Nội Dung Chính
- Những ai không thể chứng được PHÁP THẬM THÂM – VI DIỆU – CAO THƯỢNG?
- Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu.
- Giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy, và giáo pháp này đối với con hết sức minh bạch rõ ràng.
- Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi
- DUYÊN KHỞI LÀ GÌ?
Những ai không thể chứng được PHÁP THẬM THÂM – VI DIỆU – CAO THƯỢNG?
Idapaccàyata Paticcasamuppada Y Tánh Duyên Khởi Pháp
Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu.
Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục.
Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn.”
…
"Sao Ta nói Chánh pháp,
Ðược chứng ngộ khó khăn?
Những ai còn tham sân,
Khó chứng ngộ pháp này.
Ði ngược dòng, thâm diệu,
Khó thấy, thật tế nhị,
Kẻ ái nhiễm vô minh,
Không thấy được pháp này."
Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 26. Kinh Thánh cầu
Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn
– Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! bạch Thế Tôn
Giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy, và giáo pháp này đối với con hết sức minh bạch rõ ràng.
– Này Ānanda, chớ có nói vậy! Này Ānanda chớ có nói vậy! Này Ānanda, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy.
Này Ānanda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babbaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.
Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh – 15. Kinh Ðại duyên
Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi
Những pháp này do duyên khởi lên chính là năm thủ uẩn.
Sự tham dục, chấp trước, tham đắm, mê say trong năm thủ uẩn này tức là khổ tập; sự nhiếp phục tham dục, sự từ bỏ tham dục tức là sự khổ diệt.
Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 28. Ðại kinh Dụ dấu chân voi
Ghi chú
DUYÊN KHỞI LÀ GÌ?
(Paṭiccasamuppāda – Depending arising)
– Ở đây, này Ānanda, Tỷ-kheo biết như sau:
- Nếu cái này có, cái kia có;
- do cái này sanh, cái kia sanh.
- Nếu cái này không có, cái kia không có;
- do cái này diệt, cái kia diệt.
Tức là
② hành duyên thức,
③ thức duyên danh sắc,
④ danh sắc duyên lục nhập,
⑤ lục nhập duyên xúc,
⑥ xúc duyên thọ,
⑦ thọ duyên ái,
⑧ ái duyên thủ,
⑨ thủ duyên hữu;
⑩ hữu duyên sanh;
⑪ do duyên sanh:
Như vậy, này Ānanda, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
Nhưng do sự diệt trừ, sự ly tham hoàn toàn của chính ① vô minh này, các ② hành diệt; do các hành diệt, ③ thức diệt; do thức diệt, ④ danh sắc diệt; do danh sắc diệt, ⑤ lục nhập diệt; do lục nhập diệt, ⑥ xúc diệt; do xúc diệt, ⑦ thọ diệt; do thọ diệt, ⑧ ái diệt; do ái diệt, ⑨ thủ diệt; do thủ diệt, ⑩ hữu diệt; do hữu diệt, ⑪ sanh diệt; do sanh diệt, ⑫ lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt.
Như vậy là sự đoạn diệt hoàn toàn của khổ uẩn này.
Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 115. Kinh Ða giới