Tà-kiến thấy sai, chấp lầm như thế nào?
Micchādiṭṭhi: Tà-kiến
Tà-kiến có nhiều loại:
– Trong bộ Paṭisambhidāmagga, phần diṭṭhi-kathā có 20 loại tà-kiến chấp ngã trong ngũ-uẩn.
– Trong kinh Brahmajālasutta có 62 loại tà-kiến và kinh Sāmaññaphalasutta có 3 loại tà-kiến cố-định.
Tà-kiến là gì?
Định nghĩa:
Micchā passatī’ti micchādiṭṭhi.
Trạng-thái thấy sai sự thật gọi là tà-kiến, đó là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.
Như vậy, tà-kiến là thấy sai, biết sai sự thật, rồi chấp lầm cho là sự thật.
Ngũ-uẩn chấp-thủ có 5 uẩn là:
1- Sắc-uẩn chấp-thủ đó là 28 sắc-pháp thuộc về sắc-pháp.
2 – Thọ-uẩn chấp-thủ đó là thọ tâm-sở đồng sinh với 81 tam-giới-tâm
3- Tưởng-uẩn chấp-thủ đó là tưởng tâm-sở đồng sinh với 81 tam-giới-tâm.
4- Hành-uẩn chấp-thủ gồm có 50 tâm-sở (trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở) đồng sinh với 81 tam-giới-tâm.
5- Thức-uẩn chấp-thủ gồm có 81 tam-giới-tâm.
(Thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn thuộc về danh-uẩn.)
Trong bộ Paṭisambhidāmagga, phần diṭṭhi-kathā trình bày tà-kiến chấp ngã trong ngũ-uẩn có 20 loại.
* Sakkāyadiṭṭhi: Tà-kiến chấp ngã trong ngũ-uẩn chấp-thủ
Sakkāyadiṭṭhi: Tà-kiến chấp ngã trong ngũ-uẩn chấp-thủ cho là ta (ngã).
1- Tà-kiến chấp ngã trong sắc-uẩn chấp-thủ có 4 loại:
– Sắc-uẩn là ta. – Ta có sắc-uẩn.
– Sắc-uẩn trong ta. – Ta trong sắc-uẩn.
2- Tà-kiến chấp ngã trong thọ-uẩn chấp-thủ có 4 loại:
– Thọ-uẩn là ta. – Ta có thọ-uẩn.
– Thọ-uẩn trong ta. – Ta trong thọ-uẩn.
3- Tà-kiến chấp ngã trong tưởng-uẩn chấp-thủ có 4 loại:
– Tưởng-uẩn là ta. – Ta có tưởng-uẩn.
– Tưởng-uẩn trong ta. – Ta trong tưởng-uẩn.
4- Tà-kiến chấp ngã trong hành-uẩn chấp-thủ có 4 loại:
– Hành-uẩn là ta. – Ta có hành-uẩn.
– Hành-uẩn trong ta. – Ta trong hành-uẩn.
5- Tà-kiến chấp ngã trong thức-uẩn chấp-thủ có 4 loại:
– Thức-uẩn là ta. – Ta có thức-uẩn.
– Thức-uẩn trong ta. – Ta trong thức-uẩn.
Đó là 20 loại tà-kiến chấp-ngã trong ngũ-uẩn chấp-thủ: sắc-uẩn chấp-thủ, thọ-uẩn chấp-thủ, tưởng-uẩn chấp-thủ, hành-uẩn chấp-thủ, thức-uẩn chấp-thủ đối với tất cả các hàng chúng-sinh thuộc về hạng phàm-nhân (chưa phải bậc Thánh-nhân) trong tam-giới.
– Tất cả chúng-sinh có ngũ-uẩn trong 11 cõi dục-giới.
– Tất cả phạm-thiên có ngũ-uẩn trong 15 tầng trời sắc-giới phạm-thiên (trừ tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên).
– Tất cả phạm-thiên có nhất-uẩn là sắc-uẩn trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên.
– Tất cả phạm-thiên có tứ-uẩn là thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn trong 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.
