Ngu Uan Sac Tho Tuong Hanh Thuc

Ngũ Uẩn = Sắc + Thọ + Tưởng + Hành + Thức = Vô Thường = Khổ = Vô Ngã

 Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là sắc? Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc. Bị thay đổi bởi cái gì? Bị thay đổi bởi lạnh, bị thay đổi bởi nóng, bị thay đổi bởi đói, bị thay đổi bởi khát, bị thay đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng và rắn. Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc.

6) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thọ? Được cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thọ. Cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ phi khổ phi lạc. Được cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thọ.7) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng.8) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là hành? Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi nên gọi là hành. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi gì? Làm cho hiện hành sắc với sắc tánh, làm cho hiện hành thọ với thọ tánh, làm cho hiện hành tưởng với tưởng tánh, làm cho hiện hành các hành với hành tánh, làm cho hiện hành thức với thức tánh. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là các hành.9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm… rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức.10) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Nay ta bị sắc chinh phục. Trong thời quá khứ, ta cũng bị sắc chinh phục, như ta bị sắc hiện tại chinh phục. Nếu ta hoan hỷ đối với sắc vị lai, thời trong vị lai, ta sẽ bị sắc chinh phục, như nay ta bị sắc hiện tại chinh phục”. Do suy nghĩ như vậy, vị ấy không có luyến tiếc đối với sắc quá khứ, không có hoan hỷ đối với sắc vị lai, và thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sắc hiện tại.

12) “Ta nay bị thọ chinh phục. Trong thời quá khứ, ta cũng bị thọ chinh phục như vậy, như nay ta bị thọ hiện tại chinh phục. Nếu ta hoan hỷ đối với thọ vị lai, thời trong thời vị lai, ta sẽ bị thọ chinh phục, như nay ta bị thọ hiện tại chinh phục”. Do suy nghĩ như vậy, vị ấy không luyến tiếc đối với thọ quá khứ, không có hoan hỷ đối với thọ vị lai, và thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thọ hiện tại.

13) “Ta nay bị tưởng chinh phục…”.

14) “Ta nay bị các hành chinh phục…”.

15) “Ta nay bị thức chinh phục. Trong thời quá khứ, ta cũng bị thức chinh phục như vậy, như nay ta bị thức hiện tại chinh phục. Nếu ta hoan hỷ đối với thức vị lai, thời trong thời vị lai, ta sẽ bị thức chinh phục, như nay ta bị thức hiện tại chinh phục”. Do suy nghĩ như vậy, vị ấy không có luyến tiếc đối với thức quá khứ, không có hoan hỷ đối với thức tương lai, và thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thức hiện tại.

16) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?

– Là vô thường, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Là khổ, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

17-19) – Thọ… Tưởng… Các hành…

20) Thức là thường hay vô thường?

– Vô thường, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Là khổ, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

21) – Do vậy, này các Tỷ-kheo, đối với sắc quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng… xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

22) Đối với thọ…
23) Đối với tưởng…
24) Đối với các hành..
25) Đối với thức quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức đều phải như thật quán với chánh trí tuệ là: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

31) Thấy vậy, bậc Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc… đối với thọ… đối với tưởng… đối với các hành… nhàm chán đối với thức.Do nhàm chán, vị ấy ly tham.Do ly tham, vị ấy giải thoát.

Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

 

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ – Samyuttaikaya, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt, Tập III – Thiên Uẩn, [22] Chương I, Tương Ưng Uẩn (d), III. Phẩm Những Gì Ðược Ăn, VII. Ðáng Ðược Ăn (Tạp 2, Ðại 2,11) (S.iii,86)

Mô Tả Về Năm Uẩn

[THANH TỊNH ĐẠO]

Sắc Uẩn

33. Khi nói rằng “những pháp được xếp loại là uẩn, xứ, giới, căn, đế, duyên khởi vv. là đất” cho tuệ, thì uẩn chính là năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

34. Bất cứ pháp nào có đặc tính bị quấy nhiễu (ruppana) bởi lạnh nóng, vv. đều được bao gồm trong sắc uẩn. Sắc thuộc một loại duy nhất nếu kể về đặc tính ” bị quấy nhiễu”. Nó thuộc hai loại khi phân thành đại chủng (bhùta) và sở tạo sắc do chấp thủ (upàdàya).

