Nội Dung Chính
3- Đối-tượng Itthigandha: Hương người nữ
Itthigandha: Hương của người nữ đó là các loại mùi hương nước hoa mà người nữ thoa trên làn da bên ngoài thân, nhưng có những người nữ có mùi hương riêng biệt, như nữ báu là Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Chuyển-luân thánh-vương có mùi thơm như trầm thoát ra toàn thân, có mùi thơm như hoa sen thoát ra từ miệng, v.v… đều gọi là đối-tượng hương của người nữ được ngửi bằng tỷ-thức-tâm của người nam, làm khống chế tâm của người nam dễ dàng.
4- Đối-tượng Itthirasa: Vị người nữ
Itthirasa: Vị của người nữ đó là âm thanh giọng nói ngọt ngào của người nữ được nghe bằng nhĩ-thức-tâm, vị ngon của món ăn do tự tay người nữ nấu nướng được nếm bằng thiệt-thức- tâm, v.v.… đều gọi là đối-tượng vị của người nữ, làm khống chế tâm của người nam dễ dàng.
5- Đối-tượng Itthiphoṭṭhabba: Xúc người nữ
Itthiphoṭṭhabba: Xúc của người nữ đó là sự chạm vào thân của người nữ, dù chạm vào y phục, đồ trang sức của người nữ, v.v… đều gọi là đối-tượng xúc của người nữ được xúc giác bằng thân-thức-tâm của người nam, làm khống chế tâm của người nam dễ dàng. Ví dụ:
Tích cô Pañcapāpī (1) được tóm lược như sau:
Cô Pañcapāpī là con gái của một gia đình nghèo khổ, nhà ở gần cửa phía Đông trong kinh- thành Bārāṇasī.
Sở dĩ người ta gọi cô là Pañcapāpī là vì thân hình của cô có 5 bộ phận xấu là tay, chân, miệng, mắt, lỗ mũi.
* Do nguyên nhân nào thân hình của cô có 5 bộ phận xấu như vậy?
Tiền-kiếp của cô là con gái của gia đình nghèo khổ, chuyên nhồi đất cho nhuyễn để bán cho người ta trát vách nhà.
Một hôm, Đức-Phật Độc-Giác cần đất nhuyễn để trát vách chỗ ở của Ngài, nên Ngài mặc y, mang bát ngự vào cửa thành phía Đông kinh- thành Bārāṇasī, đến đứng trước nhà cô gái đang ngồi nhồi đất.
Nhìn thấy Đức-Phật Độc-Giác đứng trước nhà, cô gái phát sinh sân-tâm bực mình nói rằng:
“Mattikampi bhikkhati!”
– Đất mà Sa-môn này cũng đi xin!
Cô phát sinh sân-tâm nói với giọng bực mình như vậy.
* Đó là thời-kỳ pubbacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm (ác-tâm) trước khi tạo phước-thiện bố-thí cúng dường đất nhuyễn đến Đức-Phật Độc-Giác.
Phước-thiện bố-thí đất nhuyễn đặc biệt
Nhìn thấy Đức-Phật Độc-Giác vẫn đứng tự nhiên nên cô phát sinh đại-thiện-tâm có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật Độc-Giác, rồi bạch rằng:
– Kính bạch Ngài Sa-môn, Ngài muốn được đất nhuyễn phải không? Kính thỉnh Ngài đợi con một lát.
Bạch xong, cô hoan-hỷ nhồi đất thật nhuyễn rất đặc biệt, rồi cô phát sinh đại-thiện-tâm trong sạch cung-kính tạo phước-thiện bố-thí cúng- dường đất nhuyễn rất đặc biệt ấy đến Đức-Phật Độc-Giác.
* Đó là thời-kỳ muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch hoan-hỷ khi đang tạo phước-thiện bố-thí cúng-dường đất nhuyễn rất đặc biệt ấy đến Đức-Phật Độc-Giác.
Đức-Phật Độc-Giác nhận đất thật nhuyễn rất đặc biệt đem về trát vách chỗ ở của Đức-Phật.
Sau khi đã tạo phước-thiện bố-thí cúng- dường đất nhuyễn rất đặc biệt ấy đến Đức-Phật Độc-Giác, cô phát sinh đại-thiện-tâm trong sạch vô cùng hoan-hỷ phước-thiện bố-thí cúng- dường đất nhuyễn rất đặc biệt ấy đến Đức-Phật Độc-Giác.
* Đó là thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch hoan-hỷ sau khi đã tạo phước-thiện bố-thí cúng dường đất nhuyễn rất đặc biệt ấy đến Đức-Phật Độc-Giác.
Sự diễn tiến qua 3 thời-kỳ tác-ý trong đại- thiện-tâm như vậy.
