Phần Hai
CUỘC HÀNH TRÌNH BIẾN ĐỒI
Chương IV
BÊN BỜ VỰC VÀ XA HƠN NỮA
“Bạn có thể thực hiện bất kỳ điều gì bạn muốn.”
Theo gương cuộc đời Dipa Ma, chánh đạo là một cuộc hành trình dẫn đến biến đổi, trong đó ta ấp ủ những niềm tin cũng như những giới hạn đè nặng lên bản thân ta và thách thức ta từ mọi phía. Nhiệm vụ của Thiền sư là thúc đẩy thiền sinh vượt qua ranh giới những gì họ có thể thực hiện được, để lật ngược tất cả những ý niệm về cái gọi là “tôi không thể”. Vì ai là cái “tôi” lại “không thể”đó? và điều gì “không thể được” ngoài cái kết cấu tâm linh đây? Dipa Ma đã nhận ra điều đó, qua tập luyện sức mạnh, bà thấy rằng không có gì giới hạn được trí tuệ. Đôi khi bà chỉ dẫn và đề nghị rất mãnh liệt, lúc khác bà kiên định cách thanh thản và không khoan nhượng. Bà đã dẫn dắt thiền sinh đến tận bờ vực, và rồi còn thôi thúc họ tiến xa hơn nữa, bà cũng diễn giải là phải “vượt xa hơn nữa” có nghĩa là đơn giản tự phát hiện ra chính mình và những gì chưa khám phá ra, rồi phá bỏ và từ đó mà tiếp tục tiến lên.
Tuy nhiên, cuộc hành trình biến đổi còn dính líu nhiều hơn là chỉ cố gắng dũng cảm vượt qua những giới hạn của chính mình. Cuộc hành trình này còn đòi hỏi chúng ta lượng định lại cố gắng của mình, cân bằng ý định cũng như nghị lực của ta nữa. Dipa Ma thường nói, “Nếu bạn luyện thiền mà chỉ để nhắm đạt đến một kết quả nào đó, thì việc luyện thiền sẽ trở thành trở ngại”. Ước muốn được giải thoát dù sao cũng chẳng phải là ước muốn suông đâu – do vậy ước muốn là một trở ngại chính đối với chánh đạo vậy. Đến một giai đoạn nào đó, lòng nhiệt tình rất hữu ích giúp ta tiến tới trên chánh đạo, và lôi kéo chúng ta tiến tới; ở giai đoạn khác, chính điều hữu ích đó lại trở thành vật cản. Chúng ta cần nhận ra khi nào cố gắng lại biến thành vật cản. Để kiên định với điều đang diễn ra mà không phải bỏ qua – đôi khi vật cản đó trở thành tất cả tiềm năng để thực hiện mọi sự.
Có một nhà sư rất hăng hái người Miến Điện, tên là U Pandita, thường khuyên các thiền sinh Phương Tây của ông, kể cả tôi (tác giả) hãy “luyện tập bất chấp thân xác hay cuộc sống.” Thiền sư Howard Cohn nhận định tư thế của Dipa Ma có hơi yếu, nhưng việc “luyện tập bất chấp thân xác và cuộc sống thì hoàn toàn khác – cộng với tình yêu trong trái tim bạn.” Dipa Ma rất chuộng một hình thức cố gắng trưởng thành nào đó, hơn là gộp cả sức mạnh cộng với tính dễ dãi và thoải mái; kể cả ở nam giới lẫn nữ giới. Việc rèn luyện đòi hỏi nhiệt huyết hơn là thái độ chiến binh – Samurai, việc rèn luyện đó cũng đòi hỏi chúng ta phải khám phá ra từ tâm và tình yêu trong chính chúng ta. Giống như Dipa Ma chúng ta có thể tham gia luyện tập, từ một nơi đầy thần kỳ trẻ thơ vô địch trong chính chân lý chân thật.
Thiền sư Steven Smith nhận xét “Nơi Dipa Ma… có một đặc tính cố gắng kỳ lạ, mọi sự đều là phiêu lưu cả. Luyện thiền suốt đêm cũng là một cuộc phiêu lưu. Bà được biểu hiện nơi việc thể hiện động lực thúc đẩy cho việc luyện thiền đạt đến được điều kỳ diệu nơi từng khoảng khắc một.”
“Bà đã dạy tôi ‘Chánh niệm không phải là điều ta có thể phấn đấu đạt đến được'”, thiền sinh Sharon Kreider nhắc lại, “Chánh niệm luôn xuất hiện và di chuyển tới lui. Đúng hơn là điều gì đó tôi phải chiếm hữu lấy, chánh niệm chỉ xuất hiện với những gì đã hiện hữu, chỉ có vậy thôi”
Đối với nhiều Thiền sư Tây phương, thách thức lớn nhất là làm sao quân bình được cố gắng với thoải mái hoà nhã và chấp nhận đầy lòng trắc ẩn.
