Tâm Và Đạo: Quán Tưởng Về Cuộc Sống Trong Đạo Phật – Phần Ii – Chương Xii – Sống Với Thực Tại

Chương 12: SỐNG VỚI THỰC TẠI

 

Trong đạo Phật, Chân Lý hay Sự Thật còn được gọi là “Dhamma” hay Pháp. Pháp bao gồm tất cả cái có và cái không có. Khi suy nghĩ theo quan điểm nhị nguyên, chúng tathường cho là một sự vật hoặc phải là cái gì đó hoặc không là cái gì hết, nhưng khi quán Pháp, tâm chúng ta phải mở rộngtiếp thu tất cả, tiếp thu cái tổng thể trong đó quan hệ giữa cái có và cái không có tồn tạivận hành. Nếu chúng ta không thấy và biết được tổng thể nầy, cuộc sống của chúng ta sẽ hoàn toàn tùy thuộc hay hoàn toàn bị điều kiệnbởi những kinh nghiệm sống riêng lẻ của chúng ta, và chúng ta sẽ có xu hướng xem những kinh nghiệm sống riêng lẻ và bị điều kiện nầy là thực tạichân lý. Và vì thế trong cuộc sống, chúng ta sẽ trôi lăn từ kinh nghiệm nầy đến kinh nghiệm khác, và những kinh nghiệm nầy hoàn toàn không liên hệ gì đến những gì vượt lên trên hoặc nằm ngoài chính bản thân của chúng.

 

Khi chúng ta không thấy được mối quan hệ thật sự của các Pháp, đời sống của chúng ta sẽ trở nên phức tạp và khó khăn vì tâm chúng ta bị phân liệt, chia chẻ, và tản mạn. Chúng ta sẽ chỉ biết phản ứngvới sự việc nầy và sự việc nọ — với điều kiện nầy và với tình cảm nọ — và chúng tasẽ tự hỏi tại sao mình vẫn đau khổ mặc dù trong cuộc sống mình có tất cả. Chúng tathường nghĩ rằng nếu có tất cả, chúng tasẽ được hạnh phúcan toàn, nhưng chúng ta vẫn bất toại nguyệnchúng taluôn có nhu cầu cần được gắn bó với một cái gì đó, luôn khao khát được trở về với một nguồn cội nào đó. Tâm con người luôn mong được tự dogiải thoát khỏi những tình cảm cô đơn, bị chia cắt và cô lập mà họ luôn cảm thấy một cách khẩn trương và bức xúc.

 

KHÁT KHAO ĐƯỢC TOẠI NGUYỆN

 

Giáo lý của Đức Phật dạy chúng ta quán tưởng trên cuộc sống làm người của chúng ta, bắt đầu với tình cảm bị cô lập, chia cắt, cô đơn, và xa cách mà tất cả chúng ta đều có. Nếu chúng takhông quán tưởng trên chính cuộc sống của chúng ta hay cố gắng tìm hiểu nó thì cuộc đời của chúng ta sẽ chỉ là một chuỗi dài của những kinh nghiệm vô nghĩa, và càng cảm nhận được sự vô nghĩa nầy, chúng ta lại càng cảm thấy bị chia cách và cô đơn hơn.

 

Chúng ta thường đi tìm một người nào đó và mong rằng người đó sẽ mang lại hạnh phúctoại nguyện cho chúng ta, một người mà chúng ta có thể nương tựa, một người mà sẽ không bao giờ làm chúng ta thất vọng. Chúng ta thường xây dựng một hình ảnh lãng mạn về một người nào đó được tạo hóa dành sẵn riêng cho chúng ta; và khi gặp được họ, chúng ta sẽ sống mãi trong niềm hoan lạchạnh phúc. Nhưng ngay cả nếu chúng ta gặp “đúng” được người đó, chúng ta cũng sẽ thất vọng khi chúng ta mong đợi là người đó sẽ thỏa mãn những nhu cầu của chúng ta. Người ấy sẽ không làm chúng ta toại nguyện vì họ cũng là một con người riêng lẻ và sống cách biệt với chúng ta, họ không phải là ta. Nếu chúng ta quyến luyếnbám víu vào họ và khi họ chết đi, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng lẻ loi, đơn côi và mất mát vì chúng ta đã mất đi chỗ tựa. Bất cứ cái gì biệt lập với chúng ta, bất cứ cái gì đến với chúng ta, cuối cùng rồi sẽ bỏ chúng ta mà ra đi. Vì thế đòi hỏi một người khác thỏa mãn những nhu cầu của chúng ta sẽ chỉ làm tăng thêm tình cảm đơn côi, thất vọng, buồn phiền, đau đớn, và tuyệt vọng trong chúng ta mà thôi.

