Nội Dung Chính
BÀI HỌC SỐ 12
Thứ Bảy, 19-09-2020
ĐỘNG TỪ (Ākhyāta) (tiếp theo)
8. Hoàn thành khứ – Perfect (parokkhā):
ban đầu được dùng để chỉ 1 quá khứ bất định với đặc điểm là láy âm (reduplication) của ngữ căn. Thì này rất hiếm xuất hiện trong Pāli ngữ.
Quy tắc Láy âm:
- (1) Láy âm bao gồm việc gấp đôi phụ âm đầu của ngữ căn với 1 nguyên âm theo sau nó. Nếu ngữ căn ấy bắt đầu bằng 1 nguyên âm, thì nguyên âm đó được lặp lại. Ví dụ: √ah (nói) => āha
- (2) Âm yết hầu (k, kh, g, gh, ṅ) bị láy âm bởi âm vòm họng (c, ch, j, jh, ñ) theo cùng cột dọc., ví dụ: √gam (đi) => jagama
- (3) Âm không bật hơi (không có ‘h’) luôn bị láy âm bởi âm không bật hơi hay láy âm bởi chính nó, ví dụ: √budh (giác ngộ) => buboddha
- (4) Phụ âm ‘h’ ở đầu ngữ căn bị láy âm bởi phụ âm ‘j’, ví dụ: √har (mang) => jahāra
- (5) Âm bật hơi (có ‘h’) bị láy âm bởi âm không bật hơi của chính nó, ví dụ: √chid(cắt/chặt) => cicheda
- (6) ‘v’ thường bị láy âm bởi ‘u’, ví dụ: √vas (sống) => uvāsa
- (7) Trường nguyên âm bị làm ngắn trong âm tiết được láy âm, tức là:(a) a hoặc ā lấy a trong sự láy âm, ví dụ: √khan (đào) => cakhana (b) đôi khi i hoặc ī lấy i, ví dụ: √kit (điều trị) => cikiccha
(c) u hoặc ū lấy u nhưng đôi khi là a
(d) i đôi khi bị đổi thành e, ví dụ: √chid (cắt/chặt) => cicheda
(e) u đôi khi bị đổi thành o, ví dụ: √suc (than khóc) => susoca
(f) đôi khi a của ngữ căn trước 1 phụ âm bị làm dài thành ā, ví dụ: √har (mang) => jahāra
Cách thành lập:
Láy âm Ngữ căn Biến tố động từ ga √gam>gacch a gagaccha (nó đã đi)
Một số động từ cơ bản kết thúc với ‘ā, e, o’, ví dụ:
√kī hoặc kiṇā (mua), parassapada |
√dis hoặc dese (thuyết), parassapada |
√kar hoặc karo (làm), parassapada |
|||
Số ít |
Số nhiều |
Số ít |
Số nhiều |
Số ít |
Số nhiều |
- I kikiṇa, kikiṇaṃ
- II kikiṇe
- III kikiṇa
kikiṇimha
kikiṇittha
kikiṇu, kikiṇū
didesesa, didesesaṃ
didesese didesesa
didesesimha
didesesittha
didesesu, didesesū
cakara, cakarimha cakaraaṃ
cakare cakarittha
cakara cakaru, cakarū
Các điểm lưu ý giữa Bất định khứ, Bất thành khứ và Hoàn thành khứ
Bất định khứ – Aorist (ajjattanī): diễn tả quá khứ vừa xảy ra. Đây là thì quá khứ thật duy nhất trong Pāli ngữ và được dùng rất phổ biến.
Bất thành khứ – Imperfect (hiyyattanī): ban đầu được dùng để chỉ 1 quá khứ xác định. Hoàn thành khứ – Perfect (parokkhā): ban đầu được dùng để chỉ 1 quá khứ bất định với đặc điểm là gấp đôi ngữ căn. Thì này rất hiếm xuất hiện trong Pāli ngữ.
Các từ vĩ ngôi của hiyyattanī và ajjattanī được kết hợp lẫn lộn khiến các văn phạm gia khó xác định được đâu là hiyyattanī và ajjattanī, nhưng nói chung ajjattanī đã thay thế hiyyattanī. Điểm khác biệt có thể tạm nhận thấy giữa chúng là hiyyattanī thường được tạo nên từ động từ cơ bản, còn ajjattanī thì từ ngữ căn.
