói rằng mình đã từng thấy khổ thọ. Hành giả ngụ ý gì khi nói rằng khổ thọ là Pháp.
Thiền sinh: Khổ thọ là danh pháp [4] .
Thiền sư: Danh pháp-sắc pháp mà hành giả thấy được có rõ ràng không?
Thiền sinh: Ðôi lúc nó rõ ràng.
Thiền sư: Sắc pháp rõ ràng hơn hay danh pháp?
Thiền sinh: Tâm phóng dật thì rõ ràng hơn. Ðôi khi Bốn tư thế (sắc pháp) thì rõ ràng hơn.
Thiền sư: Sắc pháp nào mà hành giả trông thấy rõ.
Thiền sinh: Oai nghi ngồi và oai nghi đi.
Thiền sư: Hành giả đang quan sát “tâm nhãn thức” hay tâm nhĩ thức?
Thiền sinh: Không
Thiền sư: Tại sao hành giả không quan sát tâm nhĩ thức? Khi có một tiếng động xảy ra khiến cho hành giả khó chịu?
Thiền sinh: Không. Nhưng trước đó tôi vô cùng khó chịu.
Thiền sư: Khi hành giả nghe, bằng tục đế phải không (trí tuệ)? Nghĩa là hành giả nghe âm thanh và liên tưởng đến nó?
Thiền sinh: Ðôi lúc.
Thiền sư: Khi hành giả nghe bằng tục đế (trí tuệ) hành giả có biết nó hay không?
Thiền sinh: Ðôi lúc tôi biết câu chuyện (liên tưởng đến âm thanh thay vì tâm nhĩ thức.
Thiền sư: Hành giả có biết khi nào tục đế tồn tại, tại sao? Bởi vì hành giả không quan sát tâm nhĩ thức. Nếu tục đế tồn tại, hành giả sẽ mất chánh niệm. Tục đế là Pháp và nó không có Tam tướng. Hành giả cảm thấy thế nào về sự tu tập? Nó có tốt đẹp hơn?
Thiền sinh: Vâng, khá hơn.
Thiền sư: Hành giả vẫn còn có sự ham muốn hoặc không ham muốn?
Thiền sinh: Ðôi lúc.
Thiền sư: Hành giả không thích căn môn nào?
Thiền sinh: Tai.
Thiền sư: Hành giả không thích tiếng động ồn ào? Hành giả không quan sát nó phải không?
Thiền sinh: Tôi quan sát nó. Nhưng không thể theo nó liên tục. Tôi chỉ biết câu chuyện. Bằng tục đế.
Thiền sư: Hành giả có thể quan sát càng nhiều càng tốt. Nhiều khi khả năng chánh niệm và tỉnh giác của hành giả. Hành giả muốn thấy đối tượng khác (ngoài tâm nhĩ thức). Như vậy khi tiếng ồn ào xuất ra nhiều hành giả càng khó chịu hơn.
Thiền sinh: Ðợi khi tôi cảm thấy khó chịu trong 4 tư thế. Ví dụ như khi nằm tôi trở mình sang phía khác và quên mất đi Tác ý. Và điều này khiến tôi cảm thấy khó chịu.
Thiền sư: Hành giả cảm thấy khó chịu, bởi vì hành giả thay đổi tư thế nằm thường xuyên. Do đó khổ-thọ trở thành paccaya (duyên trợ) cho dohsa (sân). Nếu hành giả có Tác ý đúng đắn, hành giả sẽ không cảm thấy khó chịu.
Thiền sinh: Ðôi khi tôi cảm thấy buồn nản và không biết lý do tại sao.
Thiền sư: Có 2 hình thức buồn nản: Bởi vì sân và trí tuệ. Sân khiến cho hành giả buồn chán vì đã tu tập lâu ngày nhưng không thấy được khổ không phải là hành giả. Trí tuệ khiến cho hành giả buồn nản vì hành giả thấy được sắc pháp và danh pháp là mong manh không bền vững – vô thường, khổ và vô ngã. Ðôi khi hành giả đang quan sát tâm phóng dật và biết được đó là tâm phóng dật, và tâm phóng dật quay trở lại và hành giả lặp lại ” tâm phóng dật” – rồi nó lại xuất hiện. Nó giống như việc sai đứa bé con những gì phải làm và nó không tin tưởng vào hành giả. Tâm phóng dật giống như vậy. Hành giả không điều khiển được. Khi biết được sự kiện này nó sẽ đem lại trí tuệ.
