Nội Dung Chính
Vòng Luân Hồi
Bài Giảng Sư Toại Khanh Sydney 2019
Buổi chiều hôm nay chúng ta tiếp tục , chiều nay chúng ta tiếp tục nội dung đã được nói chuyện đêm qua , đêm hôm qua chúng ta đã học về giáo lý duyên khởi được bắt đầu như thế này , bây giờ mình ôn lại , trước hết là cái gọi là vòng luân hồi của mình đó là một cái vòng tròn khép kính , nó cũng giống như cái niềng xe đạp vậy đó , nó không có mối nối, nó không có điểm bắt đầu
Không có điểm bắt đầu có nghĩa là …
Theo công thức chúng ta thấy trong Kinh: Vô minh duyên Hành, Hành duyên thức…
Vô minh ở đây là bất tri, không biết, do 0 biết 4 Đế là gì, cho nên mới dẫn đến tạo các nghiệp thiện – ác. Nhìn thì tưởng Vô minh là điểm bắt đầu, nhưng thật ra đó là 1 vòng tròn. Khi muốn giải thích thì phải lấy một cái nào đó đẻ làm điểm bắt đầu. VD như trong kiếp vừa rồi, do có vô minh trong 4 Đế :
– Không biết rằng mọi hiện hữu là khổ, mọi thứ ở đời là khổ, dầu đó là sự có mặt của 1 hạt cát, 1 con người, mặt trời, mặt trăng… Tất cả mọi sự có mặt ở đời đều là khổ, gián/trực tiếp, đắng/ngọt. Chữ khổ ở đây không hề gói gọn trong cảm giác như chúng ta vẫn thường hiểu. Chúng ta thường cho rằng những gì làm cho thân tâm chúng ta khó chịu là khổ. VD như nóng/lạnh/đói/khát, đau nhức quá… Thương phải xa, ghét phải gần, muốn 0 được,…, những điều này gọi chung là khổ. Nhưng thật ra chữ khổ nếu nói rộng ra thì chỉ cần có mặt ở đời là khổ. Trong Kinh Chuyển Pháp Luân có nói:
Sanh già bệnh chết là khổ… nói tóm lại 5 uẩn là khổ.
Đây là chỗ ác liệt nhất mà VN mình thấy ngắn quá nên bỏ. Thực ra những điều nói ngăn là gom hết lại , tóm lại. V2 sao? Vì khổ có 3:
1. Khổ khổ:
2. Hoại khổ
3. Hành khổ
1. Khổ khổ là cái khổ mà từ nào đến giờ mình hiểu. Là tất cả những gì làm thân tâm mình khó chịu.
Có 1 định nghĩa cho dễ nhớ:
1. Khổ khổ là sự có mặt của những gì làm ta khó chịu về thân tâm. VD: sự nóng nực. VD: Lấy nhằm chồng vũ phu.
2. Hoại khổ: sự vắng mặt của những gì làm cho ta dễ chịu. VD: Cái A/C máy lạnh đang làm việc bỗng mất điện. VD: phải sống xa cách người chồng dễ thương .
3. Hành khổ: là sự lệ thuộc các điều kiện để có mặt. Bản thân sự lệ thuộc ấy là hành khổ. Điểm thứ 3 có ý nghĩa sâu nhất vì đây là mẹ của 2 cái khổ trước. VD: sự có mặt trong xứ nóng là hành khổ. VD: sinh ra làm thân gái
Nghĩa là khi quý vị đang ngồi nhà mát ăn bát vàng, vừa giàu vừa giỏi, vừa đẹp, có chồng con ngon lành, nhà cao cửa rộng, tiếng tăm, quyền lực, tình yêu , sức khỏe, nhan sắc, gì cũng có hết. Ngay trong lúc có hết tất cả mọi thứ, trong Kinh vẫn gọi đó là khổ. Vì sao? Vì những điều quý vị gọi là hạnh phúc; thứ I, nó 0 bền. Bây giờ nếu stroke 1 cái là mất sạch, đúng 0? Hoặc ông chồng lăn đùng ra bị stroke, bị accident, bị air crash (rơi máy bay) là kết thúc. …
Quý vị thấy không? Những thứ mình có 1 thời, giờ chỉ trong mấy giây không còn 1 mống. Có nhiều cái khổ kinh khủng lắm.
