Mục lục

Lời nói đầu

Những chữ viết tắt

Phần I. Duyên khởi.

Phần II. Mười sáu tiêu đề.

Tiêu đề 1. Trí biết rõ bất thiện và gốc rễ của bất thiện; Trí biết rõ thiện và gốc rễ của thiện.
Tiêu đề 2. Trí biết rõ về bốn loại vật thực.

Tiêu đề 3. Trí hiểu rõ Tứ đế.
Tiêu đề 4. Trí hiểu rõ về già – chết.
Tiêu đề 5- Trí hiểu rõ về sanh (jāti).
Tiêu đề 6 -Trí biết rõ về hữu (bhava).
Tiêu đề 7- Trí hiểu rõ về thủ (upādāna).

Tiêu đề 8- Trí hiểu rõ về ái.
Tiêu đề 9- Trí hiểu rõ về thọ.
Tiêu đề 10- Trí hiểu rõ về xúc.

Tiêu đề 11- Trí hiểu rõ về sáu xứ (saḷāyatana).
Tiêu đề 12- Trí hiểu rõ về danh sắc (nāmarūpa).
Tiêu đề 13- Trí hiểu rõ về thức (viññāṇa).
Tiêu đề 14- Trí hiểu rõ về hành (saṅkhāra).
Tiêu đề 15- Trí hiểu rõ về vô minh (avijjā).

Tiêu đề 16- Trí hiểu rõ về pháp ngâm tẩm (āsava).
Tài liệu tham khảo.

LỜI NÓI ĐẦU

Trong một lễ hội tại Thiền Viện Phước Sơn, cô Tu nữ Diệu Từ có thỉnh cầu tôi viết “Luận Giải Kinh Chánh Tri Kiến”.

Trùng hợp thay, sư huynh Thiện Phúc vừa Việt dịch xong bản Sớ giải kinh Chánh Tri kiến từ Thái ngữ. Sư huynh trao bản Sớ giải cho tôi với mỹ ý “tùy nghi sử dụng”, tôi có gởi bản Sớ giải này đến anh Bình An Sơn, để đăng vào trang web của anh ( http://www.budsas.org ).

Đó là nhân duyên ban đầu của soạn phẩm này.

Nhận thấy bản Sớ giải kinh Chánh Tri kiến do sư huynh Thiện Phúc Việt dịch rất súc tích nhưng cô đọng. Chúng tôi nương bản Siêu Lý cao học do Đức Tịnh Sự soạn dịch cùng bản Giáo Lý Duyên Khởi của Đức SaddhammaJotika Mahāthera, được Đại Đức Giác Nguyên Việt dịch.

Từ nền tảng này, chúng tôi tiến hành soạn phẩm “Luận Giải Kinh Chánh Tri kiến”.

Trong quá trình soạn lập, chúng tôi nương vào Tạng Kinh được Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Pāli ngữ sang Việt ngữ, nương vào Tạng Luật do Đại Đức Nguyệt Thiên, Đại Đức Giác Giới dịch, cùng những Sớ giải do chư huynh đệ dịch thuật nơi này, nơi nọ từ lâu, cùng một số tư liệu Phật học do các bậc cao giả dịch thuật.

Như vậy, soạn phẩm này là công trình tập thể, tôi chỉ đóng góp chút ít công sức “sưu tập và hệ thống lại”, giúp đọc giả dễ nắm bắt ý chính của vấn đề đang luận bàn.

Kinh Chánh Tri Kiến là một trong những bài kinh quan trọng, được ghi vào Trung bộ.

Đức Sāriputta (XáLợiPhất) có nêu ra 16 tiêu đề để giảng dạy cho chư Tỳkhưu.

Trong 16 tiêu đề, có 12 tiêu đề giảng về Lý Duyên Sinh.

Có bốn cách giảng về Lý Duyên Sinh:

– Thuyết thuận: Là thuyết từ Vô minh đến Lão, Tử.

– Thuyết nghịch: Là thuyết từ Lão, Tử ngược đến Vô minh.

– Thuyết thuận ở giữa: Là thuyết từ Ái đến Lão, Tử.

– Thuyết nghịch ở giữa: Là thuyết từ Thọ đến Vô minh.

Thuyết thuận là đi từ nhân đến quả, thuyết nghịch là đi từ quả để truy tìm nhân.

Đức XáLợiPhất chọn phương án thuyết nghịch.

Trong 16 tiêu đề Kinh Chánh Tri Kiến.

