Phần Giảng Giải Về Sớ Giải Của Tam Tạng – Piṭakattaya-ṭīkā-vaṇṇanā – Aṭṭhamo Paricchedo

Chương Thứ Tám

Phần Giảng Giải về Sớ Giải của Tam Tạng

Đã trải qua hơn sáu trăm tám mươi ba năm kể từ lúc phiên dịch Chú Giải Tam Tạng; vào lúc bấy giờ, vị đại vương tên là Parakkamabāhu thuộc dòng dõi Suriya đã kế vị theo thứ tự kể từ vua Mahāsammata. Sau khi vua cha của ngài băng hà, ngài đã đánh bại các vị vua đối nghịch trong ba vương quốc nên đã được tấn phong vương quyền trên toàn cõi xứ Laṅkā. Ngài là đấng quân vương hạng nhất trong số các vị vua và rạng rỡ với danh tiếng được lan rộng khắp lãnh thổ và các vùng lân cận; ngài trị vì vương quốc một cách công minh ở trong một thành phố lớn tên là Pulatthī.

Tính từ thời của đại vương Vaṭṭagāmaṇi-ābhaya thì đã trải qua hơn một ngàn một trăm năm mươi bốn năm, khi ấy Giáo Pháp đang ở trong thời kỳ suy tàn và phân chia thành tông phái. Đức vua khi thấy các thiện nam tử phải chịu đựng cảnh suy thoái và phân tán của Giáo Pháp đã khởi sanh lòng trắc ẩn ở trong tâm và luôn suy tư rằng: “Làm sao ta có thể phục hưng được Giáo Pháp?

Sau khi giao trách nhiệm lãnh đạo cho vị trưởng lão Mahākassapa cư ngụ ở núi Udumbara, đức vua đã hành phạt hàng trăm vị tỳ khưu hư hỏng, phát cho y trắng, rồi trục xuất; ngài đã làm cho Giáo Hội không còn bị ô nhiễm. Đức vua cũng đã cho xây dựng các tu viện đồ sộ có các bảo tháp như Jetavana, Pubbārāma, Dakkhiṇārāma, Uttarārāma, Veluvana, Kapilavatthu, Isipatana, Kusinārāma, và Laṅkātilaka. Ngài còn cho xây dựng nhà để hành lễ Uposatha là đại sảnh đường có kiểu kiến trúc là ngọn tháp gồm có mười một tầng và một ngàn gian phòng, lại còn có tranh vẽ và giàn dây leo các loại nữa. Đức vua đã cho xây dựng tu viện lớn tên là Jetavana được bao quanh bởi các hồ nước mát lạnh phủ đầy các loại sen xanh sen đỏ thu hút lũ chim như loài chim cu say mê mùi hương dịu dàng của vô số bông hoa các loại, lại còn được làm đẹp thêm bởi những dãy cây Bồ Đề, bảo tháp, phòng ốc, cốc liêu, và các nhà lộ thiên nữa.

Ở đó, ngài trưởng lão Mahākassapa là trưởng lão của hội chúng gồm hàng ngàn vị tỳ khưu đã cho triệu tập hội chúng tỳ khưu lại. Khi ấy, ngài trưởng lão Mahākassapa đã nói với các vị tỳ khưu rằng:

– Này các sư đệ, toàn bộ Sớ Giải được thực hiện bởi cổ nhân nhằm mục đích giảng giải các ý nghĩa tiềm ẩn trong Chú Giải của Tam Tạng không thành tựu lợi ích cho các vị tỳ khưu cư ngụ ở các quốc độ. Một số được viết ở dạng điển tích theo văn phạm của ngôn ngữ Sīhala, một số khác được viết bằng ngôn ngữ căn bản của xứ Magadha nhưng đã bị làm rối loạn do sự khác biệt giữa các ngôn ngữ. Chúng ta nên xóa bỏ sự khác biệt giữa các ngôn ngữ và thực hiện bộ Sớ Giải hoàn chỉnh không có lẫn lộn.

Các vị tỳ khưu đã nói rằng:

– Bạch ngài, như vậy trưởng lão hãy yêu cầu đức vua ra vương lệnh.

