Phần Hai – Cuộc Hành Trình Biến Đổi – Chương V – Những Điều Trông Thấy Qua Những Chuyện Kể Của Chúng Tôi.

Chương V
Những điều trông thấy qua những chuyện kể của chúng tôi.

Hãy buông bỏ ý tưởng và niềm tin sẽ xuất hiện bên trong nội tâm.

Dipa Ma dạy rằng tâm trí chúng ta chứa đựng đầy nhóc những câu chuyện, mỗi câu chuyện như vậy lại nối tiếp câu chuyện khác. Giống như những ngăn đựng Búp-bê. Bạn mở một ngăn, ngăn khác lại xuất hiện bên trong đó. Khơi mở ra một câu chuyện rồi câu chuyện khác lại tiếp nối theo. Khi đến ngăn xép Búp-bê cuối cùng, ngăn nhỏ nhất, bạn cũng mở ra. Bên trong có gì vậy ? Trống không, chẳng có gì trong đó cả, và tất cả những gì chung quanh bạn chỉ là những vỏ trống rỗng những câu chuyện cuộc đời bạn.

Vì Dipa Ma nhìn thấu suốt những câu chuyện tâm linh đúng nghĩa. Bà không chấp nhận bất kỳ một loại thảm kịch cuộc đời nào. Bà muốn các thiền sinh của mình sống bằng chân lý tâm linh sâu hơn là căn cứ vào những diễn giải, những phát hiện nào về những biến cố bên ngoài cuộc sống. Dipa Ma biết rõ toàn bộ những thảm kịch cuộc đời. Ngay chính bản thân bà đã phải chịu bệnh tật kinh niên; đau buồn do những cái chết của cha mẹ, của chồng và hai con; và chịu thất vọng ê chề. Chỉ khi nào bà đã vượt qua khỏi những xác định với các chuyện kể và với những thảm kịch cuộc sống của, lúc đó bà mới bắt đầu sống như một người được giải thoát.

Không có vấn đề gì cả.

Đôi khi, có người đến gặp bà mang theo rất nhiều phiền muộn lo lắng, bà lại cười toáng lên. Bà không thể nhịn cười được, cuối cùng bà nói, “Những khó khăn bạn đang phải chịu đựng chẳng là vấn đề gì cả, đó chỉ tại bạn tưởng tượng ra, đó là những ” khó khăn của tôi” chính vì bạn có suy nghĩ ” có vấn đề cần tôi phải giải quyết” mà ra cả. “Đừng suy nghĩ kiểu đó, và rồi sẽ chẳng có vấn đề gì xẩy ra cả.” — Dipak Chowdhury

Đừng có nghĩ là họ vái con đâu nhé.

Khi mới tám tuổi, tôi đã được thụ phong làm sư tại Chùa Bodh Gaya theo lời đề nghị của bà ngoại tôi. Tôi mới làm sư được có ba ngày. Ngay sau khi tôi được thụ phong, người ta bắt đầu vái lạy tôi. Tôi nghĩ, “Ôi ! thành công lớn rồi!” Tôi cảm thấy rất đặc biệt. Nhưng bà ngoại tôi lại cảnh cáo tôi phải cẩn thận, “Đừng có nghĩ là họ vái con đâu nhé. Họ chỉ vái lạy áo Ca-sa của thôi đó.” — Rushi Barua, cháu ngoại của Dipa Ma

Chẳng có gì đặc biệt.

Chúng tôi ngồi trên xe ở ghế hậu đi quanh thành phố Calcutta vào một buổi trưa, đến thăm Thiền sư Munindra. Dipa Ma ngồi kế bên tôi và cầm lấy tay tôi. Qua bàn tay của bà tôi cảm thấy một sức ấm tình yêu không thể tưởng tượng nổi đang chạy ran khắp người tôi. Tôi đang sưởi ấm trong đó. điều đó kéo dài khoảng một vài phút, và khi tôi cảm thấy thú vị , tâm trí tôi nhẩy lên. “Ôi bà thật là đặc biệt”. Ngay lúc tôi thoáng có ý nghĩ đó, lập tức nhưng từ tốn bà rút tay của bà ra khỏi tay tôi và không để tôi chạm vào tay bà nữa trong suốt cuộc hành trình còn lại. — Matthew Daniell

Ý định của bạn là gì vậy?

