Đọc Luận Điểm (kathāvatthu) – Phần Ii. Luận Kathāvatthu (tt) – Luận Cứ 11. Cật Vấn Nơi Đến (gatianuyogo)

Đọc Luận Điểm (Kathāvatthu) – Phần II. Luận Kathāvatthu (tt)

  • Luận điểm 1. Puggalakathā
  • A- Vajjiputtaka
  • B- Samitiyavāda
  • Luận điểm 1. Quan điểm có chân ngã 47
  • Luận cứ 1. Không lẫn lộn sự thật cao tột (Suddhasaccikaṭṭho).
  • Luận cứ 2.Phản đối thuận tùng (paccanīkānulomaṃ).
  • Luận cứ 2 (tt). Sự thật cao tột ở mọi nơi (okāsasaccikaṭṭho).
  • Luận cứ 3. Sự thật cao tột ở mọi thời (kālasaccikaṭṭho
  • Luận cứ 4. Sự thật cao tột từng phần (avayavasaccikaṭṭho)
  • Luận cứ 5. So sánh không lẫn lộn (suddhasaṃsadanaṃ)      
  • Luận cứ 6. So sánh đối chiếu (opammasaṃsaṇdanaṃ).
  • Luận cứ 7. So sánh theo bốn chi (catukkanayasaṃsandanaṃ).
  • Luận cứ 8. Giải thích theo đúng thực tướng (lakkhaṇayuttikathā).        
  • Luận cứ 9. Ngôn ngữ chính xác (ngôn ngữ chính xác).
  • Luận cứ 10. Cật vấn Chế định (paññattānuyogo).
  • Luận cứ 11. Cật vấn nơi đến (gatianuyogo)
  • Luận cứ 12. Nương theo chế định cật vấn (upādāpaññattānuyogo)
  • Luận cứ 13. Cật vấn người làm (purisakārānuyogo)
  • Luận cứ 14. Cật vấn thần thông (abhiññānuyogo)
  • Luận cứ 15-18. Cật vấn thân tộc ātakānuyogādi)
  • Luận cứ 19. Cật vấn thông đạt (paṭivedhānuyogo)
  • Luận cứ 20. Cật vấn chúng Tăng (saṅghānuyogo)
  • Luận cứ 21. Cật vấn chung về sự thật cao tột (saccikaṭṭhasabhāgānuyogo)

Luận cứ 11. Cật vấn nơi đến (gatianuyogo)

  1. Chánh kinh.

(T). Puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

Người vượt qua đời này đến đời khác; đời khác đến đời này”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). So puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

“Chính người ấy vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

Giải.

“Vượt qua (sadhāvati) là chỉ cho luân hồi (saṃsāra), là còn sinh tử.

“Người vượt qua đời này đến đời khác”. Là “người mệnh chung lập tức tái sinh đến đời khác(cutipaṭisandhi – chết rồi nối tiếp ngay).

(T) hỏi “người vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”. (T) dựa vào Phật ngôn: “Sa sattakkhattu paramaṃ sandhāvitvāna puggalo … Người ấy luân chuyển nhiều nhất là 7 lần …”([1]).

Điều này phù hợp với quan điểm của (P), nên (P) đáp “phải rồi”.

(T) hỏi: “Chính người ấy vượt qua đời này đến đời khác …”.

Chính người ấy” là câu hỏi trói buộc (anuyogo) của (T) nhằm mục đích chống lại và phá hủy thường kiến (sassatadiṭṭhi) của (P).

(P) nhận ra sai lầm khi đáp “phải rồi”, vì người ở đời này có thân do tật bịnh bị lở lói, hôi thối hay bị luật vua hình phạt chặt tay, chặt chân, bị mù lòa … sang đời khác vẫn mang tấm thân lở lói hay thân thể bị cụt tay, cụt chân, bị mù lòa …

Hay người ở đời này bị điên loạn, mất trí, ngu muội … sang đời khác vẫn là người điên loạn, mất trí, ngu muội …

Lại nữa, nếu cho “người đời này như thế nào, sang đời khác cũng như thế ấy”, đó là thường kiến (sassatadiṭṭhi).

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì như thế không phải người ấy tái sinh, thì rơi vào đoạn kiến (ucchedadiṭṭh) hay vô quả kiến (natthiphaladiṭṭhi).

Đồng thời tự mâu thuẩn với quan điểm “người thường hằng, bất biến” của mình.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

70. Chánh kinh.

(T). Puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

Người vượt qua đời này đến đời khác; đời khác đến đời này”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Añño puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

Người khác vượt qua đời này đến đời khác; đời khác đến đời này”, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

Giải.

Người khác (añño puggalo) là câu hỏi có mục đích chống và phá hủy đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi) của những bộ phái chấp vào sự đoạn diệt.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì đã chấp nhận: “ Atthi puggalo attāhitāya paṭipanno: Có người thực hành vì tự lợi” nhưng “người khác hưởng quả an lạc từ sự thực hành ấy”, như vậy rơi vào đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi), là rơi vào vô quả kiến (natthiphaladiṭṭhi) và tự phá hủy quan điểm “người thường hằng, bất biến” của mình.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì như thế rơi vào thường kiến.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

71. Chánh kinh.

(T). Puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

Người vượt qua đời này đến đời khác; đời khác đến đời này”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). So ca añño ca sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

“Chính người ấyngười khác vượt qua đời này đến đời khác; đời khác đến đời này”, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế…pe….

Giải.

“Chính người ấy và người khác (so ca añño ca). Nghĩa là “một phần là người ấy, một phần là người khác”, như người mệnh chung tái sinh về cõi chư thiên, có thân cao lớn, thân có hào quang tỏa sáng, nhưng tứ danh uẩn vẫn là của “của người kiếp trước”.

Hay “người trước đây ở cõi nhân loại, mệnh chung tái sinh là súc sinh; thân là súc sinh nhưng tâm tính vẫn là “của người kiếp trước”…

Như thế được gọi là “chính người ấy và người khác”.

(P) không thể trả lời “phải rồi” hay “không phải”, vì cho dù chọn phương án nào, (P) vẫn phải rơi vào tà kiến, hoặc là thường kiến (chính người ấy) hoặc là đoạn kiến (người khác).

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

72. Chánh kinh.

(T). Puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

Người vượt qua đời này đến đời khác; đời khác đến đời này”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Neva so sandhāvati, na añño sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?.

Dường như chính (người ấy) vượt qua, dường như (người) khác vượt qua đời này đến đời khác, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

Giải.

Chữ neva = na + eva (không như vậy); neva cũng là “không phải” nhưng mang tính bất định khác với chữ na mang tính khẳng định, neva là “dường như không”, như “nevasaññānāsaññā: Dường như có tưởng dường như không có tưởng”.

Dường như chính, dường như khác (neva so na añño)”, là câu hỏi nhằm mục đích phá hủy “tà kiến bất tử bất động” (amarāvikkhepadiṭṭhibhayena). Đồng thời phá hủy hai loại tà kiến thuộc về đoạn kiến là vô nhân kiến (natthihetudiṭṭthi và vô hành kiến (natthicariyadiṭṭhi).

(P) không thể đáp “phải rồi” hay “không phải”, cho dù trả lời theo phương án nào cũng đều rơi vào tà kiến, đồng thời tự phá hủy quan điểm mình.

Do vậy (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

73. Chánh kinh.

(T). Puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

Người vượt qua đời này đến đời khác; đời khác đến đời này”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). So puggalo sandhāvati, añño puggalo sandhāvati, so ca añño ca sandhāvati, neva so sandhāvati na añño sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

Chính người ấy vượt qua, người khác vượt qua, chínhkhác vượt qua, dường nhưchính dường như khác vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

Giải.

Với bốn câu hỏi xuôi ngựợc của (T):

Chính người ấy vượt qua; người khác vượt qua; chính người ấy và người khác vượt qua; dường như chính người ấy, dường như người khác vượt qua”.

Bốn câu này có cùng mục tiêu phá hủy các loại tà kiến là thường kiến hay đoạn kiến.

Hỏi. Do (T) nương vào đâu nêu ra bốn mệnh đề này?

Đáp. Do (T) nương vào Giáo lý của Đức Thế Tôn.

Sau khi lần lượt phân tích người tái sinh theo khía cạnh “chính người ấy hay người khác (tái sinh)” để nêu rõ những tà kiến về tự ngã (atta).

(T) gom tất cả lại để hỏi (P) như ngầm nói rằng: “Người thường hằng, bất biến” theo quan điểm của Ngài, đó là tà kiến. Cho dù “người thường hằng bất biến” theo quan điểm của Ngài (chỉ cho P), tái sinh theo chiều hướng nào cũng đều rơi vào tà kiến.

Nếu chính người ấy tái sinh, là rơi vào thường kiến.

Nếu người khác tái sinh, là rơi vào đọan kiến.

Nếu chính người ấy và người khác tái sinh, là rơi vào thường kiến lẫn đoạn kiến.

Nếu dường như chính người ấy, dường như người khác tái sinh, thì quan điểm “người thường hằng bất biến” của Ngài (chỉ cho P) không rõ ràng.

Do vậy, cả bốn trường hợp này, (P) phải đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

74. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ loka’’nti?

“Không nói – “người vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu vuttaṃ bhagavatā –

‘‘Sa sattakkhattuparamaṃ, sandhāvitvāna puggalo;

Dukkhassantakaro hoti, sabbasaṃyojanakkhayā’’ti

Attheva suttantoti?

“Đức Thế Tôn dạy như thật rằng:

Người ấy phải luân chuyển, tối đa là 7 lần,

Là vị đoạn tận khổ, đoạn diệt mọi kiết sử”.

Ý nghĩa này có trong Kinh điển, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Tena hi puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti.

“Nếu vậy, “người vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”.

75. Theo Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ loka’’nti?.

“Không nên nói – “người vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”, phải không?

(T). Āmantā.

(P). Nanu vuttaṃ bhagavatā – ‘‘anamataggoyaṃ, bhikkhave, saṃsāro. Pubbakoṭi na paññāyati, avijjānīvaraṇānaṃ sattānaṃ taṇhāsaṃyojanānaṃ sandhāvataṃ saṃsarata’’nt! Attheva suttantoti?

“Đức Thế Tôn dạy như thật rằng:

“Này các Tỳ-khưu, vô thỉ là luân hồi. Khởi điểm không thể nêu rõ với những chúng sinh bị vô minh che lấp, bị tham ái trói buộc, rất khó vượt qua luân hồi”([2]).

Ý nghĩa này có trong Kinh điển, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Tena hi puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti.

“Nếu vậy, “người vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”.

Giải.

(P) hỏi: “ Không nên nói – “người vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”, phải chăng?

(T) đáp xác nhận “phải rồi”. Vì sao?

người chỉ là danh từ định đặt cho một dạng chúng sinh, sự tái sinh là có chung cho tất cả chúng sinh còn bị vô minh che lấp, bị ái dục trói buộc.

Ai đi tái sinh? Không có ai cả.

Vậy cái gì dẫn đi tái sinh? Chính là kamma (nghiệp).

Đức Thế Tôn có dạy thanh niên SubhaTodeyya rằng:

Kammassakā, māṇava, sattā kammadāyādā kammayonī kammabandhū …

“Này thanh niên, do có nghiệp, chúng sinh có nghiệp là thừa tự, có nghiệp là thai tạng, có nghiệp là thân tộc …”([3]).

Thức đầu tiên của kiếp sống mới được gọi là paṭisandhiviññāṇa (thức nối liền), tức là nối liền kiếp sống cũ và kiếp sống mới, thức này do nghiệp quá khứ là nhân.

Tiếp theo (P) dẫn ra ba đoạn kinh do Đức Thế Tôn thuyết để minh chứng “có người đi tái sinh”. (P) hiểu sai lệch ý nghĩa chữ “người” của Đức Thế Tôn.

“Người” là dạng chúng sinh cao cấp nhất, chỉ có “người” mới thành tựu địa vị Chánh Giác, Độc Giác, Thượng thủ thinh văn và Đại đệ tử của Đức Thế Tôn.

Chư thiên chí đến Phạm thiên cũng không có được điều này.

Khi gọi chung một tập thể, Đức Thế Tôn thường nêu hạng cao nhất trước tiên, như trong đại chúng thính pháp có bốn giai cấp: “Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ”, Đức Thế Tôn thường gọi “này các Tỳ-khưu”, nhưng ngầm ý là “toàn thể đại chúng”.

76. Chánh kinh.

(T). Puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

“Người vượt qua đời này đến đời khác; đời khác đến đời này”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Sveva puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

Chính người đó vượt qua đời này đến đời khác; đời khác đến đời này”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

Giải.

Sveva =so+eva (chính như vậy).

Khi (P) dẫn ra ba câu Phật Ngôn để minh chứng “có người vượt qua đời này đến đời khác …”

(T) nêu ra câu hỏi : “Chính người ấy vượt qua đời này đến đời khác …” phải không? để nhận định lập trường của (P), đồng thời lập tiền đề cho những câu hỏi kế tiếp.

(P) nhận ra sẽ sai lầm khi đáp “phải rồi”, (P) sẽ rơi vào thường kiến là “trường tồn luận (sassatavādī)”, là cho rằng “thế gian và bản ngã luôn trường tồn”, như trong Kinh Brahmajāla (Phạm võng ) ghi nhận: “So tato cuto idhūpapanno :Vị ấy chết từ chổ đó sinh đến nơi đây([4]).

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì như thế tự phá hủy luận điểm của mình.

Nên (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

77. Chánh kinh.

(T). Sveva puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

“Chính người đó vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi koci manusso hutvā devo hotīti?

người thành người, cũng có người thành chư thiên phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Sveva manusso so devoti?

“Chính người đó là người, chính người đó là chư thiên ”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

Giải.

(T) lập lại câu hỏi “chính người đó vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này, phải không?”, để xác định lập trường của (P) như thế nào? Nếu (P) vẫn đáp “không nên nói như thế”, nghĩa là (P) đã đồng ý “là tự mâu thuẩn” (vì ở trên (T) đã cảnh báo (P) rằng : “Ājānāhi paṭikammaṃ: Ngài hãy nhận thức mâu thuẩn …”.

Thế là luận điểm được giải quyết xong và được dừng lại.

Do đó (P) phải thay đổi lập trường, đáp “phải rồi”.

Mặt khác, chính (P) cũng cho rằng “chính người đó vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này” nhưng với hình thức khác nhau, ví như người hóa trang từ dạng này sang dạng khác, hay như người bỏ căn nhà này sang trú nơi căn nhà khác. Nhưng vì (P) chưa tranh thủ được cơ hội để biện giải về “chân ngã thường hằng bất biến” này.

Khi (T) hỏi: “Có người thành người, cũng có người thành chư thiên phải không?” là nương vào Kinh văn: “ahaṃ tena samayena sunetto nāma satthā ahosi”:

Thuở xưa, có thời Ta là Đạo sư Sunetto”([5]). (Ta ở đây chỉ cho Đức Thế Tôn).

Khi (T) hỏi: “chính người đó là người, chính người đó là chư thiên” phải không?.

Manussa và puggala cùng có ý nghĩa chung là người, nhưng có nét khác biệt là:

Manussa chỉ cho hậu duệ của vua Manu là vị vua đầu tiên thời Sơ kiếp. Manussa chỉ cho “người thông minh, người sáng trí”.

Puggala chỉ cho “người cá biệt”, như “kāyasakkhīpuggalo, diṭṭhippattopuggalo, saddhāvimuttopuggalo: Bậc Thân chứng, bậc Kiến đắc, bậc Tín giải thoát”;

Hay: “Andhopuggalo, ekacakkhupuggalo, dvicakkhupuggalo: Người mù, người một mắt, người hai mắt”([6])….

Chư thiên (deva). Có ba hạng chư thiên là:

– Samatideva. Định danh chư thiên. Là chư thiên do tôn trọng gọi là chư thiên, như Đức vua Hoàng hậu, Hoàng tử, quan Đại thần …

– Upapattideva. Hóa sinh chư thiên. Là hạng chúng sinh hữu phước hóa sinh về các cõi trời hay cõi Phạm thiên.

– Visuddhideva. Thanh tịnh chư thiên. Là những vị không còn phiền não như: Đức Phật Chánh giác, Đức Phật Độc giác, các vị Thánh A-La-Hán ([7]).

Deva ở đây chỉ cho upapattideva (hóa sinh chư thiên).

(P) nhận ra sẽ sai lầm khi đáp “phải rồi”, vì “chính người đó là người”; người kiếp này do bị ác nghiệp là chướng ngại nên không thông minh, sáng trí, rồi mệnh chung tái sinh thành “người thông minh (manussa)”, như vậy “người đó” đã thay đổi, không còn “thường hằng, bất biến”.

“Chính người đó là chư thiên”, có những thiên nhân có trí rất linh hoạt như vua Trời Sakka trong một lúc “có thể nghĩ ra ngàn điều”, người không có khả năng đó, như vậy “người” đã thay đổi, không còn “thường hằng, bất biến”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì như thế tự phá hủy quan điểm của mình.

Do vậy (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

Câu hỏi của (T) “chính người đó là người, chính người đó là chư thiên phải không?”, (T) xoáy thẳng vào trọng tâm “bản ngã”, (T) không bàn đến hình thức của bản ngã (atta), (T) khảo sát xem “bản ngã” có thay đổi hay không thay đổi?

78. Chánh kinh.

(T). Sveva manusso so devoti?

“Chính người đó là người, chính người đó là chư thiên” phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Manusso hutvā devo hoti, devo hutvā manusso hoti, manussabhūto añño, devo añño, manussabhūto svevāyaṃ sandhāvatīti micchā…pe….

“Là chư thiên đang trở thành người, là người đang trở thành chư thiên; thành người là khác, chư thiên là khác. Trở thành người, chính người đó vượt qua, là sai lầm …pe…

Sace hi sandhāvati sveva puggalo ito cuto paraṃ lokaṃ anañño, hevaṃ maraṇaṃ na hehiti, pāṇātipātopi nupalabbhati.

Nếu (Ngài) cho rằng “chính người đó vượt qua, chết nơi này đến đời khác không thay đổi; như vậy sự chết không có, sự sát sinh không được thấy.

Kammaṃ atthi, kammavipāko atthi, katānaṃ kammānaṃ vipāko atthi, kusalākusale vipaccamāne svevāyaṃ sandhāvatīti micchā.

Nghiệp vẫn có, quả của nghiệp vẫn có, quả của tất cả nghiệp đã làm vẫn có, thiện – bất thiện vẫn cho quả. Nói rằng: “Chính người đó vượt qua” là sai lầm.

Giải.

Sau khi cảnh báo (P): “Ājānāhi paṭikammaṃ: Ngài hãy nhận thức mâu thuẩn …” ở câu trên (77).

(T) lập lại câu hỏi “Chính người đó là người, chính người đó là chư thiên” phải không? để xác định lập trường của (P) và (P) không thể nói lấp lửng “không nên nói như thế”, (T) buộc (P) phải đi thẳng vào vấn đề đang nêu ra là “phải” hay “không phải”.

Và (P) buộc phải đáp “phải rồi”, nếu đáp “không phải” thì (P) tự bác bỏ quan điểm của mình.

Rõ ràng chư thiên là khác, người là khác; người (puggalo) trở thành người (manussa) là khác rồi; người (manussa) trở thành chư thiên lại khác lần nữa, chư thiên này không còn là người (puggalo) như trước.

Nhưng cho rằng “chính người đó vượt qua đời khác đến đời này”, là sai lầm.

“Sự chết không có (hevaṃ maranaṃ nahetiti)”, nghĩa là “sự chết yên lặng, không hình thành hiển lộ (evaṃ sante maraṇaṃ na bhavissatīti attho).

Như vậy “sự chết” không có với “người” “người” không hề thay đổi.

“Sự sát sinh” cũng không hề có, vì căn nhà này bị phá hủy, “người” chạy sang trú nơi căn nhà khác, cũng vậy, thân xác này bị đâm, chém, hủy diệt ví như có người đến phá nhà, nhưng “người” (ví như chủ căn nhà) bỏ chạy sang nơi khác trú ngụ thì không thể kết tội bọn cướp là “giết người” được. Như thế “giới không sát sinh” không được thành lập.

Hai điều nêu trên xét ra không hợp với chân lý([8]).

(T) tiếp tục nêu ra những mệnh đề hiển nhiên là “nghiệp vẫn có, quả của nghiệp vẫn có…”, như Đức Thế Tôn tuyên thuyết 32 đại nhân tướng của Ngài chính là quả của nghiệp thiện do Ngài thực hành thuở trước([9])

Nếu người vẫn y nhiên, không thay đổi thì “hành động không có kết quả”, (P) rơi vào tà kiến là “vô hành kiến (natthikiriyadiṭṭhi)”; đồng thời “quả của nghiệp” cũng không có, thế là (P) rơi vào tà kiến là “vô quả kiến (natthiphaladiṭṭhi)”.

Do đó (T) kết luận “đó là những sai lầm (micchā)”.

79. Chánh kinh.

(T). Sveva puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

“Chính người đó vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi koci manusso hutvā yakkho hoti, peto hoti, nerayiko hoti, tiracchānagato hoti, oṭṭho hoti, goṇo hoti, gadrabho hoti, sūkaro hoti, mahiṃso hotīti?.

“Có người là người rồi trở thành là dạ-xoa (yakkha), là ma đói (peta), là đia ngục, là thú, là lạc đà, là bò, là lừa, là heo, là trâu”, phải chăng?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Sveva manusso so mahiṃsoti?

Người chính là người đó, trâu chính là người đó”, phải chăng?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

Giải.

(T) dẫn ra từ gốc là “người (puggalo)” tái sinh thành người (manussa), rồi từ “người” tái sinh lần lượt các dạng chúng sinh như Dạ-xoa, ma đói, thú …

Rồi đặt vấn đề “người (manussa) chính là người (puggalo) đó, trâu cũng chính là “người(puggala) đó”, phải không?.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì từ dạng thú… tái sinh lại là người, ít nhiều gì cũng bị biến thể, không thể “chính là người đó” được.

Lại nữa, rõ ràng không thể đồng hóa “trâu chính là người” được.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì như thế tự mâu thuẩn mà (P) đã xác nhận “phải rồi” ở trên. Đồng thời đi ngược lại với quan điểm của mình.

Nên (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

80. Chánh kinh.

(T). Sveva manusso so mahiṃsoti?

Người chính là người đó, trâu chính là người đó”, phải chăng?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Manusso hutvā mahiṃso hoti, mahiṃso hutvā manusso hoti, manussabhūto añño, mahiṃso añño, manussabhūto svevāyaṃ sandhāvatīti micchā…pe….

người trở thành trâu, là trâu trở thành người; trở thành người là khác, trâu là khác; trở thành người, chính người đó vượt qua, là sai lầm (micchā) …pe…

Sace hi sandhāvati sveva puggalo ito cuto paraṃ lokaṃ anañño, hevaṃ maraṇaṃ na hehiti, pāṇātipātopi nupalabbhati.

Nếu (Ngài) cho rằng “chính người đó vượt qua, chết nơi này đến đời khác không thay đổi; như vậy sự chết không có, sự sát sinh không được thấy.

Kammaṃ atthi, kammavipāko atthi, katānaṃ kammānaṃ vipāko atthi, kusalākusale vipaccamāne svevāyaṃ sandhāvatīti micchā.

Nghiệp vẫn có, quả của nghiệp vẫn có, quả của tất cả nghiệp đã làm vẫn có, thiện – bất thiện vẫn cho quả. Nói rằng: “Chính người đó vượt qua” là sai lầm.

Giải.

Tương tự như đoạn (79), chỉ có khác chi tiết là “giết người” và “giết thú”.

Mặt khác, do ác bất thiện nghiệp nên phải tái sinh thành thú, do có thiện nghiệp nên được tái sinh làm người, như vậy là “có nghiệp” và “có quả của nghiệp”, chúng sinh do “có nghiệp”, “có quả của nghiệp”, trở nên sai biệt nhau([10]).

Trải qua những chuỗi sinh tử, từ dạng này sang dạng khác, “người (puggalo)không thể là y nhiên được, phải thay đổi tùy theo nghiệp đã tạo.

81. Chánh kinh.

(T). Sveva puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

“Chính người đó vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi koci khattiyo hutvā brāhmaṇo hotīti?

“Có người là Sát-đế-lỵ (vua) rồi trở thành là Phạm thiên”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). đó Sveva khattiyo so brāhmaṇoti?

Chính người đó là Sát-đế-lỵ, chính người đó là Phạm thiên”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

Giải.

(T) dẫn ra những cảnh giới tái sinh của “người (puggalo)” đến cảnh giới chư thiên, rồi các cảnh giới thấp nhất là địa ngục, ma đói (peta), thú để cho (P) thấy rằng: “Người không là thường hằng, bất biến”.

Đoạn kinh này, (T) nêu ra cảnh giới tái sinh cao nhất của “người là Phạm thiên” để khảo sát “người”.

(T) hỏi: “Chính người (puggalo) đó là Sát-đế-lỵ, chính người đó là Phạm thiên, phải không?

(P) không thể đáp “phải rồi”, rõ ràng để được tấn hóa “người” phải nhiệt tâm tinh cần thực hành thiền tịnh, sau khi mệnh chung được tái sinh về Phạm thiên giới.

Nếu như “tuy tái sinh về Phạm thiên giới, nhưng vẫn không có gì thay đổi để được tấn hóa hơn trước, thì sự nhiệt tâm, tinh cần thực hành thiền tịnh trở nên rỗng không”, điều này phi lý và rơi vào tà kiến vô hành kiến hay vô quả kiến.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì như thế tự phá hủy quan điểm của mình.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

82. Chánh kinh.

(T). Atthi koci khattiyo hutvā vesso hoti, suddo hotīti?

“Có người là Sát-đế-lỵ (vua) rồi trở thành là thương nhân, là nô lệ”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Sveva khattiyo so suddoti?

“Chính người đó là Sát-đế-lỵ, chính người đó là nô lệ” phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

83. Chánh kinh.

(T). Atthi koci brāhmaṇo hutvā vesso hoti, suddo hoti, khattiyo hotīti?

“Có người là Phạm thiên rồi trở thành là thương nhân, là nô lệ, là Sát-đế-lỵ”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Sveva brāhmaṇo so khattiyoti?

Chính người đó là Phạm thiên, chính người đó là Sát-đế-lỵ”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế…pe….

84. Chánh kinh,

(T). Atthi koci vesso hutvā suddo hoti, khattiyo hoti, brāhmaṇo hotīti?

“Có người là thương nhân rồi trở thành là nô lệ, là Sát-đế-lỵ, là Phạm thiên”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Sveva vesso so brāhmaṇoti?

“Chính người đó là thương nhân, chính người đó là Phạm thiên” phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

85. Chánh kinh.

(T). Atthi koci suddo hutvā khattiyo hoti, brāhmaṇo hoti, vesso hotīti?

“Có người là nô lệ rồi trở thành là Sát-đế-lỵ, là Phạm thiên, là thương nhân”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Sveva suddo so vessoti?

“Chính người đó là nô lệ, chính người đó là thương nhân”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

86. Chánh kinh.

(T). Sveva puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

“Chính người vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Hatthacchinno hatthacchinnova hoti, pādacchinno pādacchinnova hoti, hatthapādacchinno hatthapādacchinnova hoti, kaṇṇacchinno… nāsacchinno… kaṇṇanāsacchinno… aṅgulicchinno… aḷacchinno… kaṇḍaracchinno… kuṇihatthako… phaṇahatthako… kuṭṭhiyo… gaṇḍiyo… kilāsiyo… sosiyo… apamāriyo… oṭṭho… goṇo… gadrabho… sūkaro… mahiṃso mahiṃsova hotīti?

“Người cụt tay thì thành là người cụt tay, người cụt chân thì thành là người cụt chân, người cụt tay chân thì thành là người cụt tay chân, người tai đứt … người mũi (bị xẻo) … người có tai, mũi (bị) xẻo … người mất ngón tay … người mất ngón chân… người mất một phần … người tay què… người tay bị dị tật … người bịnh cùi … người bịnh ung thư …người bịnh ghẻ ngứa … người bịnh suyển … người bịnh phong điên … người gù lưng … bò … lừa … heo … trâu cũng thành trâu, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

(T) nêu ra tất cả các dạng “người” đang có trong đời, hỏi “chính người đó” mệnh chung, tái sinh trở lại cũng “chính là như vậy” phải không?

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì thực tế không là như vậy, mặt khác (P) sẽ rơi vào thường kiến.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì tự phá hủy quan điểm của mình.

Nên (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

87. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘sveva puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ loka’’nti?

“Không nên nói – “Chính người vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu sotāpanno puggalo manussalokā cuto devalokaṃ upapanno tatthapi sotāpannova hotīti?

“Người Dư Lưu chết ở cõi người sinh về cõi chư thiên, vẫn là người Dự Lưu nơi cõi ấy, là có thật, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Hañci sotāpanno puggalo manussalokā cuto devalokaṃ upapanno tatthapi sotāpannova hoti, tena vata re vattabbe – ‘‘sveva puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ loka’’nti.

“Ngài chấp nhận “người Dự Lưu chết ở cõi người sinh về cõi chư thiên, vẫn là người Dự Lưu nơi cõi ấy”, do vậy nói rằng “chính người vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”.

Giải.

(P) trưng dẫn ra một sự thật hiển nhiên là “người Dự lưu cõi nhân loại, sau khi mệnh chung tái sinh về cõi chư thiên, vẫn là bậc Dự Lưu” để biện minh cho quan điểm “chínhngười vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”.

Nên ghi nhận rằng: Dự Lưu là một đẳng cấp trong bốn đẳng cấp Bậc Thánh, nếu bậc Dự Lưu chưa vượt lên đẳng cấp cao hơn là Bậc Nhất Lai hay Bậc Bất Lai … thì vẫn còn gọi là bậc Dự Lưu, nhưng khi tái sinh về cảnh giới mới thì năm uẩn thay đổi, không còn là như cũ. Ví như người tốt nghiệp đại học, nhưng chưa thành tựu Thạc sĩ, Tiến sĩ dù có thay đổi chổ ở đến nơi nào, vẫn là “người Cử nhân”, nhưng “người Cử nhân” khi trước và “người Cử nhân” về sau đã thay đổi rất nhiều, hoặc là già hơn, béo hơn, gầy hơn, có tật bịnh nhiều hơn, khỏe hơn …

Do đó không thể “người Cử nhân” khi trước và “người Cử nhân” về sau là một được.

88. Chánh kinh.

(T). Sotāpanno puggalo manussalokā cuto devalokaṃ upapanno tatthapi sotāpannova hotīti katvā tena ca kāraṇena sveva puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

“Người Dự Lưu chết ở cõi người sinh về cõi chư thiên, vẫn là người Dự Lưu nơi cõi ấy”, do vậy được nói rằng “chính người vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Sotāpanno puggalo manussalokā cuto devalokaṃ upapanno tatthapi manusso hotīti katvā?

