Năm Chi Phần Cần Thiết Để Tu Tập Thiền (Padhāniyaṅga)

Tôi muốn chia sẻ pháp (dhamma) về năm chi tinh cần  (padhāniyaṅga), là năm chi phần cần thiết để tu tập thiền, đã trích từ Aṅguttara Nikāya, Pañcakanipāta, dutiyapaṇṇāsakaṃ, nīvaraṇavagga, padhāniyaṅga sutta (5.53). Chúng là gì?

Chi thứ nhất là,

  1. Saddhā (Tín)

‘Saddho hoti, saddahati tathāgatassa bodhiṃ’

“Vị ấy đặt lòng tin vào sự giác ngộ của Như lai (Tathāgata). Đó là tín”.

Thiền sinh nên có lòng tin vào trí toàn tri của Đức Phật (Buddha), với sự hiểu biết rằng Đức Phật vốn có đầy đủ chín ân đức. Cũng thế, nên có lòng tin vào giáo pháp (Dhamma) và Tăng chúng (Saṅgha) và tin tưởng vào các pháp ấy.

Chín Ân Đức Của Phật (Buddha)

  1. Arahaṃ Ứng cúng, xứng đáng ở sự tôn kính cao nhất;
  2. Sammā Sambuddha Chánh đẳng giác, hoàn toàn tự giác ngộ;
  3. Vijjācaraṇasampanna Minh hạnh túc, trọn vẹn về chánh trí và hạnh;
  4. Sugata Thiện thệ, chỉ nói những điều lợi ích và sự thật;
  5. Lokavidū Thế gian giải, biết ba thế gian một cách tường tận.

Ba thế gian là:

  1. a) Thế gian của chúng sanh hữu tưởng, ‘chúng sanh thế gian’ (satta-loka),
  2. b) Thế gian của hiện tượng bị trợ tạo, ‘pháp hành thế gian’ (saṅkhāraloka),
  3. c) Thế gian làm cơ sở của những cõi hiện hữu khác nhau, ‘hư không thế gian’ (okāsa-loka);
  4. Anuttaro purisadamma-sārathi Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu;
  5. Satthā deva-manussānaṃ Thiên nhân sư, thầy của trời deva và người;
  6. Buddha Phật, Bậc đã tự giác ngộ thấy rõ bốn Thánh đế và dạy người khác thấy rõ nó;
  7. Bhagavā – Thế tôn, có đức tính với sáu phẩm chất cao quí (học trò không thể đạt được) huy hoàng (bhaga), đó là:
  8. Issariya (cao nhất, tối cao),
  9. Dhamma (tuệ về chín pháp siêu thế, tức là bốn đạo, bốn quả và Nibbāna),

iii. Yasa (danh tiếng và nhiều môn đồ),

  1. Sirī (sự chói lọi của thân hoàn hảo),
  2. Kāma (sức mạnh của việc hoàn thành), và
  3. Payatta (cần cù vô song).
  4. Appābādha (Sức khỏe, ít bệnh)

‘Appābādho hoti appātaṅko’

“Vị ấy mạnh khỏe, thoát khỏi bệnh.”

Tu tập thiền cần phải có một điều kiện sức khỏe tổng quát tốt. Theo lý tưởng, người tu thiền thoát khỏi những bệnh, không có bất cứ sự đau nào trong thân, có khả năng tiêu hóa tốt, không quá lạnh, không quá nóng, và tiêu hóa thích hợp. Những điều này cung cấp những điều kiện có lợi cho tu tập thiền. Ngày nay, một số người cố gắng cải thiện sức khỏe của họ bằng cách ăn kiêng lành mạnh và dùng phép trị giải độc tự nhiên.

  1. Asaṭha (Chân thật)

Asaṭho hoti amāyāvī

“Vị ấy chân thật và không xảo trá.”

Thiền sinh phải chân thật và không xảo trá và tự bày tỏ phù hợp với người thầy sự thật hoặc tuân theo những bạn đồng tu của họ trong đời sống thanh tịnh.

  1. Vīriya (Tinh Cần)

Thiền sinh phải hết sức cố gắng từ bỏ những pháp bất thiện và đạt được những pháp thiện. Thiền sinh nên lập sự tinh tấn vững chắc trong việc hoàn thành pháp tròn đủ (pāramī) và không bao giờ ngưng thực hiện pháp thiện. Đây có nghĩa là bạn phải có nghị lực mạnh mẽ hay cố gắng hết sức. Nhưng sự tinh cần ở đây nhất là sự tinh cần liên quan đến thiền. Thiền sinh nên tu tập thiền với sự tinh tấn hết sức và không ngưng tu tập. Nếu bạn ngưng tu tập, bạn sẽ không đạt đến định sâu và sẽ không biết rõ Nibbāna.

  1. Paññā (Trí)

Paññavā hoti

“Vị ấy là bậc trí”.

Thiền sinh phải có trí của tuệ quán/ minh sát (Vippasanā-ñāṇa); tuệ quán ở đây nhất là nói đến ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (Udayabbaya ñāṇa) của danh và sắc (nāma-rūpa) và các nhân của chúng. Ví dụ, bây giờ bạn đang đọc một bài luận về pháp (dhamma). Tâm bạn phối hợp với trí, nhưng nó chỉ là trí bình trường, không phải là tuệ quán (Vippasanā-ñāṇa).

Năm chi tinh cần  (padhāniyaṅga) này cũng có thể được gọi là năm phần cần đến cho tu tập thiền để biết rõ Nibbāna. Khi bạn có năm chi phần này đầy đủ, bạn có thể biết rõ Nibbāna. Nếu bạn không có trau dồi năm chi phần này thì việc biết rõ Nibbāna là không thể. Bạn sẽ vẫn cần tu tập thêm. Trước khi chúng ta thảo luận chi tiết về chúng, trước tiên tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện. Bạn có biết hoàng tử Bodhi[7] hay chăng? (Bodhirājakumāra).

Hoàng tử Bodhi là con trai của vua Udena. Ông ta đã học nghệ thuật cưỡi voi và dùng gậy nhọn của người cha hoàng tộc của ông ấy. Như thế, ông ấy trở nên thành thạo trong việc thuần hóa voi. Một ngày nọ, hoàng tử Bodhi thỉnh Đức Phật (Buddha) và Tăng chúng (Saṅgha) của Ngài đến khánh thành lâu đài của ông ấy. Nhân cơ hội đó, Đức Phật (Buddha) đã giải thích từng bước cách làm sao Ngài đã tu tập Tam Học, đó là giới học (sīla sikkhā), định học (samādhi sikkhā) và tuệ học (paññā sikkhā) hay nhóm tám Thánh đạo[8] cho đến Ngài trở nên giác ngộ.

Sau khi Ngài đã hoàn thành thời thuyết pháp, hoàng tử Bodhi đã hỏi Đức Phật một câu hỏi:

“Hầu hết Đức Phật cao thượng, đối với người có một người dẫn đầu và người dạy như là Ngài, Ngài cần tu tập bao lâu để đạt đến giai đoạn Arahant và được hưởng sự yên tịnh và khinh an?”

Đức Phật đáp rằng:

“Này hoàng tử, trong mối liên quan này ta muốn hỏi ngươi  một câu hỏi và ngươi có thể trả lời như ngươi thích: Ngươi có khéo léo trong việc cưỡi voi và dùng gậy nhọn điều khiển voi phải chăng?”

Hoàng tử trả lời:

“Vâng, bạch Ngài, tôi khéo léo trong việc cưỡi voi và dùng gậy nhọn điều khiển voi[9]”.

Đức Phật tiếp tục hỏi hoàng tử:

“Này hoàng tử, giả sử một người biết ngươi khéo léo về nghệ thuật cưỡi voi và dùng gậy nhọn, đến học nghệ thuật cưỡi voi dưới sự giảng dạy của ngươi với những nhược điểm này:

1)   Thiếu lòng tin: Vị ấy không đủ tin để đạt đến mức hay mục tiêu mong muốn.

2)   Bệnh tật: Vị ấy đang khổ do bệnh nặng đủ để ngăn vị ấy không đạt đến mục tiêu mong muốn.

3)   Không chân thật: Vị ấy không chân thật hay làm ra vẻ tự đắc và thái độ khoác lác ngăn chặn vị ấy khỏi sự đạt đến mục tiêu mong muốn.

4)   Thiếu tinh cần: Vị ấy thiếu sự tinh cần nghiêm chỉnh để đạt đến mục tiêu mong muốn.

5)   Thiếu trí: Vị ấy không đủ trí thông minh để đạt đến mục tiêu mong muốn.

Người đó có thể học nghệ thuật cưỡi voi và dùng cây nhọn từ ông hay chăng?”

Hoàng tử đáp:

“Thưa Đức Phật Tối thượng, sẽ không thể đào tạo một người có bất cứ một trong năm khuyết điểm để đạt đến mục tiêu mong muốn, nói chi đến việc đào tạo người có cả năm khuyết điểm”.

Lần nữa, Đức Phật hỏi”

“Này hoàng tử, giả sử có người đến ông học nghệ thuật cưỡi voi và dùng gậy nhọn có những phẩm chất sau:

(1)   Tín: Vị ấy có đủ lòng tin làm cho vị ấy có thể vươn tới mục tiêu mong muốn.

(2)   Sức khỏe: Vị ấy không có bất cứ bịnh tật nào hay là có sức khỏe tốt để làm cho vị ấy có thể vươn tới mục tiêu mong muốn.