Sakkāyadiṭṭhi: Tà-kiến chấp ngã trong ngũ-uẩn chấp-thủ cho là ta này có ảnh hưởng thế nào đối với mọi chúng-sinh?
Tà-kiến chấp ngã trong ngũ-uẩn chấp-thủ cho là ta đó là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.
Đối với tất cả mọi chúng-sinh còn là phàm nhân đều có loại sakkāyadiṭṭhi: tà-kiến chấp ngã trong ngũ-uẩn chấp-thủ cho là ta. Sakkāyadiṭṭhi không có ảnh hưởng, không có cản trở nào đối với những người tạo mọi phước-thiện như phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ-giới, phước-thiện hành-thiền, v.v…, cũng không cản trở đối với các hành-giả thực hành pháp-hành thiền-định, không cản trở sự chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, cũng không cản trở chứng đắc 5 phép-thần-thông thế-gian (lokiya abhiññā).
Cho nên, tà-kiến chấp ngã trong ngũ-uẩn chấp-thủ cho là ta không cản trở dục-giới thiện-nghiệp trong 8 dục-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện-dục-giới; không cản trở sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên; không cản trở vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 vô-sắc-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.
Tà-kiến chấp ngã trong ngũ-uẩn cản trở pháp-hành thiền-tuệ
Sakkāyadiṭṭhi: Tà-kiến chấp ngã trong ngũ-uẩn chấp-thủ cho là ta, ngã này chỉ có cản trở đối với các hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ mà thôi, bởi vì đối-tượng thiền-tuệ là ngũ-uẩn chấp-thủ: sắc-uẩn chấp-thủ, thọ-uẩn chấp-thủ, tưởng-uẩn chấp-thủ, hành-uẩn chấp-thủ, thức-uẩn chấp-thủ hoặc sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma) có thật-tánh của các sắc-pháp, các danh-pháp rõ ràng đều là pháp-vô-ngã, không phải là ta, không phải là người, không phải là đàn ông, không phải là đàn bà, không phải là chúng-sinh,… nhưng tà-kiến chấp ngã trong ngũ-uẩn chấp-thủ cho là ta, là người, là đàn ông, là đàn bà, chúng-sinh, v.v… cho nên, tà-kiến chấp ngã trong ngũ-uẩn chấp-thủ chỉ làm cản trở đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ mà thôi.
* Tà-kiến chấp ngã trong ngũ-uẩn chấp-thủ
1- Tà-kiến thấy sai chấp lầm trong sắc-uẩn chấp-thủ cho là ta như thế nào?
Sắc-uẩn chấp-thủ đó là thân gồm có 28 sắc-pháp:
– Sắc-uẩn chấp-thủ trong thân của người nam gồm có 27 sắc-pháp (trừ sắc-nữ-tính).
– Sắc-uẩn chấp-thủ trong thân của người nữ gồm có 27 sắc-pháp (trừ sắc-nam-tính).
Ví dụ: Khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, … Đúng theo sự-thật của chân-nghĩa-pháp (paramatthasacca) thì chỉ có thân đi, thân đứng, thân ngồi, thân nằm mà thôi.
Thân thuộc về sắc-uẩn (sắc-pháp), nên gọi là sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm mà thôi.
– Nếu khi thân đi hoặc sắc đi thì tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi sắc đi cho là ta đi.
Ta đi vốn không có thật, sự-thật đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) thì chỉ có sắc đi mà thôi.
Sở dĩ có sự thấy sai chấp lầm cho là ta đi là vì tà-kiến đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi sắc đi cho là ta đi.
Đúng theo thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp đều là pháp-vô-ngã (anattā), không có ngã.
Như vậy, ngã (ta) vốn không có thật, nên không có phương pháp diệt ngã được.
Sở dĩ có sự chấp ngã là vì tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi sắc đi thuộc về sắc-uẩn đó là sắc-pháp cho là ta đi.
Như vậy, tà-kiến có thật nên chắc chắn có phương pháp diệt tà-kiến được.