Cho nên trong Kinh Đức Phật Ngài dạy: đắng là khổ đã đành, mà ngọt cũng là khổ. Vì sao? Vì muốn cái ngọt 0 được là khổ, bôn ba đi tìm cái ngọt là 1 hành trình khổ. Tìm 0 được là khổ. Tìm được rồi mà phải giữ cho đừng mất là khổ. Giữ mà 0 được là khổ hơn. Trên đời này đâu gì có thể giữ hoài giữ hoài được đâu quý vị! Tôi cho quý vị sanh ra trong bọc điều, được sung sướng từ bé, có học vị, sức khỏe, tiền bạc, nhan sắc, quyền lực, tiếng tăm, tình yêu… nếu sống đến 90 tuổi. Rồi thì sao? Mất! Đến 90t thì còn cái gì còn nữa? Mọi thứ mà tôi vừa kể mất sạch. Dầu 0 ai lấy, nó cũng tự mất. Đến 90t thì chúng chửi 0 biết giận, ăn 0 biết ngon, ban đêm ngủ mà quởn thì giật mình dậy. Mất sạch.
Chưa kể, sanh về các cõi Trời, sống bao lâu đi nữa, mãn thọ rớt từ trên đó xuống, mà là xuống thẳng dưới cống.
Vì sao?
Vì trong chừng ấy thời gian đâu có tu hành gì, ăn rồi cứ hưởng không, cứ thơm ngát và mát lạnh. Tới khi mãn thọ rồi: ‘bừng con mắt dậy thấy mình tay không’.
Bản chất đời sống là vậy: có để rồi mất. Máu lệ và nụ cười, máu lệ và vàng son là 2 mặt khác nhau của 1 đồng tiền bé xíu. Nụ cười và nước mắt là 1 cặp
Yêu để mà ghét, gần để rồi xa, có để rồi mất… đó là một cặp.
Cái vấn đề chính là nằm ở chỗ này: Nếu không hiểu những điều mà tôi vừa nói, khi mình có mình cứ ôm chặt. Khi ôm không được thì mình gọi tên cho mất mát đó là khổ. Thật ra Phật với Ma Vương 0 ai cao hơn ai hết. Khi anh có lòng muốn thoát khổ thì anh phải thờ Phật. Anh có lòng muốn trở lại với sanh tử thì thờ ma với Ma Vương. Đó là thứ 1.
Chuyện thứ 2, nếu mà anh 0 có ý thích cái này, thích cái kia, thì anh sẽ không ghét/sợ cái này cái nọ. Thương/thích và ghét/sợ là hai mặt của đồng tiền.
Chính vì 0 hiểu mọi thứ là vô thường, có rồi mất , kế đến là chúng ta 0 biết mọi thứ do các điều kiện mà có. Có rồi cũng để mất. Chúng ta 0 biết/chấp nhận được sự thật này; cho nên có được cái gì là mình nắm, ôm chặt cái đó. Mình nghèo thì yêu đời theo kiểu nhà nghèo, mà mình giàu thì mình yêu đời theo kiểu của người nhà giàu.
Trong kinh kể có 1 ông vua ngồi trong cung vào buổi trưa. Trời đang nắng nóng. Ông nhìn ra thấy có 1 anh nhà nghèo mặc xà lỏn, ở trần, vừa đi vừa hát nghêu ngao, mặt mày đỏ ké như tôm luộc nhưng rất vui. Vua ngạc nhiên vì trời đang nóng, mình được hầu hạ bởi bao nhiêu cung nữ, vậy mà thằng nhà nghèo làm gì mà nó vui dữ! Vua mới kêu lính gọi vào hỏi vì sao trời nóng như đổ lửa mà sao vui thế! Anh ta đáp:
Dạ nóng chứ, nhưng hạ thần làm nghề gánh nước mướn, mỗi ngày để dành 1 chút. Thần vui là vì nếu có được 2 đồng vàng thì sẽ cưới được vợ. mà nay thần đã để dành được gần 2 đồng vàng rồi! Mỗi lần để dành được 1 chút làm đem giấu.
Vua mới hỏi:
Này nếu Trẫm cho ngươi 1.000 đồng vàng, ngươi có thích 0?
Dạ tất nhiên là thích.
Ông mới hỏi thêm :
Cho ngươi làm vua như trẫm, người thích không?
Dạ thích!
Vua mới nói: đất nước này có 2 phần; 1 phần giáp biển, 1 phần giáp núi; như VN , 1 phần giáp biển động, 1 phần giáp Lào. Nếu mà cho người, người lấy phần nào?
Anh nhà nghèo gãi đầu nói:
Lấy phần nào có chôn 2 đồng vàng…
Nghĩa là trong đầu của anh nhà quê, đầu anh đã dính vô 2 đồng vàng đó rồi, 0 rời được. Đến độ cho lên làm vua thì anh vẫn chọn phần đất chỗ anh chôn 2 đồng tiền vàng.
