THỰC HÀNH
Ðã từ lâu người ta đã bám chặt vào những điều này: đây là tôi, đây là của tôi, đây là bản ngã tôi. — (Tương Ưng bộ kinh, ii, 94)
Ðêm cuối cùng đã đến gần với “hành giả”, dù quý vị đang đi hoặc đang đứng, ngồi hoặc nằm. Không còn thời gian nữa cho quý vị dễ duôi. — (Tiểu bộ kinh)
Lão, bệnh, tử, ba điều này đến gần giống như những đám cháy khổng lồ. Không có một sức mạnh nào có thể làm chúng bớt cơn thịnh nộ; không có một tốc độ nào để chạy thoát. — (Tiểu bộ kinh, XXVI, 334)
2.1 TÓM TẮT SỰ TU TẬP
2.1.1. Bốn oai nghi
Chúng ta quan sát Danh sắc ở 4 oai nghi: Ngồi, đứng, đi, nằm.
Ðây là 4 oai nghi chính được đề cập đến trong Kinh Ðại Niệm Xứ. Chúng ta chỉ bắt đầu với sắc pháp, bởi vì sắc pháp dễ dàng nhận thấy hơn danh pháp. Người ta dễ dàng thấy nó hơn bởi vì: 1) sắc pháp thì “thô” và danh pháp “vi tế” .2) 4 oai nghi luôn luôn hiện hữu. (Nhưng đối tượng của danh pháp – như nghe, thấy – chỉ phát sinh vào những giai đoạn nào đó. 3) Người ta dễ dàng thấy khổ trong sắc pháp, hơn bất cứ các đối tượng nào khác, bởi vì khi chúng ta quan sát 4 oai nghi chúng ta không thể còn che giấu được khổ đế (xem 1.11).
2.1.2. Chúng ta quan sát bằng những công cụ
- Nhiệt tâm tinh cần – Atapi
2. Chánh niệm- Sati
3. Tỉnh giác – Sampajana
4. Khéo tác ý – Manasikara
5. Quan sát – Sikkhati
Atapi là nhiệt tâm tinh cần, tiêu diệt phiền não.
Sampajana là tỉnh giác sâu sắc đem lại trí tuệ để tiêu diệt si mê, hoặc tà kiến.
Ba loại danh pháp này (hoặc Yoki), [1] quan sát 4 oai nghi.
- Atapi. Không có sự tinh tấn hành giả không thể nhận thức được oai nghi ngồi: Ví dụ khi tâm vẩn vơ (phóng dật) đưa hành giả ra khỏi khoảnh khắc hiện tại, sự tinh tấn được kết hợp với chánh niệm và tỉnh giác đưa hành giả trở lại chánh niệm.
- Sati nhận biết tính cách hành giả ngồi – oai nghi.
- Sampajana biết rõ toàn bộ tư thế là “oai nghi ngồi”.
- Tác ý – Manasikara có nghĩa chú tâm vào một điều gì với sự hiểu biết đúng đắn (chánh kiến) về lý do với bất cứ hành động nào, hoặc về “quy luật tự nhiên hoặc chân lý tuyệt đối” của “oai nghi ngồi”, v.v… “Tác ý” nhắc nhở hành giả rằng khi hành giả đang ăn, đang tắm, đi tiêu tiểu, hoặc làm những công việc, hành giả đang làm công việc này để chữa trị sự đau khổ, chứ không tìm khoái lạc. “Tác ý” cũng nhắc nhở hành giả rằng tư thế đang được thay đổi để chữa trị sự đau khổ.
- Sikkhati là sự quan sát. Nó bảo cho hành giả khi sự tu tập không được thực hiện đúng. Sikkhati biết khi hành giả xa rời khoảnh khắc hiện tại.
2.1.3. Con đường Trung Ðạo (Majjhima-Patipada)
Con đường “Trung Ðạo” tiêu diệt hoặc đoạn trừ sự ham muốn hoặc không ham muốn, chấp thủ hoặc ác cảm là điều quan trọng trong sự tu tập này. Nếu hành giả có chánh niệm và tỉnh giác trong khoảnh khắc hiện tại, như vậy không thể xuất hiện sự thích hay không thích (abhijjhā và domanassa).
Cho nên chúng ta:
- Hãy chữa trị sự đau khổ bất cứ khi nào nó xảy ra bởi sự thay đổi oai nghi, bởi vì khổ buộc sắc pháp thay đổi. Ở đây, hành giả phải có “khéo tác ý ” tốt để ngăn chặn phiền não xâm nhập. Như vậy hành giả phải có “khéo tác ý” tốt khi hành giả thay đổi tư thế, và có “quan sát” tốt, như vậy hành giả sẽ lưu ý nếu phiền não ở đó. Ví dụ, khi chúng ta ngồi và sự đau đớn xảy ra một chút, chúng ta không thích oai nghi (cảm thấy khó chịu, bực bội) và muốn thay đổi oai nghi mới bởi vì ham muốn. Chúng chỉ nên đổi oai nghi nếu như sự đau khổ buộc chúng ta.
