TAM HỌC

Trước khi nói về năm ‘chi tinh cần’ (Padhāniyaṅga), bạn có biết giáo pháp của Đức Phật là chi hay chăng? Nếu chúng ta tóm tắt giáo pháp của Đức Phật, nó gồm ba học, đó là: giới học (sīla sikkhā), định học (samādhi sikkhā) và tuệ học (paññā sikkhā). Ở đây, tôi sẽ giải thích tóm tắt.

Sīla Sikkhā (Giới Học)

Sīla hay giới, là phần học đầu tiên trong Phật pháp. Người tuân theo giới được xem là người tốt, còn người luôn phá những điều học của giới sẽ không có tiếng tốt trong xã hội.

Nhiều vấn đề trong thế giới ngày nay phát sanh do người không tuân theo các những điều học. Con người giết lẫn nhau, trộm cắp tài sản của người khác, tà dâm, nói dối, uống rượu, và vân vân. Nếu con người tuân theo và bảo vệ những học giới, những cuộc chiến tranh và xung đột trong thế giới sẽ diệt. Vì tiếp tục đấu tranh và giết vì lợi ích thế gian, thế giới sẽ không bao giờ được yên ổn, xã hội sẽ vẫn trong sự chấn động và con người sẽ tiếp tục sống với sự lo lắng và ước ao. Nếu mọi người tuân theo giới (sīla) tốt, thế giới sẽ là nơi yên bình hạnh phúc hơn nhiều.

Đức Phật đã giải thích năm loại lợi ích cho những ai hoàn thành tịnh giới[1]:

(1) Đạt tới sự thịnh vượng và giàu sang (mahantaṃ bhogakkhandhaṃ adhigacchati),

(2) Đạt tới sự nổi danh (kalyāṇo kittisaddo abbhuggacchati),

(3) Tự tin gia nhập hội chúng hay nhóm người dù đó là Thánh, Brahma, chủ hộ hay người tu khổ hạnh (yaññadeva parisaṃ upasaṅkamati),

(4) Chết với một tâm yên tịnh (asammūḷho kālaṅkaroti),

(5) Vào lúc thân suy yếu, sau khi tử, được tái tục trong cõi vui, một thế giới chư thiên (kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati).

Sự sống là vô thường. Ngay khi chúng ta bắt đầu sự sống, chúng ta cần chấp nhận rằng một ngày tử sẽ đến. Nếu chúng ta không đạt đến Arahant trong kiếp sống này, chúng ta sẽ tiếp tục tiến trình tái tục sau khi tử. Không như người có sự đạt đến Thánh cao quí có thể chọn việc tái tục còn lại, việc tái tục đối với một người thường thì không biết rõ. Nó có thể là những cõi khổ, cõi nhân loại, hay những cõi trời. Nhưng nếu người có thể tuân theo và bảo vệ thanh tịnh giới cho đến lúc tử, họ không cần lo lắng về nơi đến kế tiếp. Họ sẽ có một tái tục đến một nơi nhàn cảnh.

Nếu bạn có thể tuân theo thanh tịnh giới, có nhiều nơi cho bạn lưu trú. Ví dụ, nếu bạn không có nhiều tiền, bạn có thể đến Trung tâm Thiền Pa Auk của chúng tôi để tu tập Pháp Dhamma. Chúng tôi có thể chăm sóc và ủng hộ bạn để tu tập thiền. Chúng tôi có nhiều thí chủ rộng lượng, là người muốn làm để ủng hộ những người tuân theo giới tốt. Chúng tôi sẽ ủng hộ việc tu tập của bạn đến thanh tịnh giới và thiền.

Dù bạn có là một Phật tử hay không, nếu bạn phạm vào những học giới và làm việc giết, trộm cắp hay vân vân, bạn gieo những hạt giống của nghiệp (kamma) bất thiện, bạn sẽ chịu quả khổ. Nếu bạn đã thực hiện thanh tịnh giới, bạn đã gieo những hạt giống của nghiệp thiện và chắc chắn sẽ chịu những quả tốt và vừa ý. Bằng cách biết những lợi ích của việc tuân theo giới (sīla), nó truyền cho bạn thêm cảm hứng và năng lượng để trau dồi việc tu tập này. Nó không chỉ sẽ cho những lợi ích trong kiếp sống này mà còn ở kiếp sống vị lai.

Dù là bằng cách tuân theo thanh tịnh giới, bạn sẽ vẫn thấy nó rất khó để làm tâm luôn trong trạng thái tốt, tích cực. Tâm vẫn phối hợp với tham (lobha), sân (dosa), si (moha). Với những phiền não như thế, tâm không thể đạt đến sự yên tịnh và hạnh phúc. Như thế, để làm cho tâm thanh tịnh, yên tịnh hay vui, bạn cần tu tập bước thứ hai của lời Phật dạy; tu tập định học (samādhi sikkhā).