(Vị sư thứ hai)
Thiền sinh: Lần đầu tiên tôi đến với sự tu tập, và hiểu được sự tu tập tôi có nhiều hy vọng và những kế hoạch – nhưng bây giờ tôi cảm thấy thất vọng.
Thiền sư: Kế hoạch gì?
Thiền sinh: Tôi nghĩ rằng mình sẽ viết một cuốn sách, dạy Thiền Minh Sát, giảng pháp cho mọi người về sự tu tập đúng đắn v.v…
Thiền sư: Việc suy nghĩ về một bài pháp, hoặc không nghĩ về nó – điều nào tốt hơn?
Thiền sinh: Không suy nghĩ có lẽ tốt hơn.
Thiền sư: Tính cách mà hành giả suy nghĩ như thế thì không đúng với niệm xứ. Tâm của hành giả không ở trong đối tượng hoặc đề mục đúng đối với niệm xứ – mặc dù những việc này là thiện pháp. Tâm phóng dật là Phiền não khiến cho hành giả mất chánh niệm.
Hành giả có buồn chán về sự tu tập Thiền Minh Sát hay không?
Thiền sinh: Tuần trước tôi cảm thấy thất vọng. Nhưng bây giờ tôi không cảm thấy điều gì. Và đôi lúc tôi lại cảm thấy thất vọng.
Thiền sư: Hành giả muốn nói thất vọng là thế nào?
Thiền sinh: Thất vọng về sự tu tập. Thiền Minh Sát thì thật khó khăn.
Thiền sư: Hành giả cảm thấy thất vọng, bởi vì không hiểu biết rốt ráo về sự tu tập. Nhưng nó không ngoài khả năng của hành giả. Cho nên Ðức Phật đã phải trau dồi Ba la mật (parami) trong nhiều kiếp. Sự tu tập khó khăn, bởi vì nó đặc biệt. Mặc dù trong kiếp này hành giả không đạt được giác ngộ, hành giả sẽ phát huy paccaya (những duyên trợ tạo nên trí tuệ) cho kiếp sau. Ngay cả một môn học trong cõi dục giới lại dễ dàng hơn Thiền Minh Sát, hành giả phải theo học trong nhiều năm. Nhưng Pháp thì khó khăn hơn các môn học thế tục. Hành giả nên tiếp tục tu tập. Mặc dù hành giả không thể đạt được những gì mình ham muốn, hành giả nên tu dưỡng ba la mật của mình trong kiếp sau. Ðó là nhiệm vụ của hành giả là một nhà sư. Nghĩa là Thiền Minh Sát dhura. Ðức Phật từ bỏ mọi thứ để đạt được trí tuệ của Ðức Phật (Bodhi-ñāṇa). Khi ngài thành đạo, ngài đã dạy cho chúng ta. Ngài tu tập cật lực để đạt được giác ngộ. Sau đó ngài truyền dạy lại cho chúng ta, chúng ta không cần phải nỗ lực nhiều lắm. Chúng ta chỉ đi theo sự tu tập của ngài. Khi hành giả đến với sự tu tập, hành giả sẽ đạt được lợi ích của Sīla (giới), samadhi (định) và trí tuệ (tuệ). Khi ở đây hành giả sẽ bị tâm phóng dật – điều này giống như ở nhà. Nhưng khi hành giả ở nhà, hành giả sẽ không có giới định, và trí tuệ trong 8 chánh đạo. Như vậy hành giả đạt được bằng sự tu tập, dù rằng hành giả chỉ đạt được một chút. Hành giả có thể nhận thấy được pháp hoặc không – nó chỉ là tạo ba la mật cho bản thân hành giả. Hành giả nói rằng nó thật khó khăn. Ðiều này tốt thôi. Nó sẽ khiến cho hành giả có nhiều nỗ lực hơn.
Ðức Phật dạy để cho một thiền sinh hiểu được sự tu tập đúng đắn, người này phải có một vị thầy dạy đúng phương pháp, và cuối cùng vị thầy này đã có nhận thức được Pháp tự nhiên. Người học trò này phải hiểu được những gì mà vị sư phụ của mình truyền dạy. Sự tu tập sẽ giúp cho hành giả hiểu được lý thuyết, hành giả sẽ hiểu được Pháp tự nhiên tốt đẹp hơn.
