9. KINH TỪ ÁI

  1. Việc cần làm bởi vị thiện xảo trong việc thực hành

sau khi đã thấu hiểu về vị thế an tịnh ấy là:

có khả năng, ngay thẳng, chánh trực,

dễ dạy, hòa nhã, và không ngã mạn thái quá.

  1. Là người tự biết đủ, và dễ cấp dưỡng,

ít bận rộn công việc, và có lối sống nhẹ nhàng,

có giác quan an tịnh, và chín chắn,

không hỗn xược, không tham đắm theo các gia tộc.

  1. Và không nên thực hành bất cứ điều gì nhỏ nhặt

mà các bậc hiểu biết khác đã khiển trách.

Mong rằng tất cả chúng sanh có được sự an lạc, có được sự an toàn.

Mong rằng tất cả chúng sanh có bản thân được an lạc.

  1. Bất cứ những chúng sanh nào dầu là:

yếu hoặc mạnh (tất cả) không bỏ sót,

(có thân hình) dài hoặc to lớn,

trung bình hoặc ngắn, nhỏ bé hay mập.

  1. Được nhìn thấy, hoặc không được nhìn thấy,

cư ngụ ở nơi xa và không xa,

đã được hiện hữu hoặc đang tầm cầu sự thành hình,

mong rằng tất cả chúng sanh có bản thân được an lạc.

  1. Người này không nên lường gạt kẻ khác,

không nên khi dễ bất cứ người nào ở bất cứ nơi đâu.

Do sự giận dữ, do ý tưởng bất bình,

không nên mong mỏi sự khổ đau cho lẫn nhau.

  1. Giống như người mẹ đối với đứa con trai của mình

nên bảo vệ đứa con trai độc nhất đến trọn đời,

cũng như vậy, đối với tất cả các sanh linh,

nên phát triển tâm ý vô hạn lượng.

  1. Và tâm từ ái ở tất cả thế giới,

nên phát triển tâm ý vô hạn lượng,

bên trên, bên dưới, và chiều ngang,

không bị ngăn trở, không thù oán, không đối nghịch.

  1. Trong khi đứng, trong khi đi, hoặc khi đã ngồi xuống,

hoặc trong khi nằm, cho đến khi nào sự buồn ngủ được xa lìa,

nên chuyên chú vào niệm này,

ở đây việc này được gọi là sự an trú cao thượng.

  1. Và sau khi không đeo đuổi tà kiến,

là người có giới, được thành tựu về nhận thức,

sau khi xua đi sự thèm khát ở các dục,

thì chắc chắn không đi đến thai bào lần nữa.

Kinh Từ Ái.

TIỂU TỤNG ĐƯỢC CHẤM DỨT.

–ooOoo–

[1] Cụm từ “đi đến nương tựa” đã được dịch là “quy y” ( Quy y Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng).

[2] Chín trú xứ của chúng sanh (sattāvāsā): Xem phần Chín Pháp của bài Kinh Saṅgītisuttaṃ (Kinh Thập Thượng, Trường Bộ 3).

[3] Vị hội đủ mười chi phần được gọi là ‘A-la-hán’: tức là mười pháp của bậc Vô Học, gồm có: vô học chánh kiến, vô học chánh tư duy, vô học chánh ngữ, vô học chánh nghiệp, vô học chánh mạng, vô học chánh cần, vô học chánh niệm, vô học chánh định, vô học chánh trí, vô học chánh giải thoát (Xem phần Mười Pháp, cũng ở bài Kinh đã trích dẫn ở trên).

[4] Các hạng sanh linh (bhūtāni): nói đến các hàng chư Thiên (amanussesu) không có phân biệt (KhpA. 166).

[5] Tức là các bậc Thánh nhân, gồm có bốn Đạo và bốn Quả (ND).

[6] Bốn khổ cảnh (apāyā): địa ngục, súc sanh, quỷ đói, và A-tu-la (KhpA. 189).

[7] Sáu tội nghiêm trọng (abhiṭhānāni): gồm có: giết mẹ, giết cha, giết bậc Thánh A-la-hán, làm chảy máu thân Phật, chia rẽ Hội Chúng, tuyên bố vị khác là bậc đạo sư (Sđd.).

[8] nidhi: nghĩa chính là ‘của cải chôn cất,’ tuy nhiên một vài chỗ đã được ghi theo nghĩa ‘của cải để dành’ để tiện cho việc hành văn (ND).

[9] Các pháp giải thoát (aṭṭha vimokkhā): xem lời giải thích về ‘tám giải thoát’ ở Saṅgītisuttaṃ (Kinh Phúng Tụng, Trường Bộ 3).

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Tiểu Tụng“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Tiểu Tụng” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

* Thuộc TIỂU TỤNG - TIỂU BỘ - TẠNG KINH - TAM TẠNG TIPITAKA | Dịch Việt: Tỳ Khưu Indacanda | Nguồn Tamtangpaliviet.net

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app