Quả Duyên và vật Thực Duyên

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2019

Theo trong Phật Pháp một cái tâm thiện gồm nhiều trường hợp, chứ không phải có 1, có tâm thiện hờ hửng và có cái tâm thiện hào hứng. Tâm thiện hờ hửng gọi là tâm thiện thọ xả. Tâm thiện hào hứng thì gọi là tâm thiện thọ hỷ. Rồi có những tâm thiện do bị tác động, còn có trường hợp tâm thiện tự phát.trường hợp thứ 3 đó là tâm thiện có trí tuệ đi cùng, trường hợp không có trí tuệ đi cùng. Sau đó là sáu trường hợp. Sáu trường hợp chia làm 6 cái tâm

Nghe. Tui nhắc lại có cái tâm thiện hờ hững và có cái tâm thiện hào hứng là sao ? có nhiều khi mình gặp những cái chuyện mình cũng muốn làm, nhưng cái muốn nó không có gì vui vẻ hết. Mình dừng xe ở đèn đỏ, mình thấy có người homeless họ tới họ xin tiền,thì mình cũng lấy tiền mình cho nhưng mà nó không hào hứng. Hiểu hông? Nhưng có những lúc mình cũng cho, nhưng mình cho với tất cả sự hoan hỉ , thì cái đó được gọi là tâm thiện hào hứng. tui rất dùng những từ chuyên môn

Rồi tâm thiện có tác động vào tâm thiện tự phát đólà khi mình phải suy nghĩ đắn đo, tới lui, rồi mình mới làm . Nên nhớ Việt Nam mình có cái chữ cân nhắc và chữ do dự. Hai chữ này khác hay giống? cái nào tốt cái nào xấu. Trước khi làm một việc gì đó mình phải có cân nhắc, cái đó là hợp trí ,còn do dự là hữu trợ. Nghe kịp không?

Cái phần là hợp trí, ví dụ như cân nhắc là trước khi mình làm mình xem coi,cái việc mình làm đó về không gian chỗ này có thích hợp không? Về thời gian lúc này có thích hợp không? Về đường lối là cái cách thức này nó có thích hợp không? Đó được gọi là có cân nhắc

Còn do dự là mình có nên làm hay không? Có hiểu được cái đó không? Do dự thường là cái câu đó là do dự. Cân nhắc là mình nên làm lúc nào? ở đâu? Cách nào? Người ta gọi là cân nhắc

Người không học đạo họ chỉ nghe tới nhân nào quả nấy. họ chỉ hiểu một cách rất là nghèo, rất đại khái. Nhân nào quả nấy nghĩa làm ác thì bị khổ, làm thiện thì được vui. Đó là nhân nào quả nấy đúng không?

Nhưng những người học A tỳ đàm họ nghe nhân nào quả nấy họ hiểu sâu lắm. Nhân nào quả nấy có nghĩa là nếu mình làm thiện bằng tâm hờ hững thì đời sau mình sanh ra làm cái người rất là người không có được lạc quan lắm. còn mình làm phước bằng cái tâm hợp trí đó, làm tâm mà tâm cân nhắc á thì đời sau sanh ra rất là nhiều trí, rất là thông minh . người làm thiện bằng cái tâm lạc quan vui vẻ, thì đời sau sanh ra là người lạc quan vui vẻ. Người làm phước bằng cái tâm do dự đời sau sanh ra chậm chạp. Người làm phước bằng cái tâm mau mắn thì đời sau sanh ra rất là mau mắn. Phải hiểu như vậy mới được gọi là nhân nào quả nấy. CÒn nhân nào quả nấy mà hiểu theo cái kiểu nhà nghèo, hiểu là làm ác thì bị khổ, làm thiện thì được vui. Cái đó thì cũng đúng mà nó nghèo quá. Thì phải hiểu chi tiết như vậy đó

Cho nên hôm nay chúng ta cùng một lúc làm một việc giống nhau, đó là chúng ta cùng bố thí một bữa ăn,chúng ta cùng tụng kinh, cùng nghe pháp, cùng ngồi thiền .Nhưng điều thứ nhất là cái chủ ý có giống nhau hay không. Về chủ ý thì chúng ta lọt vào trường hợp nào trong 4 trường hợp hồi sáng, đó là nghiệp đọa lạc, hay thiện nghiệp hữu lậu,hay thiện nghiệp vô lậu? đó là 1 chủ ý. Thứ hai nữa cái loại tâm thiện đó nó thuộc vào cái nhóm nào trong 3 nhóm vừa kể.

Thứ nhất về cảm xúc, nó là hào hứng hay hờ hững? thứ 2 nó có trí tuệ đi cùng hay không? Thứ 3 nó có tác động hay tự phát ? cái kiểu tâm thiện nào nó cho ra cái quả như vậy cho nên chúng ta thấy bao nhiêu người thiên hạ sanh ra đời này thì cái mặt không có giống nhau, bởi vì mỗi cái tâm thiện, tâm ác nó không giống nhau. Hoa hậu 2019, hoa hậu 2018 nó không giống nhau. Ngay cả trong kinh nó Chư Phật Chánh Đẳng Giác đều có 32 hảo tướng như nhau,nhưng 1000% là nét mặt của 2 vị Chánh Đẳng Giác không có giống nhau. Thì quý vị nói khác kiểu nào, thì tôi nói như Lương Triều Vỹ và Lưu Kiến Hoa đều đẹp. Thầy Minh Niệm và thầy Pháp Hòa đều đẹp hết nhưng không giống nhau. Cho nên mình nói 2 Thầy đều đẹp lắm,đẹp lắm nhưng mỗi Thầy có mỗi cái truyền cảm khác nhau. Thì tại sao có tình trạng đó là tại bởi vì cái tâm thiện của 2 người đều có điểm xích xê tối thiểu. thì tại sao có điểm xích xê đó là tại vì khác một tí đời này, sẽ dẫn đến khác muôn trùng của đời sau

Ở đây có ai học vật lý, hình học thì biết, ở trong cái hình tròn 360 độ nó lệch 1 chút là ngàn dặm đúng không? Đều xuất phát từ 1 tâm mà chỉ lệch đi nữa độ là tít ngoài vũ trụ.Nửa độ là không thấy nhau trong đời. cho nên cùng xuất phát cùng 1 điểm, cùng 1 tâm á, lệch 1 chút thôi.Cho nên á chỉ khác nhau 1 điểm nhỏ thôi,thì điểm nhỏ ấy nó trở thành 1 nền tảng lớn cho sự khác biệt ngàn trùng của ngày sau

Ví dụ tôi làm phước bằng cái tâm hợp trí, cái tâm có cân nhắc, hoặc tôi làm phước bằng cái kiểu tùy hứng, người ta rủ thì làm chứ không nghĩ ngợi gì hết. Thì đời sau sanh ra tôi rất là giàu có nhưng mà lại rất là chậm chạp . và cũng cùng bố thí 1 bữa ăn, mà có người đời sau sanh ra giàu có khỏe mạnh, có người giàu có thông minh. Tại sao vậy? mình bố thí mà mình nghĩ á thì đời sau sanh ra mình vừa giàu có vừa thông minh. Còn mình bố thí 1 bữa ăn mà mình nghĩ< ăn cái này tốt cho sức khỏe á> thì đời sau sinh ra mình rất là giàu có nhưng mình chỉ được cái khỏe mạnh thôi . Hiểu hông? Cái suy nghĩ nó lệch đi 1 chút á

Hoặc là 2 vị, trong kinh có 2 vị cư sĩ gặp từ Đức Phật Tỳ Bà Thi á, 2 vị đều nhà nghèo hết, cho nên 2 vị cúng dường ĐỨc Phật.Thì 1 người á thì, nghèo mà , nghèo đến mức không có gì để cúng dường , đi ra sông á hốt cát, cát á, nghèo quá không có gì cúng dường, hốt cái vô rải cái chỗ mà họ thấy là Đức Phật sẽ ngồi á. CÒn 1 ông ổng hốt cát ổng rãi chỗ mà ĐỨc Phật sẽ đi. Rồi đời sau sinh ra cái ông mà rải cát chỗ đi, ổng được thoải mái về vấn đề phương tiện đi lại, còn cái ông ổng rải cát chỗ Ngài ngồi, ngày sau ổng được chăn êm nệm ấm, giường cao chiếu rộng.Nó lệch có chút xíu. Mà 2 ông đều xúc cát hết,mà một ông thì giường cao chiếu rộng, còn 1 ông thì xe thuyền đi lại. Nếu 2 ông ổng sanh bây giờ thì 1 ông ổng toàn roll royce không vậy á, còn ông thì chăn êm nệm ấm. Đó nó chỉ nhích 1 chút xíu

Thì cái đó nó dẫn đến cái chuyện nếu mình làm phước nó khác nhau 1 chút, tới lúc mình tu hành nó cũng khác nhau 1 chút .Có đúng không? Có những vị Sư phước lộc rất là nhiều , Phật tử họ thương họ cúng dường nhiều lắm, nhưng mà sức khỏe yếu. Có vị không được người ta cúng dường nhiều nhưng sức khỏe rất là tốt. thì khi tu học nó khác không? Khát chứ! Cái ông mà được người ta cúng dường mà bệnh hoài đó á, cái chuyện tu học của ông phải khác cái ông cúng dường ít mà cơ thể khỏe mạnh. ĐÚng không? Các vị thấy ghê chưa?

Chưa hết 2 ông đều khỏe mạnh như nhau, mà ông thì chậm,ông thì nhanh. Thì như hơi khác đúng không?

Chưa hết. 2 ông thì 1 ông vui vẻ lạc quan, còn 1 ông cái mặt ổng lúc nào cũng như bị bón vậy á. Hai ông đi thuyết pháp cái tác động lên quần chúng khác nhau. Có không? Cái ông mà cái mặt lúc nào cũng lạnh ngắt á, cái người ta nghe cái tác động của thằng chả nó không giống với cái ông mà vui vẻ .Như vậy mà cái chuyện quý vị làm phước á, vui vẻ hào hứng đó nó không chỉ ảnh hưởng cho mình riêng kiếp này mà còn kiếp sau, không những cho mình mà còn cho bao nhiêu người khác nữa.có đúng vậy không? MÀ chỉ có cái chuyện chút xíu vậy thôi, khi mình làm phước mình làm phước mình hào hứng hay mình hờ hững, chỉ có chút xíu vậy thôi mà nó lay lan ra toàn vũ trụ, có thấy chưa?

Cho nên các vị biết cái học thuyết ao bèo, các vị biết học thuyết Domino, học thuyết vết dầu loang đó, mình tưởng nó bên chính trị, bên kinh tế, chứ không, trong đời sống thường nhật của chúng ta đó,cái khái niệm vết dầu loang, biết Domino không? Thì khái niệm đó nó không chỉ riêng bên chính trị, bên kinh tế, mà bên toàn bộ đời sống của chúng ta.Cái đó nó như vàng bạc,nó phảng phất mọi nơi và mọi lúc, nó lớn chuyện lắm chứ không phải không

Cho nên cái nghiệp duyên là gì ? Nghiệp duyên là lực tác động từ cái chủ ý trong hành động. Lớn lắm, lớn lắm. Chính cái đó nó quyết định chúng ta đời sau sẽ ra sao. Nó sẽ ra sao thì cái mức ảnh hưởng của chúng ta nó sẽ theo đó mà ra sao.Do chủ ý trong mỗi hành động của ta ra sao mà mai này ta sẽ ra sao . Khi ta sẽ ra sao thì cái ảnh hưởng của ta đối với người khác nó cũng theo đó mà ra sao. Một cách tương ứng

Khi mình sanh ra mà mình làm 1 trái sầu riêng ,ví dụ thôi, thì cái ảnh hưởng với thế giới nó khác cái trái chôm chôm, ví dụ cái trái nào nó tua tủa. Thằng nào nó cũng xù xì, nó tua tủa, sầu riêng nó khác trái chôm chôm. Nhắc cho nhiều, thì cái đó đượcgọi là nghiệp duyên

Nói có nghĩa là từng duyên ở trong 24 duyên, nếu mình học kỉ 1 chút thì mình mới thấy toàn bộ nó có mặt trong đời sống, chỉ cần 1 duyên thôi. Toàn bộ con đường tu tập giải thoát cũng lệ thuộc vào 1 chữ duyên đó thôi.Mà Phật cho mình 24 duyên lận luôn,hơi bị nhiều luôn.Cái nghiệp duyên nó quan trọng lắm, rất là quan trọng

Bây giờ mình học qua cái quả duyên

Cái quả duyên cái nội dung nó cũng gần gần giống như là nghiệp duyên vậy. Hôm bữa tôi giảng rồi, hôm nay tôi nhắc lại thôi. Các vị có nghe cái nghiệp chướng không? Các người không học giáo lý họ không biết nghiệp chướng là cái gì? Nghiệp chướng là cái gì làm cho mình lận đận, phải không? Như oan gia nghiệp chướng chẳng hạn