“Người Dự Lưu chết ở cõi người sinh về cõi chư thiên, vẫn là người Dự Lưu nơi cõi ấy”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe .Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Trước khi phản bác lý lẽ của (P) đã nêu ra để biện minh cho quan điểm “chính người vượt qua đời này đến đời khác …”.

(T) nêu lên câu hỏi “Người Dự Lưu chết ở cõi người sinh về cõi chư thiên, vẫn là người Dự Lưu nơi cõi ấy”, phải không?, để xác định rõ lập trường của (P).

(P) chợt nhận ra sai lầm khi đáp “phải rồi”. vì :

– Bậc Dự Lưu nơi cõi chư Thiên có thể chứng đạt quả vị cao hơn, trở thành Bậc Nhất Lai, Bậc Bất Lai … như trường hợp bà Visākhā chứng quả Nhất Lai khi ở cõi Hóa Lạc thiên, chứng quả Bất Lai khi ở cõi Tha Hóa tự tại.

Như vậy vị ấy không còn là bậc Dự Lưu, vị ấy đã trở thành bậc Nhất Lai, bậc Bất Lai và “người Dự Lưu” đã thay đổi, không còn là “thường hằng, bất biến”.

– Ngay cả thân năm uẩn cũng không còn giống như trước, như Trưởng giả Anāthapiṇḍika (Cấp cô Độc) khi ở nhân loại là bậc Dự lưu, thân không cao lớn, nhưng khi mệnh chung tái sinh về cõi Tusita (Đẩu-Suất) thành vị chư thiên có thân cao 3 gāvuta (# 12 km) … Ngoài ra tứ danh uẩn cũng sai biệt rất nhiều, không như khi còn là nhân loại.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì như thế tự mâu thuẩn với sự khằng định “chính người vượt qua đời này đến đời khác…” ở trên; đồng thời tự phá hủy quan điểm của mình.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

89. Chánh kinh.

(T). Sveva puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

“Chính người vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Anañño avigato sandhāvatīti?

“Không thành khác, không biến mất vượt qua”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Bản Sớ giải giải thích.

Không thành khác (anañño)” là “tất cả trở thành là một như nhau (sabbākārena ekasadito)”. Nghĩa là “ngũ uẩn đồng nhất không khác nhau”.

Không biến mất (avigato)”, là “có hình thức duy nhất như khi trước (ekenāpi ākārena avigatoti attho)”.

Không thành khác, không biến mất, vượt qua” phải không? Nghĩa là : Như giọt nước lọt qua kẻ hở bên này để sang bên kia. Bên này ví như đời này, bên kia ví như đời khác, giọt nước vượt qua bên này đến bên kia, giọt nước không hề thay đổi và có hình thức là “giọt nước tròn như trước”.

(T) hỏi rằng: “Chính người (đó) vượt qua đời này đến đời khác..”, nghĩa là “người có hình thức như vầy, có ngũ uẩn như vầy” vượt qua đời này tái sinh về cảnh giới mới cũng có “hình thức như vậy, ngũ uẩn như vậy” phải không?

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì rõ ràng hình thức sai khác, có khi có hình thức là thú, là ma đói (peta), là dạ-xoa (yakkha), là người, là chư thiên …

Về tứ danh uẩn tuy hình thức như nhau, nhưng nội dung có những sai biệt khác nhau, ví như tuy cùng là màu đỏ, nhưng đậm, nhạt khác nhau.

Thọ nơi cõi người hay cõi thú không thể tinh tế bằng thọ nơi cõi chư thiên, tương tự như thế với tưởng, hành, thức. Pháp hành nơi cõi chư Thiên khác với pháp hành nơi cõi người, cõi thú; nơi cõi chư thiên không có sát sinh, trái lại nơi cõi người, cõi thú thì có.

Tưởng nơi cõi chư thiên có sức mạnh hơn cõi nhân loại, cõi thú, chư thiên có uy lực có thể nhớ lại kiếp trước của mình, trong khi phần đông nhân loại, thú không có được khả năng này …

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì sẽ tự phá hủy quan điểm của mình.

Nên (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

90. Chánh kinh.

(T). Anañño avigato sandhāvatīti?

“Không thành khác, không biến mất vượt qua”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Hatthacchinno hatthacchinnova hoti, pādacchinno pādacchinnova hoti, hatthapādacchinno hatthapādacchinnova hoti, kaṇṇacchinno… nāsacchinno… kaṇṇanāsacchinno… aṅgulicchinno… aḷacchinno… kaṇḍaracchinno… kuṇihatthako… phaṇahatthako… kuṭṭhiyo… gaṇḍiyo… kilāsiyo… sosiyo… apamāriyo… oṭṭho… goṇo… gadrabho… sūkaro… mahiṃso mahiṃsova hotīti? Na hevaṃ vattabbe…pe….

“Người cụt tay thì thành là người cụt tay, người cụt chân thì thành là người cụt chân, người cụt tay chân thì thành là người cụt tay chân, người tai đứt … người mũi (bị xẻo) … người có tai, mũi (bị) xẻo … người mất ngón tay … người mất ngón chân… người mất một phần … người tay què… người tay bị dị tật … người bịnh cùi … người bịnh ung thư …người bịnh ghẻ ngứa … người bịnh suyển … người bịnh phong điên … người gù lưng … bò … lừa … heo … trâu cũng thành trâu, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

(T) lập lại câu hỏi để xác định lập trường của (P) và (P) không thể đáp lấp lửng “không nên nói như thế”. Vì (T) đã cảnh báo ở trên: Ājānāhi paṭikammaṃ: Ngài hãy nhận thức mâu thuẩn”.

Đồng thời (P) e ngại (T) khiển trách mình là những người theo “chủ thuyết ngụy biện (amarāvikkhepikā), trườn uốn như con lươn”([11]), là người không thật sự biết rõ vấn đề đang được thảo luận. Để bảo vệ quan điểm “người thường hằng, bất biến”, (P) buộc phải thừa nhận “phải rồi”.

Tiếp theo, (T) dẫn ra những hình thức hiện có trong thế gian để khảo sát “người trong hiện tại là “người cụt tai, người cụt chân …” khi mệnh chung tái sinh về cảnh giới mới, “ngườiđó cũng cụt tay trong bụng mẹ, cũng cụt chân trong bụng mẹ, cũng là “người cùicó thân lở lói trong bụng mẹ”… hay “người” đó cũng có “hình thức là người trong thai bào của bò”, của heo, của lừa …?”. Điều này không xảy ra.

Trước sự cật vấn của (T), (P) không thể đáp “phải rồi” hay “không phải”.

Do vậy, (P) lại phải đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

91. Chánh kinh.

(T). Sveva puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

“Chính người vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Sarūpo sandhāvatīti?.

Chính sắc đó vượt qua, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe . Không nên nói như thế …pe…

(T). Sarūpo sandhāvatīti?.

Chính sắc đó vượt qua phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Taṃ jīvaṃ taṃ sarīranti?.

Đó là sự sống, đó là thân thể, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

(T). Savedano …pe… sasañño…pe… sasaṅkhāro…pe… saviññāṇo sandhāvatīti?

Chính thọ đó …pe… chính tưởng đó …pe… chính hành đó …pe… chính thức đó vượt qua, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe .Không nên nói như thế …pe…

(T). Saviññāṇo sandhāvatīti?.

Chính thức cùng vượt qua phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Taṃ jīvaṃ taṃ sarīranti?.

Đó là sự sống, đó là thân thể, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe . Không nên nói như thế …pe….

Giải.

“ Chính sắc đó (sarūpo)” ở đây chỉ cho nhóm sắc (rūpakāya).

(P) nhận ra sẽ sai lầm khi đáp “phải rồi”, vì sắc có tính hư hoại, “chínhsắc đó vượt qua đời này đến đời khác …” là ngầm chấp nhận “người không thường hằng”

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì khi tái sinh vào cõi 5 uẩn, luôn có sắc pháp sinh khởi làm nền tảng nâng đở cho tứ danh uẩn, đó là sắc ý vật (hadayavatthurūpa).

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

(T) lập lại câu hỏi để xác định lập trường của (P), sau khi đã cảnh báo “ājānāhi paṭikammaṃ: Ngài hãy nhận thức mâu thuẩn”…

Và (P) buộc phải đáp “phải rồi”.

Vì rẳng: “Người thường hằng, bất biến”, người có thân là sắc pháp; nhưng khi tục sinh, sắc đó không vượt qua, thì mâu thuẩn với quan điểm “bất biến”.

Bản Sớ giải giải thích.

Đó là sự sống (taṃ jīvaṃ)” là chỉ cho sắc hoạt động nơi thân (rūpasaṅkhātena sarīrena), chính là các loại sắc nghiệp (kammajarūpa).

Đó là thân thể (taṃ sarīraṃ)”, thân thể của chúng sinh có bốn loại sắc: Sắc do tâm tạo (cittajarūpa), sắc do nghiệp tạo (kammajarūpa), sắc do vật thực tạo (āhārajarūpa) và sắc do thời tiết tạo (utujarūpa).

Với câu hỏi của (T). “Đó là sự sống, đó là thân thể, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì sẽ bị bác bỏ do “sự sống (là sắc do nghiệp tạo)” chỉ là một phần của thân thể, không thể hoàn toàn là “thân thể (sarīra)” được.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì trong “thân thể” có “sự sống”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

“Chính thọ đó (savedano)”, nghĩa là “chỉ có thọ vượt qua, không có tưởng hòa hợp, phải không?”.

Đó là sự sống, đó là thân thể (taṃ jīvaṃ taṃ sarīraṃ)”, là chỉ cho “thọ hoạt động nơi thân (vedanādisaṅkhātena sarīrena).

Đó là sự sống, đó là thân thể, phải không?”. Nghĩa là “thân thể tồn tại là do thọ hoạt động phải không?.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì khi có thọ, không có tưởng hòa hợp là điều không hề xảy ra, trong tứ uẩn chỉ có “thọ hoạt động, ba danh uẩn còn lại bất động” cũng là điều không hề xảy ra.

Tứ danh uẩn cùng hoạt động đồng lọat với nhau theo phận sự riêng của mình, tứ danh uẩn “đồng sinh, đồng diệt, đồng trú, đồng biết cảnh” như nhau.

(P) cũng không thể đáp “không phải”. Vì thọ hoạt động có khả năng tạo ra sắc thân, như khi hân hoan thì thân năng hoạt hơn, khi âu sầu thì sắc thân ủ dột, héo xào …

“ Chính tưởng đó … chính hành đó … chính thức đó” cũng hiểu tương tự như “chính thọ đó”.

92. Chánh kinh.

(T). Sveva puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

“Chính người vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Arūpo sandhāvatīti?.

Vô sắc vượt qua, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Arūpo sandhāvatīti?.

Vô sắc vượt qua, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aññaṃ jīvaṃ aññaṃ sarīranti?.

Sự sống là khác, thân thể là khác, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

(T). Avedano…pe… asañño…pe… asaṅkhāro…pe… aviññāṇo sandhāvatīti?

“Vô thọ …pe… vô tưởng …pe… vô hành …pe… vô thức vượt qua, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Aviññāṇo sandhāvatīti?.

Vô thức vượt qua, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aññaṃ jīvaṃ aññaṃ sarīranti?.

Sự sống là khác, thân thể là khác, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

Giải.

Vô sắc vượt qua”. Nghĩa là khi ấy chỉ còn vô sắc (arūpa) vượt qua, riêng sắc hoạt động (rūpasaṃkhātaṃ sarīrena) đã diệt mất (pahāya) nên không vượt qua.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như thế (P) chấp nhận “người không là thường hằng bất biến”, người thay đổi do sắc pháp bị diệt”.

Mặt khác, (P) rơi vào cả hai tà kiến là thường kiến (vì vô sắc còn tồn tại khi mệnh chung), là đoạn kiến (vì sắc bị diệt hoàn toàn khi mệnh chung, nên không thể vượt qua).

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì vào thời điểm tục sinh (paṭisandhikāla) ở cõi năm uẩn, phải có sắc pháp sinh khởi để nâng đở cho vô sắc là tứ danh uẩn.

Nếu có sắc pháp mới sinh lên nâng đở cho 4 danh uẩn thì “người không thường hằng, bất biến”.

Do đó, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

(T) lập lại câu hỏi để xác định lập trường của (P) như thế nào.

(P) buộc phải chấp nhận là “phải rồi”, vì khi mệnh chung, không có vô sắc “vượt qua đời này” thì rõ ràng là hoại diệt, là rơi vào đoạn kiến.

Sự sống là khác (aññaṃ jīvaṃ). Nghĩa là “Tứ uẩn hoạt động là khác, sắc hoạt động là khác”, chúng chẳng có liên hệ với nhau chi cả.

Thân thể là khác (aññaṃ sarīraṃ)”. Nghĩa là “sắc hoạt động nơi thân bị diệt, tứ danh uẩn vẫn tồn tại hoạt động”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì sắc hoạt động nơi thân (chỉ cho sắc do nghiệp tạo) bị diệt thì Tứ danh uẩn cũng diệt vì không có nơi nương trú.

Sắc vật (vatthurūpa) là nơi bốn danh uẩn sinh lên và trú, như sắc Thần kinh nhãn là nơi sinh và trú của nhãn thức …

Sự sống nói riêng là “sắc mạng quyền”, có sự liên hệ mật thiết với sự hiện khởi của Tứ danh uẩn, như sắc mạng quyền có trong Thần kinh nhãn, duy trì sự tồn tại của thần kinh nhãn, nhờ đó Nhãn thức mới có cơ hội sinh lên và nương trú …

Sắc mạng quyền có trong sắc ý vật (hadayavatthu), duy trì sự tồn tại sắc ý vật, nhờ đó ý thức mới sinh lên và nương trú. Nên không thể nói “sự sống là khác, thân thể là khác”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”. Vì như thế (P) chấp nhận: “Sự sống và thân thể là một”, thân thể bị vô thường, sự sống cũng phải vô thường.

Và như thế “người cũng vô thường”, thế là (P) tự phá hủy quan điểm của mình.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

Vô sắc (arūpa) là gọi chung cho tứ danh uẩn, tiếp theo (T) phân tích từng phần đối nghịch của Tứ danh uẩn là: Vô thọ (avedanā), vô tưởng (asaññā), vô hành (asaṅkhāra) và vô thức ( aviññāṇa).

Gọi vô thọ (avedanā) là ngầm nói “không có tưởng hòa hợp”, vì thọ – tưởng thuộc ý hành , chúng luôn hiện hữu với nhau, đã có thọ – tưởng thì phải có hành và thức, không có “thọ-tưởng” sẽ không có hành-thức.

thọ” đồng nghĩa “không có bốn danh uẩn”, điều này không xảy ra ở cõi Hữu tưởng, vì Bồ-tát Chánh giác biết rõ ba thời điểm: Thời nhập thai bào, thời trú trong thai bào và thời xuất khỏi thai bào, đó là hành uẩn.

Nếu người mệnh chung”, tứ danh uẩn bị diệt, chỉ cỏn sắc dẫn đi tái sinh, thế là “người ngũ uẩn trở thành người Vô tưởng”.

(P) không thể đáp “phải rồi”. vì như thế sẽ rơi vào hai loại tà kiến: Đoạn kiến (vì cho tứ danh uẩn bị hủy diệt, không còn dẫn đi tái sinh) và thường kiến (vì cho rằng sắc uẩn còn tồn tại dẫn đi tái sinh).

Đồng thời “người ngũ uẩn trở thành người vô tưởng”, thế là “người thường hằng, bất biến” đã thay đổi.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì sự sinh lên của chúng sinh vốn có, thế thì cái gì dẫn đi tái sinh? Hay sự tái sinh là ngẫu nhiên?

Nếu (P) cho rằng “sự tái sinh là ngẫu nhiên”, (P) đã rơi vào tà kiến là “vô nhân luận – nahetuvādī)”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

“Sự sống là khác, thân thể là khác, phải không?”. Lý luận tương tự như phần trên.

93. Chánh kinh.

(T). Sveva puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

“Chính người vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Rūpaṃ sandhāvatīti?.

Sắc vượt qua phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Rūpaṃ sandhāvatīti?.

Sắc vượt qua phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Taṃ jīvaṃ taṃ sarīranti?.

Đó là sự sống, đó là thân thể, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

(T). Vedanā …pe… saññā…pe… saṅkhārā…pe… viññāṇaṃ sandhāvatīti?

“Thọ …pe… tưởng …pe… hành …pe… thức vượt qua phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Viññāṇaṃ sandhāvatīti?.

Thức vượt qua, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Taṃ jīvaṃ taṃ sarīranti?.

Đó là sự sống, đó là thân thể, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

Giải.

Sắc vượt qua (rūpaṃ sandhāya)”, ở đây mang ý nghĩa là “sắc bám theo “người” vượt qua”. Nghĩa là “người vượt qua đời này đến đời khác”; sắc bám theo người theo người để “vượt qua đời này đến đời khác”. Nói cách khác là “người mang sắc theo đến đời khác”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, như người “bị cụt tay, cut chân …, sang đời kế tiếp cũng có sắc là “cụt tay, cụt chân …”, đồng thời rơi vào thường kiến, vì cho sắc là trường tồn.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì “người đến đời khác, có sắc”. Vậy sắc này từ đâu có? Nếu sắc mới được sinh lên thì sắc cũ đã bị hủy diệt, thế là “người không là thường hằng bất biến”.

(T) lập lại câu hỏi để xác định lập trường của (P); (P) buộc phải đáp “phải rồi”, do (P) dựa vào Phật ngôn:

Avijjānīvaraṇānaṃ sattānaṃ taṇhāsaṃyojanānaṃ sandhāvataṃ saṃsarata’’nti:

Chúng sinh bị vô minh che lấp, bị ái dục trói buộc, nên cần phải vượt qua luân hồi”. Và sắcbám theo “người” để vượt qua.

(T) hỏi: “Đó là sự sống, đó là thân thể, phải không?”, nghĩa là “chính sắc đó là sự sống, sắc đó là thân thể , phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì thân xác vốn vô thường, sự sống cũng vô thường, “ngườitồn tại nhờ “sự sống”, sự sống diệt thì người diệt.

Thế là “người không thường hằng, bất biến”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì sự sống vốn có trong thân thể, thân thể tồn tại do nương vào sự sống.

Nên (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

Với “thọ … tưởng … hành … thức …” cũng hiểu tương tự.

94. Chánh kinh.

(T). Sveva puggalo sandhāvati asmā lokā paraṃ lokaṃ, parasmā lokā imaṃ lokanti?

“Chính người vượt qua đời này đến đời khác, đời khác đến đời này”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Rūpaṃ na sandhāvatīti?.

Sắc không vượt qua, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Rūpaṃ na sandhāvatīti?.

Sắc không vượt qua, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aññaṃ jīvaṃ aññaṃ sarīranti?.

Sự sống là khác, thân thể là khác, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

(T). Vedanā …pe… saññā…pe… saṅkhārā…pe… viññāṇaṃ na sandhāvatīti?

“Thọ …pe… tưởng …pe… hành …pe… thức không vượt qua, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Viññāṇaṃ na sandhāvatīti? Thức không vượt qua, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aññaṃ jīvaṃ aññaṃ sarīranti? Sự sống là khác, thân thể là khác, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế … (tóm gọn).

Khandhesu bhijjamānesu, so ce bhijjati puggalo;

Ucchedā bhavati diṭṭhi, yā buddhena vivajjitā.

Khandhesu bhijjamānesu, no ce bhijjati puggalo;

Puggalo sassato hoti, nibbānena samasamoti.

“Nơi uẩn bị hủy diệt; nếu chính người đó diệt.

Đoạn kiến được hình thành, Đức Phật thoát khỏi rồi.

Nơi uẩn bị hủy diệt; nếu người không bị diệt.

Là người trường tồn; là đồng với Níp-bàn”.

Cật vấn nơi đến (gatianuyogo).

 

Giải.

Sắc không vượt qua (rūpaṃ na sandhāva)”, là chỉ cho sắc của người đó không vượt qua đời này đến đời khác”; trong khi chính người đó vượt qua.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì “người” bỏ sắc lại, như vậy “người không còn sắc”, làm thế nào tái sinh về cõi ngũ uẩn?. Và như thế, “người không thường hằng bất biến”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì như thế “người” phải mang theo sắc đến đời khác. Trong khi “người nhập thai bào, sắc pháp phát triển dần dần, sau đó mới hình thành thân thể hài tử”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

(T) lập lại câu hỏi để xác định lập trường của (P). Và (P) buộc phải đáp “phải rồi”.

Phần còn lại hiểu tương tự như đã giải ở trên.

Luận cứ 12. Nương theo chế định cật vấn (upādāpaññattānuyogo).

95. Chánh kinh.

(T). Rūpaṃ upādāya puggalassa paññattīti?.

Do nương sắc, định danhngười, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi,

(T). Rūpaṃ aniccaṃ saṅkhataṃ paṭiccasamuppannaṃ khayadhammaṃ vayadhammaṃ virāgadhammaṃ nirodhadhammaṃ vipariṇāmadhammanti?

Sắc là vô thường, là hữu vi nương duyên sinh khởi, là pháp hư hoại, là pháp già cỗi, là pháp không dính mắc([12]), là pháp diệt mất¸ là pháp thay đổi, phải không?

(P). Āmantā? Phải rồi.

(T). Puggalopi anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno khayadhammo vayadhammo virāgadhammo nirodhadhammo vipariṇāmadhammoti?

Người là vô thường, là hữu vi nương duyên sinh khởi, là pháp hư hoại, là pháp già cỗi, là pháp không dính mắc. là pháp diệt mất, là pháp thay đổi, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

Giải.

Nương theo định danh (upādāpaññatti)”. Pháp định danh (paññattidhamma) là pháp do nương tựa vào pháp chân đế (paramatthasaccadhamma) mà định đặt ra ngôn từ cùng ý nghĩa, ví như do nương vào cội cây, bóng cây hình thành, do nương vào nhiên liệu, ngọn lửa hình thành … Cũng vậy, định danh do nương vào chân đế mà hình thành.

(T) nương theo danh từ cùng ý nghĩa do định đặt để cật vấn (P) với mục đích xác định rõ “bản thể của người thường hằng, bất biến”.

Nghĩa là (T) từ kết quả truy tìm nguyên nhân.

“Do nương sắc (nên) định danh là người, là ý muốn dẫn ra từng thành phần của người, để thấy rõ bản thể thật sự của “nhóm pháp gọi là người”, như dựa vào bóng cây để dẫn ra cội cây, bóng cây lớn, nhỏ khác nhau từ đó thấy được cội cây lớn nhỏ khác nhau; dựa vào ngọn lửa để tìm ra nhiên liệu, ánh sáng ngọn lửa trắng, xanh, vàng, đỏ.. khác nhau, từ đó tìm ra những loại nhiên liệu khác nhau …

(P) chấp nhận điều này nên đáp “phải rồi”.

Sắc là vô thường … là pháp thay đổi”, điều này là hiển nhiên, nên (P) đáp chấp nhận “phải rồi”.

(T) hỏi “ người là vô thường … là pháp thay đổi phải không?”.

Nghĩa là: Nương vào sắc nên định danh là “người, sắc là vô thường nên người cũng vô thường, như bóng mát nương vào cội cây, cội cây bị hoại thì bóng mát không còn, ngọn lửa nương vào nhiên liệu để khởi hiện, khi nhiên liệu diệt mất thì ngọn lửa phải tắt …

Do nương vào sắc định danh là người, khi sắc bị diệt thì người cũng mất, sắc bị bể vụn, hư hoại thì người cũng bị bể vụn, hư hoại ….

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như vậy (P) tự phá hủy quan điểm “người thường hằng, bất biến”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì rõ ràng sắc là vô thường … là pháp thay đổi”.

Nên (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

96. Chánh kinh.

(T). Vedanaṃ upādāya… saññaṃ upādāya… saṅkhāre upādāya… viññāṇaṃ upādāya puggalassa paññattīti?

“Do nương thọ … do nương tưởng …do nương hành … do nương thức định danh là người, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Viññāṇaṃ aniccaṃ saṅkhataṃ paṭiccasamuppannaṃ khayadhammaṃ vayadhammaṃ virāgadhammaṃ nirodhadhammaṃ vipariṇāmadhammanti?

Thức là vô thường, là hữu vi nương duyên sinh khởi, là pháp hư hoại, là pháp già cỗi, là pháp không dính mắc, là pháp diệt mất¸ là pháp thay đổi, phải không?

(P). Āmantā? Phải rồi.

(T). Puggalopi anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno khayadhammo vayadhammo virāgadhammo nirodhadhammo vipariṇāmadhammoti?

Người là vô thường, là hữu vi nương duyên sinh khởi, là pháp hư hoại, là pháp già cỗi, là pháp không dính mắc. là pháp diệt mất, là pháp thay đổi, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

Giải.

Cách lý giải tương tự như (95), có khác chi tiết là “thọ, tưởng, hành, thức” là nói về danh pháp, mỗi danh pháp có phận sự riêng theo đặc tính (lakkhaṇa) cá biệt.

97. Chánh kinh.

(T). Rūpaṃ upādāya puggalassa paññattīti?

Do nương sắc đinh danh là người, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi,

(T). Nīlaṃ rūpaṃ upādāya nīlakassa puggalassa paññattīti?

Do nương sắc xanh định danh là người xanh phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Pītaṃ rūpaṃ upādāya… lohitaṃ rūpaṃ upādāya… odātaṃ rūpaṃ upādāya… sanidassanaṃ rūpaṃ upādāya… anidassanaṃ rūpaṃ upādāya… sappaṭighaṃ rūpaṃ upādāya… appaṭighaṃ rūpaṃ upādāya appaṭighassa puggalassa paññattīti

Do nương sắc vàng … do nương sắc đỏ … do nương sắc trắng … do nương sắc thấy được … do nương sắc không thấy … do nương sắc chạm vào được … do nương sắc không chạm vào được, định danh là “người không chạm vào được, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

Giải.

Bản Sớ giải giải thích.

“Do nương sắc xanh, định danh là người xanh (nīlaṃ rūpaṃ upādāya nīlakassa puggalassa paññatti).

Sắc xanh là chỉ cho “người” có thân thể duy nhất (ekasarīre) là màu xanh ([13]).

Trong Kinh điển có ghi nhận: “ Có những vị Licchavī toàn xanh, màu sắc xanh, mặc vải xanh, mang đồ trang sức màu xanh. Có những vị Licchavī toàn vàng, màu sắc vàng, mặc vải vàng, mang đồ trang sức màu vàng. Có những vị Licchavī toàn đỏ, màu sắc đỏ, mặc vải đỏ, mang đồ trang sức màu đỏ. Có những vị Licchavī toàn trắng, màu sắc trắng, mặc vải trắng, mang đồ trang sức màu trắng …

Đức Thế Tôn dạy các vị Tỳ-khưu rằng: “Này các Tỳ-khưu, nếu có Tỳ-khưu nào chưa thấy các chư Thiên ở cõi Tam thập tam thiên (Ba mươi ba), hãy ngó chúng Licchavī, hãy nhìn chúng Licchavī.

Này các Tỳ-khưu, chúng Licchavī cũng giống như chúng Tam thập tam thiên”([14]).

(P) chợt nhận ra sai lầm nếu đáp “phải rồi”, vì những tảng đá xanh, dòng sông xanh, bầu trời xanh … những sắc xanh này không phải là “người”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì có những chúng sinh có sắc xanh, như những con sâu có màu xanh, những côn trùng xanh, những người có màu da xanh tái nhợt …

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

Tương tự như thế với sắc vàng, sắc đỏ và sắc trắng ….

“Sắc thấy được (sanidassana rūpa)”. Là chỉ cho sắc thô (olārikarūpa); sắc thô có hai loại: Sắc thô không có mạng quyền (anidriya) như núi, cây, đất, đá … và sắc thô có mạng quyền (sa-indriya), là những chúng sinh có thân xác thô như người, thú …

Với câu hỏi “do nương sắc thấy được, định danh là “người thấy được” phải không?

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì đất, đá, cây cỏ … không phải là người.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì có chúng sinh có thân xác thô như người, thú.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

Sắc không thấy được (anidassana rūpa)”. Là chỉ cho những sắc vi tế (sukhumarūpa), không thể dùng năm giác quan để nhận thức, chỉ nhận thức được sắc tế bằng ý, như nước (āpo) … hay những chúng sinh có thân xác vi tế như ma đói (peta), chư thiên, Phạm thiên …

Tương tự như trên, (P) không thể đáp “phải rồi” hay “không phải”.

“Sắc chạm vào được (sappaṭighaṃ rūpaṃ )”. Như sắc thô, có khác chi tiết là “trực tiếp chạm vào” bằng 5 loại giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi và thân).

“Sắc không chạm vào được (appaṭighaṃ rūpaṃ)”. Tương tự như sắc tế, có khác chi tiết là “không dùng ý” để nhận thức.

98. Chánh kinh.

(T). Vedanaṃ upādāya puggalassa paññattīti?

Do nương thọ, định danh là người, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Kusalaṃ vedanaṃ upādāya kusalassa puggalassa paññattīti?

Do nương thọ thiện, định danh là người thiện, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Kusalaṃ vedanaṃ upādāya kusalassa puggalassa paññattīti?

Do nương thọ thiện, định danh là người thiện, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Kusalā vedanā saphalā savipākā iṭṭhaphalā kantaphalā manuññaphalā asecanakaphalā sukhudrayā sukhavipākāti?

Thọ thiện có quả, có quả vui thích, quả ưa thích, quả hài lòng, quả an lạc, quả an lạc tăng trưởng, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Kusalopi puggalo saphalo savipāko iṭṭhaphalo kantaphalo manuññaphalo asecanakaphalo sukhudrayo sukhavipākoti?

Như vậy, người thiện có quả, có quả vui thích, quả ưa thích, quả hài lòng, quả an lạc, quả an lạc tăng trưởng, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Thọ là một trong 5 nhóm (pañcakkhandha) của người, nên “do nương thọ, định danh là người phải không?”. Điều này là hiển nhiên, nên (P) đáp khẳng định “phải rồi”.

“Do nương thọ thiện (kusalaṃ vedanaṃ)”, là chỉ đề cập duy nhất thọ thiện mà thôi.

“Do nương thọ thiện, định danh là người thiện, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì thọ thiện có cho tất cả chúng sinh hữu tình, không phải chỉ có riêng cho “người”, như hàng ma đói cũng có khi khởi lên tâm thiện, trong tâm thiện có thọ thiện, nhưng được định danh là “ma đói”, không phải định danh là “người”, hoặc như loài thú khi chúng khởi lên tâm thiện dĩ nhiên trong đó có thọ thiện, nhưng chúng không được định danh là “người” …

Lại nữa, “người” theo quan điểm của (P) là “thường hằng bất biến”, trong khi “người” khi thì có thọ thiện, khi thì có thọ bất thiện, khi thì có thọ vô ký.

Như vậy “người “ thay đổi tùy theo thọ khởi sinh.