Trong Kinh nói thế này: tâm thức phàm phu luôn luôn có dán keo; đụng đâu đính đó. Đó là lý do chúng sanh được gọi là satta; chữ này có nhiều nghĩa; trong đó có 1 nghĩa là đụng đâu dính đó. Nói cách đơn giản là ngủ thì thôi, khi thức là bắt đầu con mắt tìm cái để nhìn; tai tìm cái để nghe.
Trong Kinh đức Phật dạy rằng: có 6 con vật: chim , cá, chồn, cáo, rắn, rít. Đem 6 con này nhốt vào 1 chỗ thì khi có cơ hội, con chim tìm cách bay lên bầu trời, con cá tìm cách nhảy xuống nước, chồn cáo thì về hang, rắn rít thì về lùm bụi. Cũng vậy, 6 căn của mình chỉ cần có dịp là mắt tìm cái để nhìn. Trong khi nhìn mà gặp cảnh vừa ý là nó dính liền. Tai luôn trong tình trạng tổng động viên, có dịp là bắt lấy cảnh liền. Chính vì 6 căn luôn trong tình trạng chực chờ như vậy, cho nên chúng ta thích thú đủ thứ. Và vì thích đủ thứ mà mình muốn được, sợ mất. Đó là tập khí phiền não. Thói quen nhiều đời như vậy; cho nên hôm nay chúng ta cứ mong là được cái này, đừng mất cái kia. Lúc nào cũng mong được và được. mặc dù những cái được đó có rồi mất. Chừng nào mất rồi tính. Đầu tiên là mong được trước đã.
Chữ khổ trong đạo Phật; nói cho rốt ráo, nó 0 dừng lại ở chỗ feeling; 0 dừng ở trong cảm giác mà nó nằm trong bản chất. Bản chất bất toàn thì gọi là khổ; chứ 0 đợi đến lúc mình chảy nước mắt mới gọi là khổ. Mà bản chất bất toàn là unsafe. Trong bài thơ Lỡ Bước Sang Ngang miêu tả tâm trạng người con gái sắp đi lấy chồng, phản ánh đúng 3 cái khổ trong Nhà Phật nói. Tức là mai này bước chân về nhà chồng, chưa biết ra sao. Bến nhà chồng, rồi bản thân người chồng, rồi bản thân mình những ngày tháng tới sẽ như thế nào? Chuyện đó chưa nói, chỉ nói là làm thân con gái, đêm nay là đêm cuối cùng còn ở với mẹ với em. Ngày mai là cả 1 tương lai tối thui xa vời; 0 lường trước được. Bản thân sự bất trắc bất toàn ấy được gọi là khổ trong đời người con gái đứng trước 12 bến; 0 biết ngày mai mình sẽ về bến đục hay trong.
Dòng chảy luân hồi cũng y chang như vậy. Hôm nay chúng ta được cái này, cái kia, nhưng đâu ai biết trong 1 tích tắc nữa, trong 1 giờ đồng hồ nữa, 1 ngày nữa, mình sẽ trôi về đâu!
Không phải đợi làm thân gái; đi lấy chồng làm dâu xứ lạ mới là khổ… Mà ngay trong mỗi đời sống nam phụ lão ấu, chúng ta đều là những cô dâu đang chờ về làm dâu xứ lạ. Chúng ta đọc chuyện Trương Chi Mỵ Nương, Trọng Thủy Mỵ Châu, chúng ta tưởng đó là chuyện hư cấu xa vời không có liên quan gì mình. Xin thưa tất cả từng người trong chúng ta ở đây đều là những Trọng Thủy Mỵ Châu. Chính vì giao phó niềm tin của mình cho Trọng Thủy mà Mỵ Châu đã làm mất nỏ thần. Còn chúng ta giao phó niềm tin của mình cho nhan sắc, sức khỏe, tiền bạc, quyền lực… cuối cùng 1 ngày, nỏ thần mất, mình 0 thấy.
Ai trong chúng ta cũng là Trương Chi Mỵ Nương. Đó là sự hiểu lầm. Chỉ vì nghe tiếng hát mà tưởng là người ấy đẹp lắm. Tới lúc gặp rồi vỡ mộng. Như Mỵ Nương; chúng ta bị lừa từ bé. Ai khen nựng là thích, thấy ngọt thơm là thích. Thấy người đẹp trai khéo nói là thích. Có người vì anh chàng có hàm răng đẹp, lấy nhau về bị chồng đánh trong ba chục năm vẫn cam chịu; chỉ vì hàm răng đẹp. Khổ lắm. Nên tất cả chúng ta đều là những Mỵ Nương khổ vì giọng hát của Trương Chi. Mỵ Nương trong chuyện khi gặp mặt rồi thì buông. Chúng ta thì lúc chịu buông, buông 0 được nữa vì quá nhiều mối ràng buộc.
