U Pandita | Tiểu Sử Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư U Pandita

TIỂU SỬ NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO THIỀN SƯ U PANDITA

Thiền Sư U Pandita sinh ngày 29 tháng 7 năm 1921 tại thôn Swebosu, làng Tadahgalay, thị trấn Insein, Miến Điện. Ngài là con thứ chín trong 10 người con của ông U Hpe và bà Daw Chit Su.

Sayadaw U. Pandita Maha Thero

Năm lên bảy tuổi, Ngài được cha mẹ cho theo học lớp Phật Pháp dành cho thiếu nhi tại tu viện Kocheh Village Monastery thuộc tỉnh Pegu với Hòa Thượng U Jagara. Ngài đậu hai kỳ thi sơ cấp và trung cấp của chương trình Phật Học. Đến năm 12 tuổi, Ngài thọ Sa Di với ngài Hòa Thượng Jagara. Năm 18 tuổi, Ngài được thầy gởi đến thọ giáo với Hòa Thượng Kelasmhay Thera tại tu viện Mahabodhi Forest Monastery làng Kyauktan Village thuộc tỉnh Pegu.

Khi vừa đến tuổi 20, Ngài thọ Tỳ Khưu với Hòa Thượng trụ trì tu viện Mahabodhi Forest Monastery. Vào năm 1946, Ngài đậu kỳ thi Patama Pan Pali bậc trung cấp tiêu chuẩn được chính quyền Miến điện tổ chức lần đầu tiên. Một năm sau, Ngài đậu luôn kỳ thi Phật Pháp cao cấp.

Năm 1948, Ngài đến tu viện New Mahavisuddhyone Monastery và thọ giáo với ngài U Siyatathera. Năm 1949, Ngài đậu kỳ thi Pháp Sư (Dhammacariya) và năm 1952 kỳ thi Cetiyanganaparigiyatti do chính phủ Miến điện tổ chức. Ngài được trao danh hiệu Vibhamsa.

Ngài nhận dạy Giáo Pháp toàn thời gian cho tu viện New Shwegyin Monastery. Trong khi dạy học, Ngài tham dự kỳ Kiết Tập Kinh Điển lần thứ sáu được tổ chức vào năm 1954. Công việc của Ngài là phụ trách phần tổ chức và hiệu đính phần Phạn ngữ Pali.

U Pandita

Tuy nhiên, kể từ năm 1950, Ngài nhận thức được rằng Phật Pháp sẽ trường tồn nếu pháp học được đi đôi với pháp hành. Ngài đến học thiền tại Thiền Viện Yangon Sasama Yeiktha hay còn gọi là Thiền Viện Mahasi do Ngài Mahasi sáng lập. Ngài học Thiền Minh Sát dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thiền sư Ashin Vicara. Năm 1955, Ngài rời công việc giảng dạy Giáo Pháp và chú tâm vào việc hành thiền và được Thiền Sư Mahasi giao cho nhiều trách nhiệm tại Thiền Viện Mahasi.

Tháng Giêng năm 1959, Ngài tháp tùng Thiền Sư Mahasi sang Tích Lan và ở lại xứ này ba năm để hoằng pháp và giúp thiết lập chi nhánh tại ngoại quốc cho trung tâm thiền Mahasi. Về lại Ngưỡng Quang vào năm 1961, ngài hành thiền tích cực dưới sự chỉ dạy trực tiếp của Thiền Sư Mahasi. Sau đó Ngài phụ tá Thiền Sư Mahasi để hướng dẫn thiền sinh. Một thời gian sau, Ngài trở thành thiền sư chính thức của Thiền Viện. Ngài hướng dẫn các tỳ khưu và tu nữ tại các trường thiền Mahasi tại ba nơi Yangon, Moulmein, và Mandalay. Ngày 22 tháng 8 năm 1982, ngài được bầu làm Thiền Sư Trưởng (Ovadacariya) Thiền viện Mahasi để tiếp tục trông coi thiền viện sau khi Hòa Thượng Thiền Sư Mahasi qua đời.

Năm 1984, lần dầu tiên Ngài sang Anh, Hoa kỳ, và Mã Lai để hướng dẫn hành thiền tại các quốc gia này. Năm 1985, Ngài sang Nepal và Úc với sứ mạng tương tự. Năm 1986, Ngài sang Hoa Kỳ lần thứ hai theo lời mời của tổ chức Buddha Sasana Foundation để hướng dẫn khóa thiền tại Yucca Valley, Califomia. Ngài đến hướng dẫn thiền cho nhóm thiền tiền thân của Như Lai Thiền Viện lần đầu tiên vào năm 1989 trong một khóa thiền được tổ chức tại tu viện Tuangpulu Monastery ở Santa Cruz, California. Sau khi thiền viện được thành lập vào năm 1991, hầu như năm nào Ngài cũng sang hướng dẫn Khoá Thiền Đặc Biệt Mùa Xuân tại Như Lai Thiền Viện. Ngoài ra, Ngài còn hướng dẫn các khóa thiền cho trung tâm thiền Insight Meditation Society ở Barre, Massachussetts.

