Tích Truyện Pháp Cú – Phẩm Ngu: Nhà Vua Và Người Nghèo Có Vợ Đẹp

Tích Truyện Pháp Cú

Phẩm Ngu

Nhà Vua và Người Nghèo Có Vợ Đẹp

Đêm dài cho kẻ thức…

Đức Phật dạy câu này khi ngụ tại Kỳ Viênliên quan đến vua Ba-tư-nặc ở Kosala và một người.

Và một dịp lễ, vua Ba-tư-nặc ở Kosala cưỡi voi trắng Pundarika trang hoàng lộng lẫy diễu hành khắp thành. Đến lúc sắp giải tán, dân chúng bị ném đất loạn xạ, đập bằng gậỵ lung tung, nhưng vẫn nghễnh cổ nhìn xem. Nhà vua được phước báo như thế do bố thígiữ giới và làm nhiều công đức.

Trên tầng lầu chót một tòa nhà bảy tầng có thiếu phụ vợ một người nghèo, mở cửa sổ nhìn vua, xong lui vào. Cô ta hiện ra trước mắt nhà vua như vầng trăng rằm rồi lẫn vào đám mây. Quá say đắm, nhà vua suýt té nhào khỏi lưng voi. Kết thúc thật nhanh cuộc diễu hành, vua trở về hoàng cung hỏi viên quan thân tín có thấy thiếu phụ hay không, và ra lệnh dòi ông chồng. Ông ta hiểu ngay mạng sống bị đe dọa là vì cô vợ, nhưng không dám cãi lệnh. Ông ta dến hầu vua, và bị sung vào đội lính hầu. ông ta từ chối, xin trả tiền sưu nhưng không được.

Nhà vua muốn kết tội và giết ông ta để đoạt cô vợ. Phần ông ta vì sợ chết, cũng hết lòng phục vụ nhà vua. Lửa ái nơi vua càng lúc càng tăng. Vì không tìm thấy chút lỗi nào, vua bèn sai ông ta tìm cho được đất đỏ với bông súng màu đỏ và màu xanh, nếu không có mang về kịp giờ vua tắm sẽ bị tội chết.

Ông ta hốt hoảng về nhà, hối vợ cơm nước. Không kịp chờ cơm chín, ông vội múc đại gạo vừa mới sôi, lỏng bỏng như cháo, thêm một ít cà-ri vào giỏ, vội vàng lên đường. Khi ông vội vàng đi như thế thì cơm cũng về chín tới. Ông để riêng một phần cơm ngon và bắt đầu ăn. Kịp có khách ông ta mời ăn luôn phần đã để dành. Ăn xong ông ta vứt một nắm cơm xuống hồ, súc miệng và lớn tiếng khấn nguyện long thần hồ này xin cho ngàn phước báo do bố thí thức ăn cho người khách và trăm phước báo do bố thí cơm gạo cho cá dưới hồ, tất cả đều hồi hướng đến long thần, và hãy mang đến cho ông đất đỏ với bông súng màu trắng và xanh. Ông lặp lại lời khẩn cầu đến ba lần.

Long vương ở đó nghe hết lời khấn, hóa thành ông lão đến gặp người lính hầu, hỏi lại kỹ. Sau khi nghe người lính hầu nói lại ba lần hồi hướng hết công đức bố thílong vương bèn mang đất đỏ với bông súng đến.

Nhà vua sợ người lính hầu hoàn thành sứ mạng, nên đã ra lệnh đóng cửa và niêm phong rất sớm. Do đó tuy người lính đến kịp lúc, vẫn không thể dâng vua đất và hoa được, dù đã xin lính gác mở cửa. Ông thất vọng, lòng ngổn ngang không biết tính sao.

Cuối cùng ông đặt tảng đất đỏ nơi ngạch cửa và treo bông súng lên cánh cửa, la to:

– Hỡi mọi người trong thành, xin làm chứng tôi đã hoàn thành sứ mạng vua giao phó. Vua đang tìm hết cách hại tôi một cách vô cớ.

Người lính hầu la lên ba lần như thế, bối rối không biết đi đâu ẩn trú; nghĩ đến chư Tăng giàu lòng nhân từ, liền đến tinh xá ngủ lại.

Nhà vua suốt đêm không thể nào chợp mắt được vì lửa ái thiêu đốt tâm can. Vua chờ trời hé sáng để giết người chồng và mang người vợ về cung. Đang trằn trọc vua nghe được bốn âm thanhNguyên do là có bốn người bị đọa vào địa ngục rộng đến sáu chục dặm, bị nấu sôi sục như hạt gạo nấu hầm trong nồi nung suốt ba chục năm, xuống tận đáy địa ngục và sau ba chục năm nữa trồi lên miệng địa ngục, nhìn lẫn nhau, muốn đọc một câu kệ cũng không nỗi, chỉ bập bẹ vài chữ, rồi lại rơi tõm vào địa ngục trở lại.