 

Từ đó, trong đời sống tu tập tâm linh, chúng ta không đi tìm sự hợp nhất với một người nào đó trong thế giới của giác quancảm thọ nầy. Chúng ta không đòi hỏi những người khác phải thỏa mãn những nhu cầu của chúng ta; chúng ta cũng không mong cầu bất cứ điều gì từ bất cứ người nào khác. Thậm chí, chúng ta cũng không đi tìm Thượng Đế như một thực thể nào đó nằm bên ngoài, đến giúp, và cứu vớt khi chúng ta gặp khó khăn. Chúng ta buông bỏ tất cả những sự can thiệp hay gia hộ từ bề trên, và chúng ta không mong chờ hay đòi hỏi điều đó. Thay vào đó, chúng ta bắt đầu xem xét lại chính bản thân của sự hiện hữu, sự tồn tại, và sự sống, để chúng ta có thể chứng nghiệm và hiểu được cuộc sống mà hình như luôn bị chia cắt và cô lập nầy.

 

ĐẶT NGHI VẤNXEM XÉT TỤC ĐẾ HAY THỰC TẠI CHẾ ĐỊNH

 

Sự chia cách giữa con người chỉ là bề ngoài mà thôi, nhưng văn hóa chúng ta lại cho đó là sự thật. Đối với nhiều người, “thế giới thật” của họ là những thực tại thể hiện trong cuộc sống hằng ngày như đi làm, sinh hoạt với gia đình, quan hệ với bạn bè. Nói khác đi, đó là tất cả những gì tốt và xấu xảy ra trong xã hội. Chúng ta xem những điều nầy là thật vì chúng ta hằng ngày sống và chung đụng với nó. Chúng ta phải lo săn sóc thân thể, làm ăn sinh sống, sống hòa hợp với những người chung quanh, học cách nuôi dạy con cái, và làm tất cả việc thế gian khác mà xã hội đã quy định.

 

Tôi không nói rằng tất cả những sinh hoạt xã hội có tính chế định nầy đều là hư ảokhông thậtsự tồn tại. Cái thế gian được xã hội chế định nầy là cái mà trong đạo Phật gọi là Tục Đế là có thật và hiện hữu tự nó, nhưng nó không phải là sự thật tuyệt đối mà trong đạo Phật gọi là Chân Đế. Tục Đếthế giới của sự thay đổi, biến chuyển, thế giới của những bóng dáng, thế giới của sự sống và sự chết; nó gồm những gì sinh rồi diệt, đến rồi đi. Đó là cái mà chúng ta gọi là thực tạiđược chế định hay Tục Đế vì hình như nó không thật đối với chúng ta. Nhưng, trong khi hành thiền, chúng ta không thể mù quáng xem tục đếsự thật tuyệt đối chỉ vì nó vận hành theo nhịp sống đời thường của chúng ta; trái lại, chúng ta chọn một thái độ khác — chúng ta nghi vấn, quan sátxem xét nó.

 

Chúng ta cần đặt nghi vấnxem xét Tục Đế, chứ không nên coi thường, tìm cách đẩy nó qua một bên và không để ý đến nó. Chúng ta phải thật sự quan sátxem xét nó. Đây chính là điều mà chúng ta làm trong lúc hành thiền. Chúng ta bắt đầu xem xét cái mà hình như rất tầm thường đối với một người bình thường, tầm thường đến nỗi không ai thèm để ý đến nó. Nhưng, chúng tanên thận trọng trong khi hành thiền vì chúng ta dễ có khuynh hướng đi tìm những cái gì mới lạ hoặc ngoại lệ và độc đáo và xem việc để ý đến những cái bình thường đường như là không cần thiết. Vì thế, tôi yêu cầu bạn hãy cố gắng đặc biệt chú ý đến những cái bình thường của cuộc đời.

 

Thí dụ, bạn có thể quán tưởng trên những cảm giác sinh khởi trong thân thể vật chất nầy. Đây là những cảm giác rất vi tế, vừa dễ chịu, vừa đau khổ. Hay bạn có thể tự hỏi cá tính của bạn là gì; Nó có phải thật là chính bạn hay không? Xin khoan vội đánh giá nhân cách bạn là tốt hay xấu, mà hãy thật sự tìm hiểu: Nhân cách là gì? Hãy tìm hiểu những cảm thọ. Cảm thọ là gì? Tâm bạn có khả năng cảm nhận được điều gì — yêu và ghét, phấn chấn, tuyệt vọng, sợ hãi, ganh tỵ hay bị ám ảnh bởi những tham ái và si mê? Tôi không muốn nói là bạn không nên ghét và chỉ nên yêu. Tôi chỉ yêu cầu bạn xem xét bản chất của những tình cảm nầy và khả năng cảm nhận những tình cảm nầy của bạn như một con người.

