Tâm Và Đạo: Quán Tưởng Về Cuộc Sống Trong Đạo Phật – Phần I – Chương Iii – Quy Y Tam Bảo

Chương 3: QUY Y TAM BẢO

 

Quy y Phật, Pháp, Tăng hay Quy Y Tam Bảotruyền thốngcủa tất cả hệ phái trong Đạo Phật. Tam Bảo là đối tượng quan trọng để chúng ta hướng lòng thành tín và quán tưởngtrong khi thực hành giáo pháp.

 

QUY Y PHẬT

 

Trong ba ngôi Tam Bảo, Phật là nơi nương tựa đầu tiên và thường được thể hiện bằng tôn ảnh của Ngài trên điện thờ. Người ta có thể hỏi tại sao các Phật tử lại dựa vào hình ảnhcủa Phật. Đó có phải là một hình thức sùng bái thần tượng không? Những hình tượng nầy có oai lực thiêng liêng gì? Xin thưa không có gì cả; Đó chỉ là một hình tượng để chúng ta quán tưởng.

 

Khi ngắm nhìnchiêm bái tôn ảnh của Đức Phật, bạn sẽ thấy rằng đó là hình ảnh của một người điềm đạm, tỉnh giác, và an tịnh. Ngài nhìn ra thế gian và thấy tất cả mọi vật. Ngài ý thức về cuộc đời nhưng không mê đắm hay dính mắc trong đó. Ngài không đam mê cũng không buồn chán. Ngài thể hiện năng lực của một người hoàn toàn bình tĩnh và có thể nhìn thấu suốt mọi vật đúng theo bản chất của nó, và chiêm ngưỡng tôn ảnh của Đức Phật là cách tốt nhất để gợi lên trong tâm bạn những đức tính cao đẹp của Ngài. Khi chiêm ngưỡng tôn ảnh của Đức Phật, bạn sẽ cảm thấy an tịnh và tĩnh lặng. Từ đó, được gần những hình tượng của Đức Phật, chúng ta sẽ cảm thấy an vui; Tôn ảnh và tôn tượng của Đức Phật mang lại sự an lạc cho tâm hồn chúng ta.

 

Khi tiếp cận với những hình tượng đầy lòng căm thù hoặc đam mê mãnh liệt hoặc những đối tượng quyến rũ và gợi cảm, dĩ nhiên chúng ta sẽ say đắm và bị kích động. Khi ngắm nhìn vật gì, con người thường dễ bị đồng hóa với cái ấy. Đây là quy luật. Khung cảnh xung quanh thường tác động vào tâm chúng ta. Vì thế nên khi hành thiền nhiều hơn, bạn sẽ thích sống trong một khung cảnh bình yên thay vì một nơi lao xao và đầy kích động.

 

Mỗi buổi sáng, tại các tu viện, các tăng ni thường dâng đèn, hương, và hoa cúng dường Đức Phật. Chúng ta cũng nên suy nghĩ về ý nghĩa của những vật phẩm cúng dường nầy. Bông hoa là một trong những vật phẩm đẹp đẽdễ thương nhất mà chúng ta có thể dâng hiến cho con người vì bông hoa là một trong những gì đẹp nhất mà trái đất nầy có thể tạo ra. Nơi nào có hoa tươi thì nơi ấy càng thêm xinh đẹp; bông hoa không bao giờ làm mất đi giá trị hay phá hủy bất cứ vật gì. Và trong đạo Phật, bông hoa là hiện thân của sự trong sạch về đức hạnh. Trong các tôn ảnh của Đức Phật, Ngài thường ngự trên tòa sen. Ở vùng Đông nam Á, hoa sen mọc trong các đầm trũng và ao hồ, vươn lên từ bùn nhơ và nước đục. Nhánh sen vượt lên trên tất cả những gì nhơ bẩn và nhớp nhúa để đem lại cho trái đất nầy một bông hoa tuyệt đẹp. Hình tượng nầy cũng giống như một người có đức hạnh. Một người sống và trách nhiệm về những việc mình làm luôn là một người cao quý để chúng ta gần gũi và thân cận. Đi đến đâu vị ấy cũng được mọi ngườihoan hỷ chào đón; Vị ấy làm đẹp và làm tăng vẻ đẹp cuộc đời. Trong khi những người ích kỷ, thiếu đức hạnh, cẩu thả cũng giống như cỏ dại mọc tràn lan trên trái đất nầy. Điều nầy giải thíchtại sao trong đạo Phật người ta dùng biểu tượng Đức Phật ngự trên tòa sen. Đó là vì Trí tuệ của Phật chỉ đến từ sự trong sạch về đạo đức.

