Sự-thật trong đời

Trong đời sống con người có 2 sự-thật hiện hữu là:

– Paramatthasacca: Sự-thật chân-nghĩa-pháp.

– Sammutisacca: Sự-thật ngôn-ngữ chế-định.

1- Paramatthasacca: Sự-thật chân-nghĩa-pháp có 4 pháp là:

1- Citta: Tâm có trạng-thái biết đối-tượng.

2- Cetasika: Tâm-sở có 4 trạng-thái:

– Đồng sinh với tâm (ekuppāda).

– Đồng diệt với tâm (ekanirodha).

– Đồng đối-tượng với tâm (ekālambana).

– Đồng nơi sinh với tâm (ekavatthuka).

3- Rūpadhamma: Sắc-pháp có trạng-thái huỷ hoại do nóng lạnh, đói khát, v.v…

4- Nibbāna: Niết-bàn có trạng-thái tịch tịnh, vắng lặng mọi phiền-não, ngũ-uẩn.

 Paramatthadhamma: Chân-nghĩa-pháp có 4 pháp chia ra 2 loại:

1- Saṅkhatadhamma: Pháp-hữu-vi có 3 pháp là citta: Tâm, cetasika: Tâm-sở, rūpadhamma: Sắc-pháp là pháp được cấu tạo do 4 nhân-duyên là kamma; nghiệp, citta: Tâm, utu: Thời-tiết, āhāra: Vật-thực, có thật-tánh-pháp, có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp.

2- Asaṅkhatadhamma: Pháp-vô-vi có 1 pháp là nibbāna: Niết-bàn là pháp có thật-tánh-pháp thuộc về pháp-vô-ngã (anattā), không bị cấu tạo bởi 4 nhân-duyên là kamma: Nghiệp, citta: Tâm, utu: Thời-tiết, āhāra: Vật-thực, không có sự sinh, sự diệt, không có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.

Sự-thật chân-nghĩa-pháp hoàn toàn không phải là danh từ ngôn-ngữ chế-định, còn danh từ ngôn-ngữ Pāḷi gọi là“citta, cetasika, rūpadhamma, Nibbāna” mà Đức-Phật chế định để thuyết giảng, thuộc về vijjamāna-paññatti là danh từ ngôn-ngữ chế-định-pháp (nāmapañ-ñatti) có thật-tánh của chân-nghĩa-pháp làm nền tảng.

Khi Đức-Phật sử dụng sự-thật ngôn-ngữ chế-định này để thuyết pháp tế độ chúng-sinh hiểu biết rõ được chánh-pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành đúng theo chánh-pháp dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

2- Sammutisacca: Sự-thật ngôn-ngữ chế-định có 2 pháp chính là:

1- Atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng, … chế-định.

2- Saddapaññatti: Danh từ ngôn-ngữ chế-định.

Hai chế-định-pháp (paññattidhamma) này gọi là sự-thật, bởi vì mỗi dân tộc, mỗi đất nước thường chế định, đặt ra danh từ ngôn-ngữ riêng, từ người xưa được lưu truyền lại cho đến ngày nay. Mọi người đã có quy ước với nhau cho là lời nói thật (saccavācā), đó là sự-thật theo danh từ ngôn-ngữ chế-định ở trong đời.

Ví dụ: Hình dáng toàn thân màu xám có 4 chân, 2 cái sừng đang đi ăn cỏ, mà mọi người đã có quy ước với nhau gọi là “con trâu”.

Nếu người nào có tác-ý nói dối, nói sai sự-thật với những điều đã thấy, đã nghe, đã biết, … để lừa dối người khác nói rằng: “Con bò” thì người ấy đã nói dối, nói sai sự-thật, nói không đúng sự-thật, phạm điều-giới nói-dối (musāvāda).

