Kinh Tăng Chi số 043

Bài Giảng Sư Toại Khanh Paltalk 2019

Chất chứa

Chữ saṅkhāra này nghĩa gốc nó nhiều lắm, nó có nghĩa là building là xây dựng, mà nó cũng có cái nghĩa là sự cố gắng, đời sống là một chuỗi dài của những cố gắng dầu là thiện hay là ác, vô tình hay là hữu ý, một chuỗi dài của những sự xây dựng, nhưng mà ở trong đoạn Kinh này nó đồng nghĩa với chữ rāsi là một đống, một khối lớn.

Nội dung bài Kinh này nói đến một cái chuyện mà chúng ta bắt buộc phải biết, bởi vì cái chuyện đó là chính cái chuyện của chúng ta, chuyện của từng phút giây, chứ không phải là của từng giờ, mà từng phút giây! Chúng ta đang ra sao là bởi vì chúng ta là thành quả của một quá khứ thiện ác, chúng ta sẽ ra sao là tùy thuộc vào những cái thiện ác mà chúng ta đang đầu tư, đang tích lũy chất chứa ngay bây giờ. 
Và nhiều lần và rất nhiều lần tôi nói cái đời sống tu học của một người phật tử là nhằm vào cái phút giây hiện tại, là bởi vì nhiều nghĩa, thứ nhất là đời sống chánh niệm là đang nhằm vào cái phút giây trước mắt, thứ hai từng phút giây hiện tại mà chúng ta sống thiện là coi như hôm qua chúng ta có một tương lai đẹp và ngày mai chúng ta có một quá khứ đẹp. 

Cho nên từng cái phút giây mà chúng ta đang sống đây, thiện hay ác là chúng ta đang âm thầm tích lũy, chất chứa, chồng chất những cái buồn vui cho kiếp sau, giống như một người thợ gốm, ở trong Kinh khi nói tới cái chữ saṅkhāra thì trong Kinh dùng hình ảnh người thợ gốm, họ đang vò, đang nắn, đang đào đất, đang móc đất, đang gò, đang nắn, đang nung những cái chiếc bình. 

Và vì sao trong Kinh Đức Phật dùng hình ảnh người thợ gốm? Cái nghĩa nó rất là sâu, tức là đồ gốm là gì? Đồ gốm tức là một cái món đồ mà được tạo ra từ một cái thứ gọi là cực kỳ dễ kiếm và cực kỳ rẻ tiền, vô giá trị, đó chính là đất. Trên hành tinh này, ngoài nước ra, lục địa này thì mình thấy đất là thứ nhiều nhất, còn sở dĩ mà người ta nói là 70% hành tinh này là nước là người ta đang nói đến cái số lượng vật chất, nhưng mà khổ ở chỗ là cái nước biển mình đâu có cơ hội mình dùng nó nhiều như là đất, trước mắt đất là nó nâng đỡ nhà cửa, vườn tược, tài sản, sinh mạng của mình, cho nên ở đây mình chỉ kể tới đất thôi. Thì gốm là cái đồ mà nó được tạo tác ra từ con số không, có nghĩa là từ một thứ rất là rẻ tiền đó là đất. Chuyện đầu tiên, nguyên vật liệu của đồ gốm là cái thứ rẻ tiền, thứ dễ kiếm nhất, rồi thứ hai nữa là cái hình hài, kiểu dáng của các lọ, bình, chum, hủ là vốn cũng từ không mà có, có nghĩa là nguyên thủy nó chỉ là đất thôi, rồi do cái toan tính, do cái ý tưởng, do những khái niệm này nọ về văn hóa, về xã hội mà người thợ gốm đã từ không thành có, tức là từ cái đống đất không hình dạng, không kiểu dáng, không công dụng gì đặc biệt, thì bây giờ họ biến nó thành ra là cái lò, cái lu, cái hủ, cái chậu để cho người ta xài. 

Cho nên thứ nhất cái hình ảnh mà đồ gốm hay là lò gốm được Đức Phật dùng để mô tả, để minh họa cái chữ saṅkhāra là vì ba ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất là cái gọi là chúng sanh vốn dĩ được tạo nên từ những cái thứ không là gì, không thưộc về chúng sinh, chúng ta được tạo nên bởi những thứ không thuộc về chúng sinh, chúng sinh là satta được tạo ra từ những thứ nguyên vật liệu phi chúng sanh, đó là nếu mà xé nhỏ ra từng thứ thì không có cái ông A, bà B, không có cái gì gọi là phàm, Thánh, người, thú, chư thiên, ngạ quỷ, a-tu-la, càn-thát-bà, long vương, nhân loại, không có! Tất cả những thứ đó được tạo ra từ những cái thứ mà không là gì hết, nó mới làm nên cái gọi là nam nữ đực cái trống mái chư thiên và loài người.

Cho nên chuyện đầu tiên cái thế giới này được gọi là thế giới của pháp hành gọi là saṅkhāra, ở đây tôi nói rồi chữ saṅkhāra nó có nhiều nghĩa, thì bây giờ trước hết tôi đang định nghĩa vì đâu thế giới này được gọi là saṅkhāra, tức là đó là thế giới của những cái sự cố gắng, của một cái quá trình cấu tạo, của một cái quá trình lấp ráp và ghép nối bởi những cái thứ nghuyên tố, thành tố, những cái thứ nguyên vật liệu vô ngã, vô thường do duyên mà có, có rồi phải mất! 

Thì sở dĩ Đức Phật dùng hình ảnh cái lò gốm hay đồ gốm là để chỉ cho cái thế giới này là bởi vì thứ nhất nguyên vật liệu của cái đồ gốm vốn dĩ là đất thôi, thì ở đây cũng vậy, nguyên vật liệu để tạo nên chúng sanh vốn dĩ chỉ là 6 đại, tức là đất, nước, lữa, gió, hư không và thức-thức ở đây là tâm thức. Lấy 6 cái này trộn lại để làm ra cái gọi là chúng sinh, với sự hỗ trợ của bốn cái điều kiện đó là nghiệp, tâm, thiên nhiên và dưỡng tố. Cái bản chất của chúng ta chỉ là 6 thứ, và 6 thứ này nó được sự hỗ trợ của 4 cái nhân duyên đó là nghiệp, tâm, điều kiện thiên nhiên và các dưỡng tố thích hợp. 

Thì đồ gốm nó cũng được cấu tạo từ những thứ nguyên vật liệu không là gì hết, thứ hai là cái hình thức, kiểu dáng của các đồ gốm vốn dĩ đi ra từ con số không, tức là nguyên thủy là từ cục đất rồi do gọi là các khái niệm và ý tưởng của người thợ gốm mà nó tạo ra cái hình dáng của cái đồ gốm. Thì chúng sanh cũng vậy, do các ý niệm chế định, mà chúng ta hình thành ra những cái ý niệm về cái này cái kia, bàn, tủ, giường, ghế, con người, chim muông, cầm thú. 

Cái thứ ba, đã là đồ gốm thì ngay từ cái giây phút mà nó được tạo ra thì nó đã âm thầm, kín đáo, lặng lẽ ngầm chứa cái mầm đổ vỡ, tan rã và băng hoại, thì chúng sinh cũng vậy, ngay trong khi mà các duyên hợp lại để tạo ra cái gọi là chúng sinh thì ngay trong cái hình hài đầu tiên của thời điểm phôi sinh ấy thì cái mầm chết, cái mầm già, cái mầm gọi là sanh ly tử biệt vốn dĩ nó đã được hình thành một cách kín đáo ở trong đó. 

Trước hết mình phải hiểu về cái bản chất của mình như vậy đó, cái bản chất thế giới và chúng sinh nó là như vậy đó, chỉ là những món đồ gốm thôi, được tạo ra từ những cái không ra gì, hình thức kiểu dáng là từ số không mà có, và cái bản chất của mọi thứ ở đời vốn dĩ là mong manh, nó y chang như món đồ gốm vậy! 

Tùy thuộc vào cái khả năng, cái trình độ, cái ý tưởng nghệ thuật, cái óc thẩm mỹ của cái người thợ gốm mà cái món đồ đó được nhào nặn ra sao! Thì ở đây cũng vậy, ở trong cái bài Kinh này Đức Phật Ngài dạy rằng trong từng phút giây chúng ta tích lũy chất chứa những cái hạt mầm, những cái chủng tử gì thì chính những cái hạt mầm, những cái chủng tử ấy nó sẽ quyết định cái bản chất và cái tình trạng của chúng ta mai này ra sao. 

Những ai sống với cái nội dung bất thiện thì mai này họ sẽ tiếp tục hiện hữu trong một cái hoàn cảnh, trong một môi trường, trong những điều kiện không có an lạc! Chuyện này rất là khoa học, ở đây không hề có một cái hơi hướng tôn giáo hay là đạo đức gì ở đây hết, tôi nhấn mạnh: Ở đây không hề có cái mùi màu của hơi hướng tôn giáo và đạo đức ở đây, ở đây là vấn đề thuần túy là khoa học, có nghĩa là anh tích lũy, anh tích chứa cái giống gì thì mai này anh sẽ thành ra cái thứ đó, anh sẽ sống với nó! Như anh thấy người Tàu sản xuất bao nhiêu thứ là hàng hoá, họ là cái công trường, là nhà máy, là hảng xưởng cho cả cái hành tinh này, thì cái hệ quả đương nhiên và tất yếu ở đây đó là cả cái đất nước Tàu từ mặt đất đổ xuống là mấy chục mét, từ mặt đất trở lên là cả trăm mét bị ô nhiễm nghiêm trọng; theo cái thống kê của world bank thì 50 năm sau một nửa dân số Trung Quốc sẽ mắc phải các cái chứng ung thư, ung thư lưỡi, ung thư xương, ung thư da, ung thư máu, ung thư phổi, ung thư bao tử, ung thư tùm lum, cứ quởn là ung thư, cứ rảnh là ung thư, là vì đâu? Là vì họ đang trả, họ phải trả một cái giá cho những gì mà họ đang làm hôm nay. 

Tôi nhớ trong một bài viết của quyển Chuyện phiếm thầy tu, hình như là bài Kỷ vật cho em thì tôi có nói về cái chuyện này, tức là tất cả những gì chúng ta đang sống hôm nay, những gì chúng ta đang ăn uống nhai nuốt, hít thở hôm nay, đó là di sản của cái lớp người đi trước, đó là cái kỷ vật, di sản của người xưa để lại; và những gì chúng ta đang làm, đang nói, đang suy nghĩ, đang tạo tác hôm nay nó sẽ tiếp tục là di sản, là kỷ niệm, là hồi ức, là di vật, là kỷ vật cho người sau! Chúng ta đi rồi, chúng ta để lại cái gì? Chúng ta để lại, mọi thứ rồi sẽ mất hết, chúng ta mất hết chỉ còn nhau là vậy đó, tức là chúng ta để lại cái gì cho đời bằng vào chính những thứ mà chúng ta đang nói năng, suy nghĩ và hành động ngay bây giờ, kể cả những cái suy nghĩ thoáng qua, những câu nói ngắn ngủi và những cái hành động chớp nhoáng, thậm chí là vô tình, vô ý, tất thảy đều để lại một cái hậu quả tốt xấu, lớn nhỏ, sâu cạn, rộng hẹp cho đời sau. 

Cho nên cái chỗ này rất là sâu, bài Kinh này rất là sâu, cái chữ vokiṇṇasukhadukkhanti có nghĩa là cái nỗi khổ niềm đau mà được mình tích lũy, mình tích chứa, chúng ta ở đây, Đức Phật Ngài dạy chúng ta có ba điều, có những người sống thiện thì cái hậu quả đời sau, cái quả báo tự nhiên, tất nhiên, tất yếu, đương nhiên là hỷ lạc. Muôn đời tam ngiệp bất thiện tạo ra khổ ưu, muôn đời tam nghiệp hiền thiện thì nó tạo ra hỷ lạc, cả thiện và ác nó đều là vô ngã, vô thường, do duyên mà có, và cả cái quả báo hỷ lạc hay khổ ưu cũng là vô ngã, vô thường, do duyên mà có, có rồi phải mất; tuy nhiên nó có cái điểm khác đó là khổ ưu thì nó do cái bất thiện tạo ra, còn cái hỷ lạc là do cái chuyện hiền thiện nó tạo ra. 