Nhưng mà các vị nghe nè, trong đời sống của chúng ta á, khó tránh được 3 cái chướng sau đây: 1.Nghiệp chướng : có nghĩa là khi mình đã tạo 1 cái nghiệp xấu nào đó, thì cái bản thân nghiệp xấu đó dầu chưa đến lúc trổ quả, chưa đếnlúc báo ứng nha, thì trước mắt nó cũng để lại dấu ấn tâm lý rất là xấu. Thí dụ như, dĩ nhiên ta đang nói cái trọng nghiệp thôi.ví dụ như mình lỡ cư xử quá tệ với mẹ , dầu mình chưa đến lúc phải trả báo,nhưng mà chỉ mà mai này mình thấy một bà cụ nào đó mình nhớ đến cái chuyện mình xử tệ với mẹ mình.hiểu chưa. Rồi chưa kể câu chuyện này nữa. một cái người mà sống phóng dật á, phóng dật là người không có chánh niệm á, không có thiền định, thì họ giống như cái nền nhà bằng đất. Một nền nhà bằng đất khi bị bụi và cát rớt lên thì rất là khó phát hiện , vì sao? Vì đất với bụi tụi nó là 1 group,đúng không? Nhưng cái người mà có tu tập thiền định, chánh niệm á, cái tâm họ giống như cái nền gạch vậy á , cho nên một tí bụi tí cát là lọt vô biết liền. Chúng ta không có tu gì hết, khi chúng ta làm điều lầm lỗi chúng ta không có biết, không có nhận ra nó ảnh hưởng như thế nào trên con người của mình. Nhưng khi quý vị có chánh niệm thì mình ngồi 1 cái bao nhiêu cái nỗi khùng nó kéo về,bao nhiêu cái chuyện bậy nó nổi về

Cho nên nghiệp chướng gọi là gì, tiếng Pali gọi là Karma …, có nghĩa là khi mình làm một cái trọng nghiệp bất thiện nào đó rồi thì người đó không đắc thiền, không đắc đạo được. Tâm không có an được thì đó gọi là nghiệp chướng. Nghiệp chướng này cho những trọng nghiệp bất thiện. Có những cái trọng.có nghĩa có cái nghiệp bất thiện nó hơi nặng nề to tát,là chướng ngại tâm linh rất là lớn

Cái thứ 2 là quả chướng. bữa giảng về 12 duyên khởi còn nhớ không? Do vô minh trong bốn đế nên ta trốn khổ tìm vui bằng cách tạo các nghiệp thiện ác, do các nghiệp thiện ác ấy mà ta có tâm đầu thai dẫn về cõi nào.Do tâm đầu thai về cõi nào mà ta có đủ 6 căn hay không và ta sống nhiều với trần nào? Thì nghiệp chướng ở đây là những cái trọng nghiệp bất thiện khi ta đã tạo ra rồi,chưa đến lúc báo ứng thì trước mắt nó cũng để lại dấu ấn tâm lý rất là nặng nề. nó có ám ảnh khôn nguôi cho chúng ta

Còn quả chướng có nghĩa là chúng ta đầu thai bằng cái tâm nào thì chính cái tâm đó nó ám chúng ta suốt một đời. Quả chướng ở đây có nghĩa là cái tâm đầu thai. Nếu chúng ta đầu thai bằng cái quả bất thiện thì chúng ta phải mang một cái thân heo chó, hoặc mang cái thân người mà chậm chạp, bệnh hoạn. các vị tưởng tượng một cái người mà chậm chạp, bệnh hoạn thì học phận và tu tập rất là khó đúng không? Các vị có biết những người bị Down Syndrome không, trăm người 1 mặt á, mặt nó đơ ra vầy. chậm chạp và bệnh tật triền miên ấy thì người ta gọi là quả chướng. có nhiều người họ kì lắm, sống bậy bạ vậy, dễ thương vậy không sao,tự nhiên có ý nghĩa tu hành thì bao nhiêu tai họa nó ùn ùn nó đổ tới. Là kiếp xưa đi phá người tu á, nên kiếp này, đánh bài đánh bạc câu cá thì khỏe ru à,bắt đầu có ý giữ bát quan đi tu thiền đồ là nó đổ tùm lum chuyện ra, do lúc trước mình phá người ta. Mình đi làm bậy thì ok, thế mới mắc cười chứ, câu cá nè, săn bắn nè , đánh bài nè, đi nhậu nè , nhảy đầm thế thì ok. Mà bắt đầu tu hành 1 phát là nó quậy từa lưa luôn, đủ thứ chuyện hết á. Ngày xưa là sao? Phá người tu .Phá người tu là sao? Không muốn cho người ta học, không muốn cho người ta hành, không muốn cho người ta giữ giới. tôi có biết vài trường hợp ông chồng đi nghe đạo về thích quá xin đi xuất gia, vợ không cho. Bởi tôi nói nhiều mấy cái đó ở đây mấy người họ buồn,nhưng mà khi bả không cho ổng đi tu á, là ổng mới đi sắm cái tọa cụ này nè ,ổng sắm cái tọa, rồi ổng dọn cái phòng để ổng ngồi thiền,bả cũng không chịu luôn, bả làm đủ cách bả cứ lụp cụp lụp cụp. Bởi vì ổng ngồi vậy thì ổng hạnh phúc quá, ổng hổng chịu ngủ chung, bả là người không sợ súng đạn. có hiểu điều đó không? Đêm bả ngủ ổng hay vô ổng cà khịa bả đó, bả đi làm cả ngày vậy tối không để người ta ngủ ổng nói cái ổng nghe vợ ổng nói vậy cái ổng ôm gối ra ổng ngủ riêng. Cái ổng đang ngủ bữa ổng thấy có người mò vô giường ổng, ổng hỏi Thì cái bà này bả không cho chồng xuất gia thì cái chuyện này tui cũng có một chút thông cảm,nhưng ổng ngồi thiền bả cũng không cho,rồi bắt đầu ổng đi học đạo bả cũng không cho, bả nói rằng ổng mới ba mớ mà ổng tinh tấn vậy, ổng học nửa ổng càng tinh tấn. Tức bả làm đủ cách,rồi bả kêu mấy đứa con bả đứng về phía bả, nó nhũng nhẽo rồi kéo, níu, rồi thọc, rồi đòi dẫn đi chơi. Là bả làm chừng nào mà ổng dẹp luôn chuyện tu hành. Đó là chuyện có thật luôn á

Tui có Phật tử thế này, cái người Phật tử mà hộ trì tôi đó, vì họ ghét nhau đó, họ đôi co riết mà tôi dẹp luôn.Nên nay họ nghe cái này chắc họ cũng sốc. Trước đây tui dịch kinh, tui dạy học kinh tạng mà tui bực quá tui dẹp rồi. chỉ vì một số đàn bà, chỉ vì một số phụ nữ mà bây giờ bao nhiêu người trên thế giới không được nghe tui giảng kinh tạng, chỉ vì một số phụ nữ đó thôi. Ví dụ Cô Loan với Cô Nga này nè, Sao Cô Loan ghé Sư Sư vui, sao Cô Nga ghé Sư Sư không vui. Ví dụ vậy. Tui bực tui dẹp luôn, tui không giảng nữa,mà tui giảng 1 nữa Tăng Chi Bộ Kinh rồi. Dịch kinh tui dẹp luôn. Mà vì phụ nữ không à. Và cái Kalama này, là họ dọa là họ quậy cho nó banh, mà tui không biết là nó banh chỗ nào tui không biết. Mà nó quá mệt mỏi, giờ đây tui gồng mà, nhưng tui rất là phiền. Từ lúc tui đi dạy người ta cũng chọc nữa. Bởi vì người ta nghĩ tui về đây có phụ nữ. Nó rất là lạ, quý vị biết cái đó là mấy cái nghiệp chướng, quý vị có biết không? Gọi là phá ngầm á, người phá do người ta ghét, hoặc phá do bị gì đó mình không biết. Cho nên tôi nói các vị cẩn trọng,làm người phải phân biệt cái gì khinh, trọng, nặng,nhẹ. Thế nào là chuyện chung chuyện riêng,coi chừng tạo trọng nghiệp. Đời sau sinh ra không có mắt để thấy, không có tai để nghe vì đời này mình chống người ta hoành pháp á

Có người sanh ra mặt mũi giống người khác mà không phải đang suy nghĩ,các vị biết cái thứ đó không. Nặng nhất là khùng, còn nhẹ là không nhớ được, không hiểu được. tui đã gặp, không cách nào họ nhớ được,chuyện chút xíu họ cũng không nhớ , trí nhớ đến cái mức tệ tận cùng các vị có biết cái đó không? Hiểu rất chậm, nhớ rất dỡ, suốt ngày cứ lừ đừ. Cho nên cái quả chướng nó kinh khủng lắm

Thứ nhất là nghiệp chướng, khi đã tạo một cái trọng nghiệp nào đó rồi thì nó trở thành một cái ám ảnh tâm lý khôn nguôi, ta sẽ vì vậy mà …23:38..và thành đạo nghiệp. Cái đó thì dễ hiểu. Còn cái thứ 2 là quả chướng có nghĩa là do tác động của một cái ác nghiệp quá khứ bây giờ ta phải chịu ác quả. Bị một cái trục trặc về sức khỏe, về tinh thần, về gia cảnh. Có biết gia cảnh không? Gia cảnh, gia đạo đồ đó. Khổ lắm. rồi cái thứ 3 là phiền não chướng. Khi mà ta sống nhiều với cái phiền não nào đó thì tinh thần của ta cũng không an lạc, có đúng vậy không? Ghen quá, ham chơi quá, hờn giận ghen tuông quá, đang câm hận sợ hãi cái gì đó quá. Chỉ là một trong mấy cái đó thôi là quý vị không làm ăn ra gì, có phải vậy không?

Tui có biết một vài phật tử tán gia bại sản bởi vì ăn rồi đi đánh ghen á, ghen chồng hoặc ghen vợ. Ghen riết rồi dẹp tiệm luôn, khỏi làm ăn luôn, mà trong cái công việc nó đang lên như diều gặp gió, đang lên ào ào vút vút vậy đó. Chỉ có ăn rồi cái ghen tuông, tị hiềm vậy đó, rồi rình mò riết rồi nó banh chành, tan nhà nát cửa hết. Đó là phiền não chướng Nói chi là tu hành học đạo, tu thiền giải thoát. Nói cho các vị biết, có những vị xuất gia, đang tu ngon lành như vậy rồi tự nhiên đi quen biết với người Phật tử. rồi cái ăn cái nghĩ đến người ta hoài, thiền nó không có nỗi. Có có cái đó không . Tự nhiên đang ngon lành zậy rồi, tự nhiên có vài con phật tử nó đến nó cúng dường, hồi đó giờ không có, tự nhiên giờ nó có. Tu riết nó có phước á, có người cúng dường. Cúng dường rồi cái sợ mất. hồi đó không có thì ok,tự nhiên rồi thấy nó cũng giàu, nó cũng đẹp, nó cũng giỏi, nó cũng ngoan đạo, rồi tự nhiên hôm mình đang vui vui cái mình thấy nó quẹo qua ông khác , cái mình thấy khó chịu, khỏi tu luôn. Nó gọi là phiền não chướng

Cho nên đầu bài tôi đã nói rồi, rất khó có người nào trong chúng ta mà, trong đời sống thường nhật tránh được 1 trong 3 cái chướng này. Một là nghiệp chướng. Hai là quả chướng. Ba là phiền não chướng . các vị nghĩ kĩ đi, các vị có hết 3 cái này không.Nghiệp chướng thì ở đây hi vọng là không có ai mà đâmheo thuốc chó đúng không? Nhưng có một điều là mình lỡ làm cái gì đó, ở trong kinh nghiệm tuệ quán mà tui biết á. Hành giả mà đang tu hành ngon lành mà tự nhiên 2-3 ngày liên tục không có tập trung tư tưởng được thì nên ngồi lại rà xem mình có mắc vào những điều sau đây: thứ nhất, mình có làm mình có xúc phạm ai mà mình chưa có nói xin lỗi, sám hối hay không? 2. Mình có hứa ai cái gì mà mình quên hay không? 3.Mình có cái plan dự trù cho công việc gì đó mà mình quên mất hay không? 4. Sức khỏe mình có gì trục trặc hay không? Trong đó gồm có cả thực phẩm, mình có ăn nhầm cái gì đó kì cục hay không? Nghe kịp không?

Làm phiền ai mà chưa xin lỗi.

Hứa với ai điều gì

Mình có plan trong công việc

Rồi sức khỏe, trong đó gồm có vấn đề ăn uống và phòng học

Cái phòng học mình tự nhiên có cái con gì nó về rất là nhiều. quý vị có biết cái con đó không? Biết hả? Nhiều lắm, ví dụ đại khái vậy

Còn giới luật của mình. Giới luật của mình có vấn đề gì hay không?

