3. Buddha

Như đã đề cập ở phần trước, sau khi đã thực hành viên mãn các pháp Ba-la-mật đầy đủ thời gian cần thiết, ba loại đương lai Phật sẽ chứng đắc 4 loại Tuệ Đạo (magga-ñāṇa), là tuệ tự mình tỏ ngộ Tứ diệu đế mà không cần sự chỉ dạy của ông thầy, cũng như Nhất thiết trí (sabbaññuta-ñāṇa), trí thấy rõ tất cả các pháp đáng biết . Cùng lúc các Ngài cũng thành tựu những đức tánh đặc biệt của một vị Phật, vô biên (ananta) và vô lượng (aparimeyya). Những đức tính như vậy thật vô cùng tận, đến nổi nếu một vị Phật tán dương những đức tính của một vị Phật khác trong một đại kiếp, thì đại kiếp có thể kết thúc nhưng những đức tính ấy vẫn chưa hết. Vị thánh nhân đã chứng ngộ như vậy mà trong 3 cõi không có ai sánh bằng thì được gọi là Bậc Chánh Đẳng giác (Sammā-sambuddha).

Sau khi đã thực hành viên mãn các pháp Ba-la-mật cần thiết trong 2 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Đức Phật Độc giác chứng đắc pháp giác ngộ bao gồm Đạo Tuệ là tự mình thông hiểu Tứ Diệu Đế, không thầy chỉ dạy. Nhưng các Ngài không đạt được Nhất thiết trí và Thập lực trí (Dasabala-ñāṇa), v.v… Bậc chứng đắc pháp giác ngộ như vậy được gọi là Bích chi Phật.

Sau khi thực hành viên mãn các pháp Ba-la-mật cần thiết trong một A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp nếu là đương lai Tối thắng Thinh văn; hoặc một trăm ngàn đại kiếp nếu là đương lai Đại thinh văn; hoặc một trăm đại kiếp hay một ngàn đại kiếp hay một số đại kiếp ít hơn nếu là đương lai Phổ thông Thinh văn, chư vị Đương lai Thinh văn sẽ chứng đắc giác ngộ gồm có Tuệ Đạo tỏ thông Tứ Diệu Đế (Thinh văn giác tuệ – Sāvaka-bodhiñāṇa) với sự chỉ dạy của vị đạo sư là Đức Phật. Người chứng đắc pháp giác ngộ của bậc Thinh văn như vậy được gọi là Thinh văn Phật (Sāvaka-Buddha). Vị Thinh văn ấy có thể là Tối thắng Thinh văn, Đại Thinh văn hoặc Phổ thông Thinh văn.

Chú thích: Bài kinh Thập bất biến (Dasa-nipāta) trong kinh Tăng chi có kể về Thập lực trí (Dasabalañāṇa) như vầy:

  1. Thānāṭṭhāna ñāṇa (Xứ phi xứ trí): Trí thấy biết thuận theo thực tại về những điều có thể xảy ra thì xảy ra và những điều không thể xảy ra thì không thể xảy ra.
  2. Kammavipāka ñāṇa (Nghiệp dị thục trí): Trí biết rõ những kết quả của những nghiệp trong quá khứ, hiện tại và vị lai.
  3. Sabbatthagāminī paṭipadā ñāṇa (Biến hành đạo trí): Trí biết rõ con đường dẫn đến lợi ích cho tất cả chúng sanh.
  4.     Anekadhātu nānādhātu lokañāṇa (Chủng chủng giới thế gian trí): Trí biết rõ thế gian với nhiều nguyên chất khác nhau của nó.
  5. Nānādhimuttikata ñāṇa (Chủng chủng giải thoát trí): Trí biết rõ những khuynh hướng (căn tánh) khác nhau của tất cả chúng sanh.
  6. Indriya paropariyatta ñāṇa (Căn thượng hạ trí): Trí biết rõ các căn quyền từ bậc thấp đến bậc cao của chúng sanh.
  7. Jhānadi  saṃkilesa  vodānavuṭṭhāna  ñāṇa:  Trí  biết  rõ  những pháp ô nhiễm, sự thanh tịnh và sự sanh khởi của định (jhāna), các pháp chứng, v.v…
  8. Pubbenivāsa ñāṇa (Túc mạng trí): Trí nhớ lại tất cả những kiếp quá khứ.
  9. Cutūpapāta ñāṇa hay Dibbacakkhu ñāṇa (Thiên nhãn trí):  Thiên nhãn thấy được chúng sanh chết ở chỗ này và tái sanh ở chỗ kia theo nghiệp của họ.
  10. Āsavakkhaya ñāṇa (Lậu tận trí): Trí đoạn diệt tất cả phiền não trong tâm, tức là A-la-hán đạo tuệ.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app