Kiếp sau cô gái nghèo
Về sau, sau khi cô gái nghèo ấy chết, đại- thiện-nghiệp bố-thí đất nhuyễn ấy trong đại- thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái- sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh đầu thai vào lòng người đàn bà nghèo, nhà ở gần cửa thành Bārāṇasī.
Khi đứa trẻ sinh ra đời, thân hình của đứa bé gái có 5 bộ phận xấu xí là tay, chân, miệng, mắt, lỗ mũi, nên người ta gọi cô là Pañcapāpī (có 5 bộ phận xấu).
Đó là quả của ác-nghiệp sân-tâm bực mình với tác-ý tâm-sở đồng sinh với sân-tâm trong tiền-kiếp của cô trước khi tạo phước-thiện bố-thí cúng-dường đất nhuyễn đặc biệt đến Đức-Phật Độc Giác.
Khi cô trưởng thành, hễ ai tiếp xúc, xúc giác đến thân thể của cô đều có cảm giác như tiếp xúc với đối-tượng xúc của cõi trời (như tiếp xúc với thân thể của vị thiên-nữ trên cõi trời dục-giới) có cảm giác sung sướng say mê chưa từng có.
Đó là quả tốt của đại-thiện-nghiệp hoan-hỷ bố-thí cúng-dường đất thật nhuyễn đặc biệt đến Đức-Phật Độc-Giác trong tiền-kiếp của cô.
Thật vậy, một đêm nọ Đức-vua Bārāṇasī tên là Baka giả dạng dân thường ngự đi xem xét sinh hoạt dân chúng trong kinh-thành. Khi Đức- vua Baka đến chỗ cô Pañcapāpī đang chơi trò “bịt mắt bắt nhau” với các cô bạn trong xóm, vì không biết Đức-vua Baka, nên cô đưa tay bắt nhầm tay của Đức-vua.
Khi bàn tay của cô Pañcapāpī tiếp xúc với bàn tay của Đức-vua Baka, Đức-vua có cảm giác say mê không còn biết mình, như tiếp xúc với đối-tượng xúc trên cõi trời, phát sinh tâm tham- ái say mê trong đối-tượng xúc ấy.
Đức-vua Baka đưa tay nắm lấy tay của cô Pañcapāpī truyền hỏi rằng:
– Này cô em! Cô là con gái của ai? Đã có chồng hay chưa?
Nghe Đức-vua truyền hỏi như vậy, cô thưa rằng:
– Thưa ông, tôi là con gái của cha mẹ nhà nghèo ở gần cửa thành, chưa có chồng.
Đức-vua truyền bảo rằng:
– Này cô! Ta sẽ là người chồng của cô. Vậy, cô nên trở về xin phép cha mẹ.
Cô Pañcapāpī trở về thưa với cha mẹ rằng:
– Kính thưa cha mẹ, có một người đàn ông muốn lấy con làm vợ.
Nghe cô Pañcapāpī thưa như vậy, cha mẹ của cô nghĩ rằng: “Người đàn ông ấy chắc không phải là người nghèo khổ”, nên bảo rằng:
– Này con! Nếu người đàn ông ấy muốn lấy con làm vợ thì may mắn cho đời con biết dường nào!
Cô Pañcapāpī trở lại báo cho Đức-vua Baka biết rằng: Cha mẹ của tôi đã cho phép rồi.
Ngay đêm hôm ấy, Đức-vua Baka sống chung với cô Pañcapāpī tại nhà cô, đến cuối canh chót đêm mới ngự trở về cung điện.
Từ đó về sau, mỗi đêm Đức-vua Baka thường giả dạng dân thường ngự đến gặp cô Pañcapāpī, không còn quan tâm đến Chánh-cung Hoàng- hậu, các hoàng-hậu và các thứ-phi khác trong cung điện nữa.
Về sau, Đức-vua Baka bày ra mưu kế để rước cô Pañcapāpī vào cung điện, rồi tấn phong cô lên ngôi Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Baka trong kinh-thành Bārāṇasī.
Cha mẹ của cô Pañcapāpī được Đức-vua ban cho nhiều của cải nên cuộc sống được đầy đủ hạnh phúc an-lạc.
Từ đó, Đức-vua Baka chỉ say mê đắm đuối Chánh-cung Hoàng-hậu Pañcapāpī mà thôi, bỏ bê việc triều chính nên các quan tỏ ra thái độ bất bình.
Chánh-cung Hoàng-hậu Pañcapāpī nằm mộng
Một đêm nọ, Chánh-cung Hoàng-hậu Pañca- pāpī nằm mộng. Sau khi thức dậy, Bà tâu giấc mộng lên Đức-vua Baka.
