Đức-Bồ-Tát Chánh-Đẳng-Giác Sumedha Bậc Đại-Trí

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Sumedha có trí-tuệ siêu-việt sinh vào dòng dõi Bà-la-môn qua 7 đời tinh khiết. Đức-Bồ-tát theo học các bộ môn của dòng dõi Bà- la-môn rất uyên thâm. Khi cha mẹ của Đức-Bồ-tát quađời, người quản gia gìn giữ các kho của cải đến trình cho Đức-Bồ-tát biết rõ của cải tài sản của dòng họ, tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại cho Đức-Bồ-tát, một gia tài rất lớn.

Đức-Bồ-tát suy xét rằng: “Tổ tiên, ông bà, cha mẹ suốt 7 đời của ta đã tích lũy của cải tài sản lớn lao như thế này; khi qua đời chẳng có một ai đem theo được một món nhỏ nào. Khi đến phiên ta qua đời, chắc chắn cũng không đem theo được gì. Tốt hơn! Ta nên đem của cải này làm phước-thiện bố-thí đến cho mọi người nghèo khổ thiếu thốn, ta sẽ sống tại gia thực-hành các pháp- hạnh ba-la-mật.”

Một hôm, Đức-Bồ-tát ngồi một mình trên lâu đài suy tư:

“Sự nóng của lửa tham, lửa sân, lửa si, … hiện hữu; còn Niết-bàn tịch tịnh dập tắt được lửa tham, lửa sân, lửa si, … cũng hiện hữu.

“Sự khổ đế của sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới hiện hữu; còn sự an-lạc tuyệt đối của Niết-bàn siêu-tam- giới cũng hiện hữu.

“Sự tái-sinh là khổ, sự già là khổ, sự bệnh là khổ, sự chết là khổ, … vẫn hiện hữu; vậy ta nên mong muốn chứng ngộ Niết-bàn là pháp không sinh, không già, không bệnh, không chết, … là pháp giải thoát khổ.”

Đức-Bồ-tát suy xét rằng: “Đời sống tại gia có nhiều nhiêu khê phiền toái, bị ràng buộc, … Tốt hơn, ta nên từ bỏ nhà xuất gia trở thành đạo sĩ.”

Để thực hiện ý định, Đức-Bồ-tát cho người đi truyền rao khắp nơi gần xa dân chúng trong nước, ai cần của cải gì, thì hãy đến tự tiện lấy.

Đức-Bồ-tát Sumedha từ bỏ nhà, đi vào rừng núi Himavanta xuất gia trở thành đạo-sĩ. Đức-vua Trời Sakka, cõi Tam-thập-tam-thiên biết ý-nguyện của Đức- Bồ-tát, nên truyền lệnh cho vị thiên-nam Vissukamma hiện xuống cõi người, hóa ra một cốc lá dưới chân núi Himavanta để cúng dường Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha.

Ban đầu, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ nương nhờ sống nơi cốc lá rất hài lòng. Về sau, Đức-Bồ-tát suy xét kỹ thấy cốc lá có 8 điều bất lợi, còn nương nhờ sống dưới cội cây có 10 điều thuận lợi, nên Đức-Bồ-tát từ bỏ cốc lá để đến nương nhờ sống dưới cội cây thực-hành pháp-hành thiền-định.

Mỗi buổi sáng, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha mang bát vào xóm nhà để khất thực, sau khi thọ thực xong, Đức- Bồ-tát trở về ngồi dưới cội cây suy xét rằng: “Người ta phải làm lụng vất vả cực nhọc lắm mới có được vật thực này. Vậy, từ nay ta nên lượm nhặt những trái cây chín rụng để ăn sống qua ngày. Ta chớ nên sống dể duôi (thất niệm), tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-định, ngăn oai-nghi nằm, ta chỉ thọ-trì 3 oai-nghi: đi, đứng và ngồi mà thôi.”