(3)   Chân thật: Vị ấy không làm cho kỳ vọng sai, hay vị ấy là người có một tâm chân thật làm cho vị ấy có thể vươn tới mục tiêu mong muốn.

(4)   Tinh cần: Vị ấy là người có sự tinh cần nghiêm chỉnh  làm cho vị ấy có thể vươn tới mục tiêu mong muốn.

(5)   Trí: Vị ấy là một người thông minh có khả năng đạt đến mục tiêu.

Điều đó sẽ có thể xảy ra đến ông để đào tạo một người có những phẩm chất như vậy đạt đến mục tiêu mong muốn hay chăng?

Hoàng tử Bhodhi đáp:

“Thưa Đức Phật Tối thượng, điều đó sẽ hoàn toàn có thể xảy ra đến con việc đào tạo một người đạt đến mục tiêu mong muốn, dù nếu vị ấy chỉ có một trong năm phẩm chất, hơn thế nếu vị ấy có cả năm phẩm chất”.

“Này Hoàng tử, theo cách tương tự có năm chi phần để cố gắng đạt bởi người tu tập thiền”.

Kế đến, Đức Phật tiếp tục giảng về năm ‘chi tinh cần’ (padhāniyaṅga) như tôi đã đề cập trước và được ghi chép trong Padhāniyaṅga Sutta như sau:

Pañcimāni, bhikkhave, padhāniyaṅgāni. Katamāni pañca? Idha, bhikkhave, bhikkhu saddho hoti, saddahati tathāgatassa bodhiṃ – ‘itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṃ buddho bhagavā’ti. Appābādho hoti appātaṅko; samavepākiniyā gahaṇiyā samannāgato nātisītāya nāccuṇhāya majjhimāya padhānakkhamāya; asaṭho hoti amāyāvī; yathābhūtaṃ attānaṃ āvikattā satthari vā viññūsu vā sabrahmacārīsu; āraddhavīriyo viharati akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya kusalānaṃ dhammānaṃ upasampadāya, thāmavā daḷhaparakkamo anikkhittadhuro kusalesu dhammesu; paññavā hoti, udayatthagāminiyā paññāya samannāgato ariyāya nibbedhikāya sammā dukkhakkhayagāminiyā. Imāni kho, bhikkhave, pañca padhāniyaṅgāni.”

Này chư Bhikkhu, có năm chi này trợ giúp tu tập thiền, những gì là năm?

(1) Ở đây, một bhikkhu có đầy đủ tín. Vị ấy đặt lòng tin vào sự giác ngộ của Như Lai (Tathāgata) như vầy: ‘Thế tôn là một bậc Ứng cúng (Arahant), hoàn toàn tự giác ngộ. Đã có đầy đủ minh và hạnh, chỉ nói những điều lợi ích và thật, người biết rõ thế gian, người dạy không ai hơn cho những người đã được dạy thuần (vô thượng sĩ điều ngự trượng phu), thầy của trời và người, bậc đã giác ngộ, Thế tôn.

(2) Vị ấy khỏe mạnh, không bị bệnh tật, có sự tiêu hóa đều đều đó là không quá lạnh hay không quá nóng mà vừa phải và phù hợp tu tập thiền.

(3) Vị ấy chân thật và thành khẩn, người bộc lộ bản chất thật của anh ấy cho thầy và những Tăng sĩ đồng tu.

(4) Vị ấy được chuẩn bị với sự cố gắng hết mình cho việc từ bỏ những pháp bất thiện và đạt được những pháp thiện; vị ấy mạnh mẽ chắc chắn trong việc ráng sức, không từ bỏ nhiệm vụ trau dồi những pháp thiện.

(5) Vị ấy là bậc trí; vị ấy đạt được trí quan sát thấy biết rõ sự sanh và diệt, đó là sự cao quí thâm nhập thấu rõ và đưa đến sự phá vỡ hoàn toàn khổ.

Này chư Bhikkhu, đây là năm chi phần trợ giúp tu tập thiền.

Vì vậy, bạn nên cân nhắc bằng sự xem lại, dù bạn có năm chi này hay không. Nếu bạn không có năm chi này, bạn không thể đạt được Nibbāna. Bạn nên tu tập liên tục, phát triển và hoàn thành năm chi phần này.

Chúng ta hãy nghiên cứu chúng từng pháp một theo những gì được giải thích trong Chú giải.

1. Saddhā (Tín)

Chú giải giải thích sự tin chắc của tín (saddhā) bằng cách chia chúng thành 4 loại:

  1. Āgama-saddhā (lòng tin giáo pháp),
  2. Adhigama-saddhā (lòng tin đạt được, chứng đạt),
  3. Okappana-saddhā (lòng tin kiên định),
  4. Pasāda-saddhā (lòng tin trong sạch, tịnh tín).

Tôi sẽ giải thích thêm về bốn loại tín này, ở phần kế sau.

[a] Āgama-saddhā (Lòng tin giáo pháp)

Tattha sabbaññubodhisattānaṃ saddhā, abhinīhārato paṭṭhāya āgatattā āgamasaddhā nāma”.

“Tín của chư bồ tát (Bodhisatta) vẫn không lay chuyển từ khi ra ý quyết định trở thành một vị Phật (Buddha), đây được gọi là lòng tin giáo pháp – āgama-saddhā.

Bồ tát (Bodhisatta) của chúng ta đã lập nguyện trở thành một vị Phật (Buddha) vào thời Phật Dīpaṅkara Buddha, bốn a-tăng-kỳ (asaṅkheyya kappa)[10] và một trăm ngàn kiếp (kappa)[11] qua. Từ lúc đó cho đến kiếp sống cuối của Ngài là hoàng tử Siddhattha, Ngài không bao giờ mất đức tin. Bodhisatta cần hoàn thành mười pháp tròn đủ (pāramī). Ví dụ, xả thí tròn đủ (dāna pāramī); đôi khi ngài xả thí gia đình hay những phần thân thể đến những ai cần hay muốn chúng. Đôi khi bạn cần xem lại những đức tính tinh thần cao cả của Bodhisatta. Bạn có thể nào làm những việc giống như Bodhisatta hay chăng?

Trong tất cả mười pháp tròn đủ (pāramī)[12], xả thí tròn đủ (dāna pāramī) là pháp dễ nhất cốt để trở thành một vị Phật (Buddha). Dù là pháp dễ tu tập nhất trong mười pháp, rất ít người có thể tu tập như vậy tận tình và liên tục. Nếu bậc tu tiến không thể tu tập như vậy, vị ấy sẽ ngưng dọc đường và sẽ không trở thành một vị Phật (Buddha). Bồ tát (Bodhisatta) của chúng ta không bao giờ quên hoàn thành những pháp pāramī cần thiết với mục đích đến trạng thái giác ngộ (Buddhatta). Suốt nhiều lần tái tục, Ngài xả thí vợ, con gái, con trai của ngài, nhiều thân phần khác nhau và mạng sống của Ngài. Nếu có ai hỏi bạn xả thí cặp mắt của bạn, bạn có sẵn sàng xả thí hay chăng? Vâng, sẽ rất là khó cho bạn làm điều đó. Dù nó rất khó, Bodhisatta không bao giờ quên hoàn thành pháp pāramī của Ngài. Từ lúc tiếp nhận lời tiên tri xác định về trạng thái giác ngộ và cho đến khi giác ngộ, Ngài không bao giờ mất đức tin của ngài. Vì lý do này, loại đức tin này được gọi là lòng tin giáo pháp – āgama-saddhā.

[b] Adhigama saddhā (Lòng tin chứng đạt)

Ariyasāvakānaṃ paṭivedhena adhigatattā adhigama-saddhā nāma”.

“Lòng tin của các Thánh đệ tử vẫn không lay chuyển từ khi họ thấy rõ Nibbāna, đây được gọi là lòng tin chứng đạt adhigama-saddhā”.

Lòng tin này không như lòng tin của người phàm hay phàm đệ tử. Ví dụ, bây giờ bạn có thể có lòng tin, nhưng một số kinh nghiệm bất hạnh có thể xảy ra làm cho bạn mất lòng tin của bạn. Mặt khác, các Thánh đệ tử hay chư Thánh là người đã đạt ‘tuệ đạo’ (MaggaÑāṇa) hay thấy rõ Nibbāna, có lòng tin bất động và không thể thay đổi vào Đức Phật (Buddha), vào giáo Pháp (Dhamma), vào Tăng chúng (Saṅgha) và vào chính họ. Điều này sẽ không bao giờ biến mất trong cả kiếp sống của họ bất kể hoàn cảnh nào. Loại lòng tin này được gọi là lòng tin chứng đạt adhigama-saddhā bằng sự thấy rõ đạo và quả (Magga-Phala).

Liên quan đến loại lòng tin (saddhā) này, tôi sẽ kể một câu chuyện về người bệnh phong hủi Suppabuddha, bạn có bao giờ nghe nó trước đây hay chăng?

Chuyện Về Người Bệnh Phong Hủi Suppabuddha

Vào một dịp Đức Phật đang trú gần Rājagaha tại khu rừng tre, nơi trú ẩn của những con sóc. Và vào dịp đó, có một người bệnh phong hủi tên Suppabuddha, là một người nghèo và khốn khổ.