Chúng ta ở đây đều là Mỵ Nương, là Mỵ Châu. Kẻ thì giao cơ đồ cho giặc, 1 kẻ thì vì giọng hát mà mê 1 người 0 ra gì. chính vì chúng ta thích tùm lum nên chúng ta mới muốn giữ/sở hữu tùm lum. Chính vì muốn sở hữu đủ thứ mà chúng ta 0 chịu nổi khi mà nó bị mất đi. Thế là chúng ta gọi đó là khổ.
Trong cái nhìn của người giác ngộ thì thế giới này chỉ có sanh và diệt chứ 0 có khổ và vui.
Chúng sanh trong đời chia ra nhiều hạng:
Hạng thứ 1: chạy theo cái mình thích. Cả đời trốn khổ tìm vui, bỏ đắng chạy theo ngọt. Chuyện xấu/tốt 0 quan trọng. Chuyện ác nào cũng làm. hạng này chết chỉ có đọa.
Hạng thứ 2 có trình độ 1 tí thì quan tâm đến hành thiện lánh ác. Cũng trốn khổ tìm vui nhưng 0 phải chuyện bậy nào cũng làm. Họ trốn khổ tìm vui bằng cách lánh ác hành thiện. Hạng này chết rồi thì đi lên. Mà sanh thiên rồi hưởng hết tuổi thọ, hết phước thì rớt cái đùng trở xuống. Đi theo vòng tròn luân hồi.
Hạng thứ 3: thấy cả thiện /ác, vui/buồn đều vô ngã vô thường nên chán. Họ vẫn lánh ác hành thiện nhưng 0 phải trốn khổ tìm vui mà là để 0 còn thiện ác buồn vui nữa.
Tất cả chúng ta đều nằm gọn trong 3 hạng mà tôi vừa nói.
Cách phân tích thứ 2:
– kẻ 0 tu hành gì, 0 biết gì hết thì chỉ mong quả lành, chỉ mong được cái này cái kia, được nhan sắc, sức khỏe, quyền lực… Là hạng thấp kém nhất, ăn rồi chỉ mong hưởng quả lành.
– Kẻ biết Phật pháp thêm 1 chút thì họ biết quan tâm đến nhân lành, biết làm công đức .
– Hạng thứ 3 là hạng cao nhất: Chán cả nhân lành lẫn quả lành. Là vì họ thấy rằng còn nhân lành quả lành là còn sanh tử. Hạng này chỉ dốc long cầu giải thoát. 34:08
Trong mắt của tôi, 100 tự nhận là Phật tử VN thì chỉ có 1 người là Phật tử thứ thiệt. Tại sao? Vì 100 người đến với Phật pháp thì chỉ có 1 người chán sự có mặt trên đời này; dù giàu hay nghèo, sướng hay khổ. Họ chán sự có mặt trên đời này. Một triết gia người cho rằng: sự có mặt trên đời sống này là sự tẻ nhạt vô vị. Bản chất rốt ráo của đời sống là sự vô nghĩa.
Trong Kinh nói rằng phải là bậc thượng căn mới có được cái nhìn đó. Trong Kinh nói người có trí tuệ thấp kém khi nào bị khổ khổ mới chịu tu. Nghĩa là khi họ bị cái gì đó chảy nước mắt, chảy máu họ mới chịu tu.
Hạng thứ hai là khi bị mất mát cái gì ngọt ngào họ mới chịu tu.
Hạng thứ 3 là bậc đại trí, thượng thừa, họ thấy ngay sự có mặt của mình ở đời đã là đáng chán rồi.
Tôi hỏi thật, quý vị cứ tự trả lời với chính mình: Về phim twilight – ma cà Rồng của Mỹ. Trong phim có 1 câu nói đáng cho mình quỳ lạy mỗi đếm. Đó là: chàng hỏi nàng – Nếu chúng ta sống hoài không chết, thì chúng ta sẽ sống cho cái gì?
Câu này tôi nghĩ cả rừng người không ai quan tâm đến. và kế nữa người ta sẽ nghĩ thằng này bị điên.
Thật ra quý vị tưởng tượng mình sống hoài không chết … vậy…sống để làm cái gì? Ngủ xong dậy ăn, ăn xong rồi ngủ… yêu đương hờn giận, ghen tuông, xa nhau đi tìm, chán thì bỏ nhau … cứ xoay vòng như vậy.
Câu chuyện bạn tù kể chuyện 2 con 1 hột.
