Đọc Hiểu Pali – Bài Học Số 14 – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)

 

 

BÀI HỌC SỐ 14

Thứ Bảy, 26-09-2020

LUẬT HÀI ÂM (sandhi)

Sandhi là một phần của văn phạm Pāli bàn về sự thay đổi hài âm xuất hiện khi hai chữ cái trong cùng một từ hoặc thuộc hai từ kết hợp với nhau. Sandhi gồm có 3 loại: 

  1. Sara-sandhi (hài âm nguyên âm) = nguyên âm + nguyên âm, 
  2. Vyañjana-sandhi (hài âm phụ âm) = nguyên âm + phụ âm, 
  3. Niggahīta-sandhi (hài âm ‘’) = ‘’ + nguyên âm/phụ âm

1. Hài âm nguyên âm (sarasandhi): là sự kết hợp giữa nguyên âm cuối của từ đầu với nguyên âm đầu của từ sau, hoặc 2 nguyên âm liền kề trong cùng một từ theo các luật sau:

  1. Đôi lúc, nguyên âm trước bị xoá (lopa) và giữ nguyên âm sau, hoặc ngược lại, ví dụ:

yassa+indriyāni = yasindriyāni

aggi+āhito = aggāhito

  1. Đôi lúc, nguyên âm trước bị xoá và nguyên âm sau bị làm thành dài, hoặc ngược lại, ví dụ:

tatra+ayaṃ =tatrāyaṃ

kiṃsu+idha vittaṃ = kiṃsūdha vittaṃ

(Lưu ý: khi a, i, u bị làm thành dài, có thể thêm dấu (-) hoặc dấu (’) trước nó để tạo nên dấu hiệu nhận biết.)

  1. a hoặc ā + i hoặc ī = e; a hoặc ā + u hoặc ū = o. Ví dụ:

upa+ikkhati = upekkhati

canda+udayo = candodayo

  1. Khi 2 nguyên âm cùng loại gặp nhau thì bị làm thành dài: (1) a+a =ā; i+i = ī; u+u = ū; (2) a+ā = ā; i+ī = ī; u+ū = ū; (3) ā+a = ā; ī+i = ī; ū+u = ū; (4) ā+ā = ā; ī+ī =ī; ū+ū = ū. Ví dụ:

ñāṇa+alokena = ñāṇālokena

demi+iti = demīti

  1. Nguyên âm e có thể bị xoá khi có trường hoặc đoản nguyên âm khác loại theo sau, ví dụ:

me+āsi = m’āsi

sace+assa = sac’assa

  1. Sau o, nguyên âm a thường bị xoá, ví dụ:

yo+ahaṃ = yo’haṃ

cattāro+ime = cattāro’me

  1. Nguyên âm i, u, e, o có thể bị đổi thành bán nguyên âm của chúng (bán nguyên âm y của i e; bán nguyên âm v của u o) khi có nguyên âm khác theo sau, ví dụ:

vi+ākāsi = vyakāsi

anu+eti = anveti

  1. Để tránh sự vấp âm, nên một trong số các phụ âm như: y, v, m, d,n, t, r, l (=ḷ), h (nhưng d, r, m, y, v được dùng nhiều nhất) được chèn vào 2 nguyên âm, ví dụ:

na+imassa = nayimassa

bhū+ādāya = bhūvādāya

idha+āhu = idhamāhu

tāva+eva = tāvadeva

2. Hài âm phụ âm (vyañjanasandhi): là sự kết hợp giữa nguyên âm cuối của từ đầu với phụ âm đầu của từ sau (thường trong thể thơ) theo các luật sau:

  1. Trường nguyên âm có thể bị làm ngắn trước một phụ âm, hoặc ngược lại, ví dụ:

yathā+bhāvi+guṇena = yathabhāviguṇena

su+rakkhaṃ = sūrakkhaṃ

  1. Phụ âm theo sau một từ hoặc phân từ kết thúc bằng một nguyên âm, thường được lặp lại (hữu khí âm được lặp lại bởi một vô khí âm, vô khí âm được lặp lại bởi một vô khí âm), ví dụ:

idha+pamādo = idhappamādo

yathā+kamaṃ = yathakamaṃ

  1. Nguyên âm o trong so, eso có thể bị đổi thành a trước một phụ âm, ví dụ:

eso dhammo = esa dhammo

so muni = sa muni

Đôi khi, sự thay đổi này cũng xảy ra trước cả một nguyên âm, ví dụ: so attho = sa attho