Chúng ta không ngồi suốt cơn đau bởi điều này tạo phiền não, người tà kiến cho rằng ngã có thể kiểm soát cơn đau (Thực tế, danh và sắc là không thể kiểm soát được. Chúng thì vô ngã). Một số hành giả (Yogis) sẽ cố gắng ngồi lâu hơn và ngồi suốt cơn đau để thấy khổ. Nhưng khổ đó không thật, bởi vì nó được tạo nên một cách giả tạo. Một số hành giả cố gắng ngồi lâu hơn để có nhiều định hơn bởi vì họ cho rằng trí tuệ sẽ xuất hiện; nhưng điều này chỉ tạo ra phiền não. Hãy nhớ rằng, thiền quán đang luyện tâm chứ không phải thân. Nếu tâm sai thì thân sai. Ví dụ, nếu tâm nghĩ rằng sự ngồi ở oai nghi hoa sen là ích lợi để thấy được sabhava – tâm sẽ đặt thân vào tư thế hoa sen.
- Ðừng tìm kiếm sự an lạc hoặc hạnh phúc ở bất cứ tư thế nào. Ðừng cảm thấy rằng tư thế này tốt hơn tư thế khác; bởi vì mọi tư thế không vững chắc: vô thường, khổ đau và vô ngã.
- Ðừng tìm kiếm định đang khi hành thiền. Ðịnh sẽ dẫn chúng ta đến niềm tin rằng có kiểm soát được cái ngã thì mới có thể dẫn chúng ta đến an lạc và hạnh phúc. Nhưng không có hạnh phúc, cho có sự giải thoát khỏi sự khổ, và chúng ta không thể nhận thức điều này mà không có khổ. Khổ đế (dukkha Sacca) là một sự kiện của giáo pháp Ðức Phật, nhưng không có hạnh phúc thật “sukha sacca” ; bởi vì hạnh phúc là vô thường và trở thành khổ.
- Ðừng tu tập để nhận thức đạo quả, giác ngộ hoặc tuệ giác. Chỉ tu tập đúng theo những nguyên tắc của Tứ Niệm Xứ. Mặc dù nếu một người muốn đạt được Níp Bàn hoặc thành A La hán phải đập tắt lòng ham muốn này. Nếu không thực hiện được điều này người ta không thể đạt được Níp Bàn.
- Ðừng tu tập với tư tưởng là hành giả sẽ trở thành một Thiền sư. Ðiều này sẽ gây ra tham ái và ngăn chặn trí tuệ phát sinh. Mục đích duy nhất trong sự tu tập là diệt khổ.
2.2. SỰ TU TẬP
Sự tu tập là giữ chánh niệm ở mọi oai nghi: ngồi, đứng, đi, nằm. Nếu tư thế là ngồi, “có 3 danh” – nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm và tĩnh giác – đều biết được tư thế ngồi, và nhận biết rằng nó là oai nghi ngồi.
Ba danh (và không phải bản thân chúng ta) quan sát oai nghi ngồi giống như theo dõi một diễn viên trên sâu khấu. Diễn viên được theo dõi trong khi ở trên sân khấu, nhưng không có một nỗ lực để kiểm soát hành vi hoặc những hoạt động của mình. Xem một vở kịch giống như khoảnh khắc hiện tại, không có sự quan tâm ở quá khứ hoặc tương lai. Như vậy, hành giả nên tu tập như là xem một vở kịch. Sau đó, khi vị này quan sát oai nghi ngồi, sự đau đớn sẽ xảy ra và vị này sẽ biết oai nghi ngồi đau khổ. Ðây là khổ thọ. Nhưng đừng quan sát khổ thọ. Sự tu tập này ở trong thân. Bằng cách quan sát oai nghi ngồi đau khổ liên tục trong khoảnh khắc hiện tại, cho đến khi hành giả phải thay đổi tư thế, hành giả sẽ nhận thấy khổ đế “trong oai nghi ngồi. Ðiều này do khổ thọ phát sinh từ sắc và danh sắc là khổ đế.
Oai nghi đi cũng có tính cách giống như oai nghi ngồi… Chúng cần phải theo dõi giống như theo dõi một ai đó mà chúng ta không có sự kiểm soát. Trong khi sắc là đối tượng, thiền quán là sự trách nhiệm của tâm (Nāma). Như vậy tâm phải ở từng khoảnh khắc hiện tại để thấy trí tuệ. Do đó, tâm phải quan sát sự thật (ví dụ danh nghe) khi nó xuất hiện, đúng hơn là cố gắng tạo nên sự thật. Chúng ta chỉ hoàn toàn quan sát điều gì đang xảy ra. Bất cứ nỗ lực nào để kiểm soát tâm có nghĩa là chúng ta muốn thấy sabbava; đây là phiền não và nó đưa chúng ta ra khỏi đường trung đạo và khoảnh khắc hiện tại.
Nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm, tĩnh giác cùng nhau tiến hành quan sát danh và sắc. Nếu có quá nhiều chánh niệm nó sẽ làm yếu đi tĩnh giác. Hành giả phải ghi nhận điều này; sự ghi nhận này được gọi là quan sát. Khi quan sát sự mất quân bình này, hành giả phải cố gắng tạo cho chánh niệm, nhiệt tâm tinh cần và tĩnh giác tương đồng. Hành giả muốn thực hiện điều này phải có nhiều sự tỉnh giác hơn. Khi hành giả cảm thấy khổ, oai nghi ngồi thay đổi tư thế, bởi vì nó buộc phải cử động do đau đớn. Cùng một cách tự nhiên chúng ta phải cử động, nếu chúng ta đang ngồi xung quanh ở một tình huống xã hội nào đó.
Chính “khéo tác ý” [2] mà chúng ta nhận thấy sự đau đớn buộc oai nghi ngồi thay đổi tư thế khác. Khi hành giả thay đổi tư thế, sự đau đớn được dẫn đến một tư thế mới, và “khéo tác ý” ghi nhận rằng tư thế mới là đang điều trị cơn đau ở tư thế cũ. Ðiều này là cần thiết bởi vì hầu hết những hành giả mới tu tập đều không thích tư thế cũ và nghĩ rằng tư thế mới sẽ làm cho họ cảm thấy thích thú.
Như vậy, chúng ta sẽ không cảm thấy khó chịu với cái cũ và bám víu vào cái mới, bởi vì “khéo tác ý” biết rằng việc thay đổi là phương cách điều trị ở cái đau cũ. “khéo tác ý” được nhấn mạnh rất nhiều trong phương pháp tu tập này [3], bởi vì “khéo tác ý” thích đáng dẫn đến sự nhận thức được khổ đau (khổ thọ và hành khổ). (Xem 1.4.4.1. Các loại Khổ)
Nếu hành giả gặp khó khăn để lưu giữ nó tại trong khoảnh khắc hiện tại, nó có thể hết sức ít lợi để lập nên câu hỏi:
-“Ði là gì?”
-“Oai nghi đi”
-“Tại sao nó đang đi?”
-“Ðể điều trị sự đau đớn ở tư thế cũ”
-Hoặc “Ngồi là gì?”
-“Oai nghi ngồi”
v.v…
(Việc thể hiện bằng lời nói này có chức năng như khéo tác ý, giúp tâm phát triển sự nhận biết hoặc tỉnh giác)
Khi hành giả đặt câu hỏi “Ngồi là gì?” v.v… chánh niệm và tỉnh giác (sự hiểu biết rõ ràng) có thể tóm tắt như là sự tỉnh giác [4] (tiếng thái – Tỉnh giác). Chúng có cùng đối tượng (danh hoặc sắc), và như vậy chúng cùng nhau làm việc. Chánh niệm biết được tư thế, tính cách hành giả ngồi, và tỉnh giác biết rằng đó là oai nghi ngồi (v.v…). Nhưng điều này không phải là chánh niệm trước rồi đến tỉnh giác.
Chánh niệm và tĩnh giác cùng xảy ra trong một thời điểm.
Phương pháp tu tập đúng cách là “Bây giờ chúng tôi đang ngồi”. Bỏ “Chúng tôi đi”. “Bây giờ nó là oai nghi ngồi”. Vấn đề chính ở đây đó là tiến trình nhận biết tư thế là đều giống như vậy trong đời sống hàng ngày, ngoại trừ tà kiến về “Chúng tôi” đang ngồi được loại bỏ.
Thông thường để mô tả về sự tỉnh giác, chúng ta nghe nói đến các từ “cảm thấy” biết, “thấy” (thuộc tâm) “quan sát” “và nhận biết về” về oai nghi ngồi, v.v… Tất cả những từ ngữ này có thể là chính xác. Thực tế, từ ngữ “nhận biết có thể được mô tả giống như “Chúng tôi ngồi” nhưng thay thế “oai nghi ngồi”. Sự nhận biết hoặc tỉnh giác là điều cơ bản để sự tu tập được thực hiện theo một tính cách đúng đắn.
Cảm nhận đề cập đến việc cảm nhận cá tính cách chúng ta ngồi và cảm nhận nó là oai nghi ngồi, và đó là tĩnh giác. Nhưng nó là một từ ngữ đáng thận trọng về sự cảm nhận: (Nếu một hành giả bị cuốn hút vào cảm nhận về thể xác, đặc biệt quá mạnh mẽ, nó có thể khiến cho tâm mệt mỏi và đẩy hành giả ra khỏi khoảnh khắc hiện tại. Ðây là điều tu tập với sự ham muốn, và nếu hành giả thực hiện quá lâu dài có thể tạo nên những vấn đề vật lý, chẳng hạn như đau ở lồng ngực, và cảm giác nghẹt thở v.v… Vấn đề ở đây là đừng cố “tạo” oai nghi ngồi, chỉ biết nó mà thôi. Oai nghi ngồi thì vẫn ở đó, hành giả không cần nhận biết về nó. Khi hành giả ở nhà, hành giả cảm thấy mình ngồi, nhưng đây là phiền não. Như vậy trong việc tu tập chỉ cần chuyển đổi sự kiện này sang oai nghi ngồi, với trí tuệ (trí tuệ).
