Phan tinh la sao

Phản tỉnh là sao?

Bài học Đức Phật dạy con trai, Ngài Rahula

– Này Rahula, Ông nghĩ thế nào? Mục đích của cái gương là gì?

– Bạch Thế Tôn, mục đích là để phản tỉnh.

– Cũng vậy, này Rahula, sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành thân nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành khẩu nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành ý nghiệp.

1) Này Rahula, khi Ông MUỐN làm một thân [khẩu / ý] nghiệp gì, hãy phản tỉnh thân [khẩu / ý] nghiệp ấy như sau: “Thân [khẩu / ý] nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân [khẩu / ý] nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”.

Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: “Thân [khẩu / ý] nghiệp này, ta MUỐN làm. Thân [khẩu / ý] nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân [khẩu / ý] nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”. Một thân [khẩu / ý] nghiệp như vậy, này Rahula, Ông NHẤT ĐỊNH CHỚ CÓ LÀM!.

Này Rahula, nếu sau khi phản tỉnh, ông biết: “Thân [khẩu / ý] nghiệp này ta MUỐN làm. Thân [khẩu / ý] nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời thân [khẩu / ý] nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc”. Một thân [khẩu / ý] nghiệp như vậy, này Rahula, Ông NÊN LÀM.

2) Này Rahula, khi Ông ĐANG làm một thân [khẩu / ý] nghiệp, Ông cần phải phản tỉnh thân [khẩu / ý] nghiệp ấy như sau: “Thân [khẩu / ý] nghiệp này ta ĐANG làm. Thân [khẩu / ý] nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân [khẩu / ý] nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ; đem đến quả báo đau khổ.

Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: “Thân [khẩu / ý] nghiệp này ta ĐANG làm. Thân [khẩu / ý] nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân [khẩu / ý] nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ”. Này Rahula, Ông HÃY TỪ BỎ một thân [khẩu / ý] nghiệp như vậy.

Nhưng nếu, này Rahula, trong khi phản tỉnh ông biết như sau: “Thân [khẩu / ý] nghiệp này ta ĐANG làm. Thân [khẩu / ý] nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân [khẩu / ý] nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc”. Thân [khẩu / ý] nghiệp như vậy, này Rahula, Ông CẦN PHẢI TIẾP TỤC LÀM.

3) Sau khi Ông ĐÃ làm xong một thân [khẩu / ý] nghiệp, này Rahula, Ông cần phải phản tỉnh thân [khẩu / ý] nghiệp ấy như sau: “Thân [khẩu / ý] nghiệp này ta ĐÃ làm. Thân [khẩu / ý] nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân [khẩu / ý] nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”.

Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: “Thân [khẩu / ý] nghiệp này ta ĐÃ làm. Thân [khẩu / ý] nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân [khẩu / ý] nghiệp này là bất thiện đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”. Một thân [khẩu / ý] nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải THƯA LÊN, cần phải TỎ LỘ, cần phải TRÌNH BÀY trước các vị Ðạo sư, hay trước các vị đồng Phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải) PHÒNG HỘ trong tương lai.

Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: “Thân [khẩu / ý] nghiệp này ta ĐÃ làm. Thân [khẩu / ý] nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân [khẩu / ý] nghiệp này thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc”.

Do vậy, này Rahula, Ông phải AN TRÚ TRONG NIỀM HOAN HỶ, tự mình TIẾP TỤC TU HỌC ngày đêm trong các thiện pháp.

1) Này Rahula, trong thời QÚA KHỨ , những Sa-môn hay Bà-la-môn nào đã tịnh hóa thân nghiệp, đã tịnh hóa khẩu nghiệp, đã tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần đã tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa ý nghiệp.

2) Này Rahula, trong thời VỊ LAI , những Sa-môn hay Bà-la-môn nào sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sẽ tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy; sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa ý nghiệp.

3) Này Rahula, trong thời HIỆN TẠI , những Sa-môn hay Bà-la-môn nào tịnh hóa thân nghiệp, tịnh hóa khẩu nghiệp, tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, tịnh hóa khẩu nghiệp; sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, tịnh hóa ý nghiệp.

Do vậy, này Rahula: "Sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa thân nghiệp; sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa ý nghiệp"

Như vậy, này Rahula, Ông cần phải tu học.Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Rahula hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn giảng.

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala – Ambalatthikà Ràhulovàda sutta. HT Thích Minh Châu dịch. TK Viên Phúc hiệu đính.

 

* Nội dung được trích từ các bài giảng và tài liệu do Sư Viên Phúc tổng hợp và chia sẻ trên trang Ehipassiko.info

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app