PHƯƠNG THỨC TU TẬP DẪN ÐẾN THIỀN TẦNG VÔ SẮC – KHÔNG VÔ BIÊN XỨ
Bước đầu thực hành để đạt thiền tầng Vô sắc Không Vô Biên Xứ, vị hành giả đã đắc ngũ thiền cần làm cho đổng lực tâm thiền này được dũng mãnh, bằng cách lám sanh khởi tiếp nối liên tục cùng sự tinh thục năm khả năng thiền chứng (vasiibhaava) đối với ngũ thiền, cũng giống như giai đoạn thực hành tiến đến thiền tầng thứ hai, khác nhau chỉ là trước khi trau dồi năm khả năng thiền chứng, vị hành giả suy xét tùy theo hai điểm thời gian:
– Trong thời kỳ không Phật Giáo.
– Trong thời kỳ có Phật Giáo.
Ở thời kỳ không có Phật giáo, vị hành giả suy quán: “Thân này chính là cội nguồn của những cuộc tương tàn, là nơi nương gá của những bệnh tật, của những đói khát, là môi sinh của những luyến ái, là một tổng thể ô trược được dung hợp bởi những tinh huyết nam nữ. Trái hẳn những điều này, các tầng trời Vô sắc nương gán sắc thân, không lệ thuộc điều kiện của nó. Mọi bức xúc thân thể tại đây không còn nữa, chỉ còn mỗi một tâm thức và chính là hạnh phúc.”
Suy xét như thế hành giả cảm thấy nhàm chán với thân này, muốn được tái sanh về Vô sắc. Ðồng thời cũng nhàm chán với cảnh ngũ thiền tức Tự tướng, vì cảnh này chính là hình ảnh thoát thai từ một hình tượng cụ thể. Cũng như một người có tính tình nhút nhát, thường hay lo sợ về ma quỷ. Tình cờ trong đêm tối, họ gặp bóng mờ của bụi cây, bản năng yếu đuối đã làm cho họ phải sợ nó. Ðiều này tương tự trường hợp trên.
Một đoạn kệ ghi rằng:
“Yathaa pisaaca bhiiruko
Ratti.m khaa.numpi bhaayati
Eva.m karajabhiiruko
Yogii kasi.naruupala.m”
“Trong đêm tối trụ cây làm cho những người nhút nhát nảy sinh sợ hãi. Cũng vậy, vị hành giả nhàm chán với thân này, đối với ấn tướng cũng là vật để nhàm chán.”
Riêng ở thời kỳ Phật giáo, hành giả không suy quán như thế mà xét rằng: “Ðịnh từ thiền Vô sắc ấy vô cùng mãnh liệt và dũng mãnh hơn so với thiền tầng sắc giới này. Chính tại đấy, có thể thực hiện khả năng thần thông.
Nếu là những vị A- na -hàm hoặc A – la – hán quả, khi cần nhập Thiền diệt (nirodhasamaapatti) để được hiện tại lạc trú, một trạng thái an lạc gần như Vô Dư Nip bàn (anupaadisesenibbaana). Khi ấy các Ngài cũng sẽ hành trì các thiền tầng vô sắc này. Việc thực hành đầu tiên để đạt các thiền tầng Vô sắc vẫn phải là tinh thục năm khả năng thiền chứng. Rồi sau đó vào thời điểm cuối của giai đoạn này, khi vừa xuất thiền tầng thứ năm, nếu thấy rằng hình thể (parama.n.dala) Tự tướng còn quá nhỏ hẹp, thấy cần, hành giả cũng nên làm lớn rộng thêm nữa bằng sức mạnh tâm định đã có của mình. Còn như đã rộng lớn cần thu hẹp nhỏ hơn, nhưng tối thiểu chỉ nên bằng kích thước 1 gang 4 ngón tay, chớ không nên quá nhỏ. Nếu cảm thấy đã vừa chừng, thì không phải thu hẹp hay mở rộng kích thước án xứ thêm. Kế đến vẫn an trú vào án xứ, tự tướng sẽ hiện khởi, nhưng khác những giai đoạn ban đầu, đối với Tự tướng hành giả thay vì gìn giữ, lại hướng đến xuất ly và chuyên cần làm hiển lộ hư không giả định (aakaasapa~n~natti) bằng sự suy quán: không thực sự có một địa đại Tự tướng nào, hư cảnh ấy chỉ là khoảng không. Rồi hành giả tác niệm: “Aakaaso ananto” (Hư không vô cùng tận).
Qua thời gian chuyên cần như thế, khi tâm không còn ái chấp đối với thiền tầng thứ năm nữa, tức lúc ấy hành giả đã đạt đến Cận hành tiến đạt của giai đoạn này. Sau đó không lâu, Ðịa đại Tự tướng sẽ hoại đi và chỉ còn lại một khoảng không với kích thước bằng Tự tướng đã mất, cũng như tấm màn sau khi gió cuốn đi người ta chỉ còn nhìn thấy khoảng trống không mà trước đó là vị trí của tấm màn, và kích thước khoảng không này cũng bằng như kích thước tấm màn chiếm chỗ. Sự mất đi của Tự tướng cũng thế, khác với tấm trải sau khi cuốn lại còn lại mặt nền bị che, hay vật thực khi bị đổ ra còn lại là chiếc dĩa. Có nghĩa là vị hành giả chỉ không hướng tâm đến án xứ hoàn tịnh nữa (điều này khác với sự thay thế hình ảnh này bằng hình ảnh kia).
Một đoạn trích sau đây từ Visuddhimaggattha:
“Kasi.na.m ugghaa.tanto so
Na kila~nja.m puupa.m pivaa
Kavala.m tamanaavajja.m
Aakaaso iti ikkhati”.