Khi ấy, đức vua và đám tùy tùng đã rời thành phố đi đến tu viện. Đức vua đã đảnh lễ hội chúng tỳ khưu đứng đầu là trưởng lão Mahākassapa rồi ngồi xuống ở một bên.

Vị trưởng lão đã nói với đức vua rằng:

– Tâu đại vương, bản Sớ Giải cho Chú Giải của Tam Tạng cần được thực hiện, đại vương nghĩ thế nào?

– Bạch ngài, tốt lắm. Trẫm sẽ ủng hộ hết mình. Hội chúng tỳ khưu hãy yên tâm tiến hành.

Sau đó, đức vua đã đảnh lễ hội chúng tỳ khưu rồi đi vào thành phố.

Lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu trưởng lão sau khi hoàn tất việc thọ thực đã tụ hội tại ở giảng đường được xây cất bởi vua Parakkamabāhu để tiến hành việc giảng giải ý nghĩa của bộ Samantapāsādikā là Chú Giải của Tạng Luật, và đã thực hiện bộ Sớ Giải tên là Sāratthadīpanī bằng tiếng nói của xứ Magadha là loại ngôn ngữ căn bản. Bởi vì việc ấy có được đề cập:

1. Bản Sớ Giải ấy của bộ Chú Giải Tạng Luật được tiến hành nhằm đem lại sự thông hiểu về Luật và sự hưng thịnh của Phật Pháp.

2. Toàn bộ đã được hoàn tất với số lượng là ba mươi ngàn âm từ và có tên là Sāratthadīpanī.

Kế đến về Tạng Kinh, các vị đã tiến hành việc giảng giải ý nghĩa của bộ Sumaṅgalavilāsinī là Chú Giải của Kinh Trường Bộ bằng tiếng nói của xứ Magadha là loại ngôn ngữ căn bản và đã hoàn thành bộ Sớ Giải tên là Sāratthamañjusā tập thứ nhất. Tương tợ như thế, các vị đã tiến hành việc giảng giải ý nghĩa của bộ Papañjasūdanī là Chú Giải của Kinh Trung Bộ bằng tiếng nói của xứ Magadha là loại ngôn ngữ căn bản và đã hoàn thành bộ Sớ Giải tên là Sāratthamañjusā tập thứ hai. Cũng vậy, các vị đã tiến hành việc giảng giải ý nghĩa của bộ Sāratthappakāsinī là Chú Giải của Kinh Tương Ưng Bộ bằng tiếng nói của xứ Magadha là loại ngôn ngữ căn bản và đã hoàn thành Sớ Giải tên là Sāratthamañjusā tập thứ ba. Cũng vậy, các vị đã tiến hành việc giảng giải ý nghĩa của bộ Manorathapūraṇī là Chú Giải của Kinh Tăng Chi Bộ bằng tiếng nói của xứ Magadha là loại ngôn ngữ căn bản và đã hoàn thành Sớ Giải tên là Sāratthamañjusā tập thứ tư. Bởi vì việc ấy có được đề cập:

3. Bản Sớ Giải ấy của bộ Chú Giải Tạng Kinh được tiến hành nhằm đem lại sự thông hiểu về Kinh và sự hưng thịnh của Phật Pháp.

4. Toàn bộ đã được hoàn tất với số lượng là chín mươi sáu ngàn âm từ và có tên là Sāratthamañjusā.

Tiếp đó, các vị đã tiến hành việc giảng giải ý nghĩa của bộ Atthasālinī là Chú Giải của bộ Pháp Tụ(Dhammasaṅganī) thuộc Tạng Vi Diệu Pháp bằng tiếng nói của xứ Magadha là loại ngôn ngữ căn bản và đã hoàn thành Sớ Giải căn bản và hậu Sớ Giải tên là Paramatthapakāsinī tập thứ nhất.

Tương tợ như thế, các vị đã tiến hành việc giảng giải ý nghĩa của bộ Sammohavinodanī là Chú Giải của bộ Phân Tích (Vibhaṅga) bằng tiếng nói của xứ Magadha là loại ngôn ngữ căn bản và đã hoàn thành Sớ Giải căn bản và hậu Sớ Giải tên là Paramatthapakāsinī tập thứ hai.

