Quí Vị Thiền Vì Mục Dích Gì

QUÍ VỊ THIỀN VÌ MỤC ĐÍCH Thư giãn? Giảm stress? Một ngày an lạc? Theo phong trào? Chữa bệnh? Phát triển năng lực tập trung? Khai thông huyệt đạo? Nạp khí dưỡng thần? Xuất thần du cảnh? Năng lực phi thường? Thần giao ngoại cảm? Khai mở con mắt thứ ba? Thiên nhãn thông? Thần túc thông? Tha tâm thông? Túc mạng thông? Tích lũy công đức? Tích lũy ba la mật? Kiến tánh thành Phật? Tu tập tâm? Tu Tập Tuệ? Chóng hết ngu? Chứng ngộ Thánh Đế? Giác Ngộ Giải Thoát? Lậu tận thông? Vô dư y Bát Niết Bàn?

Hãy thành thực, kiên nhẫn tự tra vấn tìm hiểu hoặc tìm đến các bậc chân nhân tham vấn để có thể trả lời câu hỏi căn bản mang tính cốt tủy này: QUÍ VỊ THIỀN VÌ MỤC ĐÍCH GÌ? – Phải tìm cho ra bằng được, một cách rõ ràng, minh bạch và trung thực câu trả lời, rồi hãy bắt tay vào việc lựa chọn phương pháp thích hợp, lựa chọn vị thầy có đủ năng lực và thẩm quyền để nương tựa.

Chỉ có như vậy, với mục tiêu đúng đắn, với phương pháp đúng đắn, thích hợp, nương tựa nơi vị thầy đã chứng đắc, đầy đủ thẩm quyền và năng lực, mới giúp quí vị không bị sai đường, lạc lối, tẩu hỏa nhập ma, uổng phí thời gian công sức của đời sống được làm người vô cùng hiếm hoi này.

Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada thì THIỀN CÓ HAI NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT:

⑴ MỘT LÀ PHƯƠNG PHÁP TU TẬP TÂM (ĐỊNH) VÀ TUỆ, LÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, VUN BỒI (TIẾNG PALI: BHĀVANĀ) CÁC PHẨM TÍNH CAO THƯỢNG bao gồm Tín – Tấn – Niệm – Định – Tuệ, thông qua HAI PHƯƠNG PHÁP LÀ 1. CHỈ SAMATHA VÀ 2. QUÁN VIPASSANA, để đạt tới MỤC ĐÍCH RỐT RÁO là đoạn tận Tham Sân Si không còn dư sót, không còn chấp thủ bất cứ điều gì trên đời, chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não trong luân hồi sinh tử, siêu thoát tam giới, đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự – Niết Bàn.

⑵ THIỀN CÒN MỘT NGHĨA NỮA RẤT QUAN TRỌNG TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVADA LÀ MỨC ĐỘ TẬP TRUNG HAY MỨC ĐỘ ĐỊNH SAMĀDHI TỨC CÁC TẦNG THIỀN JHĀNA.

Trong rất nhiều bài kinh Đức Phật đã khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu được của tu Thiền theo cả hai nghĩa trên nếu muốn giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn. Xin hãy ghi nhớ và thực hành đúng đắn theo lời Phật dạy có được trích dẫn một số cuối bài viết này.

Và khi quí vị đã sẵn sàng, vị thầy sẽ xuất hiện.

Mong cho các quí vị sớm nhận thấy con đường chân chính mà mình có sứ mệnh phải dấn thân trải nghiệm và mong cho các quí vị có đủ trí tuệ, tín tâm, kiên nhẫn, dũng mãnh tiến bước trên con đường cao thượng dẫn đến hạnh phúc thật sự, tự do thật sự.

Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây.

Trong tâm từ,
Sumangala Bhikkhu Viên Phúc.