“Vị hành giả từ bỏ án xứ hoàn tịnh, không giống như người ta cuốn tấm trải hay vứt bỏ bánh ngọt mà chỉ là không lưu tâm đến ấn tướng hoàn tịnh, để hướng tâm tác niệm hư không…”
Sở dĩ nói rằng: “Aakaaso ananto” (Hư không vô cùng) vì đây là cảnh hư không giả định chứ không phải là chơn đế cảnh. Ðã là giả định thì không bao giờ có bắt đầu tức sự sanh khởi, cũng như không có điểm cuối cùng tức sự tiêu hoại, diệt tắt, lý do này mà được Ananto – Không cùng tận. Tuy nhiên, hành giả chỉ tác niệm Aakaaso hay Aakaasa.m ananta.m thì vẫn là hợp lý.
Khi hành giả đã lìa bỏ Ðịa đại Tự tướng bấy giờ cảnh hư không chế định sẽ hiện khởi, đồng thời Tâm thiền Không Vô Biên Xứ cùng với hai thiền chi cũng sanh khởi để tri nhận cảnh với tiến trình như sau: đầu tiên là hai Hữu phần Rúng Ðộng (bhava”ngacalana) và Dứt Dòng (bhava”nguppaccheda), tiếp theo Là Khai Yù Môn, Chuẩn Bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Chuyển Tộc và Tâm Thiền Vô Sắc Giới Thứ Nhất Không Vô Biên Xứ. Sau một sát na tâm này là một số Hữu phần tâm sanh khởi làm trung gian cho Lộ Phản Khán Thiền chi Xả Và Ðịnh sanh tiếp theo.
Giai đoạn này, hành giả đã chứng thiền tầng Vô sắc Thứ Nhất Không Vô Biên Xứ.
Có ba cách gọi tên cho thiền tầng này, một là thiền tầng Vô Sắc (Aruupajhaana), hai là Thiền Không Vô Biên Xứ (Aakaasaana~ncaayatana), và ba là Sơ thiền Vô Sắc giới (Pa.thamaaruupajjhaana).
Gọi là Thiền Vô Sắc (Aruupajhaana) vì hành giả không lấy sắc làm cảnh, tức vị này loại bỏ Tự tướng và sau khi tâm thiền sanh khởi, tâm thiền này cũng không lấy sắc làm cảnh. Do đó, tâm thiền này được gọi là Tâm Thiền Vô Sắc Giới.
Gọi là Thiền Không Vô Biên Xứ (Aakaasaana~ncaayatana) vì đây là tâm thiền vững mạnh, bất động, sanh khởi từ hư không chế định, và cảnh này không có điểm đầu tiên và điểm cuối cùng là sự hoại diệt. Do đó mà gọi là Không Vô Biên Xứ.
Gọi là “Sơ Thiền Vô Sắc Giới” (Pa.thamaaruupajjhaana) vì sau khi loại bỏ cảnh án xứ giả lập mang hình ảnh cụ thể (Tự tướng) khởi đầu thứ thiền nhất trong bốn thiền tầng Vô sắc.
PHƯƠNG THỨC HÀNH TRÌ ÐẦU TIÊN VÀ SAU CÙNG ÐỂ ÐẠT THIỀN TẦNG THỨC VÔ BIÊN XỨ (Vi~n~naa.na~ncaayatana)
Vị hành giả muốn phát triển đến thiền tầng cao hơn nữa, tức Thức Vô Biên Xứ. Nền tảng đầu tiên, vị hành giả trau dồi năm khả năng thiền chứng đối với Không vô biên xứ đã chứng, cho đến khi đã hoàn toàn tinh thục. Sau đó xuất Không Vô Biên Xứ, hành giả suy quán những trở ngại của thiền tầng này: “Thiền Không Vô Biên Xứ vẫn còn cận kề với Ngũ thiền Sắc giới, nếu không thường xuyên nhập định, thời tâm định sẽ yếu kém và hoại đi tức trở lui sang trạng thái thiền Sắc Giới trước kia. Riêng về tâm định Thức Vô Biên Xứ ấy dũng mãnh và vững mạnh hơn so với tâm định Không Vô Biên Xứ này”. Khi xét như thế, hành giả hướng đến Thức Vô Biên Xứ, tức lấy tâm thiền Không Vô Biên Xứ mà trước đó đã diệt làm cảnh, vì giai đoạn này hành giả đã từ bỏ cảnh hư không chế định.
Rồi tác niệm: “Vi~n~naa.na.m ananta.m” hay “Vi~n~naa.na.m – Thức không vô biên xứ vô biên.” (tâm thiền Không Vô Biên Xứ là vô cùng tận). Và như thế hành giả tu tập.
Ðến khi nào tâm không còn ái chấp trong thiền tầng Không Vô Biên Xứ, hành giả khi ấy đã đến giai đoạn Cận hành. Thời gian không lâu sau đó, ấn tướng hư không giả định cũng không còn, và ngay lúc ấy ấn tướng được thay thế bằng tâm thiền Không Vô Biên Xứ. Ðồng thời tâm thiền Thức Vô Biên Xứ cùng hai thiền chi: Xả và Ðịnh sanh khởi để tri nhận ấn tướng này với tiến trình hiện khởi như sau: đầu tiên là các Hữu phần Rúng động và Dứt dòng, kế đến là Khai ý môn, Chuẩn bị, Cận hành, Thuận thứ, Chuyển tộc Rồi Tâm Thiền Thức Vô Biên Xứ. Sau một sát na tâm này, một vài tâm hữu phần kế tục sanh khởi làm trung gian cho lộ Phản khán thiền chi Xả, Ðịnh sanh tiếp theo sau đó. hành giả đã đắc thiền tầng Vô Sắc thứ hai: Thức Vô Biên Xứ.
