Thân Hành Niệm, Quán Thân Bất Tịnh – 32 Thể Trược
youtu.be, archive.org, Pháp thoại – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc
Thiền viện Tharmanakyaw, Yangon, Myanmar
– TĐĐK: Bạch Sư, Sư cho con hỏi con thực hành quán 32 thể trược đến mức nào là đủ ạ?
– @: Đạo hữu nên tìm thầy có đủ năng lực, thẩm quyền hướng dẫn trực tiếp, giúp vượt qua các khó khăn, chướng ngại, thử thách trong quá trình tu tập. Sư không dạy thiền qua tin nhắn, điện thoại…. FB của sư chỉ là nơi chỉ ra những nguồn thông tin đáng tin cậy của Phật giáo Nguyên thủy Theravada, giúp cho các đạo hữu tránh được các nguồn thông tin sai lạc, làm mất thì giờ, tốn công sức và rồi lạc lối trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết Bàn.
Câu hỏi trên liên quan đến pháp tu tập – Quán Thân Bất Tịnh – 32 Thể Trược (thuộc về pháp tu tập Thân Hành Niệm bao gồm 14 pháp ⑴ Nhập tức Xuất tức niệm, ⑵ Chánh Niệm Tỉnh Giác trong Tứ oai nghi, ⑶ Chánh Niệm Tỉnh Giác trong sinh hoạt, ⑷ Thân bất tịnh – 32 thể trược, ⑸ Phân Tích Tứ Đại, ⑹ > ⒁ Thân bất tịnh – Tử Thi) – đây là pháp tu tập chỉ có trong Phật giáo Nguyên thủy Theravada, do chính Đức Phật chỉ dạy, như trong Thanh Tịnh Đạo có ghi, đây là:
“… sự tu tập thân hành niệm kể như đề mục thiền, một pháp tu chưa hề được công bố trước khi Ðấng Ðại Giác xuất hiện, vượt ngoài lãnh vực của ngoại đạo.
Pháp môn ấy đã được đức Thế tôn ca tụng bằng nhiều cách, trong nhiều kinh như: “Này các tỷ kheo, có một pháp này, được tu tập, được làm cho sung mãn đưa đến cảm hứng lớn, lợi ích lớn, an ổn lớn khỏi các khổ ách, chánh niệm tỉnh giác, đưa đến chứng đắc tri kiến, đưa đến hiện tại lạc trú, đưa đến chứng ngộ minh và giải thoát. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm”. (A i, 43).
Và: “Hỡi các tỷ kheo, ai thưởng thức thân hành niệm người ấy nếm vị bất tử, ai không thưởng thức thân hành niệm người ấy không được nếm vị bất tử”.
Trong quá khứ, những ai đã nếm vị bất tử đều đã thưởng thức thân hành niệm. Những ai đã được pháp thân hành niệm, chính họ đã tìm thấy bất tử” (A. i, 45).
Pháp này đã được mô tả trong 14 phần trong đoạn kinh bắt đầu như sau: “Này các tỷ kheo, thế nào là thân hành niệm được tu tập, được làm cho sung mãn có quả báo lớn, có lợi lạc lớn? Ở đây, này tỳ kheo, vị tỷ kheo đi đến khu rừng…” (M. iii, 89)
Mười bốn phần đó là những phần nói về hơi thở, về tứ oai nghi, về các loại tỉnh giác, về pháp quán bất tịnh, quán tứ đại, và về chín pháp quán tử thi trên nghĩa địa.”
Tài liệu tham khảo chi tiết cho câu hỏi trên nên xem tại:
Thanh Tịnh Đạo – Buddhaghosa (Phật Âm), Chương VIII (a) – Ðịnh: Những Ðề Mục Quán Khác Bằng Tùy Niệm (Anussati Kammatthàna– niddesa), (Phần Thân Hành Niệm, sau Phần niệm chết)
Dưới đây là phần mô tả về kết quả sẽ thành tựu khi tu tập viên mãn thân hành niệm – 32 thể trược:
Ðịnh Tướng Khởi
Khi hành giả đã định rõ các phần khởi đầu bằng tóc như trên qua màu sắc, hình dáng, phương hướng, trú xứ và ranh giới, và chú tâm theo cách đã chỉ dẫn (theo thứ tự, không quá nhanh… tác ý tưởng bất tịnh) theo 5 khía cạnh màu sắc, hình dáng, mùi, trú xứ, gốc gác và cuối cùng vượt qua khái niệm danh từ.
Khi ấy, cũng như một người có mắt tốt đang quan sát một tràng hoa 32 màu cột trên một sợi chỉ xâu duy nhất, tất cả hoa đồng thời hiện rõ cho vị ấy, cũng vậy, khi hành giả quan sát thân này như sau: Ở trong thân này, có tóc, lông móng, v.v… thì tất cả những vật ấy đồng thời hiện rõ cho hành giả.
Do đó ở trên trong phần giải thích về thiện xảo trong sự tác ý, có nói rằng: “Bởi khi một người sơ cơ tác ý tóc, sự chú ý của vị ấy tiếp tục cho đến khi nó đạt đến phần cuối cùng là nước tiểu và dừng lại ở đấy”.
Nếu khi tất cả 32 phần đã hiện rõ với hành giả, nếu vị ấy cũng tác ý như trên đối với ngoại vật (như đã chú tâm trên 32 thể ở nội thân) thì khi ấy những người, súc vật v.v… di động trước mắt bấy giờ bỗng tuột hết cái tướng chúng sanh, và chỉ như là tổng hợp các phần tử.