Trong room có nhiều người thắc mắc, sơ cơ quá mà, không biết tại sao chúng tôi xài chữ hỷ lạc và khổ ưu? Khổ ưu có nghĩa là khổ ở đây trong chỗ này phải hiểu là cái sự khó chịu của thân, còn ưu là cái sự khó chịu của tâm-cái sự đau khổ của tâm thì gọi là ưu, mà sự đau khổ của thân thì gọi là khổ, trong trường hợp này  thì phải hiểu như vậy, theo A-tỳ-đàm thì nói như vậy, rồi có chỗ khác thì sẽ hiểu khác; nhưng trong trường hợp này thì khổ ưu mình phải hiểu nó là tất cả những cái gì làm cho mình khó chịu, nói chung khó chịu là đủ rồi, thí dụ như một nỗi kinh sợ, một cái sự ghen tuôn, một sự tức tối, hờn giận nó cũng là khổ, đó là khổ tâm; nhưng mà đối với khổ thân là bao nhiêu cái sự nhức nhối, đau buốc, nóng lạnh, tê mỏi, đói lạnh, khát nước, tất thảy cũng đều là khổ thân hết, làm ơn nhớ dùm cái này. Thiện ác cũng vô ngã, vô thường, mà khổ vui cũng vô ngã, vô thường, khổ vui thiện ác đều vô ngã, vô thường, nhưng mà sở dĩ chúng ta phải hành thiện là bởi vì hai lý do, nhiều lắm, ở đây tôi gom lại hai lý do:

1. lý do thứ nhất là không ai trên đời này lại thích khổ bao giờ, cho nên chúng ta phải lánh ác, hành thiện để tránh khổ, được vui,
2. lý do thứ hai là chỉ có hành thiện thì chúng ta mới có cơ hội giải thoát ra khỏi, lìa bỏ khổ vui,

Ở trong room này có những người cực kỳ sơ cơ, vô cùng sơ cơ, very sơ cơ, thì các vị thắc mắc là: Ủa tại sao mà mình ở bước một thì mình trốn cái khổ là được rồi, nhưng mà ở bước thứ hai tại sao mình trốn luôn cả cái vui? là sao ta? tại sao mình phải trốn luôn cả cái vui? 
Là xin thưa cùng các vị rất mực dấu yêu trong room, là bởi vì cái khổ và vui này nó là một cặp! Cái người tào lao dốt nát u mê đần độn thì chỉ sợ khổ thôi, nhưng mà có thêm một chút tí ti vài gram trí tuệ thì chúng ta sẽ thấy thêm một chuyện còn kinh thiên động địa nữa, đó là khổ vui hai ông này vốn dĩ là một cặp, chỉ phúc giao hôn, thanh mai trúc mã không thể rời nhau! Coi như đó là hễ có ông này là phải có ông kia, hai đứa này nó không thể rời nhau, vì trời sanh một cặp mà quý vị. Tôi hỏi các vị nha, các vị không đói các vị ăn làm sao ngon? không khác thì làm sao uống nó đã? không nhớ thương da diết thì gặp nhau nó đâu có mà hạnh phúc? 

Tất thảy những thứ mà chúng ta gọi là hạnh phúc nó chỉ là giải pháp cho một cái thứ đau khổ nào đó mà thôi, sâu kín hay là lộ liễu, điển hình cụ thể hay là khó nhìn khó thấy, khó nhận ra chỉ vậy thôi. Chứ tôi xin bảo đảm một ngàn phần trăm tất cả những gì mà quý vị gọi là hạnh phúc thì vốn dĩ nó đều là những giải pháp! nó đều là những giải pháp cho một cái problem nào đó! Không lẽ bây giờ tôi thề trước vong linh của những người dấu yêu của tôi chứ thật ra đó là một sự thật không thể nói khác được! 

Tất thảy hạnh phúc đều là giải pháp cho một thứ đau khổ nào đó, cho nên ở bước một trong cái đầu u mê của chúng ta thì chúng ta chỉ trốn khổ tìm vui; nhưng mà khi có một cái chất người-một chút xíu người của một chút xíu Thánh trong đầu thì chúng ta sẽ thấy rằng: trốn luôn cái vui cho nó chắc ăn! là bởi vì anh đó là một cặp với anh khổ mà! 

Cho nên cái bài Kinh này liếc qua thì thấy nó mềm lắm, không có gì hết đó, nhưng mà nó sâu kinh thiên động địa là bởi vì tuy Ngài không có nói rõ hết những điều tôi vừa trình bày, nhưng mà những điều tôi vừa trình bày bắt buộc mình phải thấy khi nghiên cứu bài Kinh này! Thì Ngài nói đó là ta sống bây giờ như thế nào thì mai này ta cũng sẽ sống trong một cái môi trường, hoàn cảnh, điều kiện nó hoàn toàn tương ứng với cái kiểu mà chúng ta đang sống hôm nay. 

Dục tri tiền thế nhân, kim thân thọ giả thị, dục tri lai thế quả, kim thân tác giả thị: muốn biết đời trước ta ra sao thì nhìn đời này ta như thế nào, mà muốn biết đời sau ta thế nào thì phải nhìn đời này ta đang ra làm sao. 

Và một cái câu tôi đã nói 1000 lần trong room này là tương lai thực ra đã len lỏi vào quá khứ của chúng ta từ rất lâu rồi, từ vạn đại tiền thân thiên cổ, chúng ta đã có trang bị cho cái tương lai của mình, tương lai đó gồm có hai, đó là những gì đang có, đang diễn ra trước mặt quý vị và những thứ chưa diễn ra thì nó vốn đã được trang bị từ rất lâu rồi. 

Cho nên hiện tại là cái nền cho tương lai-cái này dễ hiểu rồi, còn cái này mới ghê: thực ra tương lai nó đã được chuẩn bị từ quá khứ rồi, nói vậy mình mới run! Có nghĩa là ngay trong từng phút giây hiện tại này nè chúng ta đã làm bao nhiêu thứ cho một cái tương lai xa vời nào đấy. 
Tại sao tôi nói tương lai đã được chuẩn bị từ quá khứ? dễ hiểu quá, hôm nay là ngày thứ sáu tại Los, tôi đang ở Los, thứ sáu này nó là ngày mai của thứ năm, mà nó là ngày hôm qua của thứ bảy, cho nên những cái gì mà tôi làm hôm nay thì ngày mai này nó trở thành ra là di sản của quá khứ, nó là kỷ vật, nó là di vật, nó là một phần của hồi ức, của trí nhớ, của sự hồi tưởng; và ngày hôm qua nếu mà tôi biết hôm nay tôi có một buổi giảng, hôm nay tôi sẽ sống dễ thương, hôm nay tôi sẽ sống hữu ích thì coi như ngày hôm qua dĩ nhiên tôi có một cái tương lai đẹp; còn nếu mà hôm nay mà tôi dễ thương, mà tôi sống hữa ích cho tôi và cho người, cho mình và cho đời thì ngày mai này tôi đã có một quá khứ đẹp. 

Như vậy có nghĩa rằng thì là cái tương lai nó đã âm thầm lặng lẽ và kín đáo, nó len lỏi từ trong những ngày quá khứ xa xôi, từ những vạn đại tiền thân, có đúng như vậy không! 

Cho nên trong Kinh Đức Phật dạy chúng ta có những cái điều sau đây mà chúng ta phải liên tục suy tưởng mỗi ngày, nếu chúng ta tin Phật, học Phật và hành theo lời Phật, đó là người tu Phật liên tục nhớ rằng mỗi ngày khi mà thức giấc, cái tâm niệm đầu tiên là phải nhớ đến 5 điều sau đây, và trong suốt một ngày một đêm sau đó, cứ quởn là phải nhớ đến 5 điều sau đây:

1. Ta chắc chắn phải già nếu ta không chết trẻ,
2. ta chắc chắn phải bệnh, bệnh ít bệnh nhiều chứ còn không ai không có,
3. ta chắc chắn sẽ phải chết, 
4. chắc chắn là ta sẽ lìa xa những người, những vật, những nơi chốn mà mình thương thích,
5. ta hoàn toàn là người chịu trách nhệm 100% tất thảy những gì ta nói, làm và suy tư trong từng phút giây, tôi nhắc lại trong từng phút giây chứ không phải là trong từng giờ, trong từng ngày, trong từng tháng, trong từng năm. 

Thời Phật, có một lần đó Ngài hỏi chư Tăng:
– Các Tỷ-kheo có thường xuyên suy niệm về sự chết của mình hay không? 
Thì các vị trả lời:
– Bạch Thế Tôn, rất là thường xuyên ạ, con luôn nghĩ rằng đời người chỉ là từng mùa mưa nắng.
Có những vị nói:
– Con suy nghĩ cuộc đời này nó từng buổi cơm, buổi cơm nào cũng có thể là cuối cùng.
Có vị trả lời là:
– Trong suy nghĩ của con, cuộc đời này chỉ là những phút giây buồn vui.
Có vị thì trả lời:
– Bạch Thế Tôn, con niệm chết trong từng hơi thở, nó có ra mà nó không có vào thì đó là chết!
Đức Phật tán thán cái vị Tỷ-kheo sau cùng, Ngài nói rằng:
– Suy niệm như vậy đó là rốt ráo, là triệt để.

Tôi nói không biết bao nhiêu lần, chiếc xe 18 bánh về tổng diện tích và trọng lượng, kích thước đó là những con số rất lớn, trọng lượng, kích thước rất là lớn; chiếc xe đạp về diện tích, trọng lượng và kích thước thì rất là nhỏ so với chiếc 18 bánh, nhưng mà ở hai cái lớn nhỏ này nó có một điểm rất là giống nhau, đó là ba con số diện tích, trọng lượng và kích thước bao nhiêu không cần biết, mình giả định là x và y thôi, thì cái phần mà chạm đất của chiếc xe đạp-cái diện tích bánh xe đạp cái phần mà chạm đất nó rất là nhỏ so với tổng diện tích của nó, cái con số đó rất là nhỏ so với các con số kia; cái phần diện tích của cái bánh xe-cái phần bánh mà chạm đất-mình giả định nó là con số x đi thì con số đó rất là nhỏ so với ba con số kia là kích thước, trọng lượng và diện tích-3 cái đó cộng lại nó lớn bao nhiêu tôi không cần biết, mà tôi biết 3 cái đó nó rất là lớn so với cái con số mà gọi là diện tích của cái mặt bằng của bánh xe-cái phần chạm đất thì rất là ít. Rồi chiếc xe 18 bánh cũng vậy, diện tích của nó, rồi trọng lượng và kích thước của nó, ngang dài dọc gì đó thì tổng cộng lại nó rất là lớn so với cái phần mà nó chạm đất. 

Thì đời của chúng ta cũng y chang như vậy, thưa quý vị, các vị có là giáo hoàng, là thủ tướng, là tổng thống, là mệnh phụ phu nhân, là kỷ nữ, là thầy tu, là ăn cướp, là du đảng, quý vị có là ai đi nữa thì cái phần mà quý vị dính với cuộc đời này nó chỉ là 2 cái lỗ mũi thôi, các vị biết không! Nhiều cách nói lắm, các vị muốn nói kiểu nào nói, ba cái hiện tượng lâm sàng gì đó muốn nói sao nói, nhưng mà đây tôi chỉ đang nói cái lỗ mũi, tức là quý vị có là ai đi nữa, các vị có ghê gớm ông này bà nọ cỡ nào đi nữa, thì cái phần mà các vị dính với cuộc đời này chỉ là hơi thở ra vào thôi!