Ðiều trên chúng ta có thể thắc mắc rằng tại sao vị hành giả đã xét thấy những trở ngại của thiền Không Vô Biên Xứ, thế mà để phát triển thiền tầng cao hơn, vị hành giả lại phải hướng về thiền tầng trước đó? Vì rằng tâm thiền Thức Vô Biên Xứ cần phải nhờ vào tâm thiền Không Vô Biên Xứ trong vai trò là cảnh sở tri, cũng như trường hợp cảnh thinh không thể thiếu đối với nhĩ thức. Hay như một vị quan Ðại thần dầu biết Ðức Vua là Hôn quân bạo ác mà vẫn phải kính lễ phủ phục đúng như một bề tôi trung tính, chỉ là vì để dễ dàng tiến thân chức vị của mình.
Lời ví dụ trên của các viï A-xa-ølê, viết bằng nguyên văn sau đây:
“Aala.mbana.m karoteva
A~n~naabhaavena ta.m ida.m
Di.t.thadosampi raajaana.m
Vutti hetu jano yathaa.”
PHƯƠNG THỨC HÀNH TRÌ ÐỂ ÐẠT THIỀN TẦNG VÔ SỞ HỮU XỨ
Cũng giống như những giai đoạn trước, nghĩa là để phát triển thiền Vô Sở Hữu Xứ, ban đầu hành giả tu tập năm khả năng thiền chứng (vasiibhaava) đối với Thức Vô Biên Xứ và phải đến khi thuần thục năm khả năng này, kế đến nhập Thức Vô Biên Xứ, sau lúc xuất thiền nên xét rằng: Thiền Thức Vô Biên Xứ vẫn còn cận kề Không Vô Biên Xứ, và hơn thế nữa là một sự đối nghịch nhau: khi không được thường xuyên nhập định, thiền tầng này có thể hoại đi và trở lại thiền tầng Không Vô Biên Xứ trước đây. Vả lại, định từ thiền Thức Vô Biên Xứ vẫn là yếu kém đối với tâm định dũng mãnh Vô Sở Hữu Xứ kia”. Suy xét như thế, hành giả hướng tâm đến thiền Không Vô Biên Xứ mà đã được diệt hoàn toàn dầu chỉ là một sát na tâm hữu phần. Rồi hành giả chuyên cần xuất ly Không Vô Biên Xứ để thay thế vào đó là cảnh Vô hữu giả định (Natthibhaavapa~n~natti) bằng cách tu tập: Natthi ki~nci, natthi ki~nci (không gì cả…, tức nói đến sự hoàn toàn vắng mặt của Thiền Không Vô Biên Xứ, một sát na hữu phần cũng không còn lại, kể cả thời gian sinh, trụ, diệt của sát na tâm này).
Và, vẫn như thế, hành giả hãy chuyên cần tu tập, khi tâm không còn ái chấp đối với thiền Thức Vô Biên Xứ, tức khi ấy hành giả đã đến giai đoạn Cận hành. Từ đấy, không bao lâu hành giả sẽ đạt đến giai đoạn tiến đạt còn lại, cùng lúc này cảnh thiền Không Vô Biên Xứ mà trước đó làm ấn tướng cho vị hành giả cũng không còn nữa. Cũng như một người đang trên đường đi, trước mặt họ gặp một nhóm Tăng đang tụ họp và họ đi qua, khi trở về cũng con đường ấy nhưng không gặp nhóm Tăng kia nữa. Vì sau khi tụ họp, Chư Tăng đã ra đi và họ thấy rằng hiện tại Chư Tăng đã bỏ đi, một vị còn lại cũng không, tương tự khi hành giả loại bỏ cảnh thiền Không Vô Biên Xứ, ngay khi ấy cảnh Vô Hữu giả định sẽ được thay thế cùng tâm thiền Vô Sở Hữu Xứ với hai thiền chi hiện khởi. Tiến trình này được diễn tiến như sau:
Ðầu tiên là những Hữu phần Rúng động và Dứt dòng. Kế đến là Khai Ý Môn, Chuẩn bị, Cận hành, Thuận thứ, Chuyển tộc và một sát na tâm thiền Vô Sở Hữu Xứ. Rồi tiếp theo là một số Hữu phần tâm sanh khởi làm trung gian cho lộ Phản khán thiền chi Xả và Ðịnh sau đó. Giai đoạn này hành giả đã đắc thiền tầng Vô sắc thứ ba: Vô Sở Hữu Xứ.
PHƯƠNG THỨC TU CHỨNG THIỀN TẦNG THỨ TƯ – PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ.
Ðể tu chứng thiền tầng vô sắc thứ tư: Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, cơ bản đầu tiên hành giả cần trau dồi năm khả năng thiền chứng đối với Vô Sở Hữu Xứ và đến khi đã thuần thục năm vasii này, sau đó, những khi xuất định, hành giả nên suy quán: “Thiền tầng này vẫn còn kế cận Thức Vô Biên Xứ và hơn thế nữa là một sự đối lập nhau: khi tâm thiền này không được thường xuyên an trú sẽ bị suy yếu đi và trở lại khả năng tâm định trước đây: Thức Vô Biên Xứ. Vả lại, định từ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng kia, đối với tâm định này mãnh liệt hơn, dũng mãnh hơn. Các khía cạnh khác, mà Tưởng (hay Ký Tính – sa~n~naa) là một, trong thiền Vô Sở Hữu Xứ hãy còn thô thiển, thô sơ. Và đối với Ðịnh, điều đó là một trở ngại. Ngược lại, những khía cạnh này, Tưởng là quan yếu, trong thiền Phi Tưởng Phi Phi Tưởng cũng được tinh tế và khiết hoá hơn. Chính điều này Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ trở thành thiền tầng cao tột.
Dù thế, cũng cần có vui thú đối với Vô Sở Hữu Xứ, hành giả nên suy xét: “Tuy so với thiền tầng thứ tư không hơn về sự tế nhị và an tịnh. Song Vô Sở Hữu Xứ không phải là nhỏ nhoi yếu kém, một khả năng tiếp cận cảnh giả định từ Không Vô Biên Xứ là trở thành cảnh Vô Sở Hữu giả định.”