Tuy vậy, “sự suy nghĩ” thường được người không dùng để mô tả runithna – bởi vì “sự suy nghĩ” thường được kết hợp hoàn toàn về lời nói. Người ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa cảm nhận sắc pháp và đơn thuần suy nghĩ sắc pháp được thấy, hãy dùng nước lạnh làm một thí dụ điển hình. Chúng ta có thể hình dung hoặc nghĩ về nước lạnh, nhưng chạm vào hoặc nếm nước lạnh là điều hoàn toàn khác biệt. Nước lạnh là một ý niệm thuộc về lời nói, nhưng biết nó bằng cảm giác hoặc cảm nhận là để biết thực tế nước lạnh.
Cũng nên ghi nhớ về sự nhận biết toàn bộ sắc pháp từ đầu đến chân – và sắc pháp đó không biết bất cứ điều gì. Chỗ có ý thức.
Hãy cố gắng ghi nhận khi hành giả quan sát oai nghi ngồi nếu muốn thấy được sabbava có ở đó hay không. Nếu hành giả ghi nhận được điều ham muốn này, hãy ngưng việc tu tập trong chốc lát cho đến khi sự ham muốn này biến mất. Nếu sự ham muốn này vẫn còn ở đó hành giả sẽ không thể thấy được chân lý của sabhava. Ðức Phật dạy hành giả không thể thấy chân lý khi tham ái (Taṇhā) vẫn còn hiện diện ở đó, bởi vì tham ái che giấu chân lý hoặc sự thật.
Bởi vì Thiền quán-Thiền Minh Sát có liên quan đến việc loại trừ phiền não phát sinh bất cứ nơi nào, hành giả phải tìm hiểu xem có phải đối tượng đặc biệt là danh sắc. Ðể xác định được điều này, hành giả cần nên tham khảo được thể hiện ở hình vẽ 2-1, “Bản tóm tắt cõi dục” ở cuối phần thực hành.
2.2.1. Những Quy tắc tu tập
- Ðừng xem xét danh và sắc cùng một lúc.
Ví dụ, đừng suy nghĩ: “oai nghi đi, ý thức”. Một số hành giả nghĩ rằng họ sẽ sớm nhận thấy được trí tuệ nếu họ có nhiều đối tượng hơn (cả sắc và danh). Nhưng sự ham muốn thấy được trí tuệ chỉ tạo nên phiền não. Sắc pháp ở trong 4 oai nghi là đối tượng đầy đủ.
- Ðừng đi hoặc ngồi tham thiền trong một thời gian đã được quy định. Hãy thay đổi tư thế, khi sự đau đớn buộc phải có một sự thay đổi.
- Ðừng có cảm nghĩ rằng “Chúng tôi” đang “tham thiền”, hoặc có một điều gì kỳ bí hoặc đặc biệt về sự tu tập. Ðừng đi hoặc ngồi để tu tập, nhưng bởi vì chúng ta phải ngồi hoặc phải đi.
- Ðừng dùng những tư thế đặc biệt, chẳng hạn tư thế hoa sen hoặc đi kinh hành chậm rãi; những tư thế này thường có lòng tham muốn thấy được pháp.
- Một số hành giả mới tu tập thường dễ chán nản. Những hành giả này phải tự nhắc nhở bản thân lý do họ đang tu tập là đoạn trừ sự khổ. Nếu chúng ta đầu hàng sự chán nản chúng ta không bao giờ có thể dứt bỏ sự khổ, bị trói buộc vào vòng sinh tử luân hồi.
Những ai chưa bao giờ tu tập trước đó cũng sẽ gặp rắc rối với tâm phóng dật (tiếng Thái: Tâm phóng dật). Chúng phát triển sự không thích nó – nó không phải là con Ðường Trung Ðạo. Những hành giả mới nhập môn có thể thấy khó khăn khi duy trì được định và đôi lúc không thích ở cô độc một mình trong nhiều ngày, tham ái cũng phát sinh và họ trở nên bồn chồn, bất ổn. Họ thèm muốn sự vắng lặng hoặc họ muốn hạnh phúc, để thấy được những cảnh thú vị.
- Khi sự đau đớn xảy ra trong oai nghi ngồi, người ta cần phải nhận thức rằng chỉ là oai nghi ngồi v.v… là khổ – không phải “hành giả”. Oai nghi ngồi là ở khoảnh khắc hiện tại. Khổ của oai nghi ngồi cũng là khoảnh khắc hiện tại. Hành giả không nên thay đổi ở khổ của oai nghi ngồi ở khoảnh khắc hiện tại sang, để ý thức sự đau đớn (sự đau đớn là danh, được gọi là “khổ thọ”) khi chúng ta điều trị sự đau khổ, nó phải ở trong sắc pháp, chứ không phải danh pháp cùng lúc ấy.