 

Con người có thể sống ở rất nhiều trình độcảnh giới. Như phần lớn loài người, chúng ta sống với những bản năng sinh học của cơ thể, thuận theo những nhu cầu của loài vật như ăn, ngủ và sinh sản để duy trì nòi giống. Chúng ta có thể sống thấp hơn trình độ ấy và bị ám ảnh triền miênbởi những dục vọng rất thấp hèn. Ngày nay, nhiều người sống theo cách này. Mà thật ra, khi sống như thế, họ không còn là con người nữa; họ chỉ là những bóng ma sống chập chờn trong cõi u minh luôn bị đè nặnghành hạ bởi những cơn đói khátthèm muốn không thể nào thỏa mãnđược. Đó là trường hợp của những người nghiện xì ke ma túy hay nghiện ruợu. Hay họ có thể sống như loài quỷ dữ hung hãn và ác độc luôn tìm cách tiêu diệt và hãm hại người khác. Vì thế, mang tấm thân làm người không nhất thiết là bạn sẽ sống thật sự như con người. Làm người không phải dễ. Cảnh giới của loài người là nơi mà đạo lýảnh hưởng rất sâu rộng và vì thế làm người cũng hàm ý là có một đời sống đạo đứctâm linh đi kèm theo sắc thân vật lý nầy.

 

Chỉ khi nào chúng ta quyết định lấy trách nhiệm cho cuộc sống, chúng ta mới có thể trở thành con người trọn vẹn. Muốn được làm người theo nghĩa thật sự, chúng ta phải để tâm sức vượt lên chính mình. Sống có trách nhiệm đòi hỏi công sức; nó không phải là cái gì tự trên trời rơi xuống nếu chúng ta không tự mình cố gắng vươn lên. Chúng ta phải chọn lựa. Chúng ta phải quyết địnhvề hướng đi của cuộc đời mình rồi để hết tâm lực và công sức vào đó. Nếu không, chúng ta sẽ chỉ sống theo sự thôi thúc bản năng và sẽ bị đưa đẩy vào cảnh giới tham đắm và thấp hèn. Khi để tâm sức sống theo hướng đã chọn, chúng ta sẽ vươn lên cao hơn. Đây chính là biểu tượng của hoa sen hay bất cứ loại hoa nào khác trên đời nầy.

 

Khi quy y Phật, chúng ta nương tựa vào trí tuệ của Ngài. Chữ Buddha hay “Phật” thật sự nghĩa là người có trí tuệ; Nó có nghĩa là “người biết được sự thật” hay “cái biết”, “cái giác.” Khi đã trở thành Phật tử, bạn nên hiểu là bạn đang đi trên đường đạo và bạn đã lấy trí tuệ làm chỗ nương tựa. Chúng ta có được trí tuệ là nhờ biết quan sátsuy tưởng các pháp thế gian. Trí tuệ là cái gì đã có sẳn. Nó không phải là cái mà bạn phải đi tìm và sẽ bắt gặp. Trái lại, nó là cái có sẳn và cần được sử dụng. Nếu nghĩ rằng hành thiền sẽ đưa chúng ta đến trí tuệ thì đây là một điều sai lầm. Hành thiền là học cách sử dụng cái trí tuệ đã có sẳn trong người chúng ta. Vì thế khi hành thiền, bạn quán sátsuy tưởng về các Pháp hay sự thật về bản chất của các Pháp. Khi bạn quán sátsuy tưởng về các Pháp, đó chính là lúc mà bạn đang sử dụng trí tuệ của bạn. Trí tuệ không phải là cái mà bạn chưa có và phải đi tìm. Trái lại, nó là cái có sẵn nhưng bạn lại ít khi sử dụnghay thường không ý thức về nó.