9. Nguyên Mẫu/Vô định (Infinitive):
1. Động từ nguyên mẫu thường được hình thành bởi hậu tố ‘tuṃ’, còn ‘tave, tuye, yāye’ cũng được dùng nhưng ít gặp. Hậu tố ‘tuṃ’ có thể
- (a) nối với ngữ căn hoặc động từ cơ bản bằng bằng nguyên âm ‘i’, ví dụ: √pac => pacituṃ
- (b) nối trực tiếp với các ngữ căn có từ vĩ ā, ví dụ: √dā => dātuṃ
- (c) từ vĩ ‘i, ī’ của các ngữ căn bị đổi thành e; và từ vĩ ‘u, ū’ bị đổi thành o, ví dụ: √ji =>jetuṃ; √su => sotuṃ
- (d) chữ ‘t’ của tuṃ bị đồng hoá với phụ âm cuối của ngữ căn và ngược lại, ví dụ: √labh =>laddhuṃ; √bhuj => bhottuṃ
√dā+tuṃ = dātuṃ √bhuj+tuṃ = bhottuṃ paca+(i)+tuṃ = pacituṃ
2. Nguyên mẫu được dùng để chỉ ‘mục/chủ đích’ ở cả thể năng động và bị động, ví dụ: ūyyānapālo chaḍḍetuṃ upāyaṃ na passati (người giữ vườn không thấy cách nào khác nên ném (nó) đi); taṃ gantuṃ, na dassāmi (tôi sẽ không để hắn đi)
3. Nguyên mẫu được dùng với các động từ có nghĩa ‘mong muốn, cố gắng, bắt đầu, có thể’, ví dụ: sā rodituṃ ārabhi (cô ấy đã bắt đầu khóc); na koci mayā saddhiṃ sallapituṃ sakkoti (không ai có thể trò chuyện được với tôi); sā pavisituṃ na icchati (cô ấy không muốn vào); so taṃ ukkhipituṃ ussahati (hắn đã cố gằn nhấc nó lên)
4. Nguyên mẫu kết hợp với động từ dadāti (cho) mang nghĩa ‘cho phép’ và với động từ labhati (được, có) mang nghĩa ‘được phép’, ví dụ: taṃ paharituṃ na dassāmi (tôi sẽ không cho phép đánh hắn); gehā nikkhamituṃ alabhanto (không được phép ra khỏi nhà)
5. Các động từ như vaṭṭati (thích hợp, cần phải) và các tính từ như yuṭṭo (thích/phù hợp) được sử dụng nhiều với Nguyên mẫu; trong trường hợp vaṭṭati, công cụ cách được dùng cho người phải thực hiện hành động, ví dụ: ettha dāni mayā vasituṃ vattati (bây giờ nó cho tôi sống). Nó cũng được dùng bâng quơ như: taṃ harituṃ vaṭṭati (tốt nhất là giết nó); evaṃ kathetuṃ na yuṭṭaṃ (nói như vậy là không đúng).
6. Các bất viến từ labbha (có thể, được phép) và sakkā (có thể) được dùng với Nguyên mẫu: sakkā được dùng nhiều như vaṭṭati cho cả thể năng động lẫn bị động với động từ hoti theo sau, ví dụ: sakkā hoti methunaṃ dhammaṃ paṭisevituṃ (có thể phạm tà dâm); daṃ na labbhhā evaṃ katuṃ (không thể làm theo cách này được)
ngữ căn đơn âm+tuṃ |
ngữ căn đa âm+tuṃ |
động từ cơ bản+tuṃ |
7. When kāmo (muốn, ao ước) kết hợp với Nguyên mẫu, thì ‘ṃ’ của nguyên mẫu bị xoá bỏ, ví dụ: devatāya balikammaṃ kāretukāmo (muốn cúng dường đến Thiên nhân)
8. Tặng cách (āya) của danh từ thường được dùng với Nguyên mẫu. Một số động từ nguyên mẫu:
√dā (cho) => dātuṃ
√ji (chiến thắng) => jetuṃ
√ṭhā (đứng) => ṭhātuṃ
√yā (đi) => yātuṃ
√nī (dẫn/hướng đến) => netuṃ √su (nghe) => sotuṃ
√labh (có/đạt được) => laddhuṃ √bhuj (ăn) => bhottuṃ
pa+√āp (chứng đạt) => pattuṃ
Các ví dụ về động từ nguyên mẫu:
√gam (đi) => gantuṃ
√i (đi) => etuṃ
√sī (nằm, ngủ) => setuṃ √chid (cắt, chặt) => chettuṃ √ñā (biết) => nātuṃ
√kī (mua) => ketuṃ vi+√kī (bán) => vikketuṃ √kar (làm) => kātuṃ √han (giết) => hantuṃ
- Atippago kho tāva sāvatthiyaṃ piṇḍāya carituṃ, yaṃ nūna mayaṃ yena aññatitthiyānaṃ paribbājakānaṃ ārāmo tenupasaṅkameyyāma (tena+upasaṅkameyyāma).