3. Hài âm ‘’ (niggahītasandhi): là sự kết hợp giữa phụ âm mũi ‘’ của từ đầu với một nguyên hoặc phụ âm đầu của từ sau theo các luật sau:

  1. Niggahīta có thể bị đổi hoặc không khi có một phụ âm theo sau, ví dụ: taṃ dhammaṃ kataṃ
  2. Niggahīta có thể bị đổi thành âm mũi cùng nhóm với phụ âm khi phụ âm ấy theo sau, ví dụ: 

taṇhaṃ+karo = taṇhaṅkaro

evaṃ+kho = evaṅkho

dhammaṃ+ca = dhammañca

  1. Niggahīta bị đổi thành ññ hoặc ñh khi có e hoặc h theo sau, ví dụ:

taṃ+eva = taññeva

taṃ+hitassa = tañhitassa

  1. y’ sau niggahīta bị đồng hoá với nó biến thành ññ, ví dụ: 

saṃ+yuttaṃ = saññuttaṃ

saṃ+yogo = saññogo

  1. Niggahīta bị đổi thành m, khi đứng trước một nguyên âm, ví dụ:

taṃ+atthaṃ = tamatthaṃ

kiṃ+etaṃ = kimetaṃ

  1. Đôi khi, niggahīta bị đổi thành d khi đứng trước một nguyên âm, ví dụ:

etaṃ+attho = etadattho

etaṃ+avoca = etadavoca

  1. Niggahīta có thể bị xoá khi đứng trước một nguyên âm, ví dụ:

tāsaṃ+ahaṃ = tāsāhaṃ

buddhānaṃ+sāsanaṃ = buddhānasāsanaṃ

  1. Đôi khi, niggahīta có thể được chèn giữa một nguyên âm và phụ âm, ví dụ: 

ava+siro = avaṃsiro

manopubba gamā = manopubbaṅgamā

  1. Sau niggahīta, một nguyên âm có thể bị xoá, ví dụ: 

kiṃ+iti = kinti

cakkaṃ+iva = cakkaṃva

Một số ví dụ về Hợp từ:

  1. Sabb’eva mayaṃ dhammaṃ sutvā taṃ sādhukam manasikarissāma. 
  2. Yadā’haṃ nagaraṃ agamāsiṃ tad’eko puriso mama chattaṃ gaṇhi.
  3. Sacāyaṃ kumāro agāraṃ ajjhāvasati, rājā bhavissati cakkavattī. 
  4. Tato naṃ sukhamanveti, chāyāva anapāyinī.

Ngữ vựng:

sādhukam (trt): tốt đẹp, hoàn toàn

manasikaroti (manasi+√kar+o+ti): tác ý/hướng tâm đến

chatta (trut): dù, lọng

agāra (trut): nhà

ajjhāvasati (adhi+ā+√vas+a+ti): sống, cư ngụ

cakkavattī (nt): Chuyển luân vương

anveti (anu+√i+a+ti): theo sau

chāyā (nut): bóng

anapāyinī = na+apāyin (tt) đi mất

SỰ HÌNH THÀNH TỪ LOẠI

(bổ sung cho phần danh từ) 

Trong Pāli ngữ, danh từ được hình thành theo 3 cách: 

  1. bằng việc kết hợp các danh từ với nhau và thường được gọi là Phức hợp ngữ/Hợp từ (samāsa), 
  2. bằng việc thêm hậu tố vào ngữ căn hoặc động từ cơ bản và thường được gọi là Thứ chuyển hoá ngữ (taddhita), và
  3. bằng việc thêm hậu tố vào danh từ và thường được gọi là Sơ chuyển hoá ngữ (kita).