Vào lúc Đức Phật đang dạy pháp đến hội chúng lớn vây quanh. Có nhiều người trong thính chúng như là bhikkhu, bhikkhunī, cận sự nam (upasaka), cận sự nữ (upasika) và những người khác. Từ xa, người bệnh phong hủi Suppabuddha[13] đã thấy hội chúng đó. Vị ấy đi qua đến hội chúng lớn, thấy Đức Phật ở nơi đó và nghĩ đến tự thân, “Đó là bậc thầy Gotama dạy pháp. Tại sao tôi không lắng nghe pháp? Vị ấy ngồi hơi xa cách thính chúng ở một gốc của tu viện. Do bệnh phong hủi của vị ấy, vị ấy không dám đến gần những người khác.

Lòng ‘bi’ của Đức Phật (Buddha) bao trùm cả hội chúng với trí toàn giác của Ngài thấy rằng Suppabuddha có khả năng hiểu pháp. Hướng lời nói của Ngài đến Suppabuddha, Ngài ban thời pháp, dần dần nói về xả thí (dāna-kathā), nói về giới (sīlakathā), nói về cõi trời (saggakathā); Ngài trình bày những điều trở ngại, sự thoái hóa, nhược điểm, tội lỗi của Dục dục (kāmānaṃ – ādīnavaṃ – okāraṃ – saṅkilesaṃ – kathā), và những phước báu, thuận lợi của sự từ bỏ (nekkhamma-ānisaṃsaṃ-kathā). Kế đến khi Đức Phật (Buddha) biết rằng tâm của Suppabuddha đã sẵn sàng thoát khỏi những pháp cái và trong sáng, Ngài giải nghĩa về Bốn Thánh Đế. Suppabuddha đã lĩnh hội Bốn Thánh Đế một cách sâu sắc và trở thành một bậc Nhập lưu (Sotāpanna). Mong muốn trình Đức Phật về thành tựu của vị ấy nhưng không dám mạnh dạn bước vào giữa hội chúng, Vị ấy chờ cho đến khi mọi người tỏ lòng tôn kính đến Đức Phật xong. Một khi hội chúng đã giải tán, vị ấy đến gần Đức Phật.

Vào lúc ấy, vua trời Sakka tự nghĩ, “Người bệnh phong hủi mong muốn làm cho biết sự thành tựu của anh ấy trong giáo pháp của Đức Phật. Tôi sẽ kiểm tra anh ấy”. Vì vậy, vua trời đến anh ấy, lơ lửng trên không, và nói anh ấy như vầy:

“Suppabuddha, bạn là người đàn ông đáng thương, một người đàn ông khổ sở với những điều bất hạnh. Tôi sẽ cho bạn sự giàu sang vô hạn nếu bạn nói,

“Buddho na buddho,       Phật không là Phật

dhammo na dhammo,      Pháp không là Pháp

saṅgho na saṅgho,          Tăng không là Tăng

alaṃ me buddhena,         Tôi đã chán ngấy Phật

alaṃ me dhammena,        Tôi đã chán ngấy Pháp

alaṃ me saṅghenā.”        Tôi đã chán ngấy Tăng”.

Bạn nghĩ sao? Suppabuddha trả lời vua Sakka ra sao?

Người bệnh phong hủi nói với vua Sakka:

“Bạn là ai?”

“Tôi là Sakka”.

“Sakka đáng thương, bạn không xứng để nói với tôi, bạn nói rằng tôi là người đáng thương và khổ sở.”

Kế đến Suppabuddha ngâm kệ để đáp lại vua Sakka:

“Saddhādhanaṃ sīladhanaṃ,

hirī ottappiyaṃ dhanaṃ;

Sutadhanañca cāgo ca,

paññā ve sattamaṃ dhanaṃ.”

“Yassa ete dhanā atthi, itthiyā purisassa vā; ‘Adaliddo’ti

taṃ āhu, amoghaṃ tassa jīvita’nti.

Tassimāni me satta ariyadhanāni santi. Yesañhi imāni

dhanāni santi, na tveva te buddhehi vā paccekabuddhehi

vā ‘daliddā’ti vuccantī.”

“Trái lại, tôi đã đạt được hạnh phúc và sự giàu sang lớn lao: bảy loại Thánh sản[14]. Những ai có nhiều sự giàu sang này không được gọi là đáng thương bởi Đức Phật hay Phật Độc giác”

Khi Sakka nghe vị ấy nói như vậy, Sakka đã đến Đức Phật, và cho Ngài biết về cuộc nói chuyện.

Đức Phật nói với Sakka rằng, “Sakka, điều đó không thể, dù với một trăm miếng vàng, dù với một ngàn, để thuyết phục người bệnh phong hủi Suppabuddha để nói Phật không là Phật, Pháp không là Pháp, Tăng không là Tăng”. Vì Đức tin của vị ấy không thể lay chuyển.

Kế đến Suppabuddha đến Đức Phật, và Đức Phật đã tiếp nhận ông ấy. Và nói cho Đức Phật biết về sự thành tựu của ông ấy, ông ấy đứng dậy từ chỗ ngồi và rời tu viện.

Tại sao vua Sakka không thể thuyết phục Suppabuddha? Vì đức tin của một bậc Thánh rất mạnh. Đức tin của họ sẽ không bị lay chuyển ngay khi họ biết rõ Nibbāna. Từ một quan điểm phổ thông bên ngoài, nhiều người sẽ nói Suppabuddha là đáng thương. Tuy nhiên, Suppabuddha có bảy loại Thánh sản. Nó là sự giàu sang bên trong này thật sự làm cho vị ấy là một người giàu. Loại đức tin này được gọi là lòng tin chứng đạt (adhigama-saddhā).

Bây giờ tôi sẽ chia sẻ một câu chuyện khác với lòng tin chứng đạt (adhigama-saddhā) vì nhiều người quan tâm về những câu chuyện và nó cũng sẽ làm dễ hiểu. Câu chuyện kế là về Sūrambaṭṭha.

Câu Chuyện Về Chủ Hộ Sūrambaṭṭha

Sūrambaṭṭha[15] sanh vào một gia đình của người đàn ông giàu ở Sāvatthi, trong thời Đức Phật Gotama. Khi vị ấy đủ tuổi kết hôn, vị ấy kết hôn và trở thành một người ủng hộ thường xuyên của các vị tu khổ hạnh theo giáo pháp khác.

Vào một buổi sáng sớm, Đức Phật xem xét thế gian đến những cá nhân nào sẵn sàng để giác ngộ và thấy sự chín mùi quả phúc của Sūrambaṭṭha để đạt tới đạo Nhập lưu (Sotāpatti Magga). Đức Phật đã đi đến nhà của Sūrambaṭṭha để khất thực.

Sūrambaṭṭha tự nghĩ: “Samaṇa Gotama xuất thân từ một gia đình quí tộc và có tiếng tốt trong thế gian. Có thể điều này thật đáng cho tôi tiếp đãi Ngài ân cần”. Nghĩ như vậy, vị ấy đã đi đến Đức Phật, bày tỏ lòng tôn kính dưới chân Ngài, nhận bát của Ngài, và dẫn Ngài đến một cái ghế cao để dành cho những người cao quí. Sūrambaṭṭha dâng vật thực, phục vụ Đức Phật, và ngồi ở một nơi thích hợp.

Đức Phật đã giảng một bài pháp phù hợp với căn tánh của Sūrambaṭṭha. Vào cuối bài giảng, vị ấy trở thành bậc Nhập lưu (Sotāpanna). Sau khi giúp Sūrambaṭṭha đạt tới tuệ Nhập lưu, Đức Phật quay trở về tu viện.

Bây giờ, thiền sinh phải không quên về Māra. Bạn đang chiến đấu với Māra. Māra là những gì thường tác động, chi phối con người bằng năm dục. Nếu thiền sinh đi theo ý của Māra, điều này có nghĩa là họ sẽ thua cuộc chiến. Tất cả năm dục là vũ khí của vị ấy.

Māra[16] nghĩ: “Sūrambaṭṭha chủ hộ này thuộc về tín đồ của ta, vị ấy là một môn đồ của những người tu khổ hạnh ngoài giáo pháp của Đức Phật. Nhưng hôm nay Đức Phật đã thăm nhà của vị ấy. Tại sao? Sūrambaṭṭha có trở thành một bậc Thánh (Ariya) sau khi nghe bài thuyết giảng của Đức Phật hay chăng? Vị ấy có thoát khỏi phạm vi dục của ta hay chăng? Ta phải tìm hiểu”.

Rồi bằng sức mạnh phi thường. Māra đã tự ngụy trang như là Đức Phật đầy đủ ba mươi hai tướng của một bậc đại nhân. Māra cũng đã hoàn thành thủ vai này bằng vẽ ngoài tương tự y và bát của Đức Phật. Trong hình dạng đó, vị ấy đã đứng ở cửa của chủ hộ Sūrambaṭṭha.

Sūrambaṭṭha ngạc nhiên tại sao Đức Phật đi đến lần hai quá nhanh. Khi vị ấy cho biết bằng sự có mặt, vị ấy đáp lời, “Đức Phật không bao giờ đến mà không có vài lý do tốt”, và đến gần Đức Phật giả, tin rằng vị ấy là Đức Phật thật. Sau khi bày tỏ lòng tôn kính đến Phật giả, vị ấy đứng ở một nơi thích hợp, và hỏi:

“Thưa Thế tôn (Bhagavā), Thế tôn vừa rời khỏi nhà này sau khi dùng bửa ăn. Vì mục đích gì làm Thế Tôn đến lần nữa?”