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha tinh-tấn thực-hành pháp- hành thiền-định trong vòng 7 ngày đã chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới và chứng đắc ngũ thông tam-giới (đa-dạng-thông, nhãn-thông, nhĩ-thông, tha-tâm-thông và tiền-kiếp-thông) an-hưởng sự an-lạc trong khi nhập-thiền (Jhānasamāpatti) không hề hay biết Đức-Phật Dīpaṅkara đã xuất hiện trên thế gian.

Một hôm, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha du hành bay trên hư không, nhìn thấy dân chúng xứ Rammavati đang vui mừng hoan hỷ sửa sang con đường.

Muốn biết do nguyên nhân nào khiến người ta làm việc một cách hoan hỷ như vậy, Đức-Bồ-tát liền đáp xuống đất bèn hỏi những người ấy rằng:

– Này quý bà con! Quý bà con sửa sang con đường này để cho ai đi, mà thấy quý bà con vui mừng hoan hỷ đến như vậy?

– Kính thưa Ngài đạo-sĩ, Đức-Phật Dīpaṅkara cao thượng nhất trong toàn cõi tam-giới chúng-sinh đã xuất hiện trên thế gian rồi. Chúng tôi đang sửa sang con đường này để đón rước Đức-Phật Dīpaṅkara cùng 400 ngàn chư Thánh A-ra-hán sẽ ngự qua con đường này.

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha vừa lắng nghe danh từ “Buddha: Đức-Phật” tâm vô cùng hoan hỷ suy nghĩ rằng:

“Đức-Phật xuất hiện trên thế gian là một điều hiếm có, thật là vô cùng hy-hữu. Ta nên cố gắng thực-hành mọi phước-thiện, gieo duyên lành cúng dường đến Đức- Phật Dīpaṅkara.”

Nghĩ xong, Ngài liền thưa với họ rằng:

– Thưa quý bà con! Quý bà con sửa sang con đường này để đón rước Đức-Phật Dīpaṅkara cùng 400 ngàn vịThánh A-ra-hán ngự đến. Vậy, xin quý bà con nhường cho bần-đạo một đoạn đường để bần-đạo cùng sửa sang đoạn đường, cúng dường đón rước Đức-Phật Dīpaṅkara cùng chư Thánh A-ra-hán.

Dân chúng biết đạo-sĩ Sumedha có nhiều năng lực thần-thông, nên họ chỉ đoạn đường bùn lầy khó khăn.

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha nghĩ rằng: “Nếu ta sử dụng phép thần-thông để sửa đoạn đường này thì quá dễ, phước-thiện ta được sẽ không nhiều.

Vậy, ta nên sử dụng sức lực của mình để sửa sang, thì chắc chắn ta được phước-thiện nhiều hơn.

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha cố gắng tinh-tấn với sức lực của chính mình, lấy đất từ nơi khác đến san bằng, công việc sửa đoạn đường còn độ một sải tay, khi ấy, nghe mọi người reo hò vui mừng đón Đức-Phật Dīpaṅkara cùng 400 ngàn chư Thánh A-ra-hán sắp đến, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha quyết-định rằng:

“Hôm nay ta xin cúng dường sinh-mạng của ta đến Đức-Phật Dīpaṅkara, bằng cách nằm sấp trên đoạn đường còn lại. Nguyện lấy tấm thân này làm như một chiếc cầu, để cúng dường Đức-Phật Dīpaṅkara cùng 400 ngàn chư Thánh A-ra-hán ngự đi qua. Chắc chắn ta sẽ được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.”

Nguyện Ước Của Đức-Bồ-Tát Sumedha

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha suy tư rằng:

“Hôm nay, nếu ta từ bỏ ý-nguyện muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thì chắc chắn ta sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán trong giáo-pháp của Đức- Phật Dīpaṅkara, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới chỉ một mình ta; nhưng còn bao nhiêu chúng-sinh khác vẫn đang chìm đắm trong biển khổ trầm luân, chịu cảnh khổ tử sinh luân- hồi. Ta không đành giải thoát khổ riêng một mình ta.”