 

Hãy quán sát tình cảm khi bạn được khen ngợi. Ghi nhận những tác động của nó trong tâm khi có người khen bạn là một người rất xinh đẹp hay một người tuyệt vời. Bạn có thể quán sát tình cảm vui sướnghạnh phúc khi được khen, thay vì bị tình cảm này lôi cuốnsai khiến. Nếu có người thật sự chống đối và tìm cách chỉ trích bạn, bạn có thể tức giận, bất mãn, hay buồn khổ; nhưng bạn vẫn có thể ứng xử theo một cách khác, bạn có thể quán tưởng những tình cảm nầy. Bạn có thể vượt lên trên thế giới của cảm thọ bằng cách chấp nhậnquán sát nó, thay vì bị nó chế ngự hay phán đoán nó.

 

QUÁN SÁT NHƯNG KHÔNG PHÁN ĐOÁN

 

Chúng ta ai cũng có những mẫu người đàn ông hoặc đàn bà lý tưởng. Chẳng hạn như người đàn ông lý tưởng thì phải can đảm và không bao giờ được run sợ. Người đàn bà lý tưởng thì phải luôn yêu thươnghiền thục; phải không bao giờ được ganh tỵ hay dữ dằn đối với con cái. Khi những lý tưởng ấy hiện lên trong tâm chúng ta hay tâm của người khác, chúng ta sẽ có những đánh giá: “Ồ, tôi không được phép nghĩ như thế ” hay “Bà ta quả là một người kinh khủng, đầy ganh ghét và sân hận” hay “Ông ta là một kẻ hèn nhát, luôn lo bảo vệ bản thân mình.”

 

Nền văn hóa của chúng ta khuyến khích và nuôi dưỡng trong chúng ta thói quen đánh giá, phán xét, và phê bình chính chúng ta và người khác. Nhưng con đường của Đức Phậtcon đườngkhông phán xét, không ức chế, không đè nén, không theo bên nầy hoặc bên kia, mà chỉ thuần ghi nhận. Đây là cách sống của một người có tâm tỉnh thức: Vị ấy chỉ quán sát và ghi nhận những gì đang xảy ra trong dòng sông tình cảm không ngừng trôi chảy nầy; Vị ấy có tình cảm và trí thông minh, có khả năng tư duytrí nhớ. Và nhờ quán tưởng như thế, chúng ta có thể tha thứ, buông bỏ, và giải thoát chúng ta khỏi gánh nặng của cuộc sống và tất cả những đau khổ luôn đi kèm với những si mêlầm lạc do tham ái và dính mắc mang lại.

 

Con ngườichúng sanh có khả năng tỉnh giáctỉnh thức trong giây phút hiện tại, có khả năng biết được cái đang xảy ra tại đây và ngay bây giờ. Khi có cái nhìn tỉnh thức về thực tại nầy, chúng ta sẽ không còn nhắm mục tiêu đi tìm một cái gì đặc biệt trong đời nữa. Vì làm như thế, chúng tasẽ không còn tỉnh thức nữa; lúc đó, tâm chúng ta sẽ chỉ lo đi tìm một cái gì đó để hiểu biết. Tâm tỉnh giác là tâm có công năng tiếp thu và đón nhận, nhưng nó không thụ động và thiếu thông minh. Tâm tỉnh giác có cả hai, vừa thông minh hiểu biết, vừa có khả năng tiếp thu và đón nhận.

 

con người, ai cũng có trí thông minh. Nhưng chúng ta có khuynh hướng sử dụng trí thông minhmột cách sai lạcchúng tathói quen chấp chặt vào những tư tưởng, quan điểmý kiến của chúng ta. Chúng ta có những ảo tưởng rất là thông minh và xuất chúng về chính chúng ta và về cái thế giớichúng ta đang sống. Nhưng khi chúng ta buông bỏ tất cả và sống với hiện tại, tâm chúng ta sẽ chỉ còn lại sự thấy biết sáng suốt, không bị bóp méo hoặc nhiễm ô bởi những tham áisợ hãi. Trí thông minh của chúng ta hoạt động một cách tối ưu, sáng suốt, và chiếu rọi. Đây chính là điều mà chúng ta muốn nói đến khi chúng ta nói chúng ta quy y Phật, một con ngườihoàn toàn tỉnh thức hay một Bậc Toàn Giác. Chúng ta sẽ hiểu bản chất thật sự của sự đau khổ. Chúng ta tu tập cách đi ra khỏi khổ đau, cách chấm dứt khổ đau, và để rồi cuối cùng, sẽ không còn dấu vết gì của khổ đau cả.