Và cái thứ 6 là đề mục của mình. Đề mục của mình nó có ổn hay không? Tức là ông theo dõi hơi thở nó là đề mục. Rồi ông theo dõi cái feeling ra sao nó là đề mục . ông làm gì biết nấy, thì cái activity đó là đề mục. Thì có nhiều khi buổi đầu ông á, thầy kêu ông hãy theo dõi mấy cái mà feeling, ông không hợp với cái đó ông hợp với cái khác. Cho nên, bữa đầu tôi cũng ok lắm, giống như quý vị thử thuốc á. Đã nói thử thì buổi đầu nó ok, nhưng đến 1 thời gian ngắn sau , nếu nó không hợp thì nó phản ứng liền

Đại khái quý vị phải để ý tại sao mình không tập trung tư tưởng được là mình phải dò mình xem cái đã. Bởi vì chỉ cần 1 trong mấy cái này mình ngồi vô nó lên không nổi, nó không có chánh niệm .ngồi nó cứ bật, nó dăng nó dăng ra hoài. Mình có thể theo dõi ngon lành, mình ngồi yên 1 tiếng, 2 tiếng đồng hồ không sao hết. Mà nó cư hướng ngoại, nó cứ chạy ra chạy ra thì coi chừng cái vấn đề của hành giả phải nhớ

Cho nên 3 cái chướng này, mình nghe hình như nó không có mắc mớ gì đến mình nhưng mà không, nó mắc mớ dữ lắm á. Nó rất là quan hệ với mình.

Cho nên đó gọi là nghiệp chướng, quả chướng. Chúng ta đang học quả duyên, trước khi nói về quả duyên, chúng ta nói về 3 cái chướng . Mình có mơ hồ mình hiểu ra cái quan trọng của nó không?

Đúng là 6 cái

1. Là mình có làm gì ai mà mình chưa xin lỗi

2. Mình có hứa cái gì mà mình quên

3. Mình có plan gì hay không

4. Sức khỏe bao gồm thực phẩm, thời tiết, chỗ ở luôn. Bởi mấy cái đó nó nằm trong cái gọi là sức khỏe, có hiểu không ta. Chứ kể ra thì nhiều quá . Cho nên chữ sức khỏe là đủ rồi. sức khỏe gồm có chỗ ở, thời tiết, áo quần, và cái gì đó liên hệ đến sức khỏe. có những cái mùa mình mặc đồ coton tốt hơn, mát, thấm mồ hôi, thoáng. Đại khái như vậy, cho nên cái áo quần đừng coi thường. Chật quá khó, ngồi sếp bằng không được, mình coi thường mình kêu ô có cái quần nhằm nhò gì, nhưng ngồi không được. Có biết cái đó không? Mình ngồi cả buổi mà nó không tập trung lý do chỉ là gì?cái quần. bởi người ta nói ba quân nhiều khi không bằng cái quần là chỗ đó.Ba quân không bằng cái quần là bởi gì bao nhiêu người um sùm bên ngoài không ảnh hưởng được mình nhưng mà cái quần nó chật, ngồi không được. Nên chỉ hành giả mới hiểu câu này. Ba quân không đấu được cái quần là chỗ đó. Người không có hành thiền khổ nỗi họ không hiểu,nói gì mà ghê dữ vậy ta,đó là hành giả. Cái câu Ba quân không đấu được cái quần là nhiều khi chướng ngại trùng trùng, không bằng chướng ngại nhỏ xíu mà sát bên người. Hiểu là hiểu nghĩa bóng. Chứ không phải vậy về vẻ cái quần rồi để dấu chéo là sai

5. Giới luật của mình có vấn đề gì

6. Đề mục có vấn đề gì hay không?

Tổng cộng 6điều. Thì tui nói rồi, người tu có lúc phải giữ cái tâm như cái nhà nền đất, có lúc phải giữ cái tâm như cái nhà nền gạch. Còn nhớ cái này không? Tại sao mình có lúc phải giữ cái tâm như cái nhà nền đất để vì có lúc chuyện gì xảy ra mình cũng coi nó như pha, hiểu không?, chuyện gì xảy ra mình cũng coi nó như pha, tức là bao nhiêu bụi đời rớt xuống mình cũng coi như không có, đó gọi là tu mà giữ cái tâm như cái nhà nền đất. CÒn tu mà giữ cái tâm như cái nhà nền gạch là sao? Có nghĩa là, trên cái nền gạch đó mình mau chóng, dễ dàng mình kịp thời phát hiện bất cứ hạt bụi, hạt cát nào rớt là mình biết ngay. Có hiểu không? Có lúc giữ cái tâm như cái nhà nền gạch. Nghe nè có lúc giữ cái tâm như cái nhà nền gạch là 1proplem nho nhỏ xảy ra biết ngay thì đó là giữ cái tâm như cái nhà nền gạch. Còn giữ cái tâm như cái nhà nền đất chuyện gì cũng coi như pha.

Cho nên cứ nghe không kĩ rồi mai mốt nói cái ông này ổng nói kỳ quá. Ổng kêu giữ như gạch, giữ như đất vậy giữ gì ta? Tùy lúc, có lúc mình cần sự nhanh nhạy, bén nhạy, có lúc mình cần đơ, cần trơ.Biết trơ không?

Có lúc phải coi mọi thứ như pha, có lúc phải kịp thời phát hiện. Mà trong đời sống vật chất cũng vậy, có lúc mình phải coi pha là sao ăn gì cũng được, lạnh 1 chút, nực 1 chút cũng không sao, cái đó đúng hay sai. Nhưng mà khi nghe cảm giác lạ, đau ngộ ngộ trong người, bắt buộc không được coi thường. có hiểu không? Hai cái này khác không? Có mau thuẫn không? KHông mâu thuẫn đúng không.

Lạnh 1 chút không sao, nực 1 chút không sao, ăn rồi dở 1 chút không sao, ngứa 1 chút không sao.

Mình coi thường những thứ đó. Nhưng có những dấu hiệu trong cơ thể mình không được quyền coi thường.

Vì maybe nó là cancer.

Thì người tu y chang như vậy mà hiểu.

Có lúc anh phải giữ cái tâm như cái nhà nền đất, chuyện gì cũng là bụi trên nền đất.

Mà bụi trên nền đất là ít quét nhất, mình chỉ lượm rác là xong.

Biết nhà nền đất không?

Dân Sài Gòn không biết nó.

Nhà nền đất nó ngộ lắm, nhà đất mà không đi hoài nó thành ra cái vảy rồng biết không?

Thì đất nó sạt xuống, nó sạt xuống.

Chân đi trên trần mát lắm.

Cái nhà nó thì chăm sóc rất là sướng, bởi vì mình chỉ lượm rác thôi, chứ mình không có sợ bụi.

Vì bản thân nó là bà cố của bụi rồi, thì sao mà phải quét gì nữa.

Nhưng có lúc mình phải giữ cái tâm như cái nhà nền gạch, 1 chút xíu là biết liền, nhớ nha.

Cho nên khi các vị học về phật pháp, chả hạn tui mới dạy về quả duyên các vị thấy sâu phải rộng như vậy mới nói hết quả duyên phải không?

Tức là khi nói về quả duyên, tụi phải nói 1 vòng rộng, sâu như nãy giờ các vị mới thấy phât pháp sâu rộng lắm.

Mà nãy giờ tôi giảng bà con mới hiểu 1 phần điển tích trong kinh.

Đó là tôi dạy học, chứ tôi thuyết pháp tôi hay kể mấy chuyện trong kinh còn bao la nữa.

Ví dụ như cái chuyện mà thời Đức Phật có những vị tỳ khoeo mà họ bị cái gì đó nó ám á, không có tập trung hơi thở được. Biết chuyện đó không? Cái chuyện đó nhiều lắm, rất là nhiều. Khi mà giải quyết được xong là cái tâm nó yên à.

Như ngài Nanda em họ của Phật á. Thì Phật về dự hôn lễ của Nanda rồi, Phật hỏi Nanda con người ta ngay đám cưới, mà chú rễ nữa. Mà trong kinh nói á, người không đọc Phật, không có hình dung được cái power của Phật lớn như cỡ nào, lớn lắm. Cái lòng từ của Phật nó làm cho người bình thường phải thay đổi suy nghĩ. Cái đức của Phật đủ để thay đổi người ta từ feeling, emotion của người ta. Cái đó là cái đức và cái lòng từ của Phật khiến cho người ta thấy chuyện gì cũng nhỏ hết, trước mặt Phật nhiều người họ coi cái chết chỉ là búng tay thôi, mà mình không đủ phước để mình gặp cái con người mà vĩ đại đó

Ngài có ánh mắt, cái giọng nói mà trời long đất lỡ á, đặc biệt cái phước của Ngài á. Tức là cái từ trường của Ngài, cái hơi mát Ngài tạo ra làm thay đổi cái suy nghĩ của người ta. Cái đức độ của Ngài làm thay đổi suy nghĩ của người ta. Cái ánh mắt cái tiếng nói của Ngài làm thay đổi suy nghĩ của người ta.trong kinh nói cái cách mà Ngài ăn, cái cách mà Ngài uống, cái cách Ngài để chân, cái cách Ngài dơ cái tay, cái cách Ngài đứng dậy Ngài đi á làm cho nhiều ông Vua mà phải bỏ ngôi đi theo để ăn rồi ngồi dòm vầy nè, không nói phụ nữ, đàn ông á, mà con nhà á, mà bỏ đi theo dòm vậy. Dòm Ngài ăn, Ngài đứng, Ngài đi, Ngài nói chuyện, nhìn Ngài cầm lên, Ngài để xuống, xuất sắc vậy. Ngài là tinh hoa của chúng sanh

Cho nên mà tân lang như Nanda, liếc mắt nhìn bà vợ mình, lúc đó như là hoa khôi, hoa hậu vậy đó. Thương vợ lắm, nhưng mà đưa cái bình bát. Ngài dùng xong, Ngài đưa cái bình bát, kêu Ngài không nói, Ngài chỉ đưa Thì Nanda nghĩ rằng Mà thương Phật lắm, kính Phật lắm không dám nói, cứ nghĩ chứ đang đông quá mà, làm sao mà chú rễ bắt mình mang bình bát kì cục vậy. Rồi ra tới ngoài sân là Ngài đi luôn á.Rồi nghĩ Mà trong kinh còn ghi rõ, đi ra cổng hoàng cung còn quay đầu nhìn nữa, nhìn bả đứng bả nhìn theo, cô dâu á, mà bả đẹp lắm, bả hoa hậu mà. Đi mà tay ôm bát mà nhìn, mà không dám trả á. Còn mình thì, Ngài ơi con gởi lại con vô con làm đám cưới.Hiểu không? Nhưng mà Phật thì không. Cuối cùng về chùa rồi, ĐỨc Phật hỏi lúc đó chỉ trả lời như cái máy Rồi từ cái lúc cạo đầu, đắp y rồi, các vị nghĩ thiền sao nổi mà thiền. Cứ ngồi rồi nhớ cặp mắt bả nhìn theo, cứ ngồi là thấy bả hiện ra lù lù trước mặt sao thiền. chuyện về sau nó dài lắm.

Đức Phật ngài mới xét cái vị này tu đến một trăn ngàn đại kiếp, đây là đã đến lúc vị này đi xuất gia, vị này không có cửa ở ngoài này kia. Nhưng mà bị cái nạn chút xíu này thôi. Giống như cái mắc tre, chỉ cần chẻ qua cái mắc nó đi 1 cái ót. Thì Đức Phật mới dắt vị này đi lên cõi trời, Ngài cố ý Ngài dắt đi vào thần thông. Vị này không có thần thông thì chỉ chú nguyện, Như Lai ở đâu thì vị này ở đó là xong. Thì đi ngang một cánh rừng đang cháy thì có con khỉ cái mà nó bị phỏng, thì Đức Phật hỏi vầy chứ < vợ ngươi so với con khỉ này ai đẹp hơn?> thì Ngài thưa ĐứcPhật Thì đó là Phật đưa Nanda lên cõi trời, khi mà Ngài lên á, với cái sự gia trì của Đức Phật, bình thường con mắt thường thì mình không thấy.nhưng với sự gia trì của Đức Phật thì Ngài Nanda thấy các vị tiên nữ trên đó.Thì Ngài quay qua Ngài hỏi < vợ ngươi so với cô này thế nào?> Thì Ngài Nanda nói có nghĩa là nó đẹp như vậy đó.

Cái này tui có thấy, ở miền quê các cô thôn nữ mặt mũi phèn không. Nhiều cô cũng có duyên mà nếu đem so với đại thành thì nó khác xa lắm. hiểu không? Quê mùa mà chữ nghĩa thì không có đủ, mà cư xử thì không có ra cái gì hết. Mà nêú mình lỡ đâu dưới quê, mình lượm con tấm con cám gì đó mình mừng lắm. Cho nên hồi đó thằng Điệp nó mê con Lan tùm lum đó. Lúc về Sài Gòn, thằng ĐIệp làm sao nó mê con Lan nổi. Nên nhiều khi mình thông cảm. không phải người ta quên mình mà có điều người ta thương con nhỏ kia hơn thôi.