Thọ thiện bị sinh diệt chi phối, như vậy “người” cũng bị sinh diệt chi phối, nên không là “thường hằng bất biến”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì thưc tế có “người thiện”, như người Sơ đạo, người Nhị đạo … Do nương thọ thiện trong tâm đạo chế định là “người thiện”.

Trước đó (T) đã cảnh báo (P): “Ngài hãy nhận thức mâu thuẩn …”, rồi lập lại câu hỏi để xác định lập trường của (P).

  1. P) không thể đáp lấp lửng “không nên nói như thế”, cũng không thể đáp “không phải”, vì ở trên đã khẳng định “phải rồi” trước câu hỏi của (T) là “do nương thọ, định danh là người, phải không?”.

Mặt khác, điều này hợp lý khi y cứ vào “người Đạo”, nên (P) đáp “phải rồi”.

(T) hỏi “thọ thiện cho quả an lạc, đáng hài lòng … phải không?”. Điều này rõ ràng và hợp lý, nên (P) đáp “phải rồi”.

(T) hỏi tiếp, “như vậy, người thiện có quả thiện, có quả vui thích … phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi” vì:

– Người là từ ngữ được đặt ra, từ ngữ thì không có quả an lạc hay thô xấu…

– Theo quan điểm của (P), “người” là thường hằng bất biến, nếu người cho quả, quả của thọ thiện là vô thường, thay đổi, như vậy thọ thiện bị sinh diệt chi phối và “người” là thọ thiện, người không thể “thường hằng bất biến”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì “người đạo (chỉ sátna đạo)” được định danh là người thiện, có quả Siêu thế, là quả đáng hài lòng …

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

99. Chánh kinh.

(T). Vedanaṃ upādāya puggalassa paññattīti?

Do nương thọ, định danh là người, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Akusalaṃ vedanaṃ upādāya akusalassa puggalassa paññattīti?

Do nương thọ bất thiện, định danh là người bất thiện, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Akusalaṃ vedanaṃ upādāya akusalassa puggalassa paññattīti?

Do nương thọ bất thiện, định danh là người bất thiện, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Akusalā vedanā saphalā savipākā aniṭṭhaphalā akantaphalā amanuññaphalā secanakaphalā dukkhudrayā dukkhavipākāti?

Thọ bất thiện có quả, có quả không vui thích, quả không ưa thích, quả không hài lòng, quả khổ, quả khổ tăng trưởng, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Akusalopi puggalo saphalo savipāko aniṭṭhaphalo akantaphalo amanuññaphalo secanakaphalo dukkhudrayo dukkhavipākoti?

Như vậy, người bất thiện có quả, có quả không vui thích, quả không ưa thích, quả không hài lòng, quả khổ, quả khổ tăng trưởng, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

(T) chuyển hướng sang thọ bất thiện. (T) hỏi “do nương thọ bất thiện, định danh là ngườibất thiện, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì loài thú cũng có thọ thiện, chúng sinh ở đọa ngục cũng có thọ bất thiện, nhưng không được định danh là “người bất thiện”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì trong thực tế có người thực hành ác nghiệp như đồ tể Nanda giết heo trọn 55 năm, đao phủ Nanh đồng giết người 55 năm …([15]), được định danh là “người ác”. Hay:

Nāhaṃ, bhikkhave, aññaṃ ekapuggalampi samanupassāmi yo evaṃ bahujanaahitāya paṭipanno bahujanaasukhāya, bahuno janassa anatthāya ahitāya dukkhāya devamanussānaṃ yathayidaṃ, bhikkhave, makkhali moghapuriso.

“Này các Tỳ-khưu, Ta không thấy một người nào khác, thực hành mang đến đau khổ cho số đông, không an lạc cho số đông, không có lợi cho số đông, mang đến đau khổ, không an lạc, không có lợi cho phần đông chư thiên và người. Này các Tỳkhưu, như kẻ rỗng không Makkhaligosāla …([16]).

Và những hạng người này được định danh là “người ác hay người bất thiện”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

Sau khi cảnh báo (P): “Ngài hãy nhận thức mâu thuẩn …”.

(T) lập lại câu hỏi để xác định lập trường của (P).

(P) không thể đáp lấp lửng, cũng không thể đáp “không phải”, vì trước đó đã khẳng định “phải rồi” với câu hỏi của (T) “do nương thọ, định danh là người phải không?”.

Lại nữa, trong thực tế có hạng chúng sinh được chế định là “người ác, người bất thiện”, nên (P) đáp “phải rồi”.

Thọ bất thiện có quả là quả khổ, quả không an vui … điều này đã rõ ràng, nên (P) đáp “phải rồi”.

(T) hỏi: “Như vậy, người bất thiện có quả … phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì:

Người là từ ngữ được đặt ra, từ ngữ thì không cho quả.

– Theo quan điểm của (P), “người” là thường hằng bất biến, nếu người có quả, quả của thọ bất thiện là vô thường, thay đổi, như vậy thọ bất thiện bị sinh diệt chi phối và “người”là thọ bất thiện, người không thể “thường hằng bất biến”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì nương thọ bất thiện, định danh là “người bất thiện”, “thọ bất thiện có quả khổ”, dĩ nhiên “người bất thiện cũng phải có quả xấu”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

100. Chánh kinh.

(T). Vedanaṃ upādāya puggalassa paññattīti?

“Do nương thọ, định danh là người, phải không?”.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Abyākataṃ vedanaṃ upādāya abyākatassa puggalassa paññattīti?

Do nương thọ vô ký([17]), định danh là người vô ký, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế…pe…

(T). Abyākataṃ vedanaṃ upādāya abyākatassa puggalassa paññattīti?

Do nương thọ vô ký, định danh là người vô ký, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Abyākatā vedanā aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā khayadhammā vayadhammā virāgadhammā nirodhadhammā vipariṇāmadhammāti?

Thọ vô ký là vô thường, là hữu vi do duyên sinh khởi, là pháp hư hoại, là pháp già cỗi, là pháp không dính mắc, là pháp diệt mất, là pháp thay đổi, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Abyākatopi puggalo anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno khayadhammo vayadhammo virāgadhammo nirodhadhammo vipariṇāmadhammoti?

Như vậy, người vô ký là vô thường, là hữu vi do duyên sinh khởi, là pháp hư hoại, là pháp già cỗi, là pháp không dính mắc, là pháp diệt mất, là pháp thay đổi, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

(T) tiếp tục chuyển hướng sang thọ vô ký.

Người vô ký có hai là: Bậc Thánh A-La-Hán và bậc còn phải sinh tử luân hồi; người còn sinh tử luân hồi có hai là: Phàm nhân và bậc Thánh hữu học.

(T) hỏi: “Do nương thọ vô ký, định danh là người vô ký, phải không?”.

(P) không thể trả lời “phải rồi”, vì những con thú khi ngủ, khi bất tỉnh cũng có thọ vô ký, nhưng không được định danh là “người”.

(P) cũng không thể trả lời “không phải”, vì có Bậc Thánh A-La-Hán luôn có thọ vô ký, bậc Thánh hữu học khi an trú tâm vào thiền quả … được định danh là “người vô ký”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

Sau khi cảnh báo (P): “Ngài hãy nhận thức mâu thuẩn…”, (T) lập lại câu hỏi để xác định lập trường của (P) và (P) phải đáp khẳng định “phải rồi”, do (P) nương vào bậc Thánh A-La-Hán hay các vị Thánh hữu học …

Thọ vô ký của vị Thánh A-La-Hán cũng thay đổi, do tiếp xúc với cảnh trần, thọ vô ký trong nhãn thức là khác, thọ vô ký trong nhĩ thức là khác … thọ vô ký trong ý thức là khác.

(T) hỏi “thọ vô ký là vô thường …, phải không?”.

(P) đáp khẳng định “phải rồi”.

(T) hỏi “ như vậy, người vô ký là vô thường …phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như vậy tự phá hủy quan điểm “người là chân thể thường hằng bất biến”.

(P) cũng không không thể đáp “không phải”, vì nương thọ định danh là người, thọ bị hoại thì “người” cũng hoại.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

101. Chánh kinh.

(T). Saññaṃ upādāya… saṅkhāre upādāya… viññāṇaṃ upādāya puggalassa paññattīti?

Do nương tưởng … do nương hành… do nương thức, định danh là người, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Kusalaṃ viññāṇaṃ upādāya kusalassa puggalassa paññattīti?

Do nương thức thiện, định danh là “người thiện”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế…pe…

(T). Kusalaṃ viññāṇaṃ upādāya kusalassa puggalassa paññattīti?

Do nương thức thiện, định danh là “người thiện”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T).Kusalaṃ viññāṇaṃ saphalaṃ savipākaṃ iṭṭhaphalaṃ kantaphalaṃ manuññaphalaṃ asecanakaphalaṃ sukhudrayaṃ sukhavipākanti?

Thức thiện có quả, có quả vui thích, quả ưa thích, quả hài lòng, quả an lạc, quả an lạc tăng trưởng, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Kusalopi puggalo saphalo savipāko iṭṭhaphalo kantaphalo manuññaphalo asecanakaphalo sukhudrayo sukhavipākoti?

Như vậy, người thiện có quả, có quả vui thích, quả ưa thích, quả hài lòng, quả an lạc, quả an lạc tăng trưởng, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

102. Chánh kinh.

(T). Viññāṇaṃ upādāya puggalassa paññattīti?

Do nương thức, định danh là người, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Akusalaṃ viññāṇaṃ upādāya kusalassa puggalassa paññattīti?

Do nương thức bất thiện, định danh là “người bất thiện”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế…pe…

(T). Akusalaṃ viññāṇaṃ upādāya kusalassa puggalassa paññattīti?

Do nương thức bất thiện, định danh là “người bất thiện”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Akusalaṃ viññāṇaṃ saphalaṃ savipākaṃ aniṭṭhaphalaṃ akantaphalaṃ amanuññaphalaṃ secanakaphalaṃ dukkhudrayaṃ dukkhavipākanti?

Thức bất thiện có quả, có quả không vui thích, quả không ưa thích, quả không hài lòng, quả khổ, quả khổ tăng trưởng, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Akusalopi puggalo saphalo savipāko aniṭṭhaphalo akantaphalo amanuññaphalo secanakaphalo dukkhudrayo dukkhavipākoti?

Như vậy, người bất thiện có quả, có quả không vui thích, quả không ưa thích, quả không hài lòng, quả khổ, quả khổ tăng trưởng, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

103. Chánh kinh.

(T). Viññāṇaṃ upādāya puggalassa paññattīti?

Do nương thức, định danh là người, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Abyākataṃ viññāṇaṃ upādāya abyākatassa puggalassa paññattīti?

Do nương thức vô ký, định danh là “người vô ký”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế…pe…

(T). Abyākataṃ viññāṇaṃ upādāya abyākatassa puggalassa paññattīti?

Do nương thức vô ký, định danh là “người vô ký”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Abyākataṃ viññāṇaṃ aniccaṃ saṅkhataṃ paṭiccasamuppannaṃ khayadhammaṃ vayadhammaṃ virāgadhammaṃ nirodhadhammaṃ vipariṇāmadhammanti?

Thức vô ký là vô thường, là hữu vi do duyên sinh khởi, là pháp hư hoại, là pháp già cỗi, là pháp không dính mắc, là pháp diệt mất, là pháp thay đổi, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

Abyākatopi puggalo anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno khayadhammo vayadhammo virāgadhammo nirodhadhammo vipariṇāmadhammoti?

Như vậy, người vô ký là vô thường, là hữu vi do duyên sinh khởi, là pháp hư hoại, là pháp già cỗi, là pháp không dính mắc, là pháp diệt mất, là pháp thay đổi, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Ba đoạn kinh văn 101, 102, 103. (T) phân tích “người” theo ba danh uẩn còn lại là : Tưởng, hành và thức”, cách lý luận tương tự như đã giải ở phần thọ uẩn.

104. Chánh kinh.

(T). Cakkhuṃ upādāya ‘‘cakkhumā puggalo’’ti vattabboti?

Do nương mắt, gọi “người có mắt”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Cakkhumhi niruddhe ‘‘cakkhumā puggalo niruddho’’ti vattabboti?

Mắt diệt, gọi “người có mắt ” diệt, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế…pe…

(T). Sotaṃ upādāya… ghānaṃ upādāya… jivhaṃ upādāya… kāyaṃ upādāya… manaṃ upādāya ‘‘manavā puggalo’’ti vattabboti?

Do nương tai … do nương mũi … do nương lưỡi … do nương thân… do nương ý, gọi là “người có ý” phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Manamhi niruddhe ‘‘manavā puggalo niruddho’’ti vattabboti?

Ý diệt, gọi “người có ý” diệt, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

“Nương mắt (cakkhuṃ upādāya. Do (T) dựa vào lời dạy của Đức Thế Tôn là:

Cakkhumā visamānīva, vijjamāne parakkame.

Paṇḍito jīvalokasmiṃ, pāpāni parivajjaye’’ti.

“Như người có mắt nhìn; cố gắng tránh lồi lõm.

Cũng vậy, kẻ trí tránh; điều ác giữa đời này” (HT. TMC d)([18]).

Mắt ở đây chỉ cho thần kinh nhãn (cakkhupasāda).

Gọi là có mắt”, có 5 loại mắt là:

– Maṃsacakkhu: Mắt thường (mắt thịt).

– Dibbacakkhu: Thiên nhãn (mắt thần).

– Paññācakkhu: Tuệ nhãn (mắt trí).

– Dhammacakkhu: Pháp nhãn (mắt pháp).

– Buddhacakkhu : Phật nhãn (mắt giác ngộ)([19]).

Đức Thế Tôn được tôn xưng là Bậc Ngũ nhãn.

(T) hỏi: “Do nương mắt, gọi “người có mắt”, phải không?.

(P) nhận thấy đúng theo Phật ngôn, nên đáp “phải rồi”.

Người có mắt” có hai là: Người thấy những cảnh sắc, và người chứng đạt được Níp-Bàn, như Bậc Thánh Hữu học, bậc Thánh A-La-Hán.

(T) hỏi: “Mắt diệt, người có mắt diệt”, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như thế (P) chấp nhận “người có mắt” trở thành “người mù”. Như vậy, (P) tự phá hủy quan điểm “người là chân thể thường hằng bất biến”.

Mặt khác, đối với phàm nhân, khi mắt thịt bị hư hoại người ấy trở thành người mù; riêng các bậc Thánh tuy mắt thịt không còn nhưng tuệ nhãn, pháp nhãn vẫn còn, như Trưởng lão Cakkhupāla([20]) chẳng hạn.

(P) cũng không thể trả lời “không phải”, vì rõ ràng người bị hoại mắt, gọi là “người mù”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

Tương tự như vậy với tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

Tai là chỉ cho thần kinh nhĩ (sotapasāda) … ý là chỉ cho tất cả tâm.

Gọi là “ý diệt” là chỉ cho tâm sinh diệt theo thông thường, hoặc “ý diệt” là chỉ cho những tâm bất thiện diệt đi, không còn sinh khởi lên nữa, như bậc Dự Lưu diệt đi bốn tâm tham đi chung với tà kiến và tâm si đi chung với hoài nghi …

Bậc A-La-Hán diệt tất cả tâm bất thiện cùng tâm thiện.

Ngoài ra, “ý diệt” còn chỉ cho “người Vô tưởng” hay Bậc Thánh Bất Lai hoặc Bậc A-LaHán đang an trú trong trạng thái “không tâm” (tức định Diệt thọ tưởng).

(T) hỏi: “Ý diệt”, “người có ý” diệt, phải không?

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì tâm diệt đi thì tâm khác sinh lên, không thể gọi “người có ý diệt”, hay tâm tham đi chung với tà kiến, tâm si đi chung với hoài nghi diệt không còn sinh lên, nhưng bậc Dự Lưu “là người có ý” vẫn còn.

Hoặc các tâm bất thiện hay tâm thiện diệt, không còn sinh lên; nhưng bậc A-La-Hán (người có ý) vẫn còn cho đến khi Ngài viên tịch.

“Người Vô tưởng” tuy jkiếp ấy “không có tâm”, nhưng rồi vẫn tái sinh về cõi Dục, trở thành “người có ý”, bậc nhập định diệt thọ tưởng, sau khi xuất khỏi định diệt thọ tưởng vẫn là “người có ý”.

(P) cũng không thể trả lời “không phải”, vì khi chứng đạt Dự Lưu, phàm nhân ấy diệt, sinh vào dòng Thánh; “người có ý đi chung với tà kiến” bị diệt vĩnh viễn.

Bậc Thánh A-La-Hán viện tịch là “người có ý” không còn tái sinh …

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

105. Chánh kinh.

(T). Micchādiṭṭhiṃ upādāya ‘‘micchādiṭṭhiyo puggalo’’ti vattabboti?.

Do nương tà kiến, gọi là “người có tà kiến”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Micchādiṭṭhiyā niruddhāya ‘‘micchādiṭṭhiyo puggalo niruddho’’ti vattabboti?

Tà kiến diệt, gọi là “người có tà kiến” diệt, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế…pe…

(T). Micchāsaṅkappaṃ upādāya… micchāvācaṃ upādāya… micchākammantaṃ upādāya… micchāājīvaṃ upādāya … micchāvāyāmaṃ upādāya… micchāsatiṃ upādāya… micchāsamādhiṃ upādāya ‘‘micchāsamādhiyo puggalo’’ti vattabboti?

Do nương tà tư duy … do nương tà ngữ … do nương tà nghiệp … do nương tà mạng … do nương tà tinh tấn … do nương tà niệm … do nương tà định, gọi là “người tà định”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Micchāsamādhimhi niruddhe ‘‘micchāsamādhiyo puggalo niruddho’’ti vattabboti?

Tà định diệt, gọi là “người tà định” diệt, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế ….pe…

 

Giải.

“Người có tà kiến”, như kinh văn ghi nhận:

Micchādiṭṭhikassa, bhikkhave, purisapuggalassa yañceva kāyakammaṃ yathādiṭṭhi samattaṃ samādinnaṃ …

Này các Tỳ-khưu, đối với người có tà kiến, phàm mọi thân hành hoàn toàn được thực hành, được chấp nhận theo tà kiến …”([21]).

“Tà kiến” có rất nhiều dạng, ở đây chủ yếu là “ngã kiến (attadiṭṭhi)”, là cho rằng: “Có một bản ngã (atta) trong thân năm uẩn”, chính từ nhân này nảy sinh ra thường kiến (sassatadiṭṭhi) hay đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi).

Người có tà kiến, điển hình là sáu tôn chủ ngoại giáo thời Đức Phật.

Gọi “tà kiến diệt”, có hai dạng: “Tà kiến diệt còn sinh trở lại”, đó là nhờ nghe được chánh pháp.

Tà kiến diệt vĩnh viễn”, là chỉ cho bậc Thánh từ Dự Lưu trở lên.

(T) hỏi “tà kiến diệt, gọi là “người có tà kiến” diệt, phải không?”.

Tuy (P) có quan điểm “người là chân thể thường hằng bất biến”, nhưng không thể khẳng định “người ấy” luôn luôn có chánh kiến; “người là chân thể thường hằng bất biến” này cũng có khi có tà kiến, nên “người” phải luân chuyển đến cõi thú, cõi ma đói …

Như Kinh văn ghi nhận:

Nāhaṃ, bhikkhave, aññaṃ ekadhammampi samanupassāmi yena sattā kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjanti yathayidaṃ, bhikkhave, micchādiṭṭhi.

“Này các Tỳ-khưu, Ta không thấy một pháp nào khác, do pháp ấy chúng sinh sau khi thân hoại mệnh chung, bị sinh vào cõi dữ, cõi khổ, cõi xấu, địa ngục. Này các Tỳkhưu, là tà kiến … (Aṅ. ni. i. 304)([22]).

Nếu (P) đáp “phải rồi” là ngầm chấp nhận “người thay đổi”, thế là tự phá hủy quan điểm của mình.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, rõ ràng phàm nhân có tà kiến, khi chứng đắc Níp-bàn, tà kiến bị diệt, trở thành bậc Dự Lưu thì “người tà kiến” diệt.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

Tương tự như thế với tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà niệm, tà tinh tấn và tà định.

106. Chánh kinh.

(T). Sammādiṭṭhiṃ upādāya ‘‘sammādiṭṭhiyo puggalo’’ti vattabboti?

Do nương chánh kiến, gọi là “người có chánh kiến”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Sammādiṭṭhiyā niruddhāya ‘‘sammādiṭṭhiyo puggalo niruddho’’ti vattabboti?

Chánh kiến diệt, gọi là “người có chánh kiến” diệt, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Sammāsaṅkappaṃ upādāya… sammāvācaṃ upādāya… sammākammantaṃ upādāya… sammāājīvaṃ upādāya… sammāvāyāmaṃ upādāya… sammāsatiṃ upādāya… sammāsamādhiṃ upādāya ‘‘sammāsamādhiyo puggalo’’ti vattabboti?.

Do nương chánh tư duy … do nương chánh ngữ … do nương chánh nghiệp … do nương chánh mạng … do nương chánh tinh tấn … do nương chánh niệm … do nương chánh định, gọi là “người có chánh định”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Sammāsamādhimhi niruddhe ‘‘sammāsamādhiyo puggalo niruddho’’ti vattabboti?.

Chánh định diệt, gọi là “người có chánh định” diệt, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Gọi là “chánh kiến (sammādiṭṭhi)”, là thấy được nhân quả của pháp hữu vi, thấy được duyên sinh khởi của pháp hữu vi, thấy được ba tướng trạng của pháp hữu vi là: Vô thường, khổ và vô ngã.

“Người có chánh kiến” có hai: Phàm nhân có chánh kiến và bậc Thánh.

Chánh kiến của phàm nhân có khi thay đổi vì chưa đắc Níp-bàn diệt trừ hoài nghi.

Chánh kiến của Thánh nhân không thay đổi.

Tuy nhiên, chánh kiến của phàm hay Thánh đều bị định luật sinh diệt của pháp hữu vi chi phối, chánh kiến của phàm nhân hay của bậc Thánh cũng sinh lên rồi diệt mất theo quy luật Pháp (dhammaniyāma).

“Người” luân chuyển đến nhàn cảnh, đó là nhờ có chánh kiến như Phật ngôn:

Nāhaṃ, bhikkhave, aññaṃ ekadhammampi samanupassāmi yena sattā kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjanti yathayidaṃ, bhikkhave, sammādiṭṭhi.

“Này các Tỳ-khưu, Ta không thấy một pháp nào khác, do pháp ấy chúng sinh sau khi thân hoại mệnh chung, sinh về nhàn cảnh, cõi trời, đời này, này các Tỳ-khưu, là chánh kiến …(Aṅ.ni.i. 305)([23]).

(P) chấp nhận điều này nên đáp “phải rồi”.

(T) hỏi: “Chánh kiến diệt, gọi là “người có chánh kiến” diệt, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, nếu “người có chánh kiến diệt” thì “người không là thường hằng bất biến”.

Đồng thời, tuy chánh kiến của bậc Thánh có sinh có diệt, nhưng vị Thánh là “người luôn có chánh kiến” cho đến khi vị ấy viên tịch.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì phàm nhân tuy có chánh kiến nhưng do hoài nghi có thể mất chánh kiến và vị ấy là “người theo tà kiến”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

Tương tự như thế với chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

Nên ghi nhận: “Bát chi đạo” có hai: Bát chi đạo hiệp thế và bát chi đạo siêu thế.

Bát chi đạo hiệp thế có thể thay đổi thành khác như chánh kiến có thể trờ thành tà kiến; chánh tư duy có thể trở thành tà tư duy …. chánh định có thể trở thành tà định. Đồng thời Bát chi đạo hiệp thế không xuất hiện đầy đủ 8 chi trong tâm hiệp thế

Riêng Bát chi đạo Siêu thế, tuy vẫn bị định luật sinh diệt chi phối, nhưng dù chánh kiến có diệt nhưng tà kiến không bao giờ sinh khởi cho vị ấy …

107. Chánh kinh.

(T). Rūpaṃ upādāya, vedanaṃ upādāya puggalassa paññattīti?

Do nương sắc, do nương thọ định danh là người, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Dvinnaṃ khandhānaṃ upādāya dvinnaṃ puggalānaṃ paññattīti?

Do nương hai uẩn, định danh là “người hai”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Rūpaṃ upādāya, vedanaṃ upādāya, saññaṃ upādāya, saṅkhāre upādāya, viññāṇaṃ upādāya puggalassa paññattīti?

Do nương sắc, do nương thọ, do nương tưởng, do nương hành, do nương thức, định danh là người, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Pañcannaṃ khandhānaṃ upādāya pañcannaṃ puggalānaṃ paññattīti?.

Do nương năm uẩn, dịnh danh là “người năm”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Do nương sắc (rūpaṃ upādāya)”, nghĩa là “sắc là gốc rễ, bốn uẩn (khandha) còn lại là nương sinh. Tương tự như thế với “do nương thọ (vedanaṃ upādāya)”.

Nên hiểu, trong một thời điểm cả bốn uẩn đều có thể là gốc cho một uẩn sinh lên, như nhân sinh tâm có bốn là: Có nghiệp quá khứ, có cảnh, có tâm sở, có sắc ý vật (tâm sở và sắc ý vật là bốn uẩn).

Do nương sắc, do nương thọ, định danh là người, phải không?”, điều này hợp lý, nên (P) đáp “phải rồi”.

(T) hỏi “do nương hai uẩn, định danh là “người hai”, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì chư thiên hay loài thú … cũng nương hai uẩn, nhưng không được định danh là “người hai”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì rõ ràng “do nương hai uẩn, định danh là người”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

Phần còn lại nên hiểu tương tự.

108. Chánh kinh.

(T). Cakkhāyatanaṃ upādāya, sotāyatanaṃ upādāya puggalassa paññattīti?

Do nương nhãn xứ, do nương nhĩ xứ, định danh là “người”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Dvinnaṃ āyatanānaṃ upādāya dvinnaṃ puggalānaṃ paññattīti?

Do nương hai xứ, định danh là “người hai”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Cakkhāyatanaṃ upādāya, sotāyatanaṃ upādāya…pe… dhammāyatanaṃ upādāya puggalassa paññattīti?

Do nương nhãn xứ, do nương nhĩ xứ …pe… do nương pháp xứ, định danh là “người”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Dvādasannaṃ āyatanānaṃ upādāya dvādasannaṃ puggalānaṃ paññattīti?

Do nương 12 xứ, định danh là “người mười hai”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

109. Chánh kinh.

(T). Cakkhudhātuṃ upādāya, sotadhātuṃ upādāya puggalassa paññattīti?

Do nương nhãn giới, do nương nhĩ giới, định danh là “người”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Dvinnaṃ dhātūnaṃ upādāya dvinnaṃ puggalānaṃ paññattīti?

Do nương hai giới, định danh là “người hai” phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Cakkhudhātuṃ upādāya, sotadhātuṃ upādāya…pe… dhammadhātuṃ upādāya puggalassa paññattīti?

Do nương nhãn giới, do nương nhĩ giới … do nương pháp giới, định danh là “người”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aṭṭhārasannaṃ dhātūnaṃ upādāya aṭṭhārasannaṃ puggalānaṃ paññattīti?

Do nương mười tám giới, định danh là “người mười tám”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

110. Chánh kinh.

(T). Cakkhundriyaṃ upādāya, sotindriyaṃ upādāya puggalassa paññattīti?

Do nương nhãn quyền, do nương nhĩ quyền, định danh là “người”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Dvinnaṃ indriyānaṃ upādāya dvinnaṃ puggalānaṃ paññattīti?

Do nương hai quyền, dịnh danh là “người hai”, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Cakkhundriyaṃ upādāya, sotindriyaṃ upādāya…pe… aññātāvindriyaṃ upādāya puggalassa paññattīti?.

Do nương nhãn quyền, do nương nhĩ quyền … do nương cụ tri quyền, định danh là “người”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Bāvīsatīnaṃ indriyānaṃ upādāya bāvīsatīnaṃ puggalānaṃ paññattīti?.

Do nương hai mươi hai quyền, định danh là “người hai mươi hai”, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Ba đoạn kinh (108), (109) (110), (T) lần lượt nêu từng chi của 12 xứ, 18 giới và 22 quyền để định danh “người”. Cách lý luận tương tự như phần năm uẩn.

111.Chánh kinh.

Ekavokārabhavaṃ upādāya ekassa puggalassa paññattīti?.

Do nương có một uẩn, đinh danh là “người một”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Catuvokārabhavaṃ upādāya catunnaṃ puggalānaṃ paññattīti?.

Do nương có bốn uẩn, định danh là “người bốn”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Fkavokārabhavaṃ upādāya ekassa puggalassa paññattīti?.

Do nương có một uẩn, định danh là “người một”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Pañcavokārabhavaṃ upādāya pañcannaṃ puggalānaṃ paññattīti?.

Do nương có 5 uẩn, định danh là “người năm”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế.…pe…

(T). Ekavokārabhave ekova puggaloti?.

Do có một uẩn, định danh “người một”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Catuvokārabhave cattārova puggalāti?

Do có bốn uẩn, định danh “người bốn” , phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Ekavokārabhave ekova puggaloti?

Do có một uẩn, định danh “người một”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Pañcavokārabhave pañceva puggalāti?

Do có năm uẩn, định danh “người năm”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Có một uẩn (ekavokārabhavaṃ)”. Chỉ cho người Vô tưởng, người Vô tưởng chỉ có sắc uẩn, không có bốn danh uẩn.

(T) hỏi: “do nương có một uẩn, định danh là “người một”, phải không?”.

(P) đáp “phải rồi”.

(T) hỏi: “Do nương có bốn uẩn, định danh là “người bốn”, phải không?”.

Có bốn uẩn (catuvokārabhave)”.

– Chỉ cho “chúng sinh ở vô sắc”, ở cõi này chúng sinh không có sắc pháp.

– Chỉ cho người đạo, là sátna tâm Đạo chỉ có bốn uẩn.

– Chỉ cho bốn danh uẩn là Thọ, tưởng, hành và thức uẩn.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì chúng sinh ở cõi Dục giới cũng nương tứ danh uẩn, nhưng không gọi là “người bốn”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì chúng sinh ở cõi vô sắc chỉ nương có bốn uẩn, được định danh là “người bốn”, và “người đạo” cũng nương có bốn uẩn, định danh là “ngườibốn”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

(T) hỏi “do nương có 5 uẩn, định danh là “người năm”, phải không?.

Ở cõi 5 uẩn có tất cả 12 hạng người là: Bốn người phàm, bốn người Đạo và bốn người Quả. Tuy bốn người phàm và bốn bậc Thánh (người Quả) đều nương năm uẩn, nhưng có sự định danh khác nhau.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như thế không thể phân biệt được “người phàm hay bậc Thánh”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì người cõi Dục dục giới do nương năm uẩn, định danh là “người thứ năm”.

Phần còn lại hiểu tương tự, chỉ có khác chi tiết là “nương” và “”; “nương” là chỉ cho sự thụ động, còn “” chỉ cho sự chủ động.

