Chương 8: HÀNH THIỀN
Trong khi hành thiền, thái độ của thiền sinh rất là quan trọng, quan trọng hơn cả kỹ thuật hay pháp môn thiền. Có thái độđúng đắn trong lúc hành thiền là điều quan trọng nhất. Cho dù vị thiền sư hướng dẫn bạn là người giỏi nhất, có pháp môn nổi tiếng nhất, và có những kỹ thuật thiền thiện xảonhất, nhưng nếu bạn không có thái độ đúng đắn trong lúc hành thiền, bạn sẽ không thể nào tiến bộ được.
Nhiều người hành thiền với thái độ mong cầu là họ sẽ đạt được một cái gì đó hay đạt đến một cảnh giới nào đó. Điều nầy không đáng ngạc nhiên vì thái độ của những người phàm phu như chúng ta là luôn nhắm đến sự thành đạt. Xã hội và trường học đã huân tập chúng ta nhìn cuộc đời như là môi trường trong đó chúng taphải phấn đấu để thành đạt hay trở nên một cái gì đó. Trên bình diện thế gian, đây là một điều tự nhiên và dễ hiểu. Chúng taphải đi học để biết đọc và biết viết. Chúng ta phải làm đủ mọi việc để trở nên một cái gì đó hay đạt một cái gì đó, nhưng giác ngộ (Niết Bàn) không phải là cái mà chúng ta có thể nắm bắt hay thành đạt . Đây là một điều khó hiểu. Và chúng ta không thể dùng trí thức đễ hiểu được điều nầy vì tự bản chất, trí thức luôn gắn liền với tư duyhướng về sự thành đạt hay tư tưởng làm sao để thành tựu một cái gì đó.
HÀNH THIỀN VỚI TÂM KHÔNG MONG CẦU
Những từ như “Dhamma” (Pháp), hay “Nibbana” (Niết Bàn) không thể nào dịch sang một ngôn ngữ khác được vì chúng ta không thể giải thích Dhamma hay Nibbana bằng lý luận và khái niệm: Chúng là những kinh nghiệm chứng ngộ chứ không phải là những sự vật cụ thể. Trong tiếng Anh, từ tốt nhất mà chúng ta có thể dùng là “ultimate reality” hay “sự thật tuyệt đối.” Dhamma (Pháp) và Nibbana (Niết Bàn) là những gì chúng ta nhận thức và chứng ngộ được chứ không phải là những gì chúng ta có hay đạt được.
Khi hành thiền, tâm chúng ta hướng về Niết Bàn chứ không nhắm đến việc đạt những tầng ý thứcsâu và cao hơn. Chúng ta có thể sử dụng nhiều kỹ thuật hành thiền để đạt đến những tầng ý thứcsâu và cao hơn, nhưng đối với Niết bàn, không có giai đọan, thứ lớp, hay cái gì để thành đạt cả. Đối với Niết Bàn, sẽ không có quá trình phát triển hay tiến bộ vì Niết Bàn là một trạng thái giác ngộ chứ không phải là cái gì để nhắm đến.
Sở dĩ nhiều người gặp khó khăn trong lúc hành thiền vì họ vẫn mang theo cái tâm của người đời thường. Về bản chất, tâm người đời thường là tâm luôn luôn đi tìm kiếm và mong cầu một cái gì đó. Thậm chí có những người đã hành thiền nhiều năm nhưng trong lúc ngồi thiền, họ vẫn bị thiêu đốt bởi khát vọng muốn hiểu “Họ là ai? Họ là cái gì? Họ sống để làm gì?” Đức Phật không dạy chúng ta về mục đích của cuộc đời nầy. Trái lại, Ngài chỉ hướng dẩn chúng ta tiến đến sự giác ngộhoàn toàn. Vì thế, trong lời dạy cơ bản về Tứ Diệu Đế, Ngài chỉ cho chúng ta thấy tất cả là vô ngã, chứ không tuyên bố chúng ta là ai và bản chất thật sự của chúng ta là gì. Mà ngay cả nếu Đức Phật có nói rõ ràng và chính xác chúng ta là ai đi nữa, chúng ta cũng sẽ không thể nào hiểu được điều nầy, trừ khi chúng ta hành thiền và tự chúng ta chứng ngộ.