Đức-vua Baka truyền lệnh cho mời các vị thầy Bà-la-môn đoán mộng vào chầu, Đức-vua kể lại giấc mộng của Chánh-cung Hoàng-hậu Pañcapāpī.
Các vị thầy Bà-la-môn bị các quan mua chuộc nên đoán theo ý của các quan rằng:
– Muôn tâu Đại-vương, Chánh-cung Hoàng- hậu nằm mộng thấy ngồi trên cổ con bạch tượng. Đó là điều báo trước sự băng hà đến Đại-vương.
– Muôn tâu Đại-vương, Chánh-cung Hoàng- hậu nằm mộng thấy ngồi trên cổ con bạch tượng, rồi sờ tay lên mặt trăng vuốt ve chơi. Đó là điều báo trước sẽ đem Đức-vua là kẻ thù đến với Đại-vương.
Thuyền chở Chánh-cung Hoàng-hậu trôi sông
Nghe vị thầy Bà-la-môn đoán mộng như vậy, nên Đức-vua Baka truyền hỏi rằng:
– Này các ngươi! Nếu như vậy thì Trẫm phải làm thế nào? Xin các ngươi tâu cho Trẫm rõ.
Các vị thầy Bà-la-môn tâu với Đức-vua Baka nên đưa Chánh-cung Hoàng-hậu Pañcapāpī xuống chiếc thuyền, rồi thả trôi theo dòng nước.
Nghe theo lời tâu của vị thầy Bà-la-môn, Đức-vua Baka chuẩn tấu, đưa Chánh-cung Hoàng-hậu Pañcapāpī xuống chiếc thuyền có đầy đủ các món vật thực, nước uống, các đồ trang sức quý giá của Bà.
Đến ban đêm, Đức-vua Baka truyền lệnh thả chiếc thuyền trôi xuôi theo dòng nước trên con sông lớn.
Chiếc thuyền chở Chánh-cung Hoàng-hậu Pañcapāpī trôi đến chỗ bến nước nơi Đức-vua Bāvarika đang ngự trên thuyền đi chơi trên sông. Nhìn thấy chiếc thuyền lạ từ xa trôi đến, Đức-vua Bāvarika truyền bảo rằng:
“Người trên thuyền thuộc về Trẫm.”
Chiếc thuyền vừa đến gần, nhìn thấy Chánh- cung Hoàng-hậu Pañcapāpī, Đức-vua Bāvarika truyền hỏi rằng:
– Này cô tên gì? Sao thân hình xấu xí đáng sợ vậy!
Nghe Đức-vua truyền hỏi như vậy, Cô Pañcapāpī vui cười, rồi tâu rằng:
– Muôn tâu Hoàng-Thượng, tiện nữ là Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Baka ở tại kinh- thành Bārāṇasī, tên là Pañcapāpī.
Cô Pañcapāpī tâu trình mọi sự việc xảy ra, Đức-vua Bāvarika biết Chánh-cung Hoàng-hậu Pañcapāpī nổi tiếng khắp cõi Nam-thiện-bộ- châu, nên Đức-vua Bāvarika đưa tay nắm lấy tay của cô Pañcapāpī đưa lên chiếc thuyền rồng. Vừa tiếp xúc bàn tay của cô Pañcapāpī, Đức- vua phát sinh tâm tham-ái say mê đối-tượng xúc trong thân cô như đối-tượng xúc trên cõi trời, chưa từng có nơi người nữ nào như vậy.
Đức-vua Bāvarika đưa cô về cung điện, làm lễ tấn phong cô Pañcapāpī lên ngôi Chánh-cung Hoàng-hậu.
Từ đó, Đức-vua Bāvarika chỉ say mê Chánh- cung Hoàng-hậu Pañcapāpī mà thôi, không còn quan tâm đến Chánh-cung Hoàng-hậu, các hoàng-hậu, các thứ-phi nào khác nữa.
Cô Pañcapāpī là Chánh-cung Hoàng-hậu của 2 Đức-vua
Hay tin Đức-vua Bāvarika tấn phong cô Pañcapāpī lên ngôi Chánh-cung Hoàng-hậu, nên Đức-vua Baka nổi cơn ghen tức nghĩ rằng:
“Ta không thể nào để Chánh-cung Hoàng- hậu Pañcapāpī của ta trở thành Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua Bāvarika được!”
Đức-vua Baka kinh-thành Bārāṇasī thân chinh dẫn đầu các đoàn binh tiến quân đến đóng bên bờ sông, rồi gửi tối hậu thư đến Đức-vua Bāvarika rằng:
“Đức-vua Bāvarika hãy trả Chánh-cung Hoàng-hậu Pañcapāpī lại cho bổn-vương hoặc chiến tranh.”