Phật giả (Māra) nói:

“Yaṃ te mayā, sūrambaṭṭha, rūpaṃ aniccaṃ, vedanā aniccaṃ, saññā aniccaṃ, saṅkhāra aniccaṃ, viññāṇaṃ aniccanti kathitaṃ, taṃ anupadhāretvāva sahasā mayā evaṃ vuttaṃ. Tasmā tvaṃ rūpaṃ niccaṃ, vedanā niccaṃ, saññā niccaṃ, saṅkhāra niccaṃ, viññāṇaṃ niccanti gaṇhāhī.”

“Sūrambaṭṭha, Ta đã lơ là ban cho thời pháp sai đến ngươi. Ta đã nói rằng sắc, thọ, tưởng, danh hành và thức thì vô thường. Nhưng bây giờ ta nhớ rằng sắc, thọ, tưởng, danh hành và thức thì thường”.

Chủ hộ Sūrambaṭṭha, một bậc Nhập lưu, đã phật ý do lời phát biểu đó. Vị ấy cân nhắc như vầy: “đây là một lời tuyên bố báng bổ[17] đáng sợ nhất. Đức Phật sẽ không bao giờ lơ là ban cho một thời pháp sai. Họ nói rằng Māra là đối thủ của Đức Phật. Chắc chắn đây phải chính là Māra”.

Kế đến, vị ấy hỏi Māra:

“Ông là ai? Ông là Māra phải chăng?”

Māra bị sốc, choáng và run ví như bị đập bằng một cái rìu vì vị ấy bị đương đầu bởi một Thánh nhân. Sự trá hình của vị ấy đã lộ ra và vị ấy thú nhận:

“Vâng, Sūrambaṭṭha, tôi là Māra”.

Kế đến, Sūrambaṭṭha nghiêm nghị nói với Māra:

“Māra xấu xa; độc ác, tại sao ông nói như thế? Thậm chí một ngàn loại của ông sẽ không thể lay động lòng tin của tôi. Đức Phật Gotama, trong thời thuyết pháp của Ngài đã nói: ‘tất cả pháp bị trợ đều là vô thường’. Và bài thuyết giảng của Đức Phật đã dẫn tôi đến Đạo Nhập lưu (SotāpattiMagga). Ra khỏi đây!”

Theo cách này, bằng cách búng ngón tay, vị ấy đuổi Māra đi khỏi. Với sự quở trách từ một bậc Thánh như vậy, Māra không thể làm điều gì và tức khắc biến mất.

Vào buổi tối, Sūrambaṭṭha đi đến Đức Phật và thuật lại về việc đi đến của Māra, sự mưu hại của Māra để làm lay động lòng tin của Sūrambaṭṭha, và vị ấy đã xử lý Māra ra sao.

Đức tin của bậc Thánh không lay chuyển. Dù là Māra cố gắng lừa gạt chư Thánh, đức tin của chư Thánh không thể thay đổi hay rung động. Nhưng nếu Māra thuyết phục bạn, điều gì sẽ xảy ra? Bây giờ, bạn đang tu tập thiền siêng năng nhưng đôi khi mặc dù sau một thời gian dài, nó rất khó đạt đến định, thì Māra có thể đến thuyết phục bạn, “tại sao không hưởng dục?” Bạn sẽ chấp nhận lời mời của vị ấy hay chăng?

Có một ví dụ từ thiền sinh ở đây. Không lâu trước đây, khi vị ấy đi đến đây, vị ấy nói với tôi, “Bhante, tôi đã giải quyết tất cả những vấn đề trong gia đình tôi. Con gái của tôi đã tốt nghiệp và bây giờ có một việc làm. Vì vậy, tôi không cần lo lắng về cô ta. Vợ của tôi cũng đồng ý, cô ấy có thể ở nhà không có tôi. Vì vậy, bây giờ tôi có thể chuyên tâm vào việc tu tập thiền. Đó là lý do tại sao tôi muốn được thọ giới”.

Tôi nghĩ nếu vị ấy thọ giới, vị ấy có thể tu tập nhiều năm. Rồi tôi nói với vị ấy, “Được, nếu bạn có thứ lòng tin này, tôi sẽ giúp để bạn thọ giới”.

Chỉ sau một vài tháng trôi qua, vị ấy muốn xả y. Vị ấy nói, “Bhante, tôi cần đi về quê hương của tôi”.

Vị ấy cho tôi nhiều lý do. “tôi cần chăm sóc mẹ của tôi, tôi cần làm điều này, tôi cần làm điều kia”. Vị ấy có nhiều lý do. Thứ lòng tin này không phải là ‘lòng tin chứng đạt’ (adhigama-saddhā). Một lòng tin của người phàm dễ bị thay đổi.

Tiếp tục câu chuyện của Sūrambaṭṭha…

Vào một dịp, Đức Phật tuyên bố:

“Etadaggaṃ, bhikkhave, mama sāvakānaṃ upāsakānaṃ paṭhamaṃ Aveccappasannānaṃ yadidaṃsūrambaṭṭho.

“Này chư Bhikkhu, trong số các đệ tử cư sĩ của ta ai có lòng tin không lay chuyển trong giáo pháp của ta, Sūrambaṭṭha đứng đầu”.

Đó là câu chuyện về Sūrambaṭṭha. Bây giờ chúng tôi sẽ tiếp tục với loại lòng tin (saddhā) kế tiếp.

 

[c] Okappanā-saddhā (Lòng tin kiên định)

“Buddho dhammo saṅghoti vutte acalabhāvena okappanaṃ okappanasaddhā nāma.”

“Tín hay lòng tin vững vàng vào Phật (Buddha), vào Pháp (Dhamma), vào Tăng (Saṅgha) vẫn hoàn toàn chắc chắn, đây được gọi là ‘lòng tin kiên định’ (okappanasaddhā)”.

Khi người (có lòng tin kiên định) nghe những từ Phật (Buddha), Pháp (Dhamma), Tăng (Saṅgha), lòng tin của vị ấy trở nên mạnh mẽ. Khi thiền sinh ngưỡng mộ một ảnh Phật, pháp hỷ (pīti) sinh khởi cùng với lòng tin mạnh. Nếu tín/ lòng tin này bền bỉ và vẫn duy trì thật mạnh mặc dù một thiền sinh là một người phàm, loại lòng tin này được gọi là ‘lòng tin kiên định’ (okappanasaddhā). Lòng tin (saddhā) này là chi phần cần thiết cho tu tập thiền. Tôi sẽ kể câu chuyện về Vua Mahākappina liên quan đến loại lòng tin này.

 

Câu Chuyện Về Tôn Giả Mahākappina

Mahākappina[18] từng là vua của Kukkuṭavatī. Vị ấy có một hoàng hậu tên Anojā và một ngàn bộ trưởng để giúp vị ấy cai trị quốc gia. Vua và hoàng hậu luôn cố gắng tìm tin tức về Phật (Buddha), Pháp (Dhamma) và Tăng (Saṅgha). Một ngày nọ, vua đi cùng các bộ trưởng ngoài khu vườn. Ở đó, họ gặp một số thương nhân từ Sāvatthi và hỏi thăm họ:

“Atthi pana vo padese kiñci sāsanaṃ uppannaṃ”

“Có loại tin tức nào ở nơi bạn khởi hành hay chăng?

“Deva, aññaṃ kiñci natthi, sammāsambuddho pana uppanno.”

Thưa chủ, không có gì khác sự xuất hiện của bậc Chánh Đẳng Giác (Sammāsambuddha) trong thế gian”.

Ngay khi vị ấy nghe từ ‘Buddho’, lòng tin mạnh mẽ sinh khởi trong tâm của vị ấy một cách mạnh mẽ như vậy, mà vị ấy gần như trở nên bất tỉnh.

Vua hỏi:

“Tātā, kiṃ vadethā”

“Bạn đã nói gì?”

Họ đáp

“Buddho, deva, uppanno.”

“Thưa chủ, ‘Buddho – Phật’ đã xuất hiện trong thế gian”.

Và lần nữa, vua bị lòng tin mạnh mẽ lấn át. Ba lần vị ấy hỏi những vị thương gia cùng câu hỏi. Kế đến, vua chỉ thị các bộ trưởng của ông cho những thương gia một trăm ngàn đồng tiền vàng.

Rồi vua hỏi lần nữa:

“Aññampi kiñci sāsanaṃ atthī”

“Bạn có tin tức nào khác hay không?”

“Atthi, deva, dhammo uppanno.”

“Vâng, thưa chủ, ‘Dhammo’ – pháp đã xuất hiện trong thế gian”.

Ngay khi vị ấy nghe từ ‘Dhammo’ – pháp, lòng tin rất mạnh sinh khởi trong tâm của vị ấy và việc xảy ra giống như trước. Vua hỏi những thương gia ba lần và cho họ một trăm ngàn đồng tiền vàng nữa.

Rồi vua hỏi lần nữa:

“Aparampi sāsanaṃ atthi, tātā”

“Bạn có loại tin tức nào khác hay không?”

“Atthi, deva, saṅgharatanaṃ uppannaṃ.”

“Vâng, thưa chủ, ‘Saṅgho’ – Tăng đã xuất hiện trong thế gian”.