(Một ngày khác. Một nhà sư Trung Quốc)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả thế nào?
Thiền sinh: Tôi cố gắng đặt tâm của mình đến con đường Trung Ðạo.
Thiền sư: Hành giả thực hiện như thế nào?
Thiền sinh: Khi sự “không thích xảy ra. Tôi cố gắng nhận thức yếu tố địa đại “.
Thiền sư: Khi hành giả nhận thấy “địa đại”. Hành giả thực hiện điều này và làm điều gì?
Thiền sinh: Tôi chỉ nghĩ. “Ðất, đất, đất…” và sự “không thích” biến mất.
Thiền sư: Nếu hành giả nghĩ rằng mình sẽ mất chánh niệm. Ví dụ như khi sự nghe xuất hiện, chánh niệm tỉnh giác danh pháp đó là sự nghe. Như vậy sự “không thích” hoặc “thích không có thể xảy ra. Như vậy tâm của hành giả tự động ở trong Trung Ðạo; hành giả sẽ không cần làm bất cứ điều gì khác.
Thiền sinh: Ðôi khi tôi cảm thấy tâm của mình rất rõ ràng, nhưng tại sao mình không biết – Tôi thấy một bộ xương.
Thiền sư: Hành giả nghĩ như thế nào về sự kiện này?
Thiền sinh: Tôi thắc mắc tại sao bộ xương lại như thế này, và sau đó một chốc lát tâm đó chuyển sang một cỗ quan tài. Sau đó là một tử thi thối rữa. Sau đó tôi ngửi thấy mùi hôi thối và tôi nôn ói.
Thiền sư: Hành giả có biết mình làm như vậy là không đúng cách phải không?
Thiền sinh: Tôi không biết tại sao mình lại như thế.
Thiền sư: Hành giả ói mửa bao lâu?
Thiền sinh: Nửa ngày. Sau buổi trưa cho đến 6 giờ chiều
Thiền sư: Vào thời gian đó hành giả vẫn ngửi thấy mùi hôi thối?
Thiền sinh: Vâng.
Thiền sư: Những gì hành giả thấy có thật hay không?Ðây là nimitta (ấn chứng). Sức mạnh của định khiến hành giả thấy được điều này. Ấn chứng là Pháp. Nó đến từ cận định. Và điều này có thể gây cho hành giả có những sai lạc tâm thần. Nó khiến hành giả xa rời khỏi sự thật. Khi hành giả không còn nôn ói, hành giả có thể thấy rằng điều này không đúng?
Thiền sinh: Tôi biết rằng điều này không đúng.
Thiền sư: Tôi đã tu tập đề mục thiền quán – Thiền Minh Sát Kammaṭṭhāna trong nhiều ngày. Hành giả đừng nên để tâm đi giống như điều này. Hành giả làm cho tử thi đó (nimitta) biến mất ra sao?
Thiền sinh: Nó tự biến mất. Nó kéo dài một thời gian, và sau đó nó biến mất.
Thiền sư: Ðịnh có năng lực của nó mạnh hơn cái tâm, và có thể kéo hành giả ra khỏi sự tu tập, Thiền Minh Sát.
Thiền sinh: Theo thực tế, tôi không muốn có định.
Thiền sư: Khi thực hành định, mặc dù hành giả có sự kiên nhẫn mạnh mẽ, hành giả có thể đạt được định. Nhưng nếu hành giả thực hành Thiền Minh Sát, định sẽ xâm nhập và khiến hành giả mất đi trí tuệ. Hành giả có muốn thấy ấn chứng đó nữa không?
Thiền sinh: Không. Nó có mùi hôi thối. Nhưng tôi không biết tại sao mình thấy nó. Tâm của tôi rất trong sạch.
Thiền sư: Tâm của hành giả trong sạch, đó là định. Ðịnh khiến hành giả cảm thấy thỏa thích, khiến hành giả cảm thấy hạnh phúc. Ðó là Vipallāsa (sự sai lệch về nhận thức). Nếu trên rõ ràng và không có Phiền não, sự thích và không thích không thể xảy ra.
