ÁN XỨ TỨ ÐẠI PHÂN QUÁN PHƯƠNG THỨC TU TẬP

Catudhaavavatthaana là quán sát về bốn đại giới (Dhaatu) trong thân, cho đến khi thấy từng khối, từng phần của Ðại giới, không còn là những định thức: Ta, họ, nam, nữ, chúng sanh, trời, người,… thì đó được gọi là Catudhaavavatthaana – Tứ đại phân quán.

Chi pháp: Sở hữu trí tuệ trong Ðại Thiện hay Ðại Tố.

Trong án xứ Tứ đại phân quán, vị hành giả quán xét về Tứ đại này, tính rộng rãi có 42 là 20 Ðịa đại, 12 Thủy đại, 4 Hỏa đại và 6 Phong đại. Từ thể trược đầu tiên cho đến thể trược thứ 20: các thể trược này mang hình thái thể khối, thô cứng, các Ngài phân định là Ðịa đại. Từ thể trược thứ 21: mật (pitta~m) đến thể trược cuối cùng là nước tiểu (putta~m) ở dạng thể lỏng và thấm rịn, được phân là Thủy đại. Phần Hoả đại tức là bốn loại lửa: lửa làm ấm áp cơ thể (santapparatejo), lửa phá hủy cơ thể (dahanatejo), lửa làm cơ thể suy mòn, già yếu (jiira.natejo) và lửa làm tiêu hóa vật thực (paacakatejo). Riêng Utumaatejo không kể ở đây, bởi vì đã tính cùng ba loại lửa đầu.

Về Phong đại, tức sáu loại gió: Gió đưa lên phần trên (Uddha”ngamavaayo), gió đưa xuống phần dưới (adhogamavaayo), gió chuyển hoạt trong bụng (Ku.tachi.t.thavaayo), gió trong ruột (ke.t.thaadayavaayo), gió khắp châu thân (A”ngama”ngaanusuuriivaayo) và gió thở vào ra (assaasapassaasavaayo).

Ở đây không có cái gọi là nam, nữ, ta, họ, nhân loại, chư thiên, phạm thiên,… mà chỉ là tứ đại trong một tập hợp và có hình dạng khác nhau, giữa những tập hợp đó tùy thuộc ở nghiệp lực của mỗi cá nhân.

Việc quán sát tứ đại trong thân này có hai lối: vắn tắt và rộng rãi. Nếu là người lợi căn (Tikkhapuggala) thì lối suy quán vắn tắt, tứ đại vẫn có thể hiển lộ rõ ràng, bỏ được cái nhìn thân kiến là người nam, là người nữ,…Riêng về người độn căn (Ma.n.dapuggala) thì cần theo lối suy quán rộng rãi.

PHƯƠNG THỨC SUY QUÁN

Vị hành giả nên suy quán bằng tư tưởng, theo lời dạy của bậc Tướng Quân Chánh Pháp (Dhammasenaanaapatii) là: “Tất cả những chổ ở của người đời được mang những tên gọi nhà cửa, cung điện, ngôi lầu,…mà thực sự chỉ là sự kết hợp của vật liệu xây cất. Ðối với thân của Ta cũng vậy, bằng 300 đốt xương, 900 sợi gân, 900 cơ bắp thịt và mảng da lớn. Rồi sự hình thành cơ thể.

Những xương, gân, thịt, da ấy khi quán sát như thật chỉ là bốn phần: Phần thô cứng là Ðịa đại; phần thấm rịn, rỉ chảy là Thủy đại; phần làm chuyển biến: tráng kiện đến già yếu suy vong hay làm nóng ấm cơ thể là Hỏa đại; phần làm chuyển hoạt hay kèm giữ các oai nghi lớn nhỏ là Phong đại.

Rồi suy quán bằng cả hai: lời nói và tư tưởng.

“Yathaa pa.ticca ka.t.thaadi~m
Aagaaranti pavuccati
Eva~m pa.ticca atthaayaadi~m
Sariiranti pavuccati”

“Dựa vào cây mà gọi là nhà cửa, liêu cốc,…thì tương tự, dựa vào gân, thịt, xương, da mà gọi là thân thể”.

“A.t.thi nahaaru~nca na~msa~nca
Camma~nca catuka~m pata~m
Parivaarito aakaaso
Saíkhaya~m ruupaịti gacchati”

” Trong không gian có 300 đốt xương, 900 sợi gân, 900 cơ bắp thịt và mảng da bao bọc chiếm vị trí thì gọi là thân thể”.