Thật vậy, hành-giả thuộc về hạng người tam-nhân có giới-hạnh trong sạch trọn vẹn, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh sự diệt của sắc-pháp danh-pháp tam-giới, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp danh-pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) trong 4 tham-tâm hợp với tà-kiến và hoài-nghi (vicikicchā) trong si-tâm hợp với hoài-nghi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu vĩnh viễn không còn tà-kiến thấy sai chấp lầm trong sắc-uẩn chấp-thủ (cùng với 4 danh-uẩn) cho là ta, là ngã, đồng thời không còn thấy sai chấp lầm cho là người, là đàn ông, là đàn bà, là chúng-sinh nào nữa.
Cũng tương tự như vậy,
– Khi thân đứng hoặc sắc đứng, bậc Thánh Nhập-lưu không còn tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi sắc đứng cho là ta đứng nữa.
– Khi thân ngồi hoặc sắc ngồi, bậc Thánh Nhập-lưu không còn tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi sắc ngồi cho là ta ngồi nữa.
– Khi thân nằm hoặc sắc nằm, bậc Thánh Nhập-lưu không còn tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi sắc nằm cho là ta nằm nữa…
2- Tà-kiến thấy sai chấp lầm trong thọ-uẩn chấp-thủ cho là ta như thế nào?
Thọ-uẩn chấp-thủ đó là thọ tâm-sở (vedanā-cetasika) đồng sinh với 81 tam-giới-tâm. Thọ tâm-sở có trạng-thái cảm thọ trong đối-tượng, có 3 loại thọ:
– Dukkhavedanā: Thọ khổ là cảm thọ khổ khó chịu trong đối-tượng xấu.
– Sukhavedanā: Thọ lạc là cảm thọ lạc dễ chịu trong đối-tượng tốt.
– Adukkhamasukhavedanā: Thọ không khổ không lạc là cảm thọ không khổ không lạc trong đối-tượng không xấu không tốt.
Ba loại thọ này là thọ-uẩn thuộc về danh-pháp.
– Nếu khi cảm thọ khổ (dukkhavedanā) thì tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi thọ khổ cho là ta khổ.
– Nếu khi cảm thọ lạc (sukhavedanā) thì tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi thọ lạc cho là ta an-lạc.
– Nếu khi cảm thọ không khổ không lạc (adukkhamasukhavedanā) thì tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi thọ không khổ không lạc cho là ta không khổ không lạc.
Ta khổ, ta an-lạc, … vốn không có thật, sự thật đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) thì chỉ có thọ-uẩn cảm thọ mà thôi.
Sở dĩ có sự thấy sai chấp lầm cho là ta khổ, ta an-lạc, … là vì tà-kiến đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi thọ-uẩn chấp-thủ cho là ta khổ, ta an-lạc, …
Đúng theo thật-tánh của tất cả mọi danh-pháp đều là pháp-vô-ngã (anattā), không có ngã.
Như vậy, ngã vốn không có thật nên không có phương pháp diệt ngã được.
Sở dĩ có sự chấp ngã là vì tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi thọ-uẩn chấp-thủ thuộc về danh-pháp cho là ta khổ, ta an-lạc, …
Như vậy, tà-kiến có thật nên chắc chắn có phương pháp diệt tà-kiến được.
Thật vậy, hành-giả thuộc về hạng người tam-nhân có giới-hạnh trong sạch trọn vẹn, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh sự diệt của sắc-pháp danh-pháp tam-giới, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp danh-pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được hai loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) trong 4 tham-tâm hợp với tà-kiến, và hoài-nghi (vicikicchā) trong si-tâm hợp với hoài-nghi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu vĩnh viễn không còn tà-kiến thấy sai chấp lầm trong thọ-uẩn chấp-thủ (cùng với 4 uẩn còn lại) cho là ta, là ngã, đồng thời không còn thấy sai chấp lầm cho là người, là đàn ông, là đàn bà, là chúng-sinh nào nữa.
3- Tà-kiến thấy sai chấp lầm trong tưởng-uẩn chấp-thủ cho là ta như thế nào?
Tưởng-uẩn chấp-thủ đó là tưởng tâm-sở (saññācetasika) đồng sinh với 81 tam-giới-tâm. Tưởng tâm-sở có trạng-thái tưởng nhớ trong 6 đối-tượng đó là:
– Rūpasaññā: Sắc tưởng là tưởng nhớ đối-tượng sắc.
