Tiêu Đề 6.
Trí biết rõ về hữu (bhava).
Chánh kinh.
“Chư Hiền, thế nào là hữu, thế nào là tập khởi của hữu, thế nào là sự đoạn diệt của hữu, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của hữu?
“Này chư Hiền, có ba hữu: Dục hữu (kāmabhavo), sắc hữu (rūpabhavo), vô sắc hữu (arūpabhavo).
Từ tập khởi của thủ (upādānasamudayā), có tập khởi của hữu, từ đoạn diệt của thủ, có đoạn diệt của hữu và Thánh đạo tám ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của hữu, tức là: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh định”.
Giải.
1- Ý nghĩa bhava (hữu).
Bhava (hữu), xuất phát động từ bhavati (trợ giúp, trở thành), động từ bhavati xuất phát từ ngữ căn bhū, nghĩa là “trở thành” [89].
Do đó bhava ở đây mang ý nghĩa “cảnh giới sinh tồn, cảnh giới hiện hữu”.
Pāli có giải thích: “Bhavatīti = Bhavo: trở thành, gọi là hữu [90].
Hay: Bhavati etasmāti = Bhavo: Nương nhờ để hình thành, gọi là hữu.
Ở đây hữu (bhava) bao gồm cả nghiệp hữu (kammabhavo) và sinh hữu (upattibhavo).
a- Nghiệp hữu.
Các Ngài có giải thích:
“Kammameva bhavo kammabhavo:
Hành động nào có tác năng tạo ra quả, gọi là nghiệp hữu”.
Như vậy, tất cả những hành động thiện ác của chúng sanh đã tạo từ thân – ngữ – ý, đang hay đã cho kết quả, đặc biệt là “đã dẫn chúng sinh ấy đi vào cảnh giới mới sau khi mệnh chung”, gọi là nghiệp hữu.
Nghiệp hữu có hai loại: Cho quả tái sinh vào cảnh giới mới, cho quả trong cảnh giới đang sống.
Nói cách khác, nghiệp cho hai loại quả: dẫn đến tái sinh, không dẫn đến tái sinh. Và khi đã cho quả thì gọi là nghiệp hữu.
Theo Luận Atỳđàm, nghiệp cho hai loại quả (đã nói ở trên) là những nghiệp thuộc lãnh vực dục giới (những tâm thiện hay bất thiện Dục giới).
Nghiệp chỉ cho quả tái sinh là những tâm thiện thiền Sắc giới hay Vô sắc giới.
Ngài Buddhaghosa có dạy:
Tulyopi bahichetumhi, yamakānaṃ payatulyatā.
Na cañño kammato tasmā, neyyo so jāti paccayo.
“Dầu có tương đồng với nhau đến mấy đi nữa, các chúng sinh vẫn mỗi người mỗi vẻ.
Điều đó không do chi khác ngoài ảnh hưởng của nghiệp, bậc trí nên hiểu rằng chính nghiệp là tác nhân của mọi sinh hoạt hữu tình” ([91].
Và Đức Phật có dạy:
“Kammaṃ satte vibhajeti yadidaṃ hīna paṇītattāya.
Nghiệp phân định chúng sinh, trở thành có ưu có liệt.[92]
Nên lưu ý rằng: “Bậc Alahán chỉ đoạn trừ được nghiệp dẫn đến tái sinh qua mãnh lực của Thánh đạo tám ngành, còn các loại nghiệp khác thì không”.
Điển hình như: Đức Phật vẫn bịnh kiết lị, Đức MụcKiềnLiên (Moggallāna) bị đánh tan xác, sau đó Ngài vô dư Nipbàn, Ngài Upasena (em của Đức XáLợiPhất) bị rắn cắn rồi viên tịch [93]…
Nói rõ hơn, bậc Alahán chỉ diệt trừ loại quả (của nghiệp) dẫn đến tái sinh.
“Katamañca, bhikkhave, kammaṃ akaṇha asukkaṃ, akaṇha asukkavipākaṃ kammakkhayāya saṃvattati? Sammādiṭṭhi…. sammāsamādhi.
“Và này các Tỳkhưu, thế nào là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, đưa đến diệt nghiệp? Chánh kiến…. chánh định.
Idaṃ vuccati, bhikkhave, kammaṃ akaṇha asukkaṃ, akaṇha asukkavipākaṃ kammakkhayāya saṃvattati.
Này các Tỳkhưu, đây gọi là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến diệt nghiệp ([94].
Rõ ràng bát Thánh đạo là nghiệp dẫn đến diệt nghiệp, thuốc diệt bịnh sau khi diệt bịnh thì thuốc ấy cũng tiêu tan, không còn dư tàn. Do vậy, Bát Thánh Đạo trong tâm đạo không là nghiệp dẫn đến tái sinh.
Nghiệp bị diệt ở đây là nghiệp tái sinh (janakakamma), là nghiệp dẫn vào sinh hữu mới.
Như bậc Dự lưu diệt nghiệp tái sinh vào bốn khổ cảnh, bậc Bất lai diệt nghiệp tái sinh vào dục giới, bậc Alahán diệt nghiệp tái sinh vào tam giới.
Vì sao Thánh đạo tám ngành đưa đến diệt nghiệp (tái sinh)?
Vì Thánh đạo sinh lên diệt trừ vô minh và ái (taṅhā), bao giờ còn vô minh và ái thì còn tái sinh.
Vị Thánh Alahán trừ tuyệt vô minh và ái, do đó các Ngài diệt tuyệt nghiệp tái sinh.
Đức Phật có dạy:
– Vjjūpamā dhammā: Các pháp ví như điển chớp (vijju + upama).
Là trí của Thánh hữu học (là trí trong 15 tâm Siêu thế Hữu học).
– Vajirūpama dhammā: Các pháp ví như sét đánh (vajira + upama).[95]
Là trí Thánh đạo Alahán.
Pháp như điển chớp.
Ngài Buddhaghosa có giải thích: “Ví như người đi trong đêm tối, chợt ánh chớp khởi lên, người này thấy rõ con đường đi (ví như Thánh đạo Dự lưu), không còn hoài nghi chi nữa.
Ánh chớp lại lóe sáng lần hai (ví như Thánh đạo Nhất Lai), người này thấy rõ thêm con đường.
Ánh chớp lóe sáng lần ba (ví như Thánh đạo Anahàm), con đường càng rõ ràng. Đó là những pháp ví như “điển chớp”.
Pháp như sét đánh.
Lẽ thường, khi sét đánh xuống cây, sẽ phá hủy tận gốc rễ, khiến cây không còn sinh khởi trong tương lai.
Cũng vậy, khi Thánh đạo Alahán sinh lên, phá hủy tận gốc rễ tham si, khiến tham si không còn sinh khởi trong tương lai, Đức Phật ví Thánh đạo Alahán là pháp “như sét đánh”.
Vì sao các Ngài không trừ diệt tất cả nghiệp?.
Danh sắc này sinh lên do nghiệp, danh sắc hiện khởi trong kiếp sau là do: Có nhựa ái nuôi dưỡng, có rễ lớn (vô minh) cùng các rễ con (kiết sử).
Diệt trừ rễ cái, rễ con và nhựa sống, cây “danh sắc” không thể sanh khởi trong kiếp sau, nên không cần phải làm hoại sự sống của danh sắc hiện có.
