Nội Dung Chính
(thông tin mới cập nhật 2024)
Tiểu Sử Ngài Tam Tạng 15 Ashin Paññāvaṃsālaṅkārābhivaṃsa Sayadaw
Ngài Trưởng lão Tam Tạng thứ 15 có tên ban đầu là “Paññāvaṃsā”. Tuy nhiên, do Ngài đã vượt qua hai kỳ thi vô cùng danh giá tại đất nước Myanmar, là kỳ thi Ālaṅkārā dành cho những vị Sadi xuất sắc, và kỳ thi Abhivaṃsa, một chương trình tương đương với cấp độ Tiến sĩ Phật học ngôn ngữ Pali mà cả nước Miến Điện trong hàng thập kỷ qua mới chỉ có khoảng 300 vị đặc biệt xuất sắc đạt được, nên theo truyền thống ở Miến Điện, các danh hiệu này được thêm vào phía sau tên của Ngài, nên Ngài có tên đầy đủ là “Paññāvaṃsālaṅkārābhivaṃsa”.
Ngài Tam Tạng thứ 15 sinh năm 1974 tại làng Taungnauk, một ngôi làng nhỏ nằm ở miền Trung của đất nước Myanmar. Ngay từ lúc mới 5 tuổi, Ngài đã thường xuyên tới ngôi Chùa làng để học những bài kinh đầu tiên trong cuộc đời. Đến năm 1986, ở tuổi 12, Ngài chính thức xuất gia Sadi tại ngôi chùa Cittapālaū Pariyatti ở thị trấn Kyaukpadaung, quê hương của Ngài. Sau 6 năm tu học tại đây, vào tuổi 18, Ngài đã chuyển đến môt trung tâm pháp học rất nổi tiếng có tên gọi Mahāgandhārun Pariyatti thuộc thị trấn Amarapūra, nơi Ngài đã tu học trong suốt 12 năm kể từ năm 1992 đến năm 2004.
Đây là ngôi trường vô cùng danh giá và những vị xuất thân từ ngôi trường này đều rất giỏi về Phật học. Vị trụ trì đồng thời là người khai sáng ra ngôi học viện này là Ngài Janakābhivaṃsa, một bậc thầy rất lỗi lạc về Pháp học tại Myanmar. Ngài là tác giả của bộ sách Bhāsāṭikās giải thích Kinh Tạng, Luật Tạng và Vi Diệu Pháp Tạng bằng tiếng Miến dựa theo Chú giải và Phụ chú giải, là bộ sách nền tảng sử dụng trong các chương trình Phật học ở tất cả các học viện tại đất nước Phật giáo này. Ngài Janakābhivaṃsa được Chư Tăng và Phật tử Miến Điện gọi là “Myanmar Buddhaghosa”, hàm ý so sánh Ngài với Ngài Phật Âm, một luận sư lỗi lạc người Ấn Độ – tác giả của nhiều bản chú giải Tam Tạng thánh điển cũng như của bộ luận Thanh Tịnh Đạo nổi tiếng. Những tác phẩm của Ngài Janakābhivaṃsa chính là căn cứ để Ngài Hộ Pháp biên soạn các tác phẩm như là “Nền tảng Phật Giáo” hay nhiều bộ sách khác.
Trong lúc học tại ngôi tự viện này dưới sự hướng dẫn của Ngài Janakābhivaṃsa và các vị giáo thọ khác, Ngài đã thi đậu kỳ thi Ālaṅkārā dành cho các vị Sadi xuất sắc năm 20 tuổi. Hai năm sau đó, ở tuổi 22, Ngài đã thọ giới tỳ khưu và cũng trong năm này, thi đậu bằng Dhammācariya, chính thức trở thành một vị giảng sư pháp học. Sau dấu mốc này, trong 8 năm cuối cùng ở tại ngôi học viện nói trên, Ngài không chỉ theo học các chương trình Phật học khác nhau từ thấp lên cao, mà Ngài cònđồng thời làm giáo thọ sư dạy lại cho Chư Tăng tại đây những phần kiến thức Ngài đã thành tựu, trước khi Ngài chuyển sang theo học tại hệ thống học viện của Ngài Tam Tạng thứ 6 vào năm 2004.