Và khi chúng nuốt vào những thức ăn uống, thì trông như thể thức ăn uống đang được đặt vào trong một tập hợp những phần tử ấy. Khi hành giả tiếp tục tác ý đến những phần tử ấy (là ghê tởm), tuần tự bỏ ra những phần không rõ thì cuối cùng định tướng xuất hiện nơi hành giả.
Ở đây sự xuất hiện của tóc, lông, móng, v.v… về màu sắc, hình dáng, trú xứ và ranh giới là học tướng, khía cạnh ghê tởm của nó về mọi phương diện là tợ tướng.
Khi hành giả phát triển tợ tướng thì định tướng sẽ khởi lên, nhưng đây chỉ thuộc sơ thiền, như đã được tả dưới đề mục “bất tịnh kể như một đề mục thiền”. Và chỉ có một đinh tuớng sơ thiền xuất hiện nơi người mà đối với họ chỉ có một phần tử (trong 32 phần) được hiện rõ hoặc là người đã đạt được đinh tướng trong một phần và không nỗ lực gì thêm.
Về một phần khác. Nhưng nhiều sơ thiền, tùy theo số lượng các phần, được phát sinh nơi một người mà đối với vị ấy nhiều phần đã hiện rõ, hoặc nơi một người đã đạt định tướng với một phần nhưng còn nỗ lực thêm về các phần khác. Ðó là trưởng lão Mallaka.
Vị trưởng lão này cầm tay trưởng lão Abhaya, người tụng đọc kinh Trường bộ và sau khi nói: “Thiền giả Abhaya trước hết hãy học vấn đề này”, ông nói tiếp: Mallaka là vị trưởng lão đã đắc 32 thiền về 32 uế vật. Nếu nhập sơ thiền mỗi ngày một thể, và mỗi đêm một thể, thì vị tiếp tục nhập trong hơn nửa tháng. Nếu chỉ nhập mỗi ngày một thể, thì vị ấy tiếp tục trong hơn một tháng.
Và mặc dù thiền này có thể thành công như trên với sơ thiền, tuy vậy nó được gọi là “thân hành niệm” vì nó thành công nhờ ảnh hưởng của sự tưởng niệm về màu sắc, hình dáng…
Và vị tỷ kheo tu tập thân hành niệm này là người chinh phục được sự chán ghét và ưa thích “ưa chán không chinh phục được vị ấy, vị ấy sống vượt qua được sự ưa chán khi nó khởi lên.
Vị ấy là người chinh phục được sợ hãi và khiếp đãm không chinh phục được vị ấy, vị ấy sống vượt qua sợ hãi khiếp đãm khi nó nổi lên.
Vị ấy là người chịu đựng nóng lạnh…
Chịu đựng các cảm thọ về thân…
Chết điếng người… ” (M. iii, 97)
Vị ấy trở thành người đạt được bốn thiền dựa trên khía cạnh màu sắc của tóc, lông, móng v.v… Và đạt đến các thần thông.
Hãy tinh cần ngày đêm
Tu tập thân hành niệm
Ðem lại nhiều lợi ích
Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala
Hoặc là ngồi hay nằm,
Hoặc co tay, duỗi tay,
Như vậy, thân dao động.194. Ràng buộc với xương gân,
Trét thoa với da thịt,
Thân được da che đậy,
Như thật không thấy rõ.195. Trong một bụng chứa đầy,
Cục gan, và bọng đái,
Quả tim và buồng phổi,
Cả thận, và tỳ tạng.196. Nước mũi, và nước miếng,
Mồ hôi, và nước mỡ,
Máu, và nước khớp xương,
Mật, và bạch huyết cầu.
197. Từ chín nguồn nước này,
Bất tịnh luôn luôn chảy,
Từ mắt, đồ bẩn chảy,
Từ tai, đồ bẩn chảy.
198. Nước mũi từ lỗ mũi,
Từ miệng, có khi chảy,
Chảy mật, và niêm dịch,
Từ thân, mồ hôi bẩn.
199. Trong đầu thật trống rỗng,
Chứa đầy những óc, não.
Bị vô minh dắt dẫn,
Kẻ ngu nghĩ tịnh sạch.
200. Khi bị chết nằm xuống,
Phồng lên, và xanh bầm,
Quăng bỏ trong nghĩa địa,
Bà con không đoái hoài.
201. Chó, dã can đến ăn,
Chó sói, các côn trùng,
Quạ, diều hâu đến ăn,
Còn có hữu tình khác.
202. Ðược nghe lời Phật dạy,
Tỷ-kheo có trí tuệ,
Vị ấy liễu tri thân,
Thấy thân đúng như thật.
203. Ðây thế nào, kia vậy,
Kia thế nào, đây vậy,
Ðối với thân trong ngoài,
Từ bỏ mọi lòng dục.
204. Từ bỏ lòng tham dục,
Ðây Tỷ-kheo có tuệ,
Chứng bất tử, tịch tịnh,
Niết-bàn giới thường trú.
205. Thân này với hai chân,
Bất tịnh và hôi thúi,
Ðầy xác chết, chảy nước,
Lại được giữ, nâng niu.
206. Với thân thể như vậy,
Ai lại nghĩ đề cao,
Hay khinh miệt kẻ khác,
Trừ kẻ không thấy gì.