Nghĩ như vậy, với tâm đại-bi vô lượng thương xót chúng- sinh, nên Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha phát nguyện rằng:

“Buddho bodheyyaṃ …” Khi ta tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả, Niết-bàn, trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác rồi, khi ấy ta sẽ thuyết pháp giáo hóa chúng-sinh cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra- hán y theo ta vậy (tự giác rồi giác tha).

“Mutto moceyyaṃ …” Khi ta tự mình giải thoát khỏi mọi sự ràng-buộc của tham-ái, phiền-não, chứng ngộ Niết-bàn rồi, khi ấy, ta sẽ dẫn dắt chúng-sinh cùng giải thoát khỏi mọi sự ràng-buộc của tham-ái, phiền-não, chứng ngộ Niết-bàn y theo ta vậy (tự độ rồi độ tha).

“Tinno tareyyaṃ …” Khi ta tự mình vượt qua khỏi biển khổ tử sinh luân-hồi, đạt đến Niết-bàn an-lạc rồi, khi ấy, ta sẽ cứu vớt, dẫn dắt chúng-sinh cùng vượt qua khỏi biển khổ tử sinh luân-hồi, đạt đến Niết-bàn an-lạc y theo ta vậy (tự đáo rồi đáo tha).

Khi ấy, một nữ Bà-la-môn tên là Sumittā(1) trên tay cầm 8 đóa hoa sen để cúng dường Đức-Phật Dīpaṅkara, khi nhìn thấy vị đạo-sĩ Sumedha nằm sấp lấy thân mình làm chiếc cầu trên đoạn đường ấy, cô liền phát sinh đức- tin trong sạch, kính dâng đến vị đạo-sĩ 5 đóa hoa sen, còn 3 đóa hoa sen để lại cho mình.

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha nằm sấp, hai tay cầm 5 đóa hoa sen để trên trán. Khi ấy, Đức-Phật Dīpaṅkara cùng 400 ngàn chư vị Thánh A-ra-hán ngự đi ngang qua bằng phép thần-thông một cách nhẹ nhàng trên tấm thân của Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha, cho nên, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha vẫn an toàn.

1 Nữ Bà-la-môn Sumittā chính là tiền-kiếp của Công-chúa Yasodharā.

 

Đức-Bồ-Tát Chánh-Đẳng-Giác Sumedha Được Thọ Ký

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đầu tiên chỉ thọ ký cho Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác nào hội đủ 8 chi-pháp:

1- Loài người thật (không phải Long-vương hoặc thiên-nam hóa thành người).

2- Người nam thật (không phải là ái nam, ái nữ).

3- Kiếp hiện-tại có đầy đủ các pháp-hạnh ba-la-mật có thể chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

4- Trực tiếp đến hầu Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.
5- Bậc xuất-gia đạo-sĩ có chánh-kiến về nghiệp.
6- Chứng đắc đầy đủ 4 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới, chứng đắc ngũ thông tam-giới.
7- Quyết định cúng dường sinh-mạng đến Đức-Phật. 8- Ý-nguyện vững chắc, không thoái chí nản lòng quyết tâm trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha hội đủ 8 chi-pháp trên, nên Đức-Phật Dīpaṅkara ngự đứng phía trên đầu của Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha, với Phật-nhãn vị-lai-kiến- minh (anāgataṃsañāṇa) thấy rõ, biết rõ trong thời vị-lai ý-nguyện muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác của Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha sẽ thành tựu hay không.

Với Phật-nhãn thấy rõ, biết rõ ý-nguyện của Đức-Bồ- tát Chánh-Đẳng-Giác đạo-sĩ Sumedha chắc chắn sẽ thành tựu, nên Đức-Phật Dīpaṅkara thọ ký xác định thời gian còn lại rằng:

“Trong thời vị-lai, còn 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại- kiếp trái đất nữa, vị Đạo-sĩ Sumedha này sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.”