Kế đến vị hành giả hướng tâm đến Vô Sở Hữu Xứ đã diệt, rồi tác niệm: “Sa~ntameta.m pa.nitameta.m – chính đây là an tịnh, chính đây là tối thượng” và vẫn tu tập như thế, khi không còn ái chấp đối với Vô Sở Hữu Xứ, tức hành giả đã đạt đến giai đoạn cận hành. Tiến đạt còn lại cũng phát triển không lâu, nghĩa là một thời gian sau đó, cảnh Vô hữu giả định sẽ hoại đi, thay vào đó là cảnh Vô Sở Hữu Xứ là ấn tướng. .Cùng lúc này, tâm thiền Phi Tưởng Phi Phi Tưởng và hai thiền chi cũng hiện khởi và tiến trình này được diễn tiến như sau:
Khởi đầu là hai Hữu phần Rúng Ðộng và Dứt Dòng. Kế đến là Khai Yù Môn, Chuẩn Bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực rồi Tâm Thiền Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Sau một sát na tâm này, một số hữu phần tâm sanh khởi làm trung gian cho Lộ phản khán sanh kế sau, thẩm sát hai thiền chi Xả và Ðịnh.
Trên đây là quá trình tu chứng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
Phương thức tu chứng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ ấy, ban đầu trước khi khởi sự tu tập, vị hành giả suy xét các trở ngại của thiền tầng Vô sỡ hữu xứ, sau đó lại suy xét đức tính của thiền tầng này, rồi vị hành giả tác niệm: “Ðây là an tịnh, đây là cao thượng.” Như thế có phải là mâu thuẩn ? Nên hiểu theo trường hợp tương tự, cũng như một người kém nhan sắc, thân thể không có một nét dáng gì là đẹp đẽ, nhưng ông ta là một người có đức tính tốt, cao thượng. Giả như có một người nào đó thân cận ông ta, khi đứng trước mặt vị này phải thầm nhận xét: “Nếu người như thế này quả không có gì đẹp. Nhưng lúc đi xa, để nhớ về ông ta, người này sẽ nghĩ: Ông ấy là một người tốt”
Vị hành giả đối với Vô sở hữu xứ cũng thế. Vả lại, vị hành giả chỉ ca ngợi và tác niệm như thế chớ không vì mục đích để nhập trở lại thiền tầng này, chỉ lấy đó làm điểm tựa bước đến thiền tầng trên. Cũng giống như Vị Vua trên lưng tượng, khi đến những nơi làm thủ công, đưa mắt nhìn quanh thấy một ngà voi được chạm trổ tinh vi, khéo léo trên tay của anh thợ nọ. Ðức Vua sẽ khen ngợi: anh ấy là người thợ tài giỏi. Nhưng nếu để nghĩ rằng: Ta sẽ từ bỏ Vương Vị để trở thành anh thợ tài giỏi kia thì hoàn toàn không. Ví dụ này, Ngài Buddhaghosa viết bằng nguyên văn:
“Dantakaaro va.n.nantopi
Na raajaa tattha kaamiko
Asmaa patti kaamova
Yogi.m tatiyatikkamo”.
Cũng vậy, mặc dù hành giả ca ngợi thiền tầng Vô sắc thứ ba và tác niệm: đây là an tịnh, đây là cao thượng, nhưng điều đó không phải là mục đích để nhập lại thiền tầng này.
Bốn thiền tầng Vô sắc sẽ cao trội hơn theo thứ tự thiền chứng, nghĩa là:
“Dupa.niitataraa hontu
Pacchimaa pacchimaa idha
Upanaa tattha vi~n~neyyaa
Panaadatalasaa.tikaa”.
[Cha. Visuddhimagga. Phần I, Trang 332]
“Bốn thiền tầng Vô sắc ấy, thiền tầng sau sẽ cao trội hơn thiền tầng trước theo một trình tự thứ bậc. Tương tự như ngôi lầu bốn tầng, hay như một tấm lụa có từng vẻ đẹp hơn nhau”.
Nói thế mà chỉ suy xét bốn thiền tầng này theo khía cạnh thiền chi mà không xét đến quá trình tiến đạt thì có thể dễ dàng hiểu lầm vì tất cả đều là hai thiền chi Xả và Ðịnh như nhau. Nhưng nếu xét kỹ quá trình phát triển tiến đạt, sẽ thấy các thiền tầng trên cao trội hơn theo một thứ bậc tuần tự. Cũng như một tòa lầu bốn tầng, tất cả được trang bị đầy đủ các tiện nghi và nhu yếu. Nhưng nếu quan sát kỹ, sẽ thấy các tầng lầu càng cao thì càng được gia công hơn, bốn tầng sẽ có sức chênh lệch khác nhau. hay giống như bốn tấm vải được dệt từ một thứ hàng và có cùng một kích thước. Nhưng ở mỗi tấm vải sẽ có sự chênh lệch nhau về nghệ thuật: hoặc đang dệt, hoặc đang cắt may, hoặc cả hai điều này. Các quá trình tu chứng, bước đầu và sau cùng như đã nói, từ giai đoạn Sắc giới đến Vô sắc giới được giải rộng theo lối án xứ Ðịa đại hoàn tịnh, chín án xứ hoàn tịnh còn lại đối với việc phát triển các thiền tầng cũng tương tự như thế. Các phần sau chỉ giải thích điều khác nhau mà phần này không đề cập.