Cho nên tại sao tôi đang giảng cái bài Kinh kia mà tôi quẹo qua bên hơi thở là bởi vì các vị hãy nhớ rằng đời sống của mình nó là sự lấp ráp, sự ghép nối của nhiều thứ, của 6 căn cũng được, của 18 giới, 12 xứ cũng được, mà nó là từng cái hơi thở ra vào với cái sự tham dự của thiện ác buồn vui! Ấy vậy mà trong từng hơi thở ấy, ta đang âm thầm kín đáo kiến tạo và xây dựng cả một cái cõi càn khôn cho mình trong kiếp sau! 

Các vị có thể nghĩ rằng tôi quá lời khi tôi nói cái chữ càn khôn ở đây, nhưng mà xin thưa, nó cực kỳ chính xác và phải chỗ! Càn khôn là gì? Càn khôn là cái đất trời mà mình có mặt đó quý vị! Bây giờ các vị có là ai đi nữa, nhưng các vị sống tào lao, sống vô ích, sống hại mình, sống hại người, sống hại đời, thì sau này cái cảnh giới, cái trời đất, cái càn khôn mà các vị có mặt các vị biết nó là cái gì? nó là cái đống phân người đó quý vị biết không, mà dòng cái thứ đống phân mà một nắng nó còn đỡ chứ còn cái đống phân mà mắc mưa nó còn tan thương cỡ nào, đó là cái càn khôn của kiếp sau của mình đó! Các vị có nghe đống phân một nắng chưa? nó ráo ráo mặt còn đỡ, còn cái thứ mà một mưa đó là nó tan nát dữ lắm, mà có một ngày mà mình chun vô đó mình coi đó là càn khôn vũ trụ, mà trong khi hôm nay mình đang là chủ một cái villa một triệu tám tại Long beach, Laguna beach California rất là sang trọng, chúng ta có cả một vườn cam, có cả một vườn nho, chúng ta có cả một hầm rượu, chúng ta có hai chiếc rolls royce, một chiếc koenigsegg của Thụy Điển rất là sang 2 triệu đồng, chúng ta có một bà vợ thơm phức lộng lẫy, chúng ta có những đứa con bác sĩ, kỹ sư, chúng ta có mọi thứ mà người khác thèm thuồng ngưỡng mộ and ghen tỵ, nhưng mà rồi thì chỉ một cái chớp mắt phù du chúng ta quên thở trong 15 phút, người ta khiêng đi, người ta đúc vào lò bấm một cái 4000 độ, thả ra chỉ còn là một cái hộp nhỏ xíu, nhét đôi giày vào không lọt, các vị có biết không, cái hộp đó nhét đôi giày vào không có lọt, mà trong khi một đời mình là ông này bà nọ, bây giờ chun vô một cái hủ nhét cái đôi giày vào không lọt! 

Cho nên tất thảy những gì mà chúng ta nói làm và suy tư thiện ác, buồn vui trong từng phút giây, nó chính là cái cơ hội, nó là cái vận hội cho mình, nó là cái cõi càn khôn, cái cõi trời đất mà mình sẽ phải có mặt sau này, mà chính vì vậy đó cho nên bài Kinh này mở ra cho chúng ta một cái nhìn khác nữa, đó là thế giới này nó đáng chán, nó đáng chán bởi đó là chúng ta phải cứ vật lộn với thiện ác để rồi mai này chịu buồn, chịu vui, chịu buồn hay là hưởng vui! Và cứ như vậy, cứ là mãi hoài triền miên không dứt, bất tuyệt thiên thu từ đời này sang kiếp khác, chứ còn bài Kinh này đọc lướt qua thì mình thấy nó mềm quá: Các con sống làm sao thì các con sẽ thành ra như vậy, các con làm ác hại mình, hại người các con sẽ bị khổ!

Bài Kinh nó rất là mềm, nhưng mà không! Bài Kinh này hiểu như vậy là chết rồi, nó sâu kinh khủng lắm, rất là sâu bởi vì Ngài nói ra cho chúng ta thấy cái bản chất thực sự của cái gọi là hạnh phúc, là đau khổ, cái gọi là càn khôn vũ trụ trời đất mà chúng ta đang có mặt và góp mặt nó đang ra làm sao, thật sự nó là như vậy đó quý vị! 

Nhiều Lợi Ích

Bài này lại cũng sâu nữa, cho nên bây giờ tôi không còn tán thán cái bài nào hết, bởi vì bài nào cũng sâu mà nói riết nó cũng quê. 

Bài này rất là sâu, Ngài nói rằng trên đời này có ba hạng người mà đem lại cái lợi ích cho chúng ta. Cái người mà thương ta rồi mong mỏi ta được cái điều lợi này, ích nọ thì kể ra cũng hơi nhiều trong đời mình, vợ mình, chồng mình, cha mình, mẹ mình, con mình, cháu mình, thân quyến, bạn bè, láng giềng chòm xóm, đồng nghiệp kể cả đồng hương nữa, thì nhiều người cũng thương mình lắm, nhiều lắm, ai trong room này thì kẻ ít người nhiều thôi. 

Nhưng mà Đức Phật Ngài dạy rằng trong tất cả những tấm lòng ấy, trong tất cả những thể hiện ấy, nghĩa cử mà chúng ta nhận được, ghi nhận được, đón nhận được từ cuộc đời này, Ngài nói gom lại thì không bằng một cái phần nhỏ xíu của ba cái trường hợp sau đây. Ngài nói dầu thương mình cách mấy, trao tặng cho mình bao nhiêu thứ trên đời này, cái người đó là ai đi nữa, thương mình cỡ nào đi nữa, trao tặng cho mình cái gì đi nữa, thì tất thảy những người ấy, những món quà ấy thảy đều không sánh bằng ba cái con người sau đây với ba cái thứ quà tặng sau đây, ba cái người tặng quà và ba thứ món quà mà được xem là hàng đầu của vủ trụ, bài Kinh này nói về ba cái người tặng quà và ba cái món tặng phẩm mà được xem là hàng đầu của vô lượng vủ trụ:

I. Trường hợp thứ nhất là cái người nào, bằng cách nào đó mà giúp cho ta an trú niềm tin vào Tam Bảo, ngay cả ở trong Tăng Chi Bộ Kinh Pháp một chi, mình học rồi, Đức Phật Ngài dạy rằng: 
– Này các Tỷ-kheo, cái tấm lòng của cha mẹ đối với con cái, con cái không có cách chi mà báo đền được, cho dầu đứa con ấy có để cha mẹ mỗi người ngồi một bên vai rồi cứ vậy mà đi khắp cả cái quả đất này suốt 100 năm, trong thời gian ấy cha mẹ tha hồ tiểu tiện, khạc nhổ, phóng uế trên mình của người con, vừa hôi hám, dơ dáy, nặng nề, mệt mỏi, mà Ta nói rằng suốt 100 năm ấy, với chừng ấy sự khổ nhọc, với chừng ấy sự hy sinh, với chừng ấy sự chịu đựng, thì người con cũng không có cách chi mà trả hết được muôn một tấm lòng ơn nghĩa của cha mẹ đối với mình. Tuy nhiên chỉ cần người con ấy tìm cách nào đó mà giúp cho cha mẹ mình có cái niềm tin nơi Tam Bảo, có giới, có thí và có trí tuệ. 

Trí đây có nghĩa là hiểu nhân quả, hiểu tam tướng, phải nói rõ, chứ còn trí lơ mơ trí màng màng là không có được, phải nói rõ trí này là hiểu về nhân quả, mọi thứ ta làm, nói và suy tư, tốt xấu đều để lại cái hậu quả lớn bé, đó là trí về nhân quả; còn cái trí về tam tướng là hiểu rằng mọi thứ ở đời do duyên mà có, có rồi phải mất, đó gọi là trí tuệ. 

Còn bố thí là giúp cho cha mẹ nhận thấy rằng sống là phải có cho và có nhận, chứ còn người không biết bố thí là người chỉ biết nhận mà không biết cho, sống như vậy chơi với ai, ăn đời này rồi đời sau không có gì ăn, đó là bố thí. 

Còn giới ở đây có nghĩa là tạo ra một cái sự khác biệt giữa mình và loài thú, loài thú không có kiểm soát, không có làm chủ được những cái hoạt động của mình, còn loài người có giới, có đạo đức, làm chủ được đạo đức của mình, như vậy giới đó là một cái sự phân biệt giữa người và thú, đó là một sự cộng hưởng để chúng ta có thể cộng sinh với Hiền Thánh ở đời, đó là giới. 

Rồi cái niềm tin ở đây tức là ở đời này có tới 1 tỷ thứ niềm tin, tin ông tà, ông táo, tin thần nước sôi, nước lạnh, tin trời, tin đất, tin quỷ, tin thần, tin thờ phụng, tín ngưỡng đủ thứ, nhưng cái niềm tin lớn nhất trên đời này, quan trọng nhất chính là niềm tin vào Tam Bảo. Nói như vậy không có nghĩa là Đức Phật Ngài kêu mình tin Ngài bởi vì Ngài là ai, không phải, mà Ngài kêu mình tin Ngài bởi vì Ngài là Chánh Pháp, chớ Ngài không có được cái gì từ cái chuyện mình tin, mình lạy Ngài, nói rõ cái đó. 

Như tôi trong room này, tôi kêu gọi bà con đến học với tôi, nghe Pháp với tôi, vì âm thầm đâu đó trong đáy lòng của tôi-tôi cũng mong quý vị cho tôi cái gì đó về tinh thần hay vật chất, hoặc là ít ra tôi được cái gì đó, nhưng mà riêng Thế Tôn thì không, Thế Tôn nói về vật chất thì Ngài xài không có hết, còn nói về tinh thần thì trong vủ trụ này Ngài không có cho ra thì thôi, chứ có ai mà có đủ sức mà cho Ngài! Cho nên khi Ngài kêu gọi mình đặt niềm tin vào Phật Bảo có nghĩa là Ngài gọi lại tin vào Chánh Pháp, chứ Ngài không có được cái gì trong vụ đó! 
Thì tại sao phải tin Phật? Là bởi vì trong vô lượng vủ trụ kiếm ra một người mà biết thương người dưng là đã hiếm rồi, mà thương được kẻ thù nó càng hiếm hơn nữa, vậy mà có kẻ làm được mới ghê chứ, đó là điều thứ nhất: ai Ngài cũng thương! 