1. Phức hợp ngữ/Hợp từ (samāsa):

Hợp từ (samāsa) là từ được kết hợp bởi hai hay nhiều từ (có thể là danh từ, tính từ,…) lại với nhau dựa theo nguyên tắc là Từ vĩ cách của thành phần đầu thuộc từ ghép luôn bị xoá bỏ và chỉ có thành phần cuối của từ ghép mới được chia biến cách mà thôi. Có 6 loại hợp từ: (i) dvanda – Hội tụ hợp từ, (ii) tappurisa – Định thuộc hợp từ, (iii) kammadhāraya – Tính từ hợp từ, (iv) digu – Định số hợp từ, (v) avyayibhāva – Bất biến hợp từ, (vi) bahubbīhi – Quan hệ hợp từ. 

(i)  Dvanda – Hội tụ hợp từ (dt + dt): được kết hợp bởi 2 hay nhiều danh từ đồng đẳng nhau (có thể khác tính và số nhưng phải cùng biến cách) về mặt cú pháp với việc thêm liên từ ‘ca’ sau mỗi thành phần của hợp từ. Hợp từ này có 2 loại: 

  1. Hợp từ ở dạng trung tính số ít bất kể số của các thành phần trong hợp từ, ám chỉ 1 tập hợp, ví dụ:

mukhanāsikaṃ = mukhañca nāsikā ca (miệng và mũi) 

chavimaṃsalohitaṃ = chavi ca maṃsañ ca lohitañ ca (da, thịt và máu) 

  1. Hợp từ ở dạng số nhiều và chỉ lấy tính-biến cách của thành phần cuối mà thôi, dạng này đôi khi giống như dạng số nhiều của (1), ví dụ:

samaṇabrāhmanā = samaṇā ca brāhmaṇā ca (các sa-môn và bà-la-môn) 

candimasuriyā = candimā ca suriyo ca (mặt trăng và mặt trời)

Lưu ý: Các từ kết thúc với ‘i, u’ thì được đặt trước. Các từ ngắn được đặt trước các từ dài. Nguyên âm ‘ī, ū’ thường được làm ngắn ở giữa hợp từ. Đôi khi danh từ nữ tính ở giữa hợp từ có dạng nam tính (candimasuriyā) hoặc không thay đổi (jarāmaraṇaṃ).

Hợp từ ở số nhiều được gọi là ‘itaritara hay ‘asamāhāra’ vì các thành phần của hợp từ là khác biệt. Hợp từ ở trung tính số ít được gọi là ‘samāhāra’ vì các thành phần của hợp từ là 1 tập hợp. Còn hợp từ ở số nhiều hoặc trung tính thì được gọi là vikappasamāhāra.

(ii) Tappurisa – Định thuộc hợp từ (dt + dt hoặc tt): được kết hợp bởi 2 thành phần bất đồng biến cách mà thành phần đầu có biến cách thuộc 6 biến cách ngoại trừ Chủ cách và Hô cách. Tính và số của hợp từ này do thành phần sau định đoạt. Biến cách của thành phần đầu bị xoá bỏ, ngoại trừ một số trường hợp được gọi alutta-tappurisa. Nguyên âm ‘ā’ của các từ như rājā, mātā,… được làm ngắn ở thành phần đầu. Dựa vào biến cách của thành phần đầu nên hợp từ được phân thành 6 loại:

  1. Tappurisa với Đối cách (dutiya-tappurisa), ví dụ:

araññagato = araññaṃ gato (đã đi vào rừng) 

kumbhakāro = kumbhaṃ kāro (thợ gốm) 

  1. Tappurisa với Công cụ cách (tatiya-tappurissa), ví dụ:

buddhabhāsito = buddhena bhāsito (do đức Phật thuyết) 

viññugarahito = viññūhi garahito (bị người trí khiển trách) 

  1. Tappurisa với Tặng cách (catutthī-tappurissa), ví dụ:

kathinadussaṃ = kathinassa dussaṃ (vải để may y kathina)

Buddhahadeyyaṃ = buddhassa deyyaṃ (đáng được cúng cho đức Phật) 