– Saddasaññā: Thanh tưởng là tưởng nhớ đối-tượng âm-thanh.
– Gandhasaññā: Hương tưởng là tưởng nhớ đối-tượng hương.
– Rasasaññā: Vị tưởng là tưởng nhớ đối-tượng vị.
– Phoṭṭhabbasaññā: Xúc tưởng là tưởng nhớ đối-tượng xúc.
– Dhammasaññā: Pháp tưởng là tưởng nhớ đối-tượng các pháp. Sáu loại tưởng này là tưởng-uẩn thuộc về danh-pháp.
– Nếu khi tưởng nhớ đến đối-tượng sắc thì tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi sắc tưởng cho là ta tưởng sắc.
Ta tưởng sắc vốn không có thật, sự-thật đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) thì chỉ có tưởng-uẩn mà thôi.
Sở dĩ có sự thấy sai chấp lầm cho là ta tưởng là vì tà-kiến đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi tưởng-uẩn chấp-thủ cho là ta tưởng.
Đúng theo thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp đều là pháp-vô-ngã (anattā), không có ngã.
Như vậy, ngã vốn không có thật nên không có phương pháp diệt ngã được.
Sở dĩ có sự chấp ngã là vì tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi tưởng-uẩn chấp-thủ thuộc về danh-pháp cho là ta tưởng.
Như vậy, tà-kiến có thật nên chắc chắn có phương pháp diệt tà-kiến được.
Thật vậy, hành-giả thuộc về hạng người tam-nhân có giới-hạnh trong sạch trọn vẹn, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh sự diệt của sắc-pháp danh-pháp tam-giới, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp danh-pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) trong 4 tham-tâm hợp với tà-kiến, và hoài-nghi (vicikicchā) trong si-tâm hợp với hoài-nghi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu vĩnh viễn không còn tà-kiến thấy sai chấp lầm trong tưởng-uẩn chấp-thủ (cùng với 4 uẩn còn lại) cho là ta, là ngã, đồng thời không còn thấy sai chấp lầm cho là người, là đàn ông, là đàn bà, là chúng-sinh nào nữa.
4- Tà-kiến thấy sai chấp lầm trong hành-uẩn chấp-thủ cho là ta như thế nào?
Hành-uẩn chấp-thủ đó là 50 tâm-sở (cetasika) (trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở) đồng sinh với 81 tam-giới-tâm. Trong 50 tâm-sở có tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) dẫn đầu tạo thiện-nghiệp, hoặc tạo ác-nghiệp.
– Nếu khi tạo thiện-nghiệp thì tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi hành-uẩn chấp-thủ cho là ta tạo thiện-nghiệp.
– Nếu khi tạo ác-nghiệp thì tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi hành-uẩn chấp-thủ cho là ta tạo ác-nghiệp.
Ta tạo thiện-nghiệp, ta tạo ác-nghiệp, … vốn không có thật, sự-thật đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) thì chỉ có hành-uẩn tạo thiện-nghiệp, tạo ác-nghiệp mà thôi.
Sở dĩ có sự thấy sai chấp lầm cho là ta tạo thiện-nghiệp, ta tạo ác-nghiệp… là vì tà-kiến đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi hành-uẩn chấp-thủ cho là ta tạo thiện-nghiệp, ta tạo ác-nghiệp, …
Đúng theo thật-tánh của tất cả mọi danh-pháp, mọi sắc-pháp đều là pháp-vô-ngã (anattā), không có ngã.
Như vậy, ngã vốn không có thật nên không có phương pháp diệt ngã được.
Sở dĩ có sự chấp ngã là vì tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi hành-uẩn chấp-thủ thuộc về danh-pháp cho là ta tạo thiện-nghiệp, ta tạo ác-nghiệp, …
Như vậy, tà-kiến có thật nên chắc chắn có phương pháp diệt tà-kiến được.