Cái thứ hai là cái chuyện gì Ngài cũng biết, trong khi đó tôi đã nói không biết là bao nhiêu lần, cái hạt cát so với sa mạc nó vẫn lớn hơn là cái điều chúng ta biết mà so với điều ta không biết, tôi nhắc lại, cái hạt cát mà so với sa mạc nó vẫn lớn hơn là cái biết của chúng ta mà so với điều ta không biết, là vì sao? Là vì cái hạt cát là hữu hạn mình có thể cân đong đo đếm nó được, sa mạc mình cũng có thể cân đong đo đếm nó bằng những con số được, đối với toán học hiện đại thì cái chuyện mà cân đong đo đếm sa mạc nó không phải là chuyện khó, bằng chứng trước mắt, mình nói cái diện tích đi, mình thấy là đã tính ra được, nó cũng có cái hữu hạn của nó. Nhưng mà riêng về cái mà chúng ta biết mà so với chúng ta không biết thì rõ ràng cái biết của chúng ta nó là hữu hạn, mà còn cái chúng ta không biết nó là vô hạn, có bao nhiêu thứ mà chúng ta không biết! Các vị muốn tôi nhí một cái bí mật cho quý vị biết không, chuyện nhỏ xíu thôi, trước mặt các vị có một cái hoa nào không, hay là có một chiếc đủa hay là có một cái tờ giấy nào không, các vị có dám nói với tôi và cả bàn dân thiên hạ là các vị biết mọi thứ về cái tờ giấy đó, chiếc đủa đó hay không? Cho nên một chuyện nhỏ xíu thôi, một hạt cát, một tờ giấy, mà mình còn không biết hết mọi chuyện về nó, nó được cấu tạo ra sao, trong đó có bao nhiêu thành phần, rồi mình nhìn về nó từ góc cạnh vật lý, về hoá chất, về chính trị, về văn hóa, về xã hội, bao nhiêu cái khía cạnh đó mà dùng những khía cạnh đó để nhìn về một tờ giấy, mình liệu mình có biết hay không? Các vị đừng có nói với tôi là cái tờ giấy đó không thể nào bàn về khía cạnh chính trị trong tờ giấy đó được, tôi xin thưa, kẻ nào mà dám nói cái đó thì tôi xin nói thiệt nha, kẻ đó ăn cơm uổng lắm, làm sao không? Bởi vì mọi thứ trong trời đất, trong cái hành tinh này nếu mình muốn thì không có cái gì nó không liên hệ đến khía cạnh chính trị trong đó hết, không có cái gì nó không liên hệ đến khía cạnh văn hóa, tôn giáo, xã hội, triết học, vật lý, hóa học v.v. nếu mình muốn cái giống gì nó cũng có thể được, ấy vậy mà chỉ riêng cái tờ giấy đó mình biết còn không hết, cái chiếc đủa mình biết còn không hết, thì nói chi là trời đất vủ trụ bao la trong ta, ngoài ta, chung quanh ta!

Tôi nói tìm một người mà có thể thương được người dưng là đã hiếm, mà thương được kẻ thù càng hiếm hơn, kẻ thù đây là người ghét mình, chứ không phải là mình ghét họ, mà là họ ghét mình, vậy mà trên đời này có người làm được, ấy chính là chư Phật. 

Thứ hai cái biết của chúng sanh là hữu hạn mà cái dốt là vô biên, vậy mà trên đời này có một người cái gì cũng biết, đó chính là chư Phật, tôi đang nói về Bi đức và Trí đức, còn cái thứ ba là Tịnh đức của chư Phật, chúng sanh trong đời này kẻ ác sống vùi đầu trong cái mình thích thì mình không có nói làm chi, còn bây giờ mình đang nói người thiện, kẻ thì vun bồi chánh niệm, trau giồi trí tuệ, thiền định, kham nhẫn, từ tâm, mỗi kiếp tu được một góc vài gram là mừng muốn chết, học Đạo ba mớ là thấy mình coi như là tinh thông Tam Tạng, ngồi thiền ba mớ rồi thấy mình là hành giả chuyên sâu, bố thí ba mớ là thấy mình sánh vai với Ba-tư-nặc, Cấp Cô Độc, Visākhā, quen biết ba mớ cao Tăng là tự thấy mình là cây đinh, cái rún của vủ trụ, trong khi đó, bao nhiêu cái đức lành trong vủ trụ này chúng ta mỗi một kiếp như vậy chúng ta làm được bao nhiêu? 

Trong khi đó có một người trên đời này đức lành nào cũng có đầy đủ và có ở hàng top, top ở đây có nghĩa là không còn gì để mà trau dồi nữa, cái con người ấy, cái nhân cách ấy chính là chư Phật. Như vậy chư Phật gồm có ba đức: một là ai Ngài cũng thương, hai là cái gì Ngài cũng biết và ba là đức lành nào Ngài cũng có mà có ở cái hàng top, top ở đây có nghĩa là không còn cái gì để mà trau dồi nữa. 

Nên nhớ chư Phật không có chuyện rút kinh nghiệm, không có vụ mà rút kinh nghiệm sâu sắc như là những cái hạng ngoài ra, dầu là hiền thánh, thí dụ như từ cái năm Ngài 35 tuổi dưới gốc Bồ-đề thì tất cả những gì mà Ngài nói, làm và suy tư chỉ có vậy không thể khác hơn được, bởi vì ở các Ngài là ở đỉnh ở top, không có cái gì tốt hơn để chỉnh sửa. Như ngay cả Ngài Xá-lợi-phất cũng phải học lại ở Đức Phật rất là nhiều thứ, có những cái Ngài phải rút kinh nghiệm, nhưng mà riêng Đức Phật, chư Phật Chánh Đẳng Chánh Giác thì không, cho nên trong trường hợp này tại sao chúng ta quy y Phật? Là bởi vì chính vì chư Phật ai Ngài cũng thương, cái gì Ngài cũng biết, đức lành nào Ngài cũng có, cho nên khi Ngài gặp chúng ta Ngài biết ngay là chúng ta có thể đủ duyên nghe cái Đạo Giải thoát hay không, mà nghe kiểu nào, nghe cái gì, nghe bao nhiêu, và nghe bao lâu. Có người Ngài chỉ nói có 2 giây thôi, một câu một là xong: 

– Các hành là vô thường, hãy tinh tấn chớ dễ duôi! 

Xong! Có người thì Ngài giảng một cái thời cả nửa tiếng đồng hồ, một tiếng đồng hồ như là bài Kinh Phạm Võng, hay là Kinh Sa Môn Quả, Kinh Đại Điển Tôn v.v. nhưng có người Ngài chỉ làm có mấy câu thôi, vì sao vậy? Vì Ngài nhìn mặt người ta là Ngài đã biết rằng cái người này phiền não sâu, dầy, cạn cỡ nào, ít nhiều ra sao, thiện căn sâu dầy ít nhiều ra sao, họ đã tạo trữ cái duyên lành ba-la-mật như thế nào, bây giờ họ cần nghe cái gì mà nghe bao nhiêu. 

Chứ không phải như mình, mình biết mình đoán mò là người đó hợp với cái đề tài này nhưng mà mình không biết được cái thời lượng, có những trường hợp có những người mình chỉ nói một câu là đủ rồi, bởi vì nói hơn nữa nó trào ra nó bị ọc sữa, con nít dầu là bú bình hay là bú mẹ gì đi nữa thì hễ nhiều quá nó bị ọc sữa.

Có nhiều người Ngài biết bây giờ cho nó sữa, nhưng mà bú tới đâu thì ngưng, rồi nó có cái răng sữa nó ăn được cái baby food rồi nên cho nó ăn cái loại nào, rồi lớn hơn một chút nữa cho nó ăn cái gì, rồi lớn lớn hơn nữa Ngài nhìn biết nó có răng cỏ đầy đủ rồi nhưng mà Ngài biết nó bị tiểu đường, Ngài tránh đồ ngọt, Ngài biết nó bị cholesterol Ngài tránh dầu mở, tránh đồ chiên xào, Ngài biết nó bị sạn thận, Ngài bắt nó uống nước nhiều, Ngài biết bao tử bắt nó tránh đồ chua, trong cái bài giảng của Ngài, Ngài né đủ thứ hết, Ngài tránh làm sao mà cho cái con bệnh trước mặt Ngài hết bệnh này mà không có dây thêm bệnh khác. 

Còn phàm phu thì sao? Bệnh đông thì chữa tây, mà may mắn mà chữa đúng thì hết bệnh này nó lòi ra bệnh khác, tôi nhớ hoài cái câu chuyện ông thầy thuốc bắc mà ổng đi vắng nhà, ổng dặn vợ ai tới tìm anh thì cứ kêu họ để lại số phone, email, điện thoại, anh về anh xử, ảnh đi cho đã rồi ảnh trở về ảnh hỏi có ai tìm anh không? Thì bả nói: Có, nhưng mà em từ chối hết mà riêng cái nào em biết thì em chữa, thì ông thầy thuốc bắc ổng hết hồn, ổng hỏi: Trời ơi em biết cái gì mà em chữa? Bả nó: Hông, em chữa được, thì đại khái không biết thuốc thì chữa mẹo, cái bà đó bả bị bệnh ho, mà em không biết ho chữa làm sao, em hốt cho bả thuốc sổ, thì bả uống thuốc sổ vô bả đâu có dám ho nữa, bởi vì ho là nó lớn chuyện dữ lắm, mà từ lúc em cho bả về 9 giờ sáng tới bây giờ bả không có kêu phone được, em nghĩ chắc là bả đang lu bu dữ lắm. Thì cái kiểu phàm phu mình là như vậy các vị biết không, tức là bệnh đàng đông chữa đàng tây mà nếu may mắn mà chữa được thì nó lại tạo ra vô vàn những problem khác! 

Cho nên đấy là lý do vì đâu mà chúng ta phải quy y Phật, và chuyện thứ hai vì đâu chúng ta phải quy y Pháp, bởi vì Pháp chính là những hướng dẫn từ cái con người vĩ đại ấy, chỉ vậy thôi! Pháp chính là những gì mà chư Phật chứng đắc và đem ra truyền dạy cho chúng ta, đó là những phương thuốc, thuốc thứ thiệt chứ không phải thuốc tào lao kiểu lang băm như cái bà hồi nảy. Cho nên quy y Pháp là vì chúng ta quy y cái mà chư Phật đã chứng ngộ, và đã trao truyền, Ngài trao lại cho mình cái kinh nghiệm mà Ngài đã từ đó ra đi, Ngài đã vượt biển, Ngài đã ra khỏi rừng, Ngài đã ra khỏi đám cháy, bằng cái con đường nào thì Ngài trao lại cho mình kinh nghiệm đó. 

Nhưng mà Ngài trao đặc biệt lắm, Ngài trao mà Ngài nhìn kỹ cái bộ gió của mình, chân tay mình ra sao, Ngài coi mình có chạy được hay không, hay là mình đi cà thọt, Ngài coi mình ngồi xe lăn hay là tự di chuyển, Ngài quan sát rất là kỹ và Ngài trao lại cho mình. Kinh nghiệm chung chung, về lý thuyết thì giống ngau nhưng mà có những cái technic nho nhỏ là người này khác người kia, là bởi vì anh đi xe lăn thì nó khác anh chàng chống nạng, mà người chống nạng thì khác với cái người đi cà thọt mà không chống nạng, rồi cái anh mà đi cà thọt thì ảnh khác cái người mà coi như đi đứng đàng đoàng mà ảnh hơi lẩy bẩy, mà cái anh lẩy bẩy thì ảnh khác cái anh chàng đi đứng ngon lành vững vàng, thấy chưa nó lại khác nhau, rồi chưa kể là cơ man những vấn đề tâm sinh lý của mỗi cá nhân nữa!

Cho nên đó là lý do vì đâu mà ta phải quy y Pháp. Còn quy y Tăng là sao? Quy y Tăng ở đây không có phải là chúng ta nhắm đến những người chỉ có hình thức, mà những người phải có nội dung, tôi nói không biết bao nhiêu lần ngày xửa ngày xưa chư Tăng trong những cái chỗ đặc biệt, trong những trường hợp đặc biệt Đức Phật định nghĩa Tăng phải là những bậc Thánh. 

Tôi nhớ có một lần tôi giảng như vậy, có cái tay nào ở trong nước la làng lên viết bài chống báng tùm lum hết, nó khổ một chỗ là không chịu đọc Kinh, sợ Kinh nó cắn, rồi cứ biết có đoạn nào đó rồi xách nó ra, có cái cây thước có một tấc mốt, đi đâu cũng lấy cái cây thước đó đem đo, cái nào đúng với cái tấc mốt của mình thì cái đó là chân lý, còn cái nào mà nó ngoài ra cái tấc mốt đó gọi là nó dưới một tấc mốt thì cái đó là sai, là chết rồi! 