Thì Ngài Nanda Ngài thấy sao mà nó trớt quớt thế này,bao nhiêu nỗi nhớ niềm thương phai phôi lập tức. Bây giờ chỉ có ước.Lúc này ĐỨc Phật dạy rằng:Lúc đó Nanda, Ngài không biết một chuyện, lúc đó Ngài chưa đắc Ngài không biết một chuyện đọng trời này, trước cái kiếp này nè, cái kiếp trước khi Ngài sanh xuống làm Nanda, Ngài từng ở trên cái cõi Đâu Suất chung với Bồ Tát. Còn đẹp hơn cái đám này nữa, xịn hơn cái đám này nhiều, cái đám mà bây giờ Ngài đang mê đó, còn kém hơn cái đám mà cách đây 20 năm về trước Ngài sống nữa. 20 năm về trước là Ngài ở trên Đâu Suất, Ngài gặp cái tiên còn đẹp hơn cái đám này nữa. Bây giờ Ngài lấy cái bà vợ bây giờ, cái bà vợ nhân loại đem so với 500 cô này thì hỡi ơi. Thì Ngài nghe như vậy, Ngài quên mất cô vợ, khỏe rồi, thì Ngài về thì NGài cứ tập trung đi đứng chánh niệm . thì cái duyên lành mà, trong kinh có một câu này,đúng ra quý vị phải ghi. Trong Trung Bộ Kinh, Phật dạy thế này :”một cái vật bén nhọn khi được đặt đúng hướng, thì dầu muốn dầu không nó có khả năng cắt đứt vậy khác”có hiểu không ta. Tôi nhắc lại nè:” một cái vật bén nhọn khi được đặt đúng hướng, thì dầu muốn dầu không nó có khả năng cắt đứt vậy khác”

Nếu ai không tin, tối nay hốt một đống kim rải trong giường, rồi vô ngủ để xem ban đêm mình có bị đâm hay không. Trong đống kim thể nào nó cũng có cây kim nó nằm rất là lý tưởng để nó chờ cái lưng của mình chầu lên, đúng không? Chơ nên “một cái vật bén nhọn khi được đặt đúng hướng, thì dầu muốn dầu không nó có khả năng cắt đứt vậy khác” cũng vậy một người tu hành mà đúng cách, thì dầu muốn dầu không cũng có thể chứng Thánh . Nhưng cái này mở ngoặc (đó là cách nói trích, bởi vì mình phải có Ba La Mật mình mới tu đúng)

Thì Ngài Nanda Ngài tu một tram ngàn đại kiếp rồi , cho nên bây giờ Ngài đu đúng như vậy, đi đứng nằm ngồi không bỏ sót một tư thế nào , tất cả điều được ghi nhận, hiều không? …43:00.. thì Ngài đắc A La Hán . Đối với mình câu nói của Đức Phật chỉ là câu nói khích lệ, như đối với Ngài câu nói đó là một lời hứa .

Ngài hiểu câu đó là lời hứa. Thì trong hoàn cảnh như Ngài Ngài hiểu như vậy, Ngài đắc xong Ngài vào Ngài lậy Phật Ngài nói :”Bạch Thế Tôn , xin Thế Tôn rút lại lời hứa, con không cần họ nữa” thì Đức Phật nói :”ta biết từ lâu rồi”

Cho nên khi mình ám ảnh bởi một cái gì đó mình đắc không nổi, mà tu không nổi, tu không nổi

Hoặc như Ngài Angulimala, Ngài đi bát thì gặp cái bà đó bả sanh khó,biết không? Ngài muốn giúp mà không biết sao giúp,thì Ngài nói Phật: “con thấy bà đó bả tội nghiệp quá mà không biết sao mà giúp “ thì Phật dạy, ngươi tu hành có phước báu nhiều,ngươi chỉ chú nguyện phước báu cho bả thì bả cũng thoát nạn , ngươi cứ nói thế này :”từ ngày tôi sanh ra tới bây giờ tôi không hại chúng sanh nào hết , cho nên tôi chia cái phước lại cho bà , nếu mà tôi nói đúng sự thật thì xin cho bà mẹ tròn con vuông.Thì Ngài nói cái bả nói cái ổng cầm đèn ổng đi,cái người ta đụng ổng cái rầm, ổng nói họ nói ổng nói có hiểu không? Có nghĩa là nó đuôi thì sớm muộn gì nó cũng lòi cái đuôi của nó ra. Đầu tiên, nó đuôi nó không cần đèn, là mình thấy có vấn đề rồi. Tới hồi đưa cho ảnh cái đèn , thì ảnh sống bằng ảo giác ta đã có đèn, ta đã đi trong ánh sáng và mọi người phải thấy ta.Nhưng mà đèn nó tắt, mà ta vẫn không biết. câu chuyện nó không phải câu chuyện cười, mà câu chuyện ra nước mắt. tức là mình là một người đuôi, mà cây đèn nó cho mình nó trở thành cái họa cho mình, tự nhiên mình yên tâm là mình có cây đèn.

Tôi rất thích câu chuyện mà anh chàng ảnh bị chứng phân liệt á, ảnh nói ảnh là hột thóc, nên ăn rồi ảnh trốn cứ sợ con gà nó ăn. Thì bác sĩ chữa hết căn bệnh của ảnh, Bs nói anh là con người , thì ảnh về nhà ảnh vẫn trốn vì ảnh nói ảnh không phải là hạt thóc mà sợ gà nó không biết. có hiểu không? Có nghĩa là cái biết của ảnh rất là mơ hồ, ảnh biết ảnh không phải là hột thóc nhưng mà ảnh quên mất cái trọng lượng và hình dáng của ảnh và hột thóc, của cả con gà nữa. bởi trọng lượng của ảnh sao mà con gà nó ăn được, mà ảnh làm sao mà giống hột thóc được. Cho cái biết của ảnh là cái biết vay mượn, cái biết của ảnh là do bác sĩ nói mà thôi. Chứ còn ảnh giống như chúng ta vậy,không hiểu lắm cái điều mình tin, nên không tin lắm cái điều mình hiểu. có nghĩa câu chuyện đó nó hay quá đi. không hiểu lắm cái điều mình tin, nên không tin lắm cái điều mình hiểu. Quả duyên là như vậy đó

Vật thực duyên

Toàn bộ vũ trụ gồm trời đất và chúng sinh trong đó, với cả 2 thứ tinh thần và vật chất đều luôn tồn tại và vận hành với sự nuôi dưỡng của các thứ dưỡng tố.

Nó có một cái này trở ngại, mình viết chậm quá, mình tập trung viết mình quên mất bài. Tôi đi học tôi biết cái đó. Mình tập trung viết quên nghe giảng, về lại biếng coi. Giống như có những người đến chỗ đẹp chụp hình á, cuối cùng họ là người thiệt thòi. Bởi vì họ lo họ chụp thôi à. Họ không thấy được cái đẹp sống động lúc đó. Cái họ về họ chỉ thấy được cái ảnh chết. Mà ảnh chết trên internet thiếu gì, mà nó còn đẹp hơn nữa.

Nên quý vị phải trả tiền cho tôi vì lời khuyên này.

Đi chơi, đứng đó nhìn cho sướng con mắt, rồi dòm xem chỗ nào độc làm 1 phát 1 thôi. Chứ đừng có nhìn chỗ nào cũng đẹp quá rồi rút ra chụp pặc pặc pặc. Chụp xong lên xe chạy, mình cứ tưởng mình chụp hay. Mình yên tâm là mình chụp 300 tấm nhưng ta cũng không mường tượng được là bởi vì cảnh thiệt hồi nãy ta không thèm coi. Mà ta ôm về 1 đống hình chết. Mà hình chết trên internet 100 thằng nó chụp đẹp hơn mình. Tụi nó chụp máy xịn, còn mình smartphone thôi.

Cho nên đi nghe pháp tưởng cắm đầu ghi là hay. Nhưng thực ra mình đã lỡ cơ hội không nghe giảng.

Cái giảng là cái không có trong sách.

(1h10p20s: ….)

Cho nên lúc mình gặp cái người trong 1 đêm bằng 10 năm đọc sách là thế đó.

Tui nói cho các vị cái điều mà tui đã đọc không biết trong bao lâu, tui đã suy tư không biết trong bao lâu. Tôi đã đọc, đã nghe nói ở đâu đó. Trong khi quý vị ngồi chỉ mong ghi chép lại, nó chỉ là cái bã mía thôi. Đang nguyên 1 cốc nước mía có trái tắc nặng vô, có ít đá đưa cho không chịu uống. Ăn gặm bã mía thôi à.

Cái nào cần tôi bảo chép nha, thì không chép, ngồi đó dòm tui. Cho nên là chấm.

Tinh thần có thức ăn cho tinh thần, vật chất có thức ăn cho vật chất.

Từ hòn đá đến ngọn cỏ, cho đến đời sống tâm linh cuả 1 bậc thánh hãy đều nhờ đến những nguồn dưỡng tố. Đức Phật từng nhắc đến 4 thứ thực phẩm, nuôi sống muôn loài muôn vật:

– Đoàn thực: là thực phẩm nuôi dưỡng thân xác các loài động vật. Như con người ăn gì mình biết, con cá con tép con tôm con rắn nó ăn những gì mình biết, đó gọi là đoàn thực. Đã hiểu ngầm đồ ăn người Ý không giống người Nhật, người Nhật không giống người Mỹ. Gom chung là đoàn thực. Tùy thuộc vào thức ăn, thể tạng của từng người mà bữa ăn nào là có lợi hay có hại cho thân xác chúng ta. Các vị bén bén, các vị đoán đời sống tinh thần cũng vậy. Lúc mình nạp vô đây (cái đầu), là nạp cái gì. Đời sống tinh thần mình cũng theo đó mà… Các vị có biết không, hồi tôi còn trẻ, còn nhỏ, tôi coi thường cái phiếm luận lắm biết không , trong 5 cái tội ác khẩu, mà nói dối, nói đâm thọc, độc ác, nói vô ích, hồi tôi coi thường nó lắm. Mình nói dối, mới tội, mình nói độc ác mới tội, nói chia rẽ mới tội. Nói vô ích nó chỉ là không có lợi chứ gì mà. Không bây giờ tôi lớn hơn, tôi thấy 4 ông tôi thấy 4 ông nội đó ông nào cũng rùng rợn hết. Nói phiếm là gì? Là nói chuyện tào lao á, kinh khủng lắm. Tôi phải dùng chữ kinh khủng lắm. Không có chữ nào hay hơn chữ kinh khủng là vì sao? Khi mình ngồi nói chuyện với nhau, không có chuyện gì ý nghĩa, hay ho để nói thì mình chuyển qua nói bậy. Và tất cả những chuyện gây gổ , hiểu nhầm, buồn bực đều là do những chuyện mình nói tào lao mà ra hết. Cho nên những chuyện tào lao là những thức ăn độc hại cho cái đầu của mình hiểu không. Khi tôi qua cali tôi nói cái này hy vọng dân Cali không có giận tôi, khi tôi đi mua sách tự lực tôi hãy gặp cái cảnh đó lắm, có lần nào tôi qua bển tôi cũng gặp mấy cha sáng cầm tờ báo, điều thuốc, ly café gì đó rồi chửi việt cộng, chửi chùa này, chửi linh mục kia, tùm lum hết. Chửi ăn tục , nói phét, chửi cộng đồng, nói xấu cá nhân, nói xấu đoàn thể. Vì quởn không biết làm gì, đốt thời gian bằng những gossip đó, đây là những thức ăn độc hại cho cái đầu của mình, các vị có biết không.

Rồi các tiệm nail, các vị biết không, tôi nghe phật tử họ nói là cái ngã 4 quốc tế. Muốn biết thành phố nào sinh hoạt của họ ra sao, tiệm ăn hàng quán ra sao không biết hỏi ai cứ vào tiệm nail làm xong 2 cái móng 2 cái bàn tay là biết hết vũ trụ. Mà họ mê cái đó, nhiều khi cũng ham mệt, mà các vị đó buồn, do đó ngồi đó cho người ta dũa rồi nói trời nói đất.

Cho nên, những thứ đó là thức ăn cực kỳ độc hại cho cái đầu của mình.

Thức ăn trên đời có rất nhiều, nhưng ngài nói gọn là có 4 thứ đó thôi. Nó nuôi dưỡng toàn bộ vũ trụ.

Thức ăn thứ nhất là đoàn thực, cái bắt buộc không thể thiếu rồi, đó là những gì nuôi dưỡng thân xác của các loài động vật. Cái này hiểu rồi.