Đức Phật có dạy “làm cỏ rừng chứ không làm hại cây rừng”, nghĩa là diệt trừ phiền não chứ không làm hại danh sắc đang hiện hữu (danh là tâm hữu phần, sắc là sắc do nghiệp tạo).
“Yathā pi bhamaro pupphaṃ, vaṇṇagandhaṃ aheṭhayaṃ…
“Như loài ong chỉ hút mật hoa rồi bay đi, không làm tổn hại hương và sắc hoa…” [96]
Các vị Thánh Alahán có thể viên tịch ngay sau khi chứng quả Alahán, có thể không đợi hết tuổi thọ, như trường hợp bà Gotamī cùng 500 vị Thánh nữ Alahán đồng thời viên tịch [97].
Hay như Ngài Rahula sau khi chứng quả Alahán, Ngài lên cõi chư thiên Ba mươi ba viên tịch trước Đức Thế Tôn.
Sở dĩ các Ngài duy trì danh sắc, không phải do ái luyến danh sắc, mà vì lợi ích đến cho chúng sinh, chỉ cung kỉnh, cúng dường các Ngài thôi cũng có phước lớn, có quả báo lớn.
Như kệ ngôn:
“Yaṃ kiñci iṭṭhaṃ va hataṃ va loke. Saṃvaccharaṃ yajetha puññapekho
Sabbaṃ pi taṃ na catubhāgameti. Abhivādanā ujjugatesu seyyo.
“Suốt năm cúng tế vật. Để cầu phước ở đời.
Không bằng một phần tư. Kính lễ bậc chánh trực.”[98]
Ý kệ ngôn này là: “Cung kính bậc Thánh, nhất là bậc Alahán còn cao quí hơn cúng dường đến phàm nhân”, dĩ nhiên cúng dường đến Thánh nhân Alahán thì không còn gì phải bàn nữa.
Lại nữa, nghiệp tái sinh do vô minh và ái làm duyên mới tạo ra tâm quả tái sinh, những nghiệp khác không cần phải có vô minh và ái làm duyên, có thể do pháp khác làm duyên để trổ sinh quả.
Như Đức Phật bị bịnh nhức đầu khi ngăn cản vua Vidūdabha tru diệt dòng ThíchCa, thọ khổ này do thời tiết làm duyên, do nghiệp quá khứ là nhân, rõ ràng Đức phật đã diệt trừ tận gốc vô minh và ái rồi.
Ngài Cakkhupāla bị mù do tinh tấn làm duyên[99], bảy vị Tỳkhưu bị nhốt trong hang là nghiệp trổ quả do thời tiết làm duyên [100], nghiệp đoạn tận mạng sống vua Vidūdabha cùng đoàn quân là do nước lũ dâng tràn làm duyên [101] …
Đức Nāgasena có giải thích:
“Thọ khổ sinh lên do tám duyên: Do gió, do mật, do đàm, do hội tụ (sannipatika), do thời tiết thay đổi (utuparināma), do hành động không thích ứng (visamaparihāra), do bị đánh đập (opakkamika), do quả của nghiệp chín muồi (kammavipākayā).”[102]
Thọ khổ sinh lên do một trong 7 duyên đầu cũng dễ hiểu, còn do duyên quả của nghiệp chín muồi thì như thế nào? Ví như người bị tên bắn trúng (quả của nghiệp), rồi vết thương bị nung mủ, đau nhức….
Nên ghi nhận: “Theo Luận Atỳđàm, thân thọ khổ là thọ (vedanā) trong tâm quả bất thiện (tức là do nghiệp bất thiện tạo ra, chính xác là tâm thân thức thọ khổ), tâm thọ khổ (thọ ưu) là thọ trong tâm bất thiện sân.”
Vị Giáo Thọ sư là tác giả bộ sách Mūlaṭīka cho rằng: “Cả nghiệp hữu và sinh hữu đều có vai trò tác năng cho sanh (jāti) [103]. Tức là, quả của nghiệp sinh khởi được phải có nghiệp hữu lẫn sinh hữu.
Ý kiến của Giáo Thọ sư tác giả Mūlaṭīka chuẩn xác trong thời bình nhật (là sau khi sinh ra rồi cho đến lúc sắp mệnh chung (nói theo thời sátna thì kể từ sátna tâm hữu phần đầu tiên sau sátna tâm tục sinh cho đến sátna tâm hữu phần cuối cùng trước tâm Tử).
Riêng trong thời tục sinh thì:
– Chuẩn xác với chúng sinh còn vô minh và ái, tức là nghiệp hữu là nhân, sinh hữu, ái, vô minh là duyên.
Ví như hạt giống (nghiệp) gieo vào ruộng (sinh hữu) có nước (ái), có phân (vô minh) hạt giống sẽ nảy mầm (thức tái sanh) rồi tăng trưởng (tạo thành danh sắc).
– Không chuẩn xác với vị Alahán.
Rõ ràng các cảnh giới tái sinh vẫn có, nghiệp quá khứ của các Ngài vẫn còn, nhưng vô minh và ái đã tận trừ, tâm quả làm việc tái sanh không có. Ví như hạt giống gieo vào ruộng, không có nước hay độ ẩm (ái) thì không thể nảy mầm (tái sinh).
Nếu phân tích chi tiết thì:
– Bậc Dự lưu đã diệt tận vô minh và ái dẫn tái sinh vào 4 cảnh khổ.
– Bậc Anahàm đã diệt tận vô minh và ái dẫn tái sinh vào Dục giới.
– Bậc Alahán đã diệt tận vô minh và ái dẫn tái sinh vào tam giới.
Đã diệt tận vô minh và ái, cho dù còn nghiệp dẫn đi tái sinh, nhưng nghiệp này không thể cho quả tái sinh được.
Như bậc Dự Lưu chẳng hạn, trước khi trở thành bậc Dự lưu hẳn vị ấy có những nghiệp dẫn vào khổ cảnh, nhưng từ khi diệt tận vô minh và ái dẫn tái sinh vào khổ cảnh, nghiệp ấy không thể cho quả tục sinh, chỉ có thể cho quả trong thời bình nhật, điển hình như Ngài Aṅgulimāla, nghiệp giết 999 người trước khi đắc quả Dự lưu chỉ trả quả khi Ngài đi bát, bị dân chúng ném đá vào Ngài, khiến Ngài bị thương nơi đầu. Hay người đao phủ giết người suốt 55 năm, nhờ nghe pháp từ nơi Trưởng lão Sārīputta. Dự lưu, sau đó bị bò húc chết, Ngài cũng không rơi vào khổ cảnh.
Hay như bậc Anahàm, tuy còn nghiệp dục giới, nhưng không hề tục sinh vào cõi Dục,
Luận sư Anuruddha dạy: “Sau khi tâm Tử diệt, một thức nối liền (paṭisandhi viññāṇa – còn gọi là thức tái sinh) sinh lên, tiếp theo là 16 sátna tâm hữu phần (bhavaṅga citta). Tiếp đến là Ý môn hướng tâm (manodvārāvajjana citta), rồi 7 đổng lực (javana) “ưa thích với đời sống mới” (bha – nikanti-javana)[104], tiếp theo là luồng hữu phần.