Thì chư Tăng tùy chỗ hiểu cái chữ tăng:
1. Tăng có trường hợp phải là 4 Tỷ-kheo trở lên gọi là Tăng,
2. trường hợp thứ hai một Sa di mà được chư Tăng đề cử làm đại diện cũng được gọi là Tăng, thí dụ như phật tử thỉnh cúng dường, phật tử mới lại xin chư Tăng ngày mai đến nhà con, thì trong chùa các vị mới nói thế này: 
– Mai bận hết rồi, chỉ có cái ông Sư đó-ông đó thì đi được, thì chúng tôi cử vị đó đi.
Thì đó là một vị Sa di, tôi nhắc lại, một vị Sa di, nhưng mà trong trường hợp nào không phải là Tăng sự, mà trong những cái chuyện ngoài ra, thí dụ như đi ăn, hoặc đi đến chứng minh một cái buổi lễ gì đó, thì một vị Sa di trong trường hợp này vẫn được gọi là Tăng; nói gì là Tỷ-kheo,
3. trường hợp thứ ba Tăng ở đây chỉ cho những vị mà được gọi là chứng Thánh, từ Tu-đà-hườn trở lên, là vì đâu? Là bởi vì Tăng này được gọi là Tăng bản chất, Tăng này là Tăng chất lượng là bởi vì Tăng này là Tăng bất biến. 

Còn cái chữ tăng mà ba trường hợp trước là có thể lúc có lúc không, thí dụ như 8 vị Tỷ-kheo, 10 vị Tỷ-kheo trong ngôi chùa đó hôm nay là Tăng, nhưng mà ngày mai có một số vị chết hoặc hoàn tục, thì chết thì khỏi nói rồi, chỉ còn lại cái xác thôi, các vị thích thì các vị gọi đó là di hài là cái gì đó không cần biết nhưng mà cái đó không còn là một vị Sư nữa, đó là cái xác chết; còn nếu là hoàn tục thì khỏi nói.

Ở đây phật tử Việt Nam không có biết cái chuyện mà lạ lùng này, bên Thái với bên Miên, bên Miến Điện có những trường hợp mà sau cái mùa an cư, từ một cái ngôi chùa ba bốn chục vị chỉ còn lại có bốn năm vị thôi, có nghĩa là 10 vị là coi như là chỉ còn lại 1 thôi, 10 phần là mất 7 còn 3, mất 2 còn 1 mới ra vắng chùa. Tại sao mà có chuyện hoàn tục mà coi như toàn tập như vậy, lý do rất là đơn giản là họ tu gieo duyên, đúng ra là cũng còn khá khá, nhưng mà cái ông này kéo ông kia, thấy ông kia sắp ra, rồi chuẩn bị áo quần, rồi có em út tới thăm, phấn son gà đỏ móng tới ỏng ẹo, rồi gọi là đưa mày liếc mắt, rồi nhìn cái tự nhiên nó nổi điên lên nó ra luôn cũng có nữa. Cho nên là mới hôm qua đó là một rừng Tăng, bữa nay là trắng tróc lóc mà ngó xuống dưới thì mấy ổng đã di tản xuống trở về đơn vị gốc hết, từ sĩ quan xuống dưới tân binh hết, chuyện đó bình thường, cho nên đây là lý do vì đâu phàm Tăng không được gọi là Tăng bất biến, là vậy đó. 

Còn cái vị Tu-đà-hườn trở lên thì sao? Hôm nay, tuần này, tháng này, năm này, họ lúc này họ tin Phật thế nào thì bây giờ họ có bị chết, họ có đầu thai kiếp khác, họ vẫn tiếp tục nghĩ về Phật, về Pháp, về Tăng y chang như vậy; họ có bị tai nạn kinh khủng như thế nào, họ có sanh về cảnh giới nào thì họ cũng là một lòng với Đức Phật, họ vẫn sống với một nhận thức y chang như vậy về Bốn Đế và 12 duyên khởi. 

Còn cái phàm tăng mình thì nguy lắm, thấy vậy chứ không phải vậy, cho nên Đức Phật Ngài dạy rằng có ba cái nguy hiểm sau đây khi mà một người mà dốc lòng tin tưởng vào một cá nhân:

1. thứ nhất lỡ vị thầy ấy mà qua đời là cái niềm tin của mình bị dao động, có rất nhiều người sau khi mà các ngài tôn túc như Ngài Hộ Tông, Ngài Giới Nghiêm, Ngài Hộ Giác viên tịch rồi thì họ bèn không đi chùa nữa, bởi vì trong lòng họ cái gọi là chùa, là Tam Bảo, là chư Tăng là chỉ có sư phụ thôi. Lửa tắt bình khô rượu, đời vắng em rồi say với ai: tức là họ đi chùa nhưng mà họ lại thuộc thơ của Vũ Hoàng Chương, là chỗ đó, nó khổ như vậy đó, cho nên nếu một ngày sư phụ mình tịch rồi, thì coi như là họ cũng xong-game over,
2. trường hợp thứ hai là sư phụ mình hoàn tục, thì cũng như game over,
3. trường hợp thứ ba là vị sư phụ của họ bị Tăng chúng trách phạt thì họ bị sốc, nói chung là niềm vui, nỗi buồn của sư phụ chính là cuộc đời của họ, thì quá phiền.

Trong khi đó Tăng Bảo chỉ là vị thầy của mình thôi, là đại diện cho Phật, cho Pháp, mình đến với Tăng Bảo cái nào nhìn được thì nhìn, cái nào nghe được thì nghe, còn nhắm cái nhân vật đó không có gì để nhìn, không có gì để nghe thì mình bèn lấy tai bịt mũi vọt luôn, chỉ vậy thôi, chứ còn không phải mà đi thọ giới, thọ tam quy với một vị thầy nào và vị đó trở thành ra là ngôi sao bắc đẩu, sao mai, sao hôm trong đời của mình thì không có phải, không có phải! Vị đó chỉ là đại diện, và phải nhớ là đã là phàm thì vị ấy có rất là nhiều vấn đề, đây là lý do vì đâu mà 99,9% trên thế giới này người ta chỉ dám đặt tên đường bằng cái tên của người đã khuất, là vì sao? Là vì cái ngày anh chết đi chính là ngày anh kết toán, anh đóng lại cái cuốn sổ cuộc đời. Tôi lấy tên anh, anh là một vĩ nhân đó, tôi lấy tên anh đặt tên đường mà lỡ anh trở quẻ anh làm cái chuyện tào lao bí đao thì anh tưởng tượng coi có phải là khó xử cho chúng tôi hay không? Cho nên chuyện tốt nhất là phải để anh nằm xuống sau một lần đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này, anh ra đi rồi chúng tôi mới tin chắc rằng anh có đáng từ đầu đến đuôi để mà chúng tôi đặt tên anh, lấy tên anh làm cái tên đường cho hậu thế nhắc hoài tên anh hay không. Phàm phu là như vậy, nó không chắc ăn, phải đợi nó nằm xuống rồi mình mới có thể tính sổ nó được, các vị tưởng tượng như tôi bây giờ mà tôi nằm xuống rồi nó chửi tôi không còn nước non nào hết, thấy ông Phạm Công Thiện không, ông Trịnh Công Sơn, họ còn sống từng là thần tượng một thời, tới hồi mấy ổng nằm xuống nó chửi không còn cái gì, nó chửi má nhìn không ra! Mà nó lạ lắm, nó hèn đến mức này: khi mình còn sống nó không dám đụng tới, mà mình đâu có làm cái gì đâu, mà không, thí dụ nó nói mình dốt đi, nói: ổng nói lung tung giống như ổng không biết gì hết, mà hồi sống không dám nói, mà tới hồi nó đợi mình chết rồi, bắt đầu nó phanh phui ra nó nói rằng: – Cái điều đó ổng nói là ổng nói vậy thôi, chớ ổng không có biết cái đó! Cuốn sách đó ổng viết như vậy thôi ổng không biết cái đó! Mà hồi còn sống thì không dám nói, bị vì nó nói là mình trả lời rồi sao? Đợi mình chết rồi thì bắt đầu nó mới cảo thơm lần giở trước đèn. 

Cho nên ở đây cái quy y Tăng là những gì tôi nói tan hoang nảy giờ, là tôi giải thích cho các vị thấy vì đâu mà ta phải quy y Tăng và quy y Tăng là cái gì, và phúc thay cho kẻ nào có được một người hướng dẫn cho họ có được cái niềm tin vào tam Bảo, xem Tam Bảo là chỗ quay về, và tôi nhắc lại 1000 lần, tại đây trong phút giây này mà tôi nhắc lại 1000 lần: Tôi xin quý vị đừng bao giờ hồn nhiên nghĩ rằng muốn quy y là phải có một cái lễ, đó là sai bét, bởi vì chỉ cần có người làm chứng thôi và nếu không có người làm chứng mà mình âm thầm một mình-mình đọc sách và mình tin Phật và một lòng, một đời hành theo lời Phật dạy, như vậy đã xong rồi!

Còn nếu mà có được cái người, có một vị Sư, một người bạn nào đó thì mình chỉ cần nói với họ thôi, nhưng mà theo tôi biết, theo tôi hiểu và các vị có lẽ dùng cái đầu của mình các vị hiểu ra được, cái chuyện mà làm lễ rồi trao pháp danh, rồi quy y đó là chuyện tùy duyên optional! Cái đó không có bắt buộc phải có, bởi vì các vị nghĩ nếu đó là chuyện quan trọng, tôi xin hỏi nha: các vị mở Kinh Tạng ra các vị coi thời Đức Phật làm gì mà có cái chuyện mà Phật ngồi đó với chư Tăng Thánh Chúng, rồi người ta đội đèn, đội nhang, đội hoa, đội trái, rồi lên xin quy y, rồi Đức Phật ban cho pháp danh, chuyện đó không có, một cái đứa bé mà bú bình mà nó hơi bình thường một chút nó cũng thấy cái chuyện đó không có. 

Rồi thời Phật cũng không có cái chuyện mà Đức Phật và Chư tăng đứng trước một cái xác rồi ê a tụng, rồi mong cho cái xác, cho cái người mới vừa đi được về cõi này, cõi kia, cũng không có! 

Ở đây tôi không có chê, tôi không có bài xích nha, tôi không bài xích bởi vì cái đó là phương tiện hoằng dương của thời này, bởi thời đó là bản thân Đức Phật đã là Pháp rồi, Ngài im lặng, Ngài nói chuyện đã là hoằng Pháp, còn mình bây giờ mình im lặng chưa đủ, mình nói chuyện cũng chưa đủ, mình còn bày thêm bao nhiêu chuyện cho nó đủ! 

Chớ còn Ngài-Ngài không cần, chỉ mở miệng ra là đã hoằng Pháp, Ngài im lặng hoằng Pháp, Ngài nhắm mắt hoằng Pháp, Ngài mở mắt đã là hoằng Pháp, Ngài bước đi-nhìn cái dáng đi đã là hoằng Pháp, cái cách Ngài ngồi là hoằng Pháp, cách Ngài ăn, cách Ngài rửa bát, cách Ngài rửa chân là hoằng Pháp! Biết bao nhiêu người chỉ nhìn Ngài là họ coi như đã được hoằng Pháp. 

Còn mình bây giờ là mình phải thêm nhiều thứ lắm, bởi vì mình bây giờ mình bị pháp nó quằn nhiều hơn! 

Cho nên là phúc thay cho kẻ nào có được một cái sự hướng dẫn tương đối ok để có được cái niềm tin vào Tam Bảo, Ngài nói rằng cái kẻ nào mà giúp cho mình có được niềm tin nơi Tam Bảo đó là cái kẻ tặng quà lớn nhất trên đời này, và cái niềm tin nơi Tam Bảo đó là cái quà tặng lớn nhất trên cuộc đời này, mà ngay cả một người con thì cũng chỉ có thể lấy món quà ấy để đáp đền cái ơn trời biển của mẹ cha!