Ngay khi vị ấy nghe từ ‘Saṅgho’ – Tăng, lòng tin rất mạnh sinh khởi trong tâm của vị ấy và việc xảy ra như trước. Và lần nữa, vua hỏi những thương gia ba lần và tiếp tục cho họ một trăm ngàn đồng tiền vàng nữa.

Ngay khi vua và đoàn tùy tùng của vị ấy đã nghe tin tức về Tam Bảo, họ không quay về cung điện, thay vào đó vua và các bộ trưởng của vua tức khắc sắp đặt, bắt đầu lên đường đi đến Sāvatthi để gặp ‘Buddho’ – Phật. Hầu hết người ta sẽ có nhiều việc để chuẩn bị trước, “ồ, trước tiên tôi sẽ giải quyết, ổn định tất cả việc trong quốc gia của tôi, rồi sau đó tôi sẽ đi đến tu tập thiền”. Mahākappina thì không như vậy. Lòng tin mạnh mẽ của vua đẩy vị ấy đi tức khắc gặp ‘Buddha – Phật’ mà không quay lại cung điện của vị ấy.

Trước khi rời khỏi những thương gia, vua yêu cầu họ truyền cùng tin tức đến hoàng hậu. Những thương gia đã làm như chỉ thị bởi Mahākappina và cũng nhận phần thưởng từ hoàng hậu.

Vua và đoàn tùy tùng của vua tăng tốc cưỡi những con ngựa của họ đến Sāvatthi. Trên đường, nhóm cần băng ngang sông sâu mà không có cầu. Các bộ trưởng cho vua biết. Rồi vua và tất cả bộ trưởng kiên quyết và tâm của họ thiên về những ân đức cao cả.

“Gambhīrato gāvutaṃ, puthulato dve gāvutāni, devā.”

“Sông rất sâu khoảng một gāvuta và rộng khoảng hai gāvuta, thưa chủ”.

Rồi vua và tất cả bộ trưởng kiên quyết và hướng tâm họ về những ân đức cao cả.

“Itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho.”

‘Buddhānussatiṃ anussaranto saparivāro assasahassena udakapiṭṭhiṃ pakkhandi.’

Họ niệm theo ân đức Phật (Buddhānussati): Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác”, và với việc tùy niệm như vậy, các con ngựa đã mang đoàn tùy tùng sang sông rất dễ dàng.

Đức tin của họ vô cùng mạnh mẽ và quyền lực; họ không sợ chết do niệm theo ân đức Phật (Buddhānussati). Rồi họ tiếp tục cuộc hành trình. Nhiều người không có đức tin phi thường như Mahākappina. Họ có thể nghĩ, “ồ, tôi không thể vượt qua sông này, tốt hơn là quay trở về hay chờ con tàu”. Hành trình gặp ‘Buddho – Phật’ của họ sẽ bị chậm trễ hay thậm chí ngưng giữa hành trình. Mahākappina và đoàn tùy tùng của vị ấy có sức mạnh đức tin quyền lực đã giúp họ vượt qua những trở ngại. Do đức tin và niệm theo ân đức Phật (Buddhānussati) miệt mài, các con ngựa có thể băng qua sông như bước đi trên mặt đất cứng.

Vào cuối cuộc hành trình, họ cũng gặp hai dòng sông sâu hơn và rộng hơn ban đầu. Theo cùng cách thiên sử, họ đã băng qua chướng ngại nước bằng cách niệm theo ân đức Pháp (Dhammānussati) và ân đức Tăng (Saṅghānussati).

Khi Đức Phật quan sát thế gian vào ngày đó bằng mãnh lực siêu phàm của Ngài, Ngài đã thấy trong tầm nhìn của ngài Mahākappina và các bộ trưởng đang đi hướng về Sāvatthi. Đức Phật biết rằng họ sẽ đạt đến Ứng cúng (Arahant) sau khi gặp Ngài. Để gặp nhóm người dũng cảm này, ‘Buddho’ – Đức Phật đã đi đến một nơi cách Sāvatthi một trăm hai mươi yojana[19] và chờ dưới một cây banyan trên bờ sông Candabhāga.

Vua Mahākappina và các bộ trưởng của vị ấy đã đến một nơi mà Đức Phật đang chờ họ. Khi họ thấy Đức Phật với những tia hào quang sáu màu xuất ra từ thân của Ngài, họ đến gần Đức Phật và bày tỏ lòng tôn kính đến Ngài. Kế đến, Đức Phật ban thời thuyết pháp đến họ. Sau khi nghe, vua và tất cả bộ trưởng của vua đạt đến quả Nhập lưu (Sotāpatti-Phala), và họ xin phép Đức Phật nhập vào Tăng chúng (Saṅgha). Đức Phật nói với họ, “Ehi Bhikkhu”, có nghĩa là “Hoan nghênh đến[20] Bhikkhu”, và tất cả họ tức khắc thành Bhikkhu.

Cũng vậy, hoàng hậu Anojā và những người vợ của một ngàn bộ trưởng đến nơi Đức Phật đang chờ , Đức Phật giảng chi tiết thời pháp khác mà vua và các bộ trưởng đạt đến Ứng cúng (Arahant) và hoàng hậu cùng những người vợ của bộ trưởng đạt đến quả Nhập lưu (Sotāpatti-Phala). Các bà cũng xin phép Đức Phật nhập vào hội chúng Saṅgha và được hướng dẫn đi đến Sāvatthi. Ở đó họ nhập vào hội chúng Saṅgha và rất sớm họ cũng đạt đến Ứng cúng (Arahant). Đức Phật quay trở về Tu Viện Jetavana cùng một ngàn Tăng sĩ.

Đức tin của họ vào ‘Buddho – Phật’ mạnh mẽ, kiên định, vững vàng. Loại tín (saddhā) này được gọi là ‘lòng tin kiên định’ (okappana-saddhā). Loại tín hay lòng tin này cần thiết để tu tập thiền. Bạn cũng cần tin vào giáo pháp của Đức Phật và tam học bằng cách xem lại như vầy, “nếu tôi thực hành theo giáo pháp của Đức Phật đúng đắn, tôi sẽ chắc chắn thấy rõ Nibbāna”. Với loại tín này, bạn nên tiếp tục tu tập không ngưng nghỉ và từ bỏ. Cho bạn thêm cảm hứng và can đảm, tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện khác về thí chủ của Tu Viện Jetavana, ‘Anāthapiṇḍika’.

 

Câu Chuyện Về Người Đàn Ông Giàu Anāthapiṇḍika

Người đàn ông giàu Anāthapiṇḍika[21] trở thành thí chủ của Tu Viện Jetavana được sanh làm con của Sumana, một người đàn ông giàu của Sāvatthi. Vị ấy được đặt tên là Sudatta. Về già vị ấy được biết đến là Anāthapiṇḍika, người nuôi dưỡng người nghèo.

Anāthapiṇḍika ở Sāvatthi và người đàn ông giàu ở Rājagaha là anh em rể. Vào dịp khi người đàn ông giàu ở Rājagaha đã tìm thấy hàng hóa giá trị trong Rājagaha thấp dưới xa so với những hàng ở Sāvatthi, vị ấy thường mua và đưa đến Sāvatthi. Vị ấy thường đi với năm trăm xe hàng hóa để buôn bán. Thông thường, cách một yojana trước khi đến nơi của vị ấy, vị ấy thường gửi tin nhắn về chuyến thăm của vị ấy đến Anāthapiṇḍika. Và Anāthapiṇḍika thường sắp đặt tiếp đón trang trọng đối với người anh (em) rể của vị ấy và cùng đi vào thành phố trong cùng một xe ngựa. Nếu hàng hóa tìm được nơi tiêu thụ dễ dàng ở Sāvatthi, người đàn ông giàu ở Rājagaha chuyển nhượng chúng một lần. Trong trường hợp họ không tìm được nơi tiêu thụ dễ dàng, vị ấy để chúng lại trong nhà chị (em) của vị ấy và đi trở về thành phố của vị ấy. Anāthapiṇḍika cũng thường làm như vậy.

Vào khoảng an cư mùa mưa (vassa) thứ hai, Đức Phật tối thượng cho phép chư bhikkhu dùng tu viện làm một điều kiện cần thiết phù hợp với yêu cầu được đưa ra bởi người đàn ông giàu Rājagaha.

Khi ấy Anāthapiṇḍika có năm trăm xe đầy những hàng hóa và để lại Rājagaha. Như thường lệ, vị ấy gửi tin nhắn về chuyến hàng hóa mới đến của vị ấy đến người đàn ông giàu ở Rājagaha từ khoảng cách một yojana, nhưng lần này bạn của vị ấy không chú ý đến nó.

Người đàn ông giàu ở Rājagaha, đã quay về từ tu viện Sītavana nơi vị ấy nghe Đức Phật thuyết pháp, đã thỉnh mời Đức Phật (Buddha) và hội chúng Tăng (Saṅgha) nhận vật thực đặt bát vào ngày kế. Lúc đó vị ấy bận sắp đặt sự tiếp đón và cung cấp vật thực cho ngày kế.

