DẪN THIỀN – BẢN CHẤT CỦA PHÁP

 

Chúng ta hãy chánh niệm, ghi nhận, quan sát đối với các hiện tượng thân – tâm. Nếu đã quen với việc quan sát hơi thở, chúng ta có thể lấy hơi thở để làm đối tượng quan sát, nếu ai đã quen với việc quán sát sự khổ, cái đau, chúng ta cũng có thể lấy đó làm đối tượng của chánh niệm. Nếu chúng ta đã chọn đối tượng để quan sát, thì tất cả đều có mục đích sử dụng mà thôi, không phải để dính mắc, không phải để chối bỏ. Chúng ta đang thực hành ở đây không chỉ cho bản thân mà cho tất cả mọi người, cũng như hàng ngàn người trên thế giới; để thực hành đúng đắn, chúng ta phải buông bỏ những gì chúng ta đang làm. Theo thói quen, chúng ta luôn có sự dính mắc với thân này và những gì chúng ta đang làm. Con đường trung đạo ở đây là sự đơn thuần hành động, đơn thuần sử dụng mà thôi; chúng ta hãy hướng tâm đến việc chỉ sử dụng mà thôi, chỉ hành động mà thôi và buông bỏ các thói quen, tập quán của mình.

Đừng quá quan tâm đến bản thân mình và những gì chúng ta đang làm, hãy lưu tâm đến sự thật, tất cả đều chỉ để sử dụng mà thôi, ngưng sự tập trung đến thân tâm của mình và hành động mình đang làm. Chánh niệm cúa chúng ta cần dựa trên hơi thở hoặc hay biết các hoạt động của tâm, hoặc hay biết sự khổ. Tất cả các nhân duyên, các hành động chúng ta đang làm chỉ đơn thuần là các hành động, đơn thuần là các diễn tiến đang xảy ra; và rồi kết quả, điều gì xảy ra chỉ là sự trải nghiệm và giúp chúng ta có kinh nghiệm mà thôi. Chúng ta hãy hiểu rằng chánh niệm cũng chỉ đơn thuần là hành động thôi, chánh niệm không phải là điều gì đó mà chúng ta tạo ra. Chỉ để sử dụng mà thôi nghĩa là buông bỏ sự dính mắc đối với bản thân mình và đối với những gì mình đang làm.

Nếu chúng ta có suy nghĩ rằng có một người đang hành thiền, đó là sự dính mắc với xác thân của mình; nếu chúng ta lưu tâm đến những gì mình đang làm thì đã có sự dính mắc vào việc mình đang làm, dính mắc đến việc hành thiền của mình. Và sự thật ở đây đơn thuần chỉ hành động mà thôi, chỉ sử dụng mà thôi, không dính mắc hay chối bỏ. Điều đó nghĩa là đừng dính mắc đến bản thân mình và những việc mình đang làm, thay vào đó, hãy hướng tâm đến chánh kiến để buông bỏ sự hướng tâm đến bản thân và những điều chúng ta đang làm. Nếu chúng ta cho rằng hành thiền là công việc của mình thì sự nhìn nhận đó không phải đúng đắn, chỉ đơn thuần là một hành động mà thôi, không phải để dính mắc hay chối bỏ. Sự dính mắc và thói quen cũng như sự hiểu biết lý trí cúa chúng ta, chúng có thể thay đổi bất cứ lúc nào và luôn luôn thay đổi. Bản chất của các hiện tượng chỉ có tính chất luôn luôn vô thường, đổi mới mà thôi. Chính vì vậy, chúng ta cần học cách buông bỏ các vấn đề này, chúng ta cần để ý đến bản chất của các hiện tượn. Và để có thể ghi nhận được bản chất này phải học cách buông bỏ chính bản thân mình cũng như buông bỏ những gì chúng ta đang làm.