II. Chuyện thứ hai tức là trên đời này có biết bao nhiêu người tặng quà cho ta và có biết bao nhiêu món quà mà ta được tặng, nhưng trong chừng ấy người tặng quà và trong chừng ấy những món quà được tặng, không có một món quà nào sánh bằng được cái kẻ tặng quà nào mà trao cho ta cái nhận thức, cái hiểu biết về Bốn Đế. Ta mãi hoài sanh tử triền miên viễn bất tuyệt thì tu từ đời này sang kiếp khác, vạn đại tiền thân cho đến vô thủy vô chung kiếp sau thì chỉ do một điều thôi, đó là chúng ta bất tri Bốn Đế! Các vị có thể nghi ngờ không biết ông này ổng dựa vào đâu ổng nói, làm ơn mở cái Đại Bát Níp-bàn ra trong Trường Bộ có phải có câu này hay không, mình đã học Kinh này rồi:

– Này các Tỷ-kheo, do không hiểu Bốn Đế nên Ta và các ngươi đã lăn trôi sanh tử nhiều đời.
Mà Bốn Đế là cái gì:
1. một là mọi thứ ở đời đều là Khổ,
2. hai thích cái gì cũng là thích trong Khổ, mà hễ thích trong Khổ có nghĩa là tạo ra cái Khổ mới, 
3. muốn hết Khổ thì đừng thích trong Khổ nữa,
4. sống bằng ba cái nhận thức này được gọi là đang đi trên con đường được thoát Khổ.

Vì sao vậy? Vì khi anh sống trong cái nhận thức ấy thì trước cái khổ đó anh không có tiếp tục đi tìm cái giải pháp ngu xuẩn như trước đây. Trước đây khi anh gặp cái khổ thì anh lại đi tìm một cái giải pháp mà vốn dĩ nó cũng quẩn quanh ở trong cái khổ, còn bây giờ với cái nhận thức này thì anh không còn tiếp tục giải khát bằng nước muối nữa! Thì như vậy do hiểu được Bốn Đế là chúng ta không có còn luân hồi, nhưng mà dĩ nhiên phải nói thêm, hiểu ở đây nó có ba:

1. hiểu bằng Trí Văn,
2. hiểu bằng Trí Tư,
3. và hiểu bằng Trí Tu.

Hiểu bằng trí văn là những gì chúng ta nghe, chúng ta đọc, chúng ta học, đó là cái hiểu biết vay mượn người khác.

Rồi cái thứ hai là cái hiểu biết bằng suy tư, có nghĩa là tự mình gặm nhấm, thấm thía và tiêu hóa, nó có khá hơn cái trí 1. một tí, nhưng mà nó vẫn nằm ở trong cái dòng tưởng tượng, suy diễn, chứ cũng chưa có phải thật sự là thân chứng thể nghiệm.
Rồi khi nào mình hiểu được Bốn Đế mà bằng cái trí thứ ba là bằng cái sự thấm thía với cái sự hỗ trợ của ba-la-mật, cái đó là cái phước lành nhiều đời. 

Ba-la-mật là gì? (chưa gặp ai mà giảng kỹ như thế này!) Ba-la-mật tức là cũng ba cái công đức mình làm như là quét lá, chùi cầu, rửa chén, bố thí, thọ giới, tụng Kinh, v.v. chứ không có cái gì trong đó hết, nhưng mà sở dĩ nó được gọi là ba-la-mật là khi thực hiện chúng ta không có cầu cái quả nhân thiên, mà khi làm những cái phước đó chúng ta chỉ dốc lòng cầu giải thoát thôi, thì cái đó được gọi là ba-la-mật. Cũng cái tiền đó thôi, mà đi đánh bài thì gọi là tiền đánh bài, mà lấy đi làm ăn thì gọi là tiền vốn, cũng cái tiền đó mà sau khi mình tính sổ xong, mình móc ra một sắp mình đưa bà xã mình nói đây là tiền lời cũng được, tiền vốn cũng được, tiền đi đánh bài cũng được, tiền móc túi cũng được, tiền làm phước cũng được là tùy mình. 

Thì ở đây cũng vậy, cái ba-la-mật cũng là công đức thường ngày mình làm chứ không có gì hết, nhưng mà nó được thực hiện bằng một cái lý tưởng, bằng một cái ước nguyện, bằng một cái hy vọng rằng là con làm mấy cái chuyện này để cầu giải thoát, để kiếp sau đừng có làm phước nữa, đừng có làm tội nữa. Đây là một kiểu nguyện rất là kỳ, người ta làm phước người ta nguyện đời sau là đừng khổ, được vui, còn mình làm phước là nguyện đời sau đừng vui cũng đừng khổ! Rồi mình còn thêm cái nữa, ba-la-mật là con làm phước đây nè, để mai mốt con đừng có cơ hội làm phước, làm tội nữa, thì đó gọi là ba-la-mật. Có nghĩa là mình làm phước mình chỉ nguyện là mai mốt con đừng có phải quay lại làm cái chuyện tu hành này, con mệt quá rồi, ngày xưa con không biết đạo thì con làm ác, con bị khổ, rồi bây giờ sau đó con biết ba mớ con phải làm lành để con được vui, nhưng mà bây giờ con hiểu thêm chút nữa con thấy khổ với vui nó là một cặp nên con sợ quá rồi, bây giờ con làm phước con chỉ mong mai mốt đừng khổ, đừng vui, đừng thiện, đừng ác nữa, xong! Thì cái đó được gọi là ba-la-mật. 

Thì thấy Bốn Đế là gì? Thấy Bốn Đế có ba kiểu thấy, thấy do mình nghe-học-đọc từ người khác, đó là Trí Văn; thấy Bốn Đế, hiểu Bốn Đế mà do mình thấm thía suy tư gặm nhấm tiêu hóa một mình mình, tự mình mình với riêng mình và ta với riêng ta trong một bóng tối, trong một đêm khuya nào đó, thì cái đó được gọi là Trí Tư; còn Trí Tu là do chúng ta sống chánh niệm, chúng ta tu niệm xứ, làm gì biết nấy, tự nhiên có một ngày khi chánh niệm nó đủ mạnh, mình bèn nhận ra một điều rất là kỳ lạ là xưa giờ mình biết thân tâm này, buồn vui thiện ác này do duyên mà có, có rồi phải mất, mọi thứ là vô ngã, vô thường, mình chỉ biết như vậy, nhưng mà bữa nay nó lạ là vầy: mình thấy nó vô thường nhưng mà cái vô thường này nó không giống như cái vô thường mình đã học ở trong sách, trong Kinh, nghe giảng, nó lạ như vậy. 

Hồi đó tới giờ mình nghe nói sầu riêng cái mùi nó giống như là phô mai thúi mà trộn với chao, nhưng bữa nay mình bỏ miếng sầu riêng vô miệng mình mới: Ô, thì ra cái sầu riêng nó có cái mùi như vậy nà; hồi đó tới giờ mình nghe nói café thì nó giống như là cơm khét mà chan nước lạnh vô, nhưng mà tới hồi mình uống mình thấy không phải, cái đó là cái ví dụ tạm thời thôi, còn cái cơm khét mà đổ nước lạnh vô thì nó đâu có giống như café! 

Cho nên là nếu mà chúng ta học đúng Kinh điển thì những gì ta học nó không có sai với điều ta chứng, và nếu ta chứng đúng, có vụ chứng sai nữa-nghĩa là không chứng mà tưởng là mình chứng, cho nên phải thêm ở đây cái vụ chứng đúng nữa, thì nếu mà chúng ta chứng đúng thì những điều chúng ta chứng nó không có mâu thuẫn với điều ta đã học, nghĩa là cái học nó không có chống lại cái chứng, mà cái chứng nó không có chống lại cái học, tuy nhiên nó không có giống nhau, nó không chống nhưng mà nó không giống. 

Cũng giống như cái con đường mà trên bản đồ mình nói rằng nó sai hay là nó trúng đều được hết, nói sai là bởi vì cái con đường trên bản đồ nó chỉ là một cái vệt mực cong cong vậy thôi quý vị, nó là một cái vệt mực nhỏ xíu xìu xiu, lớn hơn sợi tóc một chút xíu nếu nó là bản đồ nhỏ, còn cái con đường ở bên ngoài là nó có cây cối, rồi nhà cửa, giếng nước, cây đa, mái đình, rồi nó có ông đi qua, bà đi lại, rồi dập dìu tài tử giai nhân, rồi xe như nước mà áo quần như nêm, đó là con đường ở ngoài; còn cái con đường mà ở trong cái bản đồ thì nó buồn hiu hà quý vị biết không, nó có gì đâu mà hổng buồn, nó có cái vệt mực cong cong, cong cong vậy đó hà! Tuy nhiên, không có cái cong cong đó đó thì anh lấy cái gì mà anh đi cái con đường ở ngoài! 

Cho nên là ở đây phải nói rõ, hiểu cái gì thì hiểu, làm ơn đừng có bị cái tăng thượng mạn dùm con, là con cám ơn mấy bố nhiều lắm! Tăng thượng mạn là sao? Chưa đắc tưởng đắc rồi, ngồi thấy lạnh lạnh, lạnh lạnh do quên mặc áo mà nghe lạnh xương sống mà tưởng phỉ lạc; nghe nó nhẹ nhẹ rồi tưởng là chắc có thần thông, mà không có phải đâu, là do cái nệm nó êm thì nó cho mình cảm giác, ví dụ như vậy các vị biết không. Cứ toàn là tăng thượng mạn, toàn là tưởng không hà, bây giờ tôi nói chuyện nhẹ nhàng nhất là cái sơ thiền nè, là cái bèo bọt nhất ở trong cái thượng nhân pháp-uttarimanussadhamma tức là cái pháp thượng nhân thì trong đó bèo nhất là tệ nhất, dỏm nhất, tào lao nhất là cái sơ thiền đó là mình đã không có phải dễ đắc, vì đâu? Là vì anh muốn đắc sơ thiền là anh phải gọi là dẹp yên 5 triền cái. 

Năm triền là gì? Là không còn thích cái gì trong sắc thinh khí vị xúc, không còn thích đã đành mà anh không có bất mãn, có nghĩa là anh còn cọc cằn sân si với ruồi muỗi, nắng, gió, rồi lời ong tiếng ve, rồi hờn người này, giận người kia, ghen tuông, ích kỷ, bủn xỉn, là đã trật rồi! Anh phải vắng mặt 5 triền, có nghĩa là cái lòng anh nó phải yên, không thích cái gì, không ghét cái gì, không còn buồn ngủ, không còn hoang mang nghi hoặc, không còn ray rức chuyện cũ đời xưa. Và chuyện nay- chuyện trước mắt thì không còn gì để thích và ghét, còn chuyện cũ không còn trạo hối, không còn ray rức, thao thức, còn ngoài ra không còn buồn ngủ, không còn lười biếng, không còn hoang mang, cái đầu nghĩ đâu thông suốt đó, không hoang mang về người hướng dẫn, hoang mang về pháp môn mà mình đang theo đuổi.

Tổng cộng lại là 5 điều: Không tham-tham triền, sân triền, trạo hối triền, hôn thụy triền, hoài nghi triền; mất 5 cái triền này anh mới đắc sơ thiền; thì tôi xin hỏi quý vị trong room quý vị có tự cho là quý vị đã có một phút giây nào vắng mặt 5 ông này hay không? Đâu phải dễ, vậy mà có người bèn tin là mình đắc Sơ, Nhị, Tam, Tứ Quả, mới ghê chứ! Mà trong khi đó cái sơ thiền của thiền chỉ-của định là chưa đắc, chứ đừng có nói là Sơ Quả, Nhị Quả của Tuệ! Cho nên phúc thay cho kẻ nào có được một người bạn mà giúp cho mình có được một cái khái niệm về Bốn Đế, nói chi là giúp mình nhận thức được Bốn Đế! [01:07:40]                       

Phúc thay cho kẻ nào có được cơ hội nghe giảng về Bốn Đế, để bước đầu là mình hiểu được Bốn Đế qua cái từ chương của Trí Văn, rồi sau đó từ từ mình hiểu được Bốn Đế qua Trí Tư, tức là qua cái sự gặm nhấm thấm thía riêng mình, rồi cuối cùng là có một ngày nào đó thông qua cái đời sống chánh niệm chúng ta thấy Bốn Đế hiển hiện trong từng bước đi, trong từng hơi thở của mình: cái này là Khổ nè!