Samādhi Sikkhā (Định Học)

Để tu tập định, Đức Phật dạy bốn mươi đề mục[2] thiền chỉ tịnh (samatha). Không có tham (lobha), sân (dosa), si (moha) sanh theo tâm khi một thiền sinh chăm chú miệt mài theo một đề mục thiền đến một giờ, hai giờ, ba giờ đồng hồ, hay lâu hơn. Vì tạm thời vượt qua những danh pháp phiền não, tâm trở nên yên tĩnh, lặng lẽ, tĩnh lặng.

Trong bốn mươi đề mục thiền chỉ tịnh (samatha), bạn có thể chọn một đề mục nào phù hợp theo căn tánh của bạn. Nhưng tại Trung tâm Thiền Pa Auk, chúng tôi thường bắt đầu bằng ‘Niệm theo hơi thở vào, hơi thở ra’ (Ānāpānassati). Từ kinh nghiệm của nhiều thiền sinh, chúng tôi biết  rằng, khi một thiền sinh tu tập siêng năng Ānāpānassati, định sẽ chắc chắn phát triển. Ānāpānassati có thể được tu tập lên đến thiền thứ tư (4th jhāna). Khi đạt được sự chăm chú miệt mài, tâm có thể đình trụ ở một cảnh trong thời gian dài và trở nên rất yên tĩnh, lặng lẽ, tĩnh lặng. Không có những trạng thái bất thiện sanh theo trong khi ấy.

Ngay cả những ý muốn về sự thịnh vượng vật chất, nếu bạn có định mạnh, bạn có thể trú một mình một cách vui sướng và hạnh phúc trong rừng. Do tu tập, bạn sẽ trực tiếp kinh nghiệm tất cả sức mạnh của định và những lợi ích của nó.

Tuy nhiên, ngay cả với trạng thái định sâu này, sự yên tĩnh, tĩnh lặng, một thiền sinh không có nhổ bỏ những trạng thái của căn danh bất thiện. Nếu một thiền sinh ngưng tu tập thiền, định của vị ấy có thể sẽ giảm. Định an chỉ (samatha) hay định hiệp thế (lokiya) không phải là một thành tựu vĩnh cửu. Nó có thể suy giảm hay biến mất khi việc tu tập bị ngưng. Kế đến, những trạng thái của danh bất thiện có thể xuất hiện trở lại và thiền sinh dễ phạm những học giới nếu không cẩn thận. Chỉ cần những căn danh phiền não còn, bất cứ hạnh phúc nào đã đạt do thiền chỉ tịnh (samatha) là không vĩnh cửu Đó là tại sao thiền sinh cần tiếp tục tu tập thêm bước cuối theo lời dạy của Đức Phật, đó là tuệ học (paññā sikkhā).

Paññā Sikkhā (Tuệ Học)

Ở Trung tâm Thiền Pa Auk, sau khi tu tập phát triển định, các thiền sư sẽ hướng dẫn thiền sinh về tu tập thiền theo bốn giới (dhātu). Qua thiền bốn giới, một thiền sinh có thể thấy biết rõ hai mươi tám thứ sắc (rūpa). Sau khi hoàn thành việc thấy biết rõ về sắc, một thiền sinh sẽ tiếp tục quan sát thấy biết rõ danh (nāma). Với một nền tảng vững chắc của thiền chỉ tịnh (samatha), thiền sinh sẽ có khả năng quan sát thấy biết rõ những thực tính siêu lý của danh sắc (nāma-rūpa) theo thực tính như vậy.

Để hiểu điều này, bạn cần biết rằng Đức Phật dạy về bốn loại thực tính siêu lý hay pháp siêu lý (paramattha dhamma). Chúng là những gì?

  1. Citta (tâm),
  2. Cetasika (sở hữu tâm),
  3. Rūpa (sắc pháp),
  4. Nibbāna (vắng mặt sắc, danh, và khổ; cùng tột an vui hạnh phúc).

