Đại Phật Sử
Tập 1A
Nguyên tác: Mingun Sayadaw (Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa)
Tỳ khưu Minh Huệ biên dịch
( In lần hai )
TÁC GIẢ
Thượng tọa Mingun Sayadaw sanh ngày 11 tháng 11 năm 1911, tại làng Thaibyuwa. Năm lên tám tuổi, Ngài được gởi đến chùa Mingyaung thuộc vùng Miyingyan đ?ể học Phật Pháp cơ bản dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa Sayadaw Sobhita. Mười năm sau, Ngài đ?ến chùa Dhammadāna, là một tịnh viện của những bậc cao Tăng thạc đ?ức ẩn cư, ở làng Mingun thuộc quận Sagaing, để học giáo pháp bậc cao.
Năm 1930, Ngài thọ cụ túc giới. Những người bảo vệ của Ngài là Tu nữ Daw Dhammacāri, rất giỏi về Phật pháp và rất nổi tiếng của xứ Mingun, tác giả của bộ Saccavādī-tīkā, và thiện nam U Thwin, một người giàu có và hào hiệp của xứ Yangon. Hai vị mạnh thường quân này ?ược xem như cha mẹ đỡ đầu trên bước đường tu tập của Ngài.Vào năm 1937, vị thầy Hòa Thượng của Ngài, Dhammanāda Sayadaw, đã viên tịch nên Ngài phải đảm đ?ương công việc ?điều hành tự viện.
Từ năm lên 13 tuổi, Ngài luôn luôn vượt qua các cuộc khảo thí về Phật Pháp một cách thành công rực rỡ. Đơn cử một vài ví dụ: Năm Ngài được 4 hạ tỳ khưu, Ngài thi ?đỗ kỳ thi về Pháp hành (Dhammacariya) do hội Pariyatti sāsanahita của Mandalay tổ chức. Đó là kỳ thi rất gay go, chỉ có một ít thí sinh tham dự. Cuộc thi ấy nhằm vào 3 bộ Đại chú giải mà thí sinh phải hoàn thành trong 3 năm. Nhưng tác giả đã vượt qua cả 3 bộ Chú giải chỉ trong một năm và ?được phong danh hiệu Pariyatti Sāsanahita Dhammacariya Vataṃsikā.
Tuy nhiên, lần đầu tiên Ngài thực sự được nổi danh Nhà Uyên bác là khi Ngài vượt qua kỳ thi Tipitakadhara, đ?ược tổ chức lần đầu tiên và cũng được xem là kỳ thi khó nhất và lâu nhất. Đúng như cái tên Tipitakadhara được đặt cho kỳ thi, thí sinh phải tụng nằm lòng hết 3 Tạng kinh điển. Hơn nữa, thí sinh phải vượt qua kỳ thi viết hết thảy Tam tạng và Chú giải. Ngài đã trải qua suốt 4 năm đằng đẵng để tham dự khóa thi và cuối cùng, năm 1953 Ngài nhận được danh hiệu độc nhất Tipitakadhara Dhammabhandāgārika, nghĩa là “Người mang trong mình Tam tạng Pháp Bảo và Người giữ kho Chánh Pháp.”
Khả năng tụng đọc 16.000 trang kinh đ?iển của Thượng tọa Mingun đã được đưa vào cuốn sách Guiness của năm 1985 (Bởi vì cho đến nay, ngoài Thượng tọa ra chỉ có bốn người có được danh hiệu ấy).
Về sự đóng góp của Ngài cho Giáo hội, cần nói thêm rằng trước khi ?đạt đ?ược danh hiệu Tipitakadhara Dhammabhaṇdāgārika, vào lúc hội nghị kiết tập Tam tạng đang tiến hành tốt đẹp, Ngài được chỉ định làm công việc ghi chép Tam tạng để Hội Đồng phê chuẩn. Ngoài ra, khi Hội Đồng được triệu tập, Ngài làm công việc của vị Visajaka, là người trả lời những câu hỏi về 3 phần của giáo pháp. Người hỏi (Pucchaka) lúc ấy là Ngài Mahasi Sayadaw. Để trả lời những câu hỏi, Thượng tọa Mingun giữ luôn vai trò của cả hai vị trưởng lão Upāli và Ānanda, là hai vị Thánh Tăng từng trả lời những câu hỏi về Luật và Pháp trong cuộc kiết tập Tam tạng lần thứ nhất do trưởng lão Mahā Kassapa chủ trì.