Cũng vậy, các vị đã tiến hành giảng giải ý nghĩa của bộ Paramatthadīpanī là Chú Giải của năm Tạng Vi Diệu Pháp còn lại bằng tiếng nói của xứ Magadha là loại ngôn ngữ căn bản và đã hoàn thành Sớ Giải căn bản và hậu Sớ Giải tên là Paramatthapakāsinī tập thứ ba.

Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:

5. Bản Sớ Giải ấy của bộ Chú Giải Tạng Vi Diệu Pháp được tiến hành nhằm đem lại sự thông hiểu về Vi Diệu Pháp và sự hưng thịnh của Phật Pháp.

6. Toàn bộ đã được hoàn tất với số lượng là hai mươi bảy ngàn âm từ và có tên là Paramatthapakāsinī.

Như vậy, khi được yêu cầu bởi đức vua Parakkamabāhu, trưởng lão Mahākassapa đã cùng với hàng ngàn vị trưởng lão khác nỗ lực tụ hội lại và hoàn tất phần giải thích ý nghĩa của bộ Chú Giải Tam Tạng tương tợ như một cuộc kết tập về Pháp và Luật vậy.

Khi phần giải thích ý nghĩa được hoàn tất, nhiều hiện tượng kỳ diệu đã xảy ra như việc đại địa cầu đã rúng động bằng nhiều cách khác nhau, v.v… và chư thiên đã tán thán ca ngợi. Phần giải thích ý nghĩa này của bộ Chú Giải Tam Tạng đã được hoàn thành đúng một năm.

Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:

7. Sau khi đấng Toàn Giác Vô Dư Niết Bàn được hơn một ngàn năm trăm tám mươi bảy năm, Parakkama lên ngôi vua.

8. Với sự đăng quang vương quyền được thành tựu và với sự tồn tại rạng ngời của Giáo Pháp, đức vua đã tiêu diệt kẻ thù do năng lực lớn lao của phước báu.

9. Vua Parakkamabāhu chúa tể xứ Laṅkā đã có công thực hiện sự hòa hợp các bộ phái và thanh lọc Giáo Hội.

10. Nhắm đến lợi ích của sự tăng trưởng Phật Pháp trên hòn đảo Tambapaṇṇi (Tích Lan), đại trưởng lão Kassapa ấy là vị đứng đầu hội chúng

11. đã được thỉnh cầu bởi đức vua Parakkamabāhu là nguời đã nỗ lực cho Giáo Pháp vì mong muốn Chánh Pháp được tồn tại.

12. “Sự giảng giải về ý nghĩa tiềm ẩn trong Chú Giải của các Tạng đã không đem lại lợi ích toàn diện cho các vị tỳ khưu ở khắp các nơi.

13. (Bởi vì) một số được viết dưới dạng điển tích theo văn phạm của tiếng Sīhala có bản chất khó hiểu.

14. Một số đã được tiến hành bằng ngôn ngữ của xứ Magadha nhưng được viết dưới dạng pha trộn nào đó giữa các ngôn ngữ.

15. Trong đó còn thấy có nhiều trường hợp nội dung của các đoạn văn không có chủ đề, lời giải thích bị lộn xộn, ý nghĩa lại khó hiểu.

16. Do đó, toàn bộ ở đây chưa được đầy đủ như thế này, làm sao những người xứ khác có thể hiểu được ý nghĩa?

17. Vì thế, sau khi tách phần lộn xộn giữa các thứ tiếng và nắm được toàn bộ ý nghĩa, ta sẽ làm rõ ràng, đầy đủ, không có lầm lẫn.”

18. Phần giải thích Tam Tạng là phần giảng giải các ý nghĩa tiềm ẩn có tên là Sāratthadīpanī, Sāratthamañjusā,

19. Paramatthappakāsinī đã được giảng dạy bởi các vị đại trưởng lão. Phần giải thích ấy đã đem lại lợi ích cho chúng sanh thuộc tất cả các loại ngôn ngữ.