Tâm (citta) và sở hữu tâm (cetasika) là thực tính siêu lý của danh (nāma). Kế đến chúng ta có thực tính siêu lý của sắc (rūpa) và Nibbāna[3]. Ngoài việc tu tập phát triển định sâu, một người chỉ có thể thấy sự thật chế định như là bhikkhu, sayalay tu nữ, đàn ông, đàn bà, con trai, con gái, v.v… Theo thực tính siêu lý, không có pháp như là bàng sanh, người nhân loại, chư thiên, chư Phạm thiên, và v.v…, chỉ có những danh và sắc siêu lý. Không có định, người chỉ có thể biết những pháp chế định và thấy dưới dạng khối, rắn chắc. Nếu bạn muốn thấy những danh và sắc siêu lý, bạn phải tu tập một trong những đề mục thiền để phát triển định. Dựa vào định này, một thiền sinh tiến lên tu tập thiền bốn giới (dhātu). Bốn giới (dhātu) là chi? Chúng là địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo). Khi thiền sinh quan sát thấy biết rõ theo bốn giới này trong toàn thân của họ từ đầu đến bàn chân và từ bàn chân đến đầu, lặp đi lặp lại nhiều lần, họ sẽ kinh nghiệm thân của họ như một khối của 4 giới[4]. Khi điều này xảy ra, tưởng về ‘tự ngã’ tạm thời biến mất. Thiền sinh kinh nghiệm rằng không có đàn ông, đàn bà, v.v…

Sau khi có thể quan sát thấy biết rõ theo bốn giới nội phần trong tự thân, ngoại phần bạn cũng có thể quan sát nhà, xe và thấy chúng theo thực tính siêu lý chỉ là những nhóm của bốn giới. Khi thiền sinh hoàn thành việc thấy biết rõ bốn giới, họ sẵn sàng tiếp tục với việc tu tập về thiền đề mục sắc (sắc nghiệp xứ – rūpa kammaṭṭhāna), quan sát theo hai mươi tám thứ sắc[5].

Trong cuộc sống hằng ngày, bạn có thể không nghĩ rằng thân và tâm của chúng ta đang thay đổi, sự thật thân và tâm luôn thay đổi này có thể không rõ ràng với bạn. Bằng cách xem lại việc làm sao bạn nhìn năm nay so với năm rồi, bạn có thể thấy một số thay đổi tổng quát. Để biết và thấy tính thay đổi này ở mức sâu nhất về những thực tính siêu lý, bạn phải phát triển định đủ mức, chỉ khi ấy bạn sẽ thấy trạng thái tự nhiên của pháp siêu lý theo thực tính như vậy.

Sau khi quan sát thấy biết rõ sắc, thiền sinh có thể tiến lên quan sát theo danh qua việc tu tập thiền đề mục danh (danh nghiệp xứ – nāma kammaṭṭhāna). Kế đến, sau khi thiền sinh có thể thấy biết rõ danh sắc (nāma rūpa), thiền sinh phải quan sát các nhân hay duyên của chúng, đó là quan sát theo pháp liên quan tương sinh (paṭicca samuppāda). Pháp liên quan tương sinh là về các nhân và quả hoạt động ra sao qua ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Đức Phật dạy bốn phương pháp để quán theo pháp liên quan tương sinh, tùy theo tính nết của người nghe, và có một phương pháp thứ năm do Tôn giả Sāriputta dạy.

Tại tu viện Pa-Auk thường chỉ dạy hai phương pháp; phương pháp thứ nhất và thứ năm. Phương pháp thứ nhất ví dụ đã ghi lại ở tại Mahānidāna-Suttaṃ thuộc Dīgha-Nikāya và Nidāna-Vagga (Phần Nhân duyên) thuộc Saṁyutta-Nikāya. Phương pháp thứ năm đã ghi chép trong Paṭisambhidā-magga, Dhammaṭṭhiti-ñāṇa-niddeso.

Chỉ sau khi bạn có khả năng quan sát thấy biết rõ danh sắc (nāma rūpa) và các duyên của chúng, thì bạn có thể thấy trạng thái của chúng. Trạng thái của chúng là chi? Chúng luôn sanh và diệt với tốc độ phi thường. Ở giai đoạn siêu lý (paramattha) này, bạn có thể bắt đầu thiền theo danh sắc (nāma rūpa) và các nhân của chúng thì vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta).

Tất cả danh sắc (nāma rūpa) đều vô thường (anicca) vì luôn sanh và diệt. Vì chúng vô thường, ngay khi chúng sinh khởi chúng diệt, vì vậy chúng thì khổ (dukkha). Danh sắc (nāma rūpa) thì vô ngã (anatta), vì nếu có ‘ngã’ (atta) chúng sẽ hiểu theo sự mong muốn của chúng ta, không bị bịnh, không bị già và không bị chết. Nhưng do tính vô ngã, chúng ta bị bịnh, già và chết. Khi chúng ta thiền theo danh sắc (nāma rūpa) là vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) đây là tu tập về tuệ quán/ minh sát (vipassanā), như thế đây là tuệ học (paññā sikkhā).

Từng bước tuệ quán[6] qua tu tập minh sát (vipassanā) dần phát triển và mạnh mẽ làm suy yếu những phiền não cho đến khi thấy rõ đạo – quả (magga-phala) và mục tiêu hiểu biết rõ, giác ngộ, Nibbāna.