Cuối cùng, Anāthapiṇḍika đã đến thành phố trông đợi một sự hoan nghênh đón tiếp. Thông thường anh (em) rể sẽ chờ vị ấy đến như những dịp trước, nhưng Anāthapiṇḍika thấy không có sự đón tiếp ở cổng của thành phố hay ở nhà của anh (em) rể của vị ấy. Ngay cả khi Anāthapiṇḍika đã vào nhà, không có nhiều những lời dạt dào tình cảm từ người anh (em) rể mà chỉ “Người đàn ông giàu của Sāvatthi, các con của anh (em) ra sao rồi? các cháu khỏe chứ? Tôi hy vọng anh (em) có một cuộc hành trình dễ dàng và không lo lắng”. Và rồi người đàn ông giàu Rājagaha tiếp tục với việc bận rộn chuẩn bị cho ngày lễ dâng vật thực kế.

Anāthapiṇḍika cảm thấy rất lạ với cách cư xử thất thường của người anh (em) rễ. Vị ấy tự nghĩ rằng có thể đây là một sự chuẩn bị lễ cưới hay thỉnh mời vua Bimbisāra. Sau đó khi việc đã hoàn thành, Anāthapiṇḍika đã nhận được sự chú ý và vị ấy hỏi thăm điều gì đang xảy ra.

Người đàn ông giàu ở Rājagaha đáp:

“Người đàn ông giàu, tôi không có một lễ cưới cho con gái của tôi hay con trai của tôi, tôi cũng không có mời vua Bimbisāra. Mà tôi chuẩn bị sắp xếp những điều cần thiết cho một lễ đặt bát lớn. Tôi đã thỉnh mời Đức Phật (Buddha) và hội chúng Tăng (Saṅgha) của Ngài đến cho một bửa ăn ngày mai để tích lũy thiện nghiệp”.

Khi Anāthapiṇḍika nghe từ ‘Buddha’ – Phật, toàn thân của vị ấy tràn đầy pháp hỷ (pīti)[22] và lần nữa hỏi người đàn ông giàu ở Rājagaha:

“Buddhoti tvaṃ, gahapati, vadesī”

“Buddho tyāhaṃ, gahapati, vadāmī”.

“Người đàn ông giàu, ông đã nói ‘Buddho’ – Phật?”

“Vâng, tôi đã nói ‘Buddho’ – Phật.”

Ba lần vị ấy hỏi và ba lần vị ấy nhận cùng câu trả lời. Rồi vị ấy nói:

“Ghosopi kho eso, gahapati, dullabho lokasmiṃ yadidaṃ – buddho buddhoti.”

“Người đàn ông giàu, trong thế gian này, dù cho nghe từ ‘Buddho – Phật’ là một cơ hội rất hiếm”.

Kế đến Anāthapiṇḍika tìm hiểu về ‘Buddho’ – Phật, “bây giờ có thể nào tôi đi và bày tỏ lòng tôn kính đến ‘Buddho’ – Phật, bậc Đáng Tôn Kính, bậc Toàn giác hay chăng?” Nhưng Ngài đã nói chờ cho đến sáng mai vì trời đã tối. Nó cũng quá muộn để đi đến Tu viện Sitavana nằm ở ngoài cổng của thành phố, nơi có tử thi bị quăng bỏ trong đêm.

Sau khi nghe như vậy, Anāthapiṇḍika đi ngủ mà không có ý nghĩ hay cảnh nào khác trong tâm ngoại trừ ‘Buddho’ – Phật. Từ lúc vị ấy nghe từ ‘Buddho’ – Phật, tâm của vị ấy luôn hướng về ‘Buddho – Phật’ và mong gặp Ngài càng sớm càng tốt. Cho nên, Anāthapiṇḍika không thể ngủ ngon. Vị ấy đã thức dậy nhiều lần và cuối cùng ngay trước bình minh, vị ấy quyết định đi bộ để gặp ‘Buddho’ – Phật.

Khi vị ấy đi gần cổng thành phố, Sivaka (một vị Trời Deva hộ trì là một bậc Thánh – Ariya) đã giữ cổng mở trước. Vị ấy biết rằng Anāthapiṇḍika mong gặp, phụng sự và bày tỏ lòng tôn kính đến ‘Buddho’ – Phật. Sivaka cũng biết rằng Anāthapiṇḍika sẽ được an lập vào quả Nhập lưu (Sotāpatti-Phala). Muốn giúp Anāthapiṇḍika, Sivaka đã giữ cổng thành phố mở cho vị ấy.

Do nghiệp quá khứ và do đức tin sâu sắc hướng về Đức Phật đã ủng hộ bởi pháp hỷ (pīti) mạnh, thân của Anāthapiṇḍika phát ra hào quang ví như trăng tròn mọc trong bầu trời. Nhưng ngay khi vị ấy đi ra khỏi thành phố, sự sợ hãi và rung sợ sinh khởi trong vị ấy và hào quang phát ra từ thân vị ấy biến mất. Cho nên, vị ấy muốn đi trở lại ngay từ chỗ đó nhưng Sivaka động viên Anāthapiṇḍika tiếp tục hành trình của vị ấy. Sivaka đến gần vị ấy và đọc bài kệ:

“Sataṃ hatthī sataṃ assā, sataṃ assatarīrathā;

Sataṃ kaññāsahassāni, āmukkamaṇikuṇḍalā;

Ekassa padavītihārassa, kalaṃ nāgghanti soḷasiṃ.”

“Abhikkama gahapati abhikkama gahapati;

Abhikkantaṃ te seyyo no paṭikkanta.”

“Ồ, Người đàn ông giàu, một trăm con voi hoàng gia, một trăm con ngựa hoàng gia, một trăm xe ngựa hoàng gia thuần chủng bởi giống ngựa đặc biệt, assatara, và một trăm ngàn thiếu nữ hoàng gia với những đồ trang sức vô giá, không xứng phần thứ mười sáu của ‘tư’ (cetanā) thiện sau mỗi bước chân đưa bạn đến bày tỏ lòng tôn kính Đức Phật (Buddho). Đi về phía trước và hành trình của bạn sẽ được tốt hơn và trội hơn, đừng bước lùi về phía sau”.

Vào lúc nghe như vậy, Anāthapiṇḍika trở nên gan dạ và can đảm. Sức mạnh đức tin mộ đạo của vị ấy vào ‘Buddho – Phật’ bắt đầu trở nên mạnh lần nữa. Cho nên, hào quang xuất hiện lần nữa. Mỗi khi vị ấy gặp phải những khó khăn, Sivaka động viên đức tin mộ đạo Anāthapiṇḍika cho đến khi vị ấy đến Tu viện Sītavana gần rạng đông.

Vào lúc đó ‘Buddho – Phật’ đang đi kinh hành lối đi ở khoảng trống. Anāthapiṇḍika đã tự hỏi làm sao phân biệt  Đức Phật thật, bậc Tự Giác Ngộ với các vị thầy môn phái khác, họ cũng tự tuyên bố là những vị Phật giác ngộ. Rồi một ý nghĩ đã xuất hiện trong tâm vị ấy. Nếu ‘Buddho – Phật’ thật sự là một Bậc Tự Giác Ngộ, Ngài sẽ gọi vị ấy bằng tên do cha mẹ đặt, ‘Sudatta’ ngoại trừ bản thân, không ai biết.

Rồi Đức Phật đã gọi vị ấy: “Hoan nghênh đến, Sudatta đáng quý”. Anāthapiṇḍika vui mừng khi vị ấy nghe Đức Phật gọi vị ấy bằng tên do cha mẹ đặt cho. Sau khi bày tỏ lòng tôn kính và nghe một thời thuyết pháp từ Đức Phật, Anāthapiṇḍika trở thành bậc Nhập lưu (Sotāpatti-Phala). Về sau, Anāthapiṇḍika đã thỉnh mời Đức Phật đến thành phố Sāvatthi và dâng Tu viện Jetavana. Đức Phật trải qua khoảng mười chín mùa mưa (vassa) tại Jetavana.

‘Lòng tin kiên định’ (okappanasaddhā) không hạn chế hay hoàn toàn tin chắc bởi người tin và nương vào Phật (Buddha), Pháp (Dhamma) và Tăng (Saṅgha). Bây giờ, bạn biết về ‘lòng tin kiên định’ (okappanasaddhā) giúp cựu vương Mahākappina và Anāthapiṇḍika ra sao trên con đường đến giác ngộ. Đây là tại sao ‘lòng tin kiên định’ (okappanasaddhā) rất quan trọng để tu tập thiền và biết rõ Nibbāna. Chúng ta hãy tiếp tục đến loại tín hay lòng tin (saddhā) cuối.

 

[d] Pasāda-saddhā (Lòng tin trong sạch, tịnh tín)

“Pasāduppatti pasādasaddhā nāma”.

Tín hay lòng tin đơn giản bằng thấy và nghe những gì làm tâm dễ chịu, đây được gọi là ‘tịnh tín’ (pasāda-saddhā)”.

Đây là lòng tin thông thường vào điều gì đó hay vào một người. Đó là quà biếu đến một người mộ đạo hay không mộ đạo. Ví dụ, sự xuất hiện của người thầy của bạn hay thái độ là tốt và do vậy bạn có lòng tin vào vị ấy. Nhưng nếu bạn thấy vị ấy phạm vào một số lỗi hay nếu vị ấy làm bạn tức giận, thì lòng tin của bạn mất hết. Bạn mất lòng tin của bạn vào vị ấy. Vì vậy loại lòng tin này được gọi là ‘lòng tin trong sạch’ (pasāda-saddhā). Nó không thể hoàn toàn ủng hộ chuyển sang nhóm tam học, mặc dù nó có thể ủng hộ đại thí, và ngay cả thọ giới, nhưng không thể đạt đến Nibbāna nếu duy nhất dựa vào loại lòng tin này.