Trong sứ mạng hoằng pháp, ngoài việc giảng dạy Giáo Pháp vả hướng dẫn hành thiền tại nhiều nơi trên thế giới, Ngài còn thành lập nhiều trung tâm thiền tại Miến Điện, Nepal, Úc, và Đại Hàn. Ngài đã viết một số sách bằng tiếng Miến và Anh trong đó có các cuốn In This Very Life, On the Path to Freedom, The Way to the Happiness of Peace, và The Meaning of Satipatthana. Sách được dịch ra tiếng Việt có cuốn “Ngay Trong Kiếp Sống Này” do Như Lai Thiền Viện ấn tống.

Ngày 9/4/2016, trong khi đang dạy thiền cho 100 thiền sinh ở Thái Lan, ngài thiền sư U Pandita được đưa vào bệnh viện Bumrungrad ở Bangkok. Nhưng vì tuổi cao, sức yếu Ngài đã ra đi vào 6:05 PM ngày 15/4/2016.

Nguồn Phatgiaonguyenthuy.org

Sayadaw U Pandita 1921 2016 660x455 1

THEO WIKIPEDIA

Sayadaw U Pandita (Burmese: ဆရာတော် ဦးပဏ္ဍိတ; also Ovādacariya Sayādaw U Paṇḍitābhivaṃsa; 28 July 1921 – 16 April 2016) was one of the foremost masters of Vipassanā. He trained in the Theravada Buddhist tradition of Myanmar. A successor to the late Mahāsi Sayādaw, he has taught many of the Western teachers and students of the Mahāsi style of Vipassanā meditation. He was the abbot of Paṇḍitārāma Meditation Center in Yangon, Myanmar.

Early life and education

U Pandita was born in 1921 in Insein in greater Rangoon (now Yangon) during British colonial rule. He became a novice at age twelve, and ordained at age twenty. After decades of study, he passed the rigorous series of government examinations in the Theravāda Buddhist texts, gaining the Dhammācariya (dhamma teacher) degree in 1952.

U Pandita began practicing Vipassana under the guidance of Mahāsi Sayādaw beginning in 1950.

Sayadaw U Pandita

Career

In 1955, he left his position as a teacher of scriptural studies to become a meditation teacher at the Mahāsi Meditation Center. Soon after Mahasi Sayādaw died in 1982, U Pandita became the guiding teacher (Ovādacariya) of the Mahasi Meditation Center. In 1991, he left that position, founding Paṇḍitārāma Meditation Center in Yangon. There are now Paṇḍitārāma branch centers in Myanmar, Nepal, Australia, Singapore, the United Kingdomand the United States.

U Pandita became well known in the West after conducting a retreat in the spring of 1984 at the Insight Meditation Society (IMS) in Barre, Massachusetts in the United States. Many of the senior Western meditation teachers in the Mahāsi tradition practiced with U Pandita at that and subsequent retreats. The talks he gave in 1984 at IMS were compiled as the book In This Very Life.

Until his death at age 94 in 2016, he continued to lead retreats and give dharma talks, but he rarely gave interviews.

Method and style of teaching

U Pandita was known for teaching a rigorous and precise method of self-examination. He taught Satipaṭṭhāna or Vipassanā, emphasizing Buddhist ethics as a requisite foundation. He was also an erudite scholar of the Pali Tipiṭaka, the Theravāda canon.

Referred to by others

Judson Brewer a meditation researcher, uses Pandita’s quote to illustrate the difference between dopamine secretions and joy: “In their quest for happiness, people mistake excitement of the mind for real happiness.”

U Pandita and U Tejaniya

Bibliography

  • Paṇḍitā; Aggacitta (2012). In This Very Life: Liberation Teachings of the Buddha. Wisdom Publications. ISBN 978-0-86171-880-1. Archived from the original on 2006-05-02.
  • Paṇḍitā. Timeless Wisdom – Teachings on the Satipatthana Vipassana Meditation Practice – via vipassana.com.
  • Paṇḍitā (2015). On the Path to Freedom (PDF). Createspace Independent Pub. ISBN 978-1-5088-0058-3.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app