Đức-Phật Dīpaṅkara là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đầu tiên thọ ký cho Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đạo- sĩ Sumedha tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama.

Từ đó, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đạo-sĩ Sumedha đương nhiên trở thành Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cố-định chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama trong thời vị-lai.

Khi lắng nghe Đức-Phật Dīpaṅkara thọ ký xác định thời gian còn lại như vậy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác đạo-sĩ Sumedha phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ, đồng thời tất cả nhân-loại, chư-thiên, chư phạm-thiên đồng hoan hỷ chắp tay cung kính lễ bái Đức-Bồ-tát đạo- sĩ Sumedha, tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.”

Đức-Bồ-Tát Sumedha Có Tâm Đại-Bi

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama biết rõ rằng:

Hễ còn tái-sinh là còn có khổ mà thôi, chúng-sinh tái- sinh trong 3 giới 4 loài đều phải chịu khổ, không có sự an-lạc thật sự, mà chỉ có khổ là sự thật chân-lý mà thôi.

Kiếp Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha làm đoạn đường cúng dường đón rước Đức-Phật Dīpaṅkara, ngay kiếp hiện-tại ấy, nếu Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha thay đổi ý- nguyện không muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác, mà chỉ muốn trở thành bậc Thánh Thanh-văn-giác thì ngay kiếp hiện-tại ấy, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo,4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tứ tuệ-phân-tích, lục thông trong giáo-pháp của Đức-Phật Dīpaṅkara, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Nhưng Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha có tâm đại-bi (mahākaruṇā) đối với chúng-sinh còn đang đắm chìm trong biển khổ trầm luân, đang chịu mọi cảnh khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha không đành giải thoát khổ tử sinh luân-hồi cho riêng mình, nên Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha vẫn giữ ý- nguyện muốn trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác để thuyết pháp tế độ, cứu vớt chúng-sinh giải thoát khỏi biển khổ trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

Cho nên, Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha chấp nhận chịu đựng kéo dài thêm vô số kiếp khổ tử sinh luân-hồi trong khoảng thời gian dài 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, để tiếp tục thực-hành bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật, hầu mong trở thành một Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, để thuyết pháp tế độ chúng-sinh giải thoát khỏi mọi cảnh khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

Vậy nhóm chúng-sinh ấy là ai?

Trong nhóm chúng-sinh ấy có mỗi người chúng ta phải vậy không?

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha trong thời quá-khứ, nay kiếp hiện-tại chính là Đức-Phật Gotama trong thời đại của chúng ta.

Thời Gian Hoàn Thành 30 Pháp-Hạnh Ba-La-Mật

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama là Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác (Sammāsam- bodhisatta) có trí-tuệ siêu-việt (paññādhika) nghĩa là Đức- Bồ-tát có trí-tuệ có nhiều năng lực hơn đức-tin và tinh-tấn, cho nên, thời gian còn lại 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại- kiếp trái đất, để hoàn thành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp- hạnh ba-la-mật bậc trung và 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng, kể từ khi Đức-Phật Dīpaṅkara thọ ký đầu tiên cho đến Đức-Phật Kassapa thứ 24 thọ ký cuối cùng.

Đức-Bồ-tát có trí-tuệ siêu-việt tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama tiếp tục thực-hành bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho đến kiếp chót là kiếp Đức- Bồ-tát Thái-tử Siddhattha đã trải qua 3 thời-kỳ: thời-kỳ đầu có 7 a-tăng-kỳ, thời-kỳ giữa có 9 a-tăng-kỳ, thời-kỳ cuối có 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất gồm có 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, đó là khoảng thời gian bằng nửa (1⁄2) thời gian của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt và bằng một phần tư (1⁄4) thời gian của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt thực-hành bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật, để trở thành Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác.