Hãy luyện tập liên tiếp
Khi Dipa Ma hỏi tôi về việc luyện tập, tôi cho bà biết là tôi luyện thiền vào buổi sáng và buổi chiều mỗi ngày, còn những lúc khác tôi làm công việc. Thế rồi bà còn hỏi thêm. “Tốt lắm. Thế bạn làm gì vào những ngày cuối tuần.?” Tôi không nhớ đã trả lời bà như thế nào, nhưng câu trả lời của bà là, “Có hai ngày bạn phải luyện thiền cả ngày: đó thứ bẩy và chủ nhật.” Thế rồi bà cho tôi một bài học thật nghiêm khắc làm thể nào để tận dụng thời gian một cách hiệu quả nhất. Tôi không bao giờ quên bài học này, đó là ý tưởng tôi nên luyện tập mọi nơi mọi lúc. — Bob Ray
Đừng có chây lười.
Lần cuối cùng gặp Dipa Ma trước khi bà qua đời, bà đã khuyên tôi nên ngồi thiền trong vòng hai ngày. Ý bà muốn nói không phải là tôi phải tham gia khoá huấn luyện hai ngày nhưng bà muốn đề cập đến cuộc hành thiền kéo dài hai ngày! Tôi cười toáng lên; hình như đối với tôi đây là điều không thể thực hiện được. Nhưng với tâm bi không khoan nhượng, bà chỉ đơn giản nói với tôi. “Đừng có chây lười.” — Joseph Goldstein
Đâu là những giới hạn của chúng ta?
Khi Dipa Ma đến thăm thiền viện IMS để thuyết pháp một khoá huấn luyện thinh lặng ba tháng vào năm 1984, Joseph và Sharon là một cặp thuyết pháp, còn tôi thì cùng với bà Dipa Ma làm thành một cặp khác. Chúng tôi phải chủ trì “phỏng vấn” thiền sinh suốt cả buổi sáng, dùng bữa trưa xong, Dipa Ma về nhà riêng ngay bên kia đường để nghỉ ngơi đôi chút, còn tôi trở về phòng riêng nghỉ ngơi trước khi tiếp tục công việc vào buổi chiều.
Ngay trước khi tôi ngả lưng nằm nghỉ. Tôi nhìn qua cửa sổ và thấy Dipa Ma đang thực hiện một cuộc hành thiền “bách bộ” bên ngoài. Năm đó bà đang bị bệnh, còn thời tiết lại quá lạnh; tuyết rơi trắng xoá. Bà chỉ mặc một chiếc Xari trắng, bách bộ qua lại dưới tuyết rơi. Đây là cảnh một bà già đang bị bệnh tim, hành thiền bách bộ.
Tôi nhìn qua cửa sổ, rồi lại hướng mắt theo dõi Dipa Ma, nhìn vào chiếc giường đầy tiện nghi rồi lại nhìn Dipa Ma… tôi cảm thấy mình phải chấp nhận những giới hạn của bản thân. Tôi biết mình không thể ra ngoài là thực hiện hành thiền “bách bộ” vào lúc này được, nhưng tôi ngưỡng mộ và nhận ra sự khác biệt đó. Sự cống hiến vô tận của bà không bao giờ chấm dứt, giải thoát hoàn toàn đã khiến bà mạnh mẽ đến thế, tuy nhiên sức mạnh đó lại cực kỳ ngọt ngào. Bà không bao giờ dừng lại. Tôi có thể nhận ra rằng những hành động khác thường của bà lại không phản ánh mục tiêu do ác cảm hay tham lam thôi thúc. Tôi nhận ra toàn bộ điều đó, thế rồi đành phải lên giường nghỉ ngơi đôi chút. — Michele McDonald Smith
Chỉ có ý tưởng mới ngăn bạn lại được.
Vào năm 1974, tôi dừng chân tại Calcutta để chào tạm biệt Dipa Ma. Tôi nói với bà, “Tôi về lại Hoa Kỳ một thời gian ngắn để dưỡng sức đôi chút và kiếm thêm chút tiền, và tôi sẽ quay trở lại.”
Bà gãi đầu và quả quyết. “Không đâu, khi Cô về đến Hoa Kỳ Cô sẽ dạy thiền chung với Joseph.”
Tôi nói, “Không đâu, tôi sẽ không làm điều đó,” và bà đáp lại. “Đúng vậy, Cô sẽ làm như thếđó,” tôi cãi lại, “Không, nhất định không.”
Cuối cùng bà nhìn thẳng vào mắt tôi và tuyên bố. “Cô có thể làm bất kỳ điều gì Cô muốn. Chỉ có ý tưởng mới có thể ngăn Cô lại được mà thôi.” Bà còn nói thêm. “Cô nên dạy thiền vì Cô thực sự hiểu khổ (dukkha) là gì.”