Những người bình thường có thể phát triển ‘lòng tin kiên định’ (okappanasaddhā) và ‘lòng tin trong sạch’ (pasāda-saddhā). Nhưng trong hai loại lòng tin này, ‘lòng tin kiên định’ (okappanasaddhā) là loại thiết yếu để hoàn toàn chuyển sang ‘nhóm tam học’ [giới học (sīla sikkhā), định học (samādhi sikkhā) và tuệ học (paññā sikkhā)]. Đó là một loại gồm trong những ‘chi tinh cần’ (Padhāniyaṅga). Cho nên, bạn phải cố gắng trau dồi ‘lòng tin kiên định’ (okappanasaddhā) về thiền để biết rõ Nibbāna.

Sau ‘tín hay lòng tin’ (saddhā)[23], ‘chi tinh cần’ (Padhāniyaṅga) thứ hai là ‘sức khỏe ít bệnh’ (Appābādha).

 

2. Appābādha (Sức khỏe ít bệnh)

“Appābādho hoti appātaṅko; samavepākiniyā gahaṇiyā samannāgato nātisītāya nāccuṇhāya majjhimāya padhānakkhamāya.”

“Vị ấy khỏe mạnh, không bệnh, có sự tiêu hóa đều đều đó là không quá lạnh hay không quá nóng mà vửa phải và thích hợp cho việc tu tập thiền”.

Đây có nghĩa là bạn phải được khỏe mạnh và không bệnh. Nếu bạn có một loại bệnh trầm trọng, bạn không thể tu tập thiền và không thể tập trung vào hơi thở hay biến xứ (kasiṇa). Để đạt đến định cao hơn, bạn phải được khỏe mạnh. Đối với những ai có sứ khỏe tốt, tu tập thiền sẽ được dễ dàng hơn. Ví dụ, những thiền sinh khỏe mạnh thường có thể ngồi trong thời gian dài so với những người có một số bệnh hoặc hơi thở không tốt. Nói theo thông thường, những thiền sinh với sức khỏe kém gặp khó trong việc duy trì định tốt. Sức khỏe là một chi phần có thể cản trở sự tiến bộ của việc tu tập thiền. Sức khỏe tốt rất có lợi để tu tập thiền.

Đôi khi có một số học trò nói “Bhante, tôi không thể tu tập thiền, vì tôi không khỏe lắm, tôi cảm giác đau, tôi cảm giác chóng mặt”.

Nhưng nếu tôi hỏi, “Bạn có thể ăn hay không? Bạn có thể vẫn đi đây đó hay không?” họ trả lời “Vâng”.

Vì vậy, đó có nghĩa họ khỏe và tôi chỉ yêu cầu họ tiếp tục tu tập theo khả năng của họ. Thiền sinh có thể đạt đến thành tựu vào một ngày nào đó, nếu họ tiếp tục tu tập.

Vì vậy, xin đừng lo. Cố gắng cải thiện sức khỏe của bạn để tu tập thiền tốt hơn.

Liên quan đến chi phần này, tôi sẽ kể câu chuyện sau để minh họa sức khỏe ảnh hưởng đến việc tu tập pháp (dhamma) ra sao.

 

Câu Chuyện Về Tôn Giả Godhika

Tôn giả Godhika sinh sống tại Đá Đen ở núi Isigili và chú tâm tu tập thiền quán/ minh sát (vipassanā) dựa trên thiền định với sự quyết tâm mãnh liệt. Trong lúc này, vị ấy bị một bịnh nào đó tấn công đã ngăn trở khả năng của vị ấy nhập thiền (jhāna).

Tôn giả Godhika không phải là hạng người dễ dàng từ bỏ. Vị ấy đã cố gắng sáu lần để đạt đến thiền định nhưng do căn bệnh của vị ấy, vị ấy rớt khỏi thiền nhiều lần. Ở lần cố gắng thứ bảy, vị ấy tự nghĩ, “sáu lần ta rớt khỏi thiền định. Kiếp sống vị lai của ta không chắc chắn. Nếu ta chết trong lúc nhập vào thiền (jhāna), ta sẽ được tái tục là một Phạm thiên (Brāhma). Tuy nhiên, nếu ta chết không có nhập thiền, đó là không chắc chắn. Ta có thể được tái tục ở một cõi khổ. Bây giờ là lúc để ta dùng dao cạo”. Sau sự xét lại này, vị ấy đã dùng dao cạo để kết thúc mạng sống của vị ấy.

Chúng ta không biết điều gì đã trợ cho loại hành động quyết liệt này, nhưng nó phải có một số kết nối với nghiệp của vị ấy ở những kiếp sống trước của vị ấy. Sức khỏe xấu của vị ấy đã ảnh hưởng đến khả năng tu tập của vị ấy và gây ra nhiều sự khiếp đảm của danh pháp. Dù cho sức khỏe của thiền sinh thường xuyên kém thì việc phạm tội tự sát[24] dứt khoát không đúng. Xin đừng làm theo ví dụ này. Tôi dùng câu chuyện này để làm nổi bật tầm quan trọng của sức khỏe tốt cho việc tu tập.

Trước khi Godhika kết thúc mạng sống của vị ấy, Māra đã cố gắng xui khiến Đức Phật ngăn vị ấy, vì nếu Godhika chết theo cách này, vị ấy là người có sự thờ ơ với sự sống. Người như vậy có thể đạt tuệ thấu rõ và chiến thắng Arahant. Māra không muốn ai Nibbāna. Rồi Đức Phật hiểu được Māra, nói “Godhika đã nhổ bỏ ái và đã đạt Nibbāna.

Đức Phật cùng nhiều Tăng sĩ đã đi đến nơi Tôn giả Godhika đã nằm xuống và chỉ cột khói và khối đen tối bên trong phòng. Rồi Đức Phật nói với họ, “Này chư bhikkhu, đó là ác ma Māra, tìm kiếm nơi đi tới của Godhika”. Nếu một người bình thường qua đời, Māra có quyền lực để biết nơi đi tới kế tiếp của họ là ở đâu. Vì Tôn giả Godhika đạt đến Ứng cúng (Arahant) và đã hoàn toàn Nibbāna (Parinibbāna), Māra không thể tìm thấy vị ấy đi tái tục ở đâu. Không có tái tục để Māra tìm thấy.

Ngay trước khi Tôn giả Godhika tử, vị ấy đã nhập vào thiền thành công. Và xuất khỏi thiền, vị ấy tiếp tục tu tập minh sát (vipassanā) và đạt được Arahant. Tại sát-na đó, vị ấy trở thành một bậc Ứng cúng (Arahant) đồng thời tận (samasīsī Arahant)[25], người mà những phiền não và thọ mạng dứt cùng lúc và hoàn toàn Nibbāna (Parinibbāna).

Thiền sinh không nên so sánh Tăng sĩ này với bản thân. Nếu một thiền sinh cố gắng tự sát, tử mà không chứng đắc và tái tục trong cõi khổ là hậu quả có vẽ phù hợp. Chúng ta cũng biết rằng vào lúc tử của vị ấy, vị ấy đã làm pháp tròn đủ (pāramī) để trở thành một bậc Ứng cúng (Arahant). Đây chỉ là một ví dụ về sức khỏe của bạn chi phối việc tu tập của bạn ra sao. Để so sánh, vị ấy có thể nhập vào thiền định trong khi vị ấy bịnh nặng. Nhưng trong khi vị ấy khỏe mạnh, vị ấy có khả năng nhập vào thiền định và tiến tới thiền quán/ minh sát (vipassanā). Sức khỏe là một chi phần cần thiết cho tu tập thiền.

Trở lại vấn đề Māra, tôi muốn nhắc mọi người rằng Māra luôn xúi giục mọi người bằng các Dục. Đó là vì Māra ganh đua với người đạt đến sự giác ngộ.

Vì vậy, bạn nên ý thức. “Ồ Māra đang cố gắng chống đối tôi” và cố gắng ngăn ngừa nhiều thứ tham dục khác nhau làm sao lãng. Thời nay có nhiều thiết bị mới. Tôi thường không yêu cầu người ta không dùng chúng, nhưng tôi yêu cầu bạn cân nhắc điều kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn. Nếu bạn có khả năng điều khiển chính tâm bạn, bạn có thể dùng thiết bị một cách thích hợp. Chẳng hạn, như dùng chúng để đọc pháp (dhamma), thỉnh thoảng liên hệ gia đình ở xa, hay gửi một thư điện tử quan trọng. Nếu bạn không thuần thục trong việc điều khiển tâm bạn, tốt hơn là không dùng bất cứ thiết bị nào. Các thiết bị điện tử thì rất bất lợi cho việc tu tập thiền và biết rõ Nibbāna. Vì vậy, tốt nhất nếu bạn đặt thiết bị điện tử một bên và tu tập quán/ minh sát (vipassanā) cho đến khi biết rõ Nibbāna. Sau khi đạt được sự chắc chắn này, mới an toàn dùng thiết bị vì mục đích có ích. Trước khi bạn thấy rõ Nibbāna, tốt hơn là không dùng bất cứ thiết bị nào. Bạn có thể làm điều đó hay chăng? Tiếp tục đấu tranh chống lại Māra. Bạn có thể thua cuộc chiến ở đây và đó, nhưng điều quan trọng là tiếp tục cố gắng và tu tập.