20. Parakkamabhuja, vua xứ Laṅkā là người có đức độ và trí tuệ. Ngài trị vì vương quốc Laṅkā một cách công minh theo đúng mười điều.

21. Là người có niềm tin vào Tam Bảo, đức vua đã thực hiện được nhiều phước thiện. Đến khi hết tuổi thọ, ngài đã ra đi theo nghiệp quả.

22. Ngay cả các vị trưởng lão ấy như là ngài Kassapa và các vị khác, sau khi hoàn tất Sớ Giải của Tam Tạng, đã sống đến hết tuổi thọ rồi cũng ra đi theo nghiệp quả.

23. Khi biết được bản chất của vô thường là khổ đau và thân này khó đạt, bậc trí tuệ hãy cấp thời nỗ lực để chứng đạt trạng thái bất tử vĩnh viễn.

Phần Giảng Giải về Sớ Giải của Tam Tạng
trong cuốn “Diệu Pháp Yếu Lược” được thực hiện
nhằm đáp ứng niềm tin của các thiện trí thức
được chấm dứt.

-ooOoo-

Piṭakattaya-Ṭīkā-Vaṇṇanā

Aṭṭhamo Paricchedo

Tato tepiṭakaṭṭhakathā parivattanato te asīti-adhikesu chasu vassa-satesu atikantesu tadā Mahāsammata-paramparānuyāto Suriyavaṃsa-sambhūto Parakkamabāhu mahā rājā nāma ahosi. So attano pitu accayena tīsu rajjesu paṭirājānam abhimaddanaṃ katvā sakala-Laṅkātale ekarājābhisekaṃ patvā rājādhirājā sadesa-desantara-patthaṭakittiyā ca virājamāno hutvā Pulatthimahānagare dhammena rajjaṃ kārento Vaṭṭagāmiṇi-abhaya mahārañño samayato paṭṭhāya saṃvaccharagaṇanāya catupaññāsasatādhikamekasahassaṃ bhinnanikāyaṃ hutvā parihāyamāne sāsane apāyabhāgī sāsanāvacara-kulaputte disvā karuṇāya saṃcodita-hadayo “Kathaṃ hi nāma sāsanavuddhiṃ karissāmīti” cintento Udumbaragirivāsī Mahākassapattheraṃ dhuraṃ katvā aneka-satānaṃ pāpabhikkhūnaṃ nimmathanaṃ katvā seta-vatthāni datvā uppabbājetvā sāsanaṃ nimmalaṃkatvā sacetiyāni Jetavana-Pubbārāma-Dakkhiṇārāma-Uttarārāma-Veluvana-Kapilavatthu- Isipatana-Kusinārārāma-Laṅkātilaka-mahāvihārāni ca kārāpetvā ekādasabhūmikaṃ gabbha-sahassaṃ kūṭāgāra-patimaṇḍitaṃ cittakamma-latākammehi vivitta-bhūtaṃ uposathāgāraṃ mahāpāsādaṃ kārapetvā bodhi-thūpa-pariveṇa-kuṭi-maṇḍapāvalīhi vibhūsitaṃ nānā-vidha taruvara-kusuma-gandha-sammodamatta-kokilādīhi dvijagaṇehi nisevitaṃ padumuppala-puṇḍarīka-sañchanna-sītalodaka-jalāsaya-samākiṇṇaṃ Jetavanaṃ nāma mahā-vihāraṃ kārāpesi.

Tattha aneka-bhikkhu-sahassānaṃ saṅghatthero āyasmā Mahākassapatthero bhikkhu-saṅghaṃ sannipātāpesi. Atha kho āyasmā Mahākasspatthero bhikkhū āmantesi: “Yañc’ āvuso piṭakattayaṭṭhakathāya līnatthappakāsanatthaṃ attha-vaṇṇanaṃ porāṇehi kataṃ taṃ sabbaṃ desantarāvāsīnaṃ bhikkhūnaṃ atthaṃ na sādheti. Katthaci anekesu gaṇṭhi-padesu Sīhalabhāsāya niruttiyā likhitañca katthaci mūla-bhāsāya Māgadhikāya bhāsantarena sammissam ākulañca katvā likhitañca. Mayaṃ bhāsantaraṃ apanetvā paripuṇṇa-manākulaṃ atthavaṇṇanaṃ kareyyāmāti.” Bhikkhū āhaṃsu: “Tena hi bhante thero rājānaṃ gahetvā āṇācakkaṃ karotūti.”