112. Chánh kinh.

(T). Yathā rukkhaṃ upādāya chāyāya paññatti, evamevaṃ rūpaṃ upādāya puggalassa paññattīti?.

Như nương cội cây, định danh bóng cây, cùng thế ấy, do nương sắc, định danh là người, phải không?.

Yathā rukkhaṃ upādāya chāyāya paññatti, rukkhopi anicco chāyāpi aniccā, evamevaṃ rūpaṃ upādāya puggalassa paññatti, rūpampi aniccaṃ puggalopi aniccoti?.

Như nương cội cây, định danh bóng cây, cội cây là vô thường, bóng cây cũng vô thường; cùng thế ấy, sắc là vô thường, người cũng vô thường, phải không?

(P)). Nahevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế…pe…

(T). Yathā rukkhaṃ upādāya chāyāya paññatti, añño rukkho aññā chāyā, evamevaṃ rūpaṃ upādāya puggalassa paññatti, aññaṃ rūpaṃ añño puggaloti?

Như nương cội cây, định danh bóng cây, cội cây là khác, bóng cây là khác; cùng thế ấy, do nương sắc, định danh là người, sắc là khác, người là khác, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

Nương (upādāya)”, ở đây chỉ cho sự liên quan khắn khít, không tách lìa.

(T) hỏi “sắc là vô thường, người cũng vô thường, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì nếu sắc vô thường, người cũng vô thường thì (P) tự phá hủy quan điểm “người là chân thể thường hằng bất biến”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì “nương theo sắc, định danh là người”, rõ ràng “sắc là vô thường”, dĩ nhiên “người” cũng phải vô thường.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

Không để cho (P) có cơ hội né tránh vấn đề hợp pháp đang thảo luận, (T) nêu lên “nếu như vậy, phải chăng Ngài (chỉ cho P) cho rằng: “Sắc là khác, người là khác, phải không?” (vì sắc là vô thường, còn người thường hằng).

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì “người” có liên quan khắn khít với sắc, không thể tách lìa “người và sắc”. Khi sắc bị phá hủy, người ấy được gọi là “người chết”.

Lại nữa, “sắc là khác, người là khác”, đồng nghĩa “người ngoài sắc” hay “người trong sắc”. Hai vấn đề này đã khiến cho (P) lúng túng ở trên.

Mặt khác, “sắc là khác, người là khác” chỉ có ở cõi Vô sắc; ngay cả cõi Vô tưởng “người là sắc, sắc là người”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì như thế ngầm chấp nhận “người là sắc”, sắc là vô thường, vậy “người là vô thường”. Và (P) đã tránh né câu hỏi “người là sắc, phải không” trước đó,

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

113. Chánh kinh.

(T). Yathā gāmaṃ upādāya gāmikassa paññatti, evamevaṃ rūpaṃ upādāya puggalassa paññattīti?

Như nương làng, định danh người làng, cùng thế ấy do nương sắc, định danh là người, phải không?.

Yathā gāmaṃ upādāya gāmikassa paññatti, añño gāmo añño gāmiko, evamevaṃ rūpaṃ upādāya puggalassa paññatti, aññaṃ rūpaṃ añño puggaloti?.

Như nương làng, định danh người làng, làng là khác, người làng là khác; cùng thế ấy, nương sắc định danh là người, sắc là khác, người là khác, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

114. Chánh kinh.

(T). Yathā raṭṭhaṃ upādāya rañño paññatti, evamevaṃ rūpaṃ upādāya puggalassa paññattīti?

Như nương quốc độ, định danh là vua; cùng thế ấy nương sắc định danh là người, phải không?

Yathā raṭṭhaṃ upādāya rañño paññatti, aññaṃ raṭṭhaṃ añño rājā, evamevaṃ rūpaṃ upādāya puggalassa paññatti, aññaṃ rūpaṃ añño puggaloti?.

Như nương quốc độ, định danh là vua, vua là khác, quốc độ là khác; cùng thế ấy, nương sắc, định danh là “người”; sắc là khác, người là khác, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

(T) nêu ra hai sự kiện: Làng và người làng; quốc độ và vua;

Làng là nói đến không gian nhỏ, quốc độ là nói đến không gian lớn.

Người làng là nêu phần tổng thể, là nói chung chung; vua là nêu phần cá biệt, là người cao nhất của quốc độ.

(T) so sánh hai điều trên với “sắc và người”; rõ ràng làng khác người làng.

Có khi làng cố định, người làng thay đổi. Người có khi ở làng này, có khi sang trú ngụ nơi làng khác; hoặc người làng mệnh chung …

Có khi làng thay đổi, người làng không thay đổi. Làng có thể nới rộng ra hay thay đổi tên làng, nhưng số lượng người trong làng vẫn như vậy …

Có khi làng và người làng đều thay đổi.

Tương tự như thế với quốc độ và vua.

Có khi quốc độ không thay đổi, nhưng vua thay đổi. Khi vị vua tiền nhiệm mệnh chung, Hoàng tử lên kế vị.

Có khi vua không thay đổi, nhưng quốc độ thay đổi. Quốc độ được nới rộng ra …

Có khi vua lẫn quốc độ đều thay đổi.

(T) đặt vấn đề “sắc là khác, người là khác”, như vậy:

– Có khi sắc thay đổi, người không thay đổi, phải không?

– Có khi sắc không thay đổi, người thay đổi, phải không?

Nghĩa là: “Sắc vẫn còn tồn tại, nhưng tâm thay đổi, tâm này diệt đi tâm khác sinh lên”([24]), như vậy người thay đổi, phải không?

– Có khi sắc và người cùng thay đổi, phải không?

 Cả hai trường hợp (tổng thể hay chi tiết), (P) đều không thể đáp “phải rồi”, vì như thế ngầm chấp nhận “người có khi thay đổi”, thế là tự phá hủy luận điểm của mình.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì như thế “sắc và người” là một; nhưng (P) chấp nhận “do nương sắc, định danh là người” ở trước đó, thế là (P) tự mâu thuẩn.

Lại nữa “sắc và người là một”, (P) tự phá hủy quan điểm của mình.

Do vậy, (P0 đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

115. Chánh kinh.

Yathā na nigaḷo negaḷiko, yassa nigaḷo so negaḷiko, evamevaṃ na rūpaṃ rūpavā, yassa rūpaṃ so rūpavāti?

Như xiềng xích khác người xiềng xích, xiềng xích vật gì đó là người xiềng xích; cùng thế ấy, sắc khác người có sắc, sắc có cho người nào, đó là người có sắc, phải không?

Yathā na nigaḷo negaḷiko, yassa nigaḷo so negaḷiko, añño nigaḷo añño negaḷiko, evamevaṃ na rūpaṃ rūpavā, yassa rūpaṃ so rūpavā, aññaṃ rūpaṃ añño rūpavāti?

Như xiềng xích khác người xiềng xích, xiềng xích vật gì đó là người xiềng xích; xiềng xích là khác, người xiềng xích là khác; cùng thế ấy, sắc khác người có sắc, sắc có cho người nào đó là “người có sắc”; sắc là khác, người có sắc là khác, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế…pe….

 

Giải.

Bản Sớ giải có giải thích: Nigaḷoti saṅkhalikabandhanaṃ:

Xiềng xích” là cột dính (với) dây trói buộc”.

Negaḷikoti tena bandhako. Người xiền xích là chỉ người trói buộc.

“Xiềng xích” khác “người xiềng xích”, cũng vậy; sắc khác với người có sắc.

Người có sắc là chủ của sắc, điều khiển được sắc; sắc là vật phụ tùng của “người có sắc”, ví như bảy báu là vật phụ tùng của vua Chuyển Luân, vua Chuyển luân có quyền sử dụng 7 báu theo ý thích.

(T) đặt vấn đề: “Sắc là khác, người có sắc là khác, phải không?”. Nghĩa là “người có sắc”, người ấy là chủ của sắc, có thể điều khiển sắc theo ý muốn phải không?.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì người không thể điều khiển sắc theo ý được, như Đức Thế Tôn có dạy:

Taṃ kiṃ maññasi, aggivessana, yaṃ tvaṃ evaṃ vadesi – ‘rūpaṃ me attā’ti, vattati te tasmiṃ rūpe vaso – evaṃ me rūpaṃ hotu, evaṃ me rūpaṃ mā ahosī’’ti?

“Này Aggivessana, ngươi nghĩ thế nào? Như ngươi nói “sắc là tự ngã của ta”; ngươi có quyền đối với sắc ấy không?: “Sắc của ta phải như thế này, sắc của ta không như thế này”([25]).

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì như thế ngầm chấp nhận “người có sắc, là sắc”; sắc là vô thường như vậy “người có sắc”cũng vô thường”. (P) tự phá hủy quan điểm của mình.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

116. Chánh kinh.

(T). Citte citte puggalassa paññattīti?

Trong mỗi tâm, định danh là người, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Citte citte puggalo jāyati jīyati mīyati cavati upapajjatīti?

Trong mỗi tâm người sinh ra, già, chết, đến cảnh giới khác rồi sinh lên, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Dutiye citte uppanne na vattabbaṃ soti vā aññoti vāti?

Tâm thứ hai sinh lên, không nên nói “chính người đó hay người khác”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Dutiye citte uppanne na vattabbaṃ kumārakoti vā kumārikāti vāti?

Tâm thứ hai sinh lên, không nên nói là “trai hay gái”, phải không?

(P). Vattabbaṃ. Nên nói.

(T). Ājānāhi niggahaṃ. Ngài hãy nhận thức mâu thuẩn.

Hañci dutiye citte uppanne na vattabbaṃ – ‘‘soti vā aññoti vā,’’ tena vata re vattabbe – ‘‘dutiye citte uppanne na vattabbaṃ – ‘kumārakoti vā kumārikāti vā’’’ti.

Ngài chấp nhận – tâm thứ hai sinh lên không nên nói “chính người đó hay người khác”, thì phải chấp nhận, “tâm thứ hai sinh lên, không nên nói “là trai hay gái”.

Yaṃ tattha vadesi – ‘‘vattabbe kho – ‘dutiye citte uppanne na vattabbaṃ – soti vā aññoti vā, dutiye citte uppanne vattabbaṃ – kumārakoti vā kumārikāti vā’’’ti micchā.

Ở đây, Ngài phát biểu “chấp nhận – tâm thứ hai sinh lên, không nên nói “chính người đó hay người khác”, “tâm thứ hai sinh lên, lại nên nói – là “trai hay gái”, là sai lầm.

Hañci vā pana dutiye citte uppanne vattabbaṃ – ‘‘kumārakoti vā kumārikā’’ti vā, tena vata re vattabbe – ‘‘dutiye citte uppanne vattabbaṃ – ‘soti vā aññoti vā’’’ti.

Ngài chấp nhận, “tâm thứ hai sinh lên, nên nói – là “trai hay gái”, cũng phải chấp nhận “tâm thứ hai sinh lên, nên nói “chính là người đó hay người khác”.

Yaṃ tattha vadesi – ‘‘vattabbe kho – ‘dutiye citte uppanne na vattabbaṃ – soti vā aññoti vā, dutiye citte uppanne vattabbaṃ – kumārakoti vā kumārikāti vā’’’ti micchā.

Ở đây, Ngài phát biểu “chấp nhận – “tâm thứ hai sinh lên, không nên nói – chính người đó hay người khác”, “tâm thứ hai sinh lên, lại nên nói – “là trai hay gái”, là sai lầm.

Giải.

(T) đặt vấn đề “trong mỗi tâm, đều định danh là “người”, phải không?

(P) buộc phải đáp chấp nhận “phải rồi”.

Rõ ràng, ngoại trừ người Vô tưởng, người luôn luôn có tâm; nếu không đáp“phải rồi”, (T) sẽ vặn hỏi “thế thì tâm nào được định danh là người? Tâm nào không được định danh là người? (trong khi “người thường hằng bất biến”).

(T) lại đặt vấn đề : “Thế thì tâm ấy tồn tại từ khi người sinh ra đến già cỗi rồi chết, chính tâm đó luân chuyển đến cảnh giới mới sinh lên, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như thế chấp nhận “tâm trường tồn”, thế là (P) rơi vào thường kiến.

Lại nữa, trong một kiếp sống có vô số tâm sinh diệt, mỗi tâm lại có trạng thái khác nhau như: Tâm thiện, tâm bất thiện, tâm vô ký; trong một thời điểm (khaṇa – sátna), không thể có hai tâm cùng có mặt; không thể có trường hợp “một tâm trường tồn, rồi có một tâm khác sinh lên”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì rõ ràng trong đời sống thường nhật của một chúng sinh, có vô số tâm sinh lên rồi diệt đi. Mỗi tâm lại định danh là người, như “người thiện, người bất thiện, người vô ký”, khi tâm thiện sinh lên thì “người bất thiện mất …”.

(T) lại đặt vấn đề “tâm thứ hai sinh lên, không nên nói chính là người đó hay người khác”, phải không?.

Tâm thứ hai sinh lên có thể khác tâm thứ nhất, nên không thể là “người đó”;

Tâm thứ hai sinh lên có thể giống tâm thứ nhất, nên cũng không thể nói “người khác”.

Nên (P) đáp “phải rồi”.

(T) lại đặt vấn đề: “Tâm thứ hai sinh lên không nên nói là “trai hay gái”, phải không?”.

(T) đặt vấn đề như thế có ý gì?

(T) dựa vào thức tái sinh (paṭisandhiviññāṇa) để nêu lên vấn đề này. Tức là “người” khi tái sinh có thể từ nam chuyển thành nữ, từ nữ chuyển thành nam”.

Vấn đề này đặt (P) vào chiều hướng bất lợi. Định danh “người nam hay người nữ” vốn có, nhưng nam hay nữ không liên hệ chi đến tâm thứ hai; nhưng (P) đã chấp nhận trước đó là “trong mỗi cái tâm, định danh là người”, thế thì tâm nào được định danh là “con trai (kumāra), tâm nào được định danh là “con gái (kumārī)”?. Hoàn toàn không có.

Ý của (T) cho rằng “sự định danh chẳng phải là điều cốt lõi, cốt lõi ở thực tính pháp; cũng vậy người chỉ là sự định danh để thông tri ý nghĩa lẫn nhau, cốt lõi ở thực tính pháp. Thực tính pháp của “người” là “bất biến”m còn “trai hay gái” chỉ là hình thứcm là sự hóa trang của “người thường hằng bất biến”.

Do đó, (P) đáp “nên nói (vattabaṃ)”.

Phần còn lại như đã giải ở trước.

117. Chánh kinh.

(T). Dutiye citte uppanne na vattabbaṃ – ‘‘soti vā aññoti vā’’ti?

Tâm thứ hai sinh lên, không nên nói “chính người đó hay người khác”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Dutiye citte uppanne na vattabbaṃ – ‘‘itthīti vā purisoti vā gahaṭṭhoti vā pabbajitoti vā devoti vā manussoti vā’’ti?.

Tâm thứ hai sinh lên, không nên nói “nam hoặc nữ, hay cư sĩ hoặc xuất gia, hay chư thiên hoặc nhân lọai”, phải chăng?

(P). Vattabbaṃ. Nên nói.

(T). Ājānāhi niggahaṃ. Ngài hãy nhận thức mấu thuẩn.

Hañci dutiye citte uppanne na vattabbaṃ – ‘‘soti vā aññoti vā,’’ tena vata re vattabbe – ‘‘dutiye citte uppanne na vattabbaṃ – ‘devoti vā manussoti vā’’’ti.

Ngài chấp nhận, “tâm thứ hai sinh lên, không nên nói “ chính người đó hoặc người khác”, cũng phải chấp nhận “tâm thứ hai sinh lên, không nên nói “đó là chư thiên hoặc nhân loại”.

Yaṃ tattha vadesi – ‘‘vattabbe kho – ‘dutiye citte uppanne na vattabbaṃ – soti vā aññoti vā, dutiye citte uppanne vattabbaṃ – devoti vā manussoti vā’’’ti micchā.

Ở đây, Ngài phát biểu, “chấp nhận, tâm thứ hai sinh lên, không nên nói “chính người đó hay người khác” (và), “tâm thứ hai sinh lên, nên nói “đó là chư thiên hoặc nhân loại”, là sai lầm.

Hañci vā pana dutiye citte uppanne vattabbaṃ – ‘‘devoti vā manussoti vā,’’ tena vata re vattabbe – ‘‘dutiye citte uppanne vattabbaṃ – ‘soti vā aññoti vā’’’ti.

Ngài chấp nhận ngược lại, “tâm thứ hai sinh lên, nên nói “đó là chư thiên hoặc nhân loại”, cũng phải chấp nhận, “tâm thứ hai sinh lên, nên nói “chính người đó hoặc người khác”.

Yaṃ tattha vadesi – ‘‘vattabbe kho – ‘dutiye citte uppanne na vattabbaṃ – soti vā aññoti vā, dutiye citte uppanne vattabbaṃ – devoti vā manussoti vā’’’ti micchā…pe….

Ở đây, Ngài phát biểu, “chấp nhận – tâm thứ hai sinh lên, không nên nói “chính người đó hay người khác” (và), “tâm thứ hai sinh lên, nên nói “đó là chư thiên hoặc nhân loại”, là sai lầm …pe …

 

Giải.

Cách lập luận như ở câu trên (116), có khác ở chi phần “cư sĩ hay xuất gia”. Nghĩa là “khi tâm thứ hai sinh lên “người cư sĩ” đã trở thành bậc xuất gia, hoặc trước đó là bậc xuất gia, nhưng khi tâm thứ hai sinh lên vị đó đã hoàn tục trở về với đời sống thế tục, được định danh là “người cư sĩ”.

118. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu yo passati yaṃ passati yena passati, so passati taṃ passati tena passatīti?

Người nào thấy, tìm ra vật nhờ thấy; chính người đó thấy, tìm ra vật nhờ thấy, do đó gọi là “thấy, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Hañci yo passati yaṃ passati yena passati, so passati taṃ passati tena passati; tena vata re vattabbe – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Ngài chấp nhận “người nào thấy, tìm ra vật nhờ thấy; chính người đó thấy, tìm ra vật nhờ thấy, do đó gọi là “thấy”, cũng phải chấp nhận “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

 

Giải.

Bản Sớ giải có giải thích.

Không nên nói (na vattabbaṃ); là (P) nương vào định danh để cật vấn (upādāpaññattānuyogena).

“Nanu yo passati”, yo là chỉ cho “người” (yoti puggalo).

“Yaṃ phāsati”, yaṃ (vật gì) là chỉ cho sắc (yanti rūpqṃ).

“Tena passati”, tena (chính đó) là “có mắt (tenāti cakkhunā)”.

Ở đây. (P) đưa ra mệnh đề: “Người nào thấy sắc do có mắt, chính người đó thấy sắc do có con mắt đó, gọi là “người thấy”, phải không?

(T) đáp chấp nhận “phải rồi”, vì có định danh:

Atthi arahato cakkhu, passati arahā cakkhunā rūpam:

Có bậc A-La-Hán với mắt, thấy bậc A-La-Hán có mắt thấy sắc”.

(P) lập tức cật vấn, cho rằng (T) tự mâu thuẩn: Trên chấp nhận “người không được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, thấy (passati) là sự thật cao tột, và (T) chấp nhận có “người thấy”.

Nghĩa là (P) nương vào định danh để phản đối (T).

Trước đây, “người ấy” thấy sắc được định danh là “người thấy”, về sau “chính người ấy (so) thấy sắc”, cũng được định danh là “người thấy”. Rõ ràng “người thấy” không thay đổi.

119. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu yo suṇāti…pe… yo ghāyati… yo sāyati… yo phusati… yo vijānāti yaṃ vijānāti yena vijānāti, so vijānāti taṃ vijānāti tena vijānātīti?

Người nào nghe … người nào ngửi … người nào nếm… người nào đụng … người nào hiểu biết, hiểu rõ vật gì nhờ hiểu biết, chính người đó hiểu rõ vật đó nhờ hiểu biết, do đó gọi là hiểu biết, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Hañci yo vijānāti yaṃ vijānāti yena vijānāti, so vijānāti taṃ vijānāti tena vijānāti; tena vata re vattabbe – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Ngài chấp nhận “người nào hiểu biết, hiểu rõ vật gì nhờ hiểu biết, chính người đó hiểu rõ vật đó nhờ hiểu biết, do đó gọi là “hiểu biết”, cũng phải chấp nhận “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

 

Giải.

Tương tự như trên, (P) nêu ra từng chi tiết là : Nghe, ngửi, nếm, đụng và hiểu biết (vijānāti).

Tất cả đều được định danh là “người nghe, người ngửi, người nếm, người đụng và người hiểu biết”.

Thật ra, theo thựctính pháp không có người thấy, chỉ có sự thấy là “nhãn thức”.

Không có người nghe, chỉ có sự nghe, là “nhĩ thức”.

Không có người ngửi, chỉ có sự ngửi, là “tỷ thức”.

Không có người nếm, chỉ có sựnếm, là “thiệt thức”.

Không có người đụng, chỉ có sự đụng, là “thân thức”.

Không có người biết, chỉ có sự biết, là “ý thức”.

Sự thấy có hai: “Thấy cái chưa từng thấy” và “thấy cái đã từng thấy”. Tương tự như vậy với sự nghe, sự ngửi … sự biết.

Như bậc Dự lưu Đạo là “biết Níp-bàn là cái chưa từng biết”, bậc Dự Lưu quả là “biết Níp-bàn, là cái đã từng biết”….

Như vậy, tuy vẫn định danh là “người thấy, người nghe … người biết”, nhưng “sự thấy, sự nghe … sự biết khác nhau” không thể là “một được”.

120. Chánh kinh.

(T). Puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?

Người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nanu yo na passati yaṃ na passati yena na passati, so na passati taṃ na passati tena na passatīti?

Thật vậy, người nào không thấy, không tìm ra vật do không thấy; chính người đó không thấy, không tìm ra vật, do đó gọi là không thấy, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Hañci yo na passati yaṃ na passati yena na passati, so na passati taṃ na passati tena na passati; no ca vata re vattabbe – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Ngài chấp nhận “người nào không thấy, không tìm ra vật do không thấy; chính người đó không thấy, không tìm ra vật do không thấy, do đó gọi là “không thấy”, cũng phải chấp nhận “người không được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

(T). Puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?

Người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nanu yo na suṇāti…pe… yo na ghāyati… yo na sāyati… yo na phusati… yo na vijānāti yaṃ na vijānāti yena na vijānāti, so na vijānāti taṃ na vijānāti tena na vijānātīti?.

Thật vậy, người nào không nghe … người nào không ngửi … người nào không nếm … người nào không đụng … người nào không biết, không hiểu rõ vật gì do không biết, chính người đó không hiểu rõ vật gì do không biết, do đó gọi là “không biết”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Hañci yo na vijānāti yaṃ na vijānāti yena na vijānāti, so na vijānāti taṃ na vijānāti tena na vijānāti; no ca vata re vattabbe – puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Ngài chấp nhận “người nào không biết, không hiểu rõ vật gì do không biết; chính người đó không biết, không hiểu rõ vật gì do không biết, do đó gọi là “không biết”, cũng phải chấp nhận “người không được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

 

Giải.

“Người nào không thấy (yo na passati)”. Người không thấy, chỉ cho

– Chúng sinh cõi Vô sắc.

– Có mắt, không có nhân sinh nhãn thức (tức là không có cảnh sắc, không có ánh sáng, không có tác ý – manasikāra).

– Không có thần kinh nhãn (người mù).

– Chúng sinh cõi Vô tưởng (asaññīsatta).

– Bậc an trú tâm trong thiền định.

– Bậc an trú trong định diệt thọ tưởng.

(P) nương vào định danh để phản đối (T) với lý lẽ “có người thấy”; sự thấy được phân tích là : Thấy chúng sinh và thấy phi chúng sinh. Do vậy, “người được nhận thấy…”.

Tương tự, có người nghe người (khác) nói, thế là “người được xác nhận là có.

“Có người ngửi”, thế là “có người (bị) ngửi”; thì có người (bị) nếm”; “có người đụng” thì “có người (bị) đụng; “có người biết” thì “có người (bị) biết”.

Dựa vào những chi tiết này, (P) cho rằng “người được nhận thấy …”.

Ở đây (T) cũng nương vào định danh, lập luận ngược lại để phản kháng (P).

“Có người thấy” tất “có người không thấy”, như chúng sinh vô sắc không thấy người hoặc “người mù, chúng sinh cõi Vô tưởng, bậc an trú tâm trong định …”, Những trường hợp trên đều được định danh là “người không thấy”.

Thế thì, làm sao nói “người được nhận thấy …”?.

Tương tự như thế, “người không được nghe … ngửi … nếm … đụng… người không được nhận biết”.

Thế là “người “ chỉ là định danh, không phải là “sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

121. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?.

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu vuttaṃ bhagavatā – ‘‘passāmahaṃ, bhikkhave, dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe, sugate duggate yathākammūpage satte pajānāmī’’ti ! Attheva suttantoti?.

Đức Thế Tôn dạy như thật rằng:

Này các Tỳ-khưu, với thiên nhãn trong sạch vượt qua loài người, Ta thấy sự sống, chết của chúng sinh. Ta biết rõ ràng, chúng sinh thấp kém (hay) cao sang, xinh đẹp (hay), xấu xí, hạnh phúc (hay) đau khổ, là do nghiệp (kamma)([26]) của chúng sinh ấy”.

Ý nghĩa này có trong Kinh điển, phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Tena hi puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti.

Như vậy, “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

 

Giải.

(P) viện dẫn Phật ngôn để bảo vệ quan điểm “người là chân thể thường hằng bất biến”.

“Chúng sinh (satta)” (sa+atta), là “gom lại (chúng)” rồi “sinh lên”.

Gọi là “chúng sinh” là chỉ cho những pháp có mạng quyền, là những kẻ còn dính mắc trong luân hồi.

“Chúng sinh”có ba loại: Chúng sinh vô tưởng, chúng sinh hữu tưởng và chúng sinh phi tưởng phi phi tưởng.

Hay: Chúng sinh nhất uẩn (ekakkhandha), chúng sinh tứ uẩn (catutthakkhandha) và chúng sinh ngũ uẩn (paccakkhandha).

Danh từ chúng sinh là gọi chung cho: chúng sinh trong địa ngục, chúng ma đói (peta), chúng A-tu-la (Asura), thú, người, chư thiên, Phạm thiên cõi Sắc, Phạm thiên Vô sắc.

Chúng sinh nhất uẩn là chỉ cho “người Vô tưởng”.

Chúng sinh tứ uẩn là chỉ cho “người cõi Vô sắc”.

Chúng sinh ngũ uẩn là chỉ cho : “người trong địa ngục, ma đói (peta), A-tu-la (Asura), thú, người, chư thiên, Phạm thiên cõi Sắc (trừ Phạm thiên Vô tưởng).

Như vậy người chỉ là một trong những thành phần của chúng sinh ngũ uẩn.

Ở đây, (P) đồng hóa tất cả là “người”, đó là sai lầm của (P).

122. Chánh kinh.

(T). Vuttaṃ bhagavatā – ‘‘passāmahaṃ, bhikkhave, dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe, sugate duggate yathākammūpage satte pajānāmī’’ti Đức Thế Tôn có dạy:

Này các Tỳ-khưu, với thiên nhãn trong sạch vượt qua loài người, Ta thấy sự sống, chết của chúng sinh. Ta biết rõ ràng, chúng sinh thấp kém, cao sang, xinh đẹp, xấu xí, may mắn, bất hạnh, là do nghiệp của chúng sinh ấy”.

katvā teneva kāraṇena puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

do vậy, nói rằng “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Bhagavā dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena rūpaṃ passati puggalaṃ passatīti?

Đức Thế Tôn có thiên nhãn trong sạch, vượt qua loài người, Ngài thấy sắc (hay) thấy người?

(P). Rūpaṃ passati. Ngài thấy sắc.

(T). Rūpaṃ puggalo, rūpaṃ cavati, rūpaṃ upapajjati, rūpaṃ yathākammūpaganti?

Sắc là người, sắc chết đi, sắc sinh lên, sắc do nghiệp tạo, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế?

(T). Bhagavā dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena rūpaṃ passati puggalaṃ passatīti?

Đức Thế Tôn có thiên nhãn trong sạch, vượt qua loài người, Ngài thấy sắc (hay) thấy người?

(P). Puggalaṃ passati. Ngài thấy người.

(T). Puggalo rūpaṃ rūpāyatanaṃ rūpadhātu nīlaṃ pītakaṃ lohitakaṃ odātaṃ cakkhuviññeyyaṃ cakkhusmiṃ paṭihaññati, cakkhussa āpāthaṃ āgacchatīti?

Người là sắc, sắc xứ, sắc giới, xanh, vàng, đỏ, trắng, là vật được biết do mắt, đưa đến mắt, theo đường đi đến mắt, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế.

(T). Bhagavā dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena rūpaṃ passati puggalaṃ passatīti?

Đức Thế Tôn có thiên nhãn trong sạch, vượt qua loài người, Ngài thấy sắc (hay) thấy người?

(P). Ubho passati. Ngài thấy cả hai.

(T). Ubho rūpaṃ rūpāyatanaṃ rūpadhātu, ubho nīlā, ubho pītakā, ubho lohitakā, ubho odātā, ubho cakkhuviññeyyā, ubho cakkhusmiṃ paṭihaññanti, ubho cakkhussa āpāthaṃ āgacchanti, ubho cavanti, ubho upapajjanti, ubho yathākammūpagāti?

Cả hai là sắc, là sắc xứ, là sắc giới, cả hai xanh, cả hai vàng, cả hai đỏ, cả hai trắng, cả hai được biết do mắt, cả hai đưa đến mắt, cả hai theo đường đi đến mắt, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế.

 

Giải.

Vị có Thiên nhãn thông do nương thần kinh nhãn (cakkhupasāda), thấy tất cả các sắc: Sắc bên trong, sắc bên ngoài, sắc xa, sắc gần, sắc vi tế, sắc thô kệch, sắc tốt đẹp. sắc xấu, sắc quá khứ, sắc hiện tại, sắc tương lai.

Ngoài sắc có mạng quyền, vị có Thiên nhãn còn có thể thấy sắc pháp vô mạng quyền như mặt trời, mặt trăng, tinh tú, hồ sâu, núi cao bị che khuất …

Do nương thần kinh nhãn thì vị có Thiên nhãn chỉ thấy sắc.

Do vậy, (T) hỏi: “Đức Thế Tôn với thiên nhãn vượt hơn loài người, Ngài thấy sắc (hay) thấy người”.

(P) đáp “Ngài thấy sắc”.

(T) hỏi “ (như vậy) “sắc là người”, nghĩa là “theo quan điểm của Ngài (chỉ cho P): “Đức Thế Tôn thấy người, thấy sự sống chết … của người là do nghiệp của “người” ấy”.

(T) nương theo Phật ngôn trên, cật vấn (P) “sắc là người, sắc hoại đi, sắc sinh lên, sắc sinh do nghiệp, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như thế (P) chấp nhận “người là vô thường, người thay đổi do nghiệp của người ấy”. Đồng thời sắc vô mạng quyền không phải là “người”.