(Hiện giờ còn rất sớm để đi khất thực, hay là chúng ta nên đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo.) - Ahaṃ ekaṃ rattindivaṃ ekantasukhaṃ paṭisaṃvedī viharituṃ pahodi. (Ta có thể sống cảm nghiệm thuần tuý lạc luôn cả ngày đêm.)
- Atha kho bhagavā āyasmatā ānandena saddhiṃ yena pubbakoṭṭhako tenupasaṅkami gattāni parisiñcituṃ.
(Khi ấy, Thế Tôn cùng với tôn giả Ānanda đã đi đến Pubbakoṭṭhaka để tắm rửa.) - Dhanavanto bhātarānaṃ dhanaṃ dātuṃ na icchanti. (Các phú gia không muốn cho tài sản của người anh trai.)
- Kumārī alātaṃ ānetvā bhattaṃ pacituṃ aggiṃ jālessati. (Cô thiếu nữ sẽ mang cũi về và nhóm lửa để nấu cơm.)
Ngữ vựng:
atippaga (bbt): rất sớm
tāva (trt): giờ đây, hiện giờ
piṇḍa (nt): nắm thức ăn
piṇdāya carati: đi khất thực
aññatitthiya (nt): ngoại đạo upasaṅkamati (upa+saṃ+√kam+a+ti): đi đến
ratti (nut): đêm
diva (trut): ngày
ekanta (tt): vô cùng, rất
sukha (trut): sự an lạc
paṭisaṃvedin (tt): cảm thọ, kinh nghiệm
pahoti (pa+√hū+a+ti): có thể
gatta (trut): thân thể
parisiñcati (pari+√sic+ṃ-a+ti): tắm, rửa ráy
dhanavant (tt): người có tài, giàu có bhātu (nt): anh trai
dhana (trut): tài sản
icchati (√is+a+ti): muốn, ao ước
kumārī (nut): thiếu nữ
alāta (trut): cũi
āneti (ā+(√ni+a+ti): mang/đem về bhatta (trut): thức ăn
aggi (nt): lửa
jāleti (√jal+e+ti): thắp, đốt
10. Bất biến quá khứ phân từ/Danh động từ (Gerund):
1. Bbqkpt được hình thành bằng các hậu tố ‘tvā, tvāna, tūna, ya, tya’.
Nó là một bất biến từ và có bản chất của phân từ.
(a) Tvā thường được dùng hơn so với tvāna, tūna; thỉnh thoảng tūnaṃ được dùng thay cho tvā ở trong thể thơ hơn là thể văn xuôi.
(b) Ya không bị hạn chế sử dụng như tvāna, tūna. Trong Pāli, ya được thêm vào cả ngữ căn đơn âm hoặc ngữ căn kết hợp với tiền tố.
(c) Tya thường biến thành cca, ví dụ: pa+√i+tya = petya = pecca (sau khi xuất phát/khởi hành).
2. Hậu tố ‘tvā, tvāna, tūna’ có thể
(a) nối với ngữ căn bằng cách thêm ‘i’, ví dụ: √pac => pacitvā
(b) chữ ‘t’ của tvā đôi lúc bị đồng hoá với phụ âm cuối của ngữ căn, ví dụ: √labh =>
laddhā
(c) nguyên âm của ngữ căn được guṇa hoá, ví dụ: √nī => netvā
(d) đôi khi phụ âm cuối của ngữ căn bị xoá trước tvā, tvāna, tūna, ví dụ: √chid => chetvā (e) trường nguyên âm của ngữ căn bị làm ngắn trước tvā, tvāna, tūna, ví dụ: √bhī => bhitvā
√nī+tvā = netvā √labh+tvā= laddhā (ī>e) (bht>ddh)
Một số Bbqkpt ‘tvā, tvāna, tūna’:
√nī (dẫn/hướng đến) => netvā
√chid (chặt, cắt) => chetvā
√kar (làm) => katvā, kātūna, kattūna √ṭhā (đứng) => ṭhitvā, ṭhatvā
√bhī (sợ hãi) => bhitvā
√dā (cho) => datvā, daditvāna √bhuj (ăn) => bhutvā
pa+√āp (đạt, có được) => patvā
√ji (chiến thắng) => jetvā, jitvā √gam (đi) => gantvā
√ñā (biết) => ñatvā
√su (nghe) => sutvā, sotūna
√dis (thấy) => disvā
√kī (mua) => ketvā
√han (giết, hãm hại) => hantvā
3. Hậu tố ‘ya, tya’
paca+(i)+tvā= pacitvā
ngữ căn đơn âm+tvā, tvāna, tūna |
ngữ căn đa âm+tvā, tvāna, tūna |
động từ cơ bản+tvā, tvāna, tūna |