 

Trong khi tụng đọc kinh điển hàng ngày tại các tu viện, chúng ta thường tôn vinh các ân đức của Phật như Arahant (A la hán); Sammasambuddha (Chánh biến tri). Đây là những từ Pali để diễn tảnhững gì thật sự thanh tịnhgiác ngộ. Sammasambuddha có nghĩa là người giác ngộ vì vị ấy đã biết được bản chất thật sự của vạn pháp. Arahant là từ để chỉ một con người toàn hảo, một con người thấy rất rõ và không còn bị mê lầm bởi những hình tướng bên ngoài và những điều kiệngiới hạn của tâm thức.

 

Đức Phật cũng có danh hiệu là Vijjacaranasampanno (Minh hạnh túc), nghĩa là người có trí tuệđức hạnh toàn hảo. Ngài không phải là người chỉ hiểu đúng nhưng lại làm sai. Ngày nay, nhiều tu sĩ Phật giáo bị mắc phải bịnh này. Họ có trình độ viết sách, giảng dạy và hiểu biết, nhưng đức hạnh của họ lại không đi đôi với trình độ hiểu biết nầy. Nhưng Đức Phật thì khác. Ngài hiểu biếtnhư thế nào thì sống như thế đó; Ngài sống đúng danh hiệu Vijjacaranasampanno hay thật sự là người toàn hảo về cả trí tuệ lẫn đức hạnh.

 

Một ân đức khác của Phật là Lokavidu (Thế gian giải), nghĩa là người thông suốt thế gian, và hiểu đúng thực chất của thế gian. Thế thì cái thế gianĐức Phật thông suốt nầy ở đâu? Khi bạn suy tưởng về câu hỏi nầy, “Thế gian nầy ở đâu?” Bạn sẽ khám phá ra rằng thế gian nầy không ở đâu xa lạ mà chính là ở trong tâm của bạn. Tuy nhiên, thông thường chúng ta lại không nhìn thế giantheo góc độ nầy; ngược lại, chúng ta thường cho thế gian là trái đất hay hành tinh đang nằm ngoài chúng ta. Bạn nhìn vào bản đồ thế giới và thấy có nước Thụy Sĩ màu xanh, nước Anh màu hồng. Bạn xem Á châu, Úc châu, và Mỹ châu là thế gian, là cái mà bạn có thể biết được vì bạn thấy nó trên bản đồ hay đã học về nó trong môn lịch sử và địa lý. Nhưng thế gian nầy thật sự chính là tâm của bạn và bạn biết được thế gian nầy là nhờ bạn biết được tâm của mình. Nhờ quán sátsuy tưởng về những trạng thái tâm, bạn sẽ biết thế gian đúng như thực tướng của nó, khi nó thật sự sinh khởi với những lo âu, sợ hãi, ham muốn và khát vọng, quan điểm, ý kiếnnhận thức sinh ra rồi mất đi trong tâm của. Đó chính là ý nghĩa của danh hiệu Lokavidu hay Thế gian giải của Đức Phật.