Đây là 1 câu chuyện ý nghĩa, mang tính triết học, nói lên bản chất tẻ nhạt của đời sống. Cả đời chúng ta chỉ có là hai con một hột thôi! Nó chán dữ lắm. Chúng ta cũng vậy: sáng thì đi làm. tối về tắm rửa ăn uống xong là đi ngủ; ngủ xong rồi sáng dậy đi làm. Đi làm mấy chục năm chờ đến ngày pay-off (trả xong) cái nhà, giao lại cho con rồi mình vô nursinh home (dưỡng lão) mình ở. Có ngày không biết gì nữa, bị lẫn quên tùm lum, 1 đếm vừa gió lại vừa mưa, lăn đùng ra chết. Thế hệ sau cũng cứ thế, tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc, thẳng lên, cũng đi làm, cày như trâu, có tiền mua cái nhà xong rồi vô hursinh home ở.
Người hạ căn, ít trí, phải gặp khổ khổ thì họ mới sợ.
Bậc trung thừa khi bị mất cái gì ngọt ngào là họ đã đi tu rồi.
Bậc đại trí thì họ chỉ cần thấy sự tẻ nhạt, vô nghĩa của đời sống là họ đã buông rồi.
Đôi khi tôi tự hỏi: có gì tẻ nhạt cho bằng sống cạnh một người 0 có gì để cho mình ghen? Ở gần 1 người mà 0 có lý do gì để sợ mất thì có lý do gì để tiếp tục ở với họ hay 0?
Còn lấy 1 người mà về lúc nào cũng làm cho mình ghen và sợ mất thì quá khổ.
Vậy cả 2 đều là vô lý. Ngay thân mình già bệnh khổ đủ thứ lo chưa xong, còn phải đi lo cho người khác. Nên bậc thượng trí khi nghe nói đến hôn nhân, đến sự có mặt ở đời là họ đã nổi da gà, ớn lên tới óc rồi. Còn người vô minh thì thật sự, thời gian hạnh phúc ngọt ngào mang lại cho nhau thì ít, chịu đựng nhau thì nhiều hơn. Chúng ta giống như những chiếc thuyền đi trên biển; nếu 0 chở theo nước thì 0 có gì để uống, mà chở nước nhiều thì tàu chìm. Chúng ta như những người lính bị trọng thương, máu chảy ra như suối nên rất khát nước; nhưng nếu uống nước vào thì máu loãng sẽ chết, nên vừa uống vừa run. Đời sống này there is no happiness; but resolution. Đời sống 0 có hạnh phúc mà chỉ là giải pháp. Đói quá có gì ăn, thấy ngon, đó là resolution. Nóng quá bật quạt / máy lạnh lên thấy mát, đó là resolution. vậy thì tất cả những gì mình gọi là hạnh phúc; chỉ là resolution, là giải pháp. Ngứa quá gãi được là hạnh phúc, nhưng hạnh phúc đó từ đâu ra? từ ngứa.
Bây giờ các vị chưa tu thiền nên chưa biết thân này là khổ. Mai này các vị tu thiền thì mới thấm thía lời tôi nói hôm nay. Ngồi yên lại, xếp bằng, nhắm mắt lại. Hít vô biết rõ là hít vô. Thở ra biết rõ là thở ra. Không điều khie63mn, chỉ theo dõi. Để hơi thở đi vào, khi có nhu cầu thì tự nhiên đẩy ra. Thở ra đến 1 lúc nào đó có nhu cầu thì tự động hít vô. Lúc đó mới thấy hơi thở này 0 phải là của mình, nó 0 màng chuyện mình muốn hay không. Khi ngủ mình vẫn thở mà. Đó là như cầu sinh học, nhu cầu tự nhhiên. Cai tôi muốn nói là chuyện khác.
Khi thoe dõi hơi thở như vậy, chúng ta mới nảy ra 1 chuyện là: cái lưng, 15-20′ sau bắt đầu nó đau. Hai cái đầu gối bắt đầu nó đau. Hai vai bắt đầu đau. Thắt lưng bắt đầu nó đau. Chưa hết, còn 1 vụ nữa: ngứa.
Hồi nào giờ không sao, bây giờ tâm lắng bắt đầu nghe ngứa hết chỗ này đến chỗ kia.
Lúc đó chúng ta phải: ngứa biết là ngứa. Muốn gãi biết là muốn gãi. Dễ chịu biết là dễ chịu. Lúc đó chúng ta mới thấy thì ra cái thân này nó nhiều vấn đề như thế. Không thể ngồi yên là lăng xăng như con khỉ. Tâm viên ý mã. Lúc đó chúng ta thấy thân này nó nhiều vấn đề như thế; bản thân cái thân này đã là khổ. Sẽ bị cái gì chưa biết; chỉ biết là sự có mặt của nó đã là khổ.