Theo Niruttadīpanī và Saddanīti, một số hợp từ được ghép cùng ‘kāmo’ (thèm muốn, khao khát), ví dụ:  

kathetukāmo = kathetuṃ kāmo (muốn nói)

sotukāmo = sotuṃ kāmo (muốn nghe)

  1. Tappurisa với Xuất xứ cách (pañcamī-tappurisa), ví dụ:

nagaraniggato = nagaramhā niggato (đi ra khỏi thành) 

rukkhapatito = rukkhasmā patito (rơi khỏi cây)

  1. Tappurisa với Sở thuộc cách (chaṭṭhī-tappurisa)

rājaputto = rañño putto (con trai của vua, hoàng tử)

bhikkhunisaṅgho = bhikkunīnaṃ saṅgho (hội chúng tỳ-kheo Ni)

Loại Định thuộc hợp từ này là phổ biến nhất. Nguyên âm cuối ‘ī, ū’ của thành phần đầu được làm ngắn thành ‘i, u’. 

  1. Tappurisa với Vị trí cách (sattamī-tappurisa), ví dụ:

araññavāso = araññe vāso (sống trong rừng) 

dhammarato = dhamme rato (hoan hỷ trong Pháp)

Tappuisa dị biệt:

  1. Đôi khi thành phần đầu của tappurisa bị đặt ở sau, ví dụ: rājahaṃso (= haṃsarājā) = haṃsānaṃ rājā (thiên nga vương)

alutta-tappurisa

  1. Trong trường hợp này, biến cách của thành phần đầu không bị xoá bỏ như thông thường, ví dụ: pabhaṅkaro = pabhaṃ karo (tạo ra ánh sáng, mặt trời),…

(iii) Kammadhāraya – Tính từ hợp từ (tt/pht + dt): được kết hợp bởi 2 thành phần đồng cách và số. Hợp từ này (còn được gọi là missaka-tappurisa) được chia thành 6 loại:

  1. Visesanapubbapada (tính từ được đặt ở đầu), ví dụ: 

mahāpuriso = mahanto puriso (người vĩ đại, đại nhân) 

aparapuriso = aparo puriso (người đàn ông kia)

  1. Visesanaparapada (tính từ được đặt ở cuối), ví dụ:

araseṭṭho = naro seṭṭho (người đàn ông lớn tuổi nhất)

buddhaghosācariyo = buddhaghoso ācariyo (giáo thọ sư Buddhaghosa)

  1. Visesanobhayapada (cả hai phần đều là tính từ), ví dụ:

sītuṇhaṃ = sītaṃ (tañca) uṇhaṃ (nóng và lạnh)

andhabadhiro = andho (ca so) badhiro ((người ấy) mù và điếc)

  1. Sambhāvanāpubbapada (thành phần đầu chỉ ra nguồn gốc của thành phần sau); trong loại hợp từ này, các từ như ‘iti’ (ấy là, rằng), ‘evaṃ’ (như vậy, được gọi), ‘hutvā’ (được hiểu một cách tổng quát) được thêm vào giữa hợp từ cho tròn nghĩa, ví dụ:

aniccasaññā = anicca iti saññā (quan niệm/tưởng ấy là vô thường)

dhammabuddhi = dhammo iti buddhi (trí tuệ (sanh từ) Pháp)

  1. Upamānuttarapada (sự tương tự (viya) được đặt ở giữa 2 thành phần), ví dụ:

Buddhādicco = ādicco viya buddho (đức Phật như mặt trời, đức Phật lỗi lạc) 

saddhammaraṃsi = raṃsi viya saddhammo (chánh Pháp như hào quang)

  1. Avadhāranapubbapada (nhấn mạnh thành phần đầu); trong loại hợp từ này, ‘eva’ (bằng nhau) được thêm vào giữa hợp từ và được dịch theo nghĩa Sở thuộc cách, ví dụ:

sīladhanaṃ = sīlaṃ eva dhanaṃ (tài sản về giới hạnh)

paññāpajjoto = paññā eva pajjoto (ngọn đèn của trí tuệ) 