 

CHẤP NHẬN THỰC TẠI

 

vô minhthói quen suy nghĩ của tâm mê muội, chúng ta thường có ảo tưởng hay hiểu sai lạcvề cuộc đời và đây chính là nguồn gốc của sự đau khổ. Vì thế, thay vì cứ tập trung trên những ảo tưởng nầy, chúng ta hảy nhìn vào thực tại, nhìn cái gì cũng được, và rồi chúng ta sẽ thấy đây chính là quy luật của cuộc sống, đây chính là “thực tại như nó đang xảy diễn.” Qua pháp quán tưởng, chúng ta mang thực tại vào ý thức. Quán tưởng nhắc nhở chúng ta rằng đây chính là thực tại như nó đang xảy diễn. Chúng ta sẽ không nói thực tại nên xảy diễn hay không nên xảy diễn theo một cách đặc biệt nào đó. Ngay cả nếu thực tại đang diễn ra là hết sức khủng khiếp, chúng ta cũng không nên phán xét nó khủng khiếp như thế nào mà chỉ nên chấp nhận thực tại như nó đang xảy diễn.

 

Sử dụng khả năng quán tưởng theo cách nầy sẽ rất hữu ích khi bản thân chúng ta lâm vào một hoàn cảnh khó khăn, hay khi chúng ta suy nghĩquan tâm về tình hình thế giới. Đây là thực tạinhư nó đang xảy diễn, phải không các bạn? Tôi không nói là chúng ta không nên quan tâm về những gì đang xảy ra. Tôi chỉ nói là chúng ta hãy nhấp nhận thực tại như nó đang xảy diễn để chúng ta có thể thật sự hiểu biết nó. Chúng ta không thể hiểu bất cứ một vật gì nếu chúng ta chỉ lo tìm cách bát bỏ hay không chấp nhận nó. Nếu muốn hiểu một cái gì đang thối rữa và hoại diệt, chúng ta phải chấp nhận sự thối rữa và hoại diệt của nó. Điều nầy không có nghĩa là chúng ta yêu thích nó; chúng ta không thể yêu thích cái hư thối, vì sự thối rữa là thật đáng ghê tởm; nhưng chúng ta có thể chấp nhận nó. Và khi đã chấp nhận sự thối rữa rồi, chúng ta sẽ bắt đầu hiểu được nó.

 

Hãy áp dụng cách quán tưởng vừa nêu trên vào những trạng thái tâm sinh khởi trong tâm bạn. Nếu bạn đánh giá trạng thái tâm suy đồixấu xa đang có trong bạn bằng cách nói, “Chao ôi, tôi là một người hết sức xấu xa, tôi không nên có tư tưởng như thế, tôi không nên có tình cảm như thế, con người tôi quả là hư đốn,” và như thế là bạn đã không chấp nhận trạng thái tâm lúc ấy. Bạn đã đánh giáphán đoán nó, và hoặc là bạn đổ lỗi cho một người nào đó, hoặc đổ lỗi cho chính bản thân bạn. Đó không phải là chấp nhận; đó chỉ là phản ứngphán đoán.

 

Khi bạn càng phản ứngvô minhlầm lạc, nói khác đi, khi bạn càng tìm cách bát bỏ và đè nén những gì bạn cho là xấu xađáng ghét, chính những cái xấu xa mà bạn tìm cách đè nén nầy lại càng bám sát theo bạn. Sự chống ghét và ức chế sẽ ám ảnh bạn như những bóng ma, và như thế, bạn sẽ bị lôi cuốn vào cơn lốc đau khổ do chính bạn tạo nên. Chấp nhận một sự vật không có nghĩa là đồng ý với nó hay yêu thích nó, mà là một thái độ thiện chí sẳn sàng chịu đựng những gì khó chịu, và một khả năng chịu đựng được sự xấu xa ghê tởm cùng với sự đau đớn đi kèm với nó. Qua sự chịu đựng, bạn sẽ thấy là điều kiện hay trạng thái tâm xấu xa đó có thể sẽ chấm dứt; và rồi bạn sẽ có thể buông bỏ nó. Bạn chỉ có thể buông bỏ những sự vật khi nào bạn chấp nhậnnó. Nếu không, cuộc đời bạn sẽ chỉ là một chuỗi dài của những phản ứngphản ứng trốn tránhnếu đó là những gì xấu xa, và phản ứng chấp chặt, luyến ái nếu đó là cái gì tốt đẹp, thoải mái, và dễ chịu.