(Vị sư thứ nhất và thứ hai)
Thiền sư: Hành giả có nhiều khách đến thăm thường xuyên. Hành giả đừng nên để bất cứ ai thăm viếng mình suốt trong thời gian này, bởi vì nó sẽ làm yếu đi sự thu thúc của hành giả. Nếu sự thu thúc không hoàn hảo, samadhi (định) không thể xuất hiện, và không có định, trí tuệ xuất hiện. Tất cả ba phần này đều phải xuất hiện cùng một lúc trong một sát na (khoảnh khắc hiện tại). Với các người khách, mặc dù hành giả không muốn tiếp chuyện, hành giả sẽ phải tiếp chuyện.
Hình thức tu tập là hành giả phải quan sát Danh và sắc xuất hiện ở khoảnh khắc đó. Nếu danh pháp – sắc pháp chưa xuất hiện, hành giả sẽ có tà kiến cho rằng có “chúng ta” tồn tại, và hành giả không thể có tà kiến cho rằng chính “chúng ta” mất đi.
Yêu thương và hờn giận xuất hiện và biến mất. Nhưng hành giả không biết giận và ghét là gì. Yêu thương là danh pháp kèm với tham; giận hờn là danh pháp đi kèm với sân. Và khi hành giả không biết, hành giả nói”mình yêu” hoặc “mình giận hờn” khi hành giả không biết, hành giả không thể đưa “mình” thoát khỏi yêu và giận. Như vậy khi hành giả đến với sự tu tập thì phải luôn thấy mọi thứ là danh sắc pháp, và hành giả phải biết sắc pháp và danh pháp nào, chẳng hạn như tư thế ngồi, tâm nhĩ thức v.v… Hành giả nói rằng mình đã nhận thấy khổ, điều này đúng. Nhưng khi có tà kiến “mình” cảm thấy “khổ” vẫn tồn tại. Hành giả có biết tại sao? Bởi vì hành giả không có tác ý. Hành giả phải nhận thức rằng đó là “tư thế ngồi” khổ, chứ không phải hành giả. Như vậy hành giả quên mất đi điều quan trọng này, bởi vì hành giả không quan sát “sắc pháp đúng đắn”.
Ý tưởng và sự suy nghĩ (lời nói) khác nhau. Hành giả phải biết về điều này. Như vậy đừng trộn lẫn chúng.
Ðiều quan trọng là hành giả phải biết lý do – Hành giả phải thực hành với tác ý đúng đắn. Ví dụ, trong Kinh Anuruddha sutta, Ngài Anuruddha hỏi Ngài Sariputta tại sao, mặc dù tôi có thiên nhãn có thể thấy toàn thể vũ trụ (dibba – cakkha), sự kiên trì của tôi là tốt đẹp, chánh niệm rất mạnh – tại sao tôi không thể thoát khỏi (Āsavas) (sự phiền não). Như vậy Ngài Saripatta trả lời rằng tính cách Anuruddha có thể thấy toàn thể vũ trụ là danh pháp (ngã mạn, kiêu hãnh) và danh pháp này là đối tượng của Phiền não và Phiền não có thể xâm nhập. Tính cách vị này suy nghĩ về sự kiên trì của mình và chánh niệm mạnh mẽ là uddhacca (tâm bất an). Và tính cách vị này quan tâm về việc không thoát khỏi lâu hoặc là sự ân hận (Kukkuca). Vì thế ngài Saripatta bảo rằng vị này phải loại bỏ những cảm giác này.
Như vậy, phiền não rất vi tế. Hành giả phải có khéo tác ý đúng đắn. Bổn phận của hành giả là tiếp tục tu tập. Dù hành giả có thành công hay không đều không thành vấn đề. Hành giả đến với sự tu tập để tiêu diệt những gì che giấu chân lý. Như thế hành giả phải hiểu rõ phương cách để loại trừ những điều che giấu chân lý hoặc sự thật. Ngay cả Anaruddha với trí tuệ siêu việt của mình mà vẫn còn có Phiền não. Ngày nay chúng ta có được sự may mắn bởi vì chúng ta không phải tu tập các tầng thiền hoặc đạt đến những trạng thái thần thông trước. Chúng ta có thể dùng tham sân si để tu tập thiền Thiền Minh Sát (quán tâmlà đối tượng trong sự tu tập thiền Thiền Minh Sát). Nếu hành giả phải tu tập thiền trước, điều này thật khó khăn – bởi vì hành giả phải thực hiện nó 2 lần (đạt thiền, sau đó chuyển sang thiền Vipassna), và việc này làm mất nhiều thời giờ. Ngày nay hành giả có thể tu tập, chỉ một lần và loại trừ được Phiền não.