Đây chính là chúc lành to lớn bà đã ban tặng cho tôi khi lên đường trở lại Hoa Kỳ. Tới nay đã hai mươi tám năm trôi qua. Và bà đã có lý. — Sharon Salzberg
Bạn có đủ thời gian.
“Nếu bạn là một bà nội trợ, bạn có đủ thời gian” Bà Dipa Ma nói với tôi như vậy. “Ngay buổi sáng sớm bạn có thể hành thiền trong vòng hai tiếng đồng hồ. Sau đó vào buổi tối bạn lại hành thiền thêm hai giờ nữa. Hãy tập chỉ ngủ bốn giờ một ngày thôi. Không nhất thiết phải ngủ hơn bốn tiếng đâu.”
Kể từ ngày đó. Tôi cắt bớt giờ ngủ. Đôi khi tôi có thể ngồi thiền đến tận nửa đêm hay dậy sớm vào hai ba giờ khuya để ngồi thiền. Ma khuyên chúng tôi phải có sức khoẻ để luyện thiền. Bà cho biết hàng ngày ta chỉ cần nắm giữ trọn vẹn năm luật giới, điều này sẽ làm cho bạn mạnh khoẻ luôn.” — Pritimoyee Barua
Làm bất kỳ điều gì bạn có thể.
Tôi hỏi Nani (Dipa Ma). “Tôi có nghe bà đang diễn giảng thiền quán (vipassana). Xin bà giải thích cho biết Thiền quán là gì vậy?”
Bà giải thích cho tôi về Thiền quán (vipassana), rồi bà nói thêm,”Cũng đã có lần tôi rơi vào tình huống giống hệt như ông bạn, phải chịu đựng đau khổ quá nhiều. Tôi tin là bạn có thể tiếp tục cách nào đó để được giải thoát khỏi những đau khổ đó.”
Tôi nói với bà, “Tôi quá quan tâm đến mẹ và con trai tôi, và tôi còn phải điều hành một công việc kinh doanh làm bánh của cả gia đình. Tôi không thể thực hiện thiền quán được đâu.”
“Ai nói vậy? Khi bạn nghĩ về mẹ và con trai, hãy tập trung ý thức ngay vào suy nghĩ đó. Khi bạn kinh doanh cho gia đình, hãy ý thức điều bạn đang thực hiện. Là thân phận con người chúng ta không bao giờ có thể giải quyết được toàn bộ mọi vấn đề đâu. Những gì bạn phảiđối mặt và đang gây ra đau khổ cho bạn, hãy ý thức vào điều đó”
“Nhưng giữa công việc nướng bánh và gia đình, tôi không tìm đâu lấy được năm phút để hành thiền.”
“Nếu bạn thu xếp được chỉ có năm phút mỗi ngày thôi. hãy làm như vậy thôi. Điều quan trọng là bạn làm bất kỳ điều gì bạn có thể, ít hay nhiều không quan trọng.”
“Tôi biết mình không thể kiếm đâu ra được năm phút rảnh rỗi”
Nani đề nghị tôi hành thiền chung với bà trong năm phút ngay lúc này và tại đây xem có được không, Thế là tôi đã ngồi thiền với bà trong năm phút. Bà hướng dẫn tôi cách hành thiền như thế nào. Ngay cả như vậy tôi vẫn nói là mình không có thì giờ.
Tuy vậy tôi cũng đã để ra một ngày năm phút, và làm theo những gì bà đã chỉ giáo cho và phát xuất từ năm phút đó tôi đã được cảm hứng. Tôi đã hành thiền mỗi ngày năm phút, và rồi nhiều hơn nữa. Thiền đã trở thành ưu tiên số một đối với tôi. Tôi hành thiền bất kỳ lúc nào tôi có điều kiện. Tôi đã kiếm ra thời giờ hành thiền lâu hơn và dài hơn. Hiện giờ tôi đang thiền nhiều giờ trong ngày, có đôi khi tôi hành thiền suốt đêm sau khi đã làm xong công việc. Tôi đã tìm thấy nghị lực và thời gian mà tôi không biết. — Sudipti Barua
Hãy dấn tới mức tiếp theo.
Hầu như bất cứ khi nào tôi rời khỏi Dipa Ma khoảng độ vài giờ, bà lại khích lệ tôi nên cần mẫn luyện thiền. Bà cố gắng thôi thúc tôi tôi tiến liên tục tới mức tiếp theo: “Tôi hy vọng ông sẽ nhớ hành thiền từng này giờ nhé.” hay “Tôi hy vọng ông sẽ làm điều đó nhé.” Có đôi ba lần bà đã sử dụng những từ như, “Tôi kỳ vọng ở ông… ” bà luôn nói với một giọng điệu hết sức dịu dàng, không bao giờ căng thẳng quá, nhưng bên dưới những lời dịu dàng đó là cả một quyết tâm thực sự. — Sharon Schwartz.