 

Đức Phật còn có danh hiệu là Sarathi, nghĩa đen là người điều khiển cỗ xe ngựa, nghĩa bóng là người biết cách điều ngự, thuần phục những chúng sanh chưa thuần phục. Điều nầy có nghĩa là khi chúng ta quy y Phật, chúng ta tự nguyện nương tựa vào sự lãnh đạo và hướng dẫn của trí tuệchứ không phải của sự ngu dốt và si mê. Chúng ta hướng về trí tuệ của Đức Phậttiếp nhận sự giáo hóa của trí tuệ nầy. Qua việc mở rộng tâm thức để tiếp nhận sự hướng dẫn của trí tuệ, chúng ta tu tập để khéo léo sống cuộc đời thánh thiện. Chúng ta sẽ tập sống tốt và lương thiện trong tấm thân nầy và trong xã hội nầy. Chúng ta tu tập để trở thành người hữu ích thay vì là nỗi phiền muộnhay tai họa cho thế gian. Đức Phật cũng là thầy dạy (sattha) cho cả chư thiênnhân loại (Thiên nhân sư). Điều nầy có nghĩa là Đức Phật giáo hóa tất cả chúng sinh nào có đức hạnh trong sạchmuốn thấy và hiểu biết thế gian một cách đúng đắn, nói khác đi, muốn thấy được chân lý tối thượng.

 

QUY Y PHÁP

 

Chúng ta có thể nhân cách hóa Đức Phật, hay nói khác đi, chúng ta có thể chiêm ngưỡng Đức Phật qua hình tượng của một con người. Nhưng với Pháp thì khác. Pháp khôngtính chất của con người hay cá nhân riêng biệt. Bạn không thể xây dựng một hình ảnh con người về Pháp. Pháp thường được thể hiện qua biểu tượng của một bánh xe (tiếng Pali là dhammacakka, nghĩa là bánh xe Pháp hay Pháp luân). Pháp có nghĩa là sự thật, sự thật về bản chất của vạn pháp. Vì thế, Pháp bao gồm tất cả — con người, thú vật, ác quỷ, thánh thần — tất cả những gì mà chúng tacó thể nghĩ đến hoặc nhận thức được, và Pháp cũng có nghĩa là chân lý bất tử. Pháp bao gồmmọi vật — cái biết, sự thật, các nhân duyên, những kinh nghiệm của sáu giác quan, sự trống rỗng, và tất cả hình thái thể hiện ra bên ngoài mà chúng ta thường gọi là sắc. Tóm lại, tất cả đều là Pháp hay Pháp là tất cả.

 

Hành thiền là cách thức để chúng ta tự khai mở và tiếp cận với Pháp. Khi hành thiền, bạn sẽ tiếp cận với sự thật. Vì thế khi đọc tụng các ân đức của Pháp, chúng ta tụng rằng là Pháp “được tự chứng ngộ như thật tại đây và ngay bây giờ” (sanditthiko), “được chứng ngộ ngay mà không chờ đợi thời gian” (akaliko), “khuyến khích người khác đến xem và tự chứng nghiệm” (ehipassiko), “sẽ đưa đến giải thoát” (opanayiko), “phải được chứng nghiệm tự mình” (paccattam), “chỉ có thể được thấy và biết được nơi tâm của các bậc thượng trí” (veditabbo vinnuhi). Những từ nầy là để chỉ tất cả những gì đang được chứng nghiệm tại đây và ngay bây giờ. Khi tiếp cận với sự thật, chúng takhông nhắm đến một cái gì cá biệt, chẳng hạn như chú ý đến một đề mục riêng biệt rồi đặt câu hỏi: “Đây có phải là sự thật không?”. Tiếp cận với sự thậtmở rộng chứ không phải là thu hẹp tâm vào một đối tượng. Vì thế nên việc quy y Phật và Pháp nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức . Tỉnh thức để chúng ta không chỉ tập trung trên đề mục nầy và chối bỏ đề mục khác; tỉnh thức để chúng ta không bị kẹt trong thói quen dễ duôi, tham đắm hoặc đè nén và ức chế của tâm. Khi tâm chúng ta thật sự khai mở — nghĩa là khi tâm chúng ta mở rộng và tiếp cận với thực tại hay với những gì xảy ra tại đây và ngay bây giờ — chúng ta sẽ cảm thấy an lạcchúng ta không còn đi tìm một cái gì cá biệt để bám víu vào đó. Chúng ta không còn chạy loanh quanh nữa; chúng tangừng cuộc săn đuổi điên loạn của tâm thức. Vì thế, tiếp cận với Pháp là con đường dẫn đến sự an lạc và tĩnh lặng mà chúng ta phải tự mình chứng nghiệm. Chúng ta phải tự mình thấy và biết được sự thật; chứ không chờ đợi người khác chứng nghiệm rồi dạy lại cho chúng ta.