(a) ya chủ yếu được dùng với các ngữ căn có tiền tố, ví dụ: ni+√sic => nisiñciya (b) đôi khi, ya cũng được dùng với các ngữ căn đơn âm, ví dụ: √dā => ādāya (c) tya thường bị đổi thành cca, ví dụ: √han => āhacca
- (d) ya được thêm trực tiếp vào các ngữ căn với từ vĩ ‘ā’, ví dụ: √dā => ādāya
- (e) ya bị đồng hoá với phụ âm cuối của ngữ căn, ví dụ: √vis => pavissa
- (f) ya có thể được ghép với ngữ căn hoặc động từ cơ bản bằng cách thêm ‘i’ vào, ví dụ: √bhuj => bhuñjiya
abhi+√ñā+ya = abhiññāya pa+√vis+ya= pavissa bhuñja+(i)+ya = bhuñjiya Một số Bbqkpt ‘ya, tya’:
ngữ căn đơn âm+ya, tya |
ngữ căn đa âm+ya, tya |
động từ cơ bản+ya, tya |
√dā (cho) => ādāya
vi+√hā (từ/dứt bỏ) => vihāya
abhi+√ñā (biết, thắng tri) => abhiññāya
√gah (lấy, nhận) => gayha
√gam (đi) => gamma
pa+√vis (đi vào) => pavissa
ni+√sad (ngồi) => nisajja
pa+√i (đi) => pecca
ā+√han (đánh) => āhacca
ā+√har (mang/lấy đi) => āhacca
u+√ṭhā (đứng) => uṭṭhāya
pa+√āp (có/đạt được) => pappuyya (từ pappoti)
Nhận xét:
- (a) đôi khi bbqkpt được tạo nên bởi ya, nhưng ya lại bị xoá, chỉ còn lại ngữ căn, ví dụ: abhiññā (sau khi biết) = abhiññāya; anupādā (vô chấp) = anupādāya
- (b) một số ngữ căn có cả 2 loại từ vĩ bbqkpt ‘ya’ và ‘tvā’, và được nối bằng ‘i’, ví dụ: āruyhitvā (ā+√ruh+ya+(i)+tvā): sau khi trèo/đi lên
- (c) có một số dạng dị thường: disvā = daṭṭhu (sau khi thấy), pappuyya (sau khi chứng đạt)
3. Bbqkpt luôn diễn đạt một hành động được hoàn thành trước một hành động khác và thường được dịch là ‘sau khi’, ví dụ: gantvā (sau khi đi); hoặc được dịch cùng thì với động từ cuối của câu với việc thêm ‘và’, ví dụ: (so) gāmaṃ gantvā tatra nisīdati (hắn đi đến làng và ngồi ở đó; sau khi đến làng hắn ngồi ở đó)
4. Từ ‘va = eva’ theo sau bbqkpt có thể được dịch là ‘ngay khi’, ví dụ: taṃ vacanaṃ sutvā va (ngay khi hắn nghe những lời này)
5. Phân từ ‘api’ theo sau bbqkpt có thể được dịch là ‘mặc dù’, ví dụ: akataññū puggalo cakkavattirajjaṃ datvā pi tosetuṃ na sakkā (người vô ơn dù được phong vị Chuyển luân vương cũng không thể thoả mãn được)
6. Trước một bbqkpt, ‘a’ có thể được dịch là ‘không có, thiếu’, ví dụ: papañcaṃ akatvā (không có chậm trễ); ekaṃ pi akilametvā (không não hại dù chỉ 1 người)
7. Một số bbqkpt được dùng như giới từ; yếu tố chủ yếu của chúng là: patthāya (kể từ, bắt đầu từ, từ, sau đó); sandhāya (liên quan đến); ārabbha (liên quan đến); sañcicca (cố ý); asallakkhetvā (vô tình, không biết); nissāya, upanissāya (do, nhờ, gần); ādāya (với); paṭicca (bởi, nhờ); ṭhapetvā (ngoại trừ)
8. Đôi khi bbqkpt được dịch như hiện tại phân từ, ví dụ: āgantvā ahaṃ coraṃ passiṃ (khi đến tôi đã thấy tên trộm)
9. Bbqkpt có nghĩa thụ động, ví dụ: corajeṭṭhakena gahetvā (bị tên tướng cướp bắt giữ) Các ví dụ về động từ nguyên mẫu:
- Pathaviṃ pathavito saññatvā pathaviṃ maññati. (Vị ấy nhận thức đất từ đất và tưởng tượng về đất)
- Kiṃ hutvā kiṃ bhavissāmi nu kho ahaṃ anāgatamaddhānaṃ? (Ta đã là gì và sẽ là gì trong tương lai?)