Sự-thật trong đời đối với các hạng người như sau:

– Trong đời đối với hạng người phàm-nhân bình thường, theo thói quen chỉ biết sự-thật ngôn-ngữ chế-định (sammutisacca) mà thôi, nghĩa là biết mọi đối-tượng thuộc về chế-định-pháp. Còn sự-thật chân-nghĩa-pháp tuy có hiện hữu nhưng không biết được, bởi vì vô-minh (avijjā) che phủ thật-tánh của các pháp ấy, nên không thấy rõ, không biết rõ được các đối-tượng chân-nghĩa-pháp.

Cho nên, hạng người phàm-nhân có tà-kiến thấy sai, chấp lầm cho là ta, của ta, người, của người, v.v…

– Đối với các hành-giả khi đang thực-hành đúng pháp-hành thiền-tuệ, nếu khi nào trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp thì ngay khi ấy, hành-giả có thể thấy rõ, biết rõ được sự-thật chân-nghĩa-pháp.

Nếu khi hành-giả nghỉ không thực-hành pháp-hành thiền-tuệ hoặc thực-hành không đúng pháp-hành thiền-tuệ thì chỉ biết sự-thật ngôn-ngữ chế-định mà thôi.

– Đối với 4 bậc Thánh-nhân đã từng thấy rõ, từng biết rõ sự-thật chân-nghĩa-pháp (paramatthasacca), đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, đã trở thành bậc Thánh-nhân là bậc Thánh Nhập-lưu, hoặc bậc Thánh Nhất-lai, hoặc bậc Thánh Bất-lai, hoặc bậc Thánh A-ra-hán.

Trong cuộc sống hằng ngày, 4 bậc Thánh-nhân ấy thấy rõ, biết rõ đủ 2 sự-thật: Sự-thật chân-nghĩa-pháp và sự-thật ngôn-ngữ chế-định, dù tiếp xúc các đối-tượng chế-định-pháp, vẫn không bao giờ có tà-kiến thấy sai, chấp lầm rằng: “Ta, người, chúng-sinh, v.v…” nữa, bởi vì ngay khi chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận được sakkāyadiṭṭhi: Tà-kiến trong ngũ-uẩn, nghĩa là bậc Thánh Nhập-lưu không còn 4 tham-tâm hợp với tà-kiến (diṭṭhigatasampayutta) nữa.

 Thật ra, khi nào tâm biết đối-tượng chế-định-pháp thì khi ấy tâm không thể biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp, bởi vì mỗi tâm chỉ có thể biết một đối-tượng duy nhất mà thôi. Và trái lại, khi nào tâm biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp thì khi ấy tâm không biết đối tượng chế-định-pháp.

– Khi nào tâm có khái niệm về atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng, v.v… và còn biết nāmapaññatti: Danh từ ngôn-ngữ chế-định gọi atthapaññatti ấy, thì khi ấy, tâm hoàn toàn không biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp.

Tâm phát sinh do nhân-duyên

Tâm (citta) có 6 loại phát sinh do nương nhờ nơi 6 ārāmmaṇa (đối-tượng) tiếp xúc với 6 vatthurūpa (nơi sinh của tâm và tâm-sở).

Citta: Tâm, gồm có 89 (hoặc 121) tâm chia ra 6 loại:

1- Cakkhuviññaṇacitta: Nhãn-thức-tâm có 2 tâm.

2- Sotaviññaṇacitta: Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm.

3- Ghānaviññaṇacitta: Tỷ-thức-tâm có 2 tâm.

4- Jivhāviññaṇacitta: Thiệt-thức-tâm có 2 tâm. 

5- Kāyaviññaṇacitta: Thân-thức-tâm có 2 tâm.

6- Manoviññaṇacitta: Ý-thức-tâm có 75 tâm (trừ 4 vô sắc-giới quả tâm không nương nhờ nơi vatthurūpa).

Ārāmmaṇa: Đối-tượng thiền-tuệ có 6 loại:

1- Rūpārammaṇa: Đối-tượng sắc, hình dạng.

2- Saddārammaṇa: Đối-tượng thanh, âm thanh.

3- Gandhārammaṇa: Đối-tượng hương, mùi hương.

4- Rasārammaṇa: Đối-tượng vị, các vị.