Vua nghe những âm thanh trên sau nửa đêm. Hốt hoảng và sợ hãi, vua hoang mang không hiểu có phải mình đã tới số, hay chánh hậu tận mạng, hay vương quốc tận diệt, và thức luôn đến sáng. Trời sáng rồi, vua cho mời vị tư tế đến hỏi xem đó là điềm báo gì qua bốn âm thanh đã nghe là “Du, Sa, Na, So”. Vị Bà-la-môn tư tế hoàn toàn không biết gì về ý nghĩa, nhưng sợ lộ ra sự ngu dốt của mình sẽ mất hết lợi danh, nên đáp càn:

– Ồ! Trầm trọng lắm, tâu bệ hạ.

Vua hỏi dồn:

– Xin thầy nói rành mạch hơn!

– Có nghĩa là bệ hạ sắp lìa đời.

Vua càng kinh hãiú ớ hỏi tiếp:

– Không có cách nào ngăn được sao?

– Tâu bệ hạ, có. Xin Ngài đừng sợ. Trong ba bộ Vệ-đà chỉ rằng phải tế lễ nhiều sinh vật thì có thể cứu mạng bệ hạ.

– Ta phải tìm thứ gì?

– Một trăm voi, một trăm ngựa, một trăm bò đực, một trăm bò cái, một trăm dê, một trăm lừa, một trăm ngựa giống, một trăm cừu, một trăm gà, một trăm heo, một trăm con trai, một trăm con gái.

Sở dĩ vị Bà-la-môn đòi nhiều thứ như thế, vì chỉ nói tên thú rừng không, sẽ mang tiếng là muốn ăn thịt, do đó ông ta cần thêm voi, ngựa và người. Vua muốn cứu mạng mình với bất kì giá nào nên ưng thuận. (Theo Tương Ưng bộ kinh, mỗi loài lên đến năm trăm.Dân chúng xót thương la khóc nghe như tiếng trái đất nứt vỡ).

Hoàng hậu Mạt-lợi (Mallika) nghe tiếng kêu khóc inh ỏi, hỏi vua:

– Đại vương, làm sao mà các căn của Ngài hỗn loạn và mệt mỏi thế?

– Mạt-lợi! Bà không biết một con rắn độc lọt vào tai ta sao?

Và vua kể lại mọi sự. Hoàng hậu bảo thẳng với vua:

– Bệ hạ quả là kẻ thiếu trí. Trong kho không thiếu chi các món ngon vật lạ, bệ hạ cai trị cả hai vương quốc, nhưng thật sự bệ hạ lại là kẻ thiếu trí.

Vua ngạc nhiên hỏi lại, và được hoàng hậu giải thích:

– Có bao giờ bệ hạ nghe rằng phải hi sinh mạng người khác để cứu sống mình không? Chỉ vì người Bà-la-môn ngu xuẩn kia đã nói xằng mà xuýt chút nữa bệ hạ đẩy dân chúng vào bể khổ. Đức Đạo sư đang ngụ trong tinh xá gần đây, bậc Thầy của trời và người, bậc Thắng tri của tam thế. Bệ hạ hãy đến thỉnh cầu Ngài chỉ giáo.

Nhà vua và hoàng hậu đến tinh xá gặp Phật. Được Phật hỏi vì việc gì mà đến muộn, nhà vua vẫn còn ám ảnh về nỗi sợ chết không thốt nên lời, chỉ đảnh lễ rồi đứng im đó, hoàng hậu Mạt-lợi thay lời trình bày và được Phật dạy:

– Âm thanh vua nghe được là tiếng rên siết của kẻ xấu ác bị khổ hình.

Vua tò mò hỏi:

– Bạch Thế Tôn, họ đã tạo nghiệp gì?