- Hành giả phải luôn luôn có sắc pháp và danh pháp trong sự nhận biết (tỉnh giác). Nhưng vị này đừng nên tập trung vào bất cứ phần đặc biệt nào của cơ thể. Hành giả cũng không nên chờ đợi hoặc đoán trước khổ phát sinh – điều này sẽ đưa vị này ra khỏi khoảnh khắc hiện tại. Hành giả không cần thiết cho đến khi khổ trở nên quá mạnh mẽ hoặc cơ thể tê liệt. Chân lý của khổ không tùy thuộc vào sự đau đớn dữ dội. Mỗi lần nhận thức được sự khổ đau – ít hoặc nhiều – hành giả sẽ nhận thấy rằng khổ là thật.
- Mặc dù đôi khi chúng ta nói về “sự thấy” oai nghi ngồi, v.v… nhưng đôi mắt thật sự không được sử dụng để nhìn thấy hoặc quan sát các loại sắc khác. Sự nhận biết về sắc cần phải được sử dụng bằng cái tâm – nghĩa là chánh niệm và tĩnh giác, và đó là trí tuệ.
Về sự việc nhắm hoặc mở mắt (hoặc hơi nhắm lại) trong khi tham thiền, tùy thuộc vào mỗi cá nhân.
Một số hành giả thích mở mắt, một số khác thích nhắm mắt, trong lúc những người khác chỉ khép hờ, tạo nên một thế giới mờ ảo.
- Ðối tượng trong lúc tu tập là sắc pháp của hành giả, chứ không phải của người nào khác. Ðừng quan sát sắc pháp của những người khác. Nếu nhìn thấy được những người khác, hành giả đừng xem họ là sắc pháp, nhưng là “sự thấy danh”.
- Giới hạnh
- a) Hành giả chỉ nên nói chuyện khi cần thiết, chẳng hạn như yêu cầu một đề mục cần thiết. Hành giả chỉ nên nói chánh pháp với vị Thiền sư. Sự tu tập là Bát Chánh Ðạo, giới, định, tuệ, và hành giả cần có giới hoàn hảo, và điều này đòi hỏi giữ im lặng. Nếu giới không được hoàn hảo, không thể có định tốt. Không có định tốt, không thể có trí tuệ.
- b) Toàn bộ giới hạnh phải theo Bát chánh đạo (xem 1.4.7) đặc biệt hành giả phải cẩn thận không làm tổn hại đến sinh vật, như các loại côn trùng. Vấn đề là hành giả nên giao toàn bộ tứ vật dụng của mình đến người quản lý trung tâm thiền.
2.2.2. Chú giải
- Thanh Tịnh Ðạo (Visudhi Magga) nói rằng nếu quan sát tinh chuyên oai nghi ngồi; không bao lâu hành giả cũng sẽ thấy được danh bằng trí tuệ; hành giả không cần thiết quan sát danh pháp song song với sắc pháp.
- Thanh Tịnh Ðạo cũng dạy rằng các tư thế của cơ thể (oai nghi) che giấu sự đau khổ, bởi vì chúng ta không lưu ý các tư thế, và do đó không lưu ý đến tư thế mới che đi sự khổ của tư thế cũ. Sự việc này bởi vì chúng ta thường thay đổi tư thế mà không có khéo tác ý chính nó nhắc nhở chúng ta rằng sự thay đổi tư thế là chữa trị sự đau khổ. (Xem 1.11. “những điều kiện làm lu mờ tam tướng).
Do đó, chúng ta phải thấy được khổ trong oai nghi ngồi v.v… Nhận thức được sự khổ cũng sẽ tiêu diệt được muốn và không muốn, bởi vì chúng ta đang ở trong khoảnh khắc hiện tại.
- Khi thực hiện một điều nào khác với 4 tư thế, chẳng hạn như làm các công việc nhà, hành giả phải dùng “khéo tác ý” để nhận thức rằng hành giả đang diệt khổ.
Hành giả phải có “khéo tác ý”: Ăn, uống, vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ, rửa chén bát, v.v.. Khi ăn, hãy ghi nhận từ miếng thức ăn được hành giả ăn vào để chữa trị khổ. Ðiều này được thực hiện bằng cách ghi nhận khoảnh khắc khi nuốt vào, đó là khoảnh khắc hành giả đang chữa trị khổ. Khi nhai hành giả phải ghi nhận từng miếng thức ăn và nó cần phải được nhai để điều trị khổ. Như vậy hành giả sẽ nhận thức rằng “khổ” buộc hành giả phải ăn, nhai và nuốt và việc ăn không phải là khoái lạc.
Vào buổi sáng khi tỉnh dậy, hãy ghi nhận tư thế đang nằm là oai nghi nằm. Sau đó, trước khi bước khỏi giường hãy ghi nhận cái lý lẽ (“tác ý”) – chẳng hạn như uống trà để chữa trị cơn đói hoặc đánh thức một người; hoặc cơ thể không thể ngủ lâu hơn nữa, và oai nghi nằm cũng phải thức dậy bởi vì nó là khổ. Nếu rửa mặt đó là một phương cách điều trị khổ.