Với sự nỗ lực và kiên trì đối với Pháp học, Ngài Tam Tạng thứ 15 đã thi đỗ rất nhiều chương trình Phật học. Sau những thành công bước đầu này, Ngài bắt đầu tiến trình học để tham gia kỳ thi Tam Tạng vào năm 2005. Năm 2008, ở tuổi 34, Ngài đã thi đỗ Tạng Luật và trở thành vị Nhất Tạng, Bậc Thông thuộc Thấu suốt Tạng Luật (Vinayadhara, Vinayakovida). Năm 2011, lúc 37 tuổi, Ngài đã thi đỗ Tạng Kinh và trở thành BậcThông thuộc Thấu suốt Nhị Tạng (Dvipitakakovida). Ngay sau đó một năm, vào năm 2012, Ngài đỗ bằng Mūla-ābhidhammika cho việc tụng thuộc lòng 5 bộ đầu tiên trong 7 bộ của Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Năm 2014, lúc 40 tuổi, Ngài hoàn tất kỳ thi viết liên quan đến 5 bộ đầu tiên của Tạng Vi Diệu Pháp. Hai năm sau đó, Ngài vượt qua kỳ thi tụng thuộc lòng 2 bộ cuối cùng của Tạng Abhidhamma. Vào năm 2020, trong kỳ thi Tam Tạng lần thứ 69 do Chính phủ Miến Điện tổ chức, sau khi hoàn tất nốt kỳ thi viết liên quan đến 2 bộ cuối cùng của Tạng Vi Diệu Pháp, ở tuổi 46, Ngài đã chính thức được trao danh hiệu Bậc Thông thuộc Thấu suốt Tam Tạng(Tipitakadhara, Tipitakakovida), trở thành vị Tam Tạng thứ 15không chỉ của đất nước Myanmar mà còn của cả thế giới.
Chương trình thi Tam Tạng, vốn bắt đầu được tổ chức lần đầu tiên từ năm 1948, để tìm ra người có thể trùng tuyên lại toàn bộ Tam Tạng Kinh điển cho kỳ Kết Tập Kinh Điển lần thứ 6 tổ chức tại Miến Điện vào dịp 2500 năm Phật lịch, là một chương trình thi có thể nói là dài và khó nhất ở Myanmar và trên Thế giới. Kỳ thi này, vốn thường được tổ chức hàng năm vào tháng 12 dương lịch, kéo dài liên tục hơn một tháng tại Động kết tập Tam Tạng (thạch động Maha Pasana Guha), cũng là nơi tổ chức kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ 6 (1954 đến 1956). Thời gian để đi hết hành trình học và thi Tam Tạng từ Nhất Tạng lên Nhị Tạng và Tam Tạng có thể là nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Chính vì vậy, trải qua 72 kỳ thi Tam Tạng đã từng được tổ chức, tính đến thời điểm của bài viết này (tháng 2 năm 2024), cả thế giới mới có duy nhất 16 vị Tam Tạng.
Pháp hiệu “Tam Tạng” là một pháp hiệu vô cùng cao quý và là tột cùng trong Pháp học Phật giáo, được Chính phủ Myanmar dâng tặng cho các vị Tỳ khưu chuyên sâu về Pháp học, những người nắm giữ kho tàng Pháp bảo. Những BậcThông thuộc Thấu suốt Tam Tạng tại đất nước Myanmar được coi là những Quốc bảo của xứ Phật giáo này, bởi các Ngài là những vị có thẩm quyền về Pháp học, vốn là nền tảng của Pháp hành trong Phật Giáo. Pháp học và Pháp hành lại là nền tảng của Pháp thành – sự chứng đắc Đạo, Quả và Niết-bàn. Cho nên Pháp học rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo nguyên thuỷ.