35. Ở đây, đại chủng sắc gồm bốn loại là địa giới thủy giới hỏa giới và phong giới. Ðặc tính nhiệm vụ biểu hiện của chúng đã dược đề cập trong phần Ðịnh nghĩa Bốn đại ở chương XI, đoạn 87 và 93. Nhưng về nhân gần, thì mỗi đại đều có ba đại kia làm nhân gần.

36. Sở tạo sắc có 24 loại là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, sắc, thanh, hương, vị, nữ căn, nam căn, mạng căn, tâm cơ, thân biểu, ngữ biểu, không giới, khinh khoái, nhu nhuyến, kham nhậm, sanh, trú, lão, vô thường, và đoàn thực.

???? Tâm Uẩn (Thọ Uẩn + Tưởng Uẩn + Hành Uẩn + Thức Uẩn)

81. Trong những uẩn còn lại, cái gì có đặc tính cảm thọ cần được hiểu là thọ uẩn.

  • Cái gì có đặc tính nhận thức, cần được hiểu là tưởng uẩn,
  • có đặc tính tạo tác là hành uẩn,
  • có đặc tính phân biệt là thức uẩn.

Vì những cái khác sẽ trở nên dễ hiểu khi đã hiểu thức uẩn, nên ở đây ta sẽ bàn thức uẩn trước hết.

Thức Uẩn

82. “Bất cứ gì có đặc tính biết, nói chung đều gọi là thức uẩn”, trên đây dã nói. Và cái gì có đặc tính nhận biết? Chính là tâm thức. Những danh từ thức, tâm và ý đều có cùng một nghĩa.

89 Loại Tâm

Tâm thức ấy mặc dù chỉ là một trong tự tánh với đặc tính là nhận biết, song có ba loại là thiện, bất thiện và bất định.

Thọ Uẩn

125. Ở trên có nói: “Bất cứ gì có đặc tính được cảm thấy, cần được hiểu là thọ uẩn.”(đ.81). Và đây cũng vậy, cái gì có đặc tính dược cảm giác, chính là cảm giác, như kinh dạy, “Này chư hiền, vì nó được cảm nhận, nên gọi nó là thọ” (M. i, 293).

126. Mặc dù nó chỉ có một, xét theo tự tính nó là “được cảm nhận”, thọ vẫn có ba loại là thiện, bất thiện và bất định. Ở đây, khi tương ưng với thiện tâm được kể trong Đoạn 83: “Tâm dục giới có 8 (1-8), được xếp theo hỉ, trí và sự nhắc bảo”, thì nó là thiện, thọ tương ưng với bất thiện tâm là bất thiện, và thọ tương ưng với tâm bất định là bất định.

127. Thọ có năm loại phân tích theo tự tánh nó là thân lạc, thân khổ, tâm hỉ, tâm ưu và xả. Lạc tương ưng với thiện dị thục thân thức(38) và khổ tương ưng với bất thiện dị thục thân thức (54).

Hỉ tương ưng với 62 loại tâm là: dục giới 4 thiện tâm (1-4), 4 dị thục vô nhân (42-45), 1 dị thục vô nhân (40), 4 duy tác hữu nhân(73-76), 1 duy tác vô nhân (72), và 4 bất thiện (22-25); sắc giới 4 thiện tâm (9-12), 4 dị thục (57-60), và 4 duy tác (81-84), để ra ngoài tâm của thiền thứ năm trong mỗi trường hợp.

Nhưng không có tâm siêu thế nếu không có thiền, do đó tám loại tâm siêu thế (18-21 và 66-69) nhân cho năm thiền thành ra 40, bỏ ra ngoài 8 tương ứng với thiền thứ năm, thì hỉ tương ứng với 32 loại thiện dị thục còn lại. Ưu tương ứng với hai loại bất thiện tâm (30-31). Xả tương ưng với 55 loại tâm còn lại.

