Muốn Được Tự Do, Giải Thoát Thì Chớ Có Tin Cậy, Bám Níu, Chấp Thủ Vào Tâm Thức Của Bản Thân

Muốn Dược Tự Do Giải Thoát Thì Chớ Có Tin Cậy Bám Níu Chấp Thủ Vào Tâm Thức Của Bản Thân

Vì sao: “Muốn được tự do, giải thoát thì chớ có tin cậy, bám níu, chấp thủ vào tâm thức của bản thân”?

Đức Phật dạy: Năm uẩn đều trống rỗng –
1. sắc như bọt nước,
2. thọ như bong bóng nước,
3. tưởng như ráng trời,
4. hành như cây chuối,
5. thức như ảo thuật.

Bởi vậy chớ có tin cậy, bám níu, chấp thủ vào sắc thọ tưởng hành thức – tức chớ có tin cậy, bám níu, chấp thủ vào toàn bộ thế gian này. (SN 22.95 )

Bọt nước

(Tạp 10, Ðại 2,86b) (S.iii,114)

Một thời Thế Tôn ở Ayujjàya, trên bờ sông Hằng. Ở đấy Thế Tôn dạy các Tỷ-kheo như sau:

1. – Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng này chảy mang theo đống bọt nước lớn.
Có người có mắt nhìn đống bọt nước ấy, chuyên chú, như lý quán sát.
Do nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, đống bọt nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong đống bọt nước được?

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có Sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; vị Tỷ-kheo thấy Sắc, chuyên chú, như lý quán sát Sắc.

Do vị Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát Sắc, Sắc ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong sắc được?

2. Ví như, này các Tỷ-kheo, trong mùa thu, khi trời mưa những giọt mưa lớn, trên mặt nước, các bong bóng nước hiện ra rồi tan biến. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, bong bóng nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong bong bóng nước được?

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có Thọ gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát Thọ ấy.

Do Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, Thọ ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong Thọ được?

3. Ví như, này các Tỷ-kheo, trong tháng cuối mùa hạ, vào đúng giữa trưa đứng bóng, một ráng mặt trời rung động hiện lên. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó. Do người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, nên ráng mặt trời ấy hiện rõ ra là trống không, rỗng không, không có lõi cứng… Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong ráng mặt trời được?

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có Tưởng gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát Tưởng ấy. Do Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, Tưởng ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong Tưởng được?

4. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người cần có lõi cây, tìm cầu lõi cây, đi tìm lõi cây, cầm cái búa sắc bén đi vào ngôi rừng.

Ở đây, người ấy thấy một cụm cây chuối lớn, mọc thẳng, mới lớn, cao vút. Người ấy chặt rễ cây ấy. Sau khi chặt rễ, người ấy chặt ngọn. Sau khi chặt ngọn, người ấy lột vỏ chuối ngoài. Khi lột vỏ chuối ngoài, giác cây còn tìm không được, tìm đâu cho có được lõi cây? Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát cụm chuối ấy.

Khi người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát cụm chuối ấy, cụm chuối ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cây. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cây trong cụm chuối được?

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm các Hành gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát Hành ấy. Khi người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, Hành ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cây. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cây trong các Hành được?

5. Ví như, này các Tỷ-kheo, một ảo thuật sư hay đệ tử một ảo thuật sư, tại ngã tư đường bày trò ảo thuật. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát trò ảo thuật ấy. Do người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, ảo thuật ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong ảo thuật được?

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm Thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại… hoặc xa hay gần; Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát, Thức ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong Thức được?

Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán
1. đối với sắc…
2. đối với thọ…
3. đối với tưởng…
4. đối với các hành… nhàm chán
5. đối với thức.

Do nhàm chán, vị ấy ly tham.

Do ly tham, vị ấy giải thoát.

Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã giải thoát, đời sống phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Vị ấy biết rõ như vậy.