– Tiêu đề thứ ba: Trí hiểu rõ về Tứ đế, phần này đã được Đức Piyadassī giải thích rõ qua tác phẩm “Pūrāṇa maggaṃ – Con đường cổ xưa”.

– Tiêu đề thứ 16: Trí hiểu rõ về các lậu hoặc”, Đức Buddha Rakkhita đã giải thích rõ qua tác phẩm “Mind- overcoming its cankers – Đoạn trừ lậu hoặc” , đó là bản luận giải bài kinh “Sabbāsava suttaṃ – Tất cả lậu hoặc”, bài kinh số 2 trong Trung bộ I.

Hai tác phẩm trên đã được Đại Đức Pháp Thông Việt dịch từ Anh ngữ, do đó hai tiêu đề này chúng tôi xin phép độc giả được thông qua.

Trong soạn phẩm này, những danh từ Pāli được phiên âm, chúng tôi viết sát vào nhau, như Sāriputta âm là XáLợiPhất, Moggallāna âm là MụcKiềnLiên, Pasenadi âm là Batưnặc… để độc giả mới học Phật, phân biệt được từ nào là âm, từ nào là dịch.

Một điều giảm thú vị đối với những sinh – học viên Luận Atỳđàm là: “Chúng tôi không thể đề cập đến Duyên hệ đối với Lý Duyên Sinh, Duyên hệ bao gồm 24 duyên rất bác học chi li.

Trong khuôn khổ soạn phẩm này, nếu nêu ra mà không giải trình, e chư độc giả chưa tìm hiểu Luận Atỳđàm sẽ rối trí, còn nếu giải trình chi tiết thì không thuộc phạm vi của soạn phẩm. Âu cũng đành “lực bất tòng tâm”, biết phải làm sao hơn, mong các bậc Trí minh mĩm cười độ lượng.

Tuy cố gắng sưu tập những bản Sớ giải có liên hệ đến 14 tiêu đề (trừ hai tiêu đề thứ 3 và thứ 16), nhưng chưa hẳn đầy đủ. Nếu trong soạn phẩm có đôi chỗ lý – nghĩa pháp không được rõ ràng minh bạch, hoặc còn sơ sót hoặc không chuẩn, đó là do khả năng hạn chế, trí năng hạn hẹp của tôi, mong các bậc Trí minh vui lòng chỉ điểm thêm để soạn phẩm được hoàn chỉnh.

Chúng tôi mong rằng soạn phẩm này, giúp ích phần nào trong tiến trình học Phật và hành pháp của chư phật tử, giúp ích phần nào cho những ai muốn tìm hiểu Giáo pháp căn bản của Đức Thế Tôn, cho những ai đang hành pháp của Đấng Như Lai chỉ dạy, để thoát ra khỏi sinh tử lộ.

Chúng tôi cũng không quên ghi nhận công hạnh của Phật tử Như Huệ, đã trợ giúp chúng tôi trong phần dịch thuật những ý nghĩa của từ ngữ Pāli qua quyển Pāli – English Dictionary.

Lành thay Giáo pháp cao minh
Lành thay hành pháp vượt dòng tử sinh.

Mong thay.
Tỳkhưu Chánh Minh cẩn bạch.

-ooOoo-

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Theo mẫu tự Pāli

 

A. Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi bộ).
It. Itivuttaka ( kinh Phật thuyết như vậy).
Ud. Udāna (kinh Phật Tự thuyết).
Thera. Theragathā (Trưởng lão tăng kệ).
Therī. Therīgāthā (Trưởng lão ni kệ).
Dhp. Dhammapāda (kinh Pháp cú).
Dhs. Dhammasaṅgini (Pháp tụ).
DhpA. Dhammapāda – atthakathā (Chú giải kinh Pháp cú).
D. Dīgha Nikāya (Kinh Trường bộ).
DA. Dīgha Nikāya – atthakathā (Chú giải Trường bộ kinh).
Ps. Paṭisambhidāmagga (Vô ngại giải đạo).
Miln. Milindapañhā (Mi Tiên vấn đáp).
Vin. Vinaya Pitaka (Luật tạng).
Vsm. Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo).
Sn. Sutta nipāta (kinh Tập).
S. Saṃyutta Nikāya (Kinh Tương ưng bộ).
M. Majjhima Nikāya (Kinh Trung bộ).
Ja. Jākata – atthakathā (Chú giải kinh Bổn sanh).

 

-ooOoo-

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app