- ÁN XỨ THỦY ÐẠI HOÀN TỊNH –AAPOKASI.NA
Aapo hay Nước, ở đây không dùng theo nghĩa thực tính thấm rịn, đượm nhuần hay quến tựu. Nơi đây chỉ nên hiểu “nước” theo nghĩa thông thường, ở ao hồ hoặc sông biển…
Vị hành giả tu tập án xứ này, nếu là trong quá khứ từng vun bồi pháp độ hay có ước nguyện sẽ chứng đắc thiền chứng trong các sanh hữu về sau, thì ngay trong hiện tại, đối với những hành giả ấy chỉ đơn giản nhìn một cái hồ hay một vũng đọng…để tác niệm: “Ðây là nước! Ðây là nước!” (Aapo! Aapo…). Bao nhiêu đó hành giả cũng có thể đạt đến Trì tướng. Từ đây, vẫn an trú vào án xứ (một ao hồ nào đó) mà đã là Trì tướng. Rồi hành giả sống ở cội cây, am thất hay một nơi thích hợp nào đó để phát triển đến Tự tướng. Riêng những hành giả thông thường nghĩa là những người không tích lũy thiện căn ở đời quá khứ, vấn đề lấy nước làm án xứ cần phải được lựa chọn. Chỉ nên là nước trong, không bị pha lẩn màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng (đừng lầm lẫn với không màu của nước), có thể dùng nước mưa chưa bị vấy bùn, rồi được lược lại bằng tấm vải sạch trắng, đổ vào bát hay bình đựng nhỏ ngang chừng miệng. Ðường kính miệng bình đựng khoảng một gang bốn ngón tay hay nửa hắc đến một hắc tay. Và trong khi an trú án xứ hành giả chớ nên lưu tâm đến thực tính của nước: đượm nhuần, thấm rịn,… chỉ cần an trú án xứ nước theo nghĩa thông thường và tác niệm: “Ðây là nước! Ðây là nước!”(Aapo! Aapo!). Như thế cho đến khi Trì tướng hiện khởi. Rồi an trú vào Trì tướng để phát triển Tự tướng cùng các thiền Sắc giới sau đó.
Cũng cần hiểu thêm dáng nét Trì tướng và Tự tướng của án xứ Thủy đại hoàn tịnh này. Trì tướng cũng như giai đoạn ban đầu tác niệm (còn nhìn bằng mắt), nghĩa là án xứ ban đầu có đặc điểm gì: gợn sóng, bọt nước,… khi trở thành Trì tướng (tức án xứ mà hành giả nhận bằng ý môn trước giai đoạn Tương tự tướng) cũng có hình dáng như thế. Riêng Tự tướng thì khác. Án xứ giai đoạn này giống như một viên ngọc Pha lê được an trí trên cao.
Những giai đoạn còn lại từ Tự tướng đến thiền tầng vô sắc sau cùng. Phương thức tu chứng tương tự như án xứ Ðịa đại hoàn tịnh.
- ÁN XỨ HỎA ÐẠI HOÀN TỊNH – TEJOKASI.NA
“Tejo” hay Lửa, không hiểu theo nghĩa thực tính (Sabhaata) là nóng bức… ở đây cần nên hiểu theo nghĩa thông thường (Sasambhaara) tức lửa ở những nhiên liệu đốt cháy.
Vị hành giả tu tập án xứ này, cũng như các án xứ chỉ tịnh khác, tức nếu là người ở các đời quá khứ đã tích lũy nhiều thiện căn, đã vun trồng nhiều pháp độ, cùng ước nguyện chứng đạt thiền chứng trong sanh hữu về sau, đối với những người này, trong đời hiện tại chỉ cần nhìn một ngọn lửa đèn, một đám cháy,…mà tác niệm: “Lửa! Lửa!” (Tejo! Tejo!), chỉ như thế Trì tướng cũng có thể hiện khởi đối với hành giả. Và tiếp tục an trú lửa qua hình ảnh Trì tướng để đạt Tự tướng và các thiền chứng sắc giới.
Nhưng là những người ở đời quá khứ thiếu tích lũy duyên lành thì án xứ lửa phải được lựa chọn kỹ lưỡng hơn. Hành giả nên tìm những lõi cây chẻ nhỏ rồi đem phơi khô, có thể dùng cỏ hoặc củi hong nóng. Việc làm kế tiếp, hành giả hãy đến cội cây hay một am thất, một chỗ ở thích hợp, rồi lấy những lõi cây nhen lửa. Trước ngọn lửa này, dùng một tấm chắn có khoảng trống tròn đường kính một gang bốn ngón tay hoặc nửa đến một hắc tay. Và khi hành giả an trú án xứ đừng bao giờ nhìn về khía cạnh màu sắc, sức nóng, vật đốt, tàn tro,…Ðiều an trú duy nhất chỉ là lửa (trong nghĩa thông thường) cùng với sự tác niệm: “Tejo! Tejo!” (Lửa! Lửa!) đến khi Trì tướng hoàn toàn hiển lộ. Ở giai đoạn tiếp theo, an trụ vào Trì tướng để phát triển Tự tướng và các thiền tầng sắc giới.
Cần hiểu thêm về Trì tướng và Tự tướng hiện khởi từ Hỏa đại hoàn tịnh là: Trì tướng cũng như ấn tướng ban đầu (giai đoạn còn an trú bằng nhãn quan), tức ngọn lửa ban đầu được làm án xứ, sáng tỏ chập chờn hay yên lặng. Khi cảnh này trở thành Trì tướng cũng với hình ảnh như thế, nếu làm khác cách thức đã nói trên thì Trì tướng bên cạnh cũng có những hư cảnh củi, sức nóng, khói, tàn…như hình ảnh hành giả tri nhận bằng mắt.
Riêng về Tự tướng vẫn là một ấn tướng bất động, không lay chuyển: sự có mặt cũng như một tấm vải đỏ Kambala, hay như cây quạt thốt nốt bằng vàng hay trụ cột vàng trên tháp cao.
Các giai đoạn còn lại tương tự như Ðịa đại hoàn tịnh.