Lại nữa, sắc già cỗi, sắc hư hoại … không phải do nghiệp của sắc, đó là do định luật pháp (dhammaniyāma).

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì rõ ràng sắc thay đổi, sắc già cỗi, sắc hư hoại, sắc hoại diệt.

Do vậy (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

(T) lập lại vấn đề trên và hỏi “Đức Thế Tôn, Ngài thấy sắc hay Ngài thấy người”? để xác định lập trường của (P).

Lần này (P) chọn phương án 2, đáp “Đức Thế Tôn thấy người” để bảo vệ quan điểm của mình.

(T) cật vấn: “(Như vậy) người là sắc”, vì vị có thiên nhãn nương vào thần kinh nhãn thấy sắc, thấy người là thấy sắc.

(T) lại cật vấn “người là sắc xứ, người là sắc giới … phải không?”.

(P) không thể trả lời “phải rồi”, vì người không phải là sắc xứ hay sắc giới (chỉ cho sắc cảnh sắc – rūpārammaṇa).

Lại nữa, sắc xứ, sắc giới, sắc xanh, sắc vàng …” đều là vô thường, như vậy “người là vô thường”.

(P) không thể đáp “không phải”, vì (P) đã trưng dẫn Phật Ngôn: “Đức Thế Tôn với thiên nhãn vượt khỏi loài người …” để bảo vệ luận điểm của mình; và dĩ nhiên Đức Thế Tôn với thiên nhãn, Ngài thấy sắc (chỉ cho sắc cảnh sắc).

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

(T) lại lập lại vấn đề trên lần nữa, hỏi “Đức Thế Tôn Ngài thấy sắc (hay) thấy người?”, để xác định lập trường của (P).

Lần này (P) chọn phương án 3 là “Ngài thấy cả hai”.

(T) lại cất vấn như trên và (P) buộc phải đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

 

Luận cứ 13. Cật vấn người làm (purisakārānuyogo).

123. Chánh kinh.

(P). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti?

Nghiệp tốt xấu, được nhận thấy phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā upalabbhatīti?

Nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm được nhận thấy, phải không?.

(T). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

Bản Sớ giải giải thích.

Kattāti tesaṃ kammānaṃ kārako:

“Do người làm là chỉ cho người thực hiện việc nào đó.

Kāretāti āṇattidesanādīhi upāyehi kārāpako:

Do bảo làm là ra lịnh hay sai bảo người khác làm.

Vì sao (P) nêu ra hai mệnh đề: “do người làm”“do bảo làm”?.

Sự thực hiện việc gì đó, có hai cách: “Tự mình làm” hay “bảo kẻ khác làm”, như vua Trời Sakka tự mình xây dựng tòa lâu đài bảy báu cho người hữu phước cũng có, bảo Thiên thần kiến trúc Vissakamma xây dựng cũng có.

Do bảo làm. Theo quan điểm của (P), “người” là chủ của năm uẩn, chính “người” điều khiển năm uẩn theo ý của mình, như tôi đi, tôi đứng, tôi nằm, tôi ngồi, tôi nhớ lại, tôi quên, tôi vui, tôi buồn, tôi biết …

“Do bảo làm”ngưòi điều khiển các pháp còn lại.

Như người chủ điều hành các tùy tùng của mình, có quyền xử dụng những vật sở hữu của mình. Cũng vậy, người điều sử các pháp của mình, như “tôi muốn đi thì đi”, “tôi muốn nhớ thì nhớ lại”…

Nghĩa là (P) cho rằng “ người làm” và “người bảo làm”, chính là một. “Người muốn làm” là ta, “người làm” cũng là ta.

Theo thực tính pháp (sabhāvadhamma) không có người hành động (kamma), chỉ có sự cố ý (cetanā) hành động.

Theo thực tính pháp, không có “người bảo làm”, đó cũng là do sự cố ý (cetanā) điều sử. Như Đức Phật có dạy:

Cetanāhaṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi:

“Này các Tỳ-khưu, Ta tuyên bố “sự cố ý” là nghiệp”([27]).

(P) hỏi “nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm được nhận thấy phải không?”

(T) không thể đáp “phải rồi”, vì sai với thực tính pháp, đồng thời không hẳn chỉ “người làm”, những con vật, hạng phi nhân cũng làm được.

(T) cũng không thể đáp “không phải”, vì có Phật ngôn: “Atthi puggalo attāhitāya paṭipanno: Có người thực hành vì tự lợi”.

Nghĩa là: “Theo định danh thì có người hành động tốt, có người hành động xấu, như Phật ngôn:

“Asevanā ca bālānaṃ paṇḍitānañca sevanā… Không thân cận kẻ ngu và thân cận bậc hiền trí …”([28]).

Đồng thời theo định danh (paññattti) thỉ rõ ràng “có người làm”.

Do vậy, (T) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

124. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā upalabbhatīti?.

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tassa kattā kāretā upalabbhatīti?

Người làm, bảo làm đó, được nhận thấy phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

“Nghiệp tốt, xấu do người làm”, chính người đó nhận thấy cũng có, người khác nhận thấy cũng có, người khác không nhận thấy cũng có.

Tương tự như thế với “người bảo làm”.

Mặt khác, người đang làmngười đã làm lại khác nhau, như người Sơ đạo (bậc đang cắt đứt ba sợi dây trói buộc là thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ) và người Sơ quả (bậc đã cắt đứt xong ba sợi dây trói buộc). Hai bậc này là hai người khác nhau, như người đang thi và người thi đậu.

Cũng vậy, người bảo làmngười làm khác nhau; hay “đang bảo làm” và “đã bảo làm”, là hai người khác nhau.

(T) dựa vào Phật ngôn: Sabbe dhammā anattāti … Các pháp là vô ngã …”([29]), nêu ra câu hỏi “chính người làm, bảo làm đó được nhận thấy, phải không?”, ngầm ý của (T) là bác bỏ “người có chủ quyền”.

(P) không thể đáp “phải rồi”. vì sẽ bị vặn hỏi rằng: “Nếu người đó sinh trở lại, thành cha hay mẹ là do người đó làm” phải không?.

Hay do bảo làm thì “người đó” sẽ trở thành cha hay mẹ, phải không?.

Trước tiên điều này không thể xảy ra, đồng thời nếu “người cha hay mẹ “do bảo làm” được thành tựu thì “người là cha, hay là mẹ” được tạo ra”; thế thì “người là vô thường” .

Hoặc “người bảo làm”, ra lịnh cho trẻ thơ “hãy trở thành cha, mẹ”, điều này không thành hiện thực được.

Là cha hay mẹ là do duyên nghiệp dẫn dắt, không phải do ý muốn, không phải do ra lịnhmà có được.

Hoặc giả, người đó tái sinh trở lại, trở thành thân hữu, trở thành kẻ thù hay trở thành vị thầy trở thành đệ tử … đó không phải là do người đó làm, hay do người đó bảo làm.

Lại nữa, “người” do cha mẹ sinh ra, được thân quyến gìn giử, được thầy dạy dỗ … Như vậy “người” được tạo ra, và “người” từ chỗ không có kiến thức về những môn học, những ngành nghề, được phát triển trở thành người có kiến thức, thông thạo các nghiệp nghệ … Như vậy “người” đã thay đổi

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì như thế là tự phá hủy quan điểm “người là chân thể thường hằng bất biến”, cùng với “người là chủ tể” của mình.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

125. Chánh kinh.

(T). Tassa kattā kāretā upalabbhatīti?.

Người làm, bảo làm đó, được nhận thấy, phải không?

(P) . Āmantā. Phải rồi.

(T). Tassa tasseva natthi dukkhassa antakiriyā, natthi vaṭṭupacchedo, natthi anupādāparinibbānanti?.

Như vậy, điều đó không có khổ cùng tột, không có sự cắt đứt, không có “không dính mắc, viên tịch”, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Bản Sớ giải giải thích.

Tassa tassevāti yadi kammānaṃ kārakassa kattā tassāpi kattā tassāpi kattā attheva.

Như vậy, điều đó” là người tạo nghiệp, cùng với chính việc làm đó, ý nghĩa là như vậy.

Người trước trước đó, mệnh chung tái sinh thành người sau sau, người sau sau phải nhận lấy kết quả của nghiệp (kamma) mà người trước trước đó đã làm.

Như Đức Thế Tôn có dạy:

Kammassakā, māṇava, sattā kammadāyādā kammayonī kammabandhū kammappaṭisaraṇā.

“Này thanh niên, do có nghiệp, nghiệp là chủ chúng sinh, chúng sinh là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai bào, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa”([30]).

Lại nữa, có bốn cách tạo nghiệp:

– Tự mình làm.

– Bảo người khác làm.

– Hoan hỷ với việc làm ấy.

– Tán thán việc làm ấy.

Ngườibảo làm” vẫn nhận hậu quả của nghiệp đó.

(T) lập lại câu hỏi để xác định lập trường của (P) và (P) đáp “phải rồi”, vì (P) cho rằng “người làm” và “người bảo làm” chỉ là một.

(T) bác bỏ quan điểm “người có chủ quyền” của (P), vặn hỏi rằng:

Người đó, việc làm đó, không có khổ cùng tột, không có sự cắt đứt, không có “không dính mắc, viên tịch”, phải không?”.

Nếu “người có quyền”, người bảo “đừng có khổ, đừng có dính mắc, hãy viên tịch…” thì điều này trở thành hiện thực, nhưng điều này không xảy ra.

Hay “người” không thể cắt đứt những trói buộc, vì “người bất biến”, nếu cắt đứt những trói buộc “người” trở thành người khác (añño puggalo).

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như thế “quả của nghiệp”, “quả của nghiệp bảo làm”, không có. Và (P) rơi vào tà kiến là “vô quả kiến (natthiphaladiṭṭhi)”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì như thế tự phá hủy quan điểm “người là chân thể thường hằng bất biến”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

126. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā upalabbhatīti?.

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Puggalo upalabbhatīti, puggalassa kattā kāretā upalabbhatīti?.

Người được nhận thấy, người do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Theo quan điểm của (P) “người tồn tại”, nhưng rõ ràng người làm, bảo làm là vô thường, vì có những thời điểm “người không làm”, “không bảo làm”, như khi đang ngủ …

Lại nữa,“người làm” hay “bảo làm” có khi được nhận thấy, có khi không được nhận thấy, ngay cả chính người làm cũng có khi không nhận thấy “mình làm”, như trường hợp “mộng du” hay “vô ý” chẳng hạn.

Lại nữa, “người do người làm”, “do bảo làm” nghĩa là “người được tạo ra”, như vậy “người do nhân do duyên mới hiện khởi”, thế thì “người là vô thường”.

Vì thế (P) không thể đáp “phải rồi”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì tự phá hủy quan điểm “người được nhận thấy”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

127. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā upalabbhatīti?.

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nibbānaṃ upalabbhatīti, nibbānassa kattā kāretā upalabbhatīti?.

Níp-bàn được nhận thấy, Níp-bàn do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

(T) xoáy thẳng vào “được nhận thấy”, rồi nêu ra những mệnh đề khác nhau để so sánh với “nghiệp tốt, xấu được nhận thấy”.

Nghĩa là: Những gì “được nhận thấy”, ngoại trừ Níp-Bàn không do nhân, do duyên tạo ra, còn tất cả pháp hữu vi đều do nhân do duyên hình thành.

Người được nhận thấy”, nhưng “người” không phải là Níp-bàn.

Níp-bàn được nhận thấy, nhưng Níp-bàn không do tạo ra, không do sai bảo mà có được.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì đi ngược với chân pháp, cũng không thể đáp “không phải”, vì sẽ tự mâu thuẩn với quan điểm của mình.

Nên (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

128. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā upalabbhatīti?

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; hành động tốt, xấu do người làm, do bảo làm, được nhận thấy, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Mahāpathavī upalabbhatīti, mahāpathaviyā kattā kāretā upalabbhatīti?.

“Đất lớn”([31]) được nhận thấy; đất lớn do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Trước tiên (T) nêu ra Níp-bàn là pháp vô vi, kế đến (T) nêu ra những pháp hữu vi để so sánh.

Tuy “đất lớn” là pháp hữu vi, do nhân do duyên hình thành, nhưng ai là tạo ra “đất lớn”? Ai sai bảo làm ra “đất lớn”?.

(P) kịp nhận ra sẽ rơi vào thuyết “Sáng tạo chủ” của Bà-la-môn giáo khi đáp “phải rồi”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì rơi vào “vô nhân kiến (nahetudiṭṭhi)”, khi cho rằng “đất lớn” tự hiện khởi”.

Do bậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

129. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā upalabbhatīti?.

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm, được nhận thấy, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Mahāsamuddo upalabbhatīti, mahāsamuddassa kattā kāretā upalabbhatīti?.

Đại dương được nhận thấy; đại dương do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

130. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā upalabbhatīti?.

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; Nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T), Sinerupabbatarājā upalabbhatīti, sinerussa pabbatarājassa kattā kāretā upalabbhatīti?.

Vua núi Sineru (Tu-Di) được nhận thấy; vua núi Sineru do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

131. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā upalabbhatīti?

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Āpo upalabbhatīti, āpassa kattā kāretā upalabbhatīti?.

Nước được nhận thấy; nước do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

132. Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā upalabbhatīti?

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tejo upalabbhatīti, tejassa kattā kāretā upalabbhatīti?

Nhiệt lượng([32]) được nhận thấy; nhiệt lượng do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

133. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā upalabbhatīti?

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Vāyo upalabbhatīti, vāyassa kattā kāretā upalabbhatīti?.

Gió được nhận thấy; gió do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

134. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā upalabbhatīti?.

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tiṇakaṭṭhavanappatayo upalabbhantīti, tiṇakaṭṭhavanappatīnaṃ kattā kāretā upalabbhatīti?.

Cỏ, cây, rừng, bụi cây, được nhận thấy; cỏ, cây, rừng, bụi cây do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

135. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā upalabbhatīti?.

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aññāni kalyāṇapāpakāni kammāni añño kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretāti?.

Nghiệp tốt, xấu là khác; nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm là khác, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe ….

 

Giải.

Theo quan điểm của (P), “người làm” hay “người bảo làm” là một, vì “người bảo làm” cũng nhận hậu quả như người làm, có khi còn nặng hơn (nếu là nghiệp xấu) hoặc tốt hơn (nếu là nghiệp tốt).

“Người làm” hay “người bảo làm” là duyên để “nghiệp tốt, xấu” hiện bày.

Do vậy (T) hỏi: “Nghiệp tốt, xấu là khác”, “nghiệp tốt xấu do người làm, do bảo làm, là khác”, phải không?.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như thế thì “người làm” hay “người bảo làm” chẳng có liên quan gì đến nghiệp tốt, xấu; nhưng chính “người làm” hay “người bảo làm” đều nhận lấy kết quả từ nghiệp tốt, nghiệp xấu”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì “người làm”, “người bảo làm” chỉ là duyên cho “nghiệp tốt, xấu”.

Như nước là duyên cho sự nảy mầm của hạt giống, mầm hạt giống là khác, nước là khác.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

136. Chánh kinh.

(P). Kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipāko upalabbhatīti?.

Quả dị thục ([33])nghiệp tốt, xấu, được nhận thấy phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipākapaṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người nhận quả dị thục nghiệp tốt, xấu, được nhận thấy phải không?

(T). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Quả nghiệp khi chín muồi thì hiện bày rõ ràng, nên quả dị thục được nhận thấy là điều hiển nhiên, do vậy (T) đáp “phải rồi”.

“Người tạo nghiệp”. Có khi nhận quả dị thục, như trường hợp vua Suppabuddha (Thiện Giác) ngăn chận không cho Đức Thế Tôn đi khất thực, sau 7 ngày bị đất rút tại chân cầu thang thứ 7; hay Tôn giả Devadatta mệnh chung tái sinh vào địa ngục Avīci (A-tỳ).

Có khi không nhận quả dị thục, như trường hợp Ngài Aṅgulimāla giết 999 người, nhưng quả nghiệp đưa xuống khổ cảnh không hình thành với Ngài Aṅgulimāla.

(P) hỏi “người nhận quả dị thục nghiệp tốt, xấu, được nhận thấy, phải không?”.

Hàm ý của (P) muốn (T) xác nhận có “người”nhận quả nghiệp và như vậy (T) đồng ý “người làm, người nhận”, thế là “người bất biến”.

Ở đây, “có người nhận quả dị thục không?”. Không có, chỉ có tâm sở thọ (vedanācetasika) nhận lãnh quả dị thục.

(T) không thể đáp “phải rồi”, vì sai với thực tính pháp.

(T) cũng không thể đáp “không phải”, vì theo định danh, rõ ràng “có người nhận lãnh quả nghiệp tốt, nghiệp xấu”.

Do vậy (T) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

137. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipāko upalabbhatīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipākapaṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Quả dị thục nghiệp tốt, xấu, được nhận thấy, người nhận quả dị thục nghiệp tốt, xấu được nhận thấy phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người nhận quả đó được nhận thấy, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Khi (T) hỏi: “Quả dị thục nghiệp tốt, nghiệp xấu được nhận thấy; người nhận quả dị thục nghiệp tốt, nghiệp xấu được nhận thấy phải không?”.

Theo quan điểm của (P), “người là chân thể thường hằng bất biến”, nên (P) đáp “phải rồi”.

Quả dị thục của nghiệp có khi thành tựu, có khi không thành tựu. Như bậc Dự Lưu thì tất cả những nghiệp có khuynh hướng dẫn xuống bốn khổ cảnh đều không thành tựu … Với Bậc Bất lai tất cả những nghiệp dẫn tái sinh về Dục giới không thành tựu.

Có bốn điều khiến hạt giống không cho quả được là:

– Do hạt giống bị hư hoại bên trong.

– Do nắng quá khiến hạt giống không thể nẩy mầm hay mầm bị hư hoại.

– Do mưa nhiều quá khiến hạt giống không nảy mầm hay mầm bị hư hoại.

– Do côn trùng phá hoại.

Cũng vậy, nghiệp không cho quả do không có điều kiện cho quả, hoặc bị nghiệp khác diệt đi.

Khi (T) hỏi “người nhận quả đó, được nhận thấy, phải không?”.

(P) nhận ra sai lầm nếu đáp “phải rồi”, vì như thế chấp nhận “người chính là tâm sở thọ” hoặc “người không còn là bất biến”, như “người trước không khổ, khi nhận quả thì khổ hay người trước không vui, sau vui vì hưởng quả lành”…, hay sẽ bị vấn nạn “có những nghiệp không có điều kiện cho quả” thì như thế nào?.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì sẽ rơi vào “vô quả kiến”.

Do vậy (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

138. Chánh kinh.

(T). Tassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người nhận quả đó, được nhận thấy phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T) Tassa tasseva natthi dukkhassa antakiriyā, natthi vaṭṭupacchedo, natthi anupādāparinibbānanti?

Như vậy, điều đó không có chấm dứt khổ, không có cắt đứt luân hồi, không có giải thoát viên tịch, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Bản Sớ giải giải thích.

Tassa paṭisaṃvedīti tassa vipākapaṭisaṃvedakassa paṭisaṃvedī. yasmā pana paṭisaṃveditabbo nāma vipāko, na ca puggalo vipāko.

Người nhận quả đó” là “quả ấy sẽ hướng đến người nhận, người nhận quả đó sẽ hình thành”, lại nữa gọi quả nghiệp khác với người nhận quả dị thục.

Đức Thế Tôn có dạy:

*Nghiệp đen cho quả đen.

*Nghiệp trắng cho quả trắng.

*Nghiệp đen trắng cho quả đen trắng.

*Nghiệp không đen không trắng cho quả không đen không trắng.

Nghiệp không đen không trắng là Bát chánh đạo, là nghiệp diệt nghiệp([34]).

(T) lập lại câu hỏi để xác nhận lập trường của (P).

(P) đáp “phải rồi” vì (P) cho rằng “người” cảm nhận được quả nghiệp, như người mẹ hôn con cảm nhận được sự vui thích của người con hay người tạo ác nghiệp cảm thấy bức rứt, khó chịu; người tạo việc lành cảm thấy tâm hân hoan vui thích …

(T) đặt vấn đề: Nếu người đó nhận quả, thì không có chấm dứt khổ, không có chấm dứt luân hồi và viên tịch”, phải không?

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như thế “người” không thể chấm dứt khổ, vẫn phải mãi mãi luân hồi.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì rõ ràng có “nghiệp không đen không trắng là Bát chánh đạo; nghiệp này đưa đến chấm dứt luân hồi, là nghiệp diệt nghiệp”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

139. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipāko upalabbhatīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipākapaṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Quả dị thục nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; người nhận quả dị thục nghiệp tốt, xấu được nhận thấy, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Puggalo upalabbhatīti, puggalassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người được nhận thấy, người nhận quả người được nhận thấy, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

(T) lập lại câu hỏi “quả dị thục nghiệp tốt, xấu được nhận thấy, người nhận quả dị thục nghiệp tốt, xấu được nhận thấy, phải không?” để xác định lập trường của (P).

Và (P) buộc phải đáp “phải rồi” để bảo vệ quan điểm của mình.

(T) lại đặt vấn đề: “Người được nhận thấy, người nhận quả người được nhận thấy, phải không”?.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì nhận lãnh quả nghiệp là tâm sở thọ, không phải là “người”. Đồng thời “người nhận quả người” là có hai người: Người nhận và người bị nhận.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì tự phá hủy quan điểm của mình.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

140. Chánh kinh.

(T).Kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipāko upalabbhatīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipākapaṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Quả dị thục nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; người nhận quả dị thục nghiệp tốt, xấu được nhận thấy, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nibbānaṃ upalabbhatīti, nibbānassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Níp-bàn được nhận thấy, người nhận Níp-bàn được nhận thấy, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Thật ra không có người đắc Níp-Bàn, nhận biết Níp-bàn là tâm Đạo hay tâm quả Siêu Thế. Nhưng cả tâm Đạo lẫn tâm Quả Siêu thế đều là pháp hữu vi, nên cả hai loại tâm này đều vô thường.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì không có người nhận Níp-bàn.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì tự phá hủy quan điểm của mình.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

141. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipāko upalabbhatīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipākapaṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Quả dị thục nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; người nhận quả dị thục nghiệp tốt, xấu được nhận thấy, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Mahāpathavī upalabbhatīti …pe… mahāsamuddo upalabbhatīti … sinerupabbatarājā upalabbhatīti … āpo upalabbhatīti … tejo upalabbhatīti … vāyo upalabbhatīti …pe… tiṇakaṭṭhavanappatayo upalabbhantīti, tiṇakaṭṭhavanappatīnaṃ paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Đất lớn được nhận thấy … biển lớn được nhận thấy … vua núi Sineru (Tu-Di) được nhận thấy … nước được nhận thấy … gió được nhận thấy … nhiệt được nhận thấy … cỏ, cây, rừng, bụi cây, được nhận thấy; người nhận cỏ, cây, rừng, bụi cây, được nhận thấy phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

142. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipāko upalabbhatīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipākapaṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Quả dị thục nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; người nhận quả dị thục nghiệp tốt, xấu được nhận thấy, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Añño kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipāko, añño kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipākapaṭisaṃvedīti?.

Quả dị thục nghiệp tốt, xấu là khác; người nhận quả dị thục nghiệp tốt, xấu là khác, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Bản Sớ giải, giải thích.

Añño kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipākapaṭisaṃvedīti pañho ‘‘vedanavantaṃ vā attāna’’ntiādidiṭṭhibhayā.

Người nhận quả dị thục nghiệp tốt, xấu là khác” là hỏi rằng “người hoặc ta sẽ nhận lãnh quả nghiệp ”; đó là kiến hữu (là nắm giữ cái ).

(P) không thể đáp phải rồi, vì sẽ rơi vào kiến hữu.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì hiển nhiên quả dị thục là khác, người nhận quả dị thục là khác.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

143. Chánh kinh.

(P). Dibbaṃ sukhaṃ upalabbhatīti?.

Thiên lạc được nhận thấy, phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Dibbassa sukhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người hưởng thiên lạc ấy được nhận thấy, phải không?.

(T). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Thiên lạc vốn có cho người tạo thiện nghiệp, mệnh chung được tái sinh về cõi chư thiên. Do vậy, (T) đáp “phải rồi”.

(P) hỏi “người hưởng thiên lạc ấy được nhận thấy, phải không?”.

Theo thực tính pháp “không có người hưởng thiên lạc, đó là tâm sở thọ”; nhưng theo định danh (paññatti) thì đó là chư thiên hay người (như vua Mandhāta, nhạc sĩ Guttila …).

(T) không thể đáp “phải rồi”, vì trái với thực tính pháp; đồng thời rơi vào kiến hữu.

(T) cũng không thể đáp “không phải”, vì sự thật có người hành thiện, mệnh chung sinh về cõi trời hưởng thiên lạc.

Do vậy, (T) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

144. Chánh kinh.

(T). Dibbaṃ sukhaṃ upalabbhatīti, dibbassa sukhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Thiên lạc được nhận thấy; người hưởng thiên lạc ấy được nhận thấy, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người nhận lãnh quả đó, được nhận thấy phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Theo quan điểm của (P) “người là chân thể thường hằng bất biến”, nếu “người” thực hành thiện nghiệp, người ấy sẽ nhận lãnh thiên lạc.

(T) hỏi “thiên lạc được nhận thấy; người hưởng thiên lạc ấy được nhận thấy, phải không?”. (P) đáp “phải rồi”.

Như trường hợp cận sự nam Nandiya khi còn là người, có Thiên cung dành sẵn trên cõi Tāvatiṃsa (Ba mươi ba) cho vị ấy([35]).

(T) hỏi “người nhận lãnh quả đó, được nhận thấy phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì người hành thiện là nhân loại có dung sắc, vóc dáng khác; người hưởng thiên lạc có thân sắc, vóc dáng khác.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì tự phá hủy quan điểm của mình.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

145. Chánh kinh.

(T). Tassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người nhận lãnh quả đó, được nhận thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

Tassa tasseva natthi dukkhassa antakiriyā, natthi vaṭṭupacchedo, natthi anupādāparinibbānanti?.

Như vậy, điều đó không có chấm dứt khổ, không có cắt đứt luân hồi, không có giải thoát viên tịch, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

146. Chánh kinh.

(T). Dibbaṃ sukhaṃ upalabbhatīti, dibbassa sukhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Thiên lạc được nhận thấy; người hưởng thiên lạc ấy được nhận thấy, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Puggalo upalabbhatīti, puggalassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti? .

Người được nhận thấy, người nhận quả người được nhận thấy, phải không”?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

147. Chánh kinh.

(T). Dibbaṃ sukhaṃ upalabbhatīti, dibbassa sukhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?

Thiên lạc được nhận thấy; người hưởng thiên lạc ấy được nhận thấy, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nibbānaṃ upalabbhatīti, nibbānassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Níp-bàn được nhận thấy, người nhận Níp-bàn được nhận thấy, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

148. Chánh kinh.

(T). Dibbaṃ sukhaṃ upalabbhatīti, dibbassa sukhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?

Thiên lạc được nhận thấy; người hưởng thiên lạc ấy được nhận thấy, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Mahāpathavī upalabbhatīti… mahāsamuddo upalabbhatīti… sinerupabbatarājā upalabbhatīti… āpo upalabbhatīti… tejo upalabbhatīti… vāyo upalabbhatīti…pe… tiṇakaṭṭhavanappatayo upalabbhantīti, tiṇakaṭṭhavanappatīnaṃ paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Đất lớn được nhận thấy … biển lớn được nhận thấy … vua núi Sineru (Tu-Di) được nhận thấy … nước được nhận thấy … gió được nhận thấy … nhiệt được nhận thấy … cỏ, cây, rừng, bụi cây, được nhận thấy; người nhận cỏ, cây, rừng, bụi cây được nhận thấy, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

149. Chánh kinh.

(T). Dibbaṃ sukhaṃ upalabbhatīti, dibbassa sukhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?

Thiên lạc được nhận thấy; người hưởng thiên lạc ấy được nhận thấy, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aññaṃ dibbaṃ sukhaṃ, añño dibbassa sukhassa paṭisaṃvedīti?.

Thiên lạc là khác, người hưởng thiên lạc ấy là khác, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

150. Chánh kinh.

(P). Mānusakaṃ sukhaṃ upalabbhatīti?.

Nhân lạc được nhận thấy. phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Mānusakassa sukhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Ngườn hưởng nhân lạc ấy, được nhận thấy phải không?.

(T). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

Nhân lạc vốn có và hiện bày rõ ràng, nên (T) đáp khẳng định” phải rồi”.

(P) hỏi “ người hưởng nhân lạc ấy, được nhận thấy phải không”?.

Như sự an lạc của Đức vua được nhận thấy, theo định danh là “người hưởng nhân lạc”, nhưng theo thực tính pháp là tâm sở thọ.

Do vậy, (T) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

151. Chánh kinh.

(T). Mānusakaṃ sukhaṃ upalabbhatīti, mānusakassa sukhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Nhân lạc được nhận thấy, người hưởng nhân lạc ấy được nhận thấy, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?

Người nhận lãnh đó, được nhận thấy phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

Người hành thiện nhận được an lạc cõi người, được Đức Thế Tôn chấp nhận.

Người hành thiện chắc chắn nhận được an lạc cõi người, Đức Thế Tôn không chấp nhận([36]).

(T) lập lại câu hỏi “nhân lạc được nhận thấy, người hưởng nhân lạc ấy được nhận thấy, phải không?”. Là (T) muốn xác định lập trưởng của (P).

(P) buộc phải đáp “phải rồi” để giữ vững quan điểm của mình”.

(T) hỏi “người nhận lãnh quả đó được nhận thấy, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi” vì sẽ rơi vào kiến hữu.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì có khi “người nhận quả”; có khi “không nhận quả”.

Do vậy (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

152. Chánh kinh.

(T). Tassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người nhận lãnh quả đó được nhận thấy, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tassa tasseva natthi dukkhassa antakiriyā, natthi vaṭṭupacchedo, natthi anupādāparinibbānanti?.

Như vậy, điều đó không có chấm dứt khổ, không có cắt đứt luân hồi, không có giải thoát viên tịch, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

(T) lập lại câu hỏi “người nhận lãnh quả đó được nhận thấy, phải không?”.

(P) buộc phải đáp “phải rồi” để giữ vững quan điểm của mình.