128. Lạc có đặc tính là cảm nhận một xúc pháp khả ý. Nhiệm vụ nó là tăng cường những tâm sở tương ưng. Nó được biểu hiện bằng sự vui sướng của thân. Nhân gần nó là thân căn.

Khổ có đặc tính là cảm thọ một xúc pháp không đáng ưa. Nhiệm vụ nó là làm héo tàn những trạng thái tương ưng. Nó có biểu hiện là sự đau đớn của thân. Nhân gần nó là thân căn.
Hỉ có đặc tính là cảm thọ một đối tượng khả ý. Nhiệm vụ nó là khai thác bằng cách này hay khác, những khía cạnh đáng ưa. Nó được biểu hiện bằng sự vui mừng trong tâm. Nhân gần nó là khinh an.
Ưu có đặc tính là cảm thọ một đối tượng không đáng ưa. Nhiệm vụ nó là khai thác cách này hay khác, những khía cạnh đáng ghét. Nó được biểu hiện bằng sự đau khổ về tâm. Nhân gần nó là tâm cơ.

Xả có đặc tính là cảm thọ không vui không khổ. Nó có nhiệm vụ không tăng cường cũng không giảm bớt những trạng thái tương ứng. Nó được biểu hiện bằng sự an tĩnh. Nhân gần nó là tâm không có hỉ.

Trên đây là chi tiết về thọ uẩn.

Tưởng Uẩn

129. Trên đây đã nói: “Bất cứ gì có đặc tính nhận thức, nói chung cần hiểu là tưởng uẩn” (đoạn 81). Mặc dù chỉ có một xét theo tự tánh là nhận thức, tưởng gồm ba loại là thiện, bất thiện và bất định. Cái gì tương ưng với thiện tâm gọi là thiện, tương ứng với bất thiện tâm là bất thiện. Vì không có tâm tách rời với tưởng, nên tưởng có cùng một cách phân loại như tâm, nghĩa là gồm 89 loại.

130. Nhưng mặc dù được phân thành 89 loại như tâm thức, song về đặc tính, vv. tưởng chỉ có một, là nhận biết. Nhiệm vụ nó là làm một dấu hiệu trở thành điều kiện để lần sau có thể nhận ra “đây là một thứ như trước”, như khi thợ mộc nhận ra gỗ. Nó được biểu hiện bằng hành động giải thích nhờ phương tiện các tướng đã nhận được, như người mù “thấy” một con voi. Nhân gần nó là một đối tượng khách quan xuất hiện bất cứ cách nào, như tưởng khởi lên nơi một con diều hâu khi trông thấy “người” bù nhìn.

Trên đây là giải thích về tưởng uẩn.

Hành Uẩn

131. Ở một đoạn trước đã nói: “Bất cứ gì có đặc tính tạo tác, nói chung gọi là hành uẩn” (đoạn 81). Cái gì có đặc tính tạo tác, chính là cái có đặc tính tích tụ. Cái gì có đặc tính tích tụ? Chính là các hành, như kinh dạy: “Này các tỷ kheo, vì chúng tạo tác ra các pháp hữu vi, nên chúng được gọi là các hành.” (S. iii, 87).

132. Chúng có đặc tính tạo tác. Nhiệm vụ chúng là tích tụ. Chúng được biểu hiện bằng sự can dự vào. Nhân gần chúng là ba uẩn vô sắc kia (thọ, tưởng, thức). Vậy, theo đặc tính, các hành là một, nhưng theo loại thì có ba là thiện, bất thiện và bất định. Khi tương ưng với thiện tâm thì hành ấy là thiện, tương ưng bất thiện tâm là bất thiện và khi tương ưng với tâm bất định thì hành là bất định.

Hành Tương Ứng Với 89 Loại Tâm

Nguồn trích dẫn: Thanh Tịnh Ðạo – Buddhaghosa, Phần Thứ Ba: Tuệ -Mô Tả Về Ðất Cho Tuệ Sinh Trưởng – Chương XIV (a): Mô Tả Về Các Uẩn (Khandha-Niddesa)
* Nội dung được trích từ các bài giảng và tài liệu do Sư Viên Phúc tổng hợp và chia sẻ trên trang Ehipassiko.info

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app