[lwptoc]

I – THIỀN THEO NGHĨA BHĀVANĀ – TU TẬP TÂM (ĐỊNH) VÀ TUỆ

TU TẬP THIỀN ĐỊNH TRONG TAM HỌC GIỚI ĐỊNH TUỆ

Trường Bộ Kinh – 16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn

… “Ðây là 1. Giới, đây là 2. Ðịnh, đây là 3. Tuệ (iti sīlaṃ, iti samādhi, iti paññā).

  1. Tu tập Giới đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn cho Định.
  2. Tu tập Ðịnh đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn cho Tuệ.
  3. Tu tập Tuệ sẽ đưa đến tâm giải thoát hoàn toàn khỏi các lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.”

HÃY TU TẬP ĐỊNH

Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 56: tương ưng sự thật – I: Phẩm định – 1. Ðịnh

… – Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định (samādhi). Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có định, như thật rõ biết (pajànati). Và như thật rõ biết gì?

① Như thật rõ biết: “Ðây là Khổ”.
② Như thật rõ biết: “Ðây là Khổ tập”.
③ Như thật rõ biết: “Ðây là Khổ diệt”.
④ Như thật rõ biết: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”.

Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có định, như thật rõ biết. Do vậy, này các Tỷ-kheo,

① một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ”;
② một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ tập”;
③ một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ diệt”;
④ một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”.

HÃY THIỀN

Trung Bộ Kinh – 8. Kinh Ðoạn giảm

… “Này Cunda, đây là những gốc cây, đây là những ngôi nhà trống. Này Cunda, HÃY THIỀN (jhāyatha), chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta cho các Người.”

TU TẬP TÂM GIẢI THOÁT, TUỆ GIẢI THOÁT

Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya, Chương II – Hai Pháp – III. Phẩm Người Ngu

… Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, thuộc thành phần minh. Thế nào là hai? Chỉ (samatha) và Quán (vipassana)

1. Chỉ (samatha) được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì?
Tâm được tu tập. Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận.

2. Quán (vipassana) được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì?
Tuệ được tu tập. Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc vô minh được đoạn tận.

1. Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỷ-kheo, tâm không thể giải thoát.
2. Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập.1. Do vậy, do ly tham, là tâm giải thoát.
2. Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.

Cái Gì Là Thánh Trí Tuệ, Cái Gì Là Thánh Giải Thoát

Web, FB

Tương Ưng Bộ – Tập V – Thiên Ðại Phẩm [48] Chương Iv – Tương Ưng Căn – 46. Vi. Vườn Phía Ðông (2) (S.V, 222), Budsas

-– Hai căn được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa”. Thế nào là hai?

Thánh trí tuệ và Thánh giải thoát.

1. Cái gì trong vị ấy, này các Tỷ-kheo, là Thánh trí tuệ, cái ấy là tuệ căn.

2. Cái gì trong vị ấy, này các Tỷ-kheo, là Thánh giải thoát, cái ấy là định căn.

Hai căn này được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa”.

THẾ NÀO LÀ ĐỊNH TU TẬP

Tăng chi bộ kinh – V. Phẩm rohitassa – (I) (41) Ðịnh
 

… Và này các Tỷ-kheo, THẾ NÀO LÀ ĐỊNH TU TẬP, do tu tập, do tàm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các lậu hoặc? (Katamā ca, bhikkhave, samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā āsavānaṃ khayāya saṃvattati?)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo TRÚ TÙY QUÁN SANH DIỆT TRONG NĂM THỦ UẨN (pañcasu upādānakkhandhesu udayabbayānupassī viharati):

“① Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc chấm dứt;
② đây là thọ, đây là thọ tập khởi, đây là thọ chấm dứt;
③ đây là tưởng, đây là tưởng tập khởi, đây là tưởng chấm dứt;
④ đây là các hành, đây là các hành tập khởi, đây là các hành chấm dứt;
⑤ đây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức chấm dứt.

Này các Tỷ-kheo, ĐÂY LÀ ĐỊNH TU TẬP, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các lậu hoặc.

… Do tư sát, ở đời,
Các sự vật thắng, liệt,
Không vật gì ở đời,
Làm vị ấy dao động.
An tịnh, không mờ mịt,
Không phiền não, không tham,
Ta nói vị ấy vượt,
Qua khỏi sanh và già.