Ngài Tam Tạng thứ 15 đã thành tựu tất cả là 42 chương trình Phật học bao gồm chương trình thi Tam Tạng do Chính phủ tổ chức. Trong số 16 Ngài Tam Tạng (trong đó chỉ còn 11Ngài Tam Tạng đang hiện tiền – tính đến thời điểm đầu năm 2024), Ngài Tam Tạng thứ 15 là vị đã hoàn tất nhiều chương trình Phật học chỉ sau Ngài Tam Tạng thứ 12 (đã viên tịch) thi đỗ 47 văn bằng Phật học.
Sau khi trở thành Bậc Thông thuộc Thấu suốt Tam Tạng tại đất nước Myanmar, Ngài Tam Tạng thứ 15 cư ngụ trong một thời gian tại ngôi học viện Tipiṭaka Mahāganthavannikāya của Ngài Tam Tạng thứ 6, là nơi mà Ngài đã dành nhiều năm theo học chương trình thi Tam Tạng dưới sự dạy dỗ và hướng dẫn từ bậc thầy là Ngài Tam Tạng thứ 6, để thực hiện trách nhiệmhướng dẫn cho Chư Tăng thế hệ sau học tiếp chương trình Tam Tạng.
Kể từ năm 2022, Ngài Tam Tạng thứ 15 cũng thành lập một ngôi học viện mới mà Ngài làm viện chủ có tên Tipitaka Mahathitsar Aungmyei, là nơi Ngài đào tạo cho Chư Tăng học các chương trình Phật học từ căn bản đến cao cấp, bao gồm cả chương trình Abhivaṃsa và chương trình thi Tam TạngTipitaka. Hiện tại, với sự đóng góp của các thí chủ Myanmar và Việt Nam, ngôi học viện này đang được mở rộng để có thể thu nhận thêm nhiều tăng sinh tới tu học, bao gồm cả Chư Tăng Việt Nam. Bên cạnh các chương trình đào tạo tại chính học viện mà Ngài thành lập, Ngài cũng tham gia các chương trình hoằng pháp ở nhiều nơi trên đất nước Myanmar.
Ngoài ra, do những nhân duyên với Phật tử Việt Nam, kể từ năm 2023, Ngài bắt đầu các chuyến hoằng pháp của mình tại nhiều tỉnh thành trên đất nước Việt Nam. Sau một số chuyến đi này, theo thỉnh cầu của cộng đồng tăng ni và Phật tử Việt Nam, Ngài đã hoan hỷ nhận lời thuyết giảng giáo pháp hàng tuần cho thính chúng Việt Nam cũng như ban giới hàng tháng 8 ngày cho các Phật tử xin thọ bát quan trai qua nền tảng zoom. Cho đến nay, Ngài là vị Tam Tạng duy nhất làm điều này. Với vốn hiểu biết sâu rộng về giáo pháp và Tam Tạng kinh điển, các bài thuyết giảng của Ngài đã khiến Phật tử Việt Nam được tiếp cận thêm nhiều kiến thức mới ngay cả với những nội dung tưởng chừng như đã quen thuộc. Đây chính là lợi ích rất thiết thực của việc được học pháp với một vị Tam Tạng pháp sư.
Ngài Tam Tạng thứ 15 Ashin Paññāvaṃsālaṅkārābhivaṃsa không chỉ là một trong mười sáu Quốc Bảo tại đất nước Phật giáo Myanmar. Ngài còn là một bậc thầy lớn cho hàng tăng ni và Phật tử Việt Nam không chỉ trong hiện tại mà còn cả tương lai.
(Bản dịch từ tiếng Miến chưa chỉnh sửa chính tả)
Danh hiệu Tipitakadhara Tipitakakovida (Bậc thấu suốt Tam tạng), Bậc thấu suốt Tam tạng thứ 15, Đại Đức Kyaukpadaung, Ngài Tam Tạng Ashin Paññāvaṃsālaṅkārābhivaṃsa
Thông tin về gia đình và nơi sinh
Ashin Paññāvaṃsālaṅkārābhivaṃsa ra đời vào ngày thứ, ngày thứ 14 của chuối ngày trăng khuyết Tazaungmone, số 1336 Myanmar Era, sinh ngày 12.12.1974 tại làng Taungnauk, huyện Kyaukpadaung, hạch Mandalay, Myanmar.