Phật kể lại:

_______________________

Chuyện quá khứ – Lò Địa Ngục

Vào thời xưa khi con người sống đến hai chục ngàn tuổi, Phật Ca-diếp xuất hiện. Trên đường du hóa với hai mươi ngàn Tỳ-kheo lậu tận, Phật đến thành Ba-la-nại. Dân trong thành từng nhóm hai, ba người hoặc đông hơn, cúng dường thức ăn. Lúc đó có bốn người con của một thương buôn giàu có, sản nghiệp mỗi người lên đến bốn trăm triệu, và rất hòa thuận với nhau. Một hôm họ bàn với nhau sao không cúng dường, tạo công đứcgiữ giới hạnh vì một vị Phật đang du hóa. Nhưng không ai tán đồng. Kẻ thì ưa chè chén say sưa, người thì đắm say trong cơm thịt béo bở hoặc của ngon món lạ nấu nướng cầu kỳ. Có tên còn đòi tung tiền mua chuộc vợ người và cướp đoạt để tiêu khiển. Cả bọn tán đồng ý kiến này và làm theo. Cứ như thế họ phạm tội tà dâm suốt hai chục ngàn năm, đến lúc mạng chung bị đọa vào địa ngục A-tỳ, bị khổ hình đau đớn trong thời kỳ giữa hai vị Phật ra đời. Vì quả báo ác nghiệp chưa tiêu, tái sanh, họ lại bị đọa vào Thiết địa ngục lớn sáu mươi dặm. Sau khi chìm xuống tận đáy địa ngục ba chục ngàn năm, họ bị trồi lên cũng ba chục ngàn năm. Mỗi người đều mong muốn đọc lên một câu kệ, nhưng chỉ thốt được một vần đầu, rồi lại rơi vào Thiết địa ngục.

_______________________

(Hết Chuyện quá khứ)

Phật hỏi nhà vua:

– Bệ hạ nghe được chữ gì?

– Bạch Thế Tôn, chữ “Du”.

Phật liền đọc hết câu kệ mà kẻ chịu tội muốn thốt lên. Sau đó, Ngài bảo vua nói tiếp các chữ còn lại, và bổ túc thành bốn bài kệ như sau:

Du: Tạo ác nghiệp một đời,

Có của chẳng thi ân,

Tài sản dù ức triệu,

Không cứu nổi mạng thân.

Sa: Sáu chục ngàn năm dài,

Tạo tác bao nghiệp ác,

Địa ngục nung nấu sôi,

Biết bao giờ được thoát?

Na: Chẳng có ngày được thoát,

Thoát từ đâu có được?

Do xa xưa mình đã,

Gây bao điều ô trược.

So: Xin hứa chắc từ đây,

Nếu tái sanh làm người,

Quyết bố thí trì giới,

Làm việc thiện đời đời.

Thế Tôn đọc và giải thích từng câu kệ. Vua nghe qua chuyển động cả tâm can. Hiểu rằng tội tà dâm quả thật là nghiêm trọng, sẽ bị đọa địa ngục trong thời kỳ giữa hai đức Phật, rồi qua Thiết địa ngục chịu khổ hình thêm sáu chục ngàn năm chưa chắc đã mãn. Nhớ lại mình cũng sắp phạm tội, vua tự hứa từ đây dứt hết lòng tham dục vợ người, và thưa với Phật:

– Bạch Thế Tôn, hôm nay con mới biết đêm dài đối với kẻ thức.

Người lính hầu của vua ngồi gần đó cũng thưa:

– Bạch Thế Tôn, hôm qua con mới biết đường dài cho kẻ mệt.

Thế Tôn nối kết hai câu trên vào Pháp Cú:

(60) Đêm dài cho kẻ thức,

Đường dài cho kẻ mệt,

Luân hồi dài, kẻ ngu,

Không biết chơn diệu pháp.

Vua đảnh lễ Thế Tôn xong, trở về ra lệnh thả hết người và vật tế lễ. Họ được rưới nước trên đầu, trở về nhà và đồng thanh tán thán hoàng hậu Mạt-lợi, chúc bà được khang an trường thọ.

Buổi chiều chúng Tăng tụ họp trong Pháp đường bàn tán về trí tuệ của Mạt-lợi. Đức Phật đang ở trong hương thất nghe được liền vào Pháp đường ngồi tòa báu Như Lai và kể:

_______________________

Chuyện quá khứ

Vua Ba-La-Nại Và  Hoàng Hậu Dinnà

Xưa kia một hoàng tử đến khấn với vị thần cây đa, nếu được thần phù hộ lên ngôi báu sẽ lấy máu của một trăm vua và hoàng hậu xứ Diêm-phù-đề này tế thần. Khi vua cha băng hà, hoàng tử giữ lời hứa chinh phục các vua khác, từng người một đủ một trăm vua và hoàng hậu, đem đến gốc cây nọ định sẽ bắt uống thuốc độc cho chết, riêng hoàng hậu Dinnà của vị vua trẻ tuổi nhất được tha mạng vì đang có mang.