(T) hỏi “như vậy, điều đó không có chấm dứt khổ, không có cắt đứt luân hồi, không có giải thoát viên tịch, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như thế “người là chân thể thường hằng bất biến” mãi mãi trôi lăn trong luân hồi.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì rõ ràng điều này (nghiệp đó, quả đó) không thể chấm dứt sinh tử luân hồi.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

153. Chánh kinh.

(T). Mānusakaṃ sukhaṃ upalabbhatīti, mānusakassa sukhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

“Nhân lạc được nhận thấy, người hưởng nhận lạc ấy được nhận thấy, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Puggalo upalabbhatīti, puggalassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người được nhận thấy, người nhận quả người được nhận thấy, phải không”?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

154. Chánh kinh.

(T). Mānusakaṃ sukhaṃ upalabbhatīti, mānusakassa sukhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

“Nhân lạc được nhận thấy, người hưởng nhận lạc ấy được nhận thấy, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nibbānaṃ upalabbhatīti, nibbānassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Níp-bàn được nhận thấy, người nhận Níp-bàn được nhận thấy, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

155. Chánh kinh.

(T). Mānusakaṃ sukhaṃ upalabbhatīti, mānusakassa sukhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Nhân lạc được nhận thấy, người hưởng nhân lạc ấy được nhận thấy, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Mahāpathavī upalabbhatīti…pe… mahāsamuddo upalabbhatīti… sinerupabbatarājā upalabbhatīti … āpo upalabbhatīti … tejo upalabbhatīti … vāyo upalabbhatīti … tiṇakaṭṭhavanappatayo upalabbhantīti, tiṇakaṭṭhavanappatīnaṃ paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Đất lớn được nhận thấy … biển lớn được nhận thấy … vua núi Sineru (Tu-Di) được nhận thấy … nước được nhận thấy … gió được nhận thấy … nhiệt được nhận thấy … cỏ, cây, rừng, bụi cây, được nhận thấy; người nhận cỏ, cây, rừng, bụi cây được nhận thấy, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

156. Chánh kinh.

(T). Mānusakaṃ sukhaṃ upalabbhatīti, mānusakassa sukhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Nhân lạc được nhận thấy, người hưởng nhân lạc ấy được nhận thấy, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aññaṃ mānusakaṃ sukhaṃ añño mānusakassa sukhassa paṭisaṃvedīti?.

Nhân lạc là khác, người hưởng nhân lạc ấy là khác, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

157. Chánh kinh.

(P). Āpāyikaṃ dukkhaṃ upalabbhatīti?.

Khổ trong khổ cảnh được nhận thấy, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Āpāyikassa dukkhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người thọ khổ trong khổ cảnh ấy được nhận thấy, phải không?.

(T). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

Chúng sinh tạo ác- bất thiện nghiệp, mệnh chung tái sinh vào khổ cảnh. Điều này rõ ràng, nên (T) đáp “phải rồi”.

Theo thực tính pháp “thọ khổ trong khổ cảnh” là tâm sở thọ, không phải là người hay thú chi chi cả.

Khi (P) hỏi “ người thọ khổ trong khổ cảnh ấy được nhận thấy, phải không?”.

(T) không thể đáp “phải rồi”, vì không đúng với thực tính pháp, đồng thời chấp nhận quan điểm “người là chân thể thường hằng bất biến” của (P).

(T) cũng không thể đáp “không phải”, vì theo định danh “người tạo ác-bất thiện nghiệp, mệnh chung tái sinh vào khổ cảnh”.

Như Kinh Phân tích Đại nghiệp ghi nhận:

“Ở đây, này Ānanda, có người sát sinh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong dục lạc, nói dối, nói hai lưỡi, nói lời ác khẩum nói lời phù phiếm, có tham dục, có sân tâm, có tà kiến. Sau khi thân hoại mệnh chung, nó sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”([37]).

Do vậy, (T) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

158. Chánh kinh.

(T). Āpāyikaṃ dukkhaṃ upalabbhatīti, āpāyikassa dukkhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Khổ trong khổ cảnh được nhận thấy, người thọ khổ trong khổ cảnh ấy được nhận thấy, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người nhận lãnh quả đó, được nhận thấy phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

Thông thường, chúng sinh tạo ác-bất thiện nghiệp, mệnh chung tái sinh vào khổ cảnh, theo quan điểm của (P) “người là chân thể thường hằng bất biến”.

Do vậy khi (T) hỏi “khổ trong khổ cảnh được nhận thấy, người thọ khổ trong khổ cảnh ấy được nhận thấy, phải không?”; (P) đáp “phải rồi”.

(T) hỏi “người nhận lãnh quả đó, được nhận thấy phải không?”

(P) không thể trả lời “phải rồi”, vì sẽ rơi vào kiến hữu, đồng thời theo thực tính pháp chỉ có tâm sở thọ nhận quả nghiệp, không phải “người nhận quả nghiệp”.

(P) cũng không thể trả lời “không phải”, vì tự phá hủy quan điểm “người là chân thể thường hằng bất biến”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

159. Chánh kinh.

(T). Tassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người nhận lãnh quả đó, được nhận thấy phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tassa tasseva natthi dukkhassa antakiriyā, natthi vaṭṭupacchedo, natthi anupādāparinibbānanti?.

Như vậy, điều đó không có chấm dứt khổ, không có cắt đứt luân hồi, không có giải thoát viên tịch, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

160. Chánh kinh.

(T). Āpāyikaṃ dukkhaṃ upalabbhatīti, āpāyikassa dukkhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Khổ trong khổ cảnh được nhận thấy, người thọ khổ trong khổ cảnh ấy được nhận thấy, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Puggalo upalabbhatīti, puggalassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người được nhận thấy, người nhận quả người được nhận thấy, phải không”?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

161. Chánh kinh.

(T). Āpāyikaṃ dukkhaṃ upalabbhatīti, āpāyikassa dukkhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?

Khổ trong khổ cảnh được nhận thấy, người thọ khổ trong khổ cảnh ấy được nhận thấy, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nibbānaṃ upalabbhatīti, nibbānassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Níp-bàn được nhận thấy, người nhận Níp-bàn được nhận thấy, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

162. Chánh kinh.

(T). Āpāyikaṃ dukkhaṃ upalabbhatīti, āpāyikassa dukkhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Khổ trong khổ cảnh được nhận thấy, người thọ khổ trong khổ cảnh ấy được nhận thấy, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Mahāpathavī upalabbhatīti…pe… mahāsamuddo upalabbhatīti… sinerupabbatarājā upalabbhatīti … āpo upalabbhatīti … tejo upalabbhatīti … vāyo upalabbhatīti … tiṇakaṭṭhavanappatayo upalabbhantīti, tiṇakaṭṭhavanappatīnaṃ paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Đất lớn được nhận thấy … biển lớn được nhận thấy … vua núi Sineru (Tu-Di) được nhận thấy … nước được nhận thấy … gió được nhận thấy … nhiệt được nhận thấy … cỏ, cây, rừng, bụi cây, được nhận thấy; người nhận cỏ, cây, rừng, bụi cây ấy được nhận thấy, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

163. Chánh kinh.

(T). Āpāyikaṃ dukkhaṃ upalabbhatīti, āpāyikassa dukkhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Khổ trong khổ cảnh được nhận thấy, người thọ khổ trong khổ cảnh ấy được nhận thấy, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aññaṃ āpāyikaṃ dukkhaṃ, añño āpāyikassa dukkhassa paṭisaṃvedīti?.

Khổ trong khổ cảnh là khác, người thọ khổ trong khổ cảnh ấy là khác, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

164. Chánh kinh.

(T). Nerayikaṃ dukkhaṃ upalabbhatīti?.

Khổ trong địa ngục được nhận thấy, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nerayikassa dukkhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người thọ khổ trong địa ngục được nhận thấy, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Nerayikaṃ dukkhaṃ upalabbhatīti, nerayikassa dukkhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Khổ trong địa ngục được nhận thấy, người thọ khổ trong địa ngục được nhận thấy, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người nhận lãnh quả đó được nhận thấy, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Người tạo ác – bất thiện nghiệp, mệnh chung tái sinh vào địa ngục chịu khổ thọ nơi địa ngục, điều này rõ ràng.

(T) hỏi “khổ trong địa ngục được nhận thấy, phải không?”, (P) đáp “phải rồi”.

(T) hỏi “ người thọ khổ trong địa ngục được nhận thấy, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi” vì sai với thực tính pháp.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì sẽ tự phá hủy quan điểm của mình.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

165. Chánh kinh.

(T). Tassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?

Người nhận lãnh quả đó được nhận thấy, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tassa tasseva natthi dukkhassa antakiriyā, natthi vaṭṭupacchedo, natthi anupādāparinibbānanti?.

Như vậy, điều đó không có chấm dứt khổ, không có cắt đứt luân hồi, không có giải thoát viên tịch, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

166. Chánh kinh.

(T). Nerayikaṃ dukkhaṃ upalabbhatīti, nerayikassa dukkhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Khổ trong địa ngục được nhận thấy, người thọ khổ trong địa ngục được nhận thấy, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Puggalo upalabbhatīti, puggalassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Người được nhận thấy, người nhận quả người được nhận thấy, phải không”?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế…pe….

167. Chánh kinh.

(T). Nerayikaṃ dukkhaṃ upalabbhatīti, nerayikassa dukkhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?

Khổ trong địa ngục được nhận thấy, người thọ khổ trong địa ngục được nhận thấy, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nibbānaṃ upalabbhatīti, nibbānassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Níp-bàn được nhận thấy, người nhận Níp-bàn được nhận thấy, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

168. Chánh kinh.

(T). Nerayikaṃ dukkhaṃ upalabbhatīti, nerayikassa dukkhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Khổ trong địa ngục được nhận thấy, người thọ khổ trong địa ngục được nhận thấy, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Mahāpathavī upalabbhatīti…pe… mahāsamuddo upalabbhatīti… sinerupabbatarājā upalabbhatīti… āpo upalabbhatīti… tejo upalabbhatīti… vāyo upalabbhatīti… tiṇakaṭṭhavanappatayo upalabbhantīti, tiṇakaṭṭhavanappatīnaṃ paṭisaṃvedī upalabbhatīti?

Đất lớn được nhận thấy … biển lớn được nhận thấy … vua núi Sineru (Tu-Di) được nhận thấy … nước được nhận thấy … gió được nhận thấy … nhiệt được nhận thấy … cỏ, cây, rừng, bụi cây, được nhận thấy; người nhận cỏ, cây, rừng, bụi cây ấy được nhận thấy, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

169. Chánh kinh.

(T). Nerayikaṃ dukkhaṃ upalabbhatīti, nerayikassa dukkhassa paṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Khổ trong địa ngục được nhận thấy, người thọ khổ trong địa ngục được nhận thấy, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aññaṃ nerayikaṃ dukkhaṃ, añño nerayikassa dukkhassa paṭisaṃvedīti?.

Khổ trong địa ngục là khác, người thọ khổ trong địa ngục là khác, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế…pe….

170. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā vipākapaṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; người nhận quả nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). So karoti so paṭisaṃvedetīti?

Người ấy làm người ấy nhận quả, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Bản Sớ giải giải thích.

So karotīti yaṃ tvaṃ kattāti ca paṭisaṃvedīti ca vadesi, kiṃ soyeva karoti, so paṭisaṃvedeti.

“Người làm” là bất kỳ điều gì người đó thực hiện hoặc nói và nhận lãnh quả, như vậy người nào làm, người đó nhận quả.

Khi (T) hỏi “người ấy làm người ấy nhận quả, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, như con ếch (maṇḍuka) ở hồ Gaggarā nghe pháp từ Đức Thế Tôn mệnh chung tái sinh thành vị chư thiên([38]).

Nếu “người ấy làm người ấy nhận quả” thì con ếch làm (nghe pháp) thì con ếch nhận quả tốt, nhưng rõ ràng con ếch làm, vị chư thiên nhận quả. Con ếch là khác, vị chư thiên là khác. (Điều này rất vi tế, con ếch và vị chư thiên không phải hai cũng không phải một; nương sinh từ con ếch là vị chư thiên, như nương từ dưỡng tố của đất, vị ngọt trái cây hình thành).

(P) cũng không thể trả lời “không phải”, vì theo quan điểm của (P) thì “người là chân thể thường hằng bất biến”; như vậy “người ấy làm chính người ấy nhận quả”.

(P) trả lời “không phải” là tự phá hủy quan điểm của mình.

Do vậy , (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

171. Chánh kinh.

(T). So karoti so paṭisaṃvedetīti?

Người ấy làm người ấy nhận quả, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Sayaṅkataṃ sukhadukkhanti?

Lạc, khổ tự mình làm, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

(T) lập lại câu hỏi “người ấy làm người ấy nhận quả, phải không?”. Là để xác định lập trường của (P).

Và (P) đáp “phải rồi”, do (P) sẽ nương vào câu Phật ngôn:

Idha nandadi pecca nandati…

Ở đây vui, sau khi chết vui…”([39]).

(T) hỏi “lạc, khổ tự mình làm. phải không?’.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì vui hay khổ là tâm sở thọ, không phải do “tự mình tạo ra”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì đã khẳng định “người ấy làm người ấy nhận quả”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

172. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā vipākapaṭisaṃvedī upalabbhatīti?

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; người nhận quả nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Añño karoti añño paṭisaṃvedetīti?.

Người làm là khác, người nhận quả là khác phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

(T) hỏi “người làm là khác, người nhận quả là khác, phải không?”.

Với câu hỏi này, (P) không thể đáp “phải rồi”, vì tự phá hủy quan điểm “người là chân thể thường hằng bất biến”, đồng thời trái với Phật ngôn:

Attā hi attano nātho …. Ta là nơi nương của ta([40])”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, rõ ràng theo định danh thì người làm là khác, người nhận quả là khác.

Như thực hiện thiện nghiệp là người, nhận quả lại là chư thiên …

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

173. Chánh kinh.

(T). Añño karoti añño paṭisaṃvedetīti?

Người làm là khác, người nhận quả là khác phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Paraṅkataṃ sukhadukkhanti?

Lạc, khổ do người khác làm, phải chăng?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

(T) lập lại câu hỏi để xác định lập trường của (P).

Theo định danh rõ ràng “người làm là khác, người nhận quả là khác”, như người thực hành Bát chánh đạo, chứng đạt Thánh đạo trở thành bậc Thánh; người làm là phàm nhân, người nhận quả là bậc Thánh …

(P) đáp “phải rồi”. do nương vào Phật ngôn:

“Idha pana, bhikkhave, ekacco puggalo parantapo hoti … Này các Tỳ-khưu, ở đây, có người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người …”([41]).

(T) hỏi “lạc, khổ do người khác làm, phải chăng?”.

(P) không thể trả lời “phải rồi”, vì “lạc, khổ do người khác làm”, như vậy “người là vô thường” (do bị tạo ra). Đồng thời rơi vào “vô quả kiến”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì đã thừa nhận “người làm là khác, người nhận quả là khác” ở trên.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

174. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā vipākapaṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; người nhận quả nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). So ca añño ca karonti so ca añño ca paṭisaṃvedentīti?.

Người đó và người khác làm, người đó và người khác nhận quả phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Bản Sớ giải giải thích.

So ca añño cāti kārakavedakānaṃ ekattaaññattapucchāvasena vuttaṃ.

“Người đó và người khác” là “người làm, người nhận lãnh”, là thấy “ một phần là ta, một phần là người khác thay thế”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì “người là chân thể thường hằng bất biến” đã bị thay thế một phần.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì thực tế “người hành thiện tái sinh là chư thiên”, như vậy “một phần là người, phần khác là chư thiên”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

175. Chánh kinh.

(T). So ca añño ca karonti, so ca añño ca paṭisaṃvedentīti?.

Người đó và người khác làm, người đó và người khác nhận quả phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Sayaṅkatañca paraṅkatañca sukhadukkhanti?.

Lạc, khổ do mình làm và người khác làm, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

(T) lập lại câu hỏi để xác định lập trường của (P). Và (P) đáp “phải rồi” do dựa vào Phật ngôn:

Idha pana, bhikkhave, ekacco puggalo attantapo ca hoti attaparitāpanānuyogamanuyutto, parantapo ca paraparitāpanānuyogamanuyutto …

Này các Tỳ-khưu, ở đây, có người tự làm khổ mình, chuyên tâm làm khổ mình; và làm khổ người, chuyên tâm làm khổ người …” (sđd).

(T) hỏi “lạc, khổ do mình làm và người khác làm, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì “người là chân thể thường hằng bất biến”, chân thể ấy có lúc tự tạo, có lúc do người khác tạo, như vậy chân thể ấy không thể là bất biến.

(P) cũng không thể đáp “không phải” vì đã chấp nhận “người đó và người khác làm, người đó và người khác nhận quả” ở trên.

Do vậy (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

176. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā vipākapaṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; người nhận quả nghiệp tốt, xấu do người làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Neva so karoti na so paṭisaṃvedeti, na añño karoti na añño paṭisaṃvedetīti?.

Không phải người đó làm, không phải người đó nhận quả; không phải người khác làm, không phải người khác nhận quả, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Bản Sớ giải giải thích.

Neva so karotīti kārakavedakānaṃ ekattaaññattapaṭikkhepavasena vuttaṃ.

“Không phải người đó làm” là người làm, người nhận quả, thấy không có ta cũng không có người khác.

Ý nghĩa này nên hiểu như sau: “người làm, người nhận quả, dường như không phải ta cũng không phải người”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì sẽ rơi vào “vô hành kiến (natthikiriyadiṭṭhi).

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì trái với Phật ngôn: Attā hi attano nātho: Ta là nơi nương chính ta”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

177. Chánh kinh.

(T). Neva so karoti na so paṭisaṃvedeti, na añño karoti na añño paṭisaṃvedetīti?.

Không phải người đó làm, không phải người đó nhận quả; không phải người khác làm, không phải người khác nhận quả, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Asayaṅkāraṃ aparaṅkāraṃ adhiccasamuppannaṃ sukhadukkhanti?.

Lạc, khổ không do mình làm, không do người khác làm, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế đó …pe….

 

Giải.

(T) lập lại câu hỏi để xác định lập trường của (P). Và (P) đáp “phải rồi”.

(T) hỏi”lạc, khổ không do mình làm, không do người khác làm, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi” vì sẽ rơi vào “vô nhân kiến (natthiketudiṭṭhi), tức là “lạc, khổ ngẩu nhiên sinh lên”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

178. Chánh kinh.

(T). Kalyāṇapāpakāni kammāni upalabbhantīti, kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ kattā kāretā vipākapaṭisaṃvedī upalabbhatīti?.

Nghiệp tốt, xấu được nhận thấy; người nhận quả nghiệp tốt, xấu do làm, do bảo làm, được nhận thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). So karoti so paṭisaṃvedeti, añño karoti añño paṭisaṃvedeti, so ca añño ca karonti so ca añño ca paṭisaṃvedenti, neva so karoti na so paṭisaṃvedeti, na añño karoti na añño paṭisaṃvedetīti?.

Người đó làm, người đó nhận quả; người khác làm, người khác nhận quả; người đó và người khác làm, người đó và người khác nhận quả; không phải người đó làm, không phải người đó nhận quả, không phải người khác làm, không phải người khác nhận quả, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế đó …pe….

179. Chánh kinh.

(T). So karoti so paṭisaṃvedeti, añño karoti añño paṭisaṃvedeti, so ca añño ca karonti so ca añño ca paṭisaṃvedenti, neva so karoti na so paṭisaṃvedeti, na añño karoti na añño paṭisaṃvedetīti?.

Người đó làm, người đó nhận quả; người khác làm, người khác nhận quả; người đó và người khác làm, người đó và người khác nhận quả; không phải người đó làm, không phải người đó nhận quả, không phải người khác làm, không phải người khác nhận quả, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Sayaṅkataṃ sukhadukkhaṃ, paraṅkataṃ sukhadukkhaṃ, sayaṅkatañca paraṅkatañca sukhadukkhaṃ, asayaṅkāraṃ aparaṅkāraṃ adhiccasamuppannaṃ sukhadukkhanti?.

Lạc, khổ do mình làm; lạc, khổ do người khác làm; lạc, khổ do mình làm, do người khác làm; lạc, khổ không phải do mình làm, không phải do người khác làm, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

180. Chánh kinh.

(P). Kammaṃ atthīti?.

Nghiệp vẫn có phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Kammakārako atthīti?.

Người tạo nghiệp vẫn có, phải không?

(T). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

Nghiệp (kamma) vẫn có, điều này rõ ràng, nên (T) đáp “phải rồi”.

(P) hỏi “người tạo nghiệp vẫn có, phải không?”.

Đức Phật có dạy : Cetanāhaṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi: Này các Tỳ-khưu, Ta tuyên thuyết: Cố ý là nghiệp”.

Như vậy không có người tạo nghiệp, chỉ có “sự cố ý (cetanā) là nghiệp”.

Do vậy, (T) không thể đáp “phải rồi”, vì không đúng với thực tính pháp.

(T) cũng không thể đáp “không phải”, vì Đức Phật có dạy:

Idhānanda, ekacco puggalo idha pāṇātipātī hoti, adinnādāyī hoti, kāmesumicchācārī hoti, musāvādī hoti, pisuṇavāco hoti, pharusavāco hoti, samphappalāpī hoti, abhijjhālu hoti, byāpannacitto hoti, micchādiṭṭhi hoti…

Này Ānanda, ở đây có người sát sinh, lấy của không cho, tà hạnh trong dục, nói dối, nói chia rẻ, nói ác, nói nhãm nhí, có tham dục, có tâm hiềm hận, có tà kiến….”([42]).

Đức Thế Tôn dùng “Người” là dùng theo cách định danh (paññatti), không phải dùng theo thực tính pháp (sabhāva).

Do vậy, (T) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”, không cho (P) có cơ hội vấn nạn.

181. Chánh kinh.

(T). Kammaṃ atthīti, kammakārako atthīti?.

Nghiệp vẫn có, người tạo nghiệp vẫn có, phải chăng?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tassa kārako atthīti?.

Người làm đó vẫn có, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

Theo quan điểm của (P) “người là chân thể thường hằng bất biến”, nên (T) hỏi “người tạo nghiệp vẫn có, phải không?”, (P) đáp “phải rồi”.

(T) hỏi “người làm đó vẫn có, phải không?”, (P) không thể đáp “phải rồi”, vì theo thực tính pháp thì “không có người làm”, chỉ có pháp hành (saṅkhāradhamma) tức là “sự cố ý (cetanā) mà thôi.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì (P) có quan điểm “người là chân thể thường hằng bất biến”, tất nhiên “người làm đó vẫn có”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

182. Chánh kinh.

(T). Tassa kārako atthīti?.

Người làm đó vẫn có, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tassa tasseva natthi dukkhassa antakiriyā, natthi vaṭṭupacchedo, natthi anupādāparinibbānanti?.

Như vậy, chính điều đó không có chấm dứt khổ, không có cắt đứt luân hồi, không có giải thoát viên tịch, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

183. Chánh kinh.

(T). Kammaṃ atthīti, kammakārako atthīti?.

Nghiệp vẫn có, người tạo nghiệp vẫn có, phải chăng?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Puggalo atthīti, puggalassa kārako atthīti?.

Người vẫn có, người làm ra người vẫn có, phải không?.

Na hevaṃ vattabbe…pe….

184. Chánh kinh.

(T). Kammaṃ atthīti, kammakārako atthīti?.

Nghiệp vẫn có, người tạo nghiệp vẫn có, phải chăng?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nibbānaṃ atthīti, nibbānassa kārako atthīti?.

Níp-bàn vẫn có, người làm ra Níp-bàn vẫn có, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

185. Chánh kinh.

(T). Kammaṃ atthīti, kammakārako atthīti?.

Nghiệp vẫn có, người tạo nghiệp vẫn có, phải chăng?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Mahāpathavī atthīti…pe… mahāsamuddo atthīti… sinerupabbatarājā atthīti… āpo atthīti… tejo atthīti… vāyo atthīti… tiṇakaṭṭhavanappatayo atthīti, tiṇakaṭṭhavanappatīnaṃ kārako atthīti?.

Đất lớn vẫn có … biển lớn vẫn có … vua núi Sineru (Tu-Di) vẫn có … nước vẫn có … gió vẫn có … nhiệt vẫn có … cỏ, cây, rừng, bụi cây, vẫn có; người làm ra cỏ, cây, rừng, bụi cây, vẫn có phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

186. Chánh kinh.

(T). Kammaṃ atthīti, kammakārako atthīti?.

Nghiệp vẫn có, người tạo nghiệp vẫn có, phải chăng?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aññaṃ kammaṃ, añño kammakārakoti?.

Nghiệp là khác, người tạo nghiệp là khác, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

187. Chánh kinh.

(P). Vipāko atthīti?

Quả dị thục vẫn có, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Vipākapaṭisaṃvedī atthīti?.

Người nhận lãnh quả dị thục vẫn có, phải không?

(T). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

Quả khác thời gian của nghiệp vẫn có, do vậy (T) đáp “phải rồi”.

(P) hỏi “người nhận lãnh quả dị thục vẫn có, phải không?”.

(T) không thể đáp “phải rồi”, vì theo thực tính pháp chỉ có tâm sở thọ nhận lãnh quả dị thục của nghiệp, không phải “người” nhận lãnh.

(T) không thể đáp “không phải”, vì có Phật ngôn:

Idhānanda, ekacco puggalo idha pāṇātipātā paṭivirato hoti, adinnādānā paṭivirato hoti, kāmesumicchācārā paṭivirato hoti, musāvādā paṭivirato hoti, pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, pharusāya vācāya paṭivirato hoti, samphappalāpā paṭivirato hoti, anabhijjhālu hoti, abyāpannacitto hoti, sammādiṭṭhi hoti. So kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati.

“Này Ānanda, ở đây có người từ bỏ sát sinh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong dục, từ bỏ nói dối, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói ác, từ bỏ nói nhãm nhí, từ bỏ tham dục, từ bỏ tâm hiềm hận, có chánh kiến. Sau khi thân hoại mệnh chung được sinh về nhàn cảnh, thiên giới cõi đời này”([43]).

Không cho (P) có cơ hội cật vấn, nên (T) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

188. Chánh kinh.

(T), Vipāko atthīti, vipākapaṭisaṃvedī atthīti?.

Quả dị thục vẫn có, người nhận lãnh quả dị thục vẫn có, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tassa paṭisaṃvedī atthīti?

Người nhận lãnh đó vẫn có, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

(P) có quan điểm “người là chân thể thường hà9ng bất biến”, khi (T) hỏi “người nhận lãnh quả vẫn có, phải không?”, (P) đáp “phải rồi”.

(T) hỏi “người nhận lãnh đó vẫn có, phải không?”.

Nhận lãnh quả dị thục là tâm sở thọ, không phải là “người”, nên (P) không thể đáp “phải rồi”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì đã chấp nhận “phải rồi” ở trên, đồng thời tự phá hủy quan điểm của mình.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

189. Chánh kinh.

(T). Tassa paṭisaṃvedī atthīti?.

Người nhận lãnh quả đó vẫn có, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tassa tasseva natthi dukkhassa antakiriyā, natthi vaṭṭupacchedo, natthi anupādāparinibbānanti?.

Như vậy, chính điều đó không có chấm dứt khổ, không có cắt đứt luân hồi, không có giải thoát viên tịch, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

(T). Vipāko atthīti, vipākapaṭisaṃvedī atthīti?

Quả dị thục vẫn có, người nhận lãnh quả dị thục vẫn có, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Puggalo atthīti, puggalassa paṭisaṃvedī atthīti?.

Người vẫn có, người nhận lãnh người vẫn có, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

(T) lập lại câu hỏi “người nhận lãnh quả đó vẫn có, phải không?”, (P) đáp “phải rồi” do nương vào Phật ngôn ở trên.

(T) hỏi “như vậy, chính điều đó không có chấm dứt khổ, không có cắt đứt luân hồi, không có giải thoát viên tịch, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như thế là thừa nhận “người mãi mãi luân hồi”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì còn nhận quả dị thời là còn ở trong luân hồi.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

(T) hỏi “người vẫn có, người nhận lãnh “người ”vẫn có, phải không?”.

Quả nghiệp có thể dẫn tái sinh là người, là chư thiên, là thú …

Người theo quan điểm của (P) là “thường hằng bất biến”, người tạo nghiệp, người nhận lãnh quả, như vậy người nhận quả tái sinh là người vẫn có.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì quả của nghiệp là vô thường, như vậy “người cũng vô thường.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì tự mâu thuẩn và phá hủy quan điểm của mình.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

190. Chánh kinh.

(T). Vipāko atthīti, vipākapaṭisaṃvedī atthīti?.

Quả dị thục vẫn có, người nhận lãnh quả dị thục vẫn có, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nibbānaṃ atthīti, nibbānassa paṭisaṃvedī atthīti?.

Níp-bàn vẫn có, người nhận lãnh Níp-bàn vẫn có, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

Nhận lãnh Níp-bàn là tâm Đạo hay tâm quả Siêu thế, không phải là người.

Nên (P) không thể đáp “phải rồi”, cũng không thể đáp “không phải”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

191. Chánh kinh.

(T). Vipāko atthīti, vipākapaṭisaṃvedī atthīti?

Quả dị thục vẫn có, người nhận lãnh quả dị thục vẫn có, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Mahāpathavī atthīti…pe… mahāsamuddo atthīti… sinerupabbatarājā atthīti… āpo atthīti… tejo atthīti… vāyo atthīti… tiṇakaṭṭhavanappatayo atthīti, tiṇakaṭṭhavanappatīnaṃ paṭisaṃvedī atthīti?.

Đất lớn vẫn có … biển lớn vẫn có … vua núi Sineru (Tu-Di) vẫn có … nước vẫn có … gió vẫn có … nhiệt vẫn có … cỏ, cây, rừng, bụi cây, vẫn có; người nhận lãnh cỏ, cây, rừng, bụi cây, vẫn có phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

192. Chánh kinh.

(T). Vipāko atthīti, vipākapaṭisaṃvedī atthīti?.

Quả dị thục vẫn có, người nhận lãnh quả dị thục vẫn có, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Añño vipāko, añño vipākapaṭisaṃvedīti?.

Quả dị thục là khác, người nhận quả dị thục là khác, phải không?

(T). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế (tóm gọn).

Cật vấn người làm (purisakārānuyogo).

Phẩm tốt đẹp thứ nhất (kalyāṇavaggo paṭhamo).

 

Luận cứ 14. Cật vấn thần thông (abhiññānuyogo).

193. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?.

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu atthi koci iddhiṃ vikubbatīti?.

Người thị hiện thần thông vẫn có, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Hañci atthi koci iddhiṃ vikubbati, tena vata re vattabbe – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Ngài thừa nhận, người thị hiện thần thông vẫn có, thế nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

194. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?.

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu atthi koci dibbāya sotadhātuyā saddaṃ suṇāti…pe… paracittaṃ vijānāti… pubbenivāsaṃ anussarati… dibbena cakkhunā rūpaṃ passati… āsavānaṃ khayaṃ sacchikarotīti?.

Có người nghe tiếng bằng thiên nhĩ …pe… biết tâm người khác … nhớ đến những kiếp sống trước … thấy sắc bằng thiên nhãn … thành tựu diệt trừ ô nhiễm vẫn có, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Hañci atthi koci āsavānaṃ khayaṃ sacchikaroti, tena vata re vattabbe – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Ngài thừa nhận “người thành tựu diệt trừ cao tột vẫn có”, thế nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

195. Chánh kinh.

(T). Atthi koci iddhiṃ vikubbatīti katvā tena ca kāraṇena puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Người đã thị hiện thần thông vẫn có, vì nhân đó “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Yo iddhiṃ vikubbati, sveva puggalo? Yo iddhiṃ na vikubbati, na so puggaloti?.