Vào một buổi tối nọ, có một thiền sinh muốn tỏ ra xem ai là người bắt đầu hỏi Dipa Biết nhiều nhất. Cậu ta hơi ra vẻ thách thức, đối chất và như muốn tỏ ra mình xuất thân từ một tư thế trừu tượng tâm linh, và muốn lôi kéo bà vào chỗ phải tranh luận. Bà ngừng lại ở một điểm và nói với giọng hết súc từ tốn.”Bạn tới đây làm chi vậy? Ý định của bạn là gì vậy?” Tính chân tình của câu hỏi bà đưa ra lập tức câm họng ông bạn trẻ đó. — Ajah Thanasanti

Gỡ ra manh mối.

[Vừa tới Ấn Độ] tôi muốn đến gặp Dipa Ma ngay tức khắc, Jack, Joseph và Sharon nói, “Cứđi bừa đi!” Thế là tôi đến vào buổi tối hôm đó, đó là cơ hội đầu tiên tôi được gặp bà. Tôi cóđịa chỉ của bà, nhưng không biết làm sao biết đường đến đó. Trời đã bắt đầu nhá nhem tối, tôi chỉ nhớ khi ra khỏi taxi tại một khu vực nghèo của thành phố, và nhìn xuống con đường tối mù ẩm ướt đầy rác rến, và tôi nghĩ, “Tôi không thể tin vào mắt mình được đó là chỗ đúng.”

Tôi đi dọc xuống theo con đường và đến một cầu thang mở sang bên phải. Tôi được nói cho biết bà ở trên lầu bốn, nhưng trời tối rất khó nhìn, và tôi bắt đầu ái ngại. Tôi nghĩ mình đang lạc hướng đến chỗ bà ở lần đầu tiên. Cuối cùng tôi ra đến hành lang lầu bốn và nói tên bà ta với người đầu tiên tôi bắt gặp. Họ chỉ vòng quanh hành lang sang phía bên kia chiếc sân. Vào lúc này đã là sáu giờ tối. Các thiền sinh của bà đang lục đục kéo nhau ra về, và không còn nghi ngờ gì đã đến giờ sinh hoạt gia đình riêng tư của bà bắt đầu. Tôi phải công nhận là mình hơi bối rối đôi chút và không nghĩ đến điều đó. Tôi vừa mới kết thúc sáu tháng luyện thiền căng thẳng, công việc của tôi là muốn nghiên cứu Phật Pháp và tôi nghĩ còn phải bận rộn nhiều hơn chút xíu nữa trong tương lai.

Tôi thấy một người phụ nữ nhỏ xíu đang đứng ngoài cửa và nói điều gì đó, và bà tiến lại gần tôi và đợi. Bà nhờ con gái Dipa dịch cho bà, tôi tự giới thiệu và cho biêt: tôi là một thiền sinhđang học Phật Pháp và bạn tôi là Joseph Goldstein và Sharon Salzberg. Bà mời tôi vào một căn phòng nhỏ xíu.

Tôi vẫn còn nhớ mình ngồi trên chiếc giường gỗ của Dipa Ma và bắt đầu giải thích lý do tại sao tôi tới đây và kể cho bà biết về những bài học rất căng thẳng tôi vừa thực hiện và điều gì tôi đã trải qua. Bà không thể tỏ ra đáng yêu và hồ hởi chào đón chúng tôi hơn được nữa. Bà nghe rất chăm chú và kiên nhẫn những gì con gái dịch cho bà nghe, như thể chẳng có gì tốt hơn để để làm lúc này là chú ý lắng nghe một cậu trai trẻ vừa đột nhập vào phòng của bà mà lại như có cảm giác rất quen với cậu ta. Vì tôi tiếp tục nói, có điều gì đó được tỏ lộ ra trong tôi.