TẤT CẢ LÀ VÔ NGÃ
Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy rằng tất cả mọi vật trên đời nầy là vô ngã. Trong tiếng Pali, từ “tất cả mọi vật” nầy chính là năm khandhas, mà chúng ta có thể dịch là năm nhóm, năm hợp thể, hay năm uẩn. Năm uẩn nầy là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Chúng ta không là gì hết ngoại trừ năm uẩn nầy và “cái không là gì hết nầy” chính là cái mà chúng ta gọi là anatta hay vô ngã. Tất cả những gì bạn có thể nhận thức, thấy, và biết được qua năm giác quan, hay những gì bạn có thể dùng đầu óc để suy nghĩ — nói khác đi tất cả những hiện tượng vật lý và tâm lý sinh ra rồi mất đi — đều được bao gồm trong năm uẩn. Năm uẩn nầy bao gồm cái vũ trụ mà chúng ta có thể thấy và biết được qua sáu giác quan của chúng ta
Năm uẩn bao gồm thân thể của chúng ta. Cơ thể vật lý của chúng ta là do trái đất nầy tạo ra và tồn tại được là nhờ vào tất cả những gì mà trái đất nầy sản sinh. Chúng ta sống nhờ vào những thức ăn đến từ thiên nhiên, và khi cơ thể nầy mạng chung, bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa lại trở vềthế giới tự nhiên. Thấy được thân thể chúng ta như một bộ phận nhỏ trong một quá trình tự nhiênvĩ đại nầy là một cách để nhận thức được sự vô ngã, để thấy là cơ thể vật chất nầy không có tự ngã độc lập của nó.
Theo cái nhìn chế định hay tục đế, dĩ nhiên, thân thể nầy là “cái ngã” của chúng ta. Khi tôi nói về tôi, tôi nói về thân thể nầy; tôi không nói về một cái gì khác ngoài tôi. Nhưng khi xem xét và quán tưởng thân thể của chúng ta, chúng ta sẽ tự mình thấy và hiểu được chân lý vô ngã. Chúng ta sẽ không còn lầm lạc cho thân thể, cảm giác, nhận thức, khát vọng, và ý thức nầy chính là chúng ta. Chúng ta biết một cách rõ ràng, hoàn toàn, và không nghi ngờ gì nữa là không có một thực thểtồn tại độc lập được gọi là tôi hay ta mà chỉ có sự vận hành của năm uẩn. Nói khác đi, tất cả đều không có tự ngã. Đây chính là sự giác ngộ hoàn toàn, và chúng ta hành thiền là để có sự giác ngộnầy.
PHÁP HỮU VI VÀ PHÁP VÔ VI
Giáo lý của Đức Phật rất đơn giản vì Đạo Phật xem tất cả càn khôn vũ trụ hay vạn pháp được chia làm hai: pháp điều kiện và pháp không điều kiện. Pháp điều kiện hay pháp hữu vi là pháp sinh rồi diệt. Pháp điều kiện gồm tất cả những gì chúng ta thấy và biết được qua sáu giác quan, qua sự tiếp xúc của cơ thể, cảm thọ, tư tưởng, và trí nhớ. Chúng là những điều kiện hay duyên; chúng bắt đầu rồi chấm dứt, sinh rồi diệt. Trong tiếng Pali, từ sankhara hay hành (các pháp do các điều kiện hay duyên hợp lại và tạo thành) được dùng để chỉ các pháp điều kiện hay pháp hữu vi. Sankhara bao gồm tất cả những gì sinh rồi diệt, cho dù đó là vật chất hay tâm. Chúng ta không nên thắc mắc nghi vấn là các pháp được sinh ra ở đó hay ở đây, các pháp sinh rồi diệt trong chớp mắt hay trong nhiều đời nhiều kiếp. Trong khi hành thiền, vấn đề nầy không quan trọng và sẽ không có sự khác biệt nào cả vì tất cả pháp hữu vi đều bị giới hạn bởi thời gian.