 

HÃY BUÔNG BỎ QUÁ KHỨ

 

Trong xã hội, chúng ta được huân tập để tin rằng ký ức hay trí nhớ là vật sở hữu thật sự của chúng ta, hay thuộc về chúng ta. Chúng ta thường quên đi những sự kiện tầm thường trong cuộc sống hàng ngày, và chỉ nhớ rất rỏ những sự kiện thật tốt đẹp trong đời như khi chúng ta được một giải thưởng nào đó hay đang đắm say trong một mối tình lãng mạn nào đó. Chúng ta cũng thường nhớ lại những điều xấu xachúng ta đã làm hay người khác đã làm tổn thương đến chúng ta.

 

Sự chấp thủ và dính mắc sẽ xảy ra khi chúng ta cất giữ những ký ức rồi cho chúng trồi lên và tái diễn lại trong tâm, hay khi chúng ta tìm cách triệt tiêudẹp bỏ chúng; Đây là hai hình thức của sự dính mắc và chấp thủ. Điều nầy mới nghe có vẽ nghịch lý, nhưng sự thậtchúng ta đang bám chặt vào cái mà chúng ta đang tìm cách triệt tiêudẹp bỏ. Khi chúng ta càng muốn quên đi một cái gì đó, tâm chúng ta càng dính mắc vào vật đó. Chính vì thế mà những sự vật nầy được xem như là những bóng ma ám ảnh chúng ta, vì thật ra chúng ta đang bám chặt vào chúng.

 

Lấy một thí dụ, khi một người nào đó làm một cái gì hết sức kinh khủng đối với bạn và bạn rất giận anh ta về việc nầy, nhưng bạn quyết định là thôi, bạn sẽ bỏ qua và không suy nghĩ về việc nầy. Bạn cứ thử đẩy sự kiện trên ra khỏi tâm bạn bằng cách cố gắng không nghĩ về nó nữa. Có thể bạn sẽ làm được như thế trong một giây phút nào đó, và rồi thình lình nó lại bùng dậy trong tâm bạn. Bạn lại muốn dẹp nó sang một bên, nhưng chính cái ý muốn dẹp bỏ đó sẽ làm sinh khởitiến trình chấp thủ trong tâm bạn. Vì thế những gì bạn nên làm không phải là tìm cách đẩy sự sân hận ra khỏi tâm; bạn phải chấp nhận cơn giận.

 

Bạn sẽ tìm thấy sự an tịnh và lắng dịu qua việc chấp nhận sự đau đớn mà bạn đang chịu đựngcuối cùng buông bỏ nó; sự lắng dịu và thoải mái không đến từ việc tìm cách bát bỏ sự đau khổ mà từ việc để cho sự đau khổ tự nó xảy diễn ra trong tâm bạn. Bất cứ cái gì mà bạn chấp nhận chịu đựng đến lúc nào đó, nó sẽ ngừng nghỉ, và sự ngừng nghỉ nầy sẽ mang lại một cảm giác thoải mái dễ chịu vì bạn đã để cho mọi sự vật trôi chảy và chuyển động theo đúng bản chất của nó. Lúc đó bạn đang sống một cách hài hòa và nhu thuận với cuộc đời, với thiên nhiên, và vạn pháp.

 

Quá khứ chỉ là ký ức được tái diễn trong tâm ngay trong phút giây hiện tại, phải không các bạn? Hiện tại, chỉ có hiện tại thôi; cho dù bạn ở đâu, cũng chỉ có giây phút hiện tại. Bất cứ cái gì mà bạn nhớ lại — những gì bạn đã làm, hay những gì người khác đã làm — chỉ là ký ức. Ký ức đến rồi đi trong tâm, ngay trong giây phút hiện tại. Hoàn toàn không có quá khứ và chỉ có những chúng sinhchưa giác ngộ mới tin có quá khứ mà thôi.

 

Chúng ta tin có quá khứchúng ta có thể nhớ lại quá khứ. Tuy nhiên, tôi đề nghị bạn hảy nhìn quá khứ dưới một nhãn quan khác. Thay vì nhìn quá khứ như là “cái của bạn” và như là “một thực tại,” bạn hãy nhìn quá khứ như là chính nó, như là cái gì đó đến rồi đi qua tâm trong giây phút hiện tại. Đó mới thật sự là cái gì đang xảy diễn. Thực tại là tất cả những gì bạn nhớ lại trong quá khứ đang đến rồi ra đi trong tâm bạn. Ký ức sẽ không sống lâu hoặc kéo dài nếu bạn không bám vào nó. Ký ức chỉ đến rồi ra đi, thế thôi.

