Phân Biệt Tà Với Chánh

 

PHÂN BIỆT TÀ VỚI CHÁNH NHƯ THẾ NÀO❓ (Tà kiến cho Khổ là Lạc – Bài 1/2)

– CH: Thế nào là kiến ô nhiễm (diṭṭhāsava)? Truyền bá của Thích Nhất Hạnh: “Khổ là một thái độ, sự phản ứng của ta với các hiện tượng chứ không phải là bản chất của sự vật.” có phải là tà kiến không?

– Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala:

Kiến (diṭṭhi) là một thuật ngữ chỉ cho “sự hiểu sai về chân lý” hay “hiểu sai về các pháp thực tính”.

Một danh từ khác đồng nghĩa với “hiểu sai” là “đảo điên” (vipallāsa). Tức là “những gì vô thường cho là thường”; “những gì khổ cho là lạc”; “những gì không có bản ngã cho là có bản ngã”; “những gì không trong sạch cho là trong sạch”.

Như Kinh văn:

“Trong vô thường, tưởng thường;
trong khổ, tưởng là lạc.Trong vô ngã, tưởng ngã;
trong bất tịnh, tưởng tịnh.Chúng sinh đến tà kiến;
tâm động, tưởng tà vọng.Bị ma trói buộc chặt;
không thoát khỏi ách nạn.”

(Tăng chi bộ kinh – A. ii, 52. Pháp bốn chi, kinh Tưởng điên đảo – Vipallāsuttaṃ)

… Chỉ có Khổ sanh
Khổ tồn tại, Khổ diệtNgoài Khổ, không gì sanh
Ngoài Khổ, không gì diệt.

(Tương Ưng Bộ S. i, 135)

Trong rất nhiều kinh Đức Phật dạy: “Tất cả các pháp hữu-vi đều là Khổ – Sabbe saṅkhārā dukkhā.”

Chừng nào còn vô minh ngu dốt không thấy được bản chất Khổ, Vô thường, Vô ngã của các pháp hữu vi – tức của tất cả các pháp trong tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) – thì sẽ còn tham ái, chấp thủ vào các pháp đó, vì đảo điên cho rằng chúng là khả lạc, khả ý, khả ái.

Còn thái độ tham ái, chấp thủ vì tà kiến đảo điên, không nhận thấy bản chất các pháp là Khổ, thì còn tái sinh, và hễ còn tái sinh thì còn khổ đau phiền não trong luân hồi vô tận [5].

Chính vì lẽ đó, toàn bộ Giáo Pháp của Đức Thế Tôn xoay quanh Tứ Thánh Đế, xoay quanh Khổ và sự diệt Khổ:

“Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ.”

[Trung bộ kinh – 22. Kinh Ví dụ con rắn]

Đức Phật khẳng định KHÔNG GIÁC NGỘ TỨ THÁNH ĐẾ KHÔNG THỂ ĐOẠN TẬN KHỔ ĐAU:

… Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: “Không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ, không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ tập, không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ diệt, không có như thật giác ngộ Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận khổ đau”; sự kiện này không xảy ra.

[Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 56: tương ưng sự thật – IV: Phẩm rừng – 32. Cây Keo (Khandira)

Và Chân lý về KHỔ là gì❓

… “Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.”

[Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 56: tương ưng sự thật – II: Phẩm chuyển pháp luân – 11. Như Lai Thuyết (1)]

Tin theo trí tuệ Đức Phật Chánh Đẳng Giác hay tin theo tà kiến phàm phu là do nghiệp phước mỗi chúng sinh:

“Các người hãy nỗ lực cố gắng, đức Như Lai chỉ là vị chỉ đường”. (Kinh Pháp Cú 276)

“Tumhchi kiccam àtappam, Tathàgoto akkhàtaro” (Dhammapada 276)

Hãy lắng nghe và thực hành theo lời Đức Phật bậc Toàn Trí Toàn Giác, tránh xa những bánh vẽ của các hạng phàm phu tà kiến để tận dụng cơ hội quí hiếm được làm người này và cơ hội quí hiếm được gặp Chánh Pháp còn đang tỏa sáng trên thế gian.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

Cuộc đời là đau khổ hay không đau khổ?  Có lối thoát hay không có lối thoát?