 

Phật và Pháp không phải là những khái niệm nho nhỏ và dễ thương để chúng ta tụng đọc; Trái lại, Phật và Pháp là những khái niệm để chúng ta quán tưởng và suy ngẫm. Đó là những lời dạy để chúng ta xem xétáp dụng vào cuộc sống thật của mình. Thay vì nghĩ về Đức Phật như một vị tiên tri nào đó sống cách đây 2.500 năm, chúng ta nên nghĩ về Đức Phật như người đại diện cho cái trí tuệ có sẵn trong mỗi người chúng tatrí tuệ nầy sẽ giúp chúng ta tiếp cận và thấy được Pháp trong giây phút hiện tại. Chúng ta không cần đến núi Hy Mã Lạp Sơn để tìm Đức Phật. Chúng ta chỉ cần khai mở tâm thức để tiếp cận với những gì đang xảy ra chung quanh ngay giây phút nầy và ngay tại đây. Đó chính là chúng ta đã quy y Phật và Pháp. Quy y không có nghĩa là đi tìm một cái gì đó ở một nơi nào đó mà là mở rộng tâm thức để tiếp cận với thực tại. Quy yquan sát mọi vật đúng với thực chất của nó, chứ không phải như chúng ta nghĩ về nó một cách mơ hồhuyền ảo.

 

QUY Y TĂNG

 

Tăng là một xã hội, hay cộng đồng của những người có đức hạnh, những người đang thực hànhgiáo pháp, sử dụng trí tuệ, và quán tưởng về sự thật. Khi quy y Tăng, bạn không nương tựa vào con người hay những khả năng riêng của bạn nữa mà vào một cái gì lớn hơn. Tăng là một cộng đồng mà trong đó cá nhân của bạn không còn quan trọng nữa. Cho dù bạn là nam hay nữ, trẻ hay già, có học hay không có học, hay là cái gì đi nữa, khi đã nương tựa vào tăng đoàn thì những tính chất nầy không quan trọng nữa. Tăng đoàn là những người thực hành giáo pháp, sống đời phạm hạnh, suy tưởng về sự thật và sống với trí tuệ.

 

Quy y Tăng có nghĩa là bạn tự nguyện từ bỏ những tính chất, nhu cầu và ước vọng riêng tư của mình. Bạn khước từ những điều nầy hầu mang lại lợi lạc cho Tăng đoàn, những người đang thực hành giáo pháp, đang trên đường đến gần với sự thật, và chứng ngộ được sự thật.

 

ĐẢNH LỄ TAM BẢO

 

Trên đây là ba nơi nương tựachúng ta thường gọi là Tam Bảo. Đó là những bảo vật vô giáchúng ta đem hết lòng thành kính và trong khi thành kính đảnh lễ, chúng ta mở rộng và hiến dâng đời mình lên Tam Bảo. Tinh thần hiến dâng và lòng thành kính là những tình cảm tốt đẹp của con người. Người mà không biết kính trọng, hay nói khác đi, không biết thương mếnbiết ơn kẻ khác, thường gây khó chịu và làm người khác xa lánh. Người hay than phiền, phê phán người khác, đòi hỏi, bướng bỉnh và kiêu mạn thường là những người mà chúng ta không thích gần gũi. Thái độ tự phụ cho “Tôi là người giỏi nhất, tôi sẽ không cúi đầu trước bất cứ ai” là một thuộc tính xấu xa của con người.