5- Phoṭṭhabbārammaṇa: Đối-tượng xúc, cứng mềm, nóng lạnh, …

6- Dhammārammaṇa: Đối-tượng pháp đó là tâm, tâm-sở, 5 tịnh sắc, 16 sắc vi-tế, Niết-bàn (trừ chế-định-pháp không phải là đối-tượng thiền-tuệ).

Vatthurūpa: Nơi sinh của tâm và tâm-sở có 6 loại:

1- Cakkhuvatthu đó là cakkhupasāda (nhãn-tịnh-sắc).

2- Sotavatthu đó là sotapasāda (nhĩ-tịnh-sắc).

3- Ghānavatthu đó là ghānapasāda (tỷ-tịnh-sắc).

4- Jivhāvatthu đó là jivhāpasāda (thiệt-tịnh-sắc).

5- Kāyavatthu đó là kāyapasāda (thân-tịnh-sắc).

6- Hadayavatthu đó là hadayarūpa (sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm).

Sắc-pháp, danh-pháp trong 6 vatthurūpa

Mỗi tâm với tâm-sở phát sinh do nương nhờ mỗi đối-tượng tiếp xúc với mỗi vatthurūpa, phân biệt sắc-pháp, danh-pháp theo mỗi tâm, mỗi đối-tượng với mỗi vatthurūpa như sau:

1- Cakkhuviññaṇacitta: Nhãn-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ đối-tượng sắc, hình dạng, tiếp xúc với cakkhuvatthu (nhãn-tịnh-sắc):

* Rūpārammaṇa và cakkhupasāda thuộc về sắc-pháp.

* Cakkhuviññaṇacitta thuộc về danh-pháp.

2- Sotaviññaṇacitta: Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ đối-tượng thanh, âm thanh, tiếp xúc với sotavatthu (nhĩ-tịnh-sắc):

* Saddārammaṇa và sotapasāda thuộc về sắc-pháp.

* Sotaviññaṇacitta thuộc về danh-pháp.

3- Ghānaviññaṇacitta: Tỷ-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ đối-tượng hương, mùi hương tiếp xúc với ghānavatthu (tỷ-tịnh-sắc):

* Gandhārammaṇa và ghānapasāda thuộc về sắc-pháp.

* Ghānaviññaṇacitta thuộc về danh-pháp.

4- Jivhāviññaṇacitta: Thiệt-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ đối-tượng vị, các vị tiếp xúc với jivhāvatthu (tỷ-tịnh-sắc):

* Rasārammaṇa và jivhāpasāda thuộc về sắc-pháp.

* Jivhāviññaṇacitta thuộc về danh-pháp.

5- Kāyaviññaṇacitta: Thân-thức-tâm có 2 tâm phát sinh do nương nhờ đối-tượng xúc, cứng mềm, nóng lạnh, tiếp xúc với kāyavatthu (thân-tịnh-sắc):

* Phoṭṭhabbārammaṇa và kāyapasāda thuộc về sắc-pháp.

* Kāyaviññaṇacitta thuộc về danh-pháp.

6- Manoviññaṇacitta: Ý-thức-tâm có 75 tâm (trừ 4 vô-sắc-giới quả-tâm không nương nhờ nơi vatthurūpa) phát sinh do nương nhờ đối-tượng pháp, tiếp xúc với hadayavatthurūpa (sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm).

* Dhammārammaṇa và hadayavatthurūpa thuộc về sắc-pháp, danh-pháp.

* Manoviññaṇacitta thuộc về danh-pháp. 

Giảng giải

Tâm với tâm-sở nương nhờ nơi 6 vatthurūpa, phát sinh có 85 tâm với 52 tâm-sở tuỳ theo mỗi tâm, cũng ví như mặt đất là nơi nương nhờ của tất cả các loài sinh vật có sự sống gồm có con người, các loài động vật, thực vật, cây cỏ, v.v… phát sinh và tăng trưởng, có sự sinh và sự diệt tuỳ theo nhân-duyên của mỗi vật.