  1. Kunipātapubbapada (thành phần đầu là ‘ku’), ví dụ:

kuputto = ku + putto (đứa con trai hư)

kadannaṃ = kad + annaṃ (đồ ăn dở)

  1. Nanipātapubbapada (thành phần đầu là ‘na’), ví dụ:

anariyo = na + ariyo (không cao quý, đê tiện)

anūmi = na + ūmi (không có sóng)

  1. Pātipubbapada (thành phần đầu là ‘pā, pa,…’), ví dụ:

pāvacanaṃ = pa + vacanaṃ (thiện ngôn, Phật ngôn)

pamukho = pa + mukho (đối diện, phía trước, trưởng)

(iv)  Digu – Định số hợp từ (tt số đếm + dt): được kết hợp bởi 2 thành phần (thành phần đầu luôn là số đếm) đồng cách và số. Định số hợp từ này tương tự Hội tụ hợp từ và gồm có 2 loại:

  1. Samāhāra (thu gọn) luôn ở dạng trung tính số ít, ám chỉ 1 tập hợp, ví dụ:

tilokaṃ = tayo lokā (tam giới) 

sattāhaṃ = satta ahaṃ (bảy ngày, một tuần)

  1. Asamāhāra (không thu gọn) ở dạng số nhiều và chỉ lấy tính-biến cách của thành phần cuối mà thôi, ví dụ:

tibhavā = tayo bhavā (tam hữu, 3 trạng thái sanh hữu) 

pañcindriyāni = pañca indriyāni (ngũ căn, 5 giác quan)

(v) Avyayibhāva – Bất biến hợp từ (bbt + dt): được kết hợp bởi 2 thành phần (thành phần đầu có thể tiền tố hoặc phân từ) và luôn ở trung tính cách số ít. Nó được dùng như một trạng từ. Ví dụ:

upagaṅgaṃ (gần sông Hằng) = upa + gaṅgāyaṃ (vtrc)

yāvajīvaṃ (miễn là được trường thọ) = yāva + jīvā (xxc)

antopāsādaṃ (trong cung điện) = anto + pāsādassa (sthc)

Đôi khi, biến cách của thành phần thứ 2 trong hợp từ được giữ lại (thường là Xuất xứ cách và Vị trí cách). Xuất xứ cách được giữ lại khi có bất biến từ như ‘pari, apa, ā, bahi, yāva,…’ ở phía trước, ví dụ:

yāvajivā hoặc yāvajivaṃ (miễn là được trường thọ)

apapabbatā hoặc apapabbataṃ (cách xa ngọn núi) 

bahigāmā hoặc bahigāmaṃ (bên ngoài làng)

pacchābhattā hoặc pacchābhattaṃ (sau bữa ăn)

tiropabbatā hoặc tiropabbate (vtrc) hoặc tiropabbataṃ (ở bên kia núi)

(vi) Bahubbīhi – Quan hệ hợp từ (dt + dt): được kết hợp bởi 2 thành phần đồng tính, cách và số nhưng nghĩa của hợp từ lại khác nghĩa ban đầu của 2 thành phần. Bahubbīhi tương đương với một mệnh đề quan hệ và được dùng như một tính từ (hoà hợp về tính, số và cách với danh từ mà nó bổ nghĩa). Có 7 loại bahubbīhi:

  1. Bahubbīhi về Chủ cách (pathamā-bahubbīhi), ví dụ:

chinnahattho (puriso) = hatthaṃ puriso chinno (người mà bị chặt tay)

lohitamakkhitaṃ (mukhaṃ) = lohitena makkhitaṃ mukhaṃ (miệng đầy máu)

  1. Bahubbīhi về Đối cách (dutiyā-bahubbīhi), ví dụ:

āgatasamaṇo (saṅghārāmo) = ​​imaṃ saṅghārāmaṃ samaṇo āgato (chùa mà vị sa-môn đến)

ārūḷhanaro (rukkho) = so naro imaṃ ​​rukkhaṃ ārūḷho (cây mà nam nhân ấy trèo lên) 