 

Thành kính lễ bái Tam Bảo được thể hiện qua việc mở rộng tâm thức và quỳ lạy để hiến dâng đời mình đến Tam Bảo. Đó là một động tác thuộc về thân trong đó chúng ta thật sự dâng hiến chúng ta, thân thểhình hài con người nầy của chúng ta đến Chân lý tối thượng. Chúng ta cuối đầu đảnh lễ Phật và đặt dưới chân Ngài những gì chúng ta tin tưởnggắn liền với cuộc sống chúng ta. Nói khác đi, chúng ta dâng hiến chính cuộc đời của chúng ta cho Chân lý tối thượng.

 

Đây là cách nhìn của chúng tôi về truyền thống lễ bái Tam Bảo trong Phật giáo nguyên thủy. Nếu thấy thích hợp, bạn có thể hành trì theo cách nầy. Nếu thấy nghi thức trên không bổ ích, bạn không cần phải làm theo. Chúng ta không thể áp đặt điều nầy trên bất cứ ai cả; đó là việc mà bạn có thể làm hoặc không làm. Tất cả đều tùy vào bạn. Tuy nhiên, tu tập theo truyền thống nầy đòi hỏi chúng ta phải làm một số cố gắng, và khi được nhuần nhuyễn hành trì với tâm chánh niệm, truyền thống nầy sẽ mang lại cho cuộc sống của chúng ta nhiều nét đẹp. Chúng ta sẽ có tác phong thanh nhã, dáng vấp oai nghithấm nhuần tinh thần hòa hợp của Tăng đoàn. Chúng tasẽ hòa với nhau làm một thay vì là một nhóm gồm những cá nhân riêng lẻ, trong đó mỗi người làm theo mỗi cách, tùy theo tình cảm và sở thích riêng của mình. Chúng ta hòa nhập vào truyền thống này qua động tác lễ bái để chuyển đạt tinh thần hiến dâng, tình thương, lòng biết ơn, và sự kính trọng của chúng ta đối với Tam bảo.

 

TINH THẦN CỞI MỞ TIẾP THU CÁC TRUYỀN THỐNG TÔN GIÁO

 

Các bạn đến từ các tôn giáo khác đôi khi cảm thấy không thoải mái với những biểu tượng của đạo Phật. Tình cảm nầy không nhất thiết xuất phát từ niềm tự hào về tôn giáo hay thái độ cố chấp mà chỉ vì các bạn ấy chưa quen với các biểu tượng Phật giáo. Trong một vài trường hợp, có bạn cảm thấy là khi đảnh lễ Tam Bảo, họ đang phản bội lại truyền thống tôn giáo của họ như Ky Tô giáo chẳng hạn. Nhưng tôi hy vọng cách trình bày về ý nghĩa của việc lễ bái Tam Bảo trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về bất cứ truyền thống tôn giáo nào. Sự hiểu biết nầy sẽ giúp bạn xử lý đúng đắn những truyền thống của Phật giáo và Ky Tô giáo. Đối với tôi, tinh thần của tất cả tôn giáo đều là một. Tôi không cho Đạo Phậttruyền thống tôn giáo duy nhất. Theo tôi, ý nghĩa tối hậu của tôn giáo là — và phải là — hướng về chân lý tuyệt đối và giúp loài người cởi mở và tiếp thuđược chân lý tuyệt đối ấy. Nhưng người đời thường lẫn lộn và làm rối rắm vấn đề vì họ đã quên mất ý nghĩa tối hậu nầy, và bị kẹt vào các truyền thống tôn giáo như thể tự nó là cứu cánh thay vì chỉ là phương tiện giúp con người tiếp cận với chân lý tuyệt đối. Thay vì dùng các truyền thốngnghi thức lễ bái để mở rộng tâm thứctiếp thu chân lý, họ lại sử dụng và bám chặt vào đó.