Các vị Luận sư Atỳđàm dạy: “Cho dù là Bồtát kiếp chót, luồng đổng lực cũng là loại đổng lực tham (nikantijavana)”. Vì “bao giờ còn tái sinh là còn vô minh tùy miên và ái tùy miên”, Pāli có ghi:
“… Tasmiṃ niruddhāvasāne tass’ ānantaraṃ eva tathā gahitaṃ ālambanam ārabbha savatthukaṃ avatthukaṃ eva vā yathārahaṃ avijjānusaya parikkhittena taṅhānusayamūlakena saṅkhārena jāniyamāhaṃ sampayutteti …
“Tức khắc sau khi chập tử tâm chấm dứt, chập thức tái sinh khởi lên, thiết lập kiếp sống kế tiếp, (thức tái sinh) nhận lấy cảnh trước đó, có vật (nương) hay không có vật (vatthu) nương tùy trường hợp.
Thức tái sinh này bị thúc đẩy bởi vô minh tùy miên và nương vào ái tùy miên, sinh ra bởi nghiệp (saṅkhāra) cùng các tâm sở tương ưng…”[105]
Như vậy, sự xuất hiện trong cảnh giới mới dù bất cứ phương cách nào cũng không ngoài một trong bốn cách: Noãn, thai, thấp, hóa và đều gọi là tái sinh.
Còn tái sinh đồng nghĩa còn vô minh và ái dục.
Bồtát sau khi chứng đạt quả Vô thượng Chánh giác, Ngài đã nói lên kệ hoan hỷ (udāna):
“Anekajāti saṅsāraṃ. Sandhāvisaṃ anibbisaṃ
Gahakārakaṃ gavesanto. Dukkhā jāti punappunaṃ.
Lang thang bao kiếp sống. Ta tìm nhưng chẳng gặp
Người xây dựng nhà này. Khổ thay phải tái sinh.
“Gahakārakaṃ diṭṭho’si. Puna gehaṃ na kāhasi
Sabbā te phāsukā bhaggā. Gahakūṭaṃ visaṅkhitaṃ
Visaṅkhāragataṃ cittaṃ. Taṅhānaṃ khayaṃ ajjhagā.
Hỡi người làm nhà kia. Nay ta đã thấy ngươi.
Ngươi không làm nhà nữa. Đòn dông ngươi bị gãy
Kèo cột ngươi bị tan. Tâm ta đạt tịch diệt
Tham ái thảy tiêu tan.[106]
Bản Sớ giải hai kệ ngôn này có giải thích:
Nhà chỉ cho danh sắc. Người thợ làm nhà là ái. Cây đòn dông (gahakūṭa) là vô minh. Kèo cột là 10 loại phiền não (kilesa): tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến, nghi, phóng dật, hôn trầm, vô tàm, vô quý.
Kệ ngôn trên cho thấy “vô minh diệt thì ái diệt” (nay ta đã thấy ngươi), chính ái làm duyên cho danh sắc sinh khởi.
Đối với vị Alahán, tâm tử được gọi là viên tịch (parinibbāna), không còn tái sinh.
Sau đây là bốn khía cạnh của nghiệp hữu:
– Trạng thái: (có) nghiệp (kammalakkhaṇo).
– Phận sự: Tạo tác (bhāvanaraso).
– Thành tựu: Thiện hay bất thiện (kusalākusalapaccupaṭṭhāno).
– Nhân cần thiết: Có (pháp) Thủ (upādānapadaṭṭhāno).
b- Sinh hữu.
Còn sinh hữu ra sao? Các Ngài có giải thích:
– Upajjatīti = upatti: Sinh lên kiếp sống mới, gọi là tái sinh.
– Upatti ca sa bhavocati = upattibhavo:
Tái sinh ở kiếp sống mới, gọi là sinh hữu.
Như vậy, sinh hữu là cảnh giới tái sinh trong tương lai, cho dù cảnh giới kế tiếp giống như cảnh giới cũ, như người chết sinh lại làm người, nhưng rõ ràng hai người (cũ và mới) không hoàn giống nhau, họ vẫn khác nhau về nhiều phương diện cả thân xác lẫn tinh thần.
Người hiểu biết sinh hữu là khổ, sẽ không còn mong mõi một sinh hữu nào nữa cho dù đó là cảnh giới an lạc cõi chư thiên, Phạm thiên. Đức Phật có dạy:
“Seyyathāpi bhikkhave, appamattakopi gūtho duggandho hoti.
Evamevaṃ kho ahaṃ, bhikkhave, appamattakampi bhavaṃ na vaṇṇemi, antamaso accharāsaṅghātamattampi”.
“Ví như, này các tỳkhưu, một ít phẩn có mùi hôi thúi.
Cũng vậy, này các Tỳkhưu, Ta không tán thán về hữu (bhava), dầu cho có ít thôi, cho đến chỉ trong thời gian búng ngón tay”.[107]
Và:
“…Sa ve bhūtapariñño, so vītataṅho bhavābhave;
bhūtassa vibhavā bhikkhu, nāgacchati punabbhavan’ti”.
“… nếu vị ấy liễu tri
Sinh hữu (là sinh hữu)
Vị ấy ly tham ái
Đối hữu và phi hữu
Tỳkhưu quyết phi hữu
Đối với chúng sanh hữu
Sẽ không còn đi đến.
Sanh đi rồi sanh lại” [108].
Bốn khía cạnh của sinh hữu là:
– Trạng thái: Có quả (của) nghiệp (kammaphalalakkhaṇo)
– Phận sự: Hiện hữu (bhavanaraso)
– Thành tựu: Là pháp vô ký (abyāketapaccupaṭṭhāno).
– Nhân cần thiết: Có (pháp) Thủ (upādānapadaṭṭhāno).
So sánh giữa nghiệp hữu và sinh hữu thì phận sụ và nhân cần thiết giống nhau, riêng trạng thái thì:
Trạng thái của sinh hữu là quả của nghiệp hữu. Như vậy, ở khía cạnh nào đó cho chúng ta ý niệm “nghiệp là nhân, sinh hữu là quả”.
Về thành tựu của nghiệp hữu và sinh hữu thì khác biệt rõ: Thành tựu của nghiệp hữu là thiện hay bất thiện, còn thành tựu của sinh hữu thì không thiện cũng không bất thiện.
Đức Sāriputta (Xálợiphất) có giải thích “hữu có ba là: Dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu”.
2– Dục hữu (kāmabhava).
Chữ kāma ở đây ám chỉ cho năm trần cảnh: sắc, thinh, hương, vị và xúc.
Dục hữu là cảnh giới thọ lãnh đầy đủ năm trần cảnh.
Cõi Sắc giới tuy cũng là sắc pháp, nhưng chư Phạm thiên không thọ lãnh hương, vị và xúc vì ba loại thần kinh (tỷ, thiệt, thân) để tiếp nhận ba cảnh này, các Ngài không có.
Mặt khác, tuy các Ngài có mắt và tai nhưng không phải với mục đích “hưởng thụ cảnh sắc hay cảnh thinh”, vì:
– Mãnh lực ly dục của tâm quả thiền.
– Các Ngài muốn có mắt và tai để thấy được Đức Phật Chánh giác và nghe Giáo pháp của Ngài. Ước muốn này là “pháp dục (dhammacchanda)” thoát ra dục dục (kāmacchanda).
Đức Ānanda có bạch hỏi Đức Thế Tôn rằng:
“Bhavo, bhavoti, bhante, vuccati. Kittā vatā nu kho, bhante, bhavo hoti?