(Nhà sư Trung Quốc)
Thiền sư: Hành giả có hiểu rằng đối tượng của thiền định và thiền tuệ thì khác nhau? Chúng nó khác nhau hoặc giống nhau?
Thiền sinh: Chúng khác nhau.
Thiền sư: Tại sao chúng không giống nhau? Hành giả có nghĩ rằng các đối tượng của Thiền Minh Sát và Thiền định là khác biệt.
Thiền sinh: Thiền định làm cho tâm vắng lặng?
Thiền sư: Ðiều này không quan trọng. Nhưng là các đối tượng mà hành giả quan sát, chúng giống nhau hay khác biệt?
Thiền sinh: Tôi không quan sát giống như thế?
Thiền sư: Hành giả không quan sát giống như thế? Hành giả thực hành điều gì? Thiền định và Thiền Minh Sát không giống nhau. Thiền Minh Sát phải có danh pháp – sắc pháp làm đối tượng. Nó không giống như việc hành giả niệm “Buddha” hoặc “Arahan” liên tục.
Thiền sinh: Tôi hiểu. Việc tu tập Thiền Minh Sát không phải là lời nói như thế.
Thiền sư: Nếu hành giả đang nghĩ đến “lời niệm” thì không có cơ hội dể thấy được chân lý. Bởi vì không có sắc pháp – danh pháp làm đối tượng. Thiền Minh Sát phải có một điều gì hiện hữu để thấy được chân lý.
Thiền sinh: Khi tôi quan sát “tư thế ngồi”, “tư thế nằm”, tâm phóng dật hoặc vẩn vơ. Nó không nằm ở trong tư thế ngồi, tư thế nằm.
Thiền sư: Khi điều này xảy ra hành giả có cảm thấy đây là sự tu tập không đúng cách?
Thiền sinh: Vâng.
Thiền sư: Hành giả cho rằng sự tu tập sai bởi vì hành giả không muốn tâm của mình phải không?
Thiền sinh: Vâng. Khi tôi quan sát tâm ra vào bằng cách này hay cách khác, tôi kéo nó trở lại “tư thế ngồi” “tư thế nằm”. Nhưng nó sẽ không trụ lại. Nó phóng dật rất nhanh.
Thiền sư: Tại sao hành giả phải giữ nó lại?
Thiền sinh: Nếu tôi không giữ nó lại, nó sẽ biến đi rất lâu.
Thiền sư: Hành giả muốn làm người kiểm soát, và kéo cái tâm trở lại, và không để nó sanh diệt và cái tính cách hành giả cố gắng giữ tâm phóng dật khỏi vẩn vơ lui tới là không đúng, và sự tu tập của hành giả là sai. Nhưng đó là chân lý, và nó là Pháp tự nhiên . Bởi vì tâm sanh diệt rất nhanh giống như thế này. Hành giả muốn giữ nó ở lại, nhưng nó không nằm trong sự kiểm soát của hành giả. Ðây là tự nhiên của tâm. Không có ai có thể kiểm soát được tâm – nó không nằm trong năng lực của bất cứ người nào, bởi vì nó không phải là cái ngã.
Tâm sanh diệt nhanh chóng là Pháp (chân lý) hoặc sự thật, nhưng hành giả không thích Pháp. Hành giả đến với sự tu tập nhưng khi Pháp xuất hiện lại không thích nó. Chỉ nên quan sát tâm đó sanh diệt. Ðừng cố gắng kiểm soát hoặc cố giữ nó lại. Chỉ quan sát nó thôi. Nhưng hành giả nên biết tâm phóng dật đó là danh pháp. Nếu hành giả không biết nó là danh pháp – tâm phóng dật hành giả sẽ không thích nó.
Mọi người phải có nhiều thu thúc hơn (indriya – samavara – Sīla). Giống như việc trồng cây; hành giả phải dọn cho sạch cỏ xung quanh, nếu không cỏ sẽ không cho cây con phát triển. Như vậy việc thu thúc giống như chúng ta chuẩn bi đất trước khi gieo trồng. Nó sẽ giúp cho sự tu tập của hành giả tốt đẹp hơn. Việc trò chuyện sẽ làm hành giả mất đi sự thu thúc. Khi hành giả tu tập Thiền Minh Sát – Kammaṭṭhāna, nếu hành giả nói chuyện nhiều, nó sẽ khiến hành giả mất chánh niệm.