“Yo imasmi~m kaayo thaddhabhaavo vaa kharabhaavo vaa aya~m pa.thaviidhaatu, yo aabandhanabhaavo va dravabhaavo vaa aya~m aapodhaatu, yo paripaacanabhaaso vaa uịhabhaavo vaa aya~m tejodhaatu, yo vittambhanabhaavo vaa samudiiraịabhaavo vaa aya~m vaayodhaatu”.

“Trong thân này, phần thô cứng là Ðịa đại, phần đượm nhuần quến tụ là Thủy đại, phần biến chuyển và đốt nóng là Hỏa đại, phần kềm giữ và làm chuyển hoạt các oai nghi là Phong đại”.

“Iti aya~m kaayo acetano abyaakato su~n~no nissatto nijjiivo dhaatusamuuhoyeva”.

“Thân này là vô thức, là vô ký, nó là rỗng không, không là chúng sanh, không là sinh mạng, chỉ là tập hợp của Tứ đại”.

SUY QUÁN THEO LỐI RỘNG RÃI

Phương thức này hành giả quán sát theo 42 đại giới: là 20 Ðịa đại, 12 Thủy đại, 4 Hoả đại và 6 Phong đại, theo thứ tự:

Hành giả quán xét rằng: Tóc mọc trên đầu ấy, nó không biết rằng: “Ta mọc trên da đầu” và ngược lại da đầu cũng không biết rằng tóc mọc trên da. Tóc này không phải là một sinh mạng, nó chỉ là thuần túy Ðịa đại. Rồi quán sát thêm rằng tóc mang hình dạng sợi tơ này, ngoài bản chất là Ðịa đại, nó còn có ba Ðại giới khác làm chổ nương trú, tức Thủy đại, Hỏa đại và Phong đại. cả về màu sắc, khí vị, dưỡng tố (ojaa) cũng do ba sắc môi sinh đó. Bốn Ðại giới cũng nương tựa lẫn nhau, có từ 8 sắc bất ly avinibbhoga và chỉ như vậy, chứ không là một sinh mạng (sattajvaa) nào khác.

Quán sát Ðịa đại, từ thể trược tóc đến thể trược thứ 20 lá óc, rồi phân theo 8 sắc avinibbhoga (bất ly). Về phần Thủy đại, từ mật cho đến cuối cùng lànước tiểu, rồi cũng phân theo 8 sắc avinibbhoga. Quán sát Hỏa đại, lấy bốn loại lửa và phân theo 8 sắc avinibbhoga. Quán sát theo Phong đại lấy sáu loại gió rồi phân theo 8 sắc avinibbhoga. Tất cả được quán sát riêng biệt cũng giống như phần thể trược tóc.

Khi đã suy xét 42 đại gới trong thân, theo Ðất (20), Nước (12), Lửa (4), Gió (6) cả về màu sắc (va.n.na), khí (gandha), vị (rasa), và dưỡng tố, hành giả nên hiểu rằng những địa đại, hỏa đại và phong đại thì được tri nhận bằng cảm xúc của thân, thủy đại được tri nhận bằng tư duy của ý, màu sắc tri nhận bằng sự thấy, mùi khí tri nhận bằng sự ngửi mùi của mũi, vị tri nhận bằng sự nếm của lưỡi và dưỡng tố được tri nhận bằng tư duy của ý.

SUY QUÁN 42 ÐẠI GIỚI THEO 13 KHÍA CẠNH.

Vacanaattho: quán sát theo ý nghĩa của mỗi tiếng (tên gọi của những đại giới).
Kalaapato: quán sát về sự kết hợp từ những đơn vị sắc pháp.
Cu.n.nato: quán sát phần cực tiểu như đất trong bọn sắc.
Lakkha.naadito: Quán sát về trạng thái (lakkha.na), phận sự (rasa) và sự thành tựu (paccupa.t.thaana)
Samu.t.thaanato: Quán sát về bốn nhân sanh (Nghiệp, tâm, quí tiết và vật thực)
Naanatta-ekattato: Quán sát điểm tương đồng và dị biệt.
Vinibbhogaavinibhogato: Quán sát đến sự ly khứ và bất ly.
Sabhaagavisabhaagato: Quán sát đến sự tương hợp và bất tương hợp.
Ajjhattikabaahiravisesato: Quán sát sự khác biệt giữa nội phần và ngoại phần.
Sa”ngaho: Quán sát cách trợ giúp.
Paccayoto: Quán sát về sự tương trợ.
Asamannaahaarato: Quán sát về tính vô tri.
Paccayavibhaagato: Quán sát bằng cách phân tích duyên pháp (paccayadhamma) cuả các đại giới.