Đức-vua Bāvarika phúc đáp rằng:
“Bổn-vương chấp nhận chiến tranh, chứ không chịu giao Chánh-cung Hoàng-hậu Pañcapāpī.”
Như vậy, cuộc chiến tranh sẽ xảy ra giữa Đức-vua Bāvarika với Đức-vua Baka. Khi ấy, các vị quan của 2 nước hội họp, rồi bàn thảo với nhau rằng:
Nếu có cuộc chiến xảy ra thì ắt gây chết chóc đau khổ, chỉ vì nguyên nhân một người đàn bà. Đó là điều không hợp lý chút nào cả.
Vậy, cô Pañcapāpī nên thuộc về Đức-vua Baka vì Đức-vua Baka đã từng là Đức-phu-quân của cô. Và cô Pañcapāpī cũng nên thuộc về Đức-vua Bāvarika vì Đức-vua Bāvarika được cô từ trên chiếc thuyền trôi dạt đến địa phận của Đức-vua Bāvarika.
Cho nên, cô Pañcapāpī nên trở thành Chánh- cung Hoàng-hậu của cả 2 Đức-vua là Đức-vua Baka và Đức-vua Bāvarika.
Sau khi bàn thảo xong, mỗi nhóm quan trở về tâu trình lên Đức-vua của mình, hai Đức-vua cũng đều chuẩn tấu như vậy.
Mỗi Đức-vua đều xây dựng một cung điện tại bờ sông, Chánh-cung Hoàng-hậu Pañcapāpī sống chung với Đức-vua Bāvarika 7 ngày xong, rồi lên chiếc thuyền rồng sang sống chung với Đức-vua Baka.
Cứ như vậy, mỗi Đức-vua sống chung với Chánh-cung Hoàng-hậu Pañcapāpī 7 ngày.
Vì vậy cô Pañcapāpī trở thành Chánh-cung Hoàng-hậu của 2 Đức-vua.
Cho nên, Đức-Phật dạy rằng:
– Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy có đối-tượng xúc nào khác dù một đối-tượng mà khống chế được tâm của người nam như đối- tượng xúc mát mẻ của người nữ.
– Này chư tỳ-khưu! Đối-tượng xúc mát mẻ của người nữ khống chế được tâm của người nam dễ dàng.
Tóm lại, người nữ gồm có 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, mà mỗi đối-tượng có sức cám dỗ khiến người nam say mê, làm khống chế tâm của người nam không tự chủ được.
Tương tự như vậy, người nam cũng có 5 đối- tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, mà mỗi đối-tượng có sức cám dỗ khiến người nữ say mê, làm khống chế tâm của người nữ không tự chủ được.
Năm loại đối-tượng này thuộc về tham-dục chướng-ngại trong 5 pháp-chướng-ngại, là loại phiền-não vi-tế phát sinh trong tâm, làm chướng ngại, ngăn cản các thiện-pháp không có cơ hội phát sinh, như phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ-giới, phước-thiện hành-thiền, v.v… Đối với hành-giả nào còn là hạng phàm-nhân dù đã chứng đắc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và chứng đắc các phép- thần-thông rồi, nhưng nếu hành-giả ấy có tâm dể duôi quên mình thì 5 pháp-chướng-ngại phát sinh có thể làm mất các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm đã sinh và làm mất các phép-thần-thông đã có.
Để ngăn ngừa 5 pháp-chướng-ngại, hành-giả nên cẩn trọng 6 môn tiếp xúc với 6 đối-tượng, có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác biết rõ thật- tánh của đối-tượng ấy như sau:
– Khi mắt thấy đối-tượng sắc; khi tai nghe đối-tượng thanh; khi mũi ngửi đối-tượng hương; khi lưỡi nếm đối-tượng vị; khi thân xúc-giác đối- tượng xúc; khi ý biết đối-tượng pháp, hành-giả có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác biết rõ thật- tánh của mỗi đối-tượng ấy.
Yonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng theo 4 trạng-thái của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới:
– Sắc-pháp, danh-pháp tam-giới có trạng-thái vô-thường (anicca) thì trí-tuệ biết đúng là vô- thường.
– Sắc-pháp, danh-pháp tam-giới có trạng-thái khổ (dukkha) thì trí-tuệ biết đúng là khổ.
– Sắc-pháp, danh-pháp tam-giới có trạng-thái vô-ngã (anatta) thì trí-tuệ biết đúng là vô-ngã.
– Sắc-pháp, danh-pháp tam-giới có trạng-thái bất-tịnh (asubha) thì trí-tuệ biết đúng là bất-tịnh.