- ÁN XỨ PHONG ÐẠI HOÀN TỊNH –VAAYOKASI.NA.
“Vaayo” hay Gió không hiểu theo thực tính: động, chuyển,…mà chỉ dùng trong nghĩa gió thông thường. Và án xứ này không có cách thức chuẩn bị riêng cho hành giả đã tích lũy nhiều thiện căn cũng như của những hành giả kém về pháp độ. Không có cách thức chung như nhữnbg án xứ ban đầu. Vị hành giả tu tập án xứ này, ấn tướng (án xứ để tác niệm) sẽ dựa theo những điều nghe thấy hoặc cảm nhận mà tác niệm, nghĩa là bằng cách nhìn đọt cây hay lá lay động, hoặc khi gió thổi mà thân hành giả cảm nhận được. Bấy giờ, nhờ sự lay động, rung chuyển hoặc cảm giác do tiếp xúc với gió. Hay dễ hiểu hơn, một hình thức nào đó xác định đang có gió. Rồi hành giả tác niệm: “Vaayo! Vaayo!” (đây là gió, đây là gió). Cứ như thế cho đến khi Trì tướng được hiển lộ. Và lúc Trì tướng đã được hiển lộ thời hành giả không cần phải dựa vào sự lay động của vật thể nào nữa, mà chỉ cần an trụ Trì tướng đã có, để phát triển Tự tướng và các thiền tầng sắc giới.
Cần phân biệt điểm dị đồng giữa ba ấn chứng của án xứ này . Sự rung động, lay chuyển hay cảm giác do tiếp xúc với gió, đó là ấn chứng đầu tiên hay sơ tướng. Hai ấn tướng tiếp theo là Trì tướng và Tự tướng cùng mang một hư ảnh giống thể hơi của nước hay khói của sức nóng mà chúng ta thường thấy, khác nhau là một ấn chứng bất động, hình ảnh đình trụ, thể khối cũng giống như gió trong bức vẽ mà hình ảnh thực tế hoàn toàn không thể thấy bằng mắt, ấy là Tự tướng. Ban đầu, hành giả an trú qua sự lay động của cây lá,…mà tác niệm. Nhưng đến giai đoạn Trì tướng, hành giả sẽ tri nhận ấn tướng (gió) bằng ngõ ý môn, bởi vì từ gió thông thường đã được chuyển hóa thành một loại gió đặc thù qua quá trình tâm thức cuả vị hành giả. Nghĩa là từ gió thông thường (không hình thể) đã được thay thế bằng hình thể tương tự như thể hơi nước bốc lên, hay khói của sức nóng. Chính điều này, vị hành giả cần tinh thục hai loại gió để sớm đạt Trì tướng trong thời gian nhanh hơn. Ơû đây, sẽ có người hỏi: như thế vị hành giả cũng có thể an trú bằng chính hơi của nước hoặc khói của sức nóng? Vì hai hình ảnh này vẫn giống như loại gió đặc thù kia? Không thể như vậy, vì màu sắc hỗn hợp sẽ chi phối hành giả và điều này sẽ khiến hành giả an trú màu sắc hoàn tịnh thay vì cần phát triển Phong đại hoàn tịnh như sở thích cũng như sự thích hợp của mình.
Những giai đoạn còn lại tương tự phần Ðịa Ðại hoàn tịnh.
- ÁN XỨ HOÀN TỊNH MÀU XANH –NIILAKASI.NA
Án xứ này cũng như tất cả đề mục thiền chứng khác. Ðối với người đầy đủ duyên lành, hoẵc đã từng vun trồng pháp độ trong quá khứ, hoặc đã từng chứng đạt thiền trong các sanh hữu gần kề bằng án xứ này, thì trong điều kiện đơn sơ nhất, có thể nhìn lá cây xanh, tấm vải xanh, một viên ngọc bích hay bất luận hình ảnh màu xanh nào khác. Rồi vị hành giả tác niệm: “Niila.m! Niila.m!” (đây là màu xanh). Bao nhiêu đó, Trì tướng cũng có thể hiển lộ, và đạt đến giai đoạn này, vị hành giả không cần phải nhìn đồ vật nữa mà hãy an trú Trì tướng đã có, để đạt đến các giai đoạn tiếp theo, sau cùng là thiền tầng sắc giới thứ năm.
Nhưng nếu không phải là người đầy đủ thiện căn thì cần phải chuẩn bị tốt giai đoạn ban đầu.
Có thể vị hành giả chọn một cành cây, một đóa hoa xanh, ví dụ hoa sen xanh, hay tấm vải hoặc bất kỳ vật gì khác mà tiêu chuẩn phải là màu xanh, sao cho hành giả thấy là thích hợp với mình. Tuy nhiên, nếu là cành cây hoặc nhánh hoa thì hành giả phải gìn giữ đừng để biến sắc, bằng cách ngâm vào chậu nước, bình đựng để màu sắc xanh vẫn còn nguyên vẹn. Song, thế nào đi nữa, khoảng rộng của các án xứ cũng cần ở mức thích hợp, đường kính khoảng một gang bốn ngón tay. Hay hành giả dùng một mẫu giấy hoặc tấm voan có vẽ màu xanh cùng với đường kính trên, xung quanh hình tròn xanh này được vẽ thêm một đường biên dày khoảng một lóng tay màu đỏ hay trắng, để làm nổi bật màu sắc cần tác niệm.