Cái số 2: xúc thực. Tức là hoạt động của 6 căn trước 6 trần đó là 1 thứ thực phẩm. Các vị biết cái này quý vị tiếc nhiều lắm, bởi các vị viết chậm quá, có nhiều ý các vị đang ghi, nên tôi phải dẹp bớt bởi các vị chậm quá. Có nhiều khi nó trào ra, mà ghi không kịp nên tôi quên, có cái tôi dẹp, tôi không nhớ kịp, mà chậm quá thì chịu chết thôi. Tùy thuộc vào tôi sống vào trần cảnh nào mà phẩm chất của đời sống ta theo đó mà được quyết định. VD như 1 người uống rượu hoài mà ta đoán được đời sống tinh thần của họ như thế nào, đánh bài hoài, coi phim hoài. Mình để ý mấy người thích chưởng tinh thần họ khác với người thích Thủy Hử, Tây Du có khác không? Mấy người mà mê phim Hàn khác mê phim chưởng, những người xem phim hài kịch thì khác những người xem phim cải lương. Cho nên tùy thuộc ta sống với trần cảnh nào mà phẩm chất đời sống ta theo đó mà được quyết định. Có những chủ đề tinh thần, mà càng theo đuổi càng giúp ta đi lên. Nhưng có những thứ đẩy ta đi xuống. Xúc thực là sự tiếp xúc căn với cảnh. Rất là quan trọng. Học cái này nếu không nghe giải thích cái này thì thứ nhất, các vị không nghĩ đạo phật nói nhiều về chữ Food – thực phẩm, nutrition. Thứ hai, nếu mà có liếc mắt 4 cái này mà mình không nghe giảng, mình không nghĩ 4 cái này gắn liền với đời sống của mình như vậy. Phải có một thời gian rất là dài, nhiều vấn đề giáo lý tôi đọc tôi có cảm giác giáo lý một nơi tôi một nẻo, không mắc mớ gì với tôi hết á. Quý vị mở kinh lên thấy chữ xúc thực mà không được giải thích, quý vị thấy xa lạ lắm, nó không mắc mớ gì mình hết. Mà thực ra Đức Phật không có dạy cái gì trên mây hết, vấn đề là do mình không có học kỹ mình không biết nói cái gì. Và một cái tôi không biết lỗi của ai, lỗi của nàng hay lỗi của chàng, thực sự tôi không biết người mập thích ăn nhiều, hay ăn nhiều mà mập, tôi không biết. Đó là do phật tử không có nhu cầu nên ông sư không có chịu dạy, hay là do ông sư không dạy nên phật tử không có nhu cầu. Hiểu không? Và đã nhiều thế hệ phật tử VN và cả Bắc tông không có biết đến những giáo lý này. Có rất là nhiều, đến giờ tôi không có hiểu là lỗi ở chàng hay lỗi của nàng. Do tăng ni không dạy, không biết, hay không có nhu cầu mà không dạy. Mà đổ cho ông trời, cứ chửi ông trời đi. Lỗi do định mệnh. Nhưng mà nếu nói vậy là mình khỏi học đúng không. Cho nên hiểu không, khi các vị học cái này các vị mới giật mình, là phật tử mà không biết cái này nó thiệt thòi biết bao nhiêu. Nên khi mình không học, mình hiểu về giáo lý rất là mắc cười, mình học chi mất công. Khi mình học mình mới biết có những lỗ hổng lẽ ra không nên có. Khi các vị không học, các vị không biết là Đức Phật đã vĩ đại như thế nào. Mình không hình dung được ngài. Mà nói xui, trong kinh nói do cái ba la mật của mình tạo theo hướng nào nhiều hay ít, mà sinh ra mình coi nặng cái gì. Có nhiều vị ba la mật yếu quá, cái gì họ cũng coi nhẹ hết. Có vị thì tạo ba la mật nghiêng về cái gì, họ coi nặng cái đó, hiểu không. Người yếu quá, họ coi kinh phật cái gì cũng đúng đúng, thế là thôi. Những người như vậy họ rất dễ là bỏ phật, là bởi vì phật không hơn họ bao nhiêu hết, bởi vì họ không biết gì về phật, có hiểu không? Vì tôi không biết nhiều về phật, nên tôi đâu thấy phật hơn tôi bao nhiêu? Có hiểu câu nói này không? Bởi tôi không biết ngài bao nhiêu hết, nên tôi không biết ngài hơn tôi cái gì. Bức quá tôi cũng nghĩ ngài hơn tôi đó mà hơn vì sao tôi không biết. Cái thằng lớp 3 nó không biết ông tiến sĩ hơn nó cái gì, nó biết ông này chắc chắn viết chữ đẹp hơn mình rồi á. Ông này ngồi trên trường lớp lâu hơn mình, mà nó biết nó mới hết hồn, cái biết của 1 ông tiến sĩ kinh dị đến cỡ nào. Mà khi ba la mật của mình yếu quá, cái gì mình cũng coi thường. Còn có 1 khuynh hướng rất là lạ nè, là do không thích/không có điều kiện học nên coi thường chuyện học. Có biết cái đó không? Những người đi học mới biết kiến thức chỉ có lợi, không có hại. Trong đạo nguy hiểm nhất là không có biết giáo lý thì chuyện đầu tiên là anh tu cái gì? Mà sao nhiều người cứ nói tụi con ngồi thiền nè thầy tùm lum á. Nếu tôi là họ tôi không dám nói. Nếu họ hiểu chữ thiền họ không dám nói. Đi sở thú mà cái kiến thức của họ ít quá, nó không giống cái thằng biết nhiều, biết không? Chỉ là sở thú thôi. Đừng có nói cái chuyện ngồi thiền, nó bao nhiêu vấn đề, nó rối, nó là formless mà, nó vô hình mà họ hiểu sao họ gặp tôi họ khoe con ngồi thiền hàng ngày 2-3h là chuyện bình thường. Và trời ơi tôi nói quý quá quý quá, mà tôi có cái ác này, thấy ghét là tôi đẩy cho mày chết luôn Nếu mà thương, tôi hỏi thiệt, các vị biết thiền là gì không? Đừng có giỡn với nó, đừng có đùa với nó. Đi vào trong 1 chợ rau, mà không biết gì hết thì mua làm sao? Đi vào 1 chợ cá mà không biết gì hết, có loại cá da trơn làm sao cho hết nhớt, rồi đánh vẩy các vị biết không? Có loại cá phải móc ruột, có loại không các vị biết không? Đây là cá với rau thôi đấy, mà phải có kiến thức chứ nói gì nguyên cái mind của mình. Có hiểu không, con ngồi thiền mà tứ đế không biết, 12 duyên khởi không biết, bố thí nói tầm bậy, trì giới nói sơ sài mà cứ nói ngồi thiền, ngồi thiền với cái gì tôi không biết. Mà ở đây ai mà nội trợ dốt không có đi được đúng không? Tôi đã từng nghe mấy ông nói, có cái gì bà cũng đi hết sư ơi. Con ra ngoài con không biết mua cái gì. Tôi hoàn toàn thông cảm với nó. Khi mình không biết nấu ăn, mình không biết mua cái gì. Khi các bà biết nấu ăn, bà đi ngang cái đống rau om, bà biết về nấu canh chua. Nhìn giá, bà biết cái gì xài giá, rồi bà biết trường hợp nào nên xài tắc, trường hợp nào nên xài chanh. Còn mình hoàn toàn mù tịt, mình không có biết gì hết. Đi chợ đi không nổi, mà dám ngồi ngồi thiền, ngồi thiền cái gì. Vậy mà còn bao nhiêu người VN đã tự hào là con đã dẹp hết, con không còn thiết gì nữa con chỉ thiền thôi. Đi chợ lơ mơ đã đi không được rồi, tiêu gừng ớt tỏi không phải dễ mua đâu quý vị. Mua về làm cái gì? Anh phải biết nấu căn bản vài món, chứ đừng nó tiêu gừng ớt tỏi là dễ mua nha. Có vài trường hợp không dùng đường vàng được.

Làm hư cái màu bánh đi. Chỉ chuyện nhỏ xíu như vậy mà đòi hành thiền là thiền cái gì? Người ta nói thì giận.Khổ vậy đó. Người ta nói bị bệnh thì giận. Mà đi bác sĩ cái khen Mà người ta nói mình đồi mồi, chỉ cái thuốc về bôi cái giận.Đa phần vậy, cứ đè ra khen là khoái thôi.

Tui sợ cái chuyện thuyết pháp mà chung chung á. rồi đem 3 cái đề tài an toàn á, đề tài gia đình rồi có hiếu, đạo vợ chồng, đạo thủy chung, thì người ta nghe người ta khoái dữ lắm. Mấy bà già bả nghe có hiếu là bả khoái dữ lắm. mẹ khoái thì mẹ về mẹ khen. Mẹ khen thì con nó cũng chiều, thì con nó cũng quý ông Thầy đó.Cho nên làm sao mà lụm được cái bà già bỏ túi thì ngon.Có những chùa mở lớp việt ngữ, lớp việt ngữ thì dù muốn dầu không cũng phải vào chùa. Mẹ thích vào chùa, thì mình cũng vào chùa. Chưa hết ai chết gởi xương, hủ cốt là mình phải vào chùa. Cho nên mình đánh 3 mặt trận này thôi, con nít, người già, và hủ cốt. đánh 3 cái đó thôi, đánh ráo riết, đánh trào máu, dùng hết vũ lực đánh 3 cái đó thôi. Coi như con nít lớp việt ngữ, người già an ủi, ve vuốt, hủ cốt thì tập trung.Tui đảm bảo ăn ngập mặt không hết, mà đạo Phật càng ngày càng lún xuống. Mà nó khổ, nói đúng nó chém mình.OK

Cho nên tứ thực là gì? Thứ nhất là đoàn thực. Thứ 2 xúc thực là sự tiếp xúc 6 căn với 6 trần, ta sống nhiều với trần cảnh nào mà phẩm chất của ta cũng theo đó mà quyết định. Tui thì đánh bài, nhậu nhẹt, trai gái, vũ trường dĩ nhiên đời sống tui ác, tức là tui tiếp xúc nhiều với cái gì. Mà giữ giới là gì? Thiền định là gì?là làm việc với 6 căn 6 trần. Đúng không?

Cái thứ 3: tư niệm thực. Là chủ ý trong từng giây phút của đời sống. Tư niệm thực là tổng sở tư á. Có nghĩa là trong từng giây phút trôi qua, anh investment với cái vấn đề gì, thì đó là thực phẩm nuôi lớn anh. Mình có chuyện này, nhiều khi ăn uống sơ xài,mà cái đầu mình nhiều khi nó theo đuổi chuyện gì, nó không sống đơn giản được, có không ta? Ví dụ như mấy ông họa sĩ đó, chỉ cần tô mì gói thôi cái ổng ngồi ổng vẽ, ổng vẽ mê luôn. Rồi mấy ông nhạc sĩ á, ổng chỉ ly cà phê sữa với điếu thuốc, ngồi ảnh đánh đồ rê mi la, mà râu dài, móng dài sọc vầy nè, đánh đàn nghe nó đã.Đó là tư niệm thực, tức là ảnh sống với chủ ý gì. Thường mấy nghệ sĩ họ lười tắm, lười ăn, lười thay áo quần, vì họ có cái thứ ngon hơn mấy cái thứ kia. Còn mình ngạc nhiên sao mấy cha có thể ở dơ như vậy, không phải vì chả không biết mùi hôi.Mà bởi vì cái mùi trong đầu chả nó mạnh hơn cái mùi ở ngoài. Những đề tài suy nghĩ, nó ác đi cái mùi bên ngoài, gọi là cái mùi trong đầu.

Tư niệm thực là cái chủ ý trong từng hành động của đời sống thường nhựt. chỉ riêng cái đó nó là một thứ thực phẩm rồi.Họa sĩ, nghệ sĩ, triết gia, chính khách, thầy tu.Có một lần có người hỏi ĐỨc Phật Thì Thế Tôn nói cái này do cái đời sống của các Tỳ Khoeo, đệ tử của ta không khổ tâm về chuyện đã qua, không ưu tư về chuyện sắp tới, đệ tử của ta sống trọn với righthere và rightnow, nên Almost đệ tử của ta mới an lạc, sáng sủa như vậy. Thấy chưa?

Cho nên tư niệm thực nó cũng chính là xúc thực, mà tại sao mình phải xé nó ra. Là bởi vì có những chúng sanh nói 1 thứ nó không có thấm, hiểu không ta?

Ví dụ có đứa mình nói thế này có trường hợp mình nói Nhưng mà mình phải hiểu ngầm, giỏi làm cái gì? Tiền! nhưng có cái thằng mình không nói thẳng tiền được mà mình phải kêu nó đi học. Mà có những thằng mình phải nói thật ra ý mình muốn nó đi làm ở xa, để nó đừng bám váy mẹ, mục đích cũng là cho nó có sự nghiệp, mà khổ mình không thể nói cách khác mà mình phải nói cho nó nghe, nó khoái cái nó bay mất luôn. Có đứa mình phải kêu nó học giỏi. có đứa mình nói nó không có tiền là hốt rác ăn. Tùy đứa mình có cách nói khác nhau

Thì ở đây cũng vậy, thì Đức Phật khi người tatu, Ngài nói có những người giống như ngựa, có những con ngựa mình phải vuốt ve nó nghe lời, có những con mình đánh nó nó mới nghe lời, có những con mình phải kết hợp cả 2 vừa đánh vừa vuốt. còn những con không nghe nữa thì cho làm thịt. Thì đệ tử Ngài cũng vậy. Có người , Ngài dạy bằng cách Ngài vuốt, Có người , Ngài dạy bằng cách Ngài đánh. Vuốt là sao?Ngài nói thế này gọi là dạy bằng vuốt. Còn đánh là thế này< con đừng thế này, con đừng thế này, bởi nếu con thế này con sẽ bị thế này> là đánh.Còn kết hợp thì hiểu rồi < con nên thế này, bời con thế này con được thế này, con đừng thế này, bởi nếu con thế này con sẽ bị thế này> đó là kết hợp. Còn trường hợp thứ 4 mà không được thì Ngài giết, giết ở đây là Ngài không nói tới nữa. Gọi là giết. Cho nên cái Tư niệm thực là cái đầu tư trong cái ý thức của mình. Chính cái đó nó đã làm nên đời sống của mình. Hồi nãy đã nói rồi.