Tadā rājā sapariso nagarā nikkhamitvā vihāraṃ gantvā Mahākassapatthera-pamukhaṃ bhikkhu-saṅghaṃ vanditvā ekamantaṃ nisīdi.

Atha taṃ thero āha: “Mahārāja, te piṭakaṭṭhakathāya atthavaṇṇanā kattabbā bhaveyyāti.” “Sādhu bhante ahaṃ kāyasāmaggiṃ dassāmi, bhikkhusaṅgho vissatthaṃ karotūti.” Tato rājā bhikkhusaṅghaṃ vanditvā nagarameva pāvisi.

Atha kho therā bhikkhū bhattakiccāvasāne Parakkama-bāhunarindena katapāsāde sannipatitvā Vinayapiṭakaṭṭha-kathāya Samantapāsādikāya atthavaṇṇanamārabhitvā mūla-bhāsāya Māgadhikāya niruttiyā Sāratthadīpanī nāma attha-vaṇṇanaṃ ṭhapesuṃ. Vuttaṃ hi tattha:

  1. Vinaye pāṭhavatthāya sāsanassa ca vuddhiyā

Vaṇṇanā ca samāraddhā vinayaṭṭhakathāya sā

  1. Sāratthadīpanī nāma sabbaso pariniṭṭhitā

Tiṃsa-sahassa mattehi ganthehi parimānato ti.

Tadanantaraṃ Suttanta-piṭake Dīghanikāyaṭṭhakathāya Sumaṅgalavilāsiniyā atthavaṇṇanamārabhitvā mūlabhāsāya Māgadhikāya niruttiyā paṭhama Sāratthamañjusā nāma atthavaṇṇanaṃ ṭhapesuṃ. Tathā Majjhimanikāyaṭṭhakathāya Papañcasūdaniyā atthavaṇṇanaṃ ārabhitvā mūlabhāsāya Māgadhikāya niruttiyā dutiya Sāratthamañjusā nāma attha-vaṇṇanaṃ ṭhapesuṃ tathā Saṃyuttanikāyaṭṭhakathāya Sāratthappakāsaniyā atthavaṇṇanaṃ ārabhitvā mūlabhāsāya Māgadhikāya niruttiyā tatiya Sāratthamañjusā nāma attha-vaṇṇanaṃ ṭhapesuṃ. Tathā Aṅguttaranikāyaṭṭhakathāya Monorathapūraṇiyā atthavaṇṇanaṃ ārabhitvā mūlabhāsāya Māgadhikāya niruttiyā catuttha Sāratthamañjusā nāma atthavaṇṇanaṃ ṭhapesuṃ. Vuttaṃ hi tattha:

  1. Suttanta-pāṭavatthāya sāsanassa ca vuddhiyā

Vaṇṇanā ca samāraddhā Suttantaṭṭhakathāya sā

  1. Sāratthamañjusā nāma sabbaso pariniṭṭhitā

Channavuti-sahassehi ganthehi parimāṇato ’ti.

Tadanantaraṃ Abhidhammapiṭake Dhammasaṅganiyā aṭṭhakathāya Atthasāliniyā atthavaṇṇaṃ ārabhitvā mūlabhāsāya Māgadhikāya niruttiyā paṭhama Paramatthapakāsanī nāma mūlaṭīkañca anuṭīkañca ṭhapesuṃ.

Tathā Vibhaṅgappakaraṇaṭṭhakathāya Sammohavinodaniyā atthavaṇṇanaṃ ārabhitvā mūlabhāsāya Māgadhikāya niruttiyā dutiya Paramatthapakāsinī nāma mūlaṭīkañca anu-ṭīkañca ṭhapesuṃ.