- 7. 8. BA ÁN XỨ MÀU SẮC CÒN LẠI
Ba án xứ màu sắc (va.n.nakasi.na) còn lại, màu vàng, màu đỏ, màu trắng chuẩn bị cũng tương tự như vậy. Và sự khác nhau giữa ba ấn tướng trong án xứ màu sắc hoàn tịnh này không khác nhau mấy. Những hình ảnh ban đầu màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng là ấn tướng đầu tiên tức sơ khởi tướng. Trong giai đoạn thứ hai, Trì tướng, hình ảnh cũng giống như vậy, khác nhau là được hành giả tri nhận bằng ý môn thay vì nhãn môn như lúc ban đầu. Riêng đối với Tự tướng có phần khác hơn, nghĩa là ấn tướng giai đoạn này được tinh tế, khiết hóa rất nhiều so với Trì tướng, màu sắc ấn tướng này cũng là màu sắc ban đầu, tức màu xanh (nếu với án xứ xanh), màu vàng (nếu với án xứ vàng)…
Các giai đoạn thiền chứng còn lại tương tự phần Ðịa đại hoàn tịnh.
Những màu sắc phụ thuộc khác cũng có thể làm án xứ hoàn tịnh và được tính theo bốn màu sắc căn bản trên. Sự xếp loại này được tính theo màu nổi bậc nhất trong màu hổn hợp (như màu xanh lục = màu xanh + vàng – được xem là màu xanh).
- ÁN XỨ ÁNH SÁNG HOÀN TỊNH –AALOKAKASI.NA
Vị hành giả tu tập án xứ này, đối với người đầy đủ duyên lành, bao giờ cũng mau chóng và dễ dàng. Trong điều kiện đơn giản nhất, nhìn mặt trời, mặt trăng, ngọn lửa,… mà tác niệm ánh sáng của những quang thể này: “Aaloka! Aaloka!” Chỉ chừng ấy, Trì tướng cũng có thể hiển lộ và chính nền tảng này hành giả sẽ tiến hành các giai đoạn cao hơn Tự tướng và các thiền sắc giới còn lại.
Nhưng nếu là người chưa từng vun trồng pháp độ trong quá khứ hay một thiện nghiệp nào đó để ước mong chứng đạt thiền chứng trong các sanh hữu sau này, thì cần nên có việc làm chuẩn bị. Nếu những lúc không thể nhìn trực tiếp mặt trời, mặt trăng hay ngọn lửa, hành giả có thể khoét trống tấm vách hoặc mái nhà để ánh sáng có thể xuyên vào. Nếu như trong lúc không có mặt trời, mặt trăng, hành giả dùng một tấm che cũng để lổ trống với đường kính thích hợp và an trú vào đó cho đến khi Trì tướng hiển lộ.
Sự khác biệt giữa ba ấn tướng này, ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, ngọn lửa…là sơ tướng, qua giai đoạn Trì tướng thì cũng như thế. Riêng về Tự tướng, ấn tướng sẽ được tinh tế hơn, cũng như ánh sáng trắng của một số quang thể nào đó và sáng chói hơn nhiều so với Trì tướng.
Giai đoạn tu tập còn lại tương tự phần Ðịa đại hoàn tịnh.
- ÁN XỨ HƯ KHÔNG HOÀN TỊNH –AAKAASAKASI.NA
Paricchinnaakaasakasi.na hay Aakaasakaasi.na (Hư không hoàn tịnh). Ðối với án xứ này, vị hành giả nếu là người đầy đủ duyên lành thì chỉ đơn giản nhìn một khe hở của tấm vách, khoảng trống của khung cửa…hành giả vẫn có thể nhờ đó mà tán niệm: “Aakaaso! Aakaaso!” để làm hiển lộ Trì tướng. Và từ đây, với nền tảng này (Trì tướng) hành giả phát triển từ Trì tướng đến Tự tướng cùng các thiền tầng sắc giới.
Nếu ở trường hợp ngược lại, tức là với người thiếu căn lành, thì cần làm giai đoạn chuẩn bị.
Nếu không tiện nhìn trực diện những hình ảnh hư không đơn giản, hành giả dùng tấm màn hay nóc nhà để làm một khoảng trống với đường kính một gang với bốn ngón tay và nhờ đó mà hành giả tác niệm cho đến khi Tự tướng hoàn toàn hiển lộ.
Sự khác biệt ba ấn tướng của án xứ này là sơ tướng tức những hình ảnh khoảng không ban đầu (khung cửa sổ…). Giai đoạn kế sau, Trì tướng cũng như thế, nghĩa là khoảng không ban đầu kích thước bao nhiêu, trở thành Trì tướng thì cũng kích thước ấy. Riêng đối với Tự tướng, thì kích thước này không còn giới hạn nữa, bấy giờ sẽ tùy thuận ý muốn của vị hành giả. Ðiều này chính là tâm định quá khắn khít của giai đoạn Tự tướng mà khả năng ở Trì tướng chưa thể làm được.
Phần còn lại tương tự phần Ðịa đại hoàn tịnh.
Phương thức tu chứng các án xứ khác khi đã đắc thiền.
Vị hành giả chứng ngũ thiền bằng một án xứ nào đó trong mười hoàn tịnh, nếu muốn hai ấn tướng Trì tướng và Tự tướng đối với các án xứ hoàn tịnh còn lại, hành giả không cần phải làm việc chuẩn bị mà trực tiếp tác niệm qua những hình ảnh đơn giản và thông thường nhất, cũng như mọât hành giả đã từng vun trồng thiện căn trong đời quá khứ.
Thời gian chứng đạt thiền chứng nhanh hay chậm đối với các án xứ.
Ðối với 30 án xứ chỉ tịnh có thể đạt thiền chứng, trong đó 10 Án Xứ Hoàn Tịnh là đạt thiền chứng mau hơn cả vì sự an trú các hoàn tịnh này, Trì tướng và Cận định sẽ dễ dàng sanh khởi. Ðiều đó là nhân mà thiền hiển lộ nhanh chóng. Tính riêng án xứ hoàn tịnh thì án xứ màu sắc lại nhanh hơn, và nhanh nhất thì Bậc Ðạo Sư dạy rằng: ấy là sắc trắng, vì tâm hành giả đang khi an trú án xứ này cũng được khiết hóa và tiêu trừ hôn thuỵ cái một cách đặc thù hơn. Những lúc Trì tướng chưa sanh hay đã sanh cũng thế, hành giả tu tập án xứ này vẫn có một khả năng hiểu biết gận giống như vị đã chứng thắng trí vậy.