Sau cuộc kiết tập, tác giả chuyên tâm vào công việc biên soạn kinh sách. Theo lời yêu cầu của ông U Nu, Thủ tướng Miến Điện lúc bấy giờ, Ngài bắt tay vào công việc biên soạn bộ Mahā Buddhavaṃsa (Đại Phật Sử), là bộ sách bằng tiếng Miến Điện, nói về những kiếp sống của Chư Phật quá khứ, như đã ?ược kể lại trong bộ kinh Pāḷi Buddhavaṃsa thuộc Tiểu bộ kinh. Tác phẩm biên soạn gồm 6 bộ, ?được viết ra thành tám cuốn, khởi biên vào năm 1956 và hoàn thành năm 1969. Tác phẩm này là thành quả vĩ đ?ại nhất của tác giả và cũng là sự đóng góp to lớn cho văn học Phật giáo Miến Điện, được chư Tăng cũng như thiện tín nồng nhiệt tán dương.
Vào năm 1980, một diễn biến lịch sử của Tăng già xảy ra trong nước Miến Điện: Đó là sự xuất hiện Hội Đồng Phật giáo thống nhất cả nước (The State Sangha Mahā Nāyaka Committee), gồm có đại biểu của tất cả các hệ phái Phật giáo trong nước Miến Điện. Tác giả được toàn thể đại biểu nhất trí cử vào chức vụ Tổng thư ký, nắm quyền hành tối cao về các Phật sự trong nước, chăm lo cho sự phát triển, tiến bộ và hưng thịnh của Phật giáo.
Ngoài ra, với chức vụ Tổng thư ký của Hội Phật Giáo Thống Nhất, tác giả còn quan tâm đến sự lớn mạnh và trường tồn của Phật giáo về 3 lãnh vực: ủng hộ và tạo phương tiện đ?ể có nhiều người thuộc Tam tạng, ủng hộ và tạo ?điều kiện cho sự quảng bá Giáo pháp khắp trong nước lẫn ngoài nước, và cung cấp các phương tiện y tế và thuốc men cho chư Tăng khắp nước Miến Điện.
Ở lãnh vực thứ nhất, tác giả thành lập Hội Tipitaka Nikāya, mục đích chính của hội là nuôi dưỡng các Tỳ khưu trẻ để một ngày kia họ có thể trở thành những người thông thuộc và gìn giữ kho Chánh pháp – Tam Tạng Thủ Khố Nhơn – giống như chính Ngài. Có một số Tăng sinh đầy triển vọng ?được Ngài nuôi dưỡng và đào tạo tại ngọn đ?ồi Monmeik gần Mingun.
Về lãnh vực thứ hai, ngay sau khi thành lập Giáo Hội Tăng Già Thống Nhất thì hai ?đại học Phật giáo cũng được thành lập, một tại Yangon và một tại Mandalay. Ở đó Giáo pháp của Đức Phật sẽ được giảng dạy với một hệ thống giáo dục tân tiến, nhằm đào tạo các vị trưởng lão đủ khả năng truyền bá Giáo pháp khắp nước Miến Điện và những nơi khác. Trong việc đeo đuổi mục đích thứ hai, sự tận tâm tận lực của tác giả đã đem lại kết quả là hai trường đại học Phật giáo uy nghi đồ sộ đã được xây dựng ở Yangon và Mandalay, nhằm ?đào tạo những bậc Dhammācariya và Mahācariya, mở ra từ năm 1986.
Về kế họach thứ ba, để đem lại lợi ích cho Tăng chúng, một bệnh viện ?đặc biệt tên là Jīvitadānasāsana, được thành lập ở Mandalay. Đó là bệnh viện đặc biệt có 100 giường, đầy đủ tiện nghi hiện đại và được chính thức họat động vào ngày 18 tháng 8 năm 1990, dưới sự hậu thuẫn của chính tác giả.
Để công nhận trí tuệ to lớn và những sự phục vụ của tác giả đến chư Tăng như đã được nêu ra ở trên, chính quyền đã phong tặng cho Ngài danh hiệu Aggamahā-pandita (Bậc trí tuệ bậc nhất) vào năm 1979 và danh hiệu Abhidhaja Mahāraṭṭhaguru (Thánh kỳ Đại quốc sư) vào năm 1984.
Dầu ở tuổi 79, Ngài Sayadaw này vẫn khỏe mạnh và năng động, luôn luôn tích cực đẩy mạnh ba công việc chính của mình, làm gương mẫu cho tất cả mọi người noi theo trong việc đem lại lợi ích cho chúng sanh bằng con đường Phật pháp.
TẢI SÁCH EBOOK BẢN TIẾNG VIỆT TẠI ĐÂY
—————————–
Bài viết được trích từ cuốn Đại Phật Sử Tập 1A, tác giả Tỳ Khưu Mingun Sayadaw
Link cuốn Đại Phật Sử Tập 1A
Link tải sách ebook Đại Phật Sử Tập 1A
Link video cuốn Đại Phật Sử Tập 1A
Link audio cuốn Đại Phật Sử Tập 1A
Link thư mục tác giả Tỳ Khưu Mingun Sayadaw
Link thư mục ebook tác giả Tỳ Khưu Mingun Sayadaw
Link giới thiệu tác giả Tỳ Khưu Mingun Sayadaw
Link tải app mobile Phật Giáo Theravāda