- Yaṃnūnāhaṃ imaṃ piṇḍapātaṃ abhuñjitvā imināva (iminā+eva) jighacchādubbalyena evaṃ imaṃ rattindivaṃ vītināmeyyaṃ. (Hay là ta không nên ăn đồ khất thực này và có thể trải qua trọn đêm ngày này như vậy chỉ với sự đói khát, kiệt sức này?)
- Atha kho jāṇussoni brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami (tena+upasaṅkami), upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. (Khi ấy, bà-la-môn Jānussoni đã đi đến Thế Tôn, sau khi đến đã chào hỏi xã giaovới Thế Tôn.)
- Kumārā sīghaṃ dhāvitvā vāpiyaṃ kīḷitvā sanikaṃ gehāni agamiṃsu. (Các cậu bé đã chạy thật nhanh đến chơi ở ao nước rồi đi từ từ về nhà.)
Ngữ vựng:
pathavī (nut): đất
sañjānāti (saṃ+√ñā+nā+ti): nhận thức, tưởng tri
maññati (√man+ya+ti): suy nghĩ, tưởng tượng
anāgatamaddhāna (trong thời vị lai) = anāgata (tt) tương/vị lai+addhāna (trut) liên quan đến thời gian
kiṃ (đat): ai? cái gì?
piṇḍapāta (nt): đồ ăn khất thực
jighacchā (nut): sự đói
dubbalya (trut): sự yếu ớt
vītināmeti (vi+ati+√nam+e+ti): trải qua thời gian
upasaṅkamati (upa+saṃ+√kam+a+ti): đến gần
kumāra (nt): cậu bé, thiếu nam
sīghaṃ (trt): nhanh
dhāvati (√dhāv+a+ti): chạy
vāpi (nut): bể/ao nước
kīḷati (√kīḷ+a+ti): chơi, nô đùa
sanikaṃ (trt): chầm chậm, từ từ
geha (nt, trut): nhà
Đọc Hiểu Pali – Bài Học Số 13 – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)
BÀI HỌC SỐ 13
Thứ Bảy, 19-09-2020
CHUYỂN HOÁ BIẾN NGÔI
(derivative conjugation)
‘Chuyển hoá biến ngôi’ bắt nguồn từ ngữ căn đơn âm với sự bổ nghĩa của chính ngữ căn. Nó gồm có 5 loại: (1) Bị động, (2) Nguyên nhân, (3) Định danh, (4) Mong mỏi, và (5) Nhấn mạnh. Ngoại trừ Nguyên nhân, các động từ Phái sinh không được chia ở tất cả các thì và thể.
1. Bị động:
Động từ bị động được hình thành bằng cách thêm hậu tố ‘ya’ vào ngữ căn tạo nên Động từ cơ bản bị động với sự thêm vào từ vĩ ngôi thuộc thể Năng động và Phản thân. Động từ bị động thường được dịch là ‘bị, được’.
‘Ya’ được thêm vào ngữ căn theo 4 cách:
- trực tiếp sau ngữ căn kết thúc bằng nguyên âm, vd:
√dā => dīya, diyya (được cho); √su => sūya, suyya (được nghe); √nī => nīya, niyya (được dẫn đến); √bhū => bhūya (đã trở thành); √pā => pīya, piyya (được uống)…
- đối với ngữ căn kết thúc bằng phụ âm kép, ya được nối bằng i, i biến thành ī, vd:
√pucch => pucchīya (bị hỏi); √kar => karīya (được làm); √sar => sarīya (được nhớ); √vas => vasīya (được sống)…
- trực tiếp sau ngữ căn kết thúc bằng phụ âm, khi ấy y của ya bị đồng hoá với phụ âm cuối của ngữ căn, vd:
√pac => pacca (được nấu); √han => hañña (bị giết); √labh => labbha (đạt được); √khād => khajja (được ăn)…
- ‘Ya’ cũng được thêm vào Động từ cơ bản đặc biệt nhờ i đã được làm dài, vd:
√gam => gacchīya (được đi đến); √buddh => bujjhīya (được biết đến/giác ngộ); √is => icchīya (được mong mỏi)…
Nhận xét:
‘ī’ của ngữ căn trước ya được làm ngắn, y của ya được lặp lại. Thì Hoàn thành, Bất định khứ, Tương lai và Điều kiện của thể Phản thân (reflective) thường được dùng ở nghĩa bị động. Động từ bị động có thể có nhiều dạng từ cùng 1 ngữ căn như √kar => karīyati, kariyyati, kayirati, kayyati (được làm). Ngoài ra, còn có các dạng bất thường của Bị động như √vah => vuyhati (bị mang đi); √vas => vussati (được sống); √yaj => ijjati (bị hiến tế); √vac => uccati (được nói). Phụ âm ‘s’ của ngữ căn đôi khi bị lặp lại như √dis => dissati (bị thấy).