Chuyện anh chàng bị xe đụng cán nát 1 chân, được lắp chân người chết vô. Tối ngủ khi ngứa gãi cái chân mới lắp, anh nghĩ đây là chân người chết nên sợ. Anh liền gặp thầy mình là thiền sư để xin giúp đỡ. Sư phụ mới hỏi: trước khi bị mất chân thì là chân của ai. Nếu là của anh thì giờ nó đi đâu? Cho nên 2 chân , chẳng có cái nào là của anh hay của ai hết, tối về cứ tự nhiên gãi.
Một vật nào đó trên đời, nếu chưa mất thì gọi là ‘của’. Mất rồi thì gọi là ‘cũ’. Chúng ta đây, một đời khổ như trâu chỉ vì cái chữ ‘của’ . Vợ Của tôi, chồng Của tôi, đồng hồ Của tôi, nhà Của tôi, tài sản Của tôi. Chính vì chữ của đó là chúng ta đi tìm Ritchie, Channel, Prada…. Thật ra khi chưa mất là của. Khi bị mất, hư, trầy, xước thì chữ của đó phải xét lại. Đây là lý do Đức Phật nói hết mọi sự thật cho mình nghe để mình đừng nắm nữa. Vì một khi có ý nắm là bắt đầu khổ. Có ý muốn sở hữu là mình đã bắt đầu 1 cuộc chơi khờ dại. Tuyết để nguyên như vậy nhìn thì Ok. Nếu hốt 1 đống đem về nhà , thì sao? Không ai chơi ngu vậy hết. Cho nên hạnh phúc trên thế giới này để nguyên như vậy thì OK. Nhưng một khi có ý sở hữu thì nó 0 còn như vậy nữa, 0 như mình nghĩ nữa.
Quý vị cứ nhớ câu chuyện Khắc Chu Cầu Kiếm. Thanh kiếm bị rơi xuống sông mà anh đầy tớ lại khắc dấu ở mạn thuyền, chờ vào bờ mới nhảy xuống kiếm.
Nghe câu chuyện ai cũng nói anh đầy tớ là ngu, nhưng thật ra mình, ai cũng ngu như anh đầy tớ ấy. Mình thích 1 người, 1 vật, mình cõng về. Thì cái mà mình cõng về ấy 0 còn như là cái mà mình mong và thích khi trước nữa. Cái làm mình xao xuyến buổi đầu và cái mình mang về là 2 thứ khác nhau. Hôm qua, lúc mình thích người/vật ấy, mình là 1 con người khác. Hôm nay đã là 1 con người khác. Chúng ta luôn luôn đổi khác, luôn trở thành 1 con người mới. Vì nếu 0 đổi khác thì làm sao 1 đứa bé nằm nôi trở thành 1 ông cụ 90 được? Cho nên chúng ta leo từ 30t -> 40t … -> 70t -> 80t .
Do vô minh mới sanh ra hành, là các nghiệp thiện/ác.
Xin hãy nhớ thế này: hôm nay còn họp mặt, học giáo lý vui vẻ, mai này không biết thế nào. Không biết lúc nào nằm co ro trong nhà già, trong 1 gian phòng vắng, tay chân muốn giở lên 0 được, … Khá năng đó rất lớn, cực lớn. Lúc đó mới tiếc là 0 nghe Đạo sớm hơn. Trong Kinh có 1 chữ rất thơ mộng gọi cho quả vị Tu Đà Hườn là ….. có nghĩa là Sơ ngộ.
Là thấy lần đâu. Cả 1 dòng luân hồi thăm thẳm, sữa mẹ mà chúng ta uống nhiều hơn cả nước của bốn biển. Máu và nước mắt của chúng ta chảy ra nhiều hơn cả bốn biển. Trong suốt thời gian dài thăm thẳm ấy, chúng ta chưa có một lần, 1 cơ hội được biết mình là ai, mình từ đâu tới, mình sẽ đi về đâu và bây giờ mình nên làm gì. Đó là 4 câu hỏi. Để rồi một ngày khi chúng ta hội đủ duyên lành chúng ta chứng Thánh, lần đầu tiên chúng ta hiểu mình là ai, lần đầu tiên chạm mặt với bản chất thật của chính mình, gọi là ngày Sơ ngộ. Trong Kinh nói bất cứ vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác nào, ngay trong ngày đầu tiên thành Đạo đều tự cảm hứng 1 bài kệ nội dung như sau:
Lang thang vạn kiếp luân hồi/Tìm 0 gặp kẻ xây ngôi nhà này/Ôi đời sống thật buồn thay/ Bèo mây bến cũ vần xoay lối về/ Hỡi này anh thợ nhà kia/ Rui mè kèo cột gãy lìa nát tan/ Bao tham ái thảy điêu tàn/ Tâm ta chứng đạt Niết Bàn thảnh thơi.