Đạt được Nibbāna, nghĩa là một thiền sinh đã bắt đầu hoàn thành sự trừ tiệt những phiền não bằng cách đạt tới những giai đoạn sau của một bậc Thánh. Đó là:

  1. Sotāpanna (Bậc Nhập lưu)

Tuệ đạo thất lai (Sotāpatti-magga-ñāṇa) trừ tiệt ba pháp triền (saṃyojana):

  1. Thân kiến (sakkāya-diṭṭhi),
  2. Hoài nghi (vicikicchā), là nghi về tam bảo, những kiếp sống quá khứ và vị lai, vận hành của nghiệp, v.v…

iii.  Giới cấm thủ – (sīlabbataparāmāsa), là bám chặt, giữ chặt vào những nghi thức, lễ nghi sai trái.

Bây giờ, bậc Nhập lưu có tín bất động về Đức Phật, giáo Pháp và Tăng chúng, tín bất động về nhóm tam học, tín bất động về những kiếp sống quá khứ, tín bất động về những kiếp sống vị lai, tín bất động về pháp liên quan tương sinh (paṭicca samuppāda). Một người là bậc Nhập lưu không thể chấp giữ một tà kiến về sự vận hành của nghiệp nữa và không thể phạm, vượt quá năm điều học. Một bậc Nhập lưu sẽ chắc chắn đạt đến Ứng cúng (arahant) trong bảy kiếp sống, hoặc là một chúng sanh nhân loại, chư thiên hay Phạm thiên Brahma.

  1. 2. Sakadāgāmi (Bậc Nhất lai)

Tuệ đạo nhất lai (Sakadāgāmi-magga-ñāṇa) không trừ tiệt phiền não nào, mà làm suy yếu thêm những pháp triền về tham dục, sân hận, si mê. Một bậc Nhất lai (Sakadāgāmi) có thể tái tục trong thế giới nhân loại chỉ một lần và chắc chắn đạt đến Ứng cúng (arahant) trong kiếp sống đó.

  1. Anāgāmi (Bậc Bất lai)

Tuệ đạo Bất lai (Anāgāmi-magga-ñāṇa) trừ tiệt:

  1. tất cả những dục ái (kāmarāga) còn lại,
  2. tất cả những phẫn nộ, khuể phẫn (paṭigha), bao gồm hối hận.

Bậc Bất lai không thể tham gia vào hành vi nhục dục, hay phỉ báng, nói cay nghiệt, hay ác ý nữa. Ngài sẽ không bao giờ trở lại kiếp sống nhân loại hay chư thiên dục giới. Một bậc Bất lai (Anāgāmi) sẽ chắc chắn đạt đến Ứng cúng (arahant) là một Phạm thiên Brahma trong kiếp sau.

  1. Arahā (Bậc Ứng cúng)

Tuệ đạo Ứng cúng (Arahatta-magga-ñāṇa) trừ tiệt:

  1. ái về sắc (rūparāga)

vii.   ái về vô sắc (arūparāga)

viii.  ngã mạn (māna)

  1. điệu cử (uddhacca) và
  2. vô minh (avijjā)

Tóm lại, bậc Ứng cúng (arahant)  đã hoàn toàn trừ tiệt tham (lobha), sân (dosa) và si (moha). Hành động của bậc Ứng cúng (Arahant) không trợ sanh nghiệp (kamma) dù nghiệp bất thiện (akusaka kamma) hay nghiệp thiện (kusaka kamma). Tư (cetanā) của bậc Arahant chỉ là làm. Không còn tái tục nữa đối với một bậc Arahant.

Khi thiền sinh đạt Nibbāna, thì họ có thể sống thực sự yên tĩnh, vui và thanh thản một cách sâu sắc. Đây được gọi là pháp siêu thế (lokuttara dhamma). Một khi người thấy rõ Nibbāna, họ có thể không bao giờ mất sự đạt được này do sức mạnh của đạo và quả (magga – phala).

Bây giờ, bạn hiểu rằng giới học (sīla sikkhā), định học (samādhi sikkhā) và tuệ học (paññā sikkhā) là lời dạy của Đức Phật đưa chúng ta đến sự thoát khỏi khổ. Mục tiêu này là hạnh phúc cao nhất, Nibbāna. Bạn có thể đạt được pháp hạnh phúc bằng cách từng bước tu tập theo sự hướng dẫn của Đức Phật. Để đạt được Nibbāna, bạn nên tu tập thiền với năm chi phần cần thiết để tu tập thiền. Năm chi phần cần thiết này được gọi là “Padhāniyaṅga” theo Pāḷi.

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app