Pháp không điều kiện hay pháp vô vi là cái mà phần lớn chúng sinh đều không nhận thức được. Lý do chính là vì họ vẫn mãi mê trong các pháp điều kiện hay pháp hữu vi. Muốn nhận thức hay chứng ngộ được pháp không điều kiện chúng ta phải dứt khoát và triệt để buông bỏ các pháp điều kiện.
Các pháp không điều kiện giống như không gian trong một căn phòng. Khi bạn bước vào một căn phòng, bạn chú ý đến phần không gian hay khoảng trống của căn phòng hay bạn bị thu hút bởi những đồ đạt trong phòng? Dĩ nhiên, bạn sẽ chú ý đến bức tường, cửa sổ, con người, bàn ghế, màu sắc, và các đồ vật trang trí. Nhưng không gian của căn phòng thì ít ai nhận thấy mặc dù nó luôn có mặt ở đó. Và khi bận lo ngắm nhìn người và đồ vật trong phòng, chúng ta sẽ không thể nào ghi nhận được khoảng không gian trong phòng. Chỉ khi nào chúng ta buông bỏ tất cả những tư tưởng, lời nói, lo toan, và tưởng tượng, thì lúc đó chúng ta mới có thể ý thức và nhận ra được không gian trong căn phòng. Khi để tâm chú ý đến nó, chúng ta sẽ thấy rằng không gian là rất bình yên và bao la. Ngay cả bức tường của căn phòng cũng không thể chia cắt được không gianấy.
Tâm chúng sanh cũng như thế ấy. Tâm là vô biên và vô hạn; nó có thể chứa đựng tất cả mọi vật. Nhưng chúng ta lại tự trói buộc mình vào những điều kiện hữu hạn của tâm như tư tưởng, quan điểm, và ý kiến. Tâm luôn có chỗ dành cho mọi lý thuyết, ý kiến, và quan điểm; Tất cả những cái nầy là những điều kiện sinh rồi diệt, và không có cái nào là trường tồn và vĩnh cửu. Do đó, tâm luôn có chỗ cho tất cả mọi người và mọi vật, cho tất cả tôn giáo, quan điểm chính trị, tư tưởng, và tất cả loại người. Nhưng con người luôn muốn kiểm soát, giới hạn, và tuyên bố: “Chỉ có những người nầy mới được chấp nhận, còn những người kia không có quyền ở đây.” Trong quá trình sở hữu, chiếm đoạt, và bám víu, chúng ta tự trói mình vào những điều kiện và chính những điều kiệnnầy sẽ dẫn chúng ta đến chỗ diệt tận và phiền não.
Bất cứ cái gì mà chúng ta hy vọng và mong đợi, nếu chúng ta bám víu vào chúng, sẽ đưa chúng ta đến chỗ thất vọng và sầu não. Lý do chính là những gì mà chúng ta bám víu và dính mắc đều sinh rồi diệt. Không có cái gì được sinh ra mà sẽ tiếp tục sinh ra mãi mãi; nó có thể sinh ra và tồn tại trong một thời gian nào đó nhưng rồi sẽ hoại diệt. Vì thế nên khi bạn bám víu vào bất cứ điều kiện nào đang sinh khởi, chắc chắn nó sẽ đi cùng với bạn đến chỗ hoại diệt. Khi bạn bám víu vào cái gì đang sinh khởi như thân thể của bạn hay bất cứ điều kiện tự nhiên nào, nó sẽ đưa bạn đến chỗ diệt tận. Và vì thế, sự hoại diệt hay sự chết là điểm cuối cùng của cái được sinh ra, và nỗi tuyệt vọng sầu não là mặt trái của niềm hy vọng và mong đợi.