Cái đó nó quan trọng lắm, vô cùng quan trọng. Khi mình sống có chủ đích thì sống sao cũng được, mình có thể chịu nóng chịu lạnh, chịu đói, chịu cực rất là giỏi.Các vị thấy mấy thằng ăn trộm mình thấy nó kiên trì đúng không? Chứ mình đứng chờ xe buýt nó cực khổ lắm, nó muỗi cắn tùm lum hết. còn nó ha, muỗi cắn, mỏi chân ,rồi cảnh sát, làng xóm rình, nó phải đối phó cùng lúc rất nhiều thứ, nhưng nó có cái chủ đích của nó là đi ăn trộm. còn mấy cô mấy người mà yêu đương hẹn hò, họ cũng chịu khó dữ lắm. một đằng sợ hàng xóm thấy, một đằng sợ má la, sợ ba thấy, đứng nép vô nhà người ta cầm lá thơ, chờ đưa cho được lá thơ mới đi về.Với cái chủ đích đó thì chuyện gì làm cũng được

Cho nên trong Kinh Đức Phật Ngài dạy, có lần ông đó gặp ổng nói < Ban đêm chỗ Thế Tôn và các Tỳ Khoeo hình như, giữa đêm trăng hình như có bóng người qua lại,các Ngài thức đêm rất là khuyu, phải không?>Thì Ngài dạy trên đời có 4 hạng người thức khuyu. 1 là ăn trộm.2 là nam nữ đang mùa yêu. 3 là ông vưa ưu tư việc nước. 4 là người xuất gia cầu đạo giải thoát.5 là những lũ mê phim. hồi đó không có,giờ mới có. ổng hỏi sao Sa môn thức khuyu vậy.Thì thay vì vậy Ngài giải thích luôn, Ngài nhẹ nhàng mấy điều thôi, là lập tức ổng đi tu luôn. Trên đời có 4 hạng người ngủ ít. 1 là nam nữ đang mùa yêu. 2 là ăn trộm. 3 là ông vưa ưu tư việc nước. 4 là người xuất gia cầu đạo giải thoát.

Bởi vì các vị thường trực sống trong ý thức, ta có thể chết đêm nay thì chỗ ta thì không biết đâu. Chỗ ta về thì bất tịnh, cái chết ta là nhất định, nhớ cái đó thì thằng Tèo nào cũng teo. Tại vì không hiểu lắm điều mình tin,nên không tin lắm những điều mình hiểu. tui nói nhiều điều đó nó kì chứ thật ra nó đúng lắm! không phải mình ngu mà nó ngộ lắm. Như cái anh khùng,mình không phải hạt thóc mà cứ sợ gà nó không biết. còn cái anh mà ảnh sợ chuột, ban đêm ảnh nằm mơ thấy chuột nó bò đầy gường á, ảnh ra nói bác sĩ cho ảnh thuốc đừng chiêm bao nữa,mà đêm mai ảnh mới uống, vì đêm nay là mấy con chuột nó đá trận chung kết. Có nghĩa là ảnh sợ chuột thì cũng sợ thiệt, mà hôm qua thổi còi kết thúc, tụi nó hẹn đêm nay tụi nó đá tiếp đó. ảnh mê đá banh, nên cũng muốn đêm nay coi chuột cống với chuột chù bên nào đoạt giải. Biết hết là bậy, nhưng không nó đành.

Tui nhớ có ông nông dân ổng người Bungari, hồi đó đảng CỘng Sản Châu Âu nó chưa có sụp, trưa ổng ra đồng mót lúa, mót rạ,ổng gánh được 2 gánh ổng đi về, đi ngang cái xóm ổng gặp ông cán bộ, cán bộ hỏi 2 gánh rạ này bao nhiêu tiền,cái anh kia nói 2 gánh này 10 đồng, cái ông cán bộ nói tui mua 15 đồng. Cái ổng ngạc nhiên lắm, ổng hỏi cán bộ mua chi mà mắc vậy. tui mua là được rồi, bây giờ cái này anh bỏ 2 cái này xuống, anh khiêng dùm tui cái tủ về nhà, lấy 15đồng. Tức là tui chỉ mua cái công anh thôi, tui không mua gánh rạ này nè, thì làm sao anh khiêng cái tủ cho tui. Cái anh chàng kia ảnh bán không,bán chứ, ảnh cầm 15đồng ảnh đi mà ảnh quay lại ảnh nhìn cái đống rơm quoài á. Hỏi sao kì vậy , tiếc! tức là biết, biết 15 nó lớn hơn 10 nhưng mà cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc mà tiếc cái công cầm vàng. Nó không có đành. Nhiều khi mình biết cái suy nghĩ mình nó bậy lắm, mà mình theo cái đạo đó lâu rồi, giờ kêu 1 sớm 1 chiều bỏ cái làm như mấy chục năm qua trật hả trời. biết nó trật mà không có đành. Có nhiều cái mình biết mình giữ mình không xài,mà liệng mình không cam, mình cứ cất nó quoài.

Có cái nhà 2 vợ chồng Bác sĩ, cái gì cũng chất hết, đi ban đêm trong nhà là phải có đèn ,chứ không mò được vì đồ không. Mà chính bả cũng nhìn nhận là phần lớn không có xài. Cái đó rất là đáng sợ, cái đó là một thói quen rất là đáng sợ,quý vị biết không? Mình không có gan bỏ đi cái ruồi bu,thì làm sao mà có được cái tốt hơn. Mình không có gan bỏ đi cái ruồi bu,thì làm sao mà có được cái lớn hơn được. Mà không có gan bỏ đi cái lớn thì sao, đời sống gồm những thứ them và bớt, có và không, khi có một thứ thêm vào, thì có 100 thứ được đẩy ra. Khi có 1 thứ được lấy ra, thì có 100 thứ được thêm vào. Nghe rất là kì mà tin tui đi,cái đó là có thật đó. Cái thêm bớt nó quan trọng lắm. Mình đọc như đọc chú mà nó quan trọng. khi có một thứ thêm vào, thì có 100 thứ được đẩy ra. Khi có 1 thứ được lấy ra, thì có 100 thứ được thêm vào. Còn cái gì được thêm vào,cái gì được đẩy ra nó là chuyện khác. Mà căn bản nó là câu thần chú.

Tức là 1 ngày có 2 tiếng để giảng giáo lý, còn lại mình sitting meditation, working meditation. Tôi sẽ hỏi ý kiến bà còn là 1 khóa có thể là 10 ngày hoặc 2 tuần trước khi vào khóa, hoặc sau khi vào khóa sẽ có 1 chiếc xe chở quý vị đi đâu đó trong khu vực đó. Trong đó có nhiều chỗ đáng đi lắm. Vừa đi trên đường vừa mua dầu gió, bánh kẹo, mình thấy chư tăng đi bát mình cúng dường mình đi tiếp. Mình thấy chỗ nào mình thích mình dừng xuống mình ăn bên đường vậy đó. Trước khi rời Kalama hoặc sau khi rời. Cái đó là bonus, đừng có đi đồn ông sư ông tổ chức, là chết tôi. Mọi thông báo được đăng trên trang web http://kalamatawyacentre.com/, bắt đầu từ tuần này trở đi trên trang web này sẽ có những tin tức mới rồi đó. Tôi mới nhận được tin hôm qua từ Miến Điện là kalama bắt đầu đi vào hoạt động rồi đó.

Ở trong thiền đường lớn, tôi làm 1 cái thư viện Simsapa, tại sao lại có tên là Simsapa? Là vì có 1 lần Phật ngồi trong khu rừng cây, loại cây đó tên là Simsapa, ngài hốt 1 nắm lá lên ngài nói rằng “cái mà ta biết nhiều như rừng, cái mà ta thuyết nó chỉ như nắm lá”, từ đó chữ Simsapa đi vào lịch sử phật giáo.

Giờ sinh hoạt sẽ là thế nào. Về giấc sáng có nửa đồng hồ, dù muốn dù không mọi người phải tập thể dục, ra vẫy tay vẫy chân gì đó nửa tiếng, sợ 3 cái vụ lên máu bầm máu tụ, sợ lắm, dù muốn dù không. Xong rồi vào điểm tâm, ăn buffe gồm cháo đặc, bánh mì, ăn đồ rất lành, lành trước ngon sau, đặc biệt không dầu mỡ, ưu tiên rau trái củ quả thôi, 70% là chay. Ăn mặn có gà công nghiệp. Ăn sáng xong vệ sinh cá nhân, rồi ngồi nghe giảng 1 tiếng, sau đó sitting meditation, xong rồi bắt đầu working. Nghĩa là buối sáng có 3 tiếng từ 8-11h để đi và ngồi. Đến giờ quýnh 1 cái beng vô buffe như cũ, là đồ ăn Việt Nam, do người bên đó nấu, mình cho tiền bồi dưỡng họ, mà cũng có thể người trong đoàn, mà tôi không thích người trong đoàn. Gia vị Việt Nam người Miến có hết. Cho nên nấu ăn cho mình xong xuôi không ai rửa chén dùm ai hết mà mỗi người tử xự, có bồn dài để rửa. Phòng tắm thì có những phòng riêng. Ăn xong về phòng đến 1h có thể ngồi và nghe giảng lý thuyết. Người dạy buối sáng và chiều là thiền sư Miến Điện, chứ not me. Tôi chỉ chịu trách nhiệm 2 tiếng đồng hồ, sáng tiếng chiều tiếng hoặc là 1 vị nào đó tôi mời. Tôi nói trước không phải 1 mình tôi ăn hết cái đó đâu. Nói cái sườn vậy thôi, chứ có những khóa tôi về tôi dự hết 3 tháng, tôi mời thiền sư ở đâu đó do tôi mời. Xong xuôi rồi mình ngồi, ngồi xong rồi đi. Đi tập thể quanh vùng đất kalama á. Hai là đi trở về các phòng của mình. Ba là đi vòng quanh các thiền đường đại chúng, là đi quanh các thiền đường đại chúng, mà thiền đường đại chúng là các tượng phật cách 45m. Có nắng có mưa thì đi quanh thiền đường hoặc quanh cốc của mình. Đánh 1 cái beeng bà con lên ngồi tiếp. Ở đó có 1 phòng y tế chăm sóc sức khỏe cho bà con. Ở đó có 1 cái tạm gọi là phòng y tế, trong đó có cung cấp những món đặc biệt dành cho bà con nữ đi quên mang theo. Như mấy cái ru-băng, kẹp tóc nhỏ nhỏ, mấy đồ khó nói có trong nhỏ nhỏ, mà đừng có nghe vậy rồi xách cái mình không lên kêu người ta hầu là không có à. Chỉ để accident thôi.

Thiền sư ở đó là ai? Thiền sư ở đó không theo 1 truyền thống cố định nào hết. Khóa 1 tôi sẽ mời 1 vị ở Pa-auk qua dạy đề mục hơi thở.

Vị đó sẽ hướng dẫn mình tu hơi thở. Sẽ có người dịch từ tiếng Miến, nếu vị đó giỏi tiếng Anh, sẽ có người dịch tiếng Anh sang tiếng Việt. Nhưng chuyện đầu tiên, ví dụ là khóa 1 tôi sẽ mời 1 vị từ Pa-auk xuống giảng về hơi thở trong 10 ngày hoặc nửa tháng. Khóa 2 tôi sẽ mời 1 vị trong dòng Mahasi xuống giảng 10 ngày hoặc nửa tháng về đề mục bất tịnh tóc răng móng da. Khóa 3 tôi sẽ thỉnh 1 vị trong dòng thiền “Xu-Miên?” xuống giảng 10 ngày hoặc nửa tháng về đề mục tứ vô lượng tâm.