Nhờ sử dụng liên tục “khéo tác ý”, hành giả ngăn chặn phiền não xâm nhập vào cảm giác. “Khéo tác ý” nhắc nhở rằng chúng ta đang quan tâm sắc pháp, chứ không phải “hành giả” (chúng ta).
Tốt hơn hết hành giả nên dành một ngày để ghi nhận bao nhiêu lần và bao nhiêu cách mà hành giả phải chữa trị sự khổ của sắc pháp. Kết quả có thể là một điều khá bất ngờ. Trong một ngày, hành giả có thể – thoa thuốc đuổi muỗi, gãi khi bị ngứa ngáy, bật quạt điện, uống một ly nước lạnh, đuổi kiến, đi vệ sinh, ăn, rửa chén bát, đổ rác, tắm rửa, cạo râu, đánh răng, cắt móng chân, móng tay, giặt quần áo v.v… Tất cả những công việc này đều chữa trị sự khổ của sắc pháp. Ðừng quan sát oai nghi ngồi v.v… khi làm những công việc này. Oai nghi ngồi v.v… chỉ cần quan sát ở bốn tư thế. Việc quan sát oai nghi ở các tư thế tạm thời tạo nên quá nhiều chánh niệm và làm yếu đi sự tĩnh giác. Ở những tư thế tạm thời, chúng ta chỉ quan sát việc điều trị khỏi sự khổ. Ðừng tu tập chánh niệm quá tỉ mỉ! Sự việc này sẽ gia tăng chánh niệm và làm giảm tĩnh giác.
Hành giả nên quan tâm đừng theo đuổi quá mức công việc nhà và những công việc khác để “tham thiền hoặc chú tâm”. Sự ham muốn để “chú tâm hoặc tham thiền” là phiền não, bởi vì hành giả giữ chánh niệm ham muốn thấy được pháp. Những công việc hàng ngày đem lại một cơ hội tốt để thấy được sự khổ sắc pháp. Cũng như chúng cung cấp một cơ hội tốt để giảm bớt định, nếu có quá nhiều.
- Hành giả chỉ nên thực hiện những điều cần thiết. Ví dụ:
- a) Tư thế. Hành giả thay đổi oai nghi ngồi sang oai nghi đứng, để điều trị sự khổ. Ðây là điều cần thiết nguyên nhân (khổ) phải xảy ra trước khi hành giả hành động. Ðừng thay đổi tư thế đi bởi vì hành giả muốn điều này. Hãy chờ cho đến khi sự khổ buộc phải thay đổi.
- b) Ăn. Ðây là điều cần thiết để điều trị sự khổ, bởi vì cơn đói buộc người ta phải ăn.
- c) Ði vệ sinh. Ðây cũng là điều cần thiết để điều trị sự khổ – hành giả buộc phải đi vệ sinh.
- d) Làm mát sắc pháp. Nếu sắc pháp bị nóng, điều cần thiết là bật quạt điện hoặc đi tắm để điều trị sự khổ.
Tất cả những hành động này đều đòi hỏi “khéo tác ý”. Nếu hành giả không áp dụng đúng “khéo tác ý”, những điều này sẽ được thực hiện bởi vì có sự ham muốn thực hiện chúng – và như vậy phiền não không còn nữa.
Tuy thế, những sự ngắt ngang nào đó, có thể và được phép xảy ra bên ngoài sự tu tập bình thường:
- a) Một ai đó gõ cửa
- b) Thức ăn hoặc những thứ khác được đưa đến Kuti (cốc tu tập).
- c) Một ai đó đến trò chuyện với hành giả
- d) Những trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như mất điện hoặc các vấn đề trang thiết bị.
Tất cả những sự kiện này điều được xử lý một cách bình thường, nhưng hành giả phải biết rằng chúng không thuộc vào sự tu tập thiền quán và không thể kết hợp vào sự tu tập.
2.2.3. Sự tu tập theo tự nhiên
- Ngồi, và hoạt động và đi như ở nhà, sử dụng tư thế bình thường[5].
- Sự ngồi “tự nhiên” thường liên quan đến một số tư thế ngồi khác, đúng hơn là đứng, ngồi, đi v.v… Tính cách bình thường là ngồi theo một hình thức, sau đó một hình thức khác (luôn luôn điều trị sự khổ) và rồi một hình thức khác, và sau đó có thể là đứng hoặc đi.
- Di hành (đi) cũng cần thực hiện để điều trị sự khổ. Nếu tác ý để thực hành, rồi sau đó nó sẽ là “khéo tác ý” như đã được thực hiện để điều trị sự khổ. Ðối với nhiều hành giả, đi là một tư thế dường như dễ dàng dẫn đến những động cơ khác hơn là điều trị sự khổ – đi để được thoải mái, đi ở trong những hình thức nào đó để thấy được sabhava, hoặc kiểm soát cái tâm vẩn vơ (phóng vật) v.v…
- Nằm. Cũng đừng nên lơ là. Nó là một trong những tư thế tự nhiên. Ðầu tiên, tư thế nằm mất thời gian dẫn đến sự khổ, nhưng với sự thực tập liên tục về cơ thể trở nên nhạy cảm, và ngay cả sự nằm, bắt đầu cho thấy sự đau đớn khá sớm. Nếu hành giả nằm ngửa xong chuyển sang nằm nghiêng, hãy lưu ý “khéo tác ý” về sự thay đổi tư thế.