Thời kỳ thọ giới Sadi
Ngài xuất gia Sadi tại chùa Taungla – ashay, làng Taungnauk, huyện Kyaukpadaung, hạch Mandalay, ở Pyartho, số 1347 M.E, bởi giáo thọ Sayādaw U Indavaṃsa với sự cúng giường tứ vật dụng bởi cha và mẹ.
Thời kỳ xuất gia
Ngài xuất gia tỳ khưu tại chùa Taunghla – ashay, làng Taungnauk, huyện Kyaukpadaung, hạch Mandalay, vào ngày thứ 4 mùng 8 ngày trăng khuyết Tagu 1357 M.E (ngày 10.4.1996) bởi giáo thọ Sayādaw U Soma của chùa Taunglataung và với sự hỗ trợ tứ vật dụng của Lieutenant Colonel San Tin (retd.), là Daw Thein Thein san và gia đình của No.B (41), đường Narnattaw, nhà trên vào Shwekeinnảê, thị trấn Kamaryut.
Sau đó Ngài thọ giới tỳ kheo lại với sự hỗ trợ tứ vật dụng bởi:
(1) tín chủ U Than, vợ là Daw Nyo và con là Ko Ye Naing vợi là Ma Than Than Win và gia đình của làng Taungnauk.
(2) Vợ của U Theing Lwin và gia đình Daw kan kyi tại làng Hlaing, Yangon
(3) Các vợ chồng cùng gia đình của làng Taungnauk.
(4) Daw Seing Mya Mya và gia đình của Janitarama Yeikthar, Yangon.
(5) U Mg Win, vợ là Daw Hla Hla Win và gia đình của Taungnauk
(6) U San Cho, vợ là Daw San Myint và gia đình của phường Aungmingalar
(7) U Myo Min, vợ là Daw Mya Mya Thin và gia đình của phường Thirimangalar
(8) U Myo Myint, vợ là Daw Ngwe Kyaing và gia đình của làng Letpanyin
(9) U Tin Hla Win, vợ là Daw Khin Kyaing và gia đình của làng Taungnauk
(10) U Kyaunk Doe, vợ là Daw Ngein Tin và con trai Ko Aung Kyaw Myint, Ma Thin Thin Khi ne và gia đình của làng Taungnauk
(11) U San Myint, vợ là Daw Aye Po và gia đình của huyện Thone Khawa
(12) U Tin Win, vợ là Daw Kin Myo Nwe và gia đình của Tirimangala, Kyaukpadaung.
(13) U Hla Thein, vợ là Daw Ngwe Myaing và con trai Ko Ye Aung và Ma Nilar Win và gia đình của hyện Insein Yangon.
(14) Mg Ko Ko và Ma Htay Htay Oo và gia đình ở Yagoon.
(15) U Lwin Myint wife Daw Ye ye Htwe và gia đình của Panma phường Kyat Pyin, Moe Koke.
(16) U Kyaunk Doe, vợ là Daw Mya Nyunt và gia đình của Yangon.
(17) U Than Mg, vợ là Daw Saw Aye và gia đình của làng Taungnauk
(18) U Tin win, vợ là Daw Khin Kyi (Bánh quy San Ko Ko) và gia đình ở Yangon.
(19) Daw Mya Kyi và con trai Ko Phoe Htoo, vợ Ma Aye Khin và gia đình của làng Taungnauk
(20) Dr. U Aung Than Oo, vợ là Daw Hla Hla Htay và gia đình của huyện Insein, Yangon.
(21) U Myoe Kyaw, Daw Than Mya và con trai Ko Than Soe, vợ là Ma Htwe Htwe và gia đình ở làng Taungnauk.
(22) Ko Thaw Zin Lin Htun, vợ là Daw Lin Lin Htaik và gia đình ở huyện Hlaing Yangon.