Tôi sẽ thông báo sắp tới là khóa gì, tu về cái gì, ai khoái thì nhào vào ghi danh. Hiểu không? Chứ tôi không muốn bà con vô đó nghe tu đề mục niệm chết, tôi biết vậy tôi đâu có qua vì tôi ghét cái đó lắm. Tôi đã thông báo rồi. Quý vị đừng tưởng đề mục chết là dễ tu, đề mục nào cũng phải hướng dẫn. Niệm về đề mục chết phải có thầy hướng dẫn. Về đề mục từ tâm cũng vậy. Chứ đừng tưởng cứ ngồi niệm nguyện cho mọi chúng sinh đừng có oan trái lẫn nhau… không phải. Mình không học giáo lý, mình không biết phật pháp thâm sâu cỡ nào. Và có chuyện bà con phải tin tưởng vào sự gia trì của đại chúng, của thầy bạn. Biết như vậy nhưng về tu không được. Có thầy có bạn tu tốt hơn. Ngay cả quý vị không lên phòng thiền đại chúng, quý vị chỉ ngồi ở cốc mà biết xung quanh đây toàn là thầy bạn, tình hình nó khác nhiều lắm. Chiều thả bộ xuống đồi á, phía sau lưng là thầy bạn tình hình nó khác. Còn chỗ mình ngồi á, ban đêm nhìn ra đồi tháp không. Mà bên Miến Điện phật – tăng – tháp là nhìn mỏi mắt luôn. Có cô này cô đi giấc sáng, cô biết. Cái chỗ mà tụi tui qua chờ để ngươi ta xúc tiến, sáng mà gặp mấy trăm ông thầy từ thiền viện kế bên ông ra, mình nhìn chóng mặt luôn. Bên đây mình gửi 200 cúng dường thôi, bên bển mình bán cái nhà cũng không đủ nữa. Nó đông dữ lắm, nó đông như quân Nguyên. Như bên Pa-auk là cúng bao nhiêu cho đủ. Rồi qua bên Upanita 300 vị. Đó là 2 chỗ lớn thôi. Còn mấy chỗ khác nhìn chóng mặt luôn. Nếu được bà con qua đi đến bệnh viện “Sikagu?” chỗ tăng ni bị bệnh. Tôi nghĩ bán nhà không đủ. Toàn là những người vô danh, không có đệ tử lo. Ở đó họ được chăm sóc với chế độ minimum – sáng thì phát cháo ăn không ăn kệ cha nó, chiều cho nó ly nước, uống được uống không kệ cha nó, có ai đâu mà lo. Thì mình qua mình cúng thuốc. Một là mua thuốc ở ngoài mang vào hai là mua thuốc ở địa phương. Thuốc tây ở địa phương hoặc thuốc dân tộc ở địa phương, hoan hỉ lắm. Mình nhìn những vị sư nhỏ như thế này, đầu ghẻ không, đọc kinh điển đọc làu làu, mà họ là cao tăng sau này á. Bây giờ mình lạy mấy ống Pa-auk, Mahasi… mà không biết ngày xưa mấy ông cũng như vậy á. Mà hồi giờ không chịu lo, đợi người ta thành đại thụ mới lo, mấy cây nhỏ chết ngắc hết. Như sáng nay tôi thấy 1 chuyện mà tôi xúc động, có 1 vị sư cô Miến Điện chết, chùa mới bòng ra để lên đống củi, chất mấy cái vỏ xe lên châm lửa đốt thôi. Qua Miến Điện muốn làm cái gì cũng phải có tiền bao xe. Vừa rồi tôi làm cái chuyện mà tôi hơi tiếc, đó là ở bên đó cái rất là bậy là nhà cửa rất là tệ, mà khách sạn rất là đắt. Tôi không biết tại sao? Mà nó tồi tàn lắm, không tiện nghi. Cho nên bây giờ tôi có những chỗ quen, về chùa á, rồi mình lấy tiền đó mình chia 2, 1 nửa cúng dường 1 nửa mướn chiếc xe. Mà chiếc xe đó nó nằm trong chùa luôn, là mình cần đi đâu nó đưa mình đi. Tôi thấy như vậy là tuyệt vời nhất. Mà tôi nói trước cái này nha. Đã vô khóa thiền là không có đi đảnh lễ. Tham quan là trước hoặc sau khóa thiền. Còn trong khóa thiền là không có vụ đi ra đi vô, đi đảnh lễ là không có. Bản thân tôi biết trong lúc đó có việc nào cần đi thì tôi cũng lặng lẽ đi, chứ tôi không có ầm ĩ. Mấy vị ở trong đó cũng như vậy á. Tôi thông báo trên mạng tui thấy đủ 15 rồi tôi mới mời. Còn dưới 15 thì mình sẽ chờ hoài. Mà tôi có niềm tin lạ lắm, là sẽ có nhiều người về đó. Nếu bà con về đông thì 12 tháng 1 năm, còn về thưa thì 6 tháng 1 năm, 4 tháng 1 năm – 1 khóa 2 tuần. Tại sao tôi chọn 2 tuần, vì tôi đã dò hỏi bà con rồi, vấn đề đi nước này qua nước kia thời gian 2 tuần là chuẩn nhất. Trên 2 tuần đuối, mà 1 tuần thì không đủ. Ai khoái quá thì ở lại, không ở được thì về. Khi mà ở lại còn ít quá, thì service phải khác, phải tự túc. Vì 4 người phục vụ thì 2 người nấu bếp, 2 người vệ sinh, nó ăn xong nó cầm chổi, lượm rác. Trong Kalama vệ sinh là Âu Mỹ, ăn uống là Việt Nam, tu hành là Ấn Độ, chỉ có miếng đất là Miến Điện, riêng tui uống trà của Đài Loan, ăn socola Thụy Sĩ, hành giả là Việt Nam. Mình trả tiền có 5$ mỗi người thôi. 1 ngày 5$, 1 khóa cho nó 100 bạc là Kalama sạch bóng luôn. Cái gì thuộc về đám đông thì họ rửa, còn cái gì cá nhân thì mình tự rửa. Lí do là đỡ mất thời gian. Nhưng đặc biệt không cho hành giả xuống nấu vì họ qua họ tu, chứ họ không qua họ hầu. Và tôi hoan hỉ chỗ này, có người họ trách tôi sao kể chi tiết chỗ này, nhưng mà tôi tâm đắc nó lắm. Lúc đó có bao nhiêu tiền tôi sẽ đem cúng hành giả mà tôi thích, tôi sẽ đem về thật nhiều socola và bột mì. Tôi muốn hành giả tự làm bánh mì ở đó. Bánh mì Miến điện dở ẹc. Còn bánh mì mình tự làm ở đó, rồi họ giỏi họ làm bánh bao, làm bún, tôi thích cái đó lắm, tức là mình ăn đồ sạch, đồ organic. Mà dĩ nhiên, nếu được mình dạy cho người bản xứ họ làm. Mà phải đồ mình mang từ bên Mỹ, Đức, Thụy Sĩ qua. Chỉ vậy thôi. Mình ở đó phải bát giới hết, mà tôi không có cực đoan, buổi chiều có thể nấu đồ loãng, hoặc không thì cho họ uống trà, chocolate, như mấy trường thiền bên Anh họ cho 1 dĩa xà lách với trái cà, bánh mì khô hoặc chocolate. Đó là để chữa bệnh thôi chứ no nê gì. Không ăn mì gói, nó vừa độc, vừa hôi hám bốc mùi làm động lòng phàm. Nó độc mà nó thơm, hấp dẫn. Như trứng chiên, nó không có bổ mà cả làng nó ứa lệ. Cho nên tôi tính kỹ lắm, cứ chiều là mình ăn chocolate, hoặc là cheese, với 1 chút xíu xà lách. Ngoài ra rất là gọn là chiều không có khói bếp, không có mùi thơm gì hết, không có dấu vết của ăn uống rất là gọn gàng. Ai mà bị bao tử, tiểu đường thì sẽ lựa cái gì gọn nhất như có thể. Còn nếu bị nặng quá chắc ở nhà tu chứ lên đó làm gì. Chứ ai mà nói con bệnh nặng quá chiều nấu lẩu mắm, ám sát cả thiền viện luôn. Và hành lý trong từng phòng, mình rút kinh nghiệm của chùa Phước Sơn, mình không nói là họ cứ mua bàn, mua ghế tha vô đầy, mình không nói thì rất là phiền. Các vị đến đó bằng máy bay phải không? Thì hành lý trong đó chỉ là hành lý mang trên máy bay mà thôi. Bà con đến thế nào thì ra đi thế đó. Riêng chỗ của tăng và nun, nó có 1 thiết kế như thế này, bên dưới cái giường là 1 cái hố, sâu 1 m, ngang 1m, dài 2m, để khi mà mấy ông tăng họ đi là đồ đạc cho vào đó trùm lại, kê cái giường ở trên. Rồi nhìn vô không biết có gì ở dưới. Hiểu không? Giống như cái huyệt, người ta gọi là cái sinh phần đó. Biết sinh phần không? Là mấy người lúc còn sống họ làm sẵn, thấy được thì xuống luôn. Trong đó không có tủ, tôi rất là thích cái đó. Nếu phật tử thích tôi cũng cho làm cái đó. Bên phật tủ 1 là tủ âm, 2 là cho họ cái đó. Mà có nhiều người họ sợ ma. Bên dưới giường mình có 1 cái vậy đó, cho xuống dưới hết rồi phủ 1 tấm thảm trên, rồi để cái giường lên. Nhìn ở ngoài không biết cái gì hết, ăn trộm cũng chả biết có gì nữa. Mà thực ra mình để đồ đạc. Ví dụ bên dưới tôi sẽ để 1 cái này, 1 cái lò sưởi xách tay của Thụy Sĩ, 1 ấm nấu nước, 1 lò nhỏ, 1 sợi dây điện xếp gọn. Bà con thấy gì cần thiết lắm thì để lại, đến mùa sau khỏi mang theo. Để dưới đó, xếp gọn thôi, chứ đừng mang bàn ghế vào. 1 cốc là 4 người, để tiết kiệm chi phí, và để bớt sợ ma, giúp bà con yên tâm trong tu thiền, trong bệnh hoạn. Mà có 1 chuyện tui phải khoe.

Trong thiền đường sử dụng mô hình chữ Vạn, bằng bản lề khi không có ai, xếp lại thành cuốn sách bỏ vào kho chất. Khi nào bà còn đến, tôi đem cuốn sách này ra (mô hình chữ Vạn) thì cái người ngồi ở đây không thấy người ngồi ở kia. Cứ như vậy 1 tỉ người không thấy nhau, chỉ thấy vách chữ Vạn. Tôi nghi ngờ mô hình này sẽ nhân rộng ra các thiền đường khác. Nó rất là gọn, chứ mình ngồi mỗi em 1 cái mùng, em này thấy em kia khó chịu lắm. Nhiều người không ai muốn thấy họ, nhiều khi ngủ gật khó chịu lắm, ai muốn ngủ thì vô đây, ngủ đã luôn, mà nhớ đừng có gáy làm phiền hàng xóm. Nhưng mà có cái này, chắc phải xin tiền bà con nè. Cái thiền đường đại chúng có chuỗi cửa kính, đêm trăng mình ngồi thiền có thể thấy ánh trăng lọt vào, nhưng nó tốn tiền ở chỗ khả năng cách nhiệt tốt, để làm chi, ban ngày 12h trưa, 1h trưa tôi kéo rèm lại, thì trong đó tối mịt. Trong đó có những nhánh cây khô, tôi mở máy lạnh lên thì trong đó có 1 mặt trăng giả treo trên cành cao, thì lúc đó tôi mở youtube lên cho bà con nghe âm thanh của rừng khuya, cái con gì nó kêu, với nhiệt độ lạnh như vậy và trong rừng khuya, dưới chân bà con là vỏ cây thông – cái mùi đó làm bà con thấy mình giống như mình ở trong rừng nhiệt đới. Hiểu không? Tôi rất thích cảnh đó. Bên ngoài nắng chang chang, bên trong mình ngồi thiền dưới ánh trăng. Lúc đó mình xài cảnh thinh và cảnh sắc mà hợp cho hành giả. Tôi mê lắm tôi gọi là thiền đường rừng khuya. Tiếng Phạn gọi là “…” mà tiếng Việt gọi là “thiền đường rừng khuya”. Lúc đó cảm giác mình bốc hơi khỏi trái đất đây.

Trong kinh nói, nếu ta vì 6 trần mà sinh tử, ta cũng phải nhờ 6 trần mà giải thoát. Ta đi vào phòng thiền này thì bao nhiêu stress mất hết. Khi bà con không có nhu cầu thì không vào đó. Riêng tôi thấy nó rất là hay. Cây cối trong đó được tính toán rất kỹ, không có trồng 1 loại cây nào phá đất. Đất là đất thịt, trồng cây nào mà giông bão nó tróc góc rất là phiền, không trồng những cây rễ bàng. Tôi ưu tiên những loài cây không cao lắm, dưới 3-4m trở lại. Không cần cây đẹp, chỉ cần có hoa thơm. Vừa rồi tôi về đó trồng được 30 cây ngọc lan. Là bà con về đó hành thiền tha hồ hoa thơm tự nhiên. Tôi chỉ trồng những gì có bóng mát, có mùi thơm, không cần chăm sóc. Có những cây đến mùa nó sâu không à, cây ăn trái là không, ở đó không trồng cây ăn trái. Vì cây ăn trái có nhiều khóa thiền. Vì lúc nó đang có trái mà chưa có khóa tu, mình kích thích lòng tham của người ta trước nên người ta mới vô hái, tội chết. Thứ 2 là khi nó chín, hành giả đi qua nhìn trái sapoche khó niệm lắm. Ở đó có 1 loài cây rất là hay, nó có 2 loài hoa, hoa trắng và hoa tím, nhìn xa tưởng 2 cây xen vào nhau, lại gần mới biết nó là 1. Nó lạ lắm, nó thơm lắm, mà tôi đặt vào tình yêu vào hoa ngọc lan – nhất là ngọc lan vàng nó thơm, ngọt.

