Chương Thứ Ba
Giảng Giải về Cuộc Kết Tập Lần Thứ Ba
Hai trăm hai mươi tám năm kể từ khi bậc Chánh Đẳng Giác Vô Dư Niết Bàn, tất cả các ngoại đạo khác với số lượng sáu mươi ngàn đều bị thiếu thốn về lợi lộc và danh vọng thậm chí không nhận được thức ăn và y phục. Do mong muốn lợi lộc và danh vọng nên họ đã cạo đầu, khoác y ca-sa, đi lại ở các trú xá, và vào dự các hành sự như là lễ Uposatha (Bố Tát). Họ đã gây nên sự ung nhọt, ô nhiễm, lộn xộn trong Giáo Hội; do đó, trên toàn bộ đảo Jambu này, sáu năm qua hội chúng tỳ khưu đã không thực hiện hành sự Uposatha.
Khi ấy, vị minh vương Asoka (A Dục) lên ngôi đã được mười lăm năm. Đức vua có ý định thanh lọc Giáo Hội nên đã cho triệu tập hội chúng tỳ khưu tại tu viện Asoka. Trong buổi triệu tập đó, trưởng lão Moggaliputtatissa là vị trưởng thượng trong hội chúng đã giảng giải về giáo lý cho đức vua. Đức vua đã hỏi tất cả các vị ngoại đạo, và biết được rằng: “Những người này không phải là tỳ khưu, những người này là ngoại đạo,” nên đã bố thí cho vải trắng rồi trục xuất. Sau đó, đức vua nói rằng: “Bạch ngài, giờ đây Giáo Hội đã được thanh tịnh, xin thỉnh hội chúng tỳ khưu thực hiện hành sự Uposatha,” rồi đã bố trí việc bảo vệ và trở vào thành phố. Hội chúng hợp nhất đã tụ hội lại và thực hiện lễ Uposatha.
Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:
1. Sau khi bậc Toàn Giác Vô Dư Niết Bàn được hai trăm hai mươi tám năm, vua Asoka là chúa tể ở trái đất này.
2. Nơi xứ ấy, vị bảo hộ trái đất đã học tập giáo lý chính thống của bậc Toàn Giác trong khi ngự ở khu vườn thượng uyển tuyệt đẹp trong thời gian bảy ngày.
3. Chính trong bảy ngày ấy, vị chúa tể của trái đất đã phái đi hai dạ-xoa để triệu tập toàn bộ tỳ khưu ở trái đất này.
4. Vào ngày thứ bảy, đức vua đã đi đến tu viện lộng lẫy của cá nhân và cho lệnh triệu tập hội chúng tỳ khưu không thiếu một ai.
5. Sau khi hỏi tất cả các vị tà kiến ngoại đạo ấy, vị chúa tể của trái đất đã nhận ra và trục xuất sáu mươi ngàn người.
6. Rồi vị chúa tể của trái đất đã nói với vị trưởng lão rằng: “Bạch ngài, hội chúng đã được thanh tịnh; vì thế, xin hội chúng hãy tiến hành lễ Uposatha.”
7. Sau khi đã bố trí sự bảo vệ cho hội chúng, vị chúa tể đã về lại thành phố xinh đẹp. Khi ấy, hội chúng đã được hợp nhất nên đã tiến hành lễ Uposatha.
Trong lần tụ hội ấy, trưởng lão Moggaliputtatissa trong khi phủ nhận các học thuyết khác đã trình bày tác phẩm Kathāvatthu. Vị ấy đã tuyển chọn được một ngàn vị tỳ khưu thông thạo Tam Tạng và pháp Học, có tuệ phân tích sắc bén, và có Tam Minh trong số sáu trăm ngàn vị tỳ khưu.
Giống như trưởng lão Mahākassapa và trưởng lão Yasa đã kết tập Pháp và Luật được phân tích theo Tạng, theo Bộ Kinh, theo Thể, và theo Pháp Uẩn; tương tợ như thế, trong khi trùng tụng lại Pháp và Luật, vị trưởng lão Moggaliputtatissa đã thanh lọc tất cả các điều sai trái trong Giáo Pháp và đã thực hiện cuộc kết tập lần thứ ba.
Khi kết thúc cuộc kết tập, quả đại địa cầu đã rung động bằng nhiều cách. Lần kết tập này đã kết thúc trong chín tháng.
Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:
8. Giống như trưởng lão Mahākassapa và trưởng lão Yasa đã thực hiện cuộc kết tập về Giáo Pháp, trưởng lão Tissa cũng đã làm việc ấy như thế.
9. Trong hội trường của cuộc kết tập ấy, trưởng lão Tissa đã trình bày tác phẩm Kathāvatthu phủ nhận các học thuyết khác.
10. Như vậy cuộc kết tập Giáo Pháp ấy gồm một ngàn vị tỳ khưu đã được hoàn tất trong chín tháng với sự hộ trì của vua Asoka.
11. Sau khi thực hiện cuộc kết tập lần thứ ba đem lại nhiều lợi ích cho thế gian, tất cả các vị trưởng lão ấy đã sống hết tuổi thọ rồi Niết Bàn.
12. Khi biết được bản chất của vô thường là khổ đau và thân này khó đạt, bậc trí tuệ hãy cấp thời nỗ lực để chứng đạt quả vị bất tử vĩnh viễn.