“Hữu, hữu, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn được xem là có hữu!
Đức Thế Tôn đáp:
“Kāmadhātuvepakkhañca, Ānanda, kammaṃ nābhavissa, api nu kho kāmabhavo paññāyetha’ti?
No hetaṃ, bhante.
– Này Ānanda, nếu không có hành động (nghiệp) và sự chín muồi của Dục giới (kāmadhātuvepakkaṃ) thời dục hữu có thể trình bày được không?
– Thưa không bạch Thế Tôn.
Iti kho, Ānanda, kammaṃ khettaṃ, viññāṇaṃ bījaṃ, taṅhā sneho. Avijjānīvaraṇānaṃ sattānaṃ taṅhāsaṃyojanānaṃ majjhimāya dhātuyā viññāṇaṃ hīnāya dhātuyā viññāṇaṃ patiṭṭhitaṃ evaṃ āyatiṃ punabbhavābhinibbatti hoti, Evaṃ kho, Ānanda, bhavo hotī’ti.
– Như vậy, này Ānanda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hạt giống, ái là sự nhuộm ướt (sneha). Chúng sinh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới thấp kém. Như vậy trong tương lai có sự tái sinh sanh khởi. Như vậy, này Ānanda, gọi là hữu ”[109].
Bài kinh trên cho thấy, Đức Phật dạy “hữu” bao gồm: Nghiệp, thức (tâm quả, chủ yếu là thức tục sinh), (cảnh) giới, ái và vô minh. Đây là ý nghĩa mở rộng của hữu.
Như vậy, gọi là dục hữu bao gồm: nghiệp cho quả trong dục giới, tâm quả dục giới, cõi Dục, vô minh và ái dẫn tái sinh vào cõi dục.
Dục giới có hai cảnh giới: khổ cảnh và nhàn cảnh.
Nghiệp hữu cho quả tái sinh về khổ cảnh gồm 10 ác bất thiện nghiệp (như đã giải).
Nghiệp hữu cho quả tái sinh lên nhàn cảnh (từ cõi người đến cõi Tha hóa tự tại) bao gồm 20 thiện nghiệp: 10 thiện nghiệp như đã trình bày ở trên và 10 thiện nghiệp khác là: Bố thí, trì giới, tu tiến (bhāvanā) (thực hành thiền chỉ (samādhijhāna, nhưng chưa đắc định, thực hành thiền quán – vipassanājhāna, nhưng chưa đắc đạo quả), cung kỉnh, phục vụ, hoan hỷ phước, hồi hướng phước, nghe pháp, thuyết pháp và chấn chỉnh tri kiến cho đúng với chân lý.
Nên lưu ý: Dục hữu là chỉ cho thành quả của nghiệp (không phải nghiệp) trong cõi dục.
Theo Luận Atỳ đàm thì dục hữu bao gồm 23 tâm quả Dục giới (15 tâm quả Vô nhân + 8 tâm quả Dục giới hữu nhân) cùng các tâm sở phối hợp và 20 sắc nghiệp.
Một ý nghĩa khác của dục hữu là: “Chỉ rõ chúng sinh trong cõi dục”.
Nên ghi nhận: “Một số nghiệp được tạo trong dục giới, không cho quả trong cảnh giới khác ngoài dục giới”. Như quả của ác nghiệp …. không thể cho quả ở cõi Phạm thiên Sắc giới hay Vô sắc giới.
Mặt khác, chính những nghiệp được tạo trong Dục giới cũng không thể trổ quả trong cõi Dục do không tương thích. Như nghiệp bố thí không thể cho quả ở cảnh giới ngạ quỷ (ngoại trừ loại ngạ quỷ Vemānika), những thiện nghiệp không thể cho quả ở cảnh giới địa ngục, chúng sinh địa ngục khi khởi lên tâm thiện, lập tức thoát ra cõi địa ngục ấy.[110]
Một số nghiệp được tạo trong cõi dục, cho quả vượt ra Dục giới, đó là những tâm thiện thiền Sắc hay Vô sắc.
3- Sắc hữu (rūpabhava).
Chữ rūpa (sắc) ở đây chỉ cho vị tu tập thiền chỉ tịnh thành tựu được những tầng thiền hữu sắc (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền).
Đức Phật có dạy Đức Ānanda:
“Ruupadhātuvepakkhañca, Ānanda, kammaṃ nābhavissa, api nu kho ruupabhavo paññāyetha’ ti?
No hetaṃ, bhante.
“Này Ānanda, nếu không có hành động và sự chín muồi của sắc giới thời sắc hữu có trình bày được không?
– Thưa không bạch Thế Tôn.
Iti kho, Ānanda, kammaṃ khettaṃ, viññāṇaṃ bījaṃ, taṅhā sneho. Avijjānīvaraṇānaṃ sattānaṃ taṅhāsaṃyojanānaṃ majjhimāya dhātuyā viññāṇaṃ hīnāya dhātuyā viññāṇaṃ patiṭṭhitaṃ evaṃ āyatiṃ punabbhavābhinibbatti hoti, Evaṃ kho, Ānanda, bhavo hotī’ti.
– Như vậy, này Ānanda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hạt giống, ái là sự nhuận ướt. Chúnh sinh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới bậc trung. Như vậy, trong tương lai có sự tái sinh sanh khởi. Như vậy này Ānanda, hữu có mặt. (sđd).
Như vậy, sắc hữu là: Nghiệp dẫn về cõi Sắc, tâm quả Sắc giới, cõi Sắc, vô minh và ái dẫn tái sinh về cõi Sắc.
Nói theo Luận Atỳđàm thì sắc hữu bao gồm: 5 tâm quả Sắc giới, hai tâm Nhãn thức, hai tâm Nhĩ thức, hai tâm Tiếp thâu (sampaṭicchana citta), ba tâm Quan sát (santīrana citta) cùng các tâm sở hợp và 15 sắc nghiệp (8 sắc bất ly + sắc thần kinh nhãn, sắc thần kinh nhĩ, sắc mạng quyền, sắc ý vật và ba sắc đặc biệt: khinh, nhu, thích nghiệp).
Vị Phạm thiên chỉ có mắt và tai, không có sắc thần kinh lưỡi, sắc thần kinh mũi, sắc thần kinh thân, sắc nam tính và sắc nữ tính.
Lại nữa, nói đến sắc hữu là “chỉ rõ chúng sinh cõi Sắc”.
5- Vô sắc hữu (arūpabhava).
Chữ ārupa là “không có sắc pháp”.
Sau thành tựu các tầng thiền Sắc giới, hành giả tiếp tục tu tập thiền chỉ tịnh với đề mục vô sắc như: Đề mục Không vô biên xứ, đề mục Thức vô biên xứ, đề mục Vô sở hữu xứ, đề mục Phi tưởng phi phi tưởng xứ và thành tựu theo tuần tự (không thể đi tắt).
Đức Phật có dạy Ngài Ānanda:
“Arūpadhātuvepakkhañca, Ānanda, kammaṃ nābhavissa, api nu kho arūpabhavo paññāyetha’ ti?
No hetaṃ, bhante.