  1. Quán sát theo ý nghĩa của mỗi đại giới (vacanatthaato): là xét rằng Ðất có trạng thái “lớn rộng” và “chiếm chổ”, nước là trạng thái “rỉ chảy” và “thấm rịn”, lửa là trạng thái “nóng lạnh” và gió là trạng thái “chuyển động”. Trong mỗi đại giới này đều có trạng thái riêng biệt. Như vậy, đối với thân của ta, phần chiếm chỗ và phần lớn rộng là Ðất, phần rỉ chảy và phần thấm rịn là nước, phần nóng hay lạnh là lửa và phần di chuyển, hoạt động là gió.
  2. Quán sát về phần kết hợp từ những đơn vị sắc pháp (Kaalapato): Ðại giới trong trái tim là một sự kết hợp của 12 loại sắc: tám sắc bất ly (avinibbhogaruupa), thần kinh thân, sắc tính, sắc ý vật và sắc mạng quyền. Ðối với những thịt, gân, da, gan, phổi, óc cùng là một kết hợp của 11 loại sắc là 8 bất ly, sắc thần kinh thân kinh, sắc trạng thái và sắc mạng quyền. Về lửa làm tiêu hóa vật thực thì nó được kết hợp với 9 thứ sắc là 8 sắc bất ly và sắc mạng quyền. Phần tóc, lông, móng, răng, da,… và các thủy đại như máu, mủ, …cùng những Hỏa giới còn lại và Phong giới thì những giới ấy chính là sự kết hợp của 8 sắc bất ly. Như thế không thể nói rằng đây là chúng sanh, đây là ta, là họ, là nam hay là nữ.
  3. Quán sát phần cực tiểu (Cu.n.nato): trong thân với bấy nhiêu dung lượng này, nếu đem nghiền nát, tán nhuyển cho đến khi như là bụi mạc, rồi bỏ vào bọc chứa thì cũng khoảng 20 – 30 lít. Mà thân này được tồn tại bởi vì có Thủy đại kết nối, bện thắt, có Hỏa đại là người nuôi dưỡng, bảo vệ, có Phong đại che chở, bảo tồn cho lớn mạnh. Ngoài những Ðại giới này không còn gì khác.
  4. Quán sát về trạng thái, phận sự và sự thành tựu (Lakkha.naadito): Ðịa đại này, trạng thái là cứng, ngại; phận sự là làm cho các sắc khác lớn mạnh và sự thành tựu là “chịu đựng” các sắc pháp. Ðối với Thủy đại, trạng thái là thấm rịn và rỉ chảy, phận sự là làm cho sắc pháp lớn mạnh, sự thành tựu là cô đọng, quến tụ các sắc khác thành từng phần, từng khối. Hỏa đại, trạng thái là nóng hoặc lạnh, phận sự là nung nấu các sắc khác, và sự thành tựu là làm cho các sắc khác nóng ấm. Về Phong đại, trạng thái là sự giúp đỡ các sắc khác được lớn mạnh, phận sự là hấp dẫn các sắc khác, và sự thành tựu tức là sự chuyển động, dời đổi. Ngoài các đại giới này không có cái gì khác.
  5. Quán sát về nhân sanh (Samu.t.thaana): trong 42 đại giới này, vật thực mới, vật thực cũ, mủ và nước tiểu sanh từ thời tiết. Nước mắt, nước mũi, nước bọt và mồ hôi, bốn đại giới này có khi sanh từ thời tiết, có khi sanh từ tâm. Lửa tiêu hóa vật thực thì sanh từ nghiệp, gió hơi thở ra vào sanh từ tâm. ba mươi hai đại giới còn lại đều có thể sanh từ một trong bốn nhân (nghiệp, tâm, quí tiết và vật thực).
  6. Quán sát sự tương đồng và dị biệt (Naanatta-ekattato) trong bốn đại giới này thì về trạng thái, phận sự và sự thành tựu có khác nhau, nhưng chung quy tất cả đều có sanh và diệt, đều là vô thường, khổ và vô ngã.
  7. Quán sát tính ly khứ và bất ly khứ (Vinibbhogaavinibbhogato): bốn đại giới phân tích là chỉ riêng về trạng thái, phận sự, thành tựu (bởi có khác nhau nên:vinibbhoga). Nhưng riêng bốn đại giới với nhau thì không thể tách rời, phân ly (Avinibbhogaa).
  8. Quán sát sự tương hợp và bất tương hợp (sabhaagavisabhaagato): Ðiạ đại giới và Thủy đại giới, hai giới này tương hợp nhau bởi vì đều làgarudhaatu(trọng đại). Hai giới Hỏa đại và Phong đại tương hợp nhau, bởi vì đều là lahudhaatu (khinh đại). Nhưng giữa Ðất – Nước và Lửa – Gió thì không tương hợp nhau, bởi vì một là trọng đại, một là khinh đại.
  9. Quán sát sự khác biệt giữa nội phần và ngoại phần (Ajjhattikabaahiravisesato): bốn đại giới sanh trong thân chúng sanh này là chỗ nương trú cho 5 sắc thần kinh, ý vật (hadaya), hai sắc tính (bhaava), sắc mạng quyền, hai biểu tri (vi~n~natti) cùng với bốn oai nghi và sanh từ bốn nhân sanh (ajjhatti-kavisesa). Về bốn đại giới ngoại thân chúng sanh, thì nó không là môi sinh cho những sắc đã kể cũng như là các đại oai nghi và nó cũng không đủ bốn nhân sanh, chỉ có mỗi một nhân thời tiết (baahiravisesa).
  10. Quán về cách trợ giúp (sa”ngaho): Ðịa đại sanh từ nghiệp giúp cho những Thủy đại, Hỏa đại, Phong đại mà những đại giới này cũng sanh từ nghiệp. Ðịa đại sanh từ tâm, quý tiết, hay vật thực sẽ trợ giúp cho ba giới còn lại cũng sanh từ tâm, quý tiết hay vật thực.
  11. Quán sát về sự tương tự (paccaya): Ðịa đại này là nền tảng của các đại giới còn lại. Nó có thủy đại kết nối, quyện thắt để không tách rời, phân ly. Có Hỏa đại gìn giữ. Có Phong đại nuôi dưỡng, bảo tồn. Nó giúp cho địa giới khác bằng khả năng câu sanh (sahajaataa), y chỉ (nissaya), hổ tương (a~n~nama~n~na),…