  • Cuộc Đời Là Đau Khổ Hay Không Đau Khổ?, Web, FB

Dưới đây xin hãy đọc kỹ trích dẫn lời truyền dạy sai sự thật của Thích Nhất Hạnh và hãy so sánh với lời truyền dạy Chánh đạo của Đức Phật Gotama để tránh đảo điên tà kiến coi Khổ là Lạc:

Tà kiến đảo điên: Cho Khổ là Lạc qua bài viết “KHỔ ĐẾ DƯỚI CÁI NHÌN MỚI ” của Thích Nhất Hạnh – trái với sự thật do Đức Phật truyền dạy:

Tứ diệu đế là bốn sự thật cao quý mầu nhiệm, còn được gọi là Tứ thánh đế – “Bốn sự thật thánh thiện”, hay Tứ chân đế, bốn sự chân thật không giả dối. Sự thật thứ nhất (khổ đế) công nhận có những khổ đau hiện thực trong cuộc đời. Ngay trong lời dạy đầu tiên của Ngài, chúng ta đã có thể nhận thấy đức Thế Tôn rất thực tế.

Ngài không dùng thời gian để nói về những vấn đề siêu hình không ích lợi cho đời sống của con người như vấn đề vũ trụ vạn hữu, ai đã tạo ra thế giới này v.v… Ngài đưa chúng ta về với hiện trạng của bản thân chúng ta và hiện trạng của xã hội. Điều này rất cần thiết với mỗi chúng ta. Bởi muốn giải quyết những bức xúc, những khó khăn của chính mình, ta cần phải biết nhìn lại bản thân, nhận diện những khổ đau đang có mặt và những nguyên nhân đã dẫn đến những khổ đau đó.

Nhiều người khi nghe Ngài giảng khổ đau là một sự thật, đã tìm đủ mọi cách để chứng minh rằng: tất cả đều là khổ. Họ dùng hết thời giờ của mình để chứng minh tất cả là khổ: sinh khổ, già khổ, bệnh khổ và chết cũng khổ. [??? !!! BÁC BỎ, PHỦ NHẬN, PHỈ BÁNG CHÂN LÝ ĐẦU TIÊN LÀ KHỔ ĐẾ DO ĐỨC PHẬT THUYẾT GIẢNG TRONG BÀI KINH ĐẦU TIÊN “KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN ” [1]]. Từ cách hiểu như vậy họ đã dẫn đến sự phân chia khổ đau thành ba loại: khổ khổ, hành khổ, hoại khổ.

1. Khổ khổ: Là tự thân của cái khổ, ví dụ: đau răng là khổ, mất người thương là khổ.

2. Hành khổ: Hành là hiện tượng, tất cả các hiện tượng do nhân duyên tập hợp lại đều gọi là hành, thí dụ: bông hoa là một hành, vì bông hoa được tạo nên từ rất nhiều nguyên nhân. Trong kinh nói “chư hành vô thường”, đây là một sự thật. Không có cái hành hay sự vật nào mà không vô thường. Không những cái đau răng của ta vô thường mà cái răng của ta cũng vô thường. Họ nói đau răng đã khổ mà không đau răng cũng khổ, hễ có răng là có khổ. Răng đau cũng khổ rồi mà răng chưa đau cũng khổ vì trước sau gì thì nó cũng đau. Ý tưởng này hơi cưỡng ép. Nếu các hành là khổ thì có cái gì là không khổ nữa?