Cũng như vậy, mỗi tâm với tâm-sở nương nhờ nơi 6 vatthurūpa, phát sinh tuỳ theo nhân-duyên của mỗi tâm.

Tâm nào hội đủ nhân-duyên thì tâm ấy phát sinh, nếu thiếu nhân-duyên thì tâm ấy không thể phát sinh được.

Những pháp làm nhân-duyên cho tâm với tâm-sở nương nhờ 6 vatthurūpa phát sinh có 3 nhân-duyên chính là:

1- Atītakamma: Nghiệp quá-khứ.

2-Vatthurūpa: Sắc-pháp là nơi sinh của tâm, tâm-sở.

3- Ārammaṇa: Đối-tượng.

Nếu khi hội đủ 3 nhân-duyên này thì tâm với tâm-sở nương nhờ vatthurūpa ấy phát sinh.

Như vậy, 6 vatthurūpa này chỉ có đối với chúng-sinh trong cõi pañcavokārabhūmi, cõi chúng-sinh có ngũ-uẩn: Sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn mà thôi. Còn đối với chư Phạm-thiên ở trong cõi trời vô-sắc-giới, catuvokārabhūmi, chư Phạm-thiên này chỉ có tứ-uẩn: Thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn mà thôi, không có sắc-uẩn, nên không có 6 vatthurūpa.

Nhân-duyên chính để phát sinh tâm với tâm-sở nơi chư Phạm-thiên trong cõi trời vô-sắc-giới, chỉ có 2 nhân-duyên mà thôi là:

1- Atītakamma: Nghiệp quá-khứ.

2- Ārammaṇa: Đối-tượng.

Nhân-duyên phát sinh mỗi tâm

Theo bộ Abhidhammatthasaṅgaha: Vi-Diệu-Pháp-Yếu Nghĩa giảng giải rằng:

* Cakkhuviññāṇacitta: Nhãn-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:

1- Cakkhuvatthu đó là cakkhupasāda (nhãn-tịnh-sắc) tốt (mắt không bị mù).

2- Đối-tượng sắc (rūpārammaṇa) hình dạng rõ ràng tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc.

3- Ánh sáng đủ nhìn thấy.

4-Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng sắc.

Nếu khi hội đầy đủ 4 nhân-duyên này thì cakkhu-viññāṇacitta: Nhãn-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh làm phận sự thấy đối-tượng sắc ấy.

Nhãn-thức-tâm có 2 tâm:

– Nhãn-thức-tâm là quả-tâm của bất-thiện-nghiệp, nhìn thấy đối-tượng sắc xấu, không đáng hài lòng.

– Nhãn-thức-tâm là quả-tâm của đại-thiện-nghiệp, nhìn thấy đối-tượng sắc tốt, đáng hài lòng.

* Sotaviññāṇacitta: Nhĩ-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:

1- Sotavatthu đó là sotapasāda (nhĩ-tịnh-sắc) tốt (tai không bị điếc).

2- Đối-tượng âm thanh (saddārammaṇa) âm thanh rõ ràng tiếp xúc với nhĩ-tịnh-sắc.

3- Khoảng trống không gian không bị vật cản. 

4- Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng âm thanh.

Nếu khi hội đầy đủ 4 nhân-duyên này thì sota-viññāṇacitta: Nhĩ-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh làm phận sự nghe đối-tượng âm thanh ấy.

Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm:

– Nhĩ-thức-tâm là quả-tâm của bất-thiện-nghiệp, nghe đối-tượng âm thanh dở, không đáng hài lòng.

– Nhĩ-thức-tâm là quả-tâm của đại-thiện-nghiệp nghe đối-tượng âm thanh hay, đáng hài lòng.

* Ghānaviññāṇacitta: Tỷ-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:

1-Ghānavatthu đó là ghānapasāda (tỷ-tịnh-sắc) không bị bệnh.

2- Đối-tượng hương (gandhārammaṇa) mùi hương rõ ràng tiếp xúc với tỷ-tịnh-sắc.

3- Phong đại (gió) thổi đưa mùi hương đến mũi.

4-Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng hương.