 

CÓ CÁI NHÌN ĐÚNG VỀ TƯƠNG LAI

 

Tương lai là gì? Tương lai là cái mà chúng ta không thể nhớ lại được. Bạn không thể nhớ được tương lai vì nó chưa xảy ra. Vì thế nên sự việc phải xảy ra trong hiện tại trước rồi nó trở thành quá khứtrở thành một ký ức để chúng ta có thể nhớ lại. Chúng ta không biết tương lai, nhưng tương lai chứa đựng những khả năng gần như vô hạn, phải không các bạn? Chúng ta có thể quên hẳn đi hiện tại để sống với những lo âu về tương lai như “Tôi sẽ làm gì khi những người thân yêutừ bỏ tôi và ra đi? Tôi sẽ làm gì nếu tôi bị bịnh ung thư? Tôi sẽ làm gì nếu tôi bị thua lỗ tất cả tiền tài và của cải? Cái gì sẽ xảy ra nếu tôi không thành tựu đạo quả trước khi lìa bỏ cõi đời nầy?”

 

Thật ra, cái chết chỉ xảy ra trong hiện tại; chúng ta không thể chết trong tương lai vì tương lai chưa xảy đến. Nhưng tương lai chứa đựng khả năng mất mát, chết chóc, hay tật bệnh, và chúng ta biết là hiện nay chúng ta đang ngày càng trở nên già yếu. Đây không phải là những viễn ảnhlạc quan, vui vẻdễ chịu phải không các bạn? Trong tương lai, sẽ luôn có viễn ảnh của sự già, bệnh, và chết. Tương lai cũng có niềm hy vọngmọi việc đều sẽ xảy ra như ý chúng ta muốn — chúng ta sẽ không bị đau đớn, chúng ta sẽ được khỏe mạnh cho đến lúc chết, những người thân yêu sẽ ở bên cạnh chúng ta, và mọi việc đều sẽ ổn thỏa. Tuy nhiên, cho dù chúng ta cố bám chặt vào những hy vọng và mong cầu tốt đẹp trên, nỗi lo âu vẫn xuất hiện ngay sau đó. Chúng ta lo âulà những gì trái ngược lại với điều chúng ta mong đợi sẽ vẫn xảy ra.

 

Tôi ghi nhận điều này từ kinh nghiệm của bản thân mình: ngay lúc mà tôi nói, “Hy vọng là mọi việcsẽ ổn thỏa,” thì ngay liền sau đó, tôi lại lo là mọi việc sẽ không ổn thỏa. Nếu tôi nói, “Hy vọng chúng ta sẽ có những ngày nắng ấm,” thì liền ngay sau đó, tôi lại nghĩ ngược lại, “Đây có thể là một trong những mùa hè ẩm ướt khủng khiếp, thậm chí sẽ không có được một ngày nắng ấm” Khi bám víu vào một hy vọng ở tương lai, chúng ta sẽ lo sợ là điều trái ngược sẽ xảy ra ngay liền sau đó.

 

Tương lai là sự chờ mong và hy vọng. Chúng ta có thể bi quan hay lạc quan, nhưng bi quanlạc quan thường đi đôi và hỗ trợ lẫn nhau. Cho dù có lạc quan đến đâu đi nữa, bạn sẽ vẫn phải đấu tranh với xu hướng bi quan đang kéo ngược bạn lại ngay sau đó. Ngày nào mà chúng tachưa giác ngộ, đây sẽ là kinh nghiệm của chúng ta về tương lai. Kinh nghiệm sống với niềm hy vọng và nỗi lo sợ luôn đi đôi với nhau. Chỉ khi nào chúng ta hiểu được sự vận hành của các pháp và sống tỉnh thức với trí tuệ, sáng suốt, và thông minh, chúng ta mới thoát khỏi sự chi phối của hai lực tâm lý song hành và đối nghịch nầy. Với cái nhìn trí tuệ nầy về tương lai, chúng ta sẽ không có gì để lo âu cả.