Người nào thị hiện thần thông, như vậy là người, phải không? Người nào không thị hiện thần thông, như vậy không phải người, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

196. Chánh kinh.

(T). Yo dibbāya sotadhātuyā saddaṃ suṇāti…pe… yo paracittaṃ vijānāti… yo pubbenivāsaṃ anussarati… yo dibbena cakkhunā rūpaṃ passati… yo āsavānaṃ khayaṃ sacchikaroti, sveva puggalo? Yo āsavānaṃ khayaṃ na sacchikaroti, na so puggaloti?.

Người nào có thiên nhĩ nghe tiếng …pe… người nào biết được tâm người khác … người nào nhớ được những kiếp sống trước … người nào thấy sắc bằng thiên nhãn … người nào thành tựu diệt trừ ô nhiễm, như vậy là người phải không? Người nào không thành tựu diệt trừ được ô nhiễm, như vậy không phải là người, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

Cật vấn thần thông (abhiññānuyogo).

 

Giải.

Iddhi (thần thông). Nghĩa là “thành tựu”, theo tập Paṭisambhidā magga (Đạo vô ngại giải), có 10 loại thần thông, đó là:

1- Thần thông do chú nguyện (adhiṭṭhānā iddhi).

2- Thần thông do biến hóa (vikubbanā iddhi).

3- Thần thông do ý tạo (manomayā iddhi).

4- Thần thông do trí can thiệp (ñāṇavipphārā iddhi).

5- Thần thông do định can thiệp (samādhivipphārā iddhi).

6- Thần thông thuộc về bậc Thánh (ariyā iddhi).

7- Thần thông sinh lên do quả nghiệp (kammavipākajā iddhi).

8- Thần thông do có phước báu (puññavato iddhi).

9- Thần thông do chú thuật (vijjāmayā iddhi).

10- Thần thông với ý nghĩa thành tựu do duyên ứng dụng đúng (tattha tattha sammāpayogapaccayā’ ijjāhanaṭṭhena iddhi)([44]).

Hỏi. Vì sao (P) đưa ra tiêu đề “ thị hiện thần thông?”.

Đáp. (P) muốn biện minh cho “người là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”. Như người thị hiện thần thông, hình thức có thể đổi khác nhưng bản chất không thay đổi. Cũng vậy “người tuy phải luân lưu qua nhiều kiếp sống, hình thức có thay đổi nhưng bản chất bất biến không thay đổi”.

Thần thông là có, nhưng thể hiện được thần thông chỉ số ít.

(T) nhanh trí đưa ra vấn nạn: “Thể hiện được thần thông, đó là người; còn không thể hiện được thần thông, là không phải người, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, cũng không thể đáp “không phải”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

 

Luận cứ 15-18. Cật vấn thân tộcātakānuyogādi).

197. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?.

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu mātā atthīti? Mẹ vẫn có, phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Hañci mātā atthi, tena vata re vattabbe – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Ngài thừa nhận “mẹ vẫn có”, như vậy nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

198. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?.

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu pitā atthi…pe… bhātā atthi… bhaginī atthi… khattiyo atthi … brāhmaṇo atthi… vesso atthi… suddo atthi… gahaṭṭho atthi… pabbajito atthi… devo atthi… manusso atthīti?.

Cha vẫn có … pe… anh vẫn có … chị vẫn có … Sát-đế-lỵ vẫn có … Bà-la-môn vẫn có … thương nhân vẫn có … thường dân vẫn có … cư sĩ vẫn có … bậc xuất gia vẫn có … chư thiên vẫn có … người vẫn có phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Hañci manusso atthi, tena vata re vattabbe – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Ngài thừa nhận “người vẫn có”, thế nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

 

Giải.

(P) nêu ra “me, cha, anh, chị” là cật vấn về thân tộc (ñātakānuyogo), nêu ra “Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn, thương nhân, thường dân” là cật vấn về sinh chủng (jātianuyogo), nêu ra “gia chủ, bậc xuất gia” là cật vấn về thành đạt (paṭipattianuyogo), nêu ra “chư thiên, người” là cật vấn về sự tái sinh (upapattianuyogo).

Và (P) nương theo sự định danh(paññatti) của thế gian, cho rằng “người là chân thể cao tột được nhận thấy”.

199. Chánh kimh.

(T). Mātā atthīti katvā tena ca kāraṇena puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Đã làm mẹ vẫn có, và do nhân ấy nói rằng “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi koci na mātā hutvā mātā hotīti?

Có người không là mẹ, hiện tại([45]) là mẹ phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T) Atthi koci na puggalo hutvā puggalo hotīti?.

Có người không là người, hiện tại là người phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Atthi koci na pitā hutvā…pe… na bhātā hutvā… na bhaginī hutvā… na khattiyo hutvā… na brāhmaṇo hutvā… na vesso hutvā… na suddo hutvā… na gahaṭṭho hutvā… na pabbajito hutvā… na devo hutvā… na manusso hutvā manusso hotīti?.

Có người không là cha, hiện tại là …pe… không là anh, hiện tại là … không là chị, hiện tại là … không là Sát-đế -lỵ, hiện tại là … không là Bà-la-môn, hiện tại là … không là thương nhân, hiện tại là … không là thường dân, hiện tại là …. không là gia chủ, hiện tại là …. không là bậc xuất gia, hiện tại là …. không là chư thiên, hiện tại là … không là người, hiện tại là người phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi koci na puggalo hutvā puggalo hotīti?,

Có người không là người, hiện tại là người phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

(T) nhạy bén nêu ra sự thật của thế gian là “có người trước không là mẹ, hiện tại là mẹ”, như vậy “trước không có người, hiện tại mới có người, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như thế tự thừa nhận “người là vô thường”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì sự thật thế gian rõ ràng như thế, đồng thời (P) tự mâu thuẩn với điều mình vừa lập luận ở trên.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

Phần còn lại nên hiểu tương tự.

200. Chánh kinh.

(T). Mātā atthīti katvā tena ca kāraṇena puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Đã làm mẹ vẫn có, do nhân ấy nói rằng “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi koci mātā hutvā na mātā hotīti?.

Có người là mẹ, hiện tại không là mẹ phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi koci puggalo hutvā na puggalo hotīti?.

Có người là người, hiện tại không là người phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Atthi koci pitā hutvā… bhātā hutvā… bhaginī hutvā… khattiyo hutvā… brāhmaṇo hutvā… vesso hutvā… suddo hutvā… gahaṭṭho hutvā… pabbajito hutvā… devo hutvā… manusso hutvā na manusso hotīti?.

Có người là cha, hiện tại … là anh, hiện tại … là chị, hiện tại … là Sát-đế-lỵ, hiện tại … là Bà-la-môn, hiện tại … là thương nhân, hiện tại … là thường dân, hiện tại … là gia chủ, hiện tại … là bậc xuất gia, hiện tại … là chư thiên, hiện tại … là người, hiện tại không là người, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi koci puggalo hutvā na puggalo hotīti?.

Có người là người, hiện tại không là người phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Theo sự thật thế gian, rõ ràng có người là mẹ, về sau người con chết nên không còn là mẹ. Do đó (P) đáp “phải rồi”.

Cũng có người sau khi mệnh chung tái sinh về khổ cảnh, hay sinh về cõi Trời, chúng sinh này không được định danh là “người”.

Nên (T) hỏi “có người là người, hiện tại không là người phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như thế thừa nhận “người là vô thường”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì sự thật theo thế gian rõ ràng là như vậy.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

 

Luận cứ 19. Cật vấn thông đạt (paṭivedhānuyogo).

201. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?.

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu sotāpanno atthīti?.

Bậc Dự Lưu vẫn có, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Hañci sotāpanno atthi, tena vata re vattabbe – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Ngài thừa nhận “bậc Dự lưu vẫn có”, như vậy nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

Giải.

Nêu vấn đề “bậc Dự lưu (sotāpanno)” là cật vấn về sự thành đạt.

Vị thành tựu bậc Dự Lưu, tuy chưa chứng đạt tầng Thánh cao hơn, nhưng cho dù trải qua thời gian dài nào đó, vẫn là bậc Dự Lưu. Như bà Visākhā chứng đắc Dự lưu lúc 7 tuổi, trải qua 113 năm nhân loại vẫn là bậc Dự Lưu.

Ý của (P) muốn chứng minh “người không thay đổi”, bằng chứng là bậc Dự lưu … để đi đến kết luận “người là chân thể thường hằng bất biến”.

Đoạn Chánh kinh 202 nên hiểu tương tự

202. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?.

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu sakadāgāmī atthi…pe… anāgāmī atthi… arahā atthi… ubhatobhāgavimutto atthi… paññāvimutto atthi… kāyasakkhi atthi… diṭṭhippatto atthi… saddhāvimutto atthi… dhammānusārī atthi… saddhānusārī atthīti?.

Bậc Nhất lai vẫn có …pe… bậc Bất lai vẫn có … bậc A-la-hán vẫn có … bậc Giải thoát hai phần (lưỡng biên giải thoát) vẫn có … bậc Tuệ giải thoát vẫn có … bậc Thân chứng vẫn có … bậc kiến đắc vẫn có … bậc Tín giải thoát vẫn có … bậc Tùy pháp hành vẫn có … bậc Tùy tín hành vẫn có phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Hañci saddhānusārī atthi, tena vata re vattabbe – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Ngài thừa nhận “bậc Tùy tín hành vẫn có”, như vậy nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

203. Chánh kinh.

(T). Sotāpanno atthīti katvā tena ca kāraṇena puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Đã là bậc Dự lưu vẫn có, do nhân ấy nói rằng “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi koci na sotāpanno hutvā sotāpanno hotīti?.

Có người không là bậc Dự lưu, hiện tại là bậc Dự lưu phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi koci na puggalo hutvā puggalo hotīti?.

Có người không là người, hiện tại là người phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế…pe…

 

Giải.

(T) nêu ra quan điểm của (P) là “đã có người thành đạt bậc Dự Lưu, vì thế cho rằng “người là chân thể có thật, phải không?”. Và (P) thừa nhận “phải rồi.

(T) nêu ra vấn đề “có người (trước) không là bậc Dự Lưu, hiện nay là bậc Dự Lưu, phải không?”. Đây là một sự thật hiển nhiên nên (P) đáp “phải rồi”.

(T) nhạy bén đặt vấn đề “có người (trước) không là người, hiện tại là người phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như thế là thừa nhận “người là vô thường, trước không có hiện tại mới có”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”. vì sự thật có số chúng sinh trước đây được định danh là chư thiên, là ma đói (peta), là thú …. hiện tại được định danh là “người”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

204. Chánh kinh.

(T). Atthi koci na sakadāgāmī hutvā… na anāgāmī hutvā… na arahā hutvā… na ubhatobhāgavimutto hutvā… na paññāvimutto hutvā… na kāyasakkhi hutvā… na diṭṭhippatto hutvā… na saddhāvimutto hutvā… na dhammānusārī hutvā… na saddhānusārī hutvā saddhānusārī hotīti?.

Có người không là bậc Nhất lai, hiện tại …. không là bậc Bất lai, hiện tại …không là bậc A-La- Hán, hiện tại … không là bậc Giải thoát hai phần, hiện tại … không là bậc Tuệ giải thoát, hiện tại … không là bậc Thân chứng, hiện tại … không là bậc Tùy pháp hành, hiện tại … không là bậc Tùy tín hành, hiện tại là bậc Tùy tín hành phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi koci na puggalo hutvā puggalo hotīti?.

Có người không là người, hiện tại là người phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

205. Chánh kinh.

(T). Sotāpanno atthīti katvā tena ca kāraṇena puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Đã là bậc Dự lưu vẫn có, do nhân ấy nói rằng “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi koci sotāpanno hutvā na sotāpanno hotīti?.

Có người là bậc Dự lưu, hiện tại không là bậc Dự lưu phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi koci puggalo hutvā na puggalo hotīti?.

Có người là người, hiện tại không là người phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

(T). Atthi koci sakadāgāmī hutvā… anāgāmī hutvā na anāgāmī hotīti?.

Có người là bậc Nhất lai, hiện tại … là bậc Bất lai, hiện tại không là bậc Bất lai phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi koci puggalo hutvā na puggalo hotīti?.

Có người là người, hiện tại không là người phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

Cật vấn thành đạt (paṭivedhānuyogo).

 

Luận cứ 20. Cật vấn chúng Tăng (saṅghānuyogo).

206. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?.

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu cattāro purisayugā aṭṭha purisapuggalā atthīti?

Bốn đôi, tám chúng vẫn có phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Hañci cattāro purisayugā aṭṭha purisapuggalā atthi, tena vata re vattabbe – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Ngài thừa nhận “bốn đôi, tám chúng vẫn có”, như vậy nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

207. Chánh kinh.

(T). Cattāro purisayugā aṭṭha purisapuggalā atthīti katvā tena ca kāraṇena puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Đã là “bốn đôi, tám chúng” vẫn có, do nhân đó nói rằng “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Cattāro purisayugā aṭṭha purisapuggalā buddhapātubhāvā pātubhavantīti?.

“Bốn đôi, tám chúng” do Đức Phật phát hiện, hình thành phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Puggalo buddhapātubhāvā pātubhavatīti?.

Người do Đức Phật phát hiện, hình thành, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

(T). Puggalo buddhapātubhāvā pātubhavatīti?.

Người từ Đức Phật hiện khởi, hình thành, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Buddhassa bhagavato parinibbute ucchinno puggalo, natthi puggaloti?.

Từ Đức Phật, Đức Thế Tôn viên tịch, người tiêu hoại, không có người phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

Cật vấn chúng Tăng (saṅghānuyogo).

 

Giải.

Trước (P) nêu ra những vị Thánh để minh chứng cho quan điểm “người là chân thể thường hằng bất biến”, nhưng (T) lập luận: Những vị Thánh như Dự lưu … trước đó chưa thành tựu, về sau thành tựu hoặc hiện tại có vị thành tựu bậc Thánh như Dự lưu … về sau tiến đạt quả vị cao hơn.

Điều này cho thấy “người không phải là chân thể thường hằng bất biến”.

Đến đây (P) nêu tổng quát sự thành tựu các bậc Thánh là “bốn đôi, tám chúng”.

Ý của (P) nói rằng: Dù có thành đạt thấp là bậc Dự lưu đến cao là A-La-Hán, tất cả đều gọi chung là “bốn đôi, tám chúng”, do vậy “người là chân thể thường hằng bất biến”.

(T) lập luận: “Bốn đôi, tám chúng” từ Đức Thế Tôn hình thành. Nghĩa là khi thế gian này xuất hiện Bậc Chánh giác, bấy giờ mới hiện khởi “bốn đôi, tám chúng”, nói cách khác “Đức Thế Tôn là nhân, “bốn đôi, tám chúng” là quả.

Và (T) hỏi: “Người do Đức Phật phát hiện, hình thành (giống như “bốn đôi, tám chúng”), phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”. vì như thế là thừa nhận “người trước đó không có, sau mới có”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì (P) thường dựa vào những Phật ngôn có đề cập đến “người” để bảo vệ quan điểm “người là chân thể thường hằng bất biến của mình”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

(T) lập lại câu hỏi để xác định lập trường của (P) và (P) phải đáp xác nhận “phải rồi”.

Nơi Đức Phật (buddhassa)”, tức là Đức Phật là nhân, người là quả.

(T) hỏi “nơi Đức Phật, Đức Thế Tôn viên tịch, người tiêu hoại, không có ngưòi, phải không?

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như thế là tự phá hủy quan điểm của mình.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì ở trên đã thừa nhận “người do Đức Phật phát hiện, hình thành” ở trên.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

 

Luận cứ 21. Cật vấn chung về sự thật cao tột (saccikaṭṭhasabhāgānuyogo).

208. Chánh kinh.

(T). Puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Puggalo saṅkhatoti?.

Người là hữu vi phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Puggalo asaṅkhatoti?.

Người là vô vi phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Puggalo neva saṅkhato nāsaṅkhatoti?.

Người không là hữu vi, không là vô vi phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế … pe…

 

Giải.

Người là hữu vi”, nghĩa là “người là vô thường phải không?”.

Người là vô vi”, nghĩa là “người” hoặc là định danh (paññatti) hoặc là Níp-bàn.

Nếu là định danh thì “người” chỉ là khái niệm hay là chỉ là danh từ để gọi cho một loại chúng sinh.

Nếu người là Níp-bàn, Níp-bàn không có tái sinh, trái lại “người” còn sinh tử.

Người không là hữu vi, không là vô vi”, nghĩa là “người” một phần bị vô thường, một phần không bị vô thường.

Với ba câu hỏi này, (P) không thể đáp “phải rồi”, cũng không thể đáp “không phải”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

209. Chánh kinh.

(T). Puggalo neva saṅkhato nāsaṅkhatoti?.

Người không là hữu vi, không là vô vi phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Saṅkhatañca asaṅkhatañca ṭhapetvā atthaññā tatiyā koṭīti?.

Ngoài hữu vi và vô vi, là phần điểm cuối thứ ba , phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

(T) hỏi “ngoài hữu vi và vô vi là phần điểm cuối thứ ba, phải không?”, nghĩa là “người là điểm cuối của hữu vi và vô vi gặp nhau, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì điểm cuối của hữu vi là sự chấm dứt, là diệt”. Như vậy, “người” không thường hằng.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì như thế “người”chỉ là khái niệm.

210. Chánh kinh.

(T). Saṅkhatañca asaṅkhatañca ṭhapetvā atthaññā tatiyā koṭīti?.

Ngoài hữu vi và vô vi, (người) là phần điểm cuối thứ ba, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T), Nanu vuttaṃ bhagavatā – ‘‘dvemā, bhikkhave, dhātuyo. Katamā dve? Saṅkhatā ca dhātu asaṅkhatā ca dhātu. Imā kho, bhikkhave, dve dhātuyo’’ti! Attheva suttantoti?.

Đức Thế Tôn dạy như thật rằng: “Này các Tỳ-khưu, có hai giới. Thế nào là hai? Hữu vi giới và vô vi giới. Này các Tỳ-khưu, đây là hai giới này([46]).

Ý nghĩa này có trong Kinh điển phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tena hi na vattabbaṃ – ‘‘saṅkhatañca asaṅkhatañca ṭhapetvā atthaññā tatiyā koṭī’’ti.

Do vậy, không nên nói “ngoài hữu vi và vô vi, (người) là phần điểm cuối thứ ba.

211. Chánh kinh.

(T). Puggalo neva saṅkhato nāsaṅkhatoti?.

Người không là hữu vi, không là vô vi phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aññaṃ saṅkhataṃ, aññaṃ asaṅkhataṃ, añño puggaloti?.

Hữu vi là khác, vô vi là khác, người là khác phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Người là khác (añño puggaloti)”, nghĩa là “người” vượt qua khỏi pháp hữu vi lẫn vô vi.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì như thế “người” chỉ là ảo tưởng.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, sẽ bị vấn nạn “người không là hữu vi, không là hữu vi, không khác hữu vi, không khác vô vi. Như vậy, người là pháp chi?”.

Do vậy (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

212. Chánh kinh.

(T). Khandhā saṅkhatā, nibbānaṃ asaṅkhataṃ, puggalo neva saṅkhato nāsaṅkhatoti?.

Tất cả uẩn là hữu vi, Níp-bàn là vô vi; người không là hữu vi, không là vô vi phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aññe khandhā, aññaṃ nibbānaṃ, añño puggaloti?.

Tất cả uẩn là khác, Níp-bàn là khác; người là khác phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

213. Chánh kinh.

(T). Rūpaṃ saṅkhataṃ, nibbānaṃ asaṅkhataṃ, puggalo neva saṅkhato nāsaṅkhatoti?.

Sắc là hữu vi, Níp-bàn là vô vi; người không là hữu vi, không là vô vi phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aññaṃ rūpaṃ, aññaṃ nibbānaṃ, añño puggaloti?.

Sắc là khác, Níp-bàn là khác; người là khác phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Vedanā… saññā… saṅkhārā… viññāṇaṃ saṅkhataṃ, nibbānaṃ asaṅkhataṃ, puggalo neva saṅkhato nāsaṅkhatoti?,

Thọ … tưởng …. Hành …. thức là hữu vi, Níp-bàn là vô vi; người không là hữu vi, không là vô vi phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aññaṃ viññāṇaṃ, aññaṃ nibbānaṃ, añño puggaloti?.

Thức là khác, Níp-bàn là khác; người là khác phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Với ý chính là “xác định người là pháp hữu vi hay vô vi, hoặc không là hữu vi, không là vô vi” ở trên.

(T) nêu ra tổng thể hai pháp: Hữu vi và vô vi qua danh từ “các uẩn” và Níp-bàn.

Từ tổng thể pháp hữu vi, (T) lần lượt khảo sát các pháp hợp lại để hình thành một chúng sinh, đó là “ngũ uẩn (pañcakkhandhā) là: Sắc, thọ, tưởng, hành và thức”.

214. Chánh kinh.

(T). Puggalassa uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyatīti?.

Sự sinh ra của người thấy rõ, hư hoại thấy rõ, thay đổi thành khác khi đang trụ thấy rõ, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Puggalo saṅkhatoti?.

Người là hữu vi phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Vuttaṃ bhagavatā – ‘‘tīṇimāni, bhikkhave, saṅkhatassa saṅkhatalakkhaṇāni. Saṅkhatānaṃ, bhikkhave, dhammānaṃ uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitānaṃ aññathattaṃ paññāyatī’’ti . Puggalassa uppādo paññāyati, vayo paññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyati; tena hi puggalo saṅkhatoti.

Đức Thế Tôn có dạy: “Này các Tỳ-khưu, có ba tướng hữu vi cho pháp hữu vi này. Này các Tỳ-khưu, pháp hữu vi sinh ra thấy rõ, tiêu hoại thấy rõ, thay đổi thành khác khi đang trụ thấy rõ([47]).

Người sinh ra thấy rõ, hư hoại thấy rõ, thay đổi thành khác khi đang trụ thấy rõ; do vậy “người” là hữu vi.

 

Giải.

Bản Sớ giải giải thích:

Puggalassa uppādoti jātidhammā jarādhammā, atho maraṇadhammino.

“Sự sinh ra của người” là có pháp sinh, pháp già và pháp chết.

(T) nêu ra ba tướng của pháp hữu vi là: Sinh ra thấy rõ, tiêu hoại thấy rõ, thay đổi thành khác khi đình trụ thấy rõ, để so sánh với “người” và đi đến kết luận: “Người” là pháp hữu vi. Như vậy, “người” không thường hằng bất biến.

215. Chánh kinh.

(T). Puggalassa na uppādo paññāyati, na vayo paññāyati, na ṭhitassa aññathattaṃ paññāyatīti?.

Không thấy rõ sự sinh ra, không thấy rõ sự tiêu hoại, không thấy rõ sự thay đổi thành khác khi đang trụ của người, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Puggalo asaṅkhatoti?.

Người là vô vi phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Vuttaṃ bhagavatā – ‘‘tīṇimāni, bhikkhave, asaṅkhatassa asaṅkhatalakkhaṇāni. Asaṅkhatānaṃ, bhikkhave, dhammānaṃ na uppādo paññāyati, na vayo paññāyati, na ṭhitānaṃ aññathattaṃ paññāyatī’’ti. Puggalassa na uppādo paññāyati, na vayo paññāyati, na ṭhitassa aññathattaṃ paññāyati; tena hi puggalo asaṅkhatoti.

Đức Thế Tôn có dạy: “Này các Tỳ-khưu, có ba tướng vô vi cho pháp vô vi này. Này các Tỳ-khưu, pháp vô vi sự sinh ra không thấy rõ, sự tiêu hoại không thấy rõ, sự thay đổi thành khác khi đang trụ không thấy rõ”([48]).

Không thấy rõ sự sinh ra, không thấy rõ sự tiêu hoại, không thấy rõ sự thay đổi thành khác khi đang trụ của người; do vậy “người”là vô vi.

 

Giải.

Bản Sớ giải giải thích.

“Không thấy rõ sự sinh ra (na uppādo paññāyati)” là không thấy rõ sự khổ sinh, khổ tồn tại và khổ diệt.

Bà Vajirā là vị nữ thánh A-la-hán có tuyên bố:

… ‘‘Yathā hi aṅgasambhārā, hoti saddo ratho iti;

Evaṃ khandhesu santesu, hoti sattoti sammuti

“Dukkhameva hi sambhoti, dukkhaṃ tiṭṭhati veti ca”…

“Như bộ phận quy tụ; tên xe được nói lên.

Cũng vậy uẩn qui tụ; thông tục gọi chúng sinh.

Chỉ có khổ sinh; khổ tồn tại, khổ diệt”… (HT. TMC d)([49]).

(T) hỏi “không thấy rõ sự sinh ra, không thấy rõ sự tiêu hoại, không thấy rõ sự thay đổi thành khác khi đang trụ của người, phải không?”, để xác định lập trường của (P) và (P) thừa nhận “phải rồi” để phù hợp với quan điểm của mình.

(T) nêu ra Phật ngôn, để so sánh với “người” rồi kết luận “người là vô vi”.

Và (P) có hai khuyết điểm:

1- Đi ngược lại với lời dạy của bà Vajirā là bậc Thánh A-la-hán.

2- Người là vô vi thì đồng nghĩa với Níp-bàn.

216. Chánh kinh.

(T). Parinibbuto puggalo atthatthamhi, natthatthamhīti?.

Người viên tịch vẫn còn trong Níp-bàn hay không còn trong Níp-bàn.

(P). Atthatthamhīti.

Vẫn còn trong Níp-bàn.

(T). Parinibbuto puggalo sassatoti?

Người là trường tồn, phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(P). Natthatthamhīti.

Không còn trong Níp-bàn.

(T). Parinibbuto puggalo ucchinnoti?.

Người viên tịch là diệt mất, phải không?

(P), Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

 

Giải.

Bản Sớ giải giải thích.

Atthatthamhīti attham vuccati nibbānaṃ.

“Vẫn có trong Níp-bàn”. Attham gọi là Níp-bàn.

Vị Thánh A-La-Hán khi viên tịch, không thể nói là “tồn tại” hay “không tồn tại”, nói “tồn tại” hay “không tồn tại” đều rơi vào tà kiến, là nắm giữ năm nhóm (chấp thủ ngũ uẩn). Nói chính xác: “Vị Thánh A-La-Hán khi viên tịch không còn tái sinh”.

Đức Phật có khiển trách Tôn giả Anurādha rằng:

– Này Anurādha, ngươi có thấy Như Lai là sắc, thọ, tưởng, hành, thức không?

– Bạch Thế Tôn, không?

– Ngươi có thấy Như Lai là không có sắc, không có thọ, không có tưởng, không có hành, không có thức không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn ….

-Lành thay, lành thay, này Anurādha. Trước đây và hiện tại, này Anurādha, Ta chỉ nói lên về khổ và sự diệt khổ([50]).

 

217. Chánh kinh.

(T). Puggalo kiṃ nissāya tiṭṭhatīti?.

Người nương chi mà vững còn?.

(P). Bhavaṃ nissāya tiṭṭhatīti.

Nương hữu mà vững còn.

(T). Bhavo anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno khayadhammo vayadhammo virāgadhammo nirodhadhammo vipariṇāmadhammoti?.

Hữu là vô thường, là hữu vi do duyên sinh khởi, là pháp hư hoại, già cỗi, không dính mắc (virāga), diệt mất, thay đổi, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Puggalopi anicco saṅkhato paṭiccasamuppanno khayadhammo vayadhammo virāgadhammo nirodhadhammo vipariṇāmadhammoti?.

Người là vô thường, là hữu vi do duyên sinh khởi, là pháp hư hoại, già cỗi, không dính mắc (virāga), diệt mất, thay đổi, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế.…pe….

 

Giải.

Hữu (bhava) có hai là nghiệp hữu và sinh hữu.

Nghiệp hữu là nghiệp dẫn đi tái sinh.

Sinh hữu là cảnh giới tái sinh.

Nghiệp hữusinh hữu đều không bền vững, có trạng thái thay đổi, tiêu hoại.

(T) hỏi “người nương chi mà vững còn?”. (P) đáp “nương hữu”.

((T) vấn nạn “hữu là vô thường. như vậy người là vô thường, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì tự phá hủy quan điểm của mình.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì rõ ràng “hữu là vô thường, người nương hữu để vững còn, tất nhiên người phải là vô thường”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

218. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?.

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu atthi koci sukhaṃ vedanaṃ vediyamāno ‘‘sukhaṃ vedanaṃ vediyāmī’’ti pajānātīti?.

Thật vậy, có người thọ hưởng lạc, biết rõ “ta đang thọ hưởng lạc”, phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Hañci atthi koci sukhaṃ vedanaṃ vediyamāno ‘‘sukhaṃ vedanaṃ vediyāmī’’ti pajānāti, tena vata re vattabbe – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Ngài thừa nhận, có người thọ hưởng lạc, biết rõ “ta đang thọ hưởng lạc”; do vậy nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

219. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?.

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu atthi koci dukkhaṃ vedanaṃ vediyamāno…pe… adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vediyamāno ‘‘adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vediyāmī’’ti pajānātīti?.

Thật vậy, có người nhận lãnh khổ …pe… nhận lãnh không khổ không lạc, biết rõ “ta đang nhận lãnh không khổ không lạc”, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Hañci atthi koci adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vediyamāno ‘‘adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vediyāmī’’ti pajānāti, tena vata re vattabbe – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Ngài thừa nhận có người nhận lãnh không khổ không lạc, biết rõ “ta đang nhận lãnh không khổ không lạc”, do vậy nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

220. Chánh kinh.

(T). Atthi koci sukhaṃ vedanaṃ vediyamāno ‘‘sukhaṃ vedanaṃ vediyāmī’’ti pajānātīti katvā tena ca kāraṇena puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

người thọ hưởng lạc, biết rõ “ta đang thọ hưởng lạc”, do vậy nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(P). Yo sukhaṃ vedanaṃ vediyamāno ‘‘sukhaṃ vedanaṃ vediyāmī’’ti pajānāti, sveva puggalo; yo sukhaṃ vedanaṃ vediyamāno ‘‘sukhaṃ vedanaṃ vediyāmī’’ti na pajānāti, na so puggaloti?.

Ai thọ hưởng lạc, biết rõ “ta đang thọ hưởng lạc” đó là người; ai thọ hưởng lạc, không biết rõ “ta đang thọ hưởng lạc” đó không phải là người, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế….pe…

(T). Yo dukkhaṃ vedanaṃ vediyamāno…pe… yo adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vediyamāno ‘‘adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vediyāmī’’ti pajānāti, sveva puggalo; yo adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vediyamāno ‘‘adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vediyāmī’’ti na pajānāti, na so puggaloti?.