Tất cả chúng ta có thể tự mình tu tập giữ bát quan trai giới, nhưng để có chánh kiến chúng ta phải thực hành theo lời dạy của đức Phật. Nếu chỉ biết về hơi thở, chúng ta sẽ không biết được bản chất của hơi thở đó; do đó, để biết được bản chất thật sự những gì đang xảy ra, chúng ta phải buông bỏ thấy biết đối với hơi thở. Theo thói quen, chúng ta luôn luôn để ý mọi thứ xung quanh mình, tất cả sự thấy biết của chúng ta là hoạt động của tâm, nhưng chúng ta hãy cố gắng để buông bỏ cái biết thông thường này. Với cái biết này, chúng ta cũng biết những thứ của tôi, của ta, của anh…; để buông bỏ những dính mắc của mình, chúng ta phải xả ly tất cả thói quen, tập khí cúa mình.

Để thấu suốt bản chất của pháp, chúng ta cần loại trừ sự hiểu biết thông thường, đó là nhận biết về sự đau, về hơi thở… Để có thể đi theo con đường trung đạo, tức chúng ta cần buông bỏ các tiến trình liên quan đến thân và tâm. Do có sự dính mắc đến các hiện tượng do tâm tạo, chúng ta chỉ biết được sự biến đổi, hoại diệt do tâm tạo. Để biết được bản chất của sự thật gốc, chúng ta phải buông bỏ các sự thật do tâm tạo. Theo thói quen, chúng ta luôn luôn hành thiền với ý tưởng về cái tôi và có sự dính mắc đến cái tôi biết và cái tôi không biết. Với cái hiểu có tôi – có ta là cái hiểu do thói quen cũ nên cần phải buông bỏ các thói quen này, và chúng ta phải buông bỏ sự dính mắc đối với thói quen cũ; để có thể buông bỏ thói quen cũ, chúng ta cần phải sáng tỏ những điều chúng ta chưa biết. Thông thường, chúng ta chỉ làm những việc làm quen thuộc hoặc làm những điều muốn làm và dính mắc đến kết quả từ các hành động đó.

Trong thời gian đầu hành thiền, chúng ta có thể theo dõi tâm để đạt trạng thái chánh niệm, hướng sự quan sát chánh niệm từ bên ngoài vào bên trong, trên những hiện tượng thân tâm. Nếu chúng ta buông bỏ sự lưu ý đến các đối tượng bên ngoài thì chúng sẽ hướng vào bên trong và chánh niệm trên các hiện tượng thân tâm một cách tự nhiên; đến khi tâm đã không còn hướng ngoại nhiều nữa, chúng ta không cần quá cố gắng kiểm soát tâm. Nếu tâm đang hướng tới cái đau, chúng ta sẽ học được cách buông bỏ đối với cái đau; như vậy, khi ghi nhận được hiện tượng nào đang xảy ra, chúng ta buông bỏ ngay trên hiện tượng đó, trải nghiệm đó.

Thực hành theo con đường trung đạo rất khó khăn nhưng đó là công việc thật sự cần thiết. Đừng bao giờ quên rằng tất cả chỉ để sử dụng mà thôi, chỉ hành động mà thôi, và đừng bao giờ quên buông bỏ các hoạt động chúng ta đang làm và kết quả của nó. Để đi theo con đường trung đạo, chúng ta phải buông bỏ tất cả sự dính mắc của mình, đó là tiền đề cần thiết. Tất cả các sự dính mắc cần được buông bỏ, tất cả sự biết hay không biết của chúng ta cũng chỉ để trải nghiệm mà thôi, không phải để dính mắc hay chối bỏ. Nếu chúng ta hành thiền cùng sự dính mắc thì điều đó vô cùng dễ dàng và xảy ra một cách rất tự nhiên. Để đi theo con đường trung đạo, chúng ta phải học cách hành thiền mà không có sự dính mắc ở đó, chúng ta cần buông bỏ sự dính mắc đến bản thân, buông bỏ sự dính mắc đến điều chúng ta đang làm, điều chúng ta đang biết và buông bỏ cả những kết quả chúng ta đạt được, nghĩa là buông bỏ những điều chúng ta đang làm và cả những điều đang xảy ra.

 

Thiền sư Ottamathara

13/06/2013 – thiền viện Phước Sơn, Việt Nam
Xin tri ân sư Thư (Sư Chân Tuệ – U Pannisara) đã phiên dịch và sư cô Hương, chị Hạnh, Bích đã đánh máy
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app