THẾ NÀO LÀ ĐỊNH VÀ ĐỊNH TU TẬP

Trung bộ kinh – 44. Tiểu kinh Phương quảng

… ① thế nào là định, ② thế nào là định tướng, ③ thế nào là định tư cụ, ④ thế nào là định tu tập?
– Hiền giả Visākha,
① Nhất tâm là định,
② Bốn Niệm Xứ là định tướng,
③ Bốn Tinh cần là định tư cụ,
④ Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là định tu tập ở đây vậy.

 TU TẬP ĐỊNH ĐỂ NHƯ THẬT RÕ BIẾT TỨ THÁNH ĐẾ

Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 56: tương ưng sự thật – I: Phẩm định – 1. Ðịnh

… Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định (samādhi). Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có định, như thật rõ biết (pajànati).

Và như thật rõ biết gì?

① Như thật rõ biết: “Ðây là Khổ”.
② Như thật rõ biết: “Ðây là Khổ tập”.
③ Như thật rõ biết: “Ðây là Khổ diệt”.
④ Như thật rõ biết: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”.

Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có định, như thật rõ biết. Do vậy, này các Tỷ-kheo,

① một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ”;
② một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ tập”;
③ một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ diệt”;
④ một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”.

 

TU TẬP KHÔNG ĐỊNH (VÔ NGÃ), VÔ TƯỚNG ĐỊNH (VÔ THƯỜNG), VÔ NGUYỆN ĐỊNH (KHỔ) ĐOẠN TẬN CÁC LẬU HOẶC

Tăng chi bộ kinh -Aṅguttara nikāya, xvi. Phẩm lõa thể – 163. Ðịnh

… Ðể thắng tri THAM ÁI, này các Tỷ-kheo, ba pháp cần phải tu tập. Thế nào là ba?
1. Không định (suññata samādhi)
2. vô tướng định (animitta samādhi),
3. vô nguyện định (appaṇihita samādhi).

Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

Này các Tỷ-kheo, để ① biến tri, ② biến diệt, ③ đoạn tận, ④ diệt tận, ⑤ trừ diệt, ⑤ ly tham, ⑥ đoạn diệt, ⑦ trừ khử, ⑧ từ bỏ THAM, ba pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải tu tập.

Này các Tỷ-kheo, để biến tri, biến diệt, đoạn tận, diệt tận, trừ diệt, ly tham, đoạn diệt, trừ khử, từ bỏ sân… từ bỏ si… từ bỏ phẫn nộ… từ bỏ hận… từ bỏ giả dối… từ bỏ não hại… từ bỏ tật đố… từ bỏ xan lẫn… từ bỏ man trá… từ bỏ phản bội… từ bỏ ngoan cố… từ bỏ bồng bột nông nổi… từ bỏ mạn, từ bỏ tăng thượng mạn… từ bỏ kiêu… từ bỏ phóng dật, ba pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải tu tập.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

BỐN LỘ TRÌNH TU TẬP DẪN TỚI ĐẠO QUẢ ALAHÁN

Tăng chi bộ kinh – xvii. Phẩm đạo hành,(X) (170) Gắn Liền Cột Chặt
 
1.… Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập QUÁN, có CHỈ đi trước; do vị ấy tu tập quán có chỉ đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

2. Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo tu tập CHỈ, có QUÁN đi trước. Do vị ấy tu tập chỉ có quán đi trước, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

3. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập CẢ HAI CHỈ VÀ QUÁN gắn liền với nhau. Do vị ấy tu tập cả hai chỉ quán gắn liền với nhau, con đường được sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

4. Lại nữa, này chư Hiền, Tỷ-kheo với các dao động đối với các pháp được hoàn toàn dứt sạch. Này các Hiền giả, đây là thời khi tâm của vị ấy an trú, an tọa, nhất tâm, định tĩnh. Với vị ấy, con đường sanh khởi. Vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn. Do vị ấy thực hành con đường ấy, tu tập, làm cho sung mãn, các kiết sử được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.