Thủy đại thắt dính, kết nối các đại giới khác để không tách rời phân ly. Nó có Ðịa đại là chổ đứng, có Hỏa đại gìn giữ, có Phong đại chống đỡ, bảo tồn. Nó giúp cho các đại giới khác bằng những khả năng câu sanh, y chỉ, hổ tương,…

Hỏa đại là làm cho các đại giới khác được nhu nhuyến thích nghi. Nó có Ðịa đại là chổ đứng , có Thủy đại thắt dính để không tách rời, có Phong đại chống đỡ, bảo tồn. Nó giúp cho các đại giới còn lại bằng những khả năng câu sanh, y chỉ, hổ tương,…

Phong đại, nó chống đỡ và bảo tồn các đại giới được đứng vững mạnh, nhờ Ðịa đại làm chổ đứng, Thủy đại thắt dính không cho tách rời, Hỏa đại gìn giữ. Nó giúp cho các đại giới còn lại bằng những khả năng câu sanh, y chỉ, hổ tương…

  1. Quán sát về tính vô tri (asamannaahaarato): Ðịa đại này nó không biết rằng ta là địa đại và cũng không biết rằng mình giúp cho các đại giới khác bằng cách làm nền tảng, các đại giới khác cũng không biết có địa đại là chỗ tựa y.

Phần Thủy đại thì không biết rằng nó là thủy đại. Nó không bi?t rằng mình đang giúp cho các đại giới khác bằng cách thắt dính và đượm nhuần. Ngược lại, các đại giới khác cũng không biết có phong đại trợ giúp được đượm nhuần, được thắt dính.

Hỏa đại thì không biết rằng nó là Hỏa đại, không biết rằng nó đang giúp cho các đại giới khác được nhu nhuyến thích nghi. Ngược lại, các đại giới khác cũng không biết có hỏa đại trợ giúp để được nhu nhuyến, được thích nghi.

Phong đại cũng không biết nó là phong đại, cũng không biết rằng nó đang trợ giúp cho ba đại giới còn lại được vững mạnh. Và ba giới còn lại cũng không biết có phong đại nâng đỡ, bảo tồn.