Một số ví dụ về động từ Bị động:
- Kaññāya odano pacīyati.
- Iminā vaḍḍhakinā imasmiṃ gāme bahūni gehāni karīyanti.
- Karīyati hidaṃ buddhānaṃ sāsanaṃ.
- Chahi bhikkhūhi pañcasatānaṃ manussānaṃ dhammo desīyati.
- Buddhena devānaṃ manussānañca dhammo bhāsīyati.
Ngữ vựng:
vaḍḍhakī (nt): thợ mộc
sāsana (trut): lời dạy
bhāsati (√bhās+a+ti): nói, thuyết
2. Nguyên nhân:
Động từ nguyên nhân được hình thành bằng cách thêm vào ngữ căn các hậu tố (i) aya (thường được rút gọn thành e), (ii) āpaya (có thể được rút gọn thành āpe).
Nguyên âm gốc của ngữ căn được làm dài trước các hậu tố ‘aya, āpaya’ nếu được theo sau bởi 1 phụ âm như √pac => pāce, pācaya, pācāpe, pācāpaya (khiến nấu); √bhuj => bhoje, bhojaya, bhojāpe, bhojāpaya (khiến ăn); √kar => kāre, kāraya, kārāpe, kārāpaya (khiến làm)…
‘Aya, āpaya’ không bị thay đổi khi được theo sau bởi 2 phụ âm như √pucch => pucchāpe, pucchāpaya (khiến hỏi),…
Đôi khi, nguyên âm a của ngữ căn không được làm dài mặc dù theo sau là 1 phụ âm đơn như √gam => game, gamaya (khiến đi); √sam => same, samaya, samāpe, samāpaya (khiến an ủi),…
Các ngữ căn kết thúc bằng i, ī, u, ū tạo nên động từ nguyên nhân của chúng từ Động từ cơ bản đặc biệt như √bhū => bhāve, bhāvaya, bhāvāpe, bhāvāpaya (khiến là/trở thành); √su => sāve, sāvaya, sāvāpe, sāvāpaya (khiến nghe)…
Ngoài ra, còn có Nguyên nhân kép được tạo nên bằng cách thêm āpāpe vào ngữ căn và thường được dịch là ‘có được, khiến gây ra’
Ngữ căn | Nguyên nhân đơn | Nguyên nhân kép |
√pac (nấu) | pāce, pācaya, pācāpe, pācāpaya | pācāpāpe, pācāpāpaya |
√chid (cắt) | chede, chedaya, chedāpe, chedāpaya | chedāpāpe, chedāpāpaya |
Các động từ nguyên nhân có biến cách giống với các động từ thuộc nhóm thứ 7 (Curādi-gaṇa) như √nī (dẫn đến): Parassapada [(I) nemi – nema; (II) nesi – netha; (I) neti – nenti] và Attanopada [(I) naye – nayāmhe; (II) nayase – nayavhe; (I) nayante – nayante]
Nguyên nhân bị động: được hình thành bằng cách thêm hậu tố ya của Bị động vào Động từ cơ bản nguyên nhân, i được chèn vào và bị làm dài thành ī, nguyên âm e của Động từ cơ bản nguyên nhân bị xoá.
Ngữ căn | Động từ thường | Nguyên nhân | Nguyên nhân bị động |
√pac (nấu) | pacati | pāceti | pācīyati (bị sai/khiến nấu) |
Các động từ thuộc nhóm thứ 7 (Curādi-gaṇa) tạo nên động từ nguyên nhân của chúng bằng cách thêm āpe hoặc āpaya vào động từ cơ bản, nguyên âm e của Động từ cơ bản nguyên nhân bị xoá.
Ngữ căn | Động từ cơ bản | Động từ thường | Nguyên nhân bị động |
√cur (trộm, lấy cắp) | core | coreti, corayati | corāpeti, corāpayati |
Một số ví dụ về động từ Nguyên nhân:
- So puratthimena nagarassa navaṃ santhāgāraṃ kārāpeti
- Atha kho dasamo gahapati āyasmato ānandassa pañcasatavihāraṃ kārāpesi.
- Bandhumā rājā vipassissa kumārassa tayo pāsāde kārāpesi.
- Iṅgha me tvaṃ, ānanda, antarena yamakasālānaṃ uttarasīsakaṃ mañcakaṃ paññāpehi.