Này chư Hiền, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào tuyên bố trước mặt tôi rằng, đã chứng được quả A-la-hán, tất cả vị ấy được đầy đủ bốn chi phần này, hoặc là một trong bốn chi phần này.

TU TẬP TỨ NIỆM XỨ ĐẮC ĐỊNH SIÊU THẾ CHỨNG NGỘ NIẾT BÀN

Trường Bộ Kinh – Digha Nikaya, 22. Đại kinh Niệm xứ, (Mahàsatipatthana sutta)

… Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất,

1. đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh,
2. vượt khỏi sầu,
3. vượt khỏi bi,
4. diệt trừ khổ,
5. diệt trừ ưu,
6. thành tựu chánh lý,
7. chứng ngộ Niết bàn.

Ðó là Bốn niệm xứ. Thế nào là bốn? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo

1. sống quán thân trên thân, ⑴ nhiệt tâm, ⑵ tỉnh giác, ⑶ chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
2. sống quán thọ trên các thọ, ⑴ nhiệt tâm, ⑵ tỉnh giác, ⑶ chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
3. sống quán tâm trên tâm, ⑴ nhiệt tâm, ⑵ tỉnh giác, ⑶ chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
4. sống quán pháp trên các pháp, ⑴ nhiệt tâm, ⑵ tỉnh giác, ⑶ chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.


[THÀNH TỰU]

Này các Tỷ kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm… trong năm năm… trong bốn năm… trong ba năm… trong hai năm… trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng…trong năm tháng… trong bốn tháng… trong ba tháng… trong hai tháng… trong một tháng… trong nửa tháng… vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất 1. đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, 2. vượt khỏi sầu, 3. bi, 4. diệt trừ khổ, 5. ưu, 6. thành tựu Chánh lý, 7. chứng ngộ Niết Bàn.
Ðó là Bốn Niệm xứ.

II – THIỀN THEO NGHĨA MỨC ĐỘ ĐỊNH TỨC CÁC TẦNG THIỀN JHĀNA

“SAMMĀSAMĀDHI – CHÁNH ĐỊNH” LÀ 4 THIỀN JHĀNA

Trường bộ kinh – 22. Kinh Ðại Niệm xứ
 
… Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định (Sammāsamādhi) ?

1. Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất (Pathama-jhana), một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.

2. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai (Dutiya-jhana), một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

3. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba (Tatiya-jhana).

4. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư (Catuttha-jhana), không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định (Sammāsamādhi).

PHÂN LOẠI “ĐỊNH SAMĀDHI”

Thanh Tịnh Ðạo – Buddhaghosa (Phật Âm), Phần thứ hai: Ðịnh – Chương III: Mô Tả Ðịnh – Nhận Một Ðề Mục Quán
 

Có bao nhiêu loại Định (Samādhi)?

1. Trước hết, nó thuộc một loại, với đặc tính không phân tán.

Định Hai loại

2. Định cận hành (upcàra) và định an chỉ (appanà).
3. Định thế gian và xuất thế gian.
4. Ðịnh có hỉ và câu hữu xã.
5. Ðịnh câu hữu lạc và câu hữu xã.

Định Ba loại

6. Ðịnh hạ, trung và thượng.
7. Có tầm, tứ v.v…
8. Ðịnh câu hữu lạc v.v…
9. Ðịnh có giới hạn, đại hành và vô lượng.

Ðịnh bốn loại

10. Định khó tiến và tuệ chậm…
11. Định có giới hạn với đối tượng hữu hạn…
12. Ðịnh (Samādhi) phân loại theo BỐN THIỀN (JHĀNA).
13. Theo thối giảm, tù đọng…
14. Theo cõi.
15. Theo bốn như y túc.

Ðịnh năm loại

16. Ðịnh (Samādhi) có 5 loại, theo NĂM THIỀN (JHĀNA).

Pháp thoại: “Thiền Minh Sát Vipassana – Lý Thuyết Và Thực Hành” – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app