Chưa hề có điều gì tương tự như vậy đã xẩy đến với tôi trước đó và ngay buổi tối hôm đó. Tôi thực sự hơi sửng sốt gặp được một con người như vậy; tôi đã gặp rất nhiều người trongđời và nhiều năm qua. Nhưng chẳng có gì giống như vậy đã xẩy ra. Tôi càng nói, thì càng cảm thấy hoang mang và bối rối dâng trào và tôi hoàn toàn bị choáng ngợp. Tôi nghĩ mình đã làm điều gì đó vô nghĩa. Tôi cảm thấy bối rối hoàn toàn. Toàn bộ niềm kiêu hãnh trong tôi, tầm quan trọng nơi tôi, toàn bộ kinh nghiệm và cảm nghĩ mình đã là một hạng người nào đó đặc biệt và đang tham dự cuộc hành hương đặc biệt này như thể xụp đổ và tan vỡ hoàn toàn chỉ nội trong vòng mấy phút. Và Ma chẳng làm bất kỳ điều gì khác hơn là ngồi đó và nhìn tôi một cách dịu dàng và chú ý đến tôi. — Jack Enghler

Tất cả đều là vô thường.

Khi con trai tôi qua đời vào năm 1984, Dipa Ma đã làm cho tôi bị sốc với những lời của bà.Đó là một bài học khó tôi không bao giờ quên: “Hôm nay con trai bạn từ giã cõi đời này, chị đau khổ phiền não làm chi, tất cả đều là vô thường mà thôi, con trai chị cũng là vô thường, con gái chị cũng vậy, cuộc sống chị cũng thế nốt, chồng chị con gái chị cũng là vô thường mà thôi, tiền của tài sản của chị cũng thế, nhà cửa cũng vậy, chẳng có gì không là vô thườngđâu, khi bạn còn sống, bạn có thể suy nghĩ, “Đây con gái tôi, đây chồng tôi, tài sản của tôi, nhà cửa của tôi, chiếc xe này thuộc về tôi. Nhưng khi chết chẳng có gì thuộc về bạn cả. Đồ ngu ngốc! Bạn nghĩ bạn là một thiền sinh nghiêm túc phải không, nhưng bạn phải nghĩ tất cả chỉ toàn là vô thường mà thôi. — Sudipti Barua

Không nên lo lắng làm gì.

Tất cả những gì khiến tôi lo lắng – mất chồng, mất con cái – đã xẩy đến với Dipa Ma, và vậy mà bà vẫn thanh thản, vẫn tĩnh lặng và thản nhiên vui vẻ. Chiêm ngưỡng bà dưới góc độ như vậy tạo ra nơi tôi mối quan tâm vì tôi có quan tâm, nhưng không lo lắng gì laị là điều đầy sáng tạo. — Sylvia Boorstein

Buông bỏ.

Một số người Mỹ quan tâm đến điều kiện sống nghèo khổ tại vùng lân cận, nơi Dipa Ma đang sống, đã quyên góp một số tiền giúp cho bà chuyển ra khỏi nội ô thành phố. Một thiền sinh nhớ lại những gì đã xẩy ra khi giao số tiền quyên được giúp bà xây căn nhà mới.

Tôi mang đến cho bà tất cả hai ngàn ruởi đô-la, một ngân khoản quyên góp được, tôi nghĩ là ở Ấn Độ với số tiền đó bà sẽ đủ xây được một nửa căn nhà. Số tiền này đủ cho cả gia đình Dipa Ma sống trong hơn một năm. Vì tôi quá yêu mến bà – và có thể cũng vì vậy mà tôi cảm thấy mình hơi quan trọng – tôi lãnh trách nhiệm mang số tiền đó đến cho bà một cách hết sức nghiêm túc nhưng cũng kèm theo nhiều sung sướng.

Tôi nghĩ, “Hãy đợi khi nào bà nhận ra tôi mang lại cho bà những gì, một số tiền trị giá đến một nửa căn nhà của bà định xây!”

Khi tôi vào trong nhà, tôi nói với bà tôi mang đây một ít tiền bằng đô-la Mỹ. “Chúng tôi không được phép dùng đô-la. Anh phải đổi sang tiền Rupees” tỷ số hối đoái vào thời điểm đó là vào khoảng: 2500 đô la đổi được bốn mươi lăm nghìn rupees. Tôi đến ngân hàng American Express và tờ giấy bạc cao nhất họ có là tờ một trăm rupees. Tôi bước ra khỏi ngân hàng với một giỏ sách đầy nhóc giấy bạc rupees. Tôi đã bị mất cắp hai lần ở Ấn Độ – một lần với một ngàn đô-la và lần này là 2500 đô. Vì thế tôi rất hồi hộp phải mang số tiền mặt đi qua phố phường Calcutta. Tôi cảm thấy như cõng chính tương lai Dipa Ma trên lưng: xây một căn nhà cho bà, toàn bộ tài sản của bà có và cơ hội cho cuộc sống an nhàn của bà sau này. Tôi đi thẳng từ ngân hàng đến căn phòng của bà. Tôi phải đi mất khoảng một tiếng đồng hồ và từng bước trên đường đi tôi cảm thấy lo lắng vô cùng. Nhưng tôi vội vàng không thể không thể đừng gặp mặt bà. Chúng tôi nghĩ ít nhất cũng phải cần đến năm năm mới có thể quyên góp được món tiền lớn như vậy, nhưng giờ đây, chỉ trong vòng có ba tháng tôi đã có thể giao cho bà được một nửa căn nhà. Tôi nghĩ chắc là bà sẽrất sung sướng.