(24) U Kyi Win, vợ là Daw San Myint và gia đình ở làng Taungnauk
(25) U Aung Kyaw Myint, vợ là Daw Pyone Pan Wai Aung và con gái Maybe Hlwan Wint Aung (@) Gar Gar và gia đình ở Singapore
(26) U Than Hlaing, vợ là Daw Than Than Oo và gia đình ở Yangon
(27)U Kyin Sein, vợ là Daw Ni Ni Aye và con gái Maw Lee Lin và gia đình ở Yangon
(28) U Mein Tet, vợ là Daw Than Than Maw và gia đình ở Yangon
(29) U Aung Win Kyi, vợ là Daw Khin Myo Myint và gia đình ở Kyaukpadaung
(30) U Soe Aung và vợ là Daw Se Tin và gia đình ở Tharyarayerat, huyện Kyaukpadaung.
(31) Daw Cho Cho và gia đình ở Kanshayrat, Taunggyi
(32) U Myint Soe Than vợ là Daw Thin Thin và gia đình ở làng Taungnauk, huyện Kyaukpadaung.
(33) U Hla Tun và vợ là Daw Ha và con gái Sayarma Daw San San Wai và gia ddnihf ở huyện Khayan.
(34) U Mg Kye và vợ là Daw Cho Cho Pyone và gia đình ở Yangon.
(35) Sit Aung Ngwew cả và vợ là Daw Aye Than và gia đình ở quận số 9, Đông Dagon, Yangon. Vợ Daw Letchami và con gái Ma Myint Myint Thein và gia đình ở Tharkeyta hồi hướng về U phe Khin.
(37) U Kyaw Myint và vợ Daw Tin Tin Aye (Hteik Tan Monhinkhar) và gia đình ở dặm số 8 Mayonkone, Yangon
(38) Sayardaw U Javana và thí chú của ngài ở chùa Akywat Alwat Tawra, huyện Taungthar.
(29) Tưởng nhớ và hồi hướng về người cha U Than Tin San Ko Moe Kyaw và gia đình ở Yezagyo.
(40) Sayarmagyi Daw Hkin Mi Rye, Daw Win Thein và chị của Zakwethitratkwet, Kyaukpadaung.
(41) U Pyant và vợ là Daw Aye Kaung và gia đình ở làng Taungnauk, Kyaukpadaung.
(42) U Kyaw Swear Min, cùng vợ Daw Aye Aye Naing (Tập đoàn Minboneshwe) và gia đình ở huyện Kamaryut, Yangon.
Người thầy có ảnh hưởng nhất với Ngài
Ngài luôn dành sự biết ơn to lớn của tỏ đến Đại Đức Sayādaw U Indavaṃsa, Chùa U Dhammika Tauanghla – ashay, làng Taungnauk. Ở đó Ngài được học Pháp học Pariyatti. Rồi sau đó chuyển đến ở tại Tu viện giáo dục Cittapālaū Pariyatti, thị trấn Kyaukpadaung trong 6 năm (1348-1353), Ngài đã đỗ qua trình độ cao cấp về Pháp học và thánh điển (pathamagyi).
Sau này Ngài chuyển đến học trong vòng 20 năm (1354-1365) tại Tu viện giáo dục Mahāgandhārun Pariyatti thuộc thị trấn Amarapūra. Sau này Ngài nhận các danh hiệu Sāmaṇekyaw, Dhammācariya, Sakyasīha, Cetiyangana và kinh điển Nikāya. Hơn nữa, Ngài cũng giảng dạy Tam tạng kinh điển Piṭaka cấp độ cao cho sinh viên như một gaṇavācaka.
Và sau này, Ngài chuyển đến Học viện Tipiṭaka Mahāganthavannikāya, Yangon từ 1366 M.E đến nay và Ngài cũng học cho cuộc thi Tipitakadhara (Bậc thông thuộc Tam tạng) – Dhammabhandāgārika (Bậc giữ gìn kho tàng Chánh pháp của Đức Phật), Aggamāhapandita Yesagyo Sayadaw Bhaddanta Vāyamindābhivaṃsa.