3. Hoại khổ: Cái gì cũng sẽ tàn hoại, khi tàn hoại nó là khổ mà chưa tàn hoại nó cũng là khổ như thường.

Người giảng những điều này chỉ muốn chứng tỏ lời Bụt là đúng, rằng tất cả đều là khổ. Nhưng Bụt không hề nói như vậy.[??? !!! TRÁI SỰ THẬT DO ĐỨC PHẬT TRUYỀN DẠY DẠY: TẤT CẢ CÁC PHÁP ĐỀU LÀ KHỔ – XEM KINH TRÍCH DẪN [2]]. Bụt chỉ nói là cái khổ đang có mặt và chúng ta phải tìm cách giải quyết những cái khổ. Đừng nên hiểu lời Bụt dạy một cách quá giáo điều. Hiểu như thế thì rất tội cho Bụt. Do đó, khi giảng dạy về sự thật thứ nhất, chúng ta nên tránh cách hiểu: tất cả là khổ, mà nên hiểu: tất cả là vô thường hay vô ngã thì đúng hơn. [??? !!! TRÁI SỰ THẬT DO ĐỨC PHẬT TRUYỀN DẠY DẠY: VÔ THƯỜNG LÀ KHỔ – XEM KINH TRÍCH DẪN [3]]

Trong xã hội, khi sinh ra một đứa con thì đó là một niềm vui. Tới ngày sinh nhật thì ta ăn mừng sinh nhật và hát bài Happy Birthday. Nếu nói sanh ra là khổ thì sao ta lại hát bài Happy Birthday, hay ăn mừng sinh nhật? Nói già là khổ. Nhưng đối với tôi, tôi thấy già cũng rất vui. Tôi già rồi nên tôi biết. Khi già thì trong người không có những năng lượng quá bồng bột, không có những bức xúc của tuổi trẻ. Già thì rất đằm, có thể sống sâu sắc được. Già hay lắm đấy.. [??? !!! TRÁI SỰ THẬT DO ĐỨC PHẬT TRUYỀN DẠY DẠY: GIÀ LÀ KHỔ – XEM KINH TRÍCH DẪN [1]]

Khi còn trẻ, ta như một dòng suối nhảy múa trên núi, thao thức muốn đi ra biển càng sớm càng tốt. Nhưng khi dòng suối chảy đến đồng bằng và hòa vào dòng sông thì tự nhiên nó sẽ chảy chậm lại. Khi đi chậm lại, ta cũng sẽ thấy mây trời hiện ra trong lòng mình. Đâu phải làm dòng suối mới vui, làm dòng sông cũng vui vậy. Và tuổi già cũng có rất nhiều điều kiện để ta sống vui phải không? Trong cuộc đời, ai mà không một lần bệnh? Nếu nói tôi không biết đến bệnh là gì thì hơi xa rời thực tế. Còn nhỏ mà ta không bị bệnh thì lớn lên hệ thống miễn dịch sẽ rất yếu, và ta có thể sẽ chết bất cứ lúc nào. Nhờ ta có những cảm sốt vặt vãnh khi còn nhỏ nên hệ thống miễn dịch của ta mới được rèn luyện để trở nên mạnh mẽ mà chống đỡ được với những con vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào. Cho nên, có bệnh không hẳn là điều tiêu cực. Vì không bệnh, tham dục sẽ nổi lên. Bệnh có thể là trợ duyên cho sự tu tập của ta. [??? !!! TRÁI SỰ THẬT DO ĐỨC PHẬT TRUYỀN DẠY DẠY:: BỆNH LÀ KHỔ – XEM KINH TRÍCH DẪN [1]]

Còn vấn đề chết thì sao? Nếu không có chết thì làm sao có sống được? Nếu già không chết, lấy chỗ đâu cho con cháu sống? Thử tưởng tượng nếu trên trái đất toàn những ông bà già năm trăm, sáu trăm tuổi chống gậy lọm khọm vừa đi vừa ho sù sụ thì chán chết. Trong cơ thể, nếu không có tế bào chết đi thì những tế bào mới không thể sinh ra được. Cho nên cái chết rất cần thiết cho ta. Nếu ta chết với tuệ giác là chết mà không chết thì sự chết của ta không phải là khổ.[??? !!! TRÁI SỰ THẬT DO ĐỨC PHẬT TRUYỀN DẠY DẠY: CHẾT LÀ KHỔ – XEM KINH TRÍCH DẪN [1]]