Khi tôi bước vào căn phòng của bà, tôi thực sự thấy toát mồ hôi, khi vừa vào đến cửa, Dipa Ma lấy tay xoa đầu tôi và tặng cho tôi một cái hôn như thường lệ. Bà nói,” Xem kìa, anh quẩn trí mất rồi.” Tôi không muốn nói là tôi thực sự rất sợ người dân nước bà. Tôi nghĩ tôi sẽ mất cắp một lần nữa. Thay vào đó chỉ nói. “Vâng, tôi phải đi đổi tiền, có quá nhiều tiền, tôi rất lo vì mang theo mình quá nhiều tiền mặt trong người.”

Tôi rỡ ba lô xuống, mở ra, và đổ trên sàn nhà. Căn nhà tự dưng giống như một cảnh trong phim với hàng cọc tiền rupees khắp trong phòng. Dipa Ma không nháy mắt trước số tiền nhiều như vậy. Bà không cả cử động hay tỏ ra hào hứng hay sung sướng gì cả. Bà cầm lấy số tiền, đẩy nhẹ vào gầm giường và phủ lên một tấm vải.

Tôi suy nghĩ, “Dưới gầm giường? bốn mươi lăm ngàn rupees – bà không muốn cất số tiền đó vào nơi nào an toàn hơn hay sao mà lại để dưới gầm giường. Hãy để tiền chỗ nào chắc chắn hơn kẻo trộm lấy mất. Và còn ngôi nhà mới thì sao. Hãy thử bàn đến ngôi nhà mới xem sao.”

Bà chẳng đả động một lời nào đến số tiền đó gì cả, thay vào đó, bà chỉ quan tâm đến tôi mà thôi. Bà nói “anh hãy bình tĩnh lại đi, đừng quá căng thẳng như vậy” Rồi bà quay sang con gái Dipa và nói, “Chúng ta đưa anh ấy đi ăn.”

Trên đường đi tôi suy nghĩ có thể tốt hơn là nói số tiền đó cho Dipa biết. Tôi nói, “Mẹ của em để tất cả số tiền đó dưới gầm giường, tôi rất áy náy có lẽ không an toàn mấy, em phải đưa đến gửi ở nhà ngân hàng cho chắc ăn.”

Dipa cười. ” Ôi, để ở ngân hàng không an toàn đâu. Nhưng để ở nhà mới an toàn hơn,” Tôi bắt đầu phản đối, nhưng rồi tôi nhận ra: vấn đề là tại ở tôi cả, tôi không phải là “chiếc xe” chyển tiền hộ những tấm lòng thành của người khác. Tôi đã coi số tiền đó là “của tôi.” Tôi đã biến số tiền lớn đó để tự “quan trọng hoá” chính mình. trong tình huống này. Ngay cả sau khi tôi đã đưa tiền đó cho họ. Tôi đã không sẵn lòng “Buông bỏ”… nhưng khi Dipa nói, “Đừng lo gì cả, ở đây an toàn hơn.” Tôi Mới có thể an tâm nói, “Ôkê, tiền đó là của em đó.”

Tôi chẳng bao giờ hỏi một câu nào nữa hay nghĩ đến số tiền đó lần thứ hai, khi tôi bước ra khỏi căn phòng, tôi cảm thấy tự do thoải mái. Thực chất, tôi chẳng biết họ có xây nhà hay không và đây là lần đầu tiên tôi đã nghĩ về số tiền đó sau mười lăm năm. — Steven Schwartz

 -ooOoo-

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app