Các kỳ thi và danh hiệu
1. Pariyatti Sāsanālaṅkārasāmaṇekyaw ở 1357 M.E, Mandalay.
2. Mahāgandharāmika Sāsanālaṅkāra Akyaw ở 1357 M.E
3. Mahāgandharāmikadhammā cariya ở 1358 M.E (Huy chương vàng)
4. Sāsanadhaja dhammā cariya ở 1359 M.E
5. Vinaya vidū ở 1356 M.E
6. Aṇguttaranikāyavidū 1359 M.E (huy chương vàng trên toàn nước Myanmar)
7. Dīghanikāyavidū 1365 M.E. (giải nhì trên toàn Myanmar)
8. Cetiyaṅgaṇa abhivaṃsa ower 1362 M.E (Giải nhất)
9. Pariyatti saddhammapāla dhammācariya ở 1366 M.E, huyện Myinkhyan.
10. Nikāyujjotaka vinayadhara ở 1368
11. Vinayadhara ở 1367 M.E (Từ cục khảo thí của nhà nước về Tipiṭakadhara)
12. Mahāganthaṃsa vinayāgama ở 1367 M.E
13. Vinayapālipāragū ở 1368 M.E
14. Vinaya Mahāvidū ở 1369 M.E
15. Nikāyujjotakavinaya dharadhammācariya ở 1369
16. Vinayakovida ở 1369 M.E (Từ cục khảo thí của nhà nước về Tipiṭakadhara)
17. Nikāvujotaka dhammavisāra dīghabhānaka ở 1370 M.E
18. Mahāganthavaṃsa dīghāgâm ở 1370
19. Dīghabhaṇka ở 1379 M.E (Từ cục khảo thí của nhà nước về Tipiṭakadhara)
20. Cetiyaṅgaṇa pariyattidhammācariya gaṇavācaka ở 1371 M.E
21. Nikāyujjotaka dīghanikāya dhammācariya ở 1372 M.E
22. Mahāganthavaṃsa dīghanikāyakosalla ở 1372 M.E
23. Dīghanikāyakovida ở 1372 M.E (Từ cục khảo thí của nhà nước về Tipiṭakadhara)
24. Dīghanikāya Mahāvidū ở 1373 M.E
25. Mūla Ābhidhammika ở 1373 M.E (Từ cục khảo thí của nhà nước về Tipiṭakadhara)
26. Mahāganthavaṃsa mūla abhidhammāgama ở 1374 M.E
27. Nikāyujjotaka mūla ābhidhammika ở 1374 M.E
28. Mūla abhidhammakovida ở 1375 M.E
29. Nikāyaviḍdi samitimūlaabhidhammakovida ở 1370 M.E
30. Abhidhammavidū ở 1376 M.E
31. Nikāyujjotakamajjhima ābhidhammika ở 1376 M.E
32. Abhidhammavidū (2)ở 1377 M.E
33. Mahāganthavaṃsa abhidhammā gama ở 1377 M.E
34. Tipiṭakadhara ở 1377 M.E (Từ cục khảo thí của nhà nước về Tipiṭakadhara)
35. Nikāyujjotakauparimabhāga ābhidhammika ở 1378 M.E
36. Nikāyujjotaka tipiṭakaghara ở 1378 M.E
37. Abhidhamma Mahāvidū (2) ở 1378 M.E (Từ cục khảo thí của nhà nước về nikāya)
38. Nikāyujjotaka ābhidhammika majjhimabhāga dhammācariya ở 1379
39. Nikāyujjotaka ābhidhammika uparimabhāga aggaghammācariya ở 1379 M.E
40. Mahāganthavaṃsa abhidhammakosalla ở 1380 M.E
41. Tipiṭaka kovida ở 1381 M.E (Từ cục khảo thí của nhà nước về Tipiṭakadhara)
Tổng cộng ngài trải qua 60 cuộc thi và đạt hơn 40 danh hiệu
1. Danh hiệu Tipitakadhara (Bậc thông thuộc Tam tạng), Tipitakakovida (Bậc thấu suốt Tam tạng)
Ngài đã thành công xuất sắc trong việc đạt được danh hiệu “Vinayadhara Vinayakovida – Bậc thông thuộc giới luật và Bậc thấu suốt giới luật” như cách đỗ kỳ thi tam tạng vào 1369 M.E (2008). Học tập 2260 trang giới luật kinh điển Pali bằng cả trái tìm. Và bằng cách học tập sáng suốt trong 3827 trang Tạng luật pali, chú giải (Aṭṭhakathā) và phụ chú giải (ṭīkā).