Khi một cái gì đó bắt đầu trở nên khó chịu hay bất toại nguyện, chúng ta có khuynh hướng chạy đi tìm một điều kiện khác, đang sinh khởi và thoải mái hơn. Điều nầy khiến cho cuộc sống của con người trở thành một cuộc tìm kiếm và săn đuổi không ngừng chạy theo những khoái lạc, những mối tình lãng mạn, và những cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm. Con người luôn luôn chạy theo những gì hấp dẫn và lý thú, làm cho họ mê đắm và trốn chạy khỏi những gì đối nghịch lại họ. Chúng tatrốn tránh sự nhàm chán, tuyệt vọng, già, bệnh, và chết vì đây là những điều kiện mà chúng takhông muốn xảy đến cho chúng ta. Chúng ta muốn chạy trốn, quên bẵng đi, và không để ý đến chúng.
Nhưng trong khi hành thiền, thái độ chính là sự chấp nhận, nhẫn nhục và nhẫn nhục đến tận cùng với những điều kiện, cho dù những điều kiện nầy đang trở nên khó chịu và nhàm chán. Nếu chúng ta luôn muốn đi tìm một cái gì đó lý thú và hấp dẫn hơn, chúng ta sẽ tiếp tục đi vòng vòng. Đây chính là vòng luân hồi sinh tử (Samsara) mà Đức Phật đã chỉ ra cho chúng ta.
QUÁN SÁT CÁI BÌNH THƯỜNG
Khi ghi nhận những điều kiện của thân và tâm như là những điều kiện tự nhiên đang xảy ra, chúng ta chỉ đơn thuần ghi nhận. Chúng ta không phân tích hay cố gắng làm một cái gì khác ngoài việc ghi nhận. Đó chỉ là sự ghi nhận giản đơn và trần trụi, sự thấy biết trực tiếp rằng những gì sinh sẽ diệt. Để biết được như thế đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn; nếu không thì ngay lúc mà sự lo sợ, sân hận, hay cảm giác khó chịu xuất hiện, chúng ta sẽ tìm cách chạy tránh nó ngay lập tức. Vì thế khả năng hành thiền cũng chính là khả năng chịu đựng và sống với những gì khó chịu và bất toại nguyện. Chúng ta không chủ tâm đi tìm sự khó chịu và bất toại nguyện; chúng ta cũng không muốn làm những nhà tu khổ hạnh ép xác đi tìm những cảm giác đau đớn để chịu đựng và chứng tỏ mình là một cái gì đó. Trong thiền định, chúng ta chỉ đơn thuần ghi nhận mọi việc xảy ra như nó đang xảy ra trong giây phút hiện tại.
Đức Phật dạy chúng ta hành thiền trên những việc bình thường, chứ không phải trên những gì khác thường và xa lạ. Thí dụ như một trong những kỹ thuật hành thiền Đức Phật dạy là quán niệm hơi thở (tiếng Pali là anapanasati) hay quán niệm hơi thở vào và hơi thở ra bình thường của con người. Có những kỹ thuật khác như thiền trong tư thế ngồi, đứng, đi, hay nằm. Đây là những kỹ thuật hành thiền dựa trên những sự việc hết sức bình thường, thậm chí rất dễ nhàm chán. Khi hành thiền trên những điều kiện bình thường nầy, chúng ta phải kiên nhẫn vô hạn; Lúc đó, công việc duy nhất của chúng ta là chánh niệm trên hơi thở vào và hơi thở ra. Chúng ta không làm gì hết ngoài việc chánh niệm trên những gì đang xảy ra trong hiện tại — với thân đang ngồi, đứng, đi, hay nằm.