“Này Ānanda, nếu không có hành động (nghiệp) và sự chín mùi của Vô sắc giới, thời Vô sắc hữu có thể trình bày được không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
Iti kho, Ānanda, kammaṃ khettaṃ, viññāṇaṃ bījaṃ, taṅhā sneho. Avijjānīvaraṇānaṃ sattānaṃ taṅhāsaṃyojanānaṃ majjhimāya dhātuyā viññāṇaṃ hīnāya dhātuyā viññāṇaṃ patiṭṭhitaṃ evaṃ āyatiṃ punabbhavābhinibbatti hoti, Evaṃ kho, Ānanda, bhavo hotī’ti.
– Như vậy, này Ānanda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hạt giống, ái là sự nhuận ướt. Chúnh sinh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới thù thắng. Như vậy, trong tương lai có sự tái sinh sanh khởi. Như vậy này Ānanda, hữu có mặt”.(sđd)
Như vậy, Vô sắc hữu bao gồm: Nghiệp dẫn về cõi Vô sắc, tâm quả Vô sắc, cõi Vô sắc, vô minh và ái dẫn tái sinh về cõi Vô sắc.
Theo Luận Atỳđàm thì Vô sắc hữu chỉ cho: Bốn tâm quả Vô sắc giới cùng các tâm sở hợp (30 tâm sở).
Lại nữa, Vô sắc hữu chỉ cho chúng sinh trong cõi Vô sắc.
Đức Sāriputta trình bày ba hữu: Dục, Sắc và Vô sắc hữu, Ngài ám chỉ nghiệp tái sinh vào Dục giới, Sắc giới hay Vô sắc giới.
Hữu nếu phân tích rộng có đến chín hữu, như Phật ngôn:
Katame navasu? Navasu sattāvāsesu.
Thế nào là chín Pháp? Chín hữu tình cư (navasattāvāsā).[111]
Nói chín hữu là do phân theo ba phương diện: Cõi, tâm thức và uẩn.
Phân theo cõi thì có: Dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu như đã giải.
Phân theo tâm thức thì có ba là:
– Tưởng hữu (saññībhava): Chỉ cho 31 tâm hiệp thế (15 tâm quả vô nhân + 16 tâm quả hiệp thế hữu nhân (trừ tâm quả phi tưởng phi phi tưởng xứ) + 35 tâm sở hợp (13 tâm sở tợ tha + 22 tâm sở tịnh hảo (trừ ba tâm sở giới phần).
– Vô tưởng hữu (asaññībhava): Chỉ cho bọn sắc mạng quyền (hīvitinnavakalapa) trong cõi Vô tưởng.
-Phi tưởng phi phi tưởng hữu (nevasaññībhava): Chỉ cho tâm quả phi tưởng phi phi tưởng xứ + 30 tâm sở hợp (10 tâm sở tợ tha + 20 tâm sở tịnh hảo (trừ ba giới phần, 2 vô lượng phần).
Phân theo uẩn có ba là:
– Nhất uẩn hữu (ekavokārabhava): Chỉ cho bọn sắc Mạng quyền trong cõi Vô tưởng hay Phạm thiên cõi Vô tưởng.
– Tứ uẩn hữu (catuvokārabhava): Chỉ cho bốn tâm quả Vô sắc giới cùng tâm sở hợp (20 tâm sở), hay chỉ cho Phạm thiên cõi Vô sắc giới.
– Ngũ uẩn hữu (pañcavokārabhava): chỉ cho 23 tâm quả dục giới, năm tâm quả sắc giới + 35 tâm sở hợp và 20 sắc nghiệp, hay chỉ cho chúng sanh cõi Dục giới và Phạm thiên hữu sắc.
6- Có gì khác biệt giữa ba hữu và chín hữu?
Nói đến chín hữu là phân tích rộng từ ba hữu (dục, sắc, vô sắc hữu).
a- Chúng sanh tuy sống trong dục hữu vẫn có thể thành tựu cảnh giới Phạm thiên hữu sắc hay vô sắc.
Đức Thế Tôn có dạy các gia chủ Bàlamôn ở làng Venāgapura như sau:
“Tiṇi kho imāni, brahmaṇa, uccāsayanamahāsayanāni, yesāhaṃ etarahi nikāmalābhi akicchalābhi akasiralābhi. Katamāni tīṇi?
“Này các Bàlamôn, có ba loại giường cao và giường lớn, ta được chúng không khó khăn, được chúng không mệt nhọc, được chúng không phí sức. Thế nào là ba?
Dibbaṃ uccāsayanamahāsayanā, brahmaṃ uccāsayanamahāsayanā, ariyaṃ uccāsayanamahāsayanā.
Gường cao, giường lớn chư thiên, giường cao, giường lớn Phạm thiên, giường cao, giường lớn bậc Thánh” [112].
Tiếp theo Đức Thế Tôn giảng: “Vị đã chứng đạt bốn thiền Sắc giới, thì nơi đang kinh hành, nơi đứng, nơi ngồi, nơi nằm là giường cao, giường lớn của Chư thiên”.
“Vị an trú trong Tứ vô lượng tâm: Từ, bi, hỷ, xả, làm biến mãn khắp mọi phương với tâm đi chung với từ, với bi, với hỷ, với xả. Nơi vị ấy đi kinh hành, nơi ngồi, nơi đứng, nơi nằm là giường cao, giường lớn Phạm thiên”.
“Vị diệt trừ mọi lậu hoặc. Nơi vị ấy đi kinh hành, nơi ngồi, nơi đứng, nơi nằm là giường cao, giường lớn bậc Thánh”.
Trong bài kinh khác, Đức Phật dạy:
“Ở đây, này các Tỳkhưu, có người hoàn toàn vượt qua sắc tưởng, chấm dứt các đối ngại tưởng, không tác ý đến các tưởng sai lệch, xem “cái không là vô biên”, đạt đến và an trú Không vô biên xứ. Vị ấy thưởng thức (assādeti) cảnh giới ấy…[113].
Hay:
“Santi bhikkhave, bhikkhū imasmiṃ bhikkhusaṅghe devappattā viharanti.
“Có những Tỳkhưu, này các Tỳkhưu, trong Chúng Tỳkhưu này, sống đạt được địa vị Chư thiên.
Santi, bhikkhave, bhikkhū imasmiṃ bhikkhusaṅghe brahmappattā viharanti.
Có những Tỳkhưu, này các Tỳkhưu, trong Chúng Tỳkhưu này, sống đạt được địa vị Phạm thiên.
Santi, bhikkhave, bhikkhū imasmiṃ bhikkhusaṅghe āneñjappattā viharanti.
Có những Tỳkhưu, này các Tỳkhưu, trong Chúng Tỳkhưu này, sống đạt được địa vị bất động[114].
Santi, bhikkhave, bhikkhū imasmiṃ bhikkhusaṅghe ariyappattā viharanti.
Có những Tỳkhưu, này các Tỳkhưu, trong Chúng Tỳkhưu này, sống đạt được địa vị bậc Thánh.[115].
Những đoạn kinh trên cho thấy người Dục giới vẫn có thể đạt được cảnh giới Sắc hay Vô sắc trong hiện tại.
Lại nữa, tuy là Phạm thiên hữu sắc hay Phạm thiên vô sắc, khi khởi lên tham hay si, xem như rơi vào dục hữu.
Vị Thánh có rơi vào trạng thái Vô tưởng hữu không?
Với vị Thánh Anahàm hay Alahán cõi Dục hay cõi Sắc an trú trong trạng thái Diệt thọ tưởng định, khi ấy chỉ còn bọn sắc Mạng quyền tồn tại, hình thức tương tự như vị Phạm thiên Vô tưởng, dĩ nhiên có nhiều điểm khác biệt nhau.