Thế Tôn thuyết như vậy. Sau khi nói như vậy, bậc Thiện Thệ, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

1. Sắc ví với đống bọt,
Thọ ví bong bóng nước,
Tưởng ví ráng mặt trời,
Hành ví với cây chuối,
Thức ví với ảo thuật,
Ðấng bà con mặt trời,
Ðã thuyết giảng như vậy.2. Nếu như vậy chuyên chú,
Như lý chơn quán sát,
Như lý nhìn (các pháp),
Hiện rõ tánh trống không.3. Bắt đầu với thân này,
Bậc Ðại Tuệ thuyết giảng,
Ðoạn tận cả ba pháp,
Thấy sắc bị quăng bỏ.4. Thân bị quăng, vô tri,
Không thọ, sức nóng, thức,
Bị quăng đi, nó nằm,
Làm đồ ăn kẻ khác.
5. Cái thân liên tục này,
ảo sư, kẻ ngu nói,
Ðược gọi kẻ sát nhân,
Không tìm thấy lõi cây.6. Hãy quán uẩn như vậy,
Vị Tỷ-kheo tinh cần,
Suốt cả đêm lẫn ngày,
Tỉnh giác, chánh tư niệm.7. Hãy bỏ mọi kiết sử,
Làm chỗ mình nương tựa,
Sống như lửa cháy đầu,
Cầu chứng cảnh bất động.

SN 22.95

A Lump of Foam

On one occasion the Blessed One was dwelling at Ayojjha on the bank of the river Ganges. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus:

“Bhikkhus, suppose that this river Ganges was carrying along a great lump of foam. A man with good sight would inspect it, ponder it, and properly investigate it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in a lump of foam? So too, bhikkhus, whatever kind of form there is, whether past, future, or present… far or near: a bhikkhu inspects it, ponders it, and properly investigates it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in form?

“Suppose, bhikkhus, that in the autumn, when it is raining and big rain drops are falling, a water bubble arises and bursts on the surface of the water. A man with good sight would inspect it, ponder it, and properly investigate it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in a water bubble? So too, bhikkhus, whatever kind of feeling there is, whether past, future, or present… far or near: a bhikkhu inspects it, ponders it, and properly investigates it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in feeling?

“Suppose, bhikkhus, that in the last month of the hot season, at high noon, a shimmering mirage appears. A man with good sight would inspect it, ponder it, and properly investigate it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in a mirage? So too, bhikkhus, whatever kind of perception there is, whether past, future, or present… far or near: a bhikkhu inspects it, ponders it, and properly investigates it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in perception?

“Suppose, bhikkhus, that a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, would take a sharp axe and enter a forest. There he would see the trunk of a large plantain tree, straight, fresh, without a fruit-bud core. He would cut it down at the root, cut off the crown, and unroll the coil. As he unrolls the coil, he would not find even softwood, let alone heartwood. A man with good sight would inspect it, ponder it, and properly investigate it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in the trunk of a plantain tree? So too, bhikkhus, whatever kind of volitional constructions there are, whether past, future, or present… far or near: a bhikkhu inspects them, ponders them, and properly investigates them. As he investigates them, they appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in volitional constructions?

“Suppose, bhikkhus, that a magician or a magician’s apprentice would display a magical illusion at a crossroads. A man with good sight would inspect it, ponder it, and properly investigate it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in a magical illusion? So too, bhikkhus, whatever kind of consciousness there is, whether past, future, or present… far or near: a bhikkhu inspects it, ponders it, and properly investigates it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in consciousness?

“Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple becomes disenchanted with form, disenchanted with feeling, disenchanted with perception, disenchanted with volitional constructions, disenchanted with consciousness. Being disenchanted, he becomes dispassionate. Through dispassion (his mind) is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It’s liberated.’ He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this world.'”

This is what the Blessed One said. Having said this, the Sublime One, the Teacher, further said this:

1. “Form is like a lump of foam,
Feeling like a water bubble;
Perception are like a mirage,
Constructions like a plantain trunk,
And consciousness like an illusion:
So explained the Kinsman of the Sun.2. However one may ponder it,
Or properly investigate,
It appears but hollow and void
When one sees it properly.3. With reference to this body
The One of Broad Wisdom has taught
That with the abandoning of three things
One sees this form discarded.4. When vitality, heat, and consciousness
Depart from this physical body,
Then it lies there cast away:
Food for others, without volition.5. Such is this continuum,
This illusion, beguiler of fools.
It is taught to be a murderer,
Here no substance can be found.

6. A bhikkhu with energy aroused
Should look upon the aggregates thus,
Whether by day or by night,
Comprehending, ever mindful.

7. He should discard all the fetters
And make a refuge for himself;
Let him fare as if with head ablaze,
Yearning for the imperishable state.”

Nguồn trích dẫn:  Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Tập III – Thiên Uẩn,
[22] Chương I – Tương Ưng Uẩn (f) – V. Phẩm Hoa

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app