Như vậy, chư Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí- tuệ siêu-việt, hoặc có đức-tin siêu-việt, hoặc có tinh-tấn siêu-việt, mỗi Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn, tuy có thời gian mau hoặc lâu khác nhau, nhưng đều có chung mục đích trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác để thuyết pháp tế độ, cứu vớt chúng-sinh giải thoát khỏi biển khổ trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

Pháp-Hạnh Ba-La-Mật Có Cứu Cánh Niết-Bàn

Chư Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-giác, chư Đức-Bồ-tát Độc-giác, chư vị Bồ-tát thanh-văn-giác thực-hành đầy đủ trọn vẹn các pháp-hạnh ba-la-mật của mình đều có cứu cánh Niết-bàn.

– Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác hoàn thành xong mọi phận sự, đến khi hết tuổi thọ, tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

– Chư Đức-Bồ-tát Độc-Giác trở thành Đức-Phật Độc- Giác, đến khi hết tuổi thọ, tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

– Chư vị Bồ-tát thanh-văn-giác trở thành bậc Thánh A-ra-hán hoàn thành xong mọi phận sự, đến khi hết tuổi thọ, tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Chư Đức-Bồ-tát thực-hành các pháp-hạnh ba-la- mật có cứu cánh Niết-bàn là nương nhờ nơi các đại- thiện-nghiệp ấy làm duyên dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn được lưu-trữ ở trong tâm mỗi kiếp, được tích-luỹ từ kiếp này sang kiếp kia trong vòng tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

Mỗi kiếp của chư Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác, chư Đức-Bồ-tát Độc-giác, chư vị Bồ-tát thanh-văn-giác dù cho thân của mỗi kiếp bị thay đổi theo năng lực quả của nghiệp, còn tâm vẫn sinh rồi diệt liên tục từ kiếp này sang kiếp kia, tâm có phận-sự tích-luỹ và lưu-trữ đầy đủ các pháp-hạnh ba-la-mật, không hề bị mất mát một mảy may nào cả, trong vòng tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài, trên con đường thẳng có cứu cánh Niết-bàn.

Cho nên, chư Đức-Bồ-tát ấy tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài từ vô-thuỷ đến hữu chung, kiếp chót trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Còn các hàng chúng-sinh nào đã tạo mọi thiện-nghiệp mà không có mục đích cứu cánh Niết-bàn, thì thiện- nghiệp ấy cũng được tích-luỹ và lưu-trữ ở trong tâm của họ, tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài, trên con đường vòng tròn, trải qua vô số kiếp từ vô-thuỷ đến vô chung không có kiếp chót.

Mỗi chúng-sinh liên quan từ kiếp này qua kiếp kia, từ vô thuỷ trải qua vô số kiếp quá-khứ đến kiếp hiện-tại hoàn toàn không liên quan với thân (sắc-uẩn) của mỗi kiếp chúng-sinh, mà sự thật, chỉ liên quan với tâm (4 danh-uẩn) của mỗi kiếp chúng-sinh với nhau mà thôi, bởi vì mỗi tâm sinh rồi diệt liên tục có phận sự lưu-trữ, tích lũy đầy đủ tất cả mọi thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp từ vô thuỷ trải qua vô số kiếp quá-khứ cho đến kiếp hiện- tại, không hề mất mát một mảy may nào cả. Ví dụ:

Kiếp chót Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha sẽ trở thành Đức-Phật Gotama, đó là quả của 30 pháp-hạnh ba-la-mật đầy đủ trọn vẹn gọi là đại-thiện-nghiệp ba-la- mật mà vô số tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đã tạo trong khoảng thời gian suốt 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất.

Kiếp chót Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha đản-sinh vào ngày rằm tháng tư (âm-lịch) tại khu vườn Lumbinī, Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc-đại-nhân, 80 tướng tốt phụ, đó là quả của 30 đại-thiện-nghiệp ba-la-mật.