Thoải mái liên tục.
Trong một khoá huấn luyện ba tháng tôi thực hiện chung với Dipa Ma. Điểm tập trung chú ý trong các cuộc tiếp xúc bình thường với chúng tôi bà luôn xoáy vào những lãnh vực việc tập luyện cần phải tiến hành. Thí dụ như, những cảm giác đặc biệt nào vẫn còn nổi lên mạnh hơn? Trong buổi ngồi thiền nào hay vào đoạn nào trong buổi ngồi thiền tập trung chú ý (ekeggata) bạn thấy còn yếu? Tôi đối phó với tình trạng uể oải vào cuối ngày ra sao? Bà không gây mất hứng đối với những gì đang tiến triển tốt, nhưng bà luôn muốn thảo luận về những gì cản trở ta có thể luyện tập liên tục.
Điều quyến rũ hay mê hoặc nơi Dipa Ma chính là trong cuộc sống bà rất kiên định và liên tục sống theo cách đó. Cho dù bà đang dùng bữa, đang hành thiền bách bộ, hay chăm sóc cho cháu ngoại cũng không thành vấn đề, bà luôn thực hiện những việc đó với tập trung chú ý cao độ nhưng lại mang một sắc thái rất thoải mái.
Tôi nhớ lại cách tiếp cận phương cách luyện tập của Dipa Ma mới đây thôi, khi có người mang tặng cho thiền viện một con rùa sa – mạc để làm vật cảnh. Hàng rào nhỏ bé hình như không thể ngăn cản được con vật chậm chạp và kiên trì này tìm đường tẩu thoát. Để có thể theo dõi con rùa đi đâu. Chúng tôi dán một băng keo trên mu nó và ghi trên đó số điện thoại thiền viẹn, để lúc nào con vật biến mất, và chuông điện thoại sẽ báo chúng tôi, và ai cũng phải ngạc nhiên khi biết được con vật chậm chạp đó đã đi được bao xa và đến nơi mang con vật trở về lại thiền viện. Khi chúng tôi thả con rùa trở lại sân thiền viện, ngay khi đụng chân xuống sân, nó lại bắt đầu ngay một cuộc hành trình mới.
Tương tự như vậy đối với trường hợp Dipa Ma – chúng ta có thể nhận thấy một sự kiên định liên tục và cố gắng không mỏi mệt, bà dạy tôi biết ân sủng (grace) thực sự chính là tiết kiệm thời giờ và tiền của. Không thái quá và cũng không quá ít. — Katrina Schneider
Bạn có thực sự đang thực hiện điều đó không?
Bà luôn hỏi xem. “Bạn đã ngồi thiền được trong bao lâu. Bạn tập trung vào chánh niệm đến đâu rồi? Trong cuộc sống bạn ý thức công việc ra sao?” Chung qui lại về cơ bản câu hỏi đó được tóm lại như sau, “Bạn có thực sự đang thực hiện điều đó không? hay bạn chỉ liên tưởng đến thôi? ” Thật là một ý tưởng vĩ đại nếu ta sống theo chánh niệm, nhưng bạn đã thực sự sống cuộc đời bạn theo kiểu đó chưa? — Jack Kornfield
Pháp ở khắp mọi nơi
Vào cuối một khoá huấn luyện nọ, tôi đã nói với Dipa Ma, thật sự không dễ gì có thể quay về với cuộc sống của mình vì lý do tôi đang sống ở một phần xa nhất trên đất nước này, nơi đó không có bất kỳ một cộng đoàn tu trì Tăng-già [ hay cộng đoàn Phật tử ] nào cả. Tôi hỏi bà xem phải làm thế nào trong trường hợp như vậy và bà nói, “Pháp ở khắp mọi nơi, bất kỳ bạn sống ở phương trời nào đi chăng nữa đâu có thành vấn đề.” — Michele McDonald-Smith
Cố gắng không chê vào đâu được.
Món quà vĩ đại nhất Dipa Ma tặng tôi chính là chỉ cho tôi thấy điều những gì có thể thực hiện được – và sống những điều đó. Sức cố gắng của bà không chê vào đâu được. Những con người có khả năng này không bao giờ nản lòng vì công việc kéo dài và khó khăn gặp phải lại quá to lớn. Cho dù có kéo dài hàng tháng, hàng năm cũng không thành vấn đề, vì can đảm trong tâm hồn vẫn còn đó. Bà chứng tỏ cho thấy với chánh tinh tiến, chúng ta có thể thực hiện bất cứ điều gì. — Joseph Goldstein
-ooOoo-