Khi các Ngài thành Phật thì cảm xúc đầu tiên : ồ thì ra Ta hiểu rồi ; thế giời này được cấu tạo ra sao; thân tâm này được cấu tạo ra sao. Đây sao – kia vậy, kia sao – đây vậy. Thì ra cái structure của thế giới này được built như vậy đó. Do thích tùm lum nên mới có tùm lum. Do có tùm lum nên đổ vỡ gãy nát tùm lum…
Có sanh thì có diệt, mọi thứ do duyên mà có. Có rồi lại mất. Mà chính vì chúng ta 0 chấp nhận cai sự thật ấy; là có rồi lại mất. Chúng ta thấy có rồi chúng ta lại sợ mất… Khi hiểu được bản chất cuộc sống ấy là gì, mọi thứ do duyên mà có, có rồi lại mất, Ngài an nhiên nhìn thấy mọi sự bằng tâm thanh thản. Có người hỏi Ngài Xá Lợi Phất: thấy Ngài ngồi trong rừng 1 mình im ru thế này, có người hỏi những người ngồi như Ngài có ham sống sợ chết 0? Như người phàm thì có, còn Ngài thì sao? Ngài nói:
– Ta 0 ham sống, mà cũng 0 muốn chết. Ta chỉ chờ duyên tới. Trái chín thì sẽ rụng.
Hôm nay ta vẫn phải ăn, uống vì ta không muốn trái còn xanh mà phải rụng. Một khi trái chín mà rụng là chuyện bình thường.
Câu nói này đáng được chú ý.
Một câu chuyện khác về Ngài Xá Lợi Phật. Buổi trưa đó hai anh em Ngài đang tu học trong hang núi. Em Ngài bị rắn cắn. Em Ngài mới nói thế này:
– Sư huynh ơi, em bị rắn độc cắn. Em phải dùng thiền định để kềm lại mà nói chuyện với Sư huynh, chứ người thường thì đã bỏ mạng rồi.
Ngài Xá Lợi Phất mới hỏi em mình cần giúp gì.
Người em nhờ sư huynh mang mình ra ngoài cửa hang vì Ngài ấy không muốn chết trong hang, làm phiền những người bạn đồng tu khác. Các vị Tỳ Kheo mối khiêng người em ra sân. Trong lúc đang nói chuyện với nhau, Ngài Xá Lợi Phất khen em mình vẫn bình tĩnh, thanh thản, tỉnh táo, mặt vẫn sáng dù bị rắn độc cắn sắp chết. Đây là cuộc nói chuyện giữa hai vị A La Hán với nhau. Người thường gặp cảnh này sẽ bị rối lên, nhưng các bậc Thánh thì không.
Người em Ngài Xá Lợi Phất nói: vì từ lâu lắm rồi, em 0 xem thân này là của em. Nên hôm nay, dù có chuyện gì xảy ra, em vẫn thấy bình thường.
Nên tôi vẫn thường khấn: Ơn lớn Tam Bảo trên cao và phước báu của riêng tôi, tôi 0 mong sống lâu mà chỉ mong chết bình thản, 0 sợ hãi hay tiếc nuối. Con 0 cầu trường thọ, con chỉ mong chết an lành. Chết an lành là chết trong tình trạng tâm lý thanh thản.
Một lời nguyện được lập đi lập lại nhiều lần sẽ trở thành một sức mạnh to lớn. Nguyện trong 1,2,5,10 năm, lời nguyện đó sẽ trở thành sự thật.
Có 3 kiểu chết:
– Kiểu thứ 1: Thanh thản, bình tâm ra đi trong vui vẻ. Đây là cách chết của bậc Thánh. Của người liễu Đạo. Sanh như đắp chăn đông mà tử như thay áo hạ.
– Kiểu chết thứ 2:là cái chết của người hiểu Đạo, là ra đi trong sự chán chường.
– Kiểu chết thứ 3: cái chết của người vô Đạo. Họ sợ hãi, hoảng loạn, tiêc nuối.
Tôi có dịch và bình 1 cuốn thơ của Nhật gồm những bài thơ của các thiền sư lúc sắp lâm chung. Thơ Haiku 3 dòng, 17 âm ngắn thôi. Có phần bình mọi người rất nên đọc. Trong đó có phần giáo lý. Sắp tới đây sẽ có in quyển:” Đò Xuôi Sơn Hạ”. Tôi mượn bài thơ như đồ mắc áo để máng lên đó những vấn đề về giáo lý.
VD như:
Bao năm đất khách đợi đò
Đò xuôi sơn hạ, người chờ đầu non.
Mấy mùa trăng khuyết lại tròn
Đò xưa đổ nát người còn gọi nhau.