Trạng thái tâm thức như thế rất khác với những gì chúng ta quen làm thường ngày phải không các bạn? Trong đời thường, khi ngồi xuống, chúng ta thường không ghi nhận là chúng ta đang ngồi. Chúng ta có thể ngồi xuống rồi nằm lăn ra đó vì mệt lã, hay có thể ngồi và đọc sách báo, ngồi và hút thuốc, ngồi và ăn uống, hay ngồi và nói chuyện. Trong khi ngồi, chúng ta luôn làm một cái gì đó. Trong những tư thế khác, chúng ta cũng làm tương tự như thế. Khi nằm xuống, chúng tangủ quên đi lúc nào cũng không biết. Chúng ta đi mà không biết mình đang đi, đứng cũng không biết mình đang đứng, và ngồi cũng không biết mình đang ngồi, vì thế chúng ta không bao giờ thật sự thấy và biết những gì gần gũi nhất với chúng ta đang xảy ra trong hiện tại. Đầu óc chúng ta cứ lo nghĩ là bây giờ phải làm gì để đạt được những gì chúng ta mong muốn trong tương lai, và quá trình lo nghĩ nầy cứ kéo dài vô tận. Ngay cả khi đã đạt được những gì chúng ta mong muốn, chúng ta chỉ bằng lòng tạm thời rồi lại bắt đầu nghĩ đến một cái gì khác để chiếm đoạt và thành đạt trong tương lai. Thế là chúng ta lại tiếp tục quá trình toan tính và lo nghĩ không bao giờ chấm dứt nầy.
QUÁN SÁT SỰ VẬN HÀNH CỦA THAM ÁI
Tôi nhớ khi còn là một cậu bé nhỏ, tôi thấy một món đồ chơi và đã nói với mẹ tôi, “Nếu mẹ mua cho con đồ chơi đó, con hứa là sẽ không bao giờ đòi mua đồ chơi nữa.” Lúc đó, tôi thật sự tin là nếu có được món đồ chơi đó, tôi sẽ hoàn toàn thỏa mãn và sung sướng và sẽ không đòi hỏi bất cứ cái gì khác! Vì thế mẹ tôi mua cho tôi món đồ chơi đó. Tôi nhớ là đã chơi món đồ chơi đó được ít lâu nhưng sau đó, tôi đã quăng bỏ nó qua một bên, và lại đi tìm một đồ chơi khác mà tôi thích. Tôi nhớ rõ là lúc mẹ tôi mua món đồ chơi cho tôi, tôi tin chắc chắn là tôi sẽ hoàn toàn thỏa mãn và sẽ không bao giờ muốn cái gì khác nữa — nhưng tôi cũng nhớ rỏ là tôi đã không thỏa mãn như tôi nghĩ. Mặc dù tuổi còn nhỏ, kinh nghiệm nầy đã ghi một dấu ấn trong đời tôi và đến ngày nay, tôi vẫn còn nhớ bài học nầy: mặc dù tôi đã được những gì tôi muốn, nhưng chính sự kiện là tôi đã có được những gì tôi muốn đã mang theo nó niềm thất vọng. Tôi thất vọng vì sau đó, tôi lại phải lo đi tìm một cái gì khác để thỏa mãn mình.
Trong khi hành thiền, chúng ta quán sát sự vận động của tham ái nhưng không phán đoán hoặc chống lại tham ái. Có người cho là tất cả tín đồ Phật giáo đều chống lại và tìm cách triệt tiêu tham ái, nhưng Đức Phật không dạy chúng ta triệt tiêu tất cả hay biến tất cả thành hư vô. Đức Phật dạy chúng ta tỉnh thức. Chúng ta không bát bỏ hay tiêu diệt tham ái. Chúng ta quán tưởng tham ái và hiểu rằng nó chỉ là một điều kiện được sinh ra rồi diệt đi trong thế giới tự nhiên nầy.
