Tu Tap Niem Chet Nhu The Nao

Tu Tập Niệm Chết Như Thế Nào,
Làm Cho Sung Mãn Như Thế Nào,
Để Đưa Đến Quả Lớn, Lợi Ích Lớn,
Nhập Vào Bất Tử, Cứu Cánh Bất Tử ?

Vậy tu tập niệm chết như thế nào, làm cho sung mãn niệm chết như thế nào để đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh bất tử?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi ngày vừa tàn và đêm vừa an trú, suy tư như sau:

“Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều: con rắn có thể cắn ta; con bò cạp có thể cắn ta; hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung; như vậy sẽ chướng ngại cho ta.

Ta có thể vấp ngã và té xuống. Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay mật có thể khuấy động ta, đàm có thể khuấy động ta. Các gió như kiếm có thể khuấy động ta. Người có thể công kích ta, hay phi nhân có thể công kích ta, do vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta”.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy xét như sau: “Nếu ta còn có những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”.

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi suy xét như vậy, biết được như sau: “Ta có những pháp ác, bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các pháp ác, bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển chánh niệm và tỉnh giác.

Ví như, này các Tỳ Kheo, áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn tinh cần nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các ác, bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm, và tỉnh giác.

Nếu Tỷ-kheo ấy, trong khi suy xét, biết được như sau: "Ta không có những pháp ác, bất thiện chưa đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta".

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải sống hoan hỷ hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đêm vừa tàn và ngày vừa an trú, suy tư như sau:
… (như ở phần 2.)…

Này các Tỷ-kheo, niệm về chết tu tập như vậy làm cho sung mãn như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử.

Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt, Chương VIII – Tám Pháp (IV) (74) Niệm Chết (2)

4. Dutiyamaraṇassatisuttaṃ Second on the perception of death

008.04. At one time The Blessed One was living in a house of bricks in Natika. The Blessed One addressed the bhikkhus from there:

“Bhikkhus, the perception of death developed and made much is of much fruit and benefit and ends in deathlessness with a dive in deathlessness.

Bhikkhus, the perception of death developed and made much in which manner is of much fruit and benefit and ends in deathlessness with a dive in deathlessness?

Here, bhikkhus, the bhikkhu when the day is waning and the night settles reflects:

There are many ways in which I would meet death-a serpent, a scorpion, or a centipede might sting me, by that I would meet death and it would be dangerous for me. I might slip and fall, the food I have eaten would disagree, my bile or phlegm would be disturbed, or a cutting pain would disturb me, a human or non-human would attack me, by that I would meet death and it would be dangerous for me. By that bhikkhu this reflection should be done- `Are there any demeritorious things not dispelled in me, that would be dangerous if I die this night’

If the bhikkhu reflecting knows-‘There are demeritorious things not dispelled in me, which would be dangerous if I die this night;’ Then that bhikkhu should arouse much interest, effort, unhindered action, and mindful awareness to dispel those demeritorious things .

Bhikkhus, like someone whose clothes or head has caught fire, would arouse much interest, effort, unhindered action and mindful awareness to put out that fire, in the same manner that bhikkhu should arouse much interest, effort, unhindered action, and mindful awareness to dispel those demeritorious things.

If the bhikkhu reflecting knows-‘There are no demeritorious things, not dispelled in me, which would be dangerous if I die this night;’ Then that bhikkhu should abide delighted and joyful training in those meritorious things day and night.

Here, bhikkhus, the bhikkhu when the night is waning and the day is settling reflects:
… (as above part for “when the day is waning and the night settles”)…

Bhikkhus, the perception of death developed and made much in this manner is of much fruit and benefit and ends in deathlessness with a dive in deathlessness.

Aṅguttara Nikāya, 008. Yamakavaggo The twin section

* Nội dung được trích từ các bài giảng và tài liệu do Sư Viên Phúc tổng hợp và chia sẻ trên trang Ehipassiko.info

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app