Những người thực tập theo lời Bụt dạy cần phải uyển chuyển, khéo léo để có thể hiểu và áp dụng giáo lý của Ngài phù hợp với hoàn cảnh sống. Ngày xưa không có hiện tượng hâm nóng địa cầu, không có nhiều căng thẳng, không có nhiều người bị bệnh tâm thần như ngày nay. Ngày xưa cũng không có nhiều bạo động và khủng bố cũng không có những cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Lối sống của người xưa không gây tàn hại môi trường khốc liệt như ngày nay và cũng không có nhiều cuộc chiến tranh giữa các tôn giáo. Đây là những nỗi khổ có thật của thời đại, những khổ đế mà ta phải nhận diện. Vấn đề ở đây không phải là đi tìm kiếm cái khổ mà là gọi đúng tên cái khổ đó. Ta biết khổ là có thật để tìm đường chuyển hoá chúng.

[???!!! CÓ THỂ CHUYỂN HÓA ĐƯỢC SỰ THẬT ‘KHỔ’ Ư? CHUYỂN HÓA ĐƯỢC CHÂN LÝ ‘KHỔ’ Ư? THẬT LÀ ĐẢO ĐIÊN!!! HOÀN TOÀN TRÁI SỰ THẬT DO ĐỨC PHẬT TRUYỀN DẠY: KHỔ LÀ CHÂN LÝ, LÀ SỰ THẬT, LÀ THÁNH ĐẾ ĐẦU TIÊN TRONG TỨ THÁNH ĐẠO CẦN LIỄU TRI BỞI ĐẠO TUỆ.

KHÔNG RÕ BIẾT 4 SỰ THẬT LÀ VÔ MINH [4].

KHÔNG GIÁC NGỘ, KHÔNG THÔNG ĐẠT BỐN THÁNH ĐẾ NÊN CHÚNG SINH LUÂN HỒI TRONG KHỔ ĐAU CỦA SINH TỬ TRONG TAM GIỚI [5].

KHÔNG GIÁC NGỘ TỨ THÁNH ĐẾ KHÔNG THỂ ĐOẠN TẬN KHỔ ĐAU – XEM KINH TRÍCH DẪN [6]]

[Trích: Con đã có đường đi – Thích Nhất Hạnh – Nhà xuất bản Phương Đông 2010.]

– Hết trích dẫn –

GHI CHÚ:

[1] CHÂN LÝ VỀ KHỔ – KHỔ ĐẾ

… “Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.”

[Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 56: tương ưng sự thật – II: Phẩm chuyển pháp luân – 11. Như Lai Thuyết (1)]

[2] TẤT CẢ CÁC PHÁP HỮU VI LÀ KHỔ

1. Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 56: Tương ưng sự thật– II: Phẩm chuyển pháp luân – 13. Uẩn 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh đế về Khổ? Cần phải được nói là năm thủ uẩn. Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh đế về Khổ.

2. Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya

Tập IV – Thiên Sáu Xứ – Chương I Tương Ưng Sáu Xứ (a) – I. Phẩm Vô Thường

11.XI. Khổ (4) Ngoại (S.iv,5)

1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika.

2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “– Này các Tỷ-kheo” – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:

– Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ, kể cả (các sắc) quá khứ và vị lai, còn nói gì (các sắc) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các sắc quá khứ, không hoan hỷ đối với các sắc tương lai, đối với các sắc hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc….

8) Các pháp, này các Tỷ-kheo, là khổ, kể cả (các pháp) quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (các pháp) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với các pháp quá khứ, không hoan hỷ đối với các pháp vị lai, đối với các pháp hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

2.II. Khổ (1) Nội (S.iv,1)

1-2)…

3) – Mắt, này các Tỷ-kheo, là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4-7) Tai là khổ… Mũi là khổ… Lưỡi là khổ… Thân là khổ….

8) Ý là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo… “… không còn trở lại trạng thái này nữa”.

5.V. Khổ (2) Ngoại (S.iv.3)

1-2)…

3) – Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc…

8) Các pháp là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái nầy nữa”.