Tham ái có cái tốt, cái xấu. Tham giết người, tham hãm hại người khác, và tham trộm cướp là xấu; tất cả chúng ta trong đời ai cũng đã từng có những tham ái xấu. Và chúng ta cũng có những tham ái tốt như mong muốn được giúp người, muốn sống tử tế và muốn trở thành thiện tri thức. Bất cứ lúc nào chúng ta nhận thức được tham ái — cho dù đó là tham ái tốt hoặc xấu — chúng tađang sử dụng trí tuệ của mình. Chỉ có trí tuệ mới thấy được tham ái; tham ái không thể thấy được trí tuệ. Vì thế muốn có trí tuệ, bạn hãy biết và thấy tham ái. Quan sát sự vận hành của tham áigiúp chúng ta thấy được nó như là một điều kiện không ngừng thay đổi. Và chúng ta thấy rằng tham ái là vô ngã.
TRÍ TUỆ CỦA CHƯ PHẬT
Trí tuệ là cái mà chúng ta sử dụng trong khi hành thiền. Nó không phải là cái chúng ta mong đạt được. Tính chất của trí tuệ là nhún nhường và khiêm hạ; nó không phải là cái gì cao siêu và xa rời thực tế. Công năng của trí tuệ rất đơn giản. Nó chỉ cần thấy và biết là những gì sinh sẽ diệt và không có tự ngã. Nó biết là có những tham ái đang đi qua tâm chúng ta như vậy, thế thôi — biết tham ái là tham ái, tham ái không phải là chúng ta. Người có trí tuệ là người biết sống như một người nam, người nữ, một tỳ kheo, tỳ kheo ni, một Phật tử, một tín đồ Thiên chúa giáo, hay là ai khác đi nữa, với tất cả những thực tế chế định kèm theo như giới tính, vai trò xã hội, đẳng cấp xã hội v.v…nhưng người đó hiểu rằng tất cả những thực tế nầy chỉ là những cái mà con người chế đặt ra. Trí tuệ giúp chúng ta thấy rằng những thực tế chế định nầy không phải là sự thật tuyệt đốivà từ đó chúng ta sẽ không còn bị chúng mê hoặc nữa.
Trí tuệ biết rằng pháp hữu vi là pháp hữu vi và pháp vô vi là pháp vô vi. Chỉ đơn giản thế thôi. Bạn chỉ cần biết hai điều: pháp hữu vi và pháp vô vi. Khi hành thiền, bạn không nên nhắm để thành đạtcái gì cả. Bạn chỉ nên mở rộng và hướng tâm về việc hành thiền. Khi bạn chợt nhận ra là mình đang ngồi thiền với tâm mong cầu một cái gì đó, đó cũng là một sự chứng ngộ. Khi hành thiền với tâm ở rộng, bạn sẽ thấy những gì đang thật sự xảy ra. Nhưng nếu bạn ngồi thiền suốt năm với ý đồ sẽ trở thành một cái gì đó hay đạt được một cái gì đó, bạn chắc chắn sẽ thất vọng. Nếu khôngcó thái độ đúng đắn trong lúc hành thiền, bạn sẽ phí công vô ích vì cuối cùng bạn vẫn không có trí tuệ để học hỏi từ những lỗi lầm của mình.
Trong khi hành thiền, chúng ta rút ra những bài học về thành công và thất bại. Con người thường thất bại nhiều hơn là thành công. Chánh niệm trên hơi thở vào và hơi thở ra là một trong những phương pháp hành thiền dễ làm cho chúng ta chán nản nhất. Vì nếu chúng ta mong cầu một cái gì đó, phương pháp hành thiền nầy sẽ không mang lại cho chúng ta gì hết. Bạn phải kiên nhẫn. Bạn phải học từ những thành công và thất bại, cho đến khi nào bạn không còn thật sự quan tâmlà mình có được an vui và thoải mái trong lúc hành thiền hay không. Lúc đó, cả hai điều kiện nầy — an vui thoải mái và không an vui thoải mái — sẽ đưa bạn đến sự giác ngộ hay giải thoát Niết Bàn.