Tathā Pañcappakaraṇaṭṭhakathāya Paramatthadīpaniyā atthavaṇṇanaṃ ārabhitvā mūlabhāsāya Māgadhikāya niruttiyā tatiya Paramatthapakāsanī nāma mūlaṭīkañca anuṭīkañ ca ṭhapesuṃ.

Tenāhu porāṇā:

  1. Abhidhamma-pāṭavatthāya sāsanassa ca vuddhiyā

Vaṇṇanā ca samāraddhā Abhidhammaṭṭhakathāya sā

  1. Paramatthapakāsinī sabbaso pariniṭṭhitā

Satta-vīsa-sahassehi ganthehi parimāṇato ’ti.

Evaṃ Mahākassapatthero raññā Parakkamabāhunā ajjhiṭṭho aneka-sahassehi therehi saddhiṃ ussāhaṃ janetvā dhammavinaya-saṅgāyita-sadisameva piṭakattayaṭṭhakathāya atthavaṇṇanaṃ katvā sanniṭṭhāpesi. Atthavaṇṇanā-kata-pariyosāne paṭhavī kampādayo anekāni acchariyāni pātur ahesuṃ, devatā sādhukāramadaṃsu. Ayaṃ piṭakaṭṭhakathāya atthavaṇṇanā ekasaṃvaccharen’ eva niṭṭhitā.

Tenāhu porāṇā:

  1. Sambuddha-parinibbānā vassa-sahassātikkame

Sattāsīti pañca-sate rājā āhu Parakkamo

  1. Uḷāra-puñña-tejena katvā sattu-vimaddanaṃ

Patta-rajjābhisekena sāsanujjotanatthinā

  1. Nissāya Sīhalindena yaṃ Parakkamabāhunā

Katvā nikāya-samaggiṃ sāsanaṃ suvisodhitaṃ

  1. Kassapo so mahāthero saṅghassa parināyako

Dīpasmiṃ Tambapaṇṇimhi sāsanodaya-kāraṇā

  1. Ajjhesito narindena so Parakkamabāhunā

Saddhammaṭṭhitikāmena katvā sāsana-paggahaṃ

  1. “Piṭakattayaṭṭhakathāya līnatthassa pakāsanaṃ

Na taṃ sabbattha bhikkhūnaṃ atthaṃ sādheti sabbaso

  1. Duviññeyya sabhāvāya Sīhalāya niruttiyā

Gaṇṭhipadesu ’nekesu likhitaṃ kiñci katthaci

  1. Māgadhikāya bhāsāya ārabhitvāpi kenaci

Bhāsantarena sammissaṃ likhitaṃ kiñcideva ca

  1. Asāragaṇṭhikā cāpi tatth’ eva bahu dissati

Ākulañca kataṃ yattha duviññeyyāpi atthato

  1. Tato aparipuṇṇena tādisen’ ettha sabbaso

Kathamatthaṃ vijānanti nānā-desa-nivāsino

  1. Bhāsantaraṃ tato hitvā sāramādāya sabbaso

Anākulaṃ karissāmi paripuṇṇa-vinicchayaṃ”

  1. Piṭakattaya-vaṇṇanā ca līnatthassa pakāsanā

Sārattha-dīpanī nāma Sāratthamañjusā pi ca

  1. Paramatthapakāsinī mahātherehi bhāsitā

Sattānaṃ sabbabhāsānaṃ sā ahosi hitāvahā

  1. Parakkama-bhujo nāma Laṅkindo puñña-paññavā

Dhammena dasavidhena Laṅkārajjamakārayi

  1. Katvā puññāni nekāni pasanno ratanattaye

Āyuno pariyosāne yathākammamupāgami

  1. Piṭakassa ṭīkaṃ katvā therāpi Kassapādayo

Te yāvatāyukaṃ ṭhatvā yathākammamupāgamuṃ.

  1. Evaṃ aniccataṃ jammiṃ ñatvā durabhisambhavaṃ

Tuvaṭaṃ vāyame dhīro yaṃ niccaṃ amataṃ padanti.

Sujanappasādāya kate Saddhammasaṅgahe
piṭakattaya-ṭīkā-vaṇṇanā

niṭṭhitā.

-ooOoo-

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app