VIII. Khổ (3) Nội (S.iv,4)

1-2)…

3-7) – Mắt, này các Tỷ-kheo, là khổ, kể cả quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (mắt) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử, không tiếc nuối đối với mắt quá khứ, không hoan hỷ đối với mắt tương lai, đối với mắt hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt…

Tai… Mũi… Lưỡi… Thân…

8) Ý là khổ, kể cả ý quá khứ và vị lai, còn nói gì đến (ý) hiện tại. Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử không tiếc nuối đối với ý quá khứ, không có hoan hỷ đối với ý tương lai, đối với ý hiện tại; đã thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt.

19.VII. Với Ưa Thích (1) (S.iv,13)

1)…

2) – Ai ưa thích mắt, này các Tỷ-kheo, người ấy ưa thích khổ. Ai ưa thích khổ, Ta nói người ấy không thoát khỏi khổ.

Ai ưa thích tai… mũi… lưỡi… thân… Ai ưa thích ý, người ấy ưa thích khổ. Ai ưa thích khổ, Ta nói người ấy không thoát khỏi khổ.

3) Và ai không ưa thích mắt, này các Tỷ-kheo, người ấy không ưa thích khổ. Ai không ưa thích khổ, Ta nói người ấy thoát khỏi khổ.

Ai không ưa thích tai… mũi… lưỡi… thân… Ai không ưa thích ý, người ấy không ưa thích khổ. Ai không ưa thích khổ, Ta nói người ấy thoát khỏi khổ.

20.VIII. Ưa Thích (2) (S.iv,13)

1)…

2)– Ai ưa thích các sắc, này các Tỷ-kheo, người ấy ưa thích khổ. Ai ưa thích khổ, Ta nói người ấy không thoát khỏi khổ.

Ai ưa thích các tiếng… các hương… các vị… các xúc… Ai ưa thích các pháp, người ấy ưa thích khổ. Ai ưa thích khổ, Ta nói người ấy không thoát khỏi khổ.

3) Ai không ưa thích các sắc, này các Tỷ-kheo, người ấy không ưa thích khổ. Ai không ưa thích khổ, Ta nói người ấy thoát khỏi khổ.

Ai không ưa thích các tiếng… các hương… các vị… các xúc… Ai không ưa thích các pháp, người ấy không ưa thích khổ. Ai không ưa thích khổ, Ta nói người ấy thoát khỏi khổ.

21.IX. Sự Sanh Khởi (1) (S.iv,14)

1)…

2) – Này các Tỷ-kheo, mắt sanh khởi, chỉ trú, xuất sanh, xuất hiện là khổ sanh khởi, tật bệnh chỉ trú, già chết xuất hiện.

3-6) Tai… Mũi… Lưỡi… Thân…

7) Ý sanh khởi, chỉ trú, xuất sanh, xuất hiện là khổ sanh khởi, tật bệnh chỉ trú, già chết xuất hiện.

8) Và này các Tỷ-kheo, mắt đoạn diệt, chỉ tức, diệt tận là khổ đoạn diệt, bệnh tật chỉ tức, già chết diệt tận.

9-13)… Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Ý đoạn diệt, chỉ tức, diệt tận là khổ đoạn diệt, bệnh tật chỉ tức, già chết diệt tận.

22.X. Sự Sanh Khởi (2) (S.iv,14)

1)…

2) – Này các Tỷ-kheo, các sắc sanh khởi, chỉ trú, xuất sanh, xuất hiện là khổ sanh khởi, bệnh tật chỉ trú, già chết xuất hiện.

3-4) Các tiếng… Các hương…

5-6) Các vị… Các xúc…

7) Các pháp sanh khởi, chỉ trú, xuất sanh, xuất hiện là khổ sanh khởi, bệnh tật chỉ trú, già chết xuất hiện.

8) Và này các Tỷ-kheo, các sắc đoạn diệt, chỉ tức, diệt tận là khổ đoạn diệt, bệnh tật chỉ tức, già chết tận diệt.

9-12) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc…

13) Các pháp đoạn diệt, chỉ tức, diệt tận là khổ đoạn diệt, bệnh tật chỉ tức, già chết diệt tận.

