CHÁNH NIỆM TRONG TỨNG KHOẢNH KHẮC – Thiền sư U Tejaniya

Chúng ta hành thiền khi nào? Với đối tượng nào?

Khi nói về thiền mọi người thường thấy một thiền sinh ngồi với đôi mắt nhắm lại. Chỉ có ngồi thiền không có nghĩa là thiền sinh đó đang hành thiền, mà đơn giản là anh ta có thể đang ngồi rất yên lặng và miên man trong suy nghĩ.

Vậy chúng ta hành thiền khi nào? liệu chúng ta chỉ hành thiền khi có mặt ở thiền đường thôi sao? Chúng ta cần hành thiền ở mọi nơi, từ khi thức dậy cho tới khi đi ngủ. Liệu chúng ta có thể hành thiền trong nhà tắm hay không? Điều đó có nghĩa là không chỉ ngồi và mơ ngủ khi đi vệ sinh! Nhớ là luôn hay biết mọi lúc khi chúng ta ở thiền đường, trong khi đi thiền hành, khi đánh răng, khi rửa mặt, khi tắm, khi làm vệ sinh, khi đọc, khi nói chuyện, khi treo quần áo hay các hoạt động thường ngày khác.

Do chúng ta phải thực hành liên tục suốt cả ngày nên không cần thiết phải tiêu tốn quá nhiều năng lượng trong cùng một lúc.

Tuy nhiên, tâm cần phải hay biết, tỉnh thức, thư giãn, và quân bình, vì các phẩm chất này sẽ giúp trí tuệ sinh khởi.

Pháp bảo chỉ có khi chúng ta biết cách hành thiền, có thể áp dụng và duy trì việc hành thiền

 

Bất kỳ đối tượng nào!

Theo dõi thân chúng ta bây giờ, quan sát hay biết được gì khi không tập trung vào một điểm cụ thể ở mũi hay ở bụng? hãy hay biết khi ngồi, đứng, đi, cảm nhận cái nóng, cái nghe… liệu chúng ta thấy chỉ khi nhìn hay không? Chúng ta cũng có thể thấy mà không cần nhìn chăm chú? Còn có cả tiếng đồng hồ, tiếng chim trong thiền đường, chúng ta có thể nghe những tiếng này mà không cần phải lắng nghe. Hay biết các đối tượng này có quá khó hay không? Liệu có mất nhiều năng lượng để quan sát hay không? Chúng ta cần phải hay biết theo cách như thế này trong suốt cả ngày.

Đừng cho rằng một đối tượng này tốt hơn một đối tượng khác, bởi vì các đối tượng đều bình đẳng.

Đối tượng chỉ là đối tượng, chúng sinh khởi theo bản chất của chúng. Như vậy, chúng ta có thể bắt đầu với bất kỳ đối tượng nào. Hãy bắt đầu với một trong sáu đối tượng thích hợp với chúng ta. Nhưng cho dù bắt đầu với bất cứ đối tượng nào chúng ta phải luôn có sự hay biết cùng với trí tuệ, đó là điều quan trọng.

 

 

—————————–

Bài viết được trích từ cuốn Chánh Niệm Trong Từng Khoảnh Khắc, tác giả Tỳ Khưu U Tejaniya

Link  cuốn Chánh Niệm Trong Từng Khoảnh Khắc
Link  tải sách ebook Chánh Niệm Trong Từng Khoảnh Khắc
Link  video cuốn Chánh Niệm Trong Từng Khoảnh Khắc
Link  audio cuốn Chánh Niệm Trong Từng Khoảnh Khắc
Link  thư mục tác giả Tỳ Khưu U Tejaniya
Link  thư mục ebook tác giả Tỳ Khưu U Tejaniya
Link  giới thiệu tác giả Tỳ Khưu U Tejaniya
Link  tải app mobile Phật Giáo Theravāda

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app