Ai nhận lãnh khổ …pe… ai nhận lãnh không khổ không lạc, biết rõ “ta đang nhận lãnh không khổ không lạc” đó là người; ai nhận lãnh không khổ không lạc, không biết rõ “ta đang nhận lãnh không khổ không lạc” đó không phải là người, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

(P) nêu ra một sự thật là “người đang thọ hưởng lạc, biết “ta đang thọ hưởng lạc”, để biện minh cho quan điểm “người được nhận thấy …”.

Một sự thật khác hiển nhiên là “người đang thọ hưởng lạc, nhưng không biết “ta đang thọ hưởng lạc”, như vị Tử hoàng sơ sinh chẳng hạn.

(T) vấn nạn rằng: “người thọ hưởng lạc, biết rõ “ta đang thọ hưởng lạc” đó là người; ngược lại “người thọ hưởng lạc, không biết rõ “ta đang thọ hưởng lạc” đó không phải là người, phải không?

(P) phải đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

Phần còn lại hiểu tương tự như thọ lạc.

221. Chánh kinh.

(T). Atthi koci sukhaṃ vedanaṃ vediyamāno ‘‘sukhaṃ vedanaṃ vediyāmī’’ti pajānātīti katvā tena ca kāraṇena puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

người thọ hưởng lạc, biết rõ “ta đang thọ hưởng lạc”, do vậy nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Aññā sukhā vedanā, añño sukhaṃ vedanaṃ vediyamāno ‘‘sukhaṃ vedanaṃ vediyāmī’’ti pajānātīti?.

Thọ lạc là khác, người thọ hưởng lạc, biết rõ “ta đang thọ hưởng lạc” là khác, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế…pe…

(T). Aññā dukkhā vedanā…pe… aññā adukkhamasukhā vedanā, añño adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vediyamāno ‘‘adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vediyāmī’’ti pajānātīti?.

Thọ khổ là khác …pe… thọ không khổ không lạc là khác, người nhận lãnh không khổ không lạc, biết rõ “ta đang nhận lãnh không khổ không lạc” là khác, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

(T) hỏi “có người thọ hưởng lạc, biết rõ “ta đang thọ hưởng lạc”, do vậy nên nói “ngườiđược nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?”, để xác định lập luận của (P). và (P) thừa nhận “phải rồi”.

(T) vấn nạn “thọ lạc là khác, người là khác”, phải không?

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì tự mâu thuẩn với sự thừa nhận ở trên.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì như thế “người là thọ lạc, thọ lạc là vô thường, dĩ nhiên “người là vô thường”.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

Phần còn lại nên hiểu tương tự.

222. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?.

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu atthi koci kāye kāyānupassī viharatīti?.

Thật vậy, có người “quán thân trong thân”, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Hañci atthi koci kāye kāyānupassī viharati, tena vata re vattabbe – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Ngài thừa nhận, có người “quán thân trong thân”, do vậy nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

223. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?.

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu atthi koci vedanāsu…pe… citte… dhammesu dhammānupassī viharatīti?.

Thật vậy, có người “quán thọ… pe … “quán tâm …pe… “quán pháp trong pháp”, phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Hañci atthi koci dhammesu dhammānupassī viharati, tena vata re vattabbe – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Ngài thừa nhận, có người “quán pháp trong pháp”, do vậy nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

224. Chánh kinh.

(T). Atthi koci kāye kāyānupassī viharatīti katvā tena ca kāraṇena puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Có người “quán thân trong thân”, do nhân ấy “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Yo kāye kāyānupassī viharati, sveva puggalo; yo na kāye kāyānupassī viharati, na so puggaloti?.

Ai “quán thân trong thân” đó là người; ai không “quán thân trong thân” đó không phải là người, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

(T).Yo vedanāsu…pe… citte… dhammesu dhammānupassī viharati, sveva puggalo; yo na dhammesu dhammānupassī viharati, na so puggaloti?.

Ai “quán thọ …pe… ai “quán tâm … ai “quán pháp trong pháp” đó là người; ai không “quán pháp trong pháp” đó không phải là người, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

225. Chánh kinh.

(T). Atthi koci kāye kāyānupassī viharatīti katvā tena ca kāraṇena puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Có người “quán thân trong thân”, do nhân ấy “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Añño kāyo, añño kāye kāyānupassī viharatīti?.

Thân là khác, “quán thân trong thân” là khác, phải không?,

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T). Aññā vedanā… aññaṃ cittaṃ… aññe dhammā, añño dhammesu dhammānupassī viharatīti?.

Thọ là khác … tâm là khác … pháp là khác, “quán pháp trong pháp” là khác, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Từ đoạn kinh văn 222 đến 225, cách lập luận tương tự như phần nói về “thọ lạc, thọ khổ và thọ phi khổ phi lạc”.

226. Chánh kinh.

(T). Puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nanu vuttaṃ bhagavatā –

‘‘Suññato lokaṃ avekkhassu; mogharāja sadā sato.

Attānudiṭṭhiṃ ūhacca; evaṃ maccutaro siyā.

Evaṃ lokaṃ avekkhantaṃ; maccurājā na passatī’’ti.

Attheva suttantoti?.

Đức Thế Tôn có dạy như thật rằng:

“Này Mogharāja; hãy nhìn đời trống rỗng.

Luôn luôn giữ chánh niệm; nhỗ lên ngã tùy kiến.

Như vậy vượt tử vong.

Hãy nhìn đời như vậy; thần chết không thấy được” (HT. TMC d)([51]).

Ý nghĩa này có trong Kinh điển, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tena hi na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Nếu vậy, không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

 

Giải.

Bản Sớ giải giải thích.

“Suññato lokaṃ avekkhassūti sattasuññatavasena khandhalokaṃ olokehīti attho.

“Hãy nhìn đời trống rỗng” là hãy nhìn chúng sinh cùng uẩn thế gian trống rỗng.

(T) dẫn ra Phật ngôn để cho thấy “người là trống rỗng”.

227. Chánh kinh.

(T). Puggalo avekkhatīti?. Người nhìn thấy phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Saha rūpena avekkhati, vinā rūpena avekkhatīti?.

Chung với sắc nhìn thấy hay không có sắc nhìn thấy?

(P). Saha rūpena avekkhatīti. Chung với sắc nhìn thấy.

(T). Taṃ jīvaṃ taṃ sarīranti?.

Sự sống là đó thân thể là đó, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(P). Vinā rūpena avekkhatīti.

Không có sắc nhìn thấy.

(T). Aññaṃ jīvaṃ aññaṃ sarīranti?.

Sự sống là khác, thân thể là khác phải không?

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

Với kệ ngôn “hãy nhìn đời trống rỗng”, nghĩa là “có người nhìn”.

Do vậy (T) hỏi “người nhìn thấy phải không?”.

“Chung với sắc (saha rūpena)” là “cùng với sắc”, nghĩa là “không thoát ra khỏi sắc”. Nghĩa là “người không thoát ra khỏi sắc”.

Sự sống (jīva) là chỉ cho tuổi thọ (āyu). Ngài Sāriputta (Xá-lợi-phất) có dạy Ngài Mahākoṭṭhita rằng:

Imāni kho āvuso pañc’indriyāni āyuṃ paṭicca tiṭṭhantīti.

“Này Hiền giả, năm quyền do duyên tuổi thọ, chúng an trú([52]).

Do duyên hơi nóng (usmā) tuổi thọ an trú, như lời Đức Sāriputta dạy:

Usmā āyuṃ paṭicca tiṭṭhantīti.

“Tuổi thọ do duyên hơi nóng an trú” (sđd).

Hơi nóng là vô thường, như vậy tuổi thọ cũng vô thường.

(T) hỏi “sự sống (jīva) là đó, thân thể là đó, phải không?”.

(P) không thể đáp “phải rồi”, vì rõ ràng sự sống và thân thể khác nhau.

Lại nữa, sự sống hay tuổi thọ là vô thường, thân thể cũng vô thường; người không tách lìa được thân thể. Như vậy, “người là vô thường”.

(P) cũng không thể đáp “không phải”, vì rõ ràng sự sống và thân thể gắn liền nhau, thân thể tồn tại do nương vào sự sống.

Do vậy, (P) đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

(P) lại chấp nhận “không có sắc nhìn thấy”.

Và (T) vấn nạn “sự sống là khác, thân thể là khác phải không?”.

(P) buộc phải đáp lấp lửng “không nên nói như thế”.

228. Chánh kinh.

(T). Puggalo avekkhatīti?. Người nhìn thấy phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Abbhantaragato avekkhati, bahiddhā nikkhamitvā avekkhatīti?.

Ở trong nhìn thấy hay ở ngoài nhìn thấy?

(P). Abbhantaragato avekkhatīti. Ở trong nhận thấy.

(P). Taṃ jīvaṃ taṃ sarīranti?.

Đó là sự sống, đó là thân thể phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(P). Bahiddhā nikkhamitvā avekkhatīti. Bên ngoài nhận thấy.

(T). Aññaṃ jīvaṃ aññaṃ sarīranti?.

Sự sống là khác, thân thể là khác phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe….

 

Giải.

“Ở trong” là ở bên trong ngũ uẩn.

“Ở ngoài” là ở bên ngoài ngũ uẩn.

Cả hai đều sai lầm. Đức Phật có khiển trách Tôn giả Anurādha rằng:

‘Taṃ kiṃ maññasi, anurādha, rūpasmiṃ tathāgatoti samanupassasī’’ti?.

“Này Anurādha, ngươi nghĩ sao? Ngươi có quán Như lai ở trong sắc không?

No hetaṃ, bhante.

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

Aññatra rūpā tathāgatoti samanupassasī’’ti? .

Ngươi có quán Như lai ở ngoài sắc không?.

No hetaṃ, bhante.

– Thưa không, bạch Thế Tôn …”([53]).

Do vậy, cho dù (P) trả lời “ở trong nhìn thấy” hay “ở ngoài nhìn thấy” đều sai lầm.

Phần còn lại hiểu tương tự như đã giải ở trên.

229. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?.

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu bhagavā saccavādī kālavādī bhūtavādī tathavādī avitathavādī anaññathavādīti?.

Thật vậy, Đức Thế Tôn nói chân thật, nói đúng thời, nói đúng đắn, nói như thật, nói không thay đổi, nói không thành khác, phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Vuttaṃ bhagavatā – ‘‘atthi puggalo attahitāya paṭipanno’’ti. Attheva suttantoti?.

Đức Thế Tôn có dạy: “Có người thực hành vì tự lợi”, ý nghĩa này có trong Kinh điển, phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Tena hi puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti.

Do vậy nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

230. Chánh kinh.

(P). Na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti?.

Không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(P). Nanu bhagavā saccavādī kālavādī bhūtavādī tathavādī avitathavādī anaññathavādīti?.

Thật vậy, Đức Thế Tôn nói chân thật, nói đúng thời, nói đúng đắn, nói như thật, nói không thay đổi, nói không thành khác, phải không?.

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Vuttaṃ bhagavatā – ‘‘ekapuggalo, bhikkhave, loke uppajjamāno uppajjati bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussāna’’nti. Attheva suttantoti?.

Đức Thế Tôn có dạy: “Này các Tỳ-khưu, một người xuất hiện ở đời, sự xuất hiện mang lại hạnh phúc cho đa số, mang lại am lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và nhân loại”([54]).

Ý nghĩa này có trong Kinh điển phải không?

(T). Āmantā. Phải rồi.

(P). Tena hi puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti.

Do vậy nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

231. Chánh kinh.

(T). Puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nanu bhagavā saccavādī kālavādī bhūtavādī tathavādī avitathavādī anaññathavādīti?.

Đức Thế Tôn nói chân thật, nói đúng thời, nói đúng đắn, nói như thật, nói không thay đổi, nói không thành khác, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Vuttaṃ bhagavatā – ‘‘sabbe dhammā anattā’’ti . Attheva suttantoti?.

Đức Thế Tôn có dạy: “Các pháp là vô ngã”([55]).

Ý nghĩa này có trong Kinh điển phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tena hi na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Do vậy không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

 

Giải.

Bản Sớ giải giải thích.

Anattāti attanā jīvena puggalena rahito. Ekadhammepi puggalo natthīti attho.

Vô ngã” là sự tồn tại bản ngã hay người không có. Nghĩa là không có “người’ là một pháp như vậy.

232. Chánh kinh.

(T). Puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nanu bhagavā saccavādī kālavādī bhūtavādī tathavādī avitathavādī anaññathavādīti?.

Đức Thế Tôn nói chân thật, nói đúng thời, nói đúng đắn, nói như thật, nói không thay đổi, nói không thành khác, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Vuttaṃ bhagavatā – ‘‘dukkhameva uppajjamānaṃ uppajjati, dukkhameva nirujjhamānaṃ nirujjhatīti na kaṅkhati na vicikicchati, aparappaccayaññāṇamevassa ettha hoti. Ettāvatā kho, kaccāna, sammādiṭṭhi hotī’’ti. Attheva suttantoti?.

Đức Thế Tôn có dạy: “Với ai nghĩ rằng: “Cái gì khởi lên là khổ”, “cái gì diệt là khổ”, vị ấy không có phân vân, nghi hoặc,trí ở đây không nương nhờ người khác. Cho đến như vậy, này Kaccāna, là chánh trí” (HT.TMC d)([56]).

Ý nghĩa này có trong Kinh điển phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tena hi na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Do vậy không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

233. Chánh kinh.

(T). Puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nanu vajirā bhikkhunī māraṃ pāpimantaṃ etadavoca –

‘‘Kinnu sattoti paccesi, māra diṭṭhigataṃ nu te;

Suddhasaṅkhārapuñjoyaṃ, nayidha sattupalabbhati.

‘‘Yathā hi aṅgasambhārā, hoti saddo ratho iti;

Evaṃ khandhesu santesu, hoti sattoti sammuti.

‘‘Dukkhameva hi sambhoti, dukkhaṃ tiṭṭhati veti ca;

Nāññatra dukkhā sambhoti, nāññaṃ dukkhā nirujjhatī’’ti.

Attheva suttantoti?.

Tỳ-khưu ni Vajirā biết “đây là Ác ma”, trả lời bằng kệ ngôn:

“Sao ngươi nói hoài, đến hai chữ chúng sinh.

Phải chăng này Ác ma, ngươi rơi vào tà kiến.

Đây quy tụ các hành, chúng sinh được hình thành.

Như bộ phận quy tụ, tên xe được nói lên.

Cũng vậy uẩn quy tụ, thông tục gọi chúng sinh.

Chỉ có khổ được sinh, khổ tồn tại khổ diệt.

Ngoài khổ không gì sinh, ngoài khổ không gì diệt (HT. TMC d)([57]).

Ý nghĩa này có trong Kinh điển phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tena hi na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Do vậy không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

234. Chánh kinh.

(T). Puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nanu āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘‘suñño loko suñño loko’ti, bhante, vuccati. Kittāvatā nu kho, bhante, ‘suñño loko’ti vuccatī’’ti?.

Tôn giả Ānanda có bạch hỏi Đức Thế Tôn: “Trống không là thế giới, trống không là thế giới”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi trống không là thế giới?.

‘‘Yasmā kho, ānanda, suññaṃ attena vā attaniyena vā, tasmā ‘suñño loko’ti vuccati.

Vì rằng, này Ānanda,thế giới là không tự ngã hay không thuộc tự ngã, nên thế giới được gọi là trống không.

Kiñcānanda, suññaṃ attena vā attaniyena vā?.

Và cái gì, này Ānanda, là không tự ngã hay không thuộc tự ngã?.

Cakkhuṃ kho, ānanda, suññaṃ attena vā attaniyena vā, rūpā suññā…pe… cakkhuviññāṇaṃ suññaṃ… cakkhusamphasso suñño… yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā, tampi suññaṃ attena vā attaniyena vā,

Mắt, này Ānanda, là không tự ngã hay không thuộc tự ngã, sắc là không … pe… nhãn thức là không … nhãn xúc là không … Do duyên nhãn xúc, sinh khởi thọ lạc hay thọ khổ hoặc thọ không lạc không khổ; thọ ấy không là tự ngã hay không thuộc tự ngã,

sotaṃ suññaṃ…pe… saddā suññā… ghānaṃ suññaṃ… gandhā suññā… jivhā suññā… rasā suññā… kāyo suñño… phoṭṭhabbā suññā… mano suñño… dhammā suññā… manoviññāṇaṃ suññaṃ… manosamphasso suñño…

Tai là không …pe… âm thanh là không … mũi là không … mùi là không … lưỡi là không … vị là không … thân là không …. đụng chạm là không … ý là không … pháp là không … ý thức là không … ý xúc là không …

yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā, tampi suññaṃ attena vā attaniyena vā.

Do duyên ý xúc, sinh khởi thọ lạc hay thọ khổ hoặc thọ không lạc không khổ; thọ ấy không là tự ngã hay không thuộc tự ngã.

Yasmā kho, ānanda, suññaṃ attena vā attaniyena vā, tasmā ‘suñño loko’ti vuccatī’’ti.

Vì rằng, này Ānanda, không có tự ngã hay không thuộc tự ngã, nên được gọi trống không là thế giới”([58]).

Attheva suttantoti?.

Ý nghĩa này có trong Kinh điển phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tena hi na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Do vậy không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

235. Chánh kinh.

(T). Puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nanu bhagavā saccavādī kālavādī bhūtavādī tathavādī avitathavādī anaññathavādīti?.

Đức Thế Tôn nói chân thật, nói đúng thời, nói đúng đắn, nói như thật, nói không thay đổi, nói không thành khác, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Vuttaṃ bhagavatā – ‘‘attani vā, bhikkhave, sati ‘attaniyaṃ me’ti assā’’ti?.

‘‘Evaṃ, bhante’’.

Đức Thế Tôn có dạy: “Này các Tỳ-khưu, nếu có ta thì có cái thuộc của ta không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

‘‘Attaniye vā, bhikkhave, sati ‘attā me’ti assā’’ti?.

‘‘Evaṃ, bhante’’.

– Này các Tỳ-khưu, nếu có cái của ta thì có cái ta không?

Thưa có, bạch Thế Tôn.

‘‘Attani ca, bhikkhave, attaniye ca saccato thetato anupalabbhiyamāne yampidaṃ diṭṭhiṭṭhānaṃ- ‘so loko so attā so pecca bhavissāmi nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo, sassatisamaṃ tatheva ṭhassāmīti – ‘nanvāyaṃ, bhikkhave, kevalo paripūro bāladhammo’’’ti?.

Này các Tỳ-khưu, nếu tacủa ta không được chấp nhận là thường còn, thường hằng thì “kiến xứ (diṭṭhiṭṭhānaṃ)” này – “Đây là thế giới, đây là ta , sau khi chết ta thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, ta sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi”. Này các Tỳ-khưu, kiến xứ ấy là hoàn toàn vượt khỏi ngu si không?.

‘‘Kiñhi no siyā, bhante, kevalo hi, bhante, paripūro bāladhammo’’ti.

– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể hoàn toàn vượt khỏi ngu si được”([59]).

Attheva suttantoti?.

 

Ý nghĩa này có trong Kinh điển phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tena hi na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Do vậy không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

236. Chánh kinh.

(T). Puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nanu bhagavā saccavādī kālavādī bhūtavādī tathavādī avitathavādī anaññathavādīti?.

Đức Thế Tôn nói chân thật, nói đúng thời, nói đúng đắn, nói như thật, nói không thay đổi, nói không thành khác, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Vuttaṃ bhagavatā – ‘‘tayo me, seniya, satthāro santo saṃvijjamānā lokasmiṃ. Katame tayo?.

Đức Thế Tôn có dạy: “Có ba hạng Giáo chủ xuất hiện trong đời. Thế nào là ba?.

Idha, seniya, ekacco satthā diṭṭheva dhamme attānaṃ saccato thetato paññāpeti, abhisamparāyañca attānaṃ saccato thetato paññāpeti.

Ở đây, có Bậc Đạo sư tuyên bố (paññāpeti) chủ thuyết “có bản ngã (attānaṃ)”, thường còn đời này, tuyên bố “có bản ngã” thường còn đời sau.

Idha pana, seniya, ekacco satthā diṭṭheva hi kho dhamme attānaṃ saccato thetato paññāpeti, no ca kho abhisamparāyaṃ attānaṃ saccato thetato paññāpeti.

Ở đây, có Bậc Đạo sư khác tuyên bố chủ thuyết “có bản ngã”thường còn đời này, tuyên bố “có bản ngã” không thường còn đời sau.

Idha pana, seniya, ekacco satthā diṭṭhe ceva dhamme attānaṃ saccato thetato na paññāpeti, abhisamparāyañca attānaṃ saccato thetato na paññāpeti.

Ở đây, có Bậc Đạo sư không tuyên bố chủ thuyết “có bản ngã” trường tồn đời này; không tuyên bố có bản ngã thường còn đời sau.

Tatra, seniya, yvāyaṃ satthā diṭṭhe ceva dhamme attānaṃ saccato thetato paññāpeti, abhisamparāyañca attānaṃ saccato thetato paññāpeti – ayaṃ vuccati, seniya, satthā sassatavādo.

Bậc Đạo sư tuyên bố chủ thuyết “có bản ngã”thường còn đời này, tuyên bố “có bản ngã” thường còn đời sau. Đó là Bậc Đạo sư chủ trương thường kiến.

Tatra, seniya, yvāyaṃ satthā diṭṭheva hi kho dhamme attānaṃ saccato thetato paññāpeti, no ca kho abhisamparāyaṃ attānaṃ saccato thetato paññāpeti – ayaṃ vuccati, seniya, satthā ucchedavādo.

Bậc Đạo sư tuyên bố chủ thuyết “có bản ngã”thường còn đời này, tuyên bố “có bản ngã” không thường còn đời sau. Đó làBậc Đạo sư chủ trương đoạn kiến.

Tatra, seniya, yvāyaṃ satthā diṭṭhe ceva dhamme attānaṃ saccato thetato na paññāpeti, abhisamparāyañca attānaṃ saccato thetato na paññāpeti – ayaṃ vuccati, seniya, satthā sammāsambuddho.

Bậc Đạo sư không tuyên bố chủ thuyết “có bản ngã” trường tồn đời này; không tuyên bố có bản ngã thường còn đời sau. Đó là Bậc Đạo sư Chánh Đẳng Giác.

Ime kho, seniya, tayo satthāro santo saṃvijjamānā lokasmi’’nti

Như thế, có ba Bậc Đạo sư xuất hiện trong đời([60]).

Attheva suttantoti?.

Ý nghĩa này có trong Kinh điển phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Tena hi na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Do vậy không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

237. Chánh kinh.

(T). Puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nanu bhagavā saccavādī kālavādī bhūtavādī tathavādī avitathavādī anaññathavādīti?.

Đức Thế Tôn nói chân thật, nói đúng thời, nói đúng đắn, nói như thật, nói không thay đổi, nói không thành khác, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Vuttaṃ bhagavatā – ‘‘sappikumbho’’ti?.

Đức Thế Tôn có dạy : “Nồi sữa trong”, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi koci sappissa kumbhaṃ karotīti?.

Có người làm “bình sữa trong”, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế …pe…

(T), Tena hi na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Do vậy không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

 

Giải.

Sữa tươi được vắt từ bò sữa, để lâu tự trở thành sữa chua, rồi sữa trong (sappi), không có người làm.

Ý nghĩa còn lại cũng dễ hiểu.

238. Chánh kinh.

(T). Puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenāti?.

Người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Nanu bhagavā saccavādī kālavādī bhūtavādī tathavādī avitathavādī anaññathavādīti?.

Đức Thế Tôn nói chân thật, nói đúng thời, nói đúng đắn, nói như thật, nói không thay đổi, nói không thành khác, phải không?.

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Vuttaṃ bhagavatā – ‘‘telakumbho… madhukumbho… phāṇitakumbho… khīrakumbho… udakakumbho… pānīyathālakaṃ… pānīyakosakaṃ… pānīyasarāvakaṃ… niccabhattaṃ… dhuvayāgū’’ti?.

Đức Thế Tôn có dạy : “Nồi dầu … nồi mật … nồi nước mía … nồi sữa … nồi nước … chung nước uống … bình nước uống … ly nước uống … bát cơm … nồi cháo bổ, phải không?

(P). Āmantā. Phải rồi.

(T). Atthi kāci yāgu niccā dhuvā sassatā avipariṇāmadhammāti?.

Có loại cháo bổ là thường, trường tồn, không thay đổi, phải không?.

(P). Na hevaṃ vattabbe. Không nên nói như thế .…Pe….

(T). Tena hi na vattabbaṃ – ‘‘puggalo upalabbhati saccikaṭṭhaparamatthenā’’ti.

Do vậy không nên nói “người được nhận thấy là sự thật cao tột, chân thể tuyệt đối”.

(Tóm gọn – saṃkhittaṃ).

Dứt nhân ngữ (puggalakathā niṭṭhitā).

Soạn xong vào ngày 15-3 năm Giáp ngọ

(Nhằm ngày 14-4-2014).

([1])– S.ii. Tương ưng vô thỉ (anamataggasaṃyuttaṃ). Kinh Người (puggalasuttaṃ). Itvu. Kệ ngôn 25.

([2])– S.ii. 179. Tương ưng Vô thỉ (anamataggasaṃyuttaṃ). Kinh Quả đất (pathavīsuttaṃ) .

([3])– M.iii. Cūḷakammavibhaṅgasuttaṃ ( Phân tích nghiệp tiểu kinh).

([4])– D.i. Brahmajālasuttanta (kinh Phạm Võng), số 31.

([5])– A.ii. Chương 7 pháp . Sattasūriyasuttaṃ (kinh Bảy mặt trời).

([6])– Puggalapaññatti. Chương ba pháp.

([7])Nd.ii.307; KhA.123.

([8])- Có hạng chư thiên địa cầu hay chư thiên Tứ đại vương vẫn có thể bị người giết chết được- Ns.

([9])– Xem D. iii. Lakkhaṇasuttanta (Tướng kinh).

([10])– Xem M.iii. Cūḷakammavibhaṅgasuttaṃ ( Phân tích nghiệp tiểu kinh).

([11])– Xem Ḍi. Brahmajālasuttanta (Kinh Phạm Võng), đoạn 23.

([12])– Chử virāga nghĩa là “ly tham, vô nhiễm” được dùng cho danh pháp. Ở đây chỉ cho sắc pháp, nên dịch là “ không dính mắc”.

([13])– Màu xanh ở đây chỉ cho da xanh nhạt, màu da xanh tái. Thân Ngài Moggallāna (Mục-Kiền-Liên) có màu da này.

([14])– HT. TMC (d). D.ii. Mahāparinibbānasutanta (kinh Viên tịch).

([15])– Xem Bản Sớ giải kinh Pháp cú.

([16])– A.i. 33. Chương một pháp. Phẩm Makkhali (Makkhalivaggo).

([17])– Thọ vô ký lả thọ không thiện cũng không bất thiện – Nṣ

([18])– Ud. 43. Chương V. Suppabuddhakuṭṭhisuttaṃ (kinh Suppabuddha người cùi), kệ ngôn số 43.

([19])– Xem Đại Trưởng lão Bửu Chơn (d), Kho tàng pháp bảo. Chương 5 pháp.

([20])– Xem DhpA. Kệ ngôn số 1.

([21])– A.i. 30. (9), Chương một pháp.

([22])– A.i. 30.(7) . Chương một pháp.

([23])– A.i. 30 (8).

([24])– Đọc giả nên ghi nhận: “Đời sống sắc pháp dài hơn đời sống tâm pháp mười bảy lần”, nghĩa là: Khi sắc pháp sinh lên rồi diệt đi, bấy giờ đã có 17 sátna tâm sinh lên rồi diệt đi.

([25])­- M.i. Cūḷasaccakasuttaṃ (Saccaca Tiểu kinh).

([26])– M.i. Dvedhāvitakkasuttaṃ (Kinh Song tầm). số 213.

Chữ kamma nghĩa thông thườpng là “việc làm, hành động”.

([27])– A.vi. 63.Chương sáu pháp. Nibbedhikasutte.

([28])– Maṅgalasutta (kinh Hạnh phúc).

([29])– Dhp. Câu số 279.

([30])– M.iii. Cūḷakammavibhaṅgasuttaṃ (kinh Phân tích tiểu nghiệp).

([31])– Mahāpathavī (địa đại) còn ngầm mang ý nghĩa là “quả địa cầu”- Ns.

([32])­­­– Tejo nghĩa gốc là “nhiệt lượng”, còn aggi mới là lửa.

([33])– Vipāka = vi (khác biệt) +pāka (sự chín muồi). Vipāka là nghiệp cho quả khác thời gian (dị) đã đến lúc chín muồi (thục), dịch là quả dị thục – Ns..

([34])– A.ii. 235.

([35])– Xem DhpA. Kệ ngôn số 219-220.

([36])– M.iii. Kinh Phân tích Đại nghiệp (Mahākammavibhaṅgasuttaṃ).

([37])– Xem HT.TMC (d). M.iii. Mahākammavibhaṅgasuttaṃ (kinh Phân tích Đại nghiệp).

([38])– VvA (Sớ giải chuyện Thiên cung). Maṇḍukadevavimāna (Thiên cung Thiên tử Ếch).

([39])– Dhp. Kệr ngôn số 18.

([40])– Dhp. Kệ ngôn số 159.

([41])– A.iii. 205. Chương bốn pháp. Attantapasuttaṃ (kinh Tự hành khổ mình).

([42])– M.iii. Mahākammavibhaṅgasuttaṃ (kinh Phân tích Đại nghiệrp).

([43])– M.iii. Mahākammavibhaṅgasuttaṃ (kinh Phân tích Đại nghiệp).

([44])– Paṭisambhidāmagga . Iddhikathā (Giảng về thần thông).

([45])– Htvā là abs của hoti, có nghĩa là “đang có, được”.

([46])– M.i. 125.

([47])– A.iii. 47. Chương ba pháp. Kinh Tướng hữu vi. (Saṅkhatalakkhaṇasuttaṃ).

([48])A.iii.48. Chương ba pháp. Kinh Tướng vô vi. (Asaṅkhatalakkhaṇasuttaṃ).

([49])– S.i. 174. Vajirāsuttaṃ (kinh Vajirā).

([50])– HT. TMC (d). S.iv.380. Anurādha.

([51])– Su. 1125.; Cūḷani. 88. Mogharājamāṇavapucchā.

([52])– M.i. Mahāvedallasuttaṃ (kinh Đại Phương Quảng).

([53])– HT. TMC (d). S.iv.380. Anurādha.

([54])– A.i. 170. Chương một pháp. Phẩm Một người (ekapuggalavaggo).

([55])– M.i. 356; Dhp. 279.

([56])S.ii.215. Kinh Channa (Channasuttaṃ).

([57])– S.i. 171.

([58])– S,iv. 85. Kinh Trống không là thế giới (Suññatalokasuttaṃ).

([59])– M.i. 244. Kinh Ví dụ con rắn (Alagaddūpamasuttaṃ).

([60])– Pu. 131.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app