Nội Dung Chính
THẾ NÀO LÀ TU TẬP “TĂNG THƯỢNG TÂM – HIỆN TẠI LẠC TRÚ” VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC TU TẬP NÀY?
Trong Truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Theravada:Tăng Thượng Tâm – Hiện Tại Lạc Trú Không Phải Là: 7. “Thiền Thở và Cười”; 7. “Thiền Buông Thư”; “Thiền Trà Đạo”; 7. “Thiền Thư Pháp”; 7. “Thiền Động”… v. v…
Tu tập Tăng Thượng Tâm – Hiện Tại Lạc Trú
- Là Tu tập Bốn Thiền Sắc Giới;
- Là Tu tập Tín Tâm Bất Động Đối Với Phật, Pháp, Tăng, Cùng Giới Hạnh Viên Mãn.
Đây là các pháp Tu tập “Tăng Thượng Tâm – Hiện Tại Lạc Trú”, dẫn đến giác ngộ, dẫn đến chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các ách phược, do Đức Phật truyền dạy và được ghi lại rõ ràng trong Tạng Kinh Nikaya như trích lục dưới đây.
Trong tâm từ,
TK Viên Phúc.
BỐN THIỀN SẮC GIỚI
1. “Ở đây, này Mahānāma, (vị ấy) ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.
2. Diệt tầm và tứ, vị ấy chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
3. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, vị ấy chứng và trú Thiền thứ ba.
4. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Này Mahānāma, như vậy là vị Thánh đệ tử hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức.
Này Mahānāma, khi một vị Thánh đệ tử thành tựu giới hạnh như vậy, hộ trì các căn như vậy, biết tiết độ trong ăn uống như vậy, chú tâm cảnh giác như vậy, đầy đủ bảy diệu pháp như vậy, hiện tại lạc trú bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức như vậy, này Mahānāma, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là đang đi trên con đường hữu học, có trứng không bị hư hoại, có khả năng phá vỡ, có khả năng giác ngộ, có khả năng chứng đạt vô thượng an ổn khỏi các ách phược.”
Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh, 53. Kinh Hữu học
TÍN TÂM BẤT ĐỘNG ĐỐI VỚI PHẬT, ĐỐI VỚI PHÁP, ĐỐI VỚI TĂNG VÀ VIÊN MÃN GIỚI HẠNH
1. “Ở đây, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử có lòng tịnh tín bất động đối với đức Phật:
“Thế Tôn là bậc ⑴ A-la-hán, ⑵ Chánh Ðẳng Giác, ⑶ Minh Hạnh Túc, ⑷ Thiện Thệ, ⑸ Thế Gian Giải, ⑹ Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, ⑺ Thiên Nhân Sư, ⑻ Phật, ⑼ Thế Tôn”.
Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ nhất đã chứng được, nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.
2. Lại nữa, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với Pháp:
“Pháp được Thế Tôn ⑴ khéo thuyết, ⑵ thiết thực hiện tại, ⑶ không có thời gian, ⑷ đến để mà thấy, ⑸ có khả năng hướng thượng, ⑹ được kẻ trí tự mình giác hiểu”.
Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ hai đã chứng được, nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.
3. Lại nữa, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng:
“⑴ Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! ⑵ Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! ⑶ Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! ⑷ Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn! Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử Thế Tôn ⑸ đáng được cung kính, ⑹ đáng được tôn trọng, ⑺ đáng được cúng dường, ⑻ đáng được chắp tay, ⑼ là phước điền vô thượng ở đời”.
Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ ba đã chứng được, nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.
4. Lại nữa, này Sàriputta, vị Thánh đệ tử thành tựu giới ⑴ được bậc Thánh ái kính, ⑵ không có bể vụn, ⑶ không bị sứt mẻ, ⑷ không tì vết, ⑸ không ô nhiễm, ⑹ đem lại giải thoát, ⑺ được người trí tán thán, ⑻ làm cho an lạc, ⑼ hướng đến Thiền định.
Ðây là tăng thượng tâm hiện tại lạc trú thứ tư đã chứng được, nhờ làm cho thanh tịnh tâm chưa được thanh tịnh, làm cho trong sáng tâm chưa được trong sáng.
Bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú này được chứng đắc không khó khăn, chứng đắc không mệt nhọc, chứng đắc không phí sức.
Này Sàriputta, người gia chủ mặc áo trắng nào mà Thầy biết sở hành được bảo vệ trong năm học giới, và có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú; nếu vị ấy muốn, có thể tự đáp về mình như sau: “Ta đã đoạn tận địa ngục, đoạn tận loài bàng sanh, đoạn tận loài ngạ quỷ, đoạn tận cõi dữ, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, không còn phải thối đọa, quyết chắc đạt được Chánh giác”.
Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – Aṅguttara Nikāya, Năm Pháp, XVIII. Phẩm Nam Cư Sĩ, (IX) (179) Gia Chủ
1. “There is the case where the disciple of the noble ones is endowed with verified confidence in the Awakened One: ‘Indeed, the Blessed One is worthy & rightly self-awakened, consummate in knowledge & conduct, well-gone, an expert with regard to the world, unexcelled as a trainer for those people fit to be tamed, the Teacher of divine & human beings, awakened, blessed.’ This is the first pleasant mental abiding in the here & now that he has attained, for the purification of the mind that is impure, for the cleansing of the mind that is unclean.
2. “Furthermore, he is endowed with verified confidence in the Dhamma: ‘The Dhamma is well-expounded by the Blessed One, to be seen here & now, timeless, inviting verification, pertinent, to be realized by the wise for themselves.’ This is the second pleasant mental abiding in the here & now that he has attained, for the purification of the mind that is impure, for the cleansing of the mind that is unclean.
3. “Furthermore, he is endowed with verified confidence in the Sangha: ‘The Sangha of the Blessed One’s disciples who have practiced well… who have practiced straight-forwardly… who have practiced methodically… who have practiced masterfully—in other words, the four pairs, the eight individuals —they are the Sangha of the Blessed One’s disciples: worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of respect, the incomparable field of merit for the world.’ This is the third pleasant mental abiding in the here & now that he has attained, for the purification of the mind that is impure, for the cleansing of the mind that is unclean.
4. “Furthermore, he is endowed with virtues that are appealing to the noble ones: untorn, unbroken, unspotted, unsplattered, liberating, praised by the wise, untarnished, leading to concentration. This is the fourth pleasant mental abiding in the here & now that he has attained, for the purification of the mind that is impure, for the cleansing of the mind that is unclean.
From: Aṅguttara Nikāya, 5. Book of the Fives, 179. The Householder
Four meditations
which are of the purest mentality, abidings in ease here and now?
As to this, Mahānāma, an ariyan disciple,
(1) aloof from pleasure of the senses, aloof from unskilled states of mind, enteres and abides in the first meditation, which is accompanied by initial thought and discursive thought, is born of aloofness and is rapturous and joyful.(2) By allaying initial and discursive thought, with the mind subjectively tranquillised and fixed on one point, he enters and abides in the second meditation which is devoid of initial and discursive thought, is born of concentration and is rapturous and joyful …
(3) he enters and abides in the third meditation …
(4) the fourth meditation. It is thus, Mahānāma, that an ariyan disciple is one who acquires at will, without trouble, without difficulty, the four meditations which are of the purest mentality, abidings in ease here and now.
Majjhima Nikāya, The Middle Length Sayings, Sekha Suttaṃ, 53. Discourse for Learners