Bên cạnh đó Ngài đã xuất sắc vượt qua 2 tạng kinh vào 1372 M.E(2011) và đạt danh hiệu “Dvipitakadhara, Dvipitakakovida” do đã thuộc lòng Kinh Trường Bộ bằng tiếng Pali (Dīghanikāyā Pāli). Và bởi học hiểu thấu suốt 2984 trang Kinh Trường Bộ, chú giải (Aṭṭhakathā) và phụ chú giải (ṭīkā).
Hơn nữa, Sayādaw còn đạt được thành công xuất sắc danh hiệu Mūlaābhidhamika, Mūla ābhidhammakovida” qua việc vượt qua 2,5 phần Kinh điển ở 1375 M.E (2014). Phần đầu của Vi diệu pháp Abhidhamma kinh tạng Pali, chú giải (Aṭṭhakathā) và phụ chú giải (ṭīkā). dài 1390 trang.
Và sau này, Sayādaw còn thành công vượt qua kỳ thi ghi nhớ (Āgama) bằng việc thuộc lòng 3552 trang cuối cùng của Abhidhammā kinh điển tiếng Pali (Yamaka và Paṭṭhana – Bộ song đối và Bộ vị trí) nên ngài đã đạt danh hiệu Bậc thông thuộc tam tạng ở 1377 M.E (2016).
Cuối cùng, Ngài đã đạt được thành tựu tột bực khi đã học thuộc 4066 trang cuối cùng của Abhidhammā kinh điển tiếng Pali (Yamaka và Paṭṭhana – Bộ song đối và Bộ vị trí), chú giải (Aṭṭhakathā) và phụ chú giải (ṭīkā) và đạt danh hiệu Bậc thấu suốt tam tạng – Tipiṭaka kovida” ở 1381 M.E (2020). Hơn nữa, Ngài còn học thêm 2089 trang Yamaka và Paṭṭhana arakauk – Bộ song đối và bộ vị trí arakauk (Phân tích thực tại tối hậu, Chân đế).
2. Danh hiệu Tipitakadhara (Bậc thông thuộc Tam tạng), Tipitakakovida (Bậc thấu suốt Tam tạng
Hiện nay, Ngài Sayādaw Paññāvaṃsālaṅkārābhivaṃsa đã thành công vượt qua kỳ thi viết và ghi nhớ 7980 và 8026 trang Tam tạng kinh điển. Và, Ngài trở thành Bậc thấu suốt Tam Tạng, bậc gìn giữ giáo pháp.
Ngài được kính trọng cúng dường ba chiếc ô màu trắng với cờ hiệu chiến thắng tôn giáo được đóng dấu trục màu vàng và cấp vé di chuyển hạng cao cấp trên các phương tiện đường giao thông như đường bộ, đường biển và đường hàng không cùng với hai người theo một Ngài với nhu cầu về tứ vật dụng hàng tháng.**
Sứ mệnh nhiệm vụ
Hiện tại, Ngài đang cư ngụ ở Tu viện Tipiṭaka Maharganthavannikāya Block số 13th, đường Kyansitthar, huyện Đông Dagon, Yangon. Ngài thường có các hoạt động thuyết pháp đem lại rất nhiều lợi lạc và bày tỏ lòng biết ơn với Sayadaw Tipiṭakadhara Dhammabhandhāgārika Aggamahāpaṇḍita Yesagyo.
Ngoài ra, Ngài còn giảng dạy sāmaṇekyaw, pathamapyan và làm giám giảo cuộc thi đào tạo Pháp sư Dhammācarya ở Học viện giáo đục Phật Pháp Tipiṭaka Santāvāsa ở đường 62 Nanshay ở Mandalay.
Tiếng Anh dịch bởi Dr. Khin Yu Wai (Mahā Ābdhimmika – kalyāṅāṇadhaja)
B.Sc (Maths), B.A, M.A, Ph.D (Buddha Dhamma)
International Therevada Buddhist Misionary University
Giảng viên Visugghimagga Atthakatha
Hiệp hội Mangalabyttuha, Yangon