Thật vậy, hành-giả thuộc về hạng người tam-nhân có giới-hạnh trong sạch trọn vẹn, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh sự diệt của sắc-pháp danh-pháp tam-giới, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp danh-pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) trong 4 tham-tâm hợp với tà-kiến, và hoài-nghi (vicikicchā) trong si-tâm hợp với hoài-nghi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu vĩnh viễn không còn tà-kiến thấy sai chấp lầm trong hành-uẩn chấp-thủ (cùng với 4 uẩn còn lại) cho là ta, là ngã, đồng thời không còn thấy sai chấp lầm cho là người, là đàn ông, là đàn bà, là chúng-sinh nào nữa.
5- Tà-kiến thấy sai chấp lầm trong thức-uẩn chấp-thủ cho là ta như thế nào?
Thức-uẩn chấp-thủ đó là 81 tam-giới-tâm chia ra 6 loại thức tâm:
– Cakkhuviññāṇa: Nhãn-thức-tâm có 2 tâm.
– Sotaviññāṇa: Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm.
– Ghānaviññāṇa: Tỷ-thức-tâm có 2 tâm.
– Jivhāviññāṇa: Thiệt-thức-tâm có 2 tâm.
– Kāyaviññāṇa: Thân-thức-tâm có 2 tâm.
– Manoviññāṇa: Ý-thức-tâm có 71 tâm.
Sáu loại tâm này gọi là thức-uẩn thuộc về danh-pháp.
– Nếu khi nhãn-thức-tâm có phận sự thấy đối-tượng sắc thì tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi nhãn-thức-tâm cho là ta thấy sắc.
Ta thấy sắc vốn không có thật, sự-thật đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) thì chỉ có nhãn-thức-tâm thấy sắc mà thôi, nhãn-thức-tâm thuộc về thức-uẩn.
Sở dĩ có sự thấy sai chấp lầm cho là ta thấy sắc là vì tà-kiến đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi nhãn-thức-tâm thuộc về thức-uẩn cho là ta thấy sắc.
Đúng theo thật-tánh của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp đều là pháp-vô-ngã (anattā), không có ngã.
Như vậy, ngã vốn không có thật nên không có phương pháp diệt ngã được.
Sở dĩ có sự chấp ngã là vì tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi nhãn-thức-tâm thuộc về thức-uẩn chấp-thủ thuộc về danh-pháp cho là ta thấy sắc.
Như vậy, tà-kiến có thật nên chắc chắn có phương pháp diệt tà-kiến được.
Thật vậy, hành-giả thuộc về hạng người tam-nhân có giới-hạnh trong sạch trọn vẹn, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh sự diệt của sắc-pháp danh-pháp tam-giới, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp danh-pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) trong 4 tham-tâm hợp với tà-kiến, và hoài-nghi (vicikicchā) trong si-tâm hợp với hoài-nghi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu vĩnh viễn không còn tà-kiến thấy sai chấp lầm trong thức-uẩn chấp-thủ (cùng với 4 uẩn còn lại) cho là ta, là ngã, đồng thời không còn thấy sai chấp lầm cho là người, là đàn ông, là đàn bà, là chúng-sinh nào nữa.
Cũng tương tự như vậy,
– Nếu khi nhĩ-thức-tâm nghe âm-thanh, thì bậc Thánh Nhập-lưu không còn tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi nhĩ-thức-tâm cho là ta nghe âm-thanh nữa.
– Nếu khi tỷ-thức-tâm ngửi mùi hương, thì bậc Thánh Nhập-lưu không còn tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi tỷ-thức-tâm cho là ta ngửi mùi hương nữa.
– Nếu khi thiệt-thức-tâm nếm vị, thì bậc Thánh Nhập-lưu không còn tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi thiệt-thức-tâm cho là ta nếm vị nữa.
– Nếu khi thân-thức-tâm xúc-giác cứng mềm, … thì bậc Thánh Nhập-lưu không còn tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi thân-thức-tâm cho là ta xúc-giác cứng mềm, … nữa.
– Nếu khi ý-thức-tâm biết các pháp, thì bậc Thánh Nhập-lưu không còn tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi ý-thức-tâm cho là ta biết các pháp nữa.