Phần Giảng Giải về Cuộc Kết Tập Lần Thứ Ba
trong cuốn “Diệu Pháp Yếu Lược” được thực hiện
nhằm đáp ứng niềm tin của các thiện trí thức
được chấm dứt.
-ooOoo-
Tatiya-Saṅgīti-Vaṇṇanā
Tatiyo Paricchedo
Sammāsambuddha-parinibbānato dvinnaṃ vassasatānaṃ upari aṭṭhavīsatime vasse sabbe aññatitthiyā saṭṭhi-sahassa-mattā vihīna-lābhasakkārā hutvā antamaso ghāsacchādanampi alabhantā lābhasakkāraṃ patthayamānā sayameva muṇḍe katvā kāsāyāni acchādetvā vihāresu vicarantā uposathādikammampi pavisanti. Sāsanass’ abbundañca malañca kaṇṭhakañca samuṭṭhāpesuṃ. [17]
Tasmā imasmiṃ sakala-Jambudīpe bhikkhu-saṅgho cha saṃvaccharāni uposatha-kammaṃ na akāsi. Tadā Asoko dhammarājā pannarasavassābhiseko ahosi. Rājā sāsanaṃ visodhetukāmo Asokārāme bhikkhusaṅghaṃ sannipātāpesi. Tasmiṃ sannipatite āyasmā Moggaliputtatissatthero saṅghatthero hutvā rājānaṃ samayaṃ uggaṇhāpesi. Rājā sabbe aññatitthiye pucchitvā “Na ime bhikkhū aññatitthiyā ime ti” ñatvā setavatthāni datvā uppabbājesi. Tato Rājā: “Suddhaṃ dāni bhante sāsanaṃ karotu bhikkhusaṅgho uposathanti” ārakkhaṃ datvā, nagarameva pāvisi. Samaggo saṅgho sannipatitvā uposathaṃ akāsi. [18]
Tenāhu porāṇā:
- Sambuddha-parinibbānā dve ca vassa-satāni ca
Aṭṭhavīsati vassāni Rājāsoko mahīpati [19]
- Vasanto tattha sattāhaṃ rājuyyāne manorame
Sikkhanto so mahīpālo sambuddha-samayaṃ subhaṃ
- Tasmiṃ yeva ca sattāhe dve ca yakkhe mahīpati
Pesetvā mahiyaṃ bhikkhū asese sannipātayi
- Sattame divase gantvā sakārāmaṃ manoramaṃ
Kāresi bhikkhusaṅghassa sannipātamasesato [20]
- Te micchādiṭṭhike sabbe pucchitvā aññatitthiye
Ñatvā saṭṭhi sahassāni uppabbājesi bhūpati
- “Saṅgho visodhito yasmā tasmā saṅgaho uposathaṃ
Karotu bhante” iccevaṃ vatvā therassa bhūpati
- Saṅghassa rakkhaṃ datvāna nagaraṃ pāvisi subhaṃ
Saṅgho samaggo hutvāna tadā ’kāsi uposathanti. [21]
Tasmiṃ samāgame Moggaliputtatissatthero parappavādaṃ maddamāno Kathāvatthuppakaraṇaṃ abhāsi. Tato saṭṭhisatasahassa-saṅkhāsu bhikkhūsu uccinitvā tipiṭaka-pariyatti-dharānaṃ pabhinna-paṭisambhidānaṃ tevijjādi-bhedānaṃ bhikkhūnaṃ sahassamekaṃ gahetvā yathā Mahākassapatthero ca Yasatthero ca piṭaka-vasena ca nikāya-vasena ca aṅga-vasena ca dhammakkhandha-vasena ca dhammañca vinayañca saṅgāyiṃsu. Evamevaṃ dhammañ ca vinayañca saṅgāyanto Moggaliputtatissatthero sabbaṃ sāsanamalaṃ visodhetvā tatiya-saṅgītimakāsi.
Saṅgītipariyosāne anekappakāraṃ mahā-paṭhavī kampo ahosi. Ayaṃ saṅgīti navahi māsehi niṭṭhitā.
Tenāhu porāṇā:
- Mahākassapatthero ca Yasatthero ca kārayuṃ
Yathā te dhammasaṅgītiṃ Tissatthero pi taṃ tathā
- Kathāvatthuppakaraṇaṃ-paravādappanaddanaṃ
Abhāsi Tissatthero ca tasmiṃ saṅgīti-maṇḍale
- Evaṃ bhikkhu-sahassena rakkhāy’ Āsokarājino
Ayaṃ navahi māsehi dhamma-saṅgīti niṭṭhitā [22]
- Tatiyaṃ saṅgahaṃ katvā katvā lokahitaṃ bahuṃ
Te yāvatāyukaṃ ṭhatvā therā sabbepi nibbutā
- Evaṃ aniccataṃ jammiṃ ñatvā durabhisambhavaṃ
Tuvaṭaṃ vāyāme dhīro yaṃ niccaṃ amataṃ padanti.
Sujanappasādāya kate Saddhammasaṅgahe
tatiya-saṅgīti-vaṇṇanā
niṭṭhitā.
-ooOoo-
TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)