Dễ lắm, ở đây tôi nói dễ là dễ theo Trí Tư, Trí Văn thôi, phàm phu mình làm gì có Diệt Đế, cho nên mình cứ nhớ thế này: bất cứ cái phút giây nào mình thích, thích cái gì, mình nghe một cái âm thanh mình thấy dễ chịu, nghe một cái mùi thấy dễ chịu, nhìn thấy cái gì đó dễ chịu, mình biết đây là Tập Đế, còn ngoài ra bất cứ lúc nào đi nữa, mình nhìn đâu, nghe gì, thấy gì mình biết đây là Khổ Đế, chỉ đơn giản vậy thôi! Cứ nhìn đâu mình cũng thấy Khổ Đế hết, mà mỗi lần nó có cái ý thích mà nó len vô thì biết là Tập Đế; cả ngày các vị cứ nhớ dùm tôi bao nhiêu đó: nhìn đâu cũng là Khổ Đế, mà hễ có một phút giây nào mà mình thích một cái gì đó là biết ngay đây là Tập Đế, tập có nghĩa là cái nguồn khổ đó. 

Còn Đạo Đế là gì? Ngay cái lúc mà anh nhận diện đây là Khổ, đây là Tập thì trong cái lúc đó, cái anh chàng mà nhận diện ấy chính là Đạo Đế vậy, mà Đạo là Đạo của phàm phu, chứ không phải Đạo Đế của Thánh, nói rõ nha.[01:09:32] [01:09:43].

Cứ nhớ thế này: trong suốt một cái ngày như vậy, làm gì biết nấy, nhìn đâu nghe gì cũng biết đây là Khổ Đế, thứ hai mỗi lần có một ý thích nào đó, thích cái gì không cần biết, trai nhớ gái, gái nhớ trai, người đói nhớ ăn, người khát nhớ uống, nhớ cái gì không cần biết, cứ nhớ là một cái thích gì đó thì biết đây là Tập Đế, còn hễ mà ngoài ra, hễ nhìn cái gì cũng biết đây là Khổ Đế, mà hễ thấy một ý thích xuất hiện thì đây là Tập Đế, còn cái Đạo Đế là mình hiểu ngầm, Đạo Đế chính là cái anh chàng quan sát hai cái Đế kia. 

Còn cái Diệt Đế bây giờ chưa có có đâu, khi nào cái Tập nó vắng thì mới kể là Diệt Đế. Vắng là sao? Tu-đà-hườn vắng một mớ Tập Đế, tại sao gọi là vắng? Nhiều người cứ tưởng là Tu-đà-hườn là chỉ có diệt trừ thân kiến, hoài nghi, mà tôi xin thưa kể gọn là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, nhưng mà nếu mà gọn hơn nữa thì Tu-đà-hườn họ chỉ trừ có hai thôi tức là thân kiến, hoài nghi thôi, bởi vì giới cấm thủ nó nằm ở trong hai cái thân kiến và hoài nghi rồi, nhớ nha! Đó là điều thứ nhất, điều thứ hai nói gọn là nó như vậy, còn nói mà rộng thì cái phiền não mà Tu-đà-hườn họ trừ được nó nhiều vô số kể, vì đâu? Là vì khi không còn thân kiến, hoài nghi thì vị Tu-đà-hườn không còn ganh tị và bỏn xẻn, chưa hết, mình học ba mớ mình thấy Tu-đà-hườn chỉ trừ được thân kiến, hoài nghi, mình đâu có nghe nói tới ái đâu, bởi vì dục ái là phải là A-na-hàm mới trừ được, còn cái sắc ái và vô sắc ái thì phải La-hán mới trừ được, như vậy thì vị Tu-đà-hườn đâu có trừ ái! Sai, sai bét, đúng là ái có 3 đó là dục ái, sắc ái và vô sắc ái, thì dục ái là phải đắc A-na-hàm mới trừ được, còn cái sắc ái và vô sắc ái thì phải La-hán mới trừ được, như vậy vị Tu-đà-hườn trừ cái gì? Có trừ, bởi vì chuyện thứ nhất nếu mà ổng không trừ được cái ái làm sao mà ổng chỉ còn có 7 kiếp tái sanh? Tại sao vậy? Là bởi vì vị Tu-đà-hườn trừ cái ái gì? Tất cả ái kể 1500 cũng có, kể 108 cũng được, ái kể 36 cũng được, ái kể là 6 cũng được, ái kể có 3 cũng được, ái kể có 1 cũng được, nhưng mà ở đây tôi đang nói ái kể có 2, tức là ái có tà kiến đi cùng và ái không có tà kiến đi cùng, thì vị Tu-đà-hườn đã trừ hẳn cái tham ái mà có tà kiến đi cùng, cái này quan trọng kinh khủng và vô cùng đáng để mình ghi nhận.
Ái có tà kiến và ái không có tà kiến, thì vị Tu-đà-hườn họ tuyệt đối không còn cái ái tà kiến tức là cái tham hợp tà, ái không có tà kiến là tham ly tà. Thì cái vị Tu-đà-hườn họ không còn có cái ái hợp tà nữa, gọi là ditthi-sampayutta không còn nữa-không còn cái ái hợp tà nữa, cho nên họ không còn cái khả năng mà đầu thai hơn 7 kiếp, cái tà kiến nó kinh khủng như vậy, mà họ không còn thân kiến, mà thân kiến là cái gốc của tất cả các tà kiến, cho nên vị Tu-đà-hườn không còn tà kiến nữa, mà khi không còn tà kiến thì coi như cái tham nào mà nó có gắn với tà kiến cái tham đó nó không còn nữa mà cái tham đó vô cùng quan trọng, nó quan trọng lắm lắm, còn ba cái thứ dục ái mà A-na-hàm diệt lại cũng là cái dục ái ly tà, còn cái sắc ái, hữa ái mà vị A-la-hán diệt là mềm lắm, mấy cái thứ đó là thứ lai rai cho vui, nhưng mà cái khủng khiếp nhất, tôi nhắc lại cái thứ phiền não mà khủng khiếp nhất là vị Tu-đà-hườn đã bỏ được, mới bỏ được từ cái quả vị Tu-đà-hườn là họ bỏ những thứ phiền não kinh dị nhất, đáng sợ nhất là ở quả vị Tu-đà-hườn người ta đã bỏ hết rồi, còn những cái thứ phiền não mà do như là Tư-đà-hàm giảm nhẹ dục ái và sân, rồi A-na-hàm cắt đứt dục ái và sân, rồi La-hán thì lìa bỏ các phiền não còn lại, những cái thứ đó là có cho vui, đại khái văn nghệ thôi, mấy cái thứ phiền não đó là mang tính văn nghệ, nhiều lắm, chủ yếu là mang tính văn nghệ, bởi vì cái vị Tu-đà-hườn là người ta đã dứt điểm được cái tà kiến, người ta đã một lần thấy rõ Bốn Đế là gì, chính cái nhận thức đó của vị Tu-đà-hườn là đã dứt điểm cái dòng chảy luân hồi. 

Cho nên nếu quý vị hỏi tôi ai khả kính nhất, cái tầng Thánh nào khả kính nhất, thì đương nhiên tôi nói La-hán, nhưng mà phải nói cái tầng Thánh khó đắc nhất chính là cái tầng Tu-đà-hườn, còn mấy cái tầng kia thì cao siêu, chứ thật ra đi bằng trớn không, nước nó chảy vào máng xối nó còn đi đâu nữa! Cho nên đây là lý do vì đâu mà tầng Thánh Sơ Quả được gọi là Nhập Lưu, có nghĩa là nước đã vào máng xối rồi, không còn đường khác để đi, nước mưa đã đổ ra mái nhà rồi, nó chỉ còn nước đổ đi thẳng xuống sân chứ nó đi đâu? Nếu mà cái mái nhà nó có máng xối thì cái nước mưa ấy chỉ còn có nước chung vào máng xối, mà nếu cái nhà ấy không có máng xối thì cái nước đó chỉ còn có cách là chảy thẳng xuống sân, xuống hiên, dưới thềm ba thôi ở dưới hành lang. 

Cho nên Nhập Lưu ở đây nghĩa là đã đi vào cái dòng chảy cố định rồi, cái dòng chảy đó không thể quay lui được nữa, nên được gọi là Sotāpatti có nghĩa là Nhập Lưu hay Dự Lưu. Chưa hết, Tu-đà-hườn ngoài cái tên là Sotāpatti nghĩa là người đã tham dự vào cái dòng chảy không thể quay lui, còn có một tên gọi nữa là Dassana có nghĩa là cái tầng Thánh Sơ Ngộ, chữ dassana phải hiểu là sơ ngộ, có nghĩa là lần đầu tiên trong đời mà nhìn thấy được Bốn Đế, cho nên trong Kinh mới gọi Tu-đà-hườn là cái tầng Thánh Sơ Ngộ. 

Phiền não có hai, một là Dassanena-pahātabbā-dhammā tức là cái phiền não mà phải do cái tầng Thánh Sơ Ngộ, tức là Sơ Đạo, đoạn trừ; cái thứ hai là Bhāvanāya-pahātabbā-dhammā có những phiền não phải do ba cái tầng Thánh cao hơn diệt trừ. Thì riêng cái phiền não mà gọi là Dassanena-pahātabbā-dhammā, Dassana tức là cái tầng Thánh mà phải do cái tầng Thánh Sơ Ngộ, Sơ Ngộ đây tức là Sơ Đạo, ngộ đây là gặp, là thấy, lát nữa mình mới học tới cái chỗ này.

Phúc thay cho kẻ nào dầu mang thân phàm mà hiểu được đại lược về Bốn Đế để có một cái khái niệm thế nào là sanh tử và giải thoát, để hiểu được vì đâu tôi có mặt ở đây, tôi là ai, tôi sẽ về đâu, tôi từ đâu đến đây và bây giờ tôi nên làm gì cho cái thân phận phù du bèo bọt của tôi, tôi làm sao mà tôi thoát khỏi được cái hình hài mà đớn đau buồn phiền này, tôi làm sao mà tôi thoát ra được cái sự mà tù đày giam hãm của cái quả đất mà tôi đang có mặt?

Cái người mà hạ căn, hạ trí họ không có hề nghĩ rằng họ đang bị nhốt tù ở trong cái tấm thân mấy chục ký lô này, chớ đừng có nói rằng họ làm sao họ có nhận ra được họ đang bị nhốt tù trong một căn nhà, trong vòng tay của vợ, của chồng, của con, của cái, của thân quyến bạn bè, làm sao mà họ có thể nhận ra được rằng họ đang bị nhốt tù ở trong tỉnh này, xã này, huyện này, county này, cái city này, trong cái châu lục này, trong cái bán cầu này, trong hành tinh này và trong galaxy này. 

Tại sao tôi gọi là nhốt tù? Các vị có biết không, các vị học xong cộng trừ nhân chia không cần trung học cũng hiểu nữa, có nghĩa là cả cái galaxy này, cả cái thái dương hệ này các vị biết nó chỉ là cái gì? Nó chỉ là cái mạng nhện nhỏ xíu xìu xiu ở trong cái vủ trụ bao la không bờ mé, các vị biết không, nó là một mạng nhện nhỏ xíu xìu xiu, mặt trăng, mặt trời, trái đất, 7 cái hành tinh, 7 cái thiên thể xoay xoay vòng vòng cho vui, mà gọi là nhốt tù có nghĩa là cái đầu chúng ta cứ quẩn quanh trong cái galaxy này, chúng ta không nghĩ, không biết gì thêm nữa! Cái đó có phải là nhốt tù chứ còn cái gì nữa! 