 

Khi đã bị dính mắc và ràng buộc vào đạo Phật, tâm bạn sẽ bắt đầu khép lại. Rồi bạn sẽ trở thànhtín đồ của một tông phái mang tên là Đạo Phật. Trong đạo Phật lại có nhiều hệ phái và bạn có thể trở thành Phật tử Đại thừa để đối lại với Phật tử Tiểu thừa, hay Phật tử Kim cang thừa, hay Phật tử Thiền tông Trung Hoa hay Nhật Bản. Đạo Phật có đủ loại biến dạng của nó. Ở nước Anh, chúng ta có tất cả các loại: Tín đồ Ky tô giáo theo đạo Phật, Tín đồ Phật giáo theo Ky tô giáo, Tín đồ Do Thái giáo theo đạo Phật, Tín đồ Phật giáo theo Do Thái giáo, các nhà khoa học hiện đạitheo đạo Phật, người Anh theo đạo Phật vân vân… Rồi lại có Phật tử nhưng thật ra không phải là Phật tử vì họ không chịu quy y Phật và Tăng mà chỉ quy y Pháp. Chúng ta có thể gọi họ là tín đồcủa Pháp (Dhammaist).

 

Vì thế, sự quyến luyến, trói buộc, và dính mắc sẽ dẫn đến chia cắt; nó sẽ dẫn đến phân liệt và chia rẽ. Những gì bạn quyến luyến và dính mắc sẽ trở thành pháp môn mà bạn sùng bái. Khuynh hướng bè phái chia rẽ là một trong những vấn đề lớn của nhân loại, cho dù đó là bè phái về tôn giáo hay chính trị hay bất cứ cái gì khác. Khi có người nói, “Cách của tôi là đúng và những cách khác là sai,” hay “Cái của tôi là tốt nhất và những cái khác là tồi,” đó chính là sự trói buộc và dính mắc. Ngay cả những gì bạn đang có là cao cả và tốt đẹp nhất, nhưng nếu bạn bám chặt vào cái cao cả và tốt đẹp nhất nầy, bạn vẫn là người vô minhmê muội. Vì thế, bạn có thể có tất cả mọi cái tốt đẹp nhất và thanh cao nhất trên đời nhưng bạn sẽ vẫn bị đắm chìm trong mê muội và không thể giác ngộ được.

 

Tôi không bao giờ muốn tạo cảm tưởng Phật giáo nguyên thủycon đường hay nhất và là cách duy nhất. Bởi vì “hay nhất” và “duy nhất” là những tính chấtchúng ta thường dính mắc. Phật giáo nguyên thủy cho chúng ta một quy ước, một truyền thống, một cái gì đó để giúp bạn tự khai mở, suy tưởng và học tập cách sử dụng nó trên đường tu tập. Cho dù bạn thích nó, không thích nó, phản đối nó, bực bội vì nó, thật sự yêu thích nó, hay lãnh đạm với nó — xin bạn hảy ghi nhậnnhững trạng thái tâm nầy khi nó sinh khởi trong tâm bạn thay vì đứng về pháp môn nầy hoặc pháp môn kia và chống đối lẫn nhau. Và rồi bạn có thể quán tưởng về các trạng thái tâm nầy. Nó cho bạn một cái gì đó để bạn có thể quán tưởng ngay trong chính con người của bạn. Nó là cơ hội để bạn hướng về chân lý tối thượng.

 

___________________

 

* Câu hỏi: Theo lời Sư giảng, việc quy y Tam Bảo đòi hỏi người Phật tử phải có tâm tín thành rất mạnh. Tuy nhiên, dựa vào những gì tôi đọc được, Đạo Phật chủ yếu rất trí thức, thường thiên về triết họclý luận. Vì thế, xin Sư giảng thêm về tầm quan trọng của đức tin trong việc thực hành giáo pháp, và làm thế nào chúng tôi có thể phát triển tâm tín thành nếu hiện nay chúng tôi không lễ bái cúng dường hay thậm chí chưa tin ở bất cứ điều gì cả.