[3] VÔ THƯỜNG LÀ KHỔ

Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Tập IV – Thiên Sáu Xứ – Chương I Tương Ưng Sáu Xứ (a) – I. Phẩm Vô Thường – 86. III. Vắn Tắt (S.iv,54)

1-2)…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda… bạch Thế Tôn:

– Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vắn tắt thuyết pháp cho con. Sau khi nghe pháp của Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

4-6) – Ông nghĩ thế nào, này Ananda, mắt là thường hay vô thường?

– Là vô thường, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

– Là khổ, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Các sắc là thường hay vô thường?

– Là vô thường, bạch Thế Tôn.

– … Nhãn thức… Nhãn xúc… Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?

– Là vô thường, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

– Là khổ, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn… Tai… Mũi…

7-9)… Lưỡi… Thân… Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?

– Là vô thường, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

– Là khổ, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

10) – Thấy vậy, này Ananda, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt… nhàm chán đối với nhãn xúc… Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán cảm thọ ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

[4] KHÔNG RÕ BIẾT 4 SỰ THẬT LÀ VÔ MINH

Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 56: tương ưng sự thật – II: Phẩm chuyển pháp luân – 17. Vô Minh

… Này Tỷ-kheo, chính là không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con Ðường đưa đến Khổ diệt. Này Tỷ-kheo, đấy gọi là vô minh. Cho đến như vậy là đi đến vô minh.

Do vậy, này Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ” … một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”.

[5] DO KHÔNG GIÁC NGỘ TỨ THÁNH ĐẾ PHẢI LUÂN HỒI

Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 56: Tương ưng sự thật – III: Phẩm kotigāma – 21. Minh (1)

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú giữa các dân chúng Vajjī, tại Kotigāma.
Tại đấy, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, do không thông đạt bốn Thánh đế mà Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này. Thế nào là bốn?

Do không giác ngộ, do không thông đạt Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, nên Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này … Thánh đế về Khổ tập … Thánh đế về Khổ diệt … Do không giác ngộ, do không thông đạt Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, nên Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này.

Nhưng nay, này các Tỷ-kheo, Thánh đế về Khổ này đã được giác ngộ, đã được thông đạt Thánh đế về Khổ tập đã được giác ngộ, đã được thông đạt Thánh đế về Khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt. Ðược chặt đứt là hữu ái, được đoạn tận là những gì đưa đến tái sanh (bhavanetti). Nay không còn tái sanh nữa.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy … bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

Do không như thật thấy,
Bốn sự thật bậc Thánh,
Phải lâu ngày luân chuyển,
Trải qua nhiều đời sống.Khi chúng được thấy rõ,
Mầm tái sanh nhổ sạch,
Gốc khổ được đoạn tận,
Nay không còn tái sanh.

[6] KHÔNG GIÁC NGỘ TỨ THÁNH ĐẾ KHÔNG THỂ ĐOẠN TẬN KHỔ ĐAU

Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 56: tương ưng sự thật – IV: Phẩm rừng – 32. Cây Keo (Khandira)

Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: “Không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ, không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ tập, không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ diệt, không có như thật giác ngộ Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận khổ đau”; sự kiện này không xảy ra.

Phật Ngôn:

Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật:

– “Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi”.

Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – Digha Nikaya -1. Kinh Phạm võng (Brahmajàla sutta) Tụng phẩm thứ nhất 

???? – Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ phi pháp là phi pháp, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, sở hành như vậy, đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy tạo phước đức và an trú diệu pháp này.

(Như số 1 trên, chỉ khác: “nêu rõ pháp là pháp”)…

Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ phi luật là phi luật…

… luật là luật…
… Như Lai không nói lên, tuyên bố là Như Lai không nói lên,…
… Như Lai có nói lên, tuyên bố là Như Lai có nói lên,…
… Như Lai không thực hành, tuyên bố là Như Lai không thực hành,…
… Như Lai có thực hành, tuyên bố là Như Lai có thực hành,…
… Như Lai không chế đặt, tuyên bố là Như Lai không chế đặt,…
… Như Lai có chế đặt, tuyên bố là Như Lai có chế đặt…

Các vị Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, sở hành như vậy, đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy tạo phước đức và an trú diệu pháp này.

Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – aṅguttara nikāya, XI. Phẩm thứ mười một, 1–10. Phi Pháp

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app