___________________
* Câu hỏi: Xin Sư giải thích về sự xuất hiện của ánh sáng trong lúc hành thiền. Đó là một chướng ngaị hay một dấu hiệu tốt?
Trả lời: Bản thân sự xuất hiện của ánh sáng trong lúc hành thiền không phải là một chướng ngại. Chỉ khi chúng ta chấp vào nó như là của ta, lúc đó nó mới trở thành chướng ngại. Thật ra, thấy được ánh sáng là một dấu hiệu tích cực nhưng nó sẽ trở thành chướng ngại khi chúng ta diễn giảivề nó. Trong khi hành thiền, nếu có những hiện tượng lạ và khác thường xảy ra, chúng ta chỉ nên xem đó là dấu hiệu của sự vô thường. Chúng ta nên niệm như sau, “Những gì bắt đầu sẽ chấm dứt. Những gì sinh khởi sẽ hoại diệt” thay vì nghĩ, “Ồ, tôi đã thấy được ánh sáng, tôi đã thanh tịnh, tôi đã chứng ngộ được một cái gì đó.”
Trong năm đầu tiên hành thiền ở Nong Khai, Thái Lan, tôi đã xuất gia và mặc y nhưng không có sư hướng dẫn. Tôi ở trong một thiền viện Thái nhưng không nói được tiếng Thái và ở đó không ai nói được tiếng Anh. Tôi chỉ có một quyển sách dạy thiền bằng tiếng Anh và hàng ngày tôi thực hành theo lời chỉ dẫn trong sách một cách cẩn thận và kỷ lưỡng. Đó là quyển sách cơ bản về giáo lý Phật giáo nguyên thủy và rất hữu ích đối với tôi. Khi hành thiền ở đó, tôi thường đi vào những trạng thái hỷ lạc cao độ và xuất trần. Tôi thấy ánh sáng và khi hành thiền, tôi cảm thấy cực kỳ khinh an và hỷ lạc. Lúc đó, dựa trên những kinh nghiệm khinh an và hỷ lạc này, tôi nghĩ là mình đã chứng ngộ một cái gì đó. Tôi nhớ có lần tôi cho là mình đã giác ngộ hoàn toàn và nghĩ, “Ồ, thì ra tu tập để thành tựu giác ngộ viên mãn cũng không mất nhiều thì giờ lắm. Mình đã nghĩ là phải tu tập vất vả trong nhiều năm mới giác ngộ, nhưng chỉ sau mấy tháng tu tập ở đây thôi mà đã thành tựu như thế nầy rồi.” Lúc đó, tôi tin chắc là tôi đã hoàn toàn giác ngộ.
Sau thời gian tu tập ở thiền viện xa xôi và biệt lập đó, tôi phải trở lại Bangkok. Trên đường đi xe lửa về đến Bangkok, tôi thấy toàn bộ con người giác ngộ lúc trước của tôi bị sụp đổ hoàn toàn, và lúc đó tôi chỉ là một người Mỹ đầy bấn loạn đang đi lang thang giữa đường phố Bangkok. Tôi thất vọng nặng nề. Tôi cứ tưởng là mình sẽ tỏa sánh sáng giác ngộ cùng khắp thành phố khi về đến Bangkok. Nhưng ngược lại, lúc đó con người tôi đang tỏa ra những năng lượng không mấy gì cao đẹp cho lắm!