Các đại giới chỉ diễn biến theo một thực tính (Sabhaava) biệt lập, chớ không là chúng sanh, là hữu tình nào.

  1. Quán sát bằng sự phân tích duyên pháp (paccayavibhaagato):Thân chúng sanh mà được hiện hữu cũng bởi vì do nghiệp, tâm, quí tiết và vật thực. Là nếu những sắc có nghiệp là yếu tố trợ sanh thì những tâm, quí tiết và vật thực giúp cho sanh khởi. Có 18 loại sắc như là nhãn, nhĩ, tỷ,…gọi chung là Sắc nghiệp (kammajaruupa). Những sắc quý tiết và vật thực là yếu tố trợ sinh thì nghiệp và tâm giúp cho sanh khởi. Có 13 hoặc 12 loại sắc như là máu, thịt da, gân, gan, phổi, …được gọi là Sắc quý tiết (Utujaruupa) hay Sắc vật thực (Aahaarajaruupa). Việc làm môi sinh cho nhãn, nhĩ và làm việc biểu tri cho Thân, khẩu, những việc này lấy tâm làm yếu tố trợ sanh thì nghiệp, quý tiết và vật thực giúp cho sanh khởi. Có 15 thứ như là những việc biểu tri của thân và tâm: cười, khóc, thở, …Những thứ này gọi chung là sắc tâm (cittajaruupa)

Rồi phân tích duyên pháp: “Nghiệp là năng duyên (janakapaccaya) cho sắc nghiệp và là cận y duyên (upanissayapaccaya) cho ba loại sắc còn lại.

Quí tiết là năng duyên cho sắc quí tiết và là Hiện hữu duyên (Atthipaccaya), Bất ly duyên (Avigata) cho ba loại sắc còn lại.

Tâm là năng duyên cho sắc tâm và là Hậu sanh duyên (pacchaajaatapaccaya), Hiện hữu duyên (Atthipaccaya) và Bất ly duyên (avigatapaccaya) cho ba sắc còn lại.

Sắc đại hiển (mahaabhuuta): Ðất, Nước, Lửa, Gió sanh từ Nghiệp, Tâm, Quý Tiết, Vật Thực, chúng đều tương trợ lẫn nhau. Nghĩa là địa đại sanh từ nghiệp giúp cho ba đại giới sanh từ nghiệp còn lại bằng khả năng Câu Sanh (sahajaata), Hổ Tương (a~n~nama~n~na), Y Chỉ (nissaya), hiện hữu (atthi), bất ly (avigata) và bằng khả năng làm nền tảng, nhưng không giúp trợ sanh; Và giúp cho các đại hiển khác sanh từ tâm, quí tiết, vật thực bằng khả năng y chỉ (nissaya), hiện hữu (atthi), bất ly (avigata) nhưng không giúp trợ sanh và làm nền tảng.

Thủy đại sanh từ nghiệp giúp cho ba đại giới còn lại sanh từ nghiệp còn lại bằng khả năng câu sanh (sahajaata), hổ tương (a~n~nama~n~na), y chỉ (nissaya), hiện hữu (atthi), bất ly (avigata) và bằng khả năng thắt dính, kết nối, nhưng không giúp trợ sanh. Nó giúp cho các đại hiển khác mà sanh từ tâm, quí tiết, vật thực bằng khả năng y chỉ (nissaya), hiện hữu (atthi), bất ly (avigata) nhưng không bằng khả năng thắt dính và trợ sanh.

Hỏa đại sanh từ nghiệp giúp cho ba đại giới sanh từ nghiệp còn lại bằng khả năng câu sanh (sahajaata), hổ tương (a~n~nama~n~na), y chỉ (nissaya), hiện hữu (atthi), bất ly (avigata) và bằng khả năng làm nhu nhuyến, nhưng không giúp trợ sanh. Nó giúp cho các đại hiển khác sanh từ tâm, quí tiết, vật thực bằng khả năng y chỉ (nissaya), hiện hữu (atthi), bất ly (avigata) nhưng không phải bằng khả năng làm nhu nhuyến và trợ sanh.

Phong đại sanh từ nghiệp giúp cho ba đại giới sanh từ nghiệp còn lại bằng khả năng câu sanh (sahajaata), hổ tương (a~n~nama~n~na), y chỉ (nissaya), hiện hữu (atthi), bất ly (avigata) và bằng khả năng nâng đỡ, bảo tồn cho lớn mạnh nhưng không giúp trợ sanh. Nó giúp cho bốn đại hiển khác sanh từ tâm, quí tiết, vật thực bằng khả năng y chỉ (nissaya), hiện hữu (atthi), bất ly (avigata) nhưng không giúp cho tồn tại, lớn mạnh và không giúp trợ sanh.