  1. Bahubbīhi về Công cụ cách (tatiyā-bahubbīhi), ví dụ:

jitindriyo (samaṇo) = yena jitāni indriyāni so samaṇo (vị sa-môn mà các căn đã được chế ngự, vị sa-môn chế ngự các căn)

vijitamāro (bhagavā) = so bhagavā yena māro vijito (Māra đã bị Thế Tôn đánh bại, Thế Tôn đã chiến thắng Māra)

  1. Bahubbīhi về Tặng cách (catutthī-bahubbīhi), ví dụ:

dinnasuṅko (puriso) = yassa suṅko dinno so (người có thuế được nộp đến)

upanītabhojano (samaṇo) = so samaṇo yassa bhojanaṃ upanītaṃ (vị sa-môn có thức ăn được bố thí đến)

  1. Bahubbīhi về Xuất xứ cách (pañcamī-bahubbīhi), ví dụ:

niggatajano (gāmo) = asmā gāmasmā janā niggatā (ngôi làng mà mọi người đã rời khỏi, ngôi làng bị bỏ hoang)

apagatakāḷakaṃ (vatthaṃ) = idaṃ vatthaṃ yasmā kāḷakā apagatā (tấm vải mà (các) đốm đen đã biến mất khỏi, tấm vải không có đốm đen) 

  1. Bahubbīhi về Sở thuộc cách (chaṭṭhī-bahubbīhi), ví dụ:

chinnahattho (puriso) = so puriso yassa hattho chinno (nam nhân có tay bị cụt, nam nhân bị cụt tay) 

visuddhasīlo (jano) = so jano yassa sīlaṃ visuddhaṃ (người có giới được thanh tịnh)

  1. Bahubbīhi về Vị trí cách (sattamī-bahubbīhi), ví dụ:

sampannasasso (janapado) = yasmiṃ janapade sassāni sampannāni (quốc độ có nhiều ngũ cốc/lúa, quốc độ trù phú) 

bahujano (gāmo) = yasmiṃ gāme babū janā honti (ngôi làng có nhiều người, ngôi làng đông dân)

Lưu ý: 

Trong một số Bahubbīhi, từ xác định có thể đặt ở đầu hoặc cuối, ví dụ: hatthachinno, chinnahattho 

Các danh từ nữ tính có từ vĩ ‘ī, ū’ hoặc từ có từ vĩ ‘tu’ nhận thêm hậu tố ka để tạo thành Bahubbīhi với nghĩa chỉ sở hữu, ví dụ: bahukattuko deso (nơi có nhiều nghệ nhân)…

Tính từ mahā có thể dùng làm thành phần đầu của Bahubbīhi, ví dụ: mahāpañño (đại trí, trí tuyệt vời)…

Các hợp từ (dvanda, tappurisa, kammadhāraya, digu, abyatibhāva) đều có thể trở thành bahubbīhi nếu được dùng như tính từ, ví dụ:

  • Dvanda: kusalākusalāni kammāni (nghiệp thiện và bất thiện)
  • Tappurisa: buddhabhāsito dhammo (Pháp do Phật thuyết)
  • Kammadhāraya: khañjakhujjo puriso (người bị què và gù lưng)
  • Digu: dvimūlo rukkho (cây có 2 gốc/rễ)
  • Abyatibhāva: saphala = saha phala (sai quả, có trái)

* Hợp từ Upapada: là hợp từ gồm thành phần sau là ‘dutiyā-tappurisa’ và thành phần đầu là ‘dutiyā-bahubbīhi’. Theo Niruttidīpanī, nó còn được gọi là ‘upapadatappurisa’, ví dụ: atthakāmo = atthaŋ kāmo (muốn có ích cho), rathakāro = rathaŋ kāro (thợ đóng xe),…

* Hợp từ dị thường: được tạo ra từ các từ không thường được ghép với nhau và được xem là những hợp từ lâu đời nhất trong Pāli ngữ, ví dụ: yathātatho = yathā+tathā (thật, có thực); itihā = iti+ha (thực vật, sự giới thiệu, truyền thuyết); ahamahamikā = ahaṃ+ahaṃ+ika (ích kỷ, kiêu ngạo)…