 

THỨC TỈNH VÀ SỐNG TRONG HIỆN TẠI

 

Bạn có thể tự nói với mình, “Không có sự đau khổ; không có gì để lo âu cả; không có gì để sợ hãicả.” Nhưng nếu bạn càng chấp chặt vào những dòng chữ nầy, chắc chắn bạn sẽ gặp những gì trái ngược lại. Đức Phật nói có sự đau khổ, nhưng Ngài cũng nói là có con đường đi ra khỏi khổ đau. Ngài nói: “Ta thuyết giảng cho chúng sanh hai điều: khổ đau và con đường đi ra khỏi khổ đau.” Và Ngài dạy chúng ta về thực tại, tại đây và ngay bây giờ, chứ không phải về kiếp sau. Ngài không dạy rằng, “Nếu các con là những người con trai và con gái nhỏ ngoan ngoãn trong kiếp này, các con sẽ được hưởng phước trọn vẹn trong kiếp sau.” Trái lại, Ngài dạy, “Ngay bây giờ — tại đây và ngay bây giờ — trí tuệ là sống trong hiện tại.” Và nơi nào có trí tuệ và sự sáng suốt sẽ không còn khổ đau.

 

Khi tỉnh giác và sống với thực tại, chúng ta sẽ không khổ đau nhưng vẫn còn sự cảm nhận. Sẽ vẫn có hợp và tan, sinh khởihoại diệt trong cuộc sống ở cõi dục giới nầy. Sẽ vẫn có những bước thăng trầm, những lúc lên cao và xuống thấp trong thế giới của giác quancảm thọ. Nhưng những điều nầy không còn là “tôi” và “của tôi” nữa. Chúng ta sẽ không còn chấp chặt hay tìm cách chối bỏ chúng. Tất cả các pháp đang xảy diễn như nó đang xảy diễn. Chỉ có sự thấy và biết. Chỉ có những điều kiện được sinh ra rồi diệt đi chứ không còn những phản ứng trước một hoàn cảnh cá biệt nào — những phản ứng gắn liền với sự mê lầm, không thấy được quan hệ giữa hoàn cảnh đó với cái tổng thể của các pháp hữu vipháp vô vi trên thế gian nầy.

 

Khi chúng ta càng tự nhắc nhở chúng ta hãy luôn tỉnh giác về sự vận hành của các pháp, và càng hành thiền, chúng ta sẽ ngày càng tin tưởng giáo pháptăng cường khả năng gìn giữ và sống theo giáo pháp. Và rồi chúng ta sẽ có cách ứng xử thích hợp với những vụ việc mà chúng ta gặp trong hiện tại. Đây không phải là sự thông minh cá nhân; đây không phải là sự thông minh mà bạn thường nghĩ đến khi bạn cho là mình thông minh và khôn khéo. Sự thông minh hay trí tuệ nầy không bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa xã hội bên ngoài, nhưng nó luôn có công năng tiếp thu, đón nhận cuộc đờihọc hỏi từ kinh nghiệm trong suốt cuộc đời của chúng ta.

 

Với khả năng tỉnh thứcquán tưởng về cuộc đời, chúng ta sẽ không còn bị kẹt trong ảo tưởngthân nầy là tự ngã của tôi. Chúng ta sẽ không còn đòi hỏi hay mong cầu được thỏa mãn từ những cái không thể nào thỏa mãn chúng ta được. Chúng ta sẽ không còn đổ lỗi cho chúng ta hay người khác. Tất cả những thói quen suy nghĩ nầy sẽ từ từ tan biến đi, và chỉ còn lại sự đối đãi, cách ứng xử chân thậtnhạy cảm với cuộc đời, và sự hiểu biết của tâm tỉnh thức trước sự vận hành của các pháp. Chúng ta sẽ hiểu lời dạy của Đức Phật: Hãy thể nhập thực tại, sống với thực tại, và qua đó hiểu được thực tại.

 

___________________

 

* Câu hỏi: Làm thế nào để chính niệm trong đời sống vô cùng bận rộn ngày nay?

 

Trả lời: Chính niệm là khả năng tỉnh thứctỉnh giác cho dù bạn ở bất cứ nơi nào. Là cư sĩ, các bạn thường không được môi trường chung quanh khuyến khích và hỗ trợ thực hành chánh niệm, vì người đời thường không quan tâm đến giáo pháp. Tuy nhiên, trong thiền viện, sẽ có những quy tắc và lề lối hỗ trợ bạn làm việc nầy. Đây là một thuận lợi của đời sống tu viện.