Ðịa đại sanh từ tâm, quí tiết, vật thực giúp cho ba đại giới còn lại sanh từ tâm , quí tiết, vật thực và đều giúp cho những đại giới mà sanh với bất kỳ nhân nào.

Tương tự với những Thủy đại, Hỏa đại, Phong đại cũng thế. Tất cả, về cách thức trợ giúp giống như Ðịa đại sanh từ nghiệp và giúp cho những đại giới khác sanh từ tâm, quí tiết, vật thực. Sự diễn tiến của các đại giới này đều tương trợ lẫn nhau: 1, 2, 3, đại giới làm chỗ nương giúp cho 3, 2, 1 đại giới sanh khởi.

Trong bốn đại giới này, địa đại là yếu tố kèm giữ trong lúc đi tới, buớc lui và ngồi xuống. Ðất mà được Thủy đại cùng sanh khởi đượm nhuần là yếu tố cho sự đứng vững. Thủy đại cùng sanh với đất là yếu tố cho sự duỗi tay, duỗi chân. Hỏa đại cùng sanh với gió là yếu tố cho sự dỡ tay chân. Phong đại cùng sanh với lửa là yếu tố cho sự bước đi, thối lui và tránh né.

ẤN TƯỚNG – TIẾN ÐẠT – ÐẠO QUẢ TRONG SỰ TU TẬP ÁN XỨ TỨ ÐẠI PHÂN QUÁN

Tu tập án xứ này, Trì tướng và Tự tướng không hiển lộ, chỉ có Sơ khởi tướng tức là bốn đại giới trong nội thân. Về tiến đạt thì chỉ có hai là: sơ khởi tiến đạt và Cận hành tiến đạt. Còn Kiên cố tiến đạt và thiền chứng thì không thể hiện khởi. Mà như vậy cũng bởi vì bốn đại giới này là phần thực tính (sabhaava), đòi hỏi vị hành giả phải có một trí tuệ nhạy bén để có thể liễu tri các thực tính ấy. Do đó, định của vị hành giả không đủ sức mạnh để đạt đến thiền chứng. Nhưng nếu sự quan sát về bốn đại giới trong thân có trí tuệlàm then chốt để thấy rõ sự sanh diệt của các giới thì vị hành giả ấy sẽ thành tựu Ðạo, Quả.

QUẢ BÁU CỦA SỰ TU TẬP ÁN XỨ TỨ ÐẠI PHÂN QUÁN.

Su~n~nata~m avasaahati: liễu tri vô ngã tướng.
Sattasa~n~na~m samugghaateti: phá vỡ kiến chấp là chúng sanh, là người, là nam, là nữ, …
Bhayabhoravasaho hoti: không sợ hãi trước chúng sanh hung bạo, tâm giống như vị A-la-hán.
Aratisaho hoti: khả năng từ bỏ sự chán nản trong pháp học, pháp hành và từ bỏ sự vui thích trong cảnh ngũ dục.
I.t.thaani.t.thisu ugghaanigghaata~m na paapu.naati: không vui thích vừa lòng trong cảnh khả ái, không chán ghét phiền lòng trong cảnh bất toại.
Mahaapa~n~no hoti: là người có nhiều trí tuệ.
Amatapariyosaano hoti: Níp-bàn là cứu cánh trong kiếp hiện tại.
Sugatipariyaayano hoti: nếu không thành đạt Níp-bàn trong kiếp này, đời sau sanh trong thiện thú.

-ooOoo-

VIII. ÁN XỨ VÔ SẮC – PHƯƠNG THỨC TU TẬP-

Trong án xứ Vô sắc không dùng là Aaramma.nakamma.t.thaana như 10 hoàn tịnh, 10 bất mỹ, 10 hằng niệm, 4 Vô lượng tâm mà chỉ là Aaramma.nikakamma.t.thaana. Phần tâm thiền hiện khởi thì dựa vào các cảnh án xứ: hư không giả định (thiền không vô biên xứ), vô sở hữu giả định (natthibhaavapa~n~natti – thiền vô sở hữu xứ) giống như đối với vật thực uế tưởng và tứ đại phân quán sanh khởi dựa vào vật thực và bốn đại giới.