- Ngủ. Nếu hành giả ở trong tư thế nằm, thường cảm thấy buồn ngủ, hãy tự nhiên và thiếp ngủ – ghi nhận thầm đó là điều trị sự khổ. Nhưng nếu cơ thể đã ngủ đầy đủ, và nó chỉ ngủ lơ mơ; hành giả cần có một sự xem xét có phải ăn quá nhiều thức ăn vào bữa điểm tâm hoặc bữa trưa. Nếu như vậy, hãy bắt đầu ăn ít lại cho khỏi đầy bao tử. Nếu còn buồn ngủ lơ mơ, sau đó hãy ngồi dậy vỗ nước vào mặt, hoặc đi ra ngoài trời để hít thở không khí (Ngủ, vượt ra khỏi đòi hỏi bình thường của cơ thể, là một hình thức ham muốn đòi hỏi sự hạnh phúc: tìm kiếm sự thỏa thích của ngủ, và người ta cố gắng đạt nó càng ngày càng nhiều).
- Khi tỉnh dậy vào nửa đêm, hãy cố gắng ghi nhận oai nghi nằm, và nếu tỉnh dậy trong chốc lát, hãy ghi nhận bất cứ sự thay đổi của tư thế nằm (để điều trị sự khổ).
Tại sao tu tập theo tự nhiên?
Pháp Niyama là định luật tự nhiên (luật nhân và quả). Nó tồn tại khắp nơi trong thế gian và Ðức Phật đã khám phá . Nó có ba đặc tính (tam tướng):
- Sabbha Sankhāra Anicca (tất cả vạn vật đều vô thường)
2. Sabbaha Sankhāra Dukkha (tất cả vạn vật đều khổ).
3. Sabbaha Dhamma Anatta (mọi vật đều không có ngã)
Bởi vì vô ngã cũng là sự thật của Nibbāna, tất cả các pháp đều vô ngã.
Ba yếu tố này đều luôn luôn tồn tại, ngay cả ở nhà, khi không tu tập. Nhưng ở nhà, thấy danh pháp và sắc pháp lại càng nhạy cảm với phiền não, ngược lại cho rằng người ta không thể nhận thấy những định luật tự nhiên này được. Nếu sự đi đặc biệt thật chậm, nó sẽ không bình thường, và người ta sẽ không thấy được định luật tự nhiên.
Cùng một sự việc sẽ xảy ra nếu chỉ quan sát bước đi và không dành cho toàn bộ cơ thể. Cũng như trong sự ngồi, hành giả phải nhận thấy rõ toàn bộ oai nghi ngồi, như Ðức Phật đã dạy rõ ràng:
“Và một lần nữa, này chư tỳ khưu, khi một vị hành giả đang bước đi, phải hiểu rõ: Tôi đây đang đi; hoặc khi vị này đang đứng yên, phải hiểu rõ: Tôi đây đang đứng yên; hoặc khi vị này đang ngồi xuống, phải hiểu rõ. Tôi đây đang ngồi xuống; hoặc khi vị này đang nằm xuống, hiểu rõ: Tôi đây đang nằm. Tuy thế khi thân xác của vị này sằn sàng, vị này hiểu rõ sự việc giống như thế đó.” — (Trường bộ kinh, kinh Ðại niệm xứ)
(Ở đây Ðức Phật dùng đại từ nhân xưng “Tôi” bởi vì nó cần thiết để truyền đạt: nhưng thực tế không có cái ngã đảm nhận những tư thế này, chỉ có danh và sắc. Cả hai điều này hành giả phải quan sát chú ý trong cơ thể của mình – chứ không phải ở những người khác)
Thiền sư Achan Naeb đưa ra câu hỏi này:
“Làm cách nào mà người ta biết được oai nghi đi là gì? Ðáp “Tính cách mà người ấy đi là oai nghi. Ví dụ, không phải bước chân mà là toàn bộ tư thế. Biết được oai nghi đi là nhờ hành giả có được ba danh pháp (Yogāvacara), đó là nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm và tỉnh giác”.
2.2.4. Làm cách nào để biết chắc sự tu tập của một người Ðúng và Sai?
Ðiều quan trọng là hành giả nhận thức được sự tu tập của mình đúng hay sai. Với sự tu tập đúng cách, vị này sẽ biết được tư thế và biết rằng tư thế đó là oai nghi ngồi. Sự biết được tư thế là tâm chánh niệm. Và biết được đó là oai nghi ngồi là sự tỉnh giác. Và vị này cùng một lúc sẽ biết được hai hình thức này. Nếu vị này nhận biết được oai nghi ngồi với trí tuệ tu tập, vị này sẽ biết được bằng sự cảm nhận rằng đây là phương pháp đúng. Sự tu tập trí tuệ đúng liên tục sẽ dẫn đến tuệ Thiền Minh Sát.