KHẢ NĂNG THẦN THÔNG SANH TỪ PA.THAVÌKASI.NA (ÁN XỨ ÐẤT)
– Khả năng biến hóa một thân ra nhiều trăm nhiều ngàn thân.
– Khả năng biến hóa tự thân thành chủng loại khác (Rồng, Yaararuddaa)
– Khả năng hóa hiện hư không, mặt nước, mặt biển trở thành đất để đi, đứng, nằm, ngồi.
– Khả năng hóa hiện các loại cây, cung điện, Tịnh xá, trú xứ, hay một đồ vật nào đó tùy thích.
– Khả năng biến hoá những vật thể nhẹ trở thành nặng.
– Làm các vật thể trở nên vững chắc, không lay động.
– Thành đạt thắng xứ, tức khả năng áp chế những pháp đối nghịch (thiền chứng), đồng thời các nghịch cảnh và thuận cảnh cũng không thể xáo trộn tâm vị hành giả.
KHẢ NĂNG THẦN THÔNG SANH TỪ ÁN XỨ NƯỚC
– Thăng thiên, độn thổ.
– Làm mưa rơi.
– Làm mặt đất trở thành ao, hồ, biển cả.
– Từ nước làm thành dầu, sữa, mật.
– Làm những dòng nước chảy từ cơ thể.
– Làm chuyển động núi, lâu đài, cung điện.
KHẢ NĂNG THẦN THÔNG SANH TỪ TEJOKASI.NA (ÁN XỨ LỬA)
– Làm Khói tỏa che thân mình và thắp sáng lửa thân thể cùng mọi vật.
– Làm mưa than hồng.
– Dùng lửa từ thần lực của mình dập tắt lửa từ thần lực của người khác (nguyên văn chỉ bấy nhiêu)
– Có khả năng thiêu hủy mọi vật.
– Khả năng thắp sáng mọi vật để nhìn thấy bằng thiên nhãn.
– Làm hỏa giới phát khởi từ thân khi viên tịch.
– Xua tan tăm tối.
KHẢ NĂNG THẦN THÔNG SANH TỪ VAAYOKASI.NA (ÁN XỨ GIÓ)
– Khả năng bay lên hư không.
– Ði đến bất luận nơi nào cũng nhanh chóng.
– Làm những vật thể nặng trở nên nhẹ.
– Khả năng làm giông bão.
KHẢ NĂNG THẦN THÔNG SANH TỪ NIILAKASI.NA (ÁN XỨ MÀU XANH)
– Làm mọi vật trở thành màu xanh.
– Làm các kim khí sắt, vàng, đồng,… trở thành ngọc bích.
– Làm không gian tăm tối bất luận lúc nào.
– Ðạt các thắng xứ.
– Thành đạt Subhatimokkha, tức khả năng chứng Ðạo Quả Níp-bàn một cách dễ dàng.
KHẢ NĂNG THẦN THÔNG SANH TỪ PIITIKASI.NA (ÁN XỨ MÀU VÀNG)
– Làm mọi vật trở thành màu vàng.
– Làm mọi kim loại trở thành vàng.
– Thành đạt thắng xứ.
– Thành đạt Subhavimokkha.
KHẢ NĂNG THẦN THÔNG TỪ LOHITAKASI.NA (ÁN XỨ MÀU ÐỎ)
– Làm mọi vật trở thành màu đỏ.
– Làm mọi vật kim khí trở thành hồng ngọc.
– Thành đạt thắng xứ.
– Thành đạt Subhavimokkha.
KHẢ NĂNG THẦN THÔNG TỪ ODAATAKASI.NA (ÁN XỨ MÀU TRẮNG)
– Làm mọi vật trở thành màu trắng.
– Làm mọi kim khí trở thành bạc.
– Tẩy trừ mọi phiền muộn ưu phiền.
– Làm vật tăm tối trở nên sáng suốt để nhìn thấy mọi vật bằng thiên nhãn.
KHẢ NĂNG THẦN THÔNG TỪ AALOKAKASI.NA (ÁN XỨ ÁNH SÁNG)
– Làm mọi vật trở nên trong sánghay làm tự thân tỏa sáng hào quang.
– Hóa hiện mọi vật và làm mọi vật hóa hiện được chói sáng.
– Tránh sự phiền muộn lo âu.
– Làm vật tối tăm trở nên trong sáng để thấy bằng thiên nhãn.
Trong bộ Visuddhimaggatthakathaa, Ngài Buddhaghosa nói rằng: Chứng đạt ba hoàn tịnh Tejokasi.na, Odaatakasi.na, và Aalokakasi.na là làm thành khả năng thiên nhãn và là điều trọng yếu đối với thiên nhãn. Trong ba án xứ này, Ngài xếp loại đầu tiên là Aaloka.
KHẢ NĂNG THẦN THÔNG TỪ AAKAASAKASI.NA (ÁN XỨ HƯ KHÔNG)
– Phơi bày những vật bị che dấu.
– Làm trở thành khe trống, đường hầm, hang động,…tại lòng núi, lòng đất, biển cả,… có thể các oai nghi được cử động thoải mái.
– Xuyên qua vách tường, vật chắn.
Các loại thần thông đã kể, đó là khả năng chuyên biệt của từng án xứ hoàn tịnh. Riêng khả năng chung của cả 10 án xứ này là:
– Khả năng ngăn che mọi vật, người khác không thể thấy.
– Khả năng làm vật nhỏ trở thành lớn và ngược lại.
– Làm đường gần thành xa và ngược lại, xa thành gần.