 

Trả lời: Theo tôi nghĩ, đối với phần lớn chúng ta, đức tin nơi Tam bảo chỉ có thể phát sinh và lớn mạnh trong quá trình thực hành giáo pháp; trong khi tu tập, bạn sẽ buông bỏ những quan kiến sai lầm và ngày càng tin tưởng vào Phật-Pháp-Tăng. Bạn không cần phải tự thuyết phục rằng có cái gọi là Phật-Pháp-Tăng mà bạn phải tin tưởng; niềm tin không thể xuất phát từ một ý tưởng hay khái niệm. Khi tâm càng thanh tịnh, bạn sẽ càng tin tưởng vào cái mà ngôn ngữ đời thường gọi là Phật-Pháp-Tăng. Nếu khôngđức tin nầy, nếu không nương tựa vào Tam Bảo, cho dù bạn có thiền định hay suy tưởng về các pháp thế gian nhiều đến đâu đi nữa, Phật pháp vẫn chỉ là một lý tưởngchúng ta mong đạt đến trong tương lai, hay chỉ là một phương pháp trị liệu để con người giải tỏa những ẩn ức tâm lý của mình. Trong cả hai trường hợp nầy, bạn sẽ không thể vượt lên trên cái thế gian hữu hạn và chứng nghiệm được cảnh giới Bất sinh bất diệt ngay trong kiếp sống nầy. Nếu bạn chỉ muốn sử dụng đạo Phật để sửa đổi tâm tánh, khắc phục những quan kiến sai lầm, lo âu sợ hãi và khát vọng của tâm thức, Phật Pháp có thể giúp bạn giải quyết và đương đầu với những vấn đề của xã hội vật chất nầy, nhưng bạn không thể vượt lên trên thế gian nầy, nói khác đi, bạn sẽ không đạt được quả vị giải thoát. Vì thế, bạn phải đặt trọn niềm tin trong sạchtuyệt đối nơi Phật-Pháp-Tăng. Tam Bảo không phải được đặt ra chỉ để tôn thờ và lễ bái. Tam bảo được đặt ra để gợi ý, nhắc nhỡ, và giúp chúng ta nhận ra được bản chất thật sự của Phật-Pháp-Tăng. Khi quán tưởng về Tam Bảo, từ từ bạn sẽ buông bỏ tất cả những suy nghĩquan điểm xuất phát từ cái nhìn tự ngã của mình.

 

* Câu hỏi: Xin Sư đề nghị một vài phương pháp, chẳng hạn như tụng kinh hay lập điện thờ Phật, khả dĩ có thể giúp chúng tôi phát sinh đức tin nơi Tam bảo hay làm cho chúng tôi thấy đức tin một cách cụ thể hơn.

 

Trả lời: Vâng, các bạn có thể sử dụng bất cứ hình thức nghệ thuật, biểu tượng, nghi thức, hay truyền thống nào trong đạo Phật mà bạn cảm thấy thích hợp. Chúng ta cần nhớ rằng đối với xã hội hiện đại, biểu tượng Phật-Pháp-Tăng không có ý nghĩa gì hết và khi có rất nhiều quan điểm đi ngược lại truyền thống tôn giáo và tâm tín thành, người đời thường xem đức tin nơi Tam Bảo là một loại đức tin ngây thơ và thô thiển. Vì thế chúng ta cần phải sử dụng và phát triển các biểu tượng Phật giáo với cái nhìn trí tuệ chứ không phải với cái nhìn dị đoan mê tín. Chúng ta sử dụngbiểu tượng Phật-Pháp-Tăng không phải với sự mê tín mà với cái nhìn trí tuệ, nghĩa là chúng ta ghi nhớ, suy tưởng, và chánh niệm về các ân đức của các biểu tượng nầy. Và nếu bạn phát huy đức tin trong sạch với Tam Bảo tại đây và ngay bây giờ, đó chính là bạn đang sử dụng nó. Tam Bảotrở thành phương tiện giúp chúng ta phát triển tâm chánh niệm thay vì chỉ là những biểu tượngdựa trên niềm tin mù quáng.

___________________

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app