Bạn có thể biết có hai cách tu tập sai, thứ nhất là hành hạ hay khổ hạnh cực độ, thứ hai là thọ hưởng hay thỏa mãn trong các dục. Tôi nghĩ hai cách này là ý tưởng của Māra để ngăn bậc tu tiến khỏi biết rõ Nibbāna. Nếu bạn theo ý tưởng của Māra, việc biết rõ Nibbāna là không thể. Để biết rõ Nibbāna bạn nên tránh hưởng các dục. Đây là tính chất của Māra. Māra không muốn người đạt đến Nibbāna. Māra sẽ ngăn điều này qua nhiều cách lôi cuốn. Nếu bạn thấy rằng tâm bạn theo hai cách tu tập sai trái này, đó có nghĩa là Māra đang quấy rầy bạn.

Thiền sinh phải cẩn thận và không theo ý tưởng của Māra. Đối với chư Thánh nhân, họ có thể dễ dàng xua đuổi Māra như Sūrambaṭṭha đã từng làm. Chỉ bằng một cái búng ngón tay của vị ấy, Māra đã đi mất. Nếu bạn muốn chiến thắng Māra, bạn nên cố gắng biết rõ Nibbāna. Ngay khi bạn trú với Nibbāna làm cảnh của bạn, bạn đang chinh phục Māra.

Đã hiểu tầm quan trọng về sức khỏe tốt, tôi sẽ trình bày chi phần Chân thật cho việc tu tập.

 

3. Asaṭha (Chân thật)

“Asaṭho hoti amāyāvī; yathābhūtaṃ attānaṃ āvikattā

satthari vā viññūsu vā sabrahmacārīsu

“Vị ấy chân thật và chân thành, người bộc lộ bản thân thật như vậy với thầy và các Tăng sĩ đồng tu”.

Có người làm ra vẻ có một số thành tựu mà không có bất cứ sự chứng đạt thật sự nào. Ở một trung tâm thiền, thiền sinh tu tập thiền nên tường thuật đến thầy của họ về sự tiến triển thiền của họ. Khi tường thuật, họ nên nói chân thật và chính xác về kinh nghiệm thiền của họ. Chỉ như thế người thầy mới có thể cho lời khuyên, hướng dẫn phù hợp.

Ví dụ, “Bhante, tôi có thể tập trung theo cảnh đề mục khoảng một giờ đồng hồ, v.v…” thì người thầy có thể đáp, “Vậy thì tốt, bạn có thể tiếp tục thiền theo cách này để phát triển lâu hơn và định sâu hơn”.

Nhưng người thầy đã có kinh nghiệm về sự không chân thật của các thiền sinh. Dù là họ không thể tập trung theo cảnh đề mục của họ, thiền sinh tường thuật rằng họ có thể. Đây là không nói thật. Chân thật là pháp thiết yếu trong việc tu tập phát triển thiền và pháp. Nếu thiền sinh nói rõ những kinh nghiệm thiền của họ một cách chân thật, thì người thầy có thể cho lời hướng dẫn phù hợp để tiếp tục tu tập. Không có sự chân thật với người thầy thì không thể tiến bộ.

Cũng có một số người đã phạm vào một số lỗi mà không thú nhận về những lỗi đó. Đức Phật dạy chúng ta chân thật, nếu thiền sinh đã phạm vào những lỗi, làm sai hay phá những học giới, họ phải nên thú nhận những lỗi ấy với một người thầy và rồi xin nhận những học giới lại lần nữa.

Nếu thiền sinh tiếp tục tu tập mà không chân thật, họ không thể được thành công trong tu tập thiền. Chân thật và thành khẩn là những chi phần cần thiết để tiến bộ trong thiền. Câu chuyện về Uruvelā sẽ làm cho bạn hiểu thêm về chi phần chân thật (asaṭha).

 

Câu Chuyện Về Uruvelā

Bạn có biết rừng Uruvelā[26] ở India hay chăng? Hoàng tử Siddhattha đã đi đến rừng Uruvelā sau khi từ bỏ thế gian. Ý nghĩa của Uruvelā là chi? Uru nghĩa là cát, velā nghĩa là đường biên giới, ranh giới. Theo nghĩa của từ, Uruvelā là ‘đống cát hay núi cát’. Nơi được tên gọi như vậy bởi vì có đống hay núi cát lớn. Làm sao núi ấy xuất hiện ở nơi đó?

“Atīte kira anuppanne buddhe dasasahassākulaputtā tāpasapabbajjaṃ pabbajitvā.”

“Từ xa xưa, trước khi Đức Phật xuất hiện ở thế gian, một nhóm mười ngàn người đàn ông muốn từ bỏ thế gian và sống làm những người tu khổ hạnh”.

Những người tu khổ hạnh đó sau đó ở trong rừng này. Một ngày nọ, họ có một cuộc họp và cùng đạt được một thỏa thuận về việc tu tập:

kāyakammavacīkammāni nāma paresampi pākaṭāni honti, manokammaṃ pana apākaṭaṃ. Tasmā yokāmavitakkaṃ vā byāpādavitakkaṃ vā vihiṃsāvitakkaṃ vā vitakketi, tassa añño codako nāma natthi; so attanāva attānaṃ codetvā pattapuṭena vālikaṃ āharitvā imasmiṃ ṭhāne ākiratu, idamassa daṇḍakammaṃ.

“Những thân nghiệp và những khẩu nghiệp được mọi người nhận ra, nhưng những ý nghiệp không được rõ với người khác. Khi những ý nghĩ về tham lam dục vọng (dục tầm), ý nghĩ về ác ý, sân hận (sân độc tầm) và ý nghĩ về sự tàn ác (ác hại tầm) xuất hiện trong tâm, không ai có thể khiển trách, kêu ca hay nhắc nhở chúng ta. Cho nên, nếu những loại ý nghĩ này xuất hiện trong tâm của chúng ta, chúng ta nên tự khiển trách và nhắc nhở bản thân và hối lỗi, chúng ta nên lấy một ít cát bằng cách dùng một cái rổ nhỏ làm bằng lá và đặt nó ở một nơi nào đó”.

Không lâu sau cuộc họp, khi nào những loại ý nghĩ đó xuất hiện trong tâm của họ, họ mang một rổ cát đến một nơi nào đó. Chẳng lâu sau, nó tăng thành một đống cát rất lớn, như một núi cát thực thụ. Qua nhiều thế hệ, con người thay đổi núi cát này thành một cái tháp (Cetiya) để tôn kính và gọi nơi đó là Uruvelā.

Do nhận thấy rõ thân nghiệp và khẩu nghiệp sai trái của bạn, người khác có thể nhắc nhở bạn vì nó bị nhận ra rõ. Nhưng đối với ý nghiệp, chỉ những ai có khả năng phi thường đọc tâm của người khác (Paracittavijānana or Cetopariyañāṇa) có thể nhận ra những danh pháp bất thiện của bạn. Thông thường, nếu những danh pháp bất thiện xuất hiện theo tâm bạn thì không ai sẽ nhận ra và khiển trách bạn.

Câu chuyện đó là một ví dụ hay về sự chân thật cho thời hiện tại của chúng ta. Nếu chúng ta có một sự đồng thuận tương tợ trong tu viện của chúng ta, ví dụ, khi nào những ý nghĩ bất thiện sinh khởi, chúng ta vệ sinh phòng này hay Kuṭi, phòng vệ sinh hay thiền đường kia, thì tu viện có thể sẽ trở nên rất sạch trong một thời gian ngắn. Nếu chúng ta có cùng sự đồng thuận như trong câu chuyện, tu viện của chúng ta có thể trở thành một núi cát trong một thời gian ngắn.

Những người tu khổ hạnh đó rất chân thật, khi nào những ý nghĩ bất thiện xuất hiện trong tâm của họ, họ mang một ít cát đến một nơi nào đó với mục đích là nó sẽ được rõ ràng cho người khác nhận thấy rõ những sai lỗi của họ. Họ rất chân thật và thành khẩn. Họ sẵn sàng thú nhận những ý nghĩ bất thiện của họ và chịu hối lỗi vì bản thân họ. Cho nên, đó sẽ là điều rất tốt cho những người phạm vào những loại thân và khẩu nghiệp sai trái này. Nếu họ tu tập theo giáo pháp của Đức Phật, họ có thể dễ dàng biết rõ Nibbāna. Nếu thiền sinh mong muốn biết rõ Nibbāna. Pháp chân thật và thành khẩn phải được tuân theo toàn tâm.

Chúng tôi cũng có một câu chuyện ở Myanmar. Có một Sayadaw nổi tiếng khoảng hai trăm năm trước. Khi nào những phiền não xuất hiện trong tâm của vị ấy, vị ấy đi đến tượng Phật và thét, “Bhante, tôi có những loại phiền não như vậy, làm ơn giúp tôi!”

Vị ấy làm như vậy lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi những phiền não không dám xuất hiện trong tâm của vị ấy. Bạn có thể làm như vậy hay chăng? Xin đừng làm điều này trong thiền đường. Thét lớn sẽ làm náo động người khác và không ai sẽ có thể thiền. Nếu bạn mong muốn làm điều này, bạn có thể thực hiện một mình. Nếu bạn không muốn người khác biết, làm riêng trong Kuti.

Bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu chi phần tinh cần (vīriya).

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app