Ở khía cạnh nào đó, có thể nói “vị Thánh rơi vào trạng thái Vô tưởng”, hoặc “vị thánh Vô dư y Nípbàn tạm thời”.
b- Tuy cùng một địa vức (bhūmi), có những địa vức chúng sinh sai khác nhau hoặc về thân hoặc về thức tái sinh hoặc cả hai. Có những địa vức không khác nhau về thân lẫn thức tái sinh.
Theo cách này thì chín nơi trú của chúng sinh được phân tích như sau:
Trước tiên cần nắm rõ tâm tục sinh đưa về các cảnh giới, tâm tục sinh giống nhau, gọi là tưởng đồng, tâm tục sinh khác nhau, gọi là tưởng dị. Thân là sắc tướng.
– Cõi chúng sinh có thân dị, tưởng dị (nānattakāyā nānattasaññibhūmi):
Là nhóm chúng sinh có thân khác nhau, tâm tục sinh cũng khác nhau, như người, chư thiên, ngạ quỷ (peta) (ám chỉ loại ngạ quỷ Vemānika).
“Santi, bhikkhave, sattā nānattakāyā nānattasaññino, seyyathāpi manussā, ekacce ca devā, ekacce ca vinipātikā.
“Có các loài hữu tình, này các Tỳkhưu, thân khác, tưởng khác. Ví như người, một số thiên nhân, một số các loài ở đọa xứ”[116].
Về thân khác nhau (tưởng dị), tập Sớ giải thích: Tuy là anh em sinh đôi (người) nhưng vẫn khác nhau về tiếng nói, điệu bộ đi đứng…
Một số thiên nhân ở dục giới có thân xanh (như Đa văn Thiên vương – Vessavana), có thân vàng (như Tăng trưởng thiên vương – Viruḷhaka), có thân đỏ (như Quãng mục Thiên vương – Virūpakkha), có thân trắng (như Trì quốc Thiên vương – Dhatarattha)…
Chúng sinh ở đọa xứ (peta – ngạ quỷ), thân lớn nhỏ khác nhau, có màu sắc khác nhau, tâm chúng giống như tâm người (đây là nói đến nhóm ngạ quỷ Vemānika).
Về tưởng khác nhau (tưởng dị). Là nói đến tâm tục sinh khác nhau.
– Tâm Quan sát xả thọ quả thiện cho tái sinh vào cõi người hay cõi Tứ đại vương.
– Tám tâm quả Dục giới hữu nhân cho tái sinh về cõi người lẫn 6 cõi trời Dục giới.
Rõ ràng, tuy là người, hay là chư thiên nhưng có tâm tục sinh khác nhau. Do đó, gọi là “tưởng khác nhau”.
- Cõi chúng sinh có thân dị, tưởng đồng (nāvuttakāyā ekattasaññībhūmi):
Là những chúng sinh có thân khác nhau, nhưng có tâm tục sinh giống nhau, như Phạm thiên cõi sơ thiền.
“Santi, bhikkhave, sattā nānattakāyā ekattasaññino seyyathāpi devā brahmakāyikā paṭhamābhinibbattā.
“Có các loài hữu tình, này các Tỳkhưu, thân khác, tưởng là một, như Phạm chúng thiên được sanh nhờ chứng sơ thiền”(sđd, A. iv, 39).
Tập sớ giải thích: Chúng sinh ở Phạm chúng thiên có thân lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc trình độ chứng đạt Sơ thiền.
Gọi là tưởng đồng, vì vị Phạm chúng thiên, Phạm phụ thiên hay Đại phạm thiên đều tái sinh bằng tâm quả Sơ thiền.
Theo Luận Atỳđàm, cả ba người khổ (địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ (ngoại trừ nhóm ngạ quỷ vemānīka) đều tục sinh bằng tâm quan sát thọ xả quả bất thiện. Như vậy, nhóm chúng sinh này cũng liệt vào “thân dị, tưởng đồng”.
Atula (asura) liệt vào hạng người nào?.
Có hai loại Atula:
– Loại khổ như ngạ quỷ, loại này được liệt vào nhóm Atula ngạ quỷ (kāḷakanjaka asura), loại này tục sinh bằng tâm Quan sát thọ xả quả bất thiện.
– Loại có quyền lực như chư thiên, được liệt vào hạng Atula chư thiên (Vepacitti asura)[117], loại này tục sinh bằng một trong tám tâm Đại quả. Như nàng thiên hậu Sujātā vợ vua trời Đế Thích (sakka) chẳng hạn.
- Cõi chúng sinh có thân đồng, tưởng dị (ekattakāyā nānattasaññībhūmi):
Là những chúng sinh có thân như nhau, nhưng có tâm tục sinh khác nhau. Đó là những chúng sinh ở cõi Nhị thiền.
“Santi, bhikkhave, sattā ekattakāyā nānattasaññino seyyathāpi devā ābhassarā.
“Có các loài hữu tình, này các Tỳkhưu, thân là một, tưởng khác, ví như chư Quang âm thiên”(sđd).
Tập sớ giải thích: Chúng sinh cõi Nhị thiền thân to lớn, phát hào quang như chớp.
Cõi nhị thiền tuy chia làm ba cõi: Thiểu quang thiên (parittābhā), Vô lượng quang thiên (appamāṇābhā) và Quang âm thiên (ābhassarā) là nương theo hào quang phát ra nhiều hay ít mà định danh, không phải do nương vào thân để định danh.
Gọi là tưởng dị vì tục sinh vào cõi nhị thiền do tâm quả Nhị thiền và tâm quả Tam thiền đảm nhận (thiền năm bậc).
Nên ghi nhận: Theo Kinh tạng, thiền được phân tích theo bốn bậc: Sơ, Nhị, Tam, Tứ thiền, đó là phân tích theo cõi, còn luận Atỳđàm phân tích thiền có năm bậc: Sơ, Nhị, Tam, Tứ và Ngũ thiền, đó là phân tích theo chi thiền.
Nhị thiền trong Kinh tạng thì mất cả 2 chi thiền Tầm và Tứ, còn Nhị thiền theo Luận tạng thì mất chi Tầm, Tam thiền thì mất chi Tứ.
Như vậy Nhị và Tam thiền của Luận tạng = Nhị thiền của Kinh tạng.
- Cõi chúng sinh có thân đồng, tưởng đồng (ekattakāyā ekattasaññībhūmi):
Là những chúng sinh có thân hình giống nhau, có tâm tục sinh cũng giống nhau. Đó là những vị Phạm thiên ở cõi Biến tịnh thiên (subhakiṇhā).
“Santi, bhikkhave, sattā ekattakāyā ekattasaññino, seyyathāpi devā subhakiṇhā.
“Có các loài hữu tình, này các Tỳkhưu, thân là một, tưởng là một ví như chư thiên Biến tịnh (subhakiṇhā)”(sđd).
Gọi tưởng đồng vì tục sinh về cõi Tam thiền do tâm quả Tứ thiền đảm nhận (theo thiền năm bậc).
- Không vô biên xứ (ākāsāsañcāyatanūpagā – chữ upaga là “đi đến”): Là những chúng sinh thành tựu thiền Vô sắc với án xứ “cái không vô cùng tận”, sau khi mệnh chung sinh về cõi này.