Đức-Bồ-tát Siddhattha trở thành Đức-Phật Gotama vào ngày rằm tháng tư (âm-lịch) tại khu rừng Uruvelā (nay gọi là Buddhagayā nước Ấn-độ) lúc 35 tuổi, đó là quả của 30 pháp-hạnh ba-la-mật của Đức-Bồ-tát.

Thực-Hành 30 Pháp-Hạnh Ba-La-Mật

Đức-Bồ-tát đạo-sĩ Sumedha tiếp tục thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn, trong khoảng thời gian còn lại suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất.

– Pháp-hạnh Ba-la-mật nghĩa là gì?
– Thành tựu pháp-hạnh Ba-la-mật bằng cách nàopage100image2917195760

Ba-la-mật là dịch âm từ Pāḷi: Pāramī.
Pāramī có rất nhiều nghĩa, nghĩa chính yếu là pháp-duyên hỗ trợ dẫn đến sự chứng ngộ Niết-bàn cao thượng.

Thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bằng cách nào?

Để thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc nào, Đức-Bồ- tát cần phải có đại-thiện-tâm hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não nhất là tham-ái (taṇhā), ngã-mạn (māna), tà-kiến (diṭṭhi) và đồng thời hợp với tâm đại-bi (mahākaruṇā) và trí-tuệ hướng đến chứng ngộ Niết-bàn (upāyakosallañāṇā).

* Nếu hội đầy đủ các điều kiện như vậy thì Đức-Bồ- tát thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc ấy.

* Nếu không hội đầy đủ các điều kiện như vậy thì không thành-tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc ấy, mà chỉ là đại-thiện-nghiệp thông thường mà thôi, không phải là pháp-duyên hỗ trợ dẫn đến sự chứng ngộ Niết-bàn cao thượng.

Pháp-hạnh ba-la-mật có 10 pháp:

1- Bố-thí ba-la-mật (Dānapāramī).
2- Giữ-giới ba-la-mật (Sīlapāramī).
3- Xuất-gia ba-la-mật (Nekkhammapāramī).
4- Trí-tuệ ba-la-mật (Paññāpāramī).
5- Tinh-tấn ba-la-mật (Vīriyapāramī).
6- Nhẫn-nại ba-la-mật (Khantipāramī).
7- Chân-thật ba-la-mật (Saccapāramī).
8- Phát-nguyện ba-la-mật (Adhiṭṭhānapāramī). 9- Tâm-từ ba-la-mật (Mettāpāramī)
10- Tâm-xả ba-la-mật (Upekkhāpāramī)

Mỗi pháp-hạnh ba-la-mật có 3 bậc: bậc hạ, bậc trung, bậc thượng như sau:

– Bố-thí ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
– Giữ-giới ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
– Xuất-gia ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
– Trí-tuệ ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
– Tinh-tấn ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
– Nhẫn-nại ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.

– Chân-thật ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.

– Phát-nguyện ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.

– Tâm-từ ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.
– Tâm-xả ba-la-mật bậc hạ, bậc trung, bậc thượng.

Như vậy, 10 pháp-hạnh ba-la-mật trở thành 30 pháp- hạnh ba-la-mật:

– 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ (pāramī).
– 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung (upapāramī).
– 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng (paramattha-pāramī).

Muốn trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thì Đức- Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cần phải thực-hành 30 pháp- hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn, mới có thể trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Cho nên, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama cần phải thực-hành 30 pháp-hạnh ba- la-mật như sau:

– 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ (pāramī):

Khi thực-hành pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ nào, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama cần phải hy sinh những gì thuộc về bên ngoài thân mình như của cải, tài sản, ngôi báu, thậm chí cả vợ con nữa để thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật ấy.

* Ví dụ: Tích Đức-vua Bồ-tát Vessantara là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama thực-hành pháp-hạnh bố-thí ba- la-mật, hạnh đại-thí hoàng-tử Jāli và công-chúa Kaṇhā yêu quý nhất đến cho ông bà-la-môn Jūjaka.