Thần cây sợ các hoàng tộc xứ Diêm-phù-đề bị tiêu diệt, và rễ cây đa bị ô nhiễm do lòng tin mù quáng của hoàng tử. Tự nghĩ sức mình không đủ, thần cây liền cầu cứu các vị thần khác, nhưng đều bị từ chối. Thần đến trời Cakkavàla, rồi Tứ thiên vương cũng không nhận lời. Cuối cùng đến trời Đế Thích, thần mạnh miệng quy cho Đế Thích chịu trách nhiệm về dòng máu hoàng tộc, do đó được Đế Thích, tuy không trực tiếp ngăn chặn hành động của hoàng tử, nhưng bày mưu cho thần. Thần sẽ khoác áo choàng đêm, ra khỏi cây, giả bộ cho vua thấy là muốn đi xa để vua cầm giữ lại. Lúc đó thần sẽ ra điều kiện cho vua là phải có mặt hoàng hậu Dinnà của vua Uggasena mới đúng với lời hứa khi trước. Và bà ta sẽ dạy giáo pháp cho nhà vua, đồng thời sẽ cứu mạng cho các vua và hoàng hậu này.

Thế là hoàng hậu Dinnà được đưa đến. Bà chỉ tiến tới trước chồng mình, vua Uggasena, đảnh lễ, dù rằng ông này đang ngồi ở vòng ngoài của một trăm vua thua trận. Vua Ba-la-nại bị xúc phạm, tỏ thái độ bất bình. Bà bèn nói:

– Tôi có bổn phận với bệ hạ không? Vị vua của tôi đây là người ban quyền lực cho tôi. Tại sao tôi có thể bỏ ông ta để đảnh lễ bệ hạ?

Thần cây hoan hô bà, tung hoa trước mắt đám đông tụ họp:

– Hoàng hậu thật khéo nói!

Vua Ba-la-nại bảo:

– Bà không đảnh lễ ta cũng được. Nhưng sao không đảnh lễ thần cây đây? Ông ta có quyền lực nhiệm mầu, đã ban cho ta quyền thống trị và uy lực của một vị vua.

– Tâu bệ hạ, bệ hạ đã chinh phục các vua này bằng tài sức của chính mình. Thần cây chẳng hề đánh bại họ rồi đưa về cho bệ hạ.

Bà nói tiếp:

– Bệ hạ bảo thần cây có quyền lực nhiệm mầu, thế bên trái của thần có một cây đang bốc cháy, sao thần không dùng phép tắt lửa đi!

Thần cây lại tung hô bà như trước:

– Hoàng hậu thật khéo nói!

Hoàng hậu vừa nói vừa khóc và cười. Vua cho bà mất trí.

Nhơn đó bà kể lại:

_______________________

Chuyện quá khứ

Người Đàn Bà Giết Con Cừu

Thuở xưa tôi sinh vào một gia đình gia giáo. Bạn của chồng đến chơi, tôi nhờ nữ tỳ mua thịt về nấu cơm đãi khách. Cô ta tìm khắp chợ không có. Vì thấy một con cừu nằm gần nhà, tôi cắt cổ làm thịt. Do ác nghiệp đó tôi chết đi bị đày vào địa ngục. Sau bao khổ hình, do quả báo chưa hết, đầu tôi bị cắt nhiều lần bằng số lông cừu. Nếu vua giết hết những người này để tế thần thì biết bao giờ mới hết khổ đau? Tôi đã khóc vì nhớ đến nỗi khổ trước kia.

Bà đọc kệ:

Do tội cắt cổ cừu,

Đầu tôi phải rơi đổ,

Nhiều lần bằng số lông,

Của chú cừu khốn khổ.

Nếu vua định giết chết,

Chừng ấy số sinh linh,

Biết làm sao lường hết,

Nỗi thống khổ điêu linh.

Bà đã cười vì vui mừng thoát được khổ ách đó.

Thần cây lại tán thán bà. Vua giật mình vì suýt nữa đã phạm tội ác không biết bao giờ mời rửa sạch được. Vua ra lệnh thả hết các vua, đảnh lễ những người lớn tuổi và chào kính những người trẻ hơn mình, xin mọi người tha thứ cho mình, và cho họ trở về xứ sở.

_______________________

(Hết Chuyện Quá Khứ)

Phật kể chuyện xong bảo chúng Tăng không phải bây giờ Mạt-lợi cứu mạng nhiều người mà trong kiếp trước bà cũng đã làm như thế. Lúc đó vua Ba-la-nại là vua Ba-tư-nặc, hoàng hậu Dinnà là Mạt-lợi, và thần cây là Thế Tôn. Phật dayï tiếp rằng đoạt mạng sống của chúng sanh là không bao giờ đúng pháp mà con chịu khổ ách lâu dài. Ngài đọc kệ:

Người nếu biết khổ đau,

Bắt nguồn từ sự sống,

Không còn đoạt mạng sống

Của người, để chịu phiền.

dhp060 b

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app