“Santi, bhikkhave, sattā sabbaso rūpasaññānaṃ samatikkamā paṭighasaññānaṃ atthaṅgamānānattasaññānaṃ amanasikārā’ananto akāso’ti ākāsānañcāyatanūpagā.
“Có các loài hữu tình, này các Tỳkhưu, vượt hoàn toàn sắc tưởng, chấm dứt các chướng ngại tưởng, không tác ý sai biệt tưởng, đạt đến không vô biên xứ”[118]. Biết rằng “(cái) không vô cùng tận”. (sđd).
- Thức vô biên xứ trú (viññānañcāyatanūpagā): Là những chúng sinh thành tựu thiền vô sắc với án xứ “Thức vô cùng tận”.
“Santi, bhikkhave, sattā sabbaso ākāsānañcāyatanaṃ samatikkamma ‘anantaṃ viññāṇan’ti. Viññāṇañcāyatanūpagā.
“Có các loài hữu tình, này các Tỳkhưu, vượt hoàn toàn “không vô biên xứ”, đạt đến Thức vô biên xứ”, biết rằng: “Thức là vô biên”. (sđd)
Sách Thanh tịnh đạo có giải thích: Vị hành giả sau khi chứng đạt thiền Không vô biên xứ, vị ấy suy tư “cái không này còn bị thức biết, như vậy thức mới vô cùng tận”. Vị ấy lấy tâm Không vô biên xứ làm đề mục, niệm tưởng “cái thức vô cùng tận”.
- Vô sở hữu xứ trú (ākiñcaññāyatanūpaga). Là chúng sinh thành tựu thiền Vô sắc với đề mục “vô sở hữu”.
- Cõi Vô tưởng (asaññībhūmi): Là chúng sinh tái sinh về cõi Vô tưởng do bọn sắc mạng quyền làm nhiệm vụ tục sinh.
- Cõi phi tưởng phi phi tưởng xứ (nevasaññāsaññāyatanabhūmi): Là cõi của những chúng sinh thành tựu được tầng thiền Vô sắc cao nhất.
Đức Sāriputta dạy “nguyên nhân có hữu (nghiệp hữu và sinh hữu) là do có thủ, khi thủ diệt thì hữu diệt”, hữu diệt là Nípbàn.
Dứt phần giải về hữu.
-ooOoo-
[1]- A.v, 49.
[2]- HT. TMC (d), D.iv, Kinh Thập thượng (Dasuttarasutta).
[3]- Đại trưởng lão Tịnh Sự (soạn dịch) (kn), Siêu lý Sơ học.
[4]- HT. TMC (d), S.v, 102.
[5]- HT. TMC (d), A.i, 86.
[6]- HT. TMC (d), A.v, 135.
[7]-Đại trưởng lão Tịnh Sự (soạn dịch) (kn), Siêu lý sơ học.
[8]- HT. TMC(d), M. Kinh Tiểu nghiệp phân biệt.
[9]- S.i, 135. Vajirasuttaṃ (Phẩm Tương ưng Tỳkhưu ni). HT. TMC dịch.
[10]- HT. TMC (d), S.ii, 140.
[11]- Theo Chánh kinh.
[12]- Anuseti là một danh từ khác chỉ cho ái ngủ ngầm.
[13]- Ārammaṇa (cảnh), cảnh là đối tượng bị tâm biết.
[14]- HT. TMC (d), S.ii, 66. Tương ưng Nhân duyên , Tatiyacetanāsuttaṃ (Kinh Tư tâm sở 3).
[15]- HT. TMC (d), A.iv, 239.
[16]- DhpA, kệ ngôn số 48
[17]- Đại Trưởng lão Tịnh Sự (soạn dịch) (kn), Siêu Lý Sơ Học.
[18]- Dhp, câu 203.
[19]- Trần Phương Lan (dịch), JA, truyện số 14 (Vātamigajātaka).
[20]- HT. TMC (dịch), Dhp- số 415.
[21]- Phạm Kim Khánh (d), Dhp, câu 150.
[22]- HT. TMC (d), S.ii, 84.
[23]- HT. TMC (d), A.i, 47 (saṃ yo janasuttaṃ)
[24]- S.ii, 97.
[25]- Saṃyojana: giây trói buộc.
[26]- Vsm, 90-91.
[27]- A.v, 87.
[28]- Đại Đức Thiện Phúc (dịch) (kn), Sớ giải kinh Chánh tri kiến.
[29]- Vsm, Chương XI, từ đoạn 11- 26.
[30]- HT, TMC(d), S.ii, 101.
[31]- HT. TMC (d), S.ii, 97
[32]- Lạc thọ, khổ thọ và xả thọ.
[33]- HT. TMC (dịch), S.ii, 101.
[34]- DhpA, câu số 15.
[35]- HT.TMC (d), S.ii, 97.
[36]- Dục ái, sắc ái, vô sắc ái. Hay dục ái, hữu ái, vô hữu ái.
[37]- S.ii, 101.
[38]- Xem Milindapañhā, cuốn 1, phẩm iv, câu hỏi số 6 (pakati aggito nerayaggīmaṃ uṇhākarā)- Đại trưởng lão Giới Nghiêm dịch.
[39]- S.ii.97.
[40]- M.i, kinh Tiểu Phương quảng (Cūlavedallasuttaṃ).
[41]- Đại Đức Giác Giới (soạn) (kn)- Tầm nguyên ngữ căn.
[42]- HT. TMC (d)- S.i, 3.
[43]- HT. TMC (d)- S.v, 216.
[44]- Đại Đức Thiện Phúc (d) (kn), Chú giải Người và cõi,- nói về cõi Đao lợi.
[45]- HT TMC (d), S.i, 2.
[46]- Đại Đức Giác Nguyên (d), (kn), Giáo lý duyên khởi.
[47]- Đại Trưởng lão Tịnh Sự (d), Vibh, q.1 (267)- Duyên khởi phân tích (236).
[48]- Sđd, tr. 142.
[49]- HT.TMC (d), Dhp, câu 135.
[50]- Phạm Kim Khánh (d), Dhp, câu 121.
[51]- Dhp, câu 122.
[52]- HT. TMC (d), S.v, 51.
[53]- HT. TMH (d), Dhp, câu 151.
[54]- HT. TMC (d), S.i, 36.
[55]- Đời sống 1 sắc pháp có tuổi thọ là 51 sátna tiếu, sátna tiểu thứ 1 là sátna sinh, sátna tiểu thứ 51 là sátna diệt, 49 sátna còn lại là sátnatrụ- Ns.
[56]- Sư cô Thích nũ Trí Hải (d), Thanh tịnh đạo (Vsm, chương XVI, mô tả về Đế, số 45.
[57]- Đại Trưởng lão Tịnh Sự (d), Bộ phân tích q.1 (267), Duyển khởi phân tích (236).
[58]- Đại Trưởng lão Giói Nghiêm (d), (1962), Mi Tiên vấn đáp, q1- phẩm thứ hai, câu thứ nhất.
[59]- HT. TMC (d), M.ii, Aṅgulimālasuttaṃ (kinh Aṅgulimāla).
[60]- DhpA, câu kệ số 43.
[61]- Đại Đức Giác Giới (bd), (kn), Tầm Nguyên Ngữ căn.