Nếu khi hội đầy đủ 4 nhân-duyên này thì ghānaviñ-ñāṇacitta: Tỷ-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh làm phận sự ngửi đối-tượng hương ấy.

Tỷ-thức-tâm có 2 tâm:

– Tỷ-thức-tâm là tâm-quả của bất-thiện-nghiệp, ngửi đối-tượng hương hôi hám, không đáng hài lòng.

– Tỷ-thức-tâm là tâm-quả của đại-thiện-nghiệp, ngửi đối-tượng mùi hương thơm tho, đáng hài lòng.

* Jivhāviññāṇacitta: Thiệt-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:

1- Jivhāvatthu đó là jivhāpasāda (thiệt-tịnh-sắc) tốt. 

2- Đối-tượng vị (rasārammaṇa) vị rõ ràng tiếp xúc với thiệt-tịnh-sắc.

3- Chất nước miếng.

4-Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng vị. Nếu khi hội đầy đủ 4 nhân-duyên này thì jivhāviññāna-citta: Thiệt-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh làm phận sự nếm đối-tượng vị ấy.

Thiệt-thức-tâm có 2 tâm:

– Thiệt-thức-tâm là quả-tâm của bất-thiện-nghiệp, nếm đối-tượng vị dở, không đáng hài lòng.

– Thiệt-thức-tâm là quả-tâm của đại-thiện-nghiệp, nếm đối-tượng vị ngon, đáng hài lòng.

* Kāyaviññāṇacitta: Thân-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:

1- Kāyavatthu đó là kāyapasāda (thân-tịnh-sắc) khỏe mạnh (không bị bại liệt).

2- Đối-tượng xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) cứng mềm, nóng lạnh, căng phồng, rõ ràng tiếp xúc với thân-tịnh-sắc.

3- Địa đại cứng mềm, nóng lạnh, …

4- Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng xúc.

Nếu khi hội đầy đủ 4 nhân-duyên này thì kāyaviññāṇa-citta: Thân-thức-tâm với 7 tâm-sở phát sinh làm phận sự xúc giác đối-tượng xúc ấy. \

Thân-thức-tâm có 2 tâm:

– Thân-thức-tâm là quả-tâm của bất-thiện-nghiệp, xúc giác đối-tượng xúc xấu, không đáng hài lòng.

– Thân-thức-tâm là quả-tâm của đại-thiện-nghiệp, xúc giác đối-tượng xúc tốt, đáng hài lòng. 

* Manoviññāṇacitta: Ý-thức-tâm với số tâm-sở tùy theo mỗi ý-thức-tâm phát sinh do hội đủ 3 nhân-duyên:

1- Hadayavatthu đó là hadayarūpa: Sắc-pháp là nơi sinh của manoviññāṇa: Ý-thức-tâm.

2- Đối-tượng pháp (dhammārammaṇa) là 1 pháp nào trong số đối-tượng pháp (trừ chế-định-pháp), thật rõ ràng tiếp xúc với hadayavatthurūpa: Sắc-pháp là nơi sinh của manoviññāṇa: Ý-thức-tâm.

3- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng pháp ấy.

Nếu khi hội đầy đủ 3 nhân-duyên này thì manoviñ-ñāṇacitta: Ý-thức-tâm với số tâm-sở tuỳ theo mỗi ý-thức-tâm ấy phát sinh làm phận sự biết đối-tượng pháp ấy.

Ý-thức-tâm có 75 tâm gồm có 12 bất-thiện-tâm + 8 vô-nhân-tâm (trừ ra 10 thức-tâm) + 8 đại-thiện-tâm + 8 đại-quả-tâm + 8 đại-duy-tác-tâm + 15 sắc-giới-tâm + 8 vô-sắc-giới-tâm (trừ 4 vô-sắc-giới-quả-tâm) + 8 siêu-tam-giới-tâm.

* 6 vatthurūpa là nơi sinh của tâm với tâm-sở.

* 6 dvāra là cửa để cho tâm với tâm-sở biết đối-tượng theo 6 lộ-trình-tâm.

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app