Đức-vua Bồ-tát Vessantara cũng thực-hành pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật, hạnh đại-thí vợ yêu quý là Chánh-cung Hoàng-hậu Maddī yêu quý đến cho ông bà-la-môn.

– 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung (upapāramī):

Khi thực-hành pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung nào,

Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama cần phải hy sinh những bộ phận nào trong thân thể để thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung ấy.

* Ví dụ: Tích Đức-vua Bồ-tát Sivi là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama thực-hành pháp-hạnh bố-thí ba-la- mật bậc trung, bố-thí 2 con mắt bên phải và bên trái đến cho vị bà-la-môn già mù đôi mắt.

– 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng (paramattha- pāramī):

Khi thực-hành pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng nào, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama cần phải hy sinh sinh-mạng của mình, để thành tựu pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng ấy .

* Ví dụ: Tích Đức-Bồ-tát thỏ thiện-trí Sasapaṇḍita thực-hành pháp-hạnh bố-thí ba-la-mật bậc thượng, nên Đức-Bồ-tát thỏ nhảy lên đống lửa thiêu chín làm món ăn để bố-thí đến vị bà-la-môn khất thực.

Những kiếp Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật cho được đầy đủ trọn vẹn trong suốt thời gian 4 a- tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Có nhiều kiếp Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, đã thực-hành bồi bổ các pháp-hạnh ba-la-mật ở cõi người. Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết ở cõi người, dục- giới đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh làm vị thiên-nam trong cõi trời dục-giới, nhưng để sớm hoàn thành 30 pháp-hạnh ba-la-mật, nên Đức-Bồ-tát thiên-nam không muốn hưởng sự an-lạc ở cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ, mà Đức-Bồ-tát thiên-nam nguyện từ bỏ kiếp thiên-nam ở cõi trời ấy (chết), dục-giới đại-thiện-nghiệp cho quả tái- sinh làm người-nam trong cõi người, để thuận lợi cho việc thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật, bởi vì cõi người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này rất đặc biệt hơn các cõi khác trong tam-giới:

* Thuận lợi cho việc thực-hành phạm-hạnh cao-thượng.

* Thuận lợi cho việc thực-hành mọi thiện-pháp: dục- giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện- pháp và đặc biệt siêu-tam-giới thiện-pháp.

* Thuận lợi cho việc thực-hành 30 pháp-hạnh ba-la-mật.

* Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Chư Phật Độc-Giác, chư Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác, chư Thánh Đại- thanh-văn-giác đều thành-tựu tại cõi người này.

Những kiếp Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama bổ sung cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật trong suốt 4 a- tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp, được 24 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thọ ký, xác định thời gian còn lại, bắt đầu từ Đức-Phật Dīpaṅkara thứ nhất cho đến Đức-Phật Kassapa thứ 24 cuối cùng, trải qua vô số kiếp không sao kể xiết được.

Đến kiếp gần kiếp áp chót là Đức-vua Bồ-Tát Vessantara thực-hành bồi bổ thêm cho đầy đủ pháp- hạnh bố-thí ba-la-mật: bố-thí voi báu, bố-thí hoàng-tử Jāli, công-chúa Kaṇhā, bố-thí Chánh-cung Hoàng-hậu Maddī, v.v…

Sau khi Đức-vua Bồ-tát Vessantara băng hà, dục-giới đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh làm vị thiên-nam tên Setaketu trên cõi trời Tusita (Đâu-suất-đà-thiên), cõi trời thứ 4 trong 6 cõi trời dục-giới, hưởng sự an-lạc trong cõi trời ấy.

 

Trích từ cuốn Tam Bảo trong bộ Nền Tảng Phật Giáo do Tỳ Khưu Hộ Pháp biên soạn

VIDEO BỘ TRANH CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT – CUỐN ĐỨC BỒ TÁT SUMEDHA – BẬC ĐẠI TRÍ

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app