Ngữ vựng:
puratthima (tt): Đông
santhāgāra (nt, trut): phòng họp
bandhumant (tt): (người) co nhiều quyến thuộc
pāsāda (nt): lâu đài
iṅgha (bbt): thôi nào, tiếp tục, nhìn đây!
Antarena (trt): bên trong, ở giữa
yamakasālā = yamaka (trut) cặp/đôi+sāla (nt) cây sāla
uttarasīsaka = uttara (tt) ở trên+sīsaka (trut) cái đầu
mañcaka (nt): giường nhỏ
paññāpeti (đt nguyên nhân của pajānāti): sắp đặt
3. Định danh:
Động từ định danh được hình thành từ gốc danh từ bởi các hậu tố nhất định là (i) āya, aya, e; (ii) īya, iya; (iii) a; (iv) āra, āla; và (v) vāpe. Nó thường được dịch ‘hành động như, giống như, mong được như’
Gốc danh từ | Động từ định danh |
pabbata (núi) | pabbatāyati (hành động như núi) |
macchara (tánh tham) | macchārayati (giống như tham lam) |
samudda (biển) | samuddāyati (giống/hành động như biển) |
arañña (rừng) | araññīyati (hành động (ở thị trấn) như ở rừng) |
nadī (sông) | nadiyiti (hành động như sông) |
dhana (tài sản) | dhanayati (mong muốn tài sản) |
putta (con trai) | puttīyati (mong muốn/dối xử như con trai) |
patta (cái bát) | pattīyati (mong muốn bát) |
cīvara (y phục) | cīvarīyati (mong muốn y) |
taṇhā (sự tham ái) | taṇhāyati (khao khát) |
samodhāna (sự kết nối) | samodhāneti (kết nối, liên kết) |
upakkama (sự siêng năng, kế hoạch) | upakkamālati (siêng năng, vạch kế hoạch) |
mettaṃ (tình thương) | mettāyati (yêu thương) |
karuṇa (sự trắc ẩn) | karuṇāyati (thương hại/xót) |
sukha (hanh phúc) | sukhāpeti (tạo/khiến hạnh phúc) |
dukkha (đau khổ) | dukkhāpeti (tạo/khiến đau khổ) |
uṇha (hơi nóng) | uṇhāpeti (đốt/nung nóng) |
pariyosāna (sự kết thúc) | pāriyosānati (kết thúc, chấm dứt) |
Động từ định danh còn được hình thành từ các gốc tính từ và trạng từ như:
Gốc tính và trạng từ | Động từ định danh |
daḷha (tt) chắc chắn, vững mạnh | daḷhāyati (làm chắc chắn/vững mạnh) |
santaṃ (an/thanh tịnh) | santarati (hành động tốt đẹp/hào phóng) |
Lưu ý:
Có thêm 1 cách hình thành động từ Định danh khác theo Niruttidīpanī là âm tiết thứ 1, 2, hoặc 3 của danh từ bị lặp lại và hậu tố ‘īyisa’ hoặc ‘yisa’ được thêm vào, đôi khi nguyên âm ‘i’ hoặc ‘u’ được chèn vào giữa sự lấy âm, vd:
Gốc danh từ | Động từ định danh |
putta (con trai) | pupputtīyisati, puttittiyisati (muốn được như con trai) |
kamalaṃ (bông hoa) | kakamalāyisati, kamalalāyisati (muốn được như bông hoa) |
Thì Nguyên nhân và Bị động của động từ Định danh cũng được tạo nên theo cách thông thường.
Một số ví dụ về động từ Định danh:
- Na taṇhāyati na bhāyatī’ti attho.
- Bhante nāgasena, yo paraṃ dukkhāpetvā dānaṃ deti, api nu taṃ dānaṃ sukhavipākaṃ hoti saggasaṃvattanikaṃ?
- Ime dārakā aññe dārake vināsenti dukkhāpenti, na ime saṅgahetabbā, vajjetabbā ime.
- Evaṃ no so dhammiko dhammarājā sukhāpetvā kālaṅkato, evaṃ mayaṃ tassa dhammikassa dhammarañño vijite phāsu viharimhā.