* Hợp từ phức tạp: được tạo ra từ sự kết hợp của một hoặc nhiều hợp từ ở trên cho thành phần đầu, thành phần sau hoặc cả hai phần, ví dụ: 

varaṇarukkhamūle (dưới gốc cây varaṇa) [hợp từ này thuộc chaṭṭha tappurisa (varaṇarukkhassa mūle), trong đó ‘varaṇarukkhassa’ thuộc kammadharaya (varaṇa eva rukkha)]

sīhalaṭṭhakathāparivattanaŋ (bản dịch của các Chú giải Tích Lan) [hợp từ này thuộc chaṭṭha tappurisa (sīhalaṭṭhakathāya parivattanaŋ), trong đó ‘sīhalaṭṭhakathāya’ thuộc chaṭṭha tappurisa (sīhalāya aṭṭhakathā)]

* Hợp từ động từ: là sự liên kết giữa danh từ hoặc tính từ với ngữ căn √kar (làm) và √bhū (là, thì), trong đó danh từ hoặc tính từ có từ vĩ ‘a’ hoặc ‘i’ bị đổi thành ‘ī’, ví dụ:

daḷha (cứng, chắc) = daḷhikaroti (làm cho vững chắc), daḷhikaraṇaŋ (việc làm cho vững chắc, tăng cường)

bahula (nhiều, dư) = bahulīkaroti (tăng trưởng, mở rộng), bahulīkaraṇaŋ (sự tăng trưởng), bahulīkato (đã tăng lên)

Một số ví dụ về Hợp từ:

  1. Santi kho pana, sāriputta, eke samaṇabrāhmaṇā evaṃvādino evaṃdiṭṭhino – ‘āhārena suddhī’ti. 
  2. Idha, bhikkhave, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati, pallaṅkaṃ ābhujitvā, ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya, parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapeti.
  3. Sāriputtatthero samāpattisukhena pipphaliguhāyaṃ sattāhaṃ vītināmesi. 
  4. Udenassa rañño tayo pāsādā ahesuṃ: eko tibhūmako, eko catubhūmako, itaro pañcabhūmako. 

Ngữ vựng:

atthi (√as+a+ti): là, có, được

vādī (nt): người nói

diṭṭhī (nt): người thấy/có quan điểm

suddhi (nut): sự trong sạch/thanh tịnh

pallaṅka (nt): sự ngồi kiết già

uju (tt): thẳng

paṇidhāya (bbqkpt của paṇidahati): sau khi điều phối/quản lý/cố gắng

parimukhaṃ (trt): phía trước, trước mặt

sati (nut): trí nhớ, sự nhận thức/ghi nhận/trực nhận, niệm

upaṭṭhapeti (đt Nguyên nhân của upaṭṭhhati): khiến cho có mặt, làm cho hiện hữu

ābhujati (ā+√bhuj+a+ti): uốn cong, xếp

samāpatti (nut): sự chứng đạt, thiền chứng

guhā (nut): hang động 

vītināmeti (vi+ati+√nam+e+ti): trải qua; sống

pāsāda (nt): lâu đài, cung điện

bhūmaka (tt): tầng (của nhà)

 

Nhóm tổ chức lớp Đọc hiểu Pāḷi
—————————————


Tổng hợp tài liệu: Đọc Hiểu Pali – Tổng Hợp Link & Tài Liệu Bài Học – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)

* Tài liệu này để các học viên trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo hướng dẫn tham khảo. Do sự thỉnh mời của một số quý vị thiền sinh mong muốn học tiếng Pali, đây là lớp đầu tiên Sư Thiện Hảo giảng dạy online, và tài liệu này không tránh khỏi có những chỗ chưa hoàn thiện, thậm chí có những chỗ sai ngoài ý muốn. Chúng tôi kính mong quý vị hoan hỷ góp ý để tài liệu và lớp học được hoàn thiện tốt hơn. Nguyện Dhamma được trường tồn và đem lại lợi lạc cho phần đông.

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app