(Một ngày khác, một nữ cư sĩ)
Thiền sư: Hành giả đã tu tập được 1 tháng. Sự tu tập của hành giả ra sao? Hành giả bỏ sự tu tập được bao nhiêu ngày?
Thiền sinh: Một ít ngày vào cuối tháng.
Thiền sư: Như vậy hành giả không thể lưu lại lâu hơn?
Thiền sinh: Không. Tôi phải trở về nhà.
Thiền sư: Như vậy hành giả không thể lưu lại. Kể từ lần đàm đạo cuối cùng của chúng ta sự tu tập của hành giả ra sao?
Thiền sinh: Ngày hôm qua, tôi thấy mọi việc đều là khổ
Thiền sư: Hành giả đã trông thấy khổ nào?
Thiền sinh: Khi tôi quan sát “tư thế nằm”, nó giống như một người chết. Tôi lấy làm sợ hãi. Vì thế tôi bỏ ra ngoài để đi và sau đó ngồi xuống. Tôi nhìn thấy mọi điều là khổ. Ngay cả việc chớp mắt, nuốt nước bọt – tôi cảm thấy khổ. Vì thế tôi đi một vài nơi nữa. Và tôi biết mình hiểu sự tu tập lúc này. Vì thế tôi có thể đi nơi khác để tu tập. Tôi không phải nương dựa vào ai để dạy bảo tôi. Vì thế tôi nghĩ thật may mắn biết bao khi gặp ngài Achaan (Naeb) và nhờ Achaan tôi đã thấy được Pháp, và vì vậy tôi đã khóc.
Thiền sư: Hôm nay thì ra sao? Hành giả có thấy được khổ như ngày hôm qua?
Thiền sinh: Hôm nay bình thường, khổ đó đã biến mất.
Thiền sư: Hành giả có biết tại sao khổ đó biến mất?
Thiền sinh: Vào buổi chiều tôi đã gặp gỡ một người khách rồi chúng tôi nói về khổ tôi đã nhận thấy, và sự tu tập này.
Thiền sư: Ðiều này dẫn đến tâm phóng dật (việc trò chuyện với người khách). Tâm phóng dật khiến hành giả ngừng lại sự quán sát Danh và sắc. Hành giả không còn vipassanā. Hôm nay hành giả cảm thấy bình thường bởi vì có Phiền não. Khổ mà hành giả đã trông thấy biến mất. Ðiều này bởi vì hành giả thiền sự tỉnh giác, và không có sắc pháp – danh pháp là đối tượng. Hành giả có biết đây là sự tu tập không đúng cách không.
Thiền sinh: Vâng, tôi biết.
(Vị sư thứ nhất)
Thiền sư: Hành giả nói rằng sự tu tập của mình tốt đẹp hơn. Nó tốt đẹp ra sao?
Thiền sinh: Tôi không có nhiều tâm phóng dật và tôi có thể giữ được chánh niệm.
Thiền sư: Chánh niệm là gì?
Thiền sinh: Tâm phóng dật thì khoảnh khắc hiện tại. Nhưng câu chuyện của tâm phóng dật là tục đế.
Thiền sư: Nếu hành giả biết câu chuyện – câu chuyện của tâm phóng dật – hành giả mất đi chánh niệm. Nếu hành giả thường xuyên có tâm phóng dật thì không có chánh niệm mạnh mẽ. Hành giả không thể quan sát được sắc pháp – danh pháp khi nó xuất hiện. Như thế hành giả phải cố gắng giữ chánh niệm hơn. Nhưng đừng lo sợ mất chánh niệm. Nó giống như việc băng ngang con suối bằng một chiếc cầu khỉ. Nếu hành giả lo sợ, lúc ấy hành giả có thể mất thăng bằng và ngã.
Hầu hết mọi người kể từ lúc sinh ra đời, họ chưa từng có chánh niệm ở từng khoảnh khắc. Bởi vì tâm luôn luôn tìm kiếm Phiền não làm đối tượng. Tâm nhìn thấy mọi vật qua cái ngã. Khi hành giả đến với sự tu tập và có sự ngăn chặn Phiền não rồi có thể thấy được chánh niệm.