Năm sau đó, tôi tìm đến tu viện của ngài Ajahn Chah và trình bày cho ngài nghe về những kinh nghiệm nầy, ngài chỉ khuyên, “Con thấy không, đó chính là sự dính mắc. Đừng dính mắc, hãy buông bỏ đi.” Và tôi bắt đầu ý thức là mình đã dính mắc với những kinh nghiệm khinh an và hỷ lạcnầy; Tôi kiểm nghiệm lại là trong khi ngồi thiền, tôi luôn có khuynh hướng đi tìm lại những trạng thái hỷ lạc và khinh an nầy. Tôi cho những kinh nghiệm hỷ lạc và khinh an nầy chính là cái mà tôi cần. Tôi nhớ lại năm đầu tiên là năm mà tôi có tất cả những tri kiến và kinh nghiệm chứng ngộ lạ lùng và lý thú nầy — nhưng qua năm thứ hai, tôi đã không thành đạt gì hết. Ngược lại, trong năm thứ hai, tôi chỉ có sự đau nhức về thân thể, suy sụp tinh thần và niềm tuyệt vọng. Tôi bèn xoay qua thực hành phép tu khổ hạnh. Tôi cật lực hành thiền và cố gắng làm những gì mà tôi đã làm trong năm đầu tiên với hy vọng sẽ tìm lại được những trạng thái khinh an và hỷ lạc ngày trước, nhưng công phu nầy vẫn không mang lại kết quả nào. Mà thật ra, chính lúc đó, cái mà tôi phải làm là quên phứt đi những kinh nghiệm khinh an và hỷ lạc của năm đầu tiên nầy.
Thật ra, những gì xảy đến với tôi trong năm đầu tiên không có gì là sai lầm cả. Chỉ có sự diễn giảicủa tôi về kinh nghiệm nầy là xuất phát từ cái nhìn tự ngã và khi nhớ về những kinh nghiệm nầy, tôi cảm thấy quá dễ chịu và thoải mái nên tôi khởi tâm mong cầu tìm lại những thoải mái và dễ chịu nầy. Giờ đây tôi hiểu rằng sở dĩ tôi có những kinh nghiệm xuất trần trong năm đầu tiên là vì những kinh nghiệm nầy không đến từ ký ức; Chúng đến một cách tự nhiên. Trước đây, tôi chưa bao giờ cảm nhận được chúng hay có những kinh nghiệm khinh an và hỷ lạc như thế, nên chúng rất mới lạ đối với tôi. Chúng đến với tôi một cách tự nhiên như chính bản chất của chúng, thế thôi. Tôi không thể chế đặt hay tạo tác ra chúng. Nhưng sau đó, khi hồi tưởng lại những kinh nghiệmnầy, tôi muốn tái tạo chúng, và điều nầy không thể nào thực hiện được.
Từ kinh nghiệm đó, tôi hiểu là trong lúc hành thiền, thấy được ánh sáng hay có được những tri kiến sáng suốt không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng trong lúc hành thiền là làm sao phát triển tâm chánh niệm, chấp nhận những giới hạn của mình, và sống nhu thuận theo dòng chảy của cuộc đời — thay vì đi tìm cầu những kinh nghiệm say sưa và xuất trần. Tôi đã thay đổi thái độ khi gặp ngài Ajahn Chah. Thay vì đi tìm những kinh nghiệm hỷ lạc xuất trần và những kinh nghiệm tâm linh cao cấp xa xôi nào đó, tôi tập chấp nhận cuộc sống bình thường hàng ngày — cuộc sống đầy nóng bức và muỗi mòng.
Với tâm chánh niệm và sự chấp nhận, bạn sẽ thấy rằng cái ánh sáng thật sự chính là khả năng tiếp cận và vận hành với trí tuệ. Bạn sẽ nhận ra rằng thấy được rõ ràng mọi sự vật trong cuộc sống đời thường như chính nó mới chính là tâm giác ngộ. Tâm giác ngộ không phải là một loại ánh sáng đến từ bên ngoài rồi chiếu sáng lên trong bạn. Lúc đó, với tâm giác ngộ, bạn chính là ánh sáng và ánh sáng chính là bạn.