Về ý nghĩa và phương thức tu tập như đã nói kế sau thiền tầng thứ năm của án xứ địa đại hoàn tịnh.

-ooOoo-

PHẦN PHỤ GIẢI

ÁN XỨ CHỈ TỊNH PHÂN THEO CÕI

Trong 40 án xứ chỉ tịnh, ở cõi nhân loại thì đầy đủ 40. Ở sáu cõi trời dục giới chỉ có 28 (trừ 10 bất mỹ, thân hành niệm và vật thực uế tưởng). Bởi vì chư thiên phần lớn khi mệnh chung thì không còn thân xác cũng như ngọn đèn vụt tắt đi, về thân thể với những bộ phận tóc, lông, móng, răng, da, … đều xinh đẹp chớ không nhơ bẩn, đáng tởm. Phần vật thực thì cũng không phải khó khăn, vất vả bởi đó là vật thực Chư thiên, và khi dùng vào thì trở thành máu thịt ngay sau đó, chứ không có phẩn, nước tiểu, đàm, nước bọt, là những vật đáng gớm. Do đó, 10 bất mỹ, thân hành niệm và vật thực uế tưởng không có trong các cõi này. Riêng loài chư thiên tứ đại nương sống cùng nhân loại thì khi chết , thân xác vẫn còn, các thể trược, vật thực lại càng đáng tởm hơn cả loài người.

Trong cõi Sắc giới thì có 27 án xứ (trừ 10 bất mỹ, thân hành niệm, tức quan niệm, vật thực uế tưởng) bởi vì các vị Phạm Thiên không có hơi thở cũng không dùng vật thực nên tức quan niệm và vật thực uế tưởng không có. Còn 19 bất mỹ và thân hành niệm thì lý do cũng như 5 tầng trời Dục giới cao.

Trong bốn cõi vô sắc, cõi thứ nhất được bốn án xứ vố sắc, cõi thứ hau có ba án xứ vô sắc (trừ không vô biên xứ), cõi thứ ba có hai (trừ không vô biên xứ và thức vô biên xứ). Cõi thứ tư được một án xứ là thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Trong Abhidhammaavataara-atthakathaa [trang 123] viết rằng:

“Asubhaani dasaahaara-sa~n~naa
Kaayagataasati
Devesu na pavattanti
Dvaadasetaani sabbadaa” [Nappavattanti]

“12 án xứ là 10 bất mỹ, vật thực uế tưởng, thân hành niệm thì không có điều kiện tu tập trong 6 cõi trời dục giới”.

“Taani dvaadasa cetaani
Aanaapaanassatipi ca
Terasa ca panetaani
Brahmaloke na vijjare”
  [Aanaapaanasatiipi ca.]

“13 án xứ loại trừ ở cõi trời dục giới và Tức quan niệm thì không có trong cõi sắc giới”.

“.Thapetvaa caturaaruppe
Natthi ki~nci aruupisu
Manussaloke sabbaani
Pavattanti na sa.msayo”

“Trong cõi vô sắc, ngoài bốn án xứ vô sắc thì không có một án xứ nào khác.”
“Cõi nhân loại thì có đủ 40 Án xứ”.

40 ÁN XỨ PHÂN THEO CHÂN ÐẾ VÀ CHẾ ÐỊNH.

Trong 40 án xứ có 28 án xứ thuộc về chế định là 10 hoàn tịnh, 10 bất mỹ, các thể trược, cảnh của bốn Vô lượng tâm; hư không giả định và vô hữu giả định là cảnh của thiền vô sắc thứ nhất và thứ ba.

Án xứ thuộc về chân đế có 12 là 8 hằng niệm (trừ thân hành niệm và tức quan niệm), vật thực uế tưởng, tứ đại phân quán , thiền không vô biên xứ và thiền vô sở hữu xứ. Mười hai án xứ này, hằng niệm Phật và hằng niệm tăng có giới, định, tuệ là cảnh chân đế. Hằng niệm pháp có 4 Ðạo, 4 Quả, Níp-bàn và giới định tuệ sanh từ sự thực hành là cảnh chân đế. Hằng niệm giới có giới phần là cảnh chân đế. Hằng niệm thí có tâm dứt bỏ là cảnh chân đế. Hằng niệm thiên có 7 chân nhân báo và 7 chân nhân pháp là cảnh chân đế. Niệm tịch tinh có Níp-bàn là cảnh chân đế. Niệm sự chết lấy sự hoại diệt cuối cùng của Danh và Sắc mạng quyền làm cảnh chân đế. Bốn án xứ còn lại là cảnh chân đế như đã biết.