Ngữ vựng:
bhāyati (√bhi+a+ti): sợ hãi
saggasaṃvattanika = sagga+saṃvattanika (tt) dẫn/đưa đến
dāraka (nt): cậu bé, bé trai
vināseti (đt nguyên nhân của vinassati): phá hoại, làm hư
saṅgahetabbā (khnpt của đt định danh saṅgahāpeti): đáng thân cận
vajjetabbā (khnpt của vajjeti): đáng tránh xa
dhammika (chính đáng, đúng pháp)
kālaṅkata (tt từ thành ngữ ‘kālaṃ karoti’): chết
vijita (trut): lãnh thộ
phāsu (tt): vui thích, thoải mái
4. Mong mỏi:
Động từ Mong mỏi được hình thành từ ngữ căn đơn âm. Động từ loại này không được sử dụng rộng rãi trong Pāli ngữ. Hậu tố sa và sự lặp lại ngữ căn là dấu hiệu đặc trưng của biến ngôi này.
Ngữ căn | Động từ cơ bản mong mỏi | Động từ mong mỏi |
√su (nghe) | sussusa | sussusati = sotumicchati (muốn nghe) |
√bhuj (ăn) | bubhukkha | bubhukkhati (muốn ăn) |
√tij (chịu đựng) | titikkha | titikkhati (muốn cam chịu, kham nhẫn) |
√ghas (ăn) | jighaccha | jighacchati (muốn ăn) |
√pā (uống) | pipāsa, pivāsa | pivāsati (muốn uống) |
√kit (điều trị, chữa) | cikiccha | cikicchati (muốn điều trị) |
Thì Nguyên nhân và Bị động của động từ Mong mỏi cũng được tạo nên theo cách thông thường.
Một số ví dụ về động từ Mong mỏi:
- Saddhammaṃ sotumicchantīti tathāgatappaveditaṃ saddhammaṃ sotukāmo hoti.
- Bhayā nu maghavā sakka, dubbalyā no titikkhasi.
- Akkosaṃ vadhabandhañca, aduṭṭho yo titikkhati.
- Āturasseva bhesajjaṃ, bhojanaṃva jigacchato.
Ngữ vựng:
tathāgata (nt): đấng Như Lai
pavedita (qkpt của pavedeti): tuyên bố, thuyết giảng
sotukāma (tt): muốn nghe
Bhaya (trut): sự sợ hãi
maghavant (nt): tên của vua trời Sakka
sakka (tt): có thể
dubbalya (trut): sự yếu đuối/nhu nhược
Akkosaṃ (nt): sự phỉ báng
vadhabandha = vadha (nt) hình phạt+bandha (nt) sự giam cầm
aduṭṭha (tt): không xấu ác
Ātura (tt): bệnh
bhesajja (trut): thuốc men
bhojana (trut): thực phẩm
5. Nhấn mạnh:
Động từ nhân mạnh hay còn gọi là động từ Tái diễn được dùng để diễn đạt sự lặp lại thường xuyên và được hình thành từ ngữ căn đơn âm. Đặc điểm của Biến ngôi nhấn mạnh này là sự lặp lại ngữ căn. Các động từ này ít xuất hiện trong Pāli ngữ.
Ngữ căn | Động từ nhân mạnh |
√lap (nói) | lālappati, lālapati (than van, rên rỉ) |
√kam (đi lanh quanh) | caṅkamati (đi tới đi lui) |
√gam (đi) | jaṅgamati (đi lên đi xuống) |
Một số ví dụ về động từ Nhấn mạnh:
- Kuhiṃ gatā kattha gatā (mūsikā), iti lālappati jano.
- Tena kho pana samayena āyasmā mahāmoggallāno abbhokāse caṅkamati.
- So caṅkati – ‘evaṃ maṃ caṅkamantaṃ nābhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssavissantī’ti.
- Tena kho pana samayena āyasmā sāriputto sambahulehi bhikkhūhi saddhiṃ bhagavato avidūre caṅkamati.
Ngữ vựng:
abbhokāsa (nt): ngoài trống
nābhijjhādomanassa = na+abhijjhā (nut) sự tham lam+domanassa (trut): sầu muộn
anvāssavati (anu+ā+√su+a+ti): chạy vào, tấn công
sambahula (tt): nhiiều
avidūra (trut): gần
Nhóm tổ chức lớp Đọc hiểu Pāḷi
—————————————
Tổng hợp tài liệu: Đọc Hiểu Pali – Tổng Hợp Link & Tài Liệu Bài Học – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)
* Tài liệu này để các học viên trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo hướng dẫn tham khảo. Do sự thỉnh mời của một số quý vị thiền sinh mong muốn học tiếng Pali, đây là lớp đầu tiên Sư Thiện Hảo giảng dạy online, và tài liệu này không tránh khỏi có những chỗ chưa hoàn thiện, thậm chí có những chỗ sai ngoài ý muốn. Chúng tôi kính mong quý vị hoan hỷ góp ý để tài liệu và lớp học được hoàn thiện tốt hơn. Nguyện Dhamma được trường tồn và đem lại lợi lạc cho phần đông.