Vị này phải biết rằng chức năng của Tứ niệm xứ là tiêu diệt ham muốn và không ham muốn. Ví dụ, nếu vị này không thích tâm vẩn vơ, như vậy sự không thích (domanassa) sẽ phát triển. Nói một cách khác, nếu vị này muốn ở trong khoảnh khắc hiện tại bởi vì nó an vui, sau đó tham (lobha) sẽ phát triển ? Vì vậy sự tu tập đúng đắn là ở trong khoảnh khắc hiện tại càng nhiều càng tốt – nó sẽ diệt trừ ham muốn và không ham muốn.
Cũng như vậy, khi tâm đối mặt với một những trạng thái không phiền não (ở khoảnh khắc hiện tại) hoặc phiền não) tâm, hoặc triền cái, phiền não) sẽ phát sinh, tùy thuộc vào tác ý của một người là tốt đẹp hoặc không. Giả sử tâm đối mặt với “frōng” (tâm phiền não). Nếu tác ý không tốt đẹp, khó chịu (domanassa) có thể xảy ra. Nhưng nếu tác ý đúng, nó sẽ rõ ràng rằng “tâm phóng dật” là danh (một trạng thái tâm), và nó không phải là “hành giả” = và hành giả sẽ trở về trong trạng thái ở khoảnh khắc hiện tại.
2.2.5. Sự đơn giản hóa tu tập cho hành giả mới nhập môn
Người ta cho rằng sự tu tập vào buổi đầu tiên quá phức tạp là điều không tốt. Bởi vì sắc pháp thì dễ dàng nhận thấy hơn (thô), và danh pháp thì hơi khó khăn (vi tế), điều tốt nhất là dùng sắc pháp làm đối tượng cho những hành giả mới bắt đầu tu tập trong khoảnh khắc hiện tại càng nhiều càng tốt [6], và giới hạn sự tu tập và những điều cơ bản này:
- Nhiệm vụ chính của hành giả là biết oai nghi ngồi, oai nghi đứng v.v… ở tất cả mọi lúc và nhận biết nó qua ba danh pháp: nghĩa là, lưu lại trong cinta trí tuệ (trí tuệ tu tập) ở khoảnh khắc hiện tại càng liên tục càng tốt.
- Nhiệm vụ thứ hai là ghi nhận bất cứ những trạng thái tâm nào xen vào hoặc xâm nhập vào sự nhận biết oai nghi ngồi, v.v… (chẳng hạn như tâm nhĩ thức “Nāma thấy” v.v…)
- Duy trì ở một tư thế ấn định cho đến khi sự đau đớn xuất hiện buộc phải thay đổi, sau đó “tác ý” sự đau đớn là để điều trị sự đau khổ tiếp tục đi theo sự đau đớn vào tư thế mới
- Ðối với “tác ý” tất cả hoạt động khác (ăn, tắm, công việc nhà v.v…) là để điều trị sự khổ
- Nói tóm lại, nhiệm vụ chính yếu của hành giả mới bắt đầu tu tập nhận biết sắc pháp liên tục ở mọi tư thế được phát triển hoàn toàn quen thuộc.
[1] Thuật ngữ “Yoki” viết tắt từ Yogāvacara. Mặc dù người ta thường đọc nó là “Yogi”. Nó thường được đọc bằng “K” bởi vì nó đối lập với “Yogi” mang ý nghĩa là “hành giả”.
[2] Ðức Phật dạy “Như Lai không thể thấy được một pháp độc đáo này có thể dẫn đến chánh kiến (samma Diṭṭhi) hơn là khéo tác ý, sự chú tâm có trí tuệ”. (Tăng Chi Bộ Kinh, Aykab – Nibat)
[3] Rusuthua là thiện pháp và có trí tuệ để dập tắt phiền não (ham thích và không ham thích)
[4] Rusuthua là thiện pháp và có trí tuệ để dập tắt phiền não (ham thích và không ham thích)
[5] Với sự ngoại lệ của chúng ta phải có tự chủ về việc ăn nói, làm những hành động vô ích v.v… Chúng ta cũng phải có sati và sampajanna – học hỏi (sikkhati) thêm để biết có phải là sự tu tập đúng hay sai.
[6] “… giống như một người muốn làm cho nước trong khi đã cầm một hạt Katuka và thọc tay vào trong lu nước rồi quậy nó một hoặc hai lần nhưng nước vẫn không trong, người này không ném hạt Katuka đi; ngược lại vị này quậy nó liên tục, và khi làm như vậy chất bùn lắng xuống và nước trở nên trong và sạch – cũng như vậy, thấy tỳ kheo đừng nên chịu thua, nhưng vị này phải liên tục chú tâm, nhận thức và xác định sắc pháp (sắc pháp)” (Thanh tịnh Ðạo, XVĪI, 16)