2 tiếng này ngồi nói chuyện như ruồi bu, nhưng mình phải nói vì đó là nơi mình sẽ về. Tôi tin có 1 lúc bà con cũng sẽ tìm về 1 nơi nào đó để quên hết những gì mình không muốn nhớ, không ai biết đến mình. Có nhiều người không muốn về Việt Nam vì chính kiến, vì nóng… thì Kalama là 1 chốn để về.

Gần phi trường quốc tế, đường xá thoải mái. Ai thích ăn trái cây thì Kalama có nhiều, có mít, ổi, sầu riêng, thăng long.

Nếu các vị còn khả năng tự lo cho mình, thì về đó ok. Nói ra tôi không phải không thương các cụ, mà quý vị phải hiểu về đó ai lo cho các vị đây?

Tôi còn có 1 ước mơ nữa, ngoài khóa thiền viện mỗi khóa 30 người. Tôi có 1 ước mơ muốn làm chỗ nghỉ dưỡng cho các vị cao tăng, khi họ bệnh không đủ nặng để vào viện, nhưng cũng không đủ khỏe để sống trong chùa. Thì mình đem họ về đó, tôi sẽ tìm những y tá, bác sĩ, thực tập sinh thì họ chỉ tới họ coi thuốc, cho ăn uống cái gì thì Miến Điện tìm những cái đó rất là dễ. Tìm mấy y tá thực tập về chăm sóc cho các ngài rồi bồi dưỡng cho họ rất là dễ. Dành cho các vị cao tăng, chứ nhiều vị trẻ quá mình về nuôi không nổi. Mình ưu tiên những vị có đóng ghóp cho đạo. Tôi rất muốn có 1 chỗ tiện nghi để họ nghỉ dưỡng.

Nếu hỏi sư có muốn gì nữa? Thì tôi muốn làm 1 cái làng nghề. Nghĩa là tôi sẽ mua 1 miếng đất rộng, tôi sẽ đem về 200 cái đầu máy may, tôi sẽ đem mấy ông thợ mộc, thợ vẽ, thợ điêu khắc, thợ may, nấu ăn về đó. Tôi sẽ đem tất cả những người nghèo đã ghi danh, họ sẽ về đó may y cho các vị chư tăng, may đồ đặt, sửa đồ, đặc biệt có thợ mộc, thợ tiện, điêu khắc, vẽ sẽ nằm hết trong xóm đó.

Mỗi tháng có ngày bát quan thì ai vô nghe được thì nghe, không thì có cái speaker gắn từ Kalama gắn xuống cái làng đó luôn. Họ ở nhà làm việc vẫn nghe pháp, nghe truyền giới được.

Mấy cái phần họ có, Miến Điện họ khác người mình, họ có họ nuôi ngược lại mấy ông sư. Rồi có 1 ngày, Kalama không còn nhà bếp nữa, chính chư tăng đi bát dưới cái làng nghề ấy. Tôi không muốn cho người ta cá mà tôi muốn dạy người ta câu. Tôi không có tiền để cho mà tôi sẽ cho họ khả năng kiếm tiền. Những người cơ nhỡ tật nguyền, họ không có nhà, họ vô cái làng đó. Cụt chân vẫn có thể may đồ được, cụt chân vẫn có thể vẽ tranh được, cụt chân có thể làm thợ tiện được, đâu cản trở đâu. Họ sẽ sinh con, và đó là mô hình làng nghề nửa Việt, nửa Miến.

Lúc đó bà con có bao nhiêu tiền bà con đổ vô đó cũng không đủ hết. Bà con nghĩ lâu lâu có người đi Miến Điện làm phước là tốt, nhưng mà mình làm những gì về thực tế lâu dài. Có những người Việt Nam chỉ muốn góp về Việt Nam, mà quên rằng phật giáo Việt Nam tồn tại bằng những vị tăng tài chứ không nhờ 1 dân tộc nào hết. Ví dụ như quý vị biết ngài Narada không ạ? Là người Tích Lan, nhờ ngài mà Việt Nam có quyển “Đức phật và phật pháp”, các vị có biết cái đó không? Nhờ ngài Narada mà Việt Nam mới có Phạm Nguyên Khánh, không có ngài Narada không có Phạm Nguyên Khánh cái vị có biết điều đó không? Không có ngài “…” thì không có ngài Thích Minh Châu, không có ngài “…” thì không có ngài Tịnh Sự. Không có ngài Tịnh Sự không có chúng tôi. Cho nên ai cứ đè đồng hương, đè Việt Nam mà không biết cái gốc ở đâu ra. Bây giờ các vị qua Miến Điện gặp nhiều chư tăng dễ thương lắm, họ chính là linh hồn của phật giáo. Tôi không có ăn gì của họ để tôi quảng cáo. Bà con nên đi Miến Điện 1 vài lần, đi mà có người hướng dẫn để thấy qua đó quét chùa 1 đời cũng đáng. Ở đó luôn mà quét chùa 1 đời cũng đáng, chứ đừng có nói qua cúng dường 5-7k. Thương lắm, bên đó họ nghèo lắm, nhưng các vị làm hành giả các vị không đói được, họ nói vậy và tôi tin điều đó. Họ nhìn những phật tử đi chung với mình, họ nói “you đi tu thiền thì đời này you không có lo đói”. Họ ngộ lắm. Có những người Việt Nam đi qua đó cứ gia hạn hoàn, họ không chịu về xứ, họ thương quá mà. Họ lành lắm.

Rồi tới đâu rồi?

Bây giờ đã hiểu tư niệm thực là gì chưa? Tức là những gì ta đầu tư trong đầu, nó có phải là thực phẩm cho đời sống tinh thần của mình không?

Chưa hết, những gì mình đầu tư trong đầu, nó không chỉ là thực phẩm cho tinh thần, nó còn đầu tư cho thể xác. Vì sao? Vì kiếp xưa ta đã tạo nghiệp này nên kiếp này ta mới ăn đồ này đúng không?

Tại sao kiếp này ta làm sư tử, kiếp này ta làm bò? Tại kiếp xưa ta đã sống bằng cái intension như thế nào? Bằng chủ ý gì nên bây giờ ta mới là con người, là triệu phú, là con nai, con cọp. Hiểu không? Và tôi đã nói biết bao nhiêu lần, các vị dù có là bác sĩ, kỹ sư gì thì trong người chung ta vẫn có chủng tử ăn thịt sống, ăn phân người. Nhớ cái đó mới run. Bây giờ mình sang trọng chứ cái ăn thịt sống, ăn phân nó vẫn còn nguyên đó. Chỉ có tu đà quờn mới mất khả năng đó thôi. Chỉ có tu đà quờn mới không còn chủng tử ăn thịt sống, uống máu tươi, ăn phân người. Còn tất cả chúng sanh – ngoại trừ tu đà quờn ra – đều có khả năng đó hết. Ghê vậy đó! Hôm nay mình nghe mùi hôi đó thôi, mình chịu không nổi, vậy mà có 1 ngày mình gục mặt vào đó mà ăn. Cái đó gọi là tư niệm thực.

Cái cuối cùng là thức thực.

Thức thực ở đây là cái tâm đầu thai vào các cõi. Nghĩa là, tùy thuộc vào cái tâm đầu thai đó mà ta chọn cái gì để ta ăn. Mà cái thức thực này được tạo ra bởi cái thứ 3 là tư niệm thực. Tùy thuộc anh đầu thai bằng tâm gì thì anh sẽ thành 1 chúng sanh tương ứng với cái tâm đó. Thí dụ như mình mang thân người, đừng nói người này giống người kia nha. Người Phi Châu không giống người Lào, người Lào không giống người Nhật. Cho nên, nhiều người tôi thấy ngộ lắm, không biết họ tái sinh kiểu nào mà sinh ra họ cứ thích làm khổ người khác. Còn có người họ không muốn làm cho ai buồn hết. Có người họ muốn ngồi trên đầu trên cổ người ta. Nó lạ lắm. Có người sinh ra nó tham đủ thứ, cái gì cũng thích, còn có người suốt đời chỉ bất mãn thôi, không lúc nào nó vui lên, ngộ lắm. Thì tất cả cái đó là do mình tái sanh bằng cái tâm gì. Ví dụ như mình thấy cũng là loài bàng sanh súc sanh, như các vị thấy con cọp, con beo nó rất là khó gần, trong khi đó con thỏ, con nai rất dễ gần. Cũng do cái tâm đầu thai của mình, mà mình sống ở chỗ nào. Cũng do cái tâm đầu thai của mình, mà mình được gặp ai. Có tin cái này không? Do mình là người Việt nên mình mới gặp những người bạn Việt. Nếu các bạn là người Thổ Nhĩ Kỳ thì các vị đâu có cơ hội gặp cái đám này. Là người Tàu có 3 loại: Tàu Macao – Tàu Hồng Công – Tàu Taiwan – Tàu Singapor – Tàu Mã Lai, cũng có chút cộng nghiệp mới làm người tàu với nhau, chứ không phải tình cờ ông đó tàu, tôi tàu, không phải. Tuy là Tàu Đài Loan, Tàu Hồng Công nhưng phải có điểm giống nhau mới mang dòng máu tàu để chi? Để cùng chấp nhận văn hóa tàu. Do nhiều người khuynh hướng tà kiến tâm lý nhiều đời, người ta nghĩ là ngẫu nhiên. Không có gì ngẫu nhiên hết! Hỏi quý vị nhé, cái vỏ kẹo có đáng giá hơn. Không phải ngẫu nhiên cái vỏ kẹo của Đài Loan lại nằm trên đất Mỹ, do cái gì mang tới quý vị biết không. Phải có tên nào đó ăn, nó tha tới đây nó bỏ trên mặt đất này. Đang nhiều đời mình không biết, mình phán tự nhiên nó là như vậy, đó là cách nói bất cẩn, nguy hiểm. Trong khi đó trong đời dù là 1 chiếc lá me, hay sợi tóc, 1 giọt nước không phải ngẫu nhiên mà có. Cho nên cái gì hơi trái với tự nhiên là mình cảm thấy kì quặc. Ví dụ những việc nhỏ xíu làm mình sợ. Cái chỗ đó nhà hàng xóm gần nhất là cách mình 200m, ban đêm mình đứng tự dung thấy mùi nước hoa thấy nó cũng nhột. Có nghĩa là cái nhà gần nhất cách mình 200m đến 1 cây số, tự dưng mình nghe mùi thuốc lá mình có run không? Chứ tôi nghe tôi chạy vô đóng cửa liền á. Một là kẻ gian, 2 là thầy của tôi ông giỡn ông cho mình ngửi để mình sợ chơi. Bởi nhà gần nhất là 200m thì cái mùi ở đâu ra? Mà mình biết là cái đó không có ở đây. Hiểu không? Cho nên nói theo Kinh Phật là không có gì ngẫu nhiên hết. Tuy nhiên cái gì nó hơi abnormal thì phải xem lại.

Cho đến bây giờ tôi đọc 1 câu chuyện, là câu chuyện có thật. Một thằng Tây đi du lịch sang Miến Điện, anh ghé vô 1 cái bản làng. Ban đêm anh ngủ, bây giờ anh kể lại anh vẫn chưa biết là cái gì. Ban đêm từ cái nhà sàn anh ở, anh nhìn ra thấy 1 cục gì đen thui mà rất là to, to lắm mà không có đèn pin. Anh tò mò không biết là gì mà nó to lắm, lát sau cái cục đó bung ra thành 1 sợi dài. Anh không biết là gì mà anh theo dõi 1 hồi anh buồn ngủ. Hồi anh giật mình dậy thì nó biến mất. Cho đến bây giờ không biết là cái gì, anh kể lại câu chuyện đó. Nếu là ma thì anh đâu có tin ma. Nếu mà động vật thì cái hợp lý nhất là cỏn trăn/rắn. Mà nếu là con trăn, con rắn thì theo anh thấy con này không dưới 1 tấn. Nếu không thể dưới 1 tấn thì bị mắc vào cái vô lý, làm gì có con trăn, con rắn nào 1 tấn. Thì cái đó là cái gì?

Hoặc là có 1 cô phật tử tôi quen bên châu Âu, cô kể khi cô đi tu bên Thái, xung quanh cốc cô nhiều rắn lắm, và nhiều lá khô, ban đêm ngồi thiền nghe tiếng nó bò lê á. Cô nói nó dài vô cùng sư ơi, mà con không có đèn pin con không dám nhòm ra, mà nhòm ra cũng không thấy gì đâu. Mà con cũng tò mò không biết là cái gì. Mà cái tiếng đó nó dài lắm.

Trong Kalama không được xài phone, tất cả đều nộp ở office. Mà cái chuyện cấm rất là tâm lý hiểu không, vì có cái đó không ngồi thiền được. Tin tôi đi vì chính tôi, ban đêm không ngủ được, cái phản xạ là đi kiếm nó. Bây giờ á tối 2h khuya dậy uống nước, nếu không chịu ngủ thì việc đầu tiên là đi mò nó, bấm bấm bấm, rút cuộc không có cái gì cũng phải lên facebook viết cái gì đó: . Xong rồi đi ngủ. Kì lắm nó quen.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app