ÁN XỨ PHÂN THEO CƠ TÁNH

Trong sáu loại cơ tánh: Ái, Sân, Si, Tầm thuộc về cơ tánh xấu, hành giả nên dùng án xứ đối trị với những cơ tánh này để dẹp bỏ những thói quen không tốt. Riêng hai cơ tánh Giác và Tín là hai cơ tánh tốt, hành giả nên dùng những án xứ thích nghi bồi đắp thêm cho hai cơ tánh này để vững mạnh. Giống như bệnh nhân cần dùng thuốc uống và thức ăn đối trị căn bệnh để chóng lành. Nếu dùng những loại thuốc và thức ăn dễ gây bệnh thì cơn bệnh sẽ trầm trọng hơn và dẫn đến tử vong. Còn người vô bệnh thì cần phải dùng những thức ăn để bồi bổ để giữ gìn sức lực và tránh những thức ăn gây độc có thể làm sức lực suy mòn. Ðối với việc thực hành án xứ không thích hợp tuy vẫn vô hại nhưng điều đó sẽ cho kết quả chậm trễ. Do vậy:

Người cơ tánh ái cần thực hành án xứ bất mỹ, thân hành niệm, tham ái sẽ được lắng đọng, thiền chứng sẽ hiện khởi. Nếu như tu tập các Vô lượng tâm hay án xứ màu sắc hoàn tịnh, tham ái sẽ tăng trưởng và chận đứng thiền chứng.

Ðối với người cơ tánh sân, sân tâm là một trạng thái khả ố, không đẹp mà án xứ bất mỹ hay thân hành niệm cũng là trạng thái ấy. Do đó, các án xứ này, người cơ tánh sân khi thực hành, sân tâm dễ bộc phát, thiền chứng không viên thành. Ðối lại, những án xứ Vô lượng tâm là trạng thái làm cho tâm mát mẻ, hân hoan, các án xứ màu sắc hoàn tịnh là những hình thức xinh đẹp, khả ái dễ làm cho người chú mục được vừa lòng, thỏa thích. Do đó, người cơ tánh sân cần tu tập án xứ Vô lượng tâm và án xứ màu sắc hoàn tịnh để sân tâm lắng đọng và thiền chứng sanh khởi.

Người có cơ tánh si và người có cơ tánh tầm thì trạng thái tâm si là mê muội, ám mờ làm cho tâm vọng động, xao lãng. Trạng thái của Tầm thì phóng đãng, mông lung, nếu Tầm quá nhiều, quá mạnh mẽ thì làm cho tâm vọng động, không yên tịnh. Do đó, người có cơ tánh si và Tầm, nếu tu tập án xứ niệm sự chết, niệm tịch tịnh, vật thực uế tưởng, tứ đại phân quán tế nhị, tinh vi thì sẽ làm cho si tâm và tầm tăng trưởng. Nhưng đối với án xứ tức quan niệm nó không vi tế, khó nhận, luôn xuất hiện rõ ràng ở hơi thở vào ra. Do đó, người cơ tánh si hoặc tầm nên tu tập án xứ tức quan niệm để có thể thiền chứng sanh khởi.

Người cơ tánh Tín thì trạng thái của tánh Tín là đức tin tưởng, ngưỡng mộ, nếu khi hiểu được ân đức của giáo pháp và Giới- Ðịnh-Tuệ của Ðức Phật, của Tăng chúng thì đức tin sẽ dũng mãnh. Do đó, người cơ tánh Tín cần tu tập 6 án xứ hằng niệm (từ ân đức Phật đến ân đức Thiên) để đức tin được lớn mạnh, già dặn hơn.

Ðối với người cơ tánh Giác thì với trí tuệ nó là trạng thái xuyên suốt, thấu đáo, không bị ngăn che các sự thật đối với cảnh. Do đó khi quán xét các cảnh có trạng thái tinh vi, tế nhị, trí tuệ sẽ nhạy bén và lớn mạnh hơn. Vì lẽ ấy, người cơ tánh Giác cần tu tập 4 án xứ là niệm sự chết, niệm tịch tịnh,vật thực uế tưởng và tứ đại phân quán để trau dồi trí tuệ thêm phần sắc bén, nhanh nhẹn.

Các án xứ còn lại thích hợp cho mọi cơ tánh.

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app