(Vị sư thứ hai)
Thiền sư: Khi hành giả tu tập tốt đẹp hơn, hành giả cảm thấy “thích thú” phải không? Khi sự tu tập không được tiến bộ hành giả cảm thấy “chán nản” phải không? Cảm giác này là không đúng. Hành giả nói rằng sự tu tập của mình khá hơn. Khá hơn là thế nào?
Thiền sinh: Tôi có thể giữ chánh niệm dễ dàng hơn lúc trước.
Thiền sư: Hành giả phải biết lý do mình có chánh niệm trong một số ngày và tại sao những ngày khác không có. Hành giả phải biết đến nguyên nhân. Ngược lại sự tu tập của hành giả sẽ mất một thời gian dài. Nếu hành giả biết được nguyên nhân, mặc dù hành giả mất chánh niệm nhưng rồi có thể có chánh niệm dễ dàng trở lại. Hành giả phải cố gắng ghi nhận điều này.
Hành giả cũng nên quan sát các tư thế nhỏ. Có 7 nhóm tư thế nhỏ:
- Bước thụt lùi.
- Quay đầu sang trái hoặc phải.
- Có cánh tay và duỗi thẳng nó ra.
- Ðắp y ngoài (civara), sanghati (y xếp lên vai) và cầm bát.
- Ăn, uống, nhai, liếm (các ngón tay).
- Ði toilet (đại và tiểu tiện).
- Ði, đứng, ngồi, nằm (làm các công việc v.v…), bao gồm ngủ, thức, trò chuyện và giữ im lặng.
Có nhiều tư thế nhỏ hơn tư thế chính sự. Và biết được nguyên nhân của chúng thì khó khăn hơn 4 tư thế chính. Khi hành giả tu tập lâu ngày và có thể hiểu rõ 4 tư thế chính, rồi sau đó có thể bổ sung các tư thế nhỏ.
Pháp không phải là đàn ông, đàn bà, không có ngã – nó chỉ là chân lý hoặc sự thật. Mọi việc xảy ra là Pháp. Ví dụ; ngồi, đứng v.v… tâm phóng dật, ngủ, nghe, giận thoải mái, đau đớn, ham muốn, khó chịu. Mọi việc là danh hoặc sắc là Pháp – và mọi việc là Danh và sắc, Mọi việc xảy ra đều có thể dẫn đến sự tu tập trí tuệ. Nếu hành giả không hiểu điều này, tâm (tâm) của hành giả sẽ tìm Pháp khác ở ngoài hành giả. Hành giả đừng tìm kiếm Pháp ở nơi khác. Pháp chính là hành giả. Hành giả phải quan sát danh – sắc pháp xảy a vào thời điểm đó. Mặc dù hành giả tiểu hoặc đại tiện, hoặc tắm rửa đều là Pháp. Và điều này là để điều trị khổ (khổ).
Nếu hành giả không có chánh niệm, Phiền não có thể xâm nhập.
Không có Pháp ở bất cứ cái ngã của ai. Nó là anatta (vô ngã). Như vậy hành giả phải có tác ý đúng đắn, và sẽ thấy được Pháp. Ngay cả tâm phóng dật. Nếu hành giả biết được tâm phóng dật là danh pháp – hành giả sẽ thấy tâm phóng dật là vô ngã. Tâm phóng dật là vô thường – tâm phóng dật là khổ chân lý của khổ (khổ đế). Tâm phóng dật là chân lý cao thượng
–ooOoo–
[1] “Ở đâu” đề cập đến nơi mà hành giả nhận ra “oai nghi ngồi”, ở toàn bộ tư thế.
[2] Pháp chân đế. Một đặc tính thông dụng đối với tất cả pháp chân đế (tâm sở, sắc pháp và Níp bàn) thì không có bản ngã.
[3] Hãy xem 37 phẩm trợ đạo, phần 1.3 và tâm đạo và tâm quả. Phần 1.2 và phần 3.1 (12 tuệ).
[4] Trong Tứ niệm xứ thọ là ở trong danh pháp tứ niệm xứ. Tuy thế, trong khi tu tập chúng ta thấy khổ ở sắc pháp để cho thấy rằng 4 tư thế che khuất đi sự khổ (Xem 1.11).