[62]- Đại trưởng lão Giới Nghiêm (d), Mi tiên vấn đáp, q.3, phẩm 9, (câu hỏi số 1).
[63]- HT. TMC (d), A.v, 135.
[64]- Đại Đức Giác Giới (d), Luật phân tích Tỳkhưu, điều triệt khai thứ tư.
[65]- HT. TMC (d), Dhp, kệ ngôn số 57.
[66]- DhpA, kệ ngôn số 161.
[67]- Tác giả bộ Giáo lý duyên khởi bằng Thái ngữ- Đại Đức Giác Nguyên, Việt dịch.
[68]- HT. TMC (d), A. iv, 387.
[69]- HT. TMC (d), A.iii, 57. Pháp năm chi , Nāradasuttaṃ (Kinh Nārada).
[70]- HT. TMC (d), A.iv, 320.
[71]- DhpA, câu số 174. Ông Phạm Kinh Khánh dịch kệ ngôn.
[72]- Đại Đức Giác Giới (s), Tầm nguyên ngữ căn.
[73]- Đại trưởng lão Tịnh Sự, Siêu Lý Cao Học- Y Tương Sinh.
[74]- D.i,81. Brhamajālasuttaṃ (kinh Phạm võng).
[75]- Pāli- English Dictionary, ghi là “outcom”, Đại trưởng lão Bửu Chơn dịch là “kết thúc”.
[76]- Là có 5 quyền khởi lên.
[77]- HT. TMC (d), It, Phẩm 2, số 42.
[78]- Thấp sinh có hai loại: Thấp sinh bình thường như con muỗi, con ếch… và hóa sinh nơi ẩm thấp (gọi là thấp- hóa sinh), như nàng Ambapālī thấp- hóa sinh ở cội xoài, nàng Ciñcā thấp-hóa sinh ở gốc cây me…
Sự khác nhau giữa hóa sinh và thấp-hóa sinh là: Hóa sinh thì sau sátna tục sinh là sátna tâm hữu phần, chúng sinh ấy trưởng thành ngay tức khắc, còn thấp- hóa sinh phải tuần tự phát triển như trẻ sơ sinh phát triển.
[79]- Đức Sāriputta sinh ra ở làng này, đồng thời cũng viên tịch ở làng này.
[80]- HT. TMC (d), A.v, 121.
[81]- Nhãn xứ là thần kinh nhãn, nhĩ xứ là thần kinh nhĩ, tỷ xứ là thần kinh tỷ, thiệt xứ là thần kinh thiệt, thân xứ là thần kinh thân và ý xứ là tất cả tâm.
[82]- Đại trưởng lão Tịnh Sự (sd), Siêu Lý Cao Học- Y Tương Sinh.
[83]- Saddhammajotikathera- Giáo Lý Duyên Khởi- Đại Đức Giác Nguyên Việt dịch.
[84]- HT. TMC (d), A.v, 1o2. Kinh Lạc (số 1), (pathamasukhasukhaṃ).
[85]- HT. TMC (d), S.ii, 80. Kinh Tư lường (parivīmaṃsanasuttaṃ).
[86]- Là du sĩ Sāmandakāni- Ns
[87]- HT. TMC (d), A.v, 102.
[88]- HT. TMC (d), M.i- Kinh Trạm xe (Ratthavivūtasutta).
[89]- Đại Đức Giác Giới (sd), Tầm Nguyên Ngữ Căn.
[90]- Đại trưởng lão (sd), Siêu lý Cao Học.
[91]- Đại Đức Giác Nguyên (d), Giáo Lý Duyên Khởi.
[92]- HT. TMC (d), M.iii, kinh Tiểu nghiệp phân biệt (Cūḷakammavibhaṅgasuttaṃ).
[93]- HT. TMC (d), S.iv, 40.
[94]- HT. TMC (d), A.ii, 235. Pháp bốn chi, Chương XXIV. Phẩm nghiệp, Ariyamaggasuttaṃ (Kinh Thánh đạo).
[95]- Đại trưởng lão Tịnh Sự (d), Dhs, phần mẫu đề theo kinh (suttantamātikā), số 837.
[96]- Phạm Kim Khánh (d), Dhp, kệ ngôn 49.
[97]- Bà Thánh nữ Alahán Gotamī sống đến 120 tuổi, nên sự viên tịch của bà không có chi là lạ, riêng 500 vị Thánh nữ Alahán dòng ThíchCa đồng viên tịch, đó là điểm lưu ý. Vì trong số các vị Thánh nữ ấy, có thể có vị chưa hết tuổi thọ- Ns.
[98]- HT. TMC (d), Dhp, kệ ngôn 108.
[99]- DhpA, kệ ngôn số 1.
[100]- DhpA, kệ ngôn số 127.
[101]_ DhpA, kệ ngôn số 47.
[102]- Đại trưởng lão Giới Nghiêm (d), Milindapañhā, q.2, phẩm 1, câu hỏi thứ 8.
[103]- Đại Đức Giác Nguyên (d), Giáo Lý Duyên Khởi..
[104]- HT.Thích Minh Châu (d)- Thắng Pháp tập yếu luận, tập 1, (1966), Sài Gòn: Viện Đại Học Vạn Hạnh, tr.138. (nguyên tác: Anuruddha- Abhidhammatthasaṅgaha).
[105]- Phạm Kim Khánh (d)- Vi Diệu Pháp toát yếu.
[106]- HT. TMC (d), Dhp, kệ ngôn số 153- 154.
[107]- HT. TMC (d), A.i, 33 (A.i; 320- Ekadhammapāli- Tatiyavaggo- Phẩm 3).
[108]- HT. TMC (d), It. 43 (It. 49. Dukkanipāto- Chương 2 pháp; Diṭṭhigatasuttaṃ).
[109]- HT. TMC (d), A.i, 223.Pháp ba chi, chương VIII, phẩm Ānanda, Bhavasuttaṃ (Kinh Hữu) .
[110]- Sớ giải kinh Thiên Sứ ( Trung bộ, bài kinh số 130.), Sớ giải Người và cõi, Đại Đức Thiện Phúc dịch.
[111]- HT. TMC (d), A.v, 54. Pháp 10 chi, kinh Những câu hỏi lớn số 1 (Pathamamahāpañhāsuttaṃ).
[112]- HT. TMC (d), A.i, 180. Pháp ba chi, Kinh xứ Venāga (Venāgapurasuttaṃ).
[113]- HT. TMC (d), A.i, 267.
[114]- Vị Tỳkhưu thành tựu được một (hay cả bốn) thiền Vô sắc giới, gọi là sống đạt được địa vị bất động- Ns
[115]- A.ii, 183. Pháp 4 chi, kinh Ngày trai giới (Uposathasuttaṃ)..
[116]- HT. TMC (d), A.iv, 39. Pháp bảy chi, chương V, sattaviññāṇaṭṭhitisuttaṃ (Kinh 7 thức trú).
[117]- Tâm An- Minh Tuệ (d), Luận điểm (Kathāvatthu), chương VIII, luận điểm 1.
[118]- Ākāsānañca: dịch là “hư không vô cùng tận”, e nhầm lẫn với sắc hư không. Hư không là một đề mục của thiền hữu sắc nên ākāsānañca nên dịch là “(cái) không vô cùng tận”, vì đó chỉ là ý tưởng, nên gọi là vô sắc.
-ooOoo-