 

Chúng ta phải chính niệm về sự vận hành của các pháp cho dù cuộc sống của chúng ta là như thế nào đi nữa và không nên đổ lỗi là vì không có những điều kiện hỗ trợ nên chúng ta không thể chính niệm được. Nếu bạn ở một nơi mà công việc đòi hỏi bạn phải sống theo một lề lối nào đó hay phải làm một số công tác nào đó, thì bạn không thể chờ đợi là cuộc sống sẽ tĩnh lặng và giản dị. Áp lực nặng nề của công việc sẽ không giúp bạn lắng tâm hay sống an tịnh với môi trường chung quanh. Nhưng bạn vẫn có thể chánh niệm về cuộc sống bận rộn đó, và qua sự chánh niệmđó, bạn có thể thiết lập trong thân và tâm một sự an vui và tĩnh lặng cho dù điều kiện sống chung quanh rất ư là kích động và tạo nhiều áp lực nặng nề.

 

Đôi khi chúng ta lý tưởng hóa đời sống ở các tu viện, nhưng đời sống tu viện không thể nào hoàn hảo. Đôi khi tăng chúng sống hòa thuận nhau, trong đó mọi người đều hành động và ứng xử một cách trưởng thànhchân thật. Được gần những bạn đồng tu mà bạn có thể tin tưởngkính trọng quả là một điều an lạc và bạn có thể trở nên quyến luyến và dính mắc với sự an lạc đó. Rồi khi có một vị tăng khó chịu nào đó đến ở tu viện và không thuận theo nội quy của tăng đoàn, bạn sẽ nỗi giận và nghĩ rằng, “Tôi không chịu được điều nầy. Chúng ta phải đuổi vị tăng phá hoại nầy ra khỏi tu viện để bảo vệ tăng đoàn quý báu của chúng ta nơi đó mọi người sống thuận thảo và cùng nhau tu tập. Chúng ta không muốn bất cứ phần tử phá hoại và chia rẽ nào len lỏi vào tăng đoàn.” Nhưng chính những tư tưởng nầy sẽ làm chúng ta đau khổ. Vì thế, chúng ta phải tập mở rộng tâm thức để sẵn sàng chấp nhận những phá hoại và đổ vỡ trong đời sống tu viện.

 

Thí dụ, bạn có thể dính mắc với bầu không khí tĩnh lặng của những khóa thiền dài ngày. Trong thiền đường yên lặng, nơi đó mọi người ngồi yên tĩnh, bất cứ tiếng động nào, dù nhỏ đến đâu đều có thể nghe được. Vì thế, bạn có thể bực mình khi nghe tiếng lạo xạo của một cái áo khoát ny-lông hay một ai đó ồn ào trong khi ăn uống. Bạn nghĩ, “Trời ơi, tôi chỉ mong vị đó không làm ồn nữa.” Lúc đó, bạn đang khởi tâm sân hận với cái thực tại ồn ào đang xảy diễn, bởi vì bạn muốn sự yên lặng tuyệt đối được tiếp tục duy trì. Và khi sự yên lặng bị phá vỡ, bạn thấy rằng mình đã bị dính mắc với sự yên lặng. Khi nói chúng ta chấp nhận tất cả khả năng phá vỡ sự tĩnh lặng của thiền viện không có nghĩa là bạn sẽ tông cửa chạy ra khỏi thiền đườngtìm cách phá phách để chấm dứt sự tĩnh lặng, nhưng là mở rộng tâm để chấp nhận tất cả khả năng phá vỡ sự tĩnh lặng thay vì bám chặt vào sự tĩnh lặng mà bạn đang chiêm ngưỡng.

 

Tâm chánh niệm cho phép chúng ta mở rộng để đón nhận tất cả khả năng — những gì chúng tayêu thích và cả những gì chúng ta không yêu thích. Rồi chúng ta có thể bắt đầu chấp nhận dòng chảy không ngừng nghỉ của cuộc đời, chấp nhận sự thay đổi và chuyển hóa của cuộc sống như chính nó mà không sân hận hay chán nãn khi nó không xảy ra theo như ý chúng ta muốn. Thật ra, chúng ta sẽ chỉ thoải máihòa thuận với cuộc đời khi chúng ta có thể chấp nhận được toàn bộcuộc đời, cả cái xấu lẫn cái tốt, như chính nó. Nhiều người dễ trở nên bực mình, nhút nhát và co cụm lại vì họ không muốn chung đụng với những gì làm họ kích động hoặc bực mình. Họ nghĩ, “Chao ôi, tôi không đến đó được vì tôi rất phiền muộn về những gì xảy ra ở đó.” Nhưng khi chánh niệm, bạn sẽ không quan tâm là bạn có bị phiền muộnbất mãn hay không. Bất mãn là một phần của cuộc sống. Bạn không đi tìm sự bất mãn nhưng bất mãn sẽ xảy ra. Và nếu nó xảy ra, bạn sẽ học từ kinh nghiệm bất mãn đó. Đó là một phần kinh nghiệm của cuộc sống làm người.

___________________

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app