Giải thích
Bao năm :Vô số kiếp luân hồi
đất khách : trong kinh nói 0 có nơi nào ta trở lại 2 lần hết.Lấn trước là con người khác, lần sau là con người khác. Nên nơi nào cũng là đất khách hết.
đợi đò: khi có mặt trên đời, ta mong nhan sắc, tình yêu, tiền bạc, quyền lực, kiến thức, tiếng tăm, …
Đò xuối sơn hạ, người chờ đầu non: cả 1 chuỗi luân hồi bất toàn, bất trắc. Đò đi ở dưới mà mình chờ trên núi. Sanh ra đời toàn là những chuyện trái ý nghịch lòng. Muốn cái này mà lại được cái khác. Không ai muốn đau, muốn chết mà vẫn phải chịu.
Mấy mùa trăng khuyết lại tròn: qua bao năm tháng, bao kiếp luân hồi, những chuyện tương tự cứ xảy ra mãi.
Đò xưa đổ nát người còn gọi nhau: cứ vô thường hoài mà mình cứ đẻ ra là trông ngóng. Trai lớn lấy vợ, gái lớn lấy chồng…, tiếp tục 2 con 1 hột, 2 con 1 hột…
Mỗi bài thơ chỉ là cái cớ để tôi trình bày vấn đề về giáo lý.
Nguyên 1 tập đó là ‘Đò Xuôi Sơn Hạ’. Đọc để mở đầu ra.
Quay lại vấn đề, khi chứng Thánh Sơ Đạo mà trong nhà Phật gọi 1 cách thơ mộng là sơ ngộ. Ta đã trôi lăn trong luân hồ vô số kiếp, sữa ta uống, máu và nước mắt ta chảy ra nhiều hơn nước đại dương mà ta chưa từng biết gương mặt thật của mình; 0 biết mình chỉ là 1 đống đồ ráp. Duyên hợp thì mình còn, duyên tan thì mình biến mất. mà 0 phải mất luôn, một duyên khác lại làm cho mình tái hiện, trùng phùng, có mặt trở lại. … Cứ như vậy dòng chảy sanh tử luân hồi lập đi lập lại. 2 con 1 hột, 2 con 1 hột…
Khi buồn bị stress nhìn đồng hồ, nhìn kim gió quay, bà con sẽ thấy thời gian 1 đi 0 trở lại. Tgian đã mất 0 thể tìm ại được. Và phút giây nào cũng là phút giây cuối cùng. Chúng ta có bao nhiêu tiền cũng 0 thể mua lại được phút giây vừa mất. Và mỗi phút chỉ đến 1 lần thôi. phút sau, ngày hôm sau là ngày khác, tháng khác, năm khác, con người khác và cả vũ trụ này cũng khác. Mình ngu mình 0 nhớ mấy vụ đó. Chuyện Kinh Kha sang Tần. Ngày Kinh Kha lên bến sông Dịch để đi am sát Tần Thủy Hoang, ông đã lường trước chuyện 0 về nữa.
Vì Tần Thuỷ Hoàng mà, vị đại đế có biết bao nhiêu người theo bảo vệ ổng, biết mình giỏi đó nhưng mà cơ hội vô được tới gần ổng coi như không phải là chuyện dễ. Mà giả sử giết được ổng rồi làm sao đi ra đây trời. Cái chuyện mà lại gần là cả một hành trình vạn lý, lại gần đó mà ra tay mà thành công lại là chuyện thứ 2, mà thành công rồi đó mà làm sao đi ra được mới bên ngoài.Ở đây có ai hiểu chuyện đó không ta?
Mấy vị hiểu cái khó đó không? Khó chứ, rất là khó.
Làm sao vô được, đâm được ổng rồi cái cú trở ra mới phê.
Cho nên, tất cả chúng ta đều là Kinh Kha sang Tần hết. Một sáng đi chưa chắc chiều về. Tôi nói hoài, trong chuyện phiếm thầy tu tôi có kể một câu chuyện ở bên Âu Mỹ, Úc tôi không biết nhưng mà ở Mỹ và ở Âu nó giống nhau chỗ này nè, không có làm đám ma trong nhà , quý vị biết không?
Tức là buổi sáng mà tôi ra khỏi nhà mà có chuyện gì đó , một là bệnh viện, hai là cremano home . Chỉ có 2 chỗ đó thôi. Và coi như là không có vụ là khiêng về nhà .ò e.
Còn ở Việt Nam mình là cứ bị ở đâu phải đem về nhà đúng không? No, bên Âu Mỹ nó không có vụ đó . Bên Mỹ là sáng ra khỏi nhà là maybe sang Tần rồi đó.