Cho nên khi mà chúng ta học Đạo rồi chúng ta phải biết cảm kích cái trí tuệ của Đức Phật, cảm kích chư Thánh Hiền Tăng, lịch đại Tổ Sư nhiều đời đã truyền lại cho chúng ta cái nhận thức về Bốn Đế, để chúng ta thấy rằng mình là ai, ở đâu mình tới, mình sẽ đi về đâu và bây giờ mình nên làm gì. Và độc đáo nhất là mình biết rõ rằng tấm thân này chỉ là gánh nặng thôi, nó chỉ là cái nhà tù, nó đang giam nhốt cái tâm tư tình cảm buồn vui thiện ác của mình trong đó, mà cái kẻ hạ căn thiếu trí đâu có ngờ được mình là một cái kẻ gọi là tù nhân chung thân trong cái hình hài này, trong cái gia đình này, trong cái mái ấm này, trong cái tình cảm này, mà tại sao tôi không trân quý nó, mà tôi gọi nó là tù? Các vị hiểu mà, nếu mà nói rốt ráo những cái thứ mà nó làm cho các vị khổ, những thứ mà các vị ghét, nó không có làm cho các vị khổ bằng những thứ các vị thương! Những người, những vật, những nơi chốn nào mà các vị càng thương nó chừng nào thì nó là những thứ làm cho các vị khổ nhiều chừng nấy, đấy là lý do vì đâu mà tôi sáng nay, tại đây và bây giờ tôi nói rằng tất thảy chúng ta phàm phu nói chung đều đang bị giam nhốt ngay trong chính cái hình hài mấy chục ký lô này! 

Cho nên Phật dạy rằng cái người trao tặng cho mình cái khái niệm trí tuệ nhận thức về Bốn Đế đó là cái người trao tặng cho chúng ta món quà lớn nhất, mà Ngài nói rằng không ai, không có món quà nào bì được.

III. Rồi cái thứ ba Ngài nói rằng cái kẻ nào mà giúp cho mình đắc chứng được Thánh Trí, lìa bỏ phiền não, chấm dứt tái sanh thì người đó là trao tặng cho mình món quà lớn nhất.

Như vậy tổng cộng ở đây Ngài gom lại có 3 hạng người, mà Ngài nói rằng 3 người tặng quà vĩ đại nhất và 3 cái món quà của họ là 3 cái món quà đáng giá nhất, đáng giá là bởi vì chúng vô giá! Đáng giá là vì chúng vô giá!

Thì thứ nhất đó là cái kẻ nào mà đã cho người khác cái cơ hội để mà giúp cho họ hiểu vì đâu họ phải quy y, thứ hai là giúp cho người khác hiểu được Bốn Đế, và thứ ba giúp cho người khác chứng Thánh. 

Thì đâu là ba cái người mà trao quà vĩ đại nhất của hành tinh này, trong ba đời mười phương chứ không riêng gì thời điểm này, tại đây và bây giờ. Ba đời mười phương lâu lắm chúng ta mới mang được thân người một lần, lâu lắm chúng ta mới có được một vị Phật ra đời, mà làm sao mà hai cái này gặp nhau được? Gặp Phật mà được mang thân người là cực kỳ hiếm, vô cùng hiếm, khó vô cùng, các vị tưởng tượng đi, trong hằng hà sa số kiếp mới có một vị Phật ra đời, trong hằng hà sa số kiếp mình mới có được thân người, mà bây giờ lấy hai cái này chạm vào nhau, tức là cơ hội gặp Phật và cơ hội làm người và cái thứ ba là cơ hội gặp được Chánh Pháp, biết lắng nghe, biết suy tư và chưa hết, nó còn nhiều nữa, điều kiện, tình trạng tâm sinh lý của mình có ok hay không. [01:21:33] [01:22:04] 

Cho nên đây là ba cái người mà mình gọi là trao tặng món quà lớn nhất.[01:22:12] [01:22:57]  

Vết Thương Làm Mủ

Ở đây Ngài nói đến có ba hạng người có mặt ở trong cuộc đời này, cái hạng thứ nhất là người cộc cằn thô lỗ dễ nổi điên, dễ phản ứng, dễ bộc lộ, thì Ngài nói cái người đó cái tâm của họ nó giống như là một vết thương mà nó đang làm độc vậy đó, chỉ vậy thôi.

Thứ hai cái tâm của họ nó giống như tia chớp, thứ ba là cái tâm họ nó giống như kim cương.

Chữ vajira này rất là vô cùng khó dịch, tiếng Việt Nam kêu là cái lưỡi tầm sét, cái búa thiên lôi, mà nó cũng có nghĩa là kim cương nữa, nhưng mà ở đây mình phải hiểu là cái lưỡi tầm sét, trong Chú Giải nói như vậy. 

Cái hạng người thứ nhất thì không có gì đáng nói hết, có nghĩa là có những người trên đời này họ luôn luôn trong tình trạng gọi là dễ dàng phản ứng trước bất cứ một cái va chạm lớn nhỏ nào hữu ý hay là vô tình, thì cái trường hợp đó được gọi là cái người mà tâm tư của họ giống như là cái vết thương bị đang làm độc. Nếu mà chỉ đọc lướt qua cái bài Kinh này thôi bằng một cái não trạng nông thôn thì nó không có chuyện gì để nói hết, nhưng mà nó lớn chuyện ở cái chỗ này: vì đâu mà anh dễ bất mãn như vậy? Là bởi vì anh đã kín đáo có sẵn trong lòng anh một cái niềm đam mê lớn nào đó, cái người nào sân càng lớn thì cái người đó họ đang kín đáo chứa một cái tham lớn nào đó sau lưng, bởi vì sân là gì? Sân đó là một cái mặt trái của tham, ghét là mặt trái của thích, cái người không còn thích thì không còn ghét, mà cái người không còn ghét có nghĩa là người đó đã không còn thích, mà cái kẻ nào mà mình thấy tối ngày cái mặt chầu quậu sân si giống như là mất sổ gạo, bị táo bón là chắc chắn là kẻ đó có rất nhiều thứ họ đang cần được thỏa mãn, cần được hoàn tất, nhưng mà không có xong, thì cái mặt họ nó mới tan thương như vậy. 

Nó lớn chuyện như vậy đó, cho nên cái hạng thứ nhất tuy trên mặt chữ thì mình thấy rằng Đức Phật Ngài dạy có những người cái tâm nó giống như vết thương làm độc, là bởi vì họ rất là dễ sân si, họ rất là dễ bộc lộ, thể hiện cái sự phản ứng, nhưng mà cái sâu của cái Kinh này là vì đâu mà mình là con người như vậy? Là vì mình thích những cái không có đáng thích, mình lưu tâm những cái không đáng lưu tâm, mình bực mình những cái không đáng bực mình, thế là mình mới ra như vậy, mà tại sao vậy? Vì ông Voltaire của Pháp ổng có nói thế này: Khi mà không còn gì để nói người ta sẽ nói bậy, không còn gì để làm người ta sẽ làm bậy, khi không có gì đáng để suy nghĩ thì người ta sẽ nghĩ bậy.
Như vậy từ đó suy ra, chúng ta phát biểu đoạn này như là tinh thần của toán học, từ đó suy ra là: Người mà dễ sân si có nghĩa là người này trong đầu nó rỗng, nó rỗng nó mới quởn để ý tới những chuyện này chuyện kia để nó bực mình. Mà thân người khó được, mà cái tuổi đời thì nó mong manh, bữa hôm tôi nói rồi, trừ thời gian ngu, trừ thời gian ngủ, thì chúng ta còn lại bao nhiêu? Thời gian ngu là sao? Tức là từ lúc bé bỏng cho đến năm 18 tuổi thì gọi đó là thời gian ngu, còn thời gian ngủ tức là thời gian mà mình nằm ngủ, trong suốt cuộc đời của mình thời gian ngủ nó hết 1 phần 3 rồi, rồi mình trừ thời gian ngu nữa là bao nhiêu, rồi mình trừ ra những thời gian mà mình đầu tắt mặt tối vùi đầu ở trong trường lớp, trong công sở, trong công việc, mình trừ ra hết, rồi thời gian mà mình có thể là của mình, mình muốn làm gì mình làm một cách hữu ích, thì còn được bao nhiêu? thưa quý vị! 

Ấy vậy mà người ta bèn dùng luôn cả cái thời gian bằng vàng ấy để mà thích những thứ không đáng thích, ghét những thứ không đáng ghét, không đáng bận tâm, bận tâm những thứ không đáng bận tâm, thì như vậy quả là phí một kiếp người, các vị có thấy không? các vị có nghe hiểu không? Vấn đề nó nằm ở chỗ đó, mạng người thì ngắn ngủi, mà cứ làm toàn là những chuyện không cần thiết, do anh thích những thứ không cần thiết cho nên anh mới bực mình những thứ không cần thiết, và do anh có những cái bực mình không cần thiết cho nên tâm tư của anh lúc nào nó cũng giống như vết thương nó đang làm độc, nó đang bưng mủ hết đó, nhớ nha. 

Cái chỗ này nó sâu là sâu ở chỗ đó đó quý vị, chứ còn mà liếc qua thì mình thấy ở đây Ngài chỉ nói đến người quạu quọ thôi, không có phải nghèo như vậy đâu, đâu có đơn giản như vậy, tại sao mình quạu? Là tại vì mình quá quởn và mình không có dành thời giờ cho những cái quan trọng.

Hạng thứ hai tại sao tôi nói bài Kinh này nó sâu, là chỗ này, cái hạng thứ nhất là tâm giống như vết thương, cái hạng thứ hai là tâm giống như tia chớp là sao? cái này có học A-tỳ-đàm tí ti thì sẽ dễ hiểu hơn. Trong vô số kiếp luân hồi, ta sống trong cái bóng tối của tâm thức, chúng ta hoàn toàn mù tịt không biết 12 duyên khởi và Bốn Đế là gì hết, một ngày kia khi mà chúng ta nhận ra hoặc là ai đó nói cho chúng ta biết đời này là khổ, vui khổ đều là khổ, … đều là nhân sanh khổ. [01:29:27][01:30:13] 

Ngày chúng ta chưa biết Đạo thì chúng ta không biết thiện ác là gì, biết Đạo rồi chúng ta hành thiện lánh ác vì chúng ta muốn trốn khổ tìm vui; trước đây chúng ta trốn khổ tìm vui bằng cách là chạy theo cái mình thích và trốn cái mình ghét, còn bây giờ mình trốn khổ tìm vui bằng cách là hành thiện lánh ác, như vậy là mình đi bước hai rồi. Tôi nhắc lại trước đây mình không biết Đạo mình trốn khổ tìm vui bằng cách là chạy theo cái thích và chạy trốn cái ghét, còn bây giờ mình biết rồi thì mình trốn khổ tìm vui bằng cách là hành thiện lánh ác, đó là bước hai, nhưng mà tới cái bước ba là mình thấy thiện ác đều là nhân sanh tử và buồn vui đều là khổ như nhau, đây là bước ba, chỉ có người nào đến được bước ba này thì mới có cơ hội dốc lòng hết sức mà tu tập Tứ Niệm Xứ! 

Hành trình của người học Đạo gồm có ba bước:
1. thuở chưa biết gì thì trốn khổ tìm vui bằng cách là chạy theo cái thích mà trốn cái mình ghét,
2. bước hai trốn khổ tìm vui bằng cách là hành thiện lánh ác, 
3. bước ba là tiếp tục hành thiện lánh ác nhưng mà bằng cái nhận thức rằng thiện ác đều là nhân sanh tử và buồn vui đều là khổ như nhau, có điều là gián hay trực tiếp mà thôi, chứ còn nó đều là khổ hết. 

Tôi đã nói không biết là bao nhiêu lần cái chỗ này, thiện ác đều là nhân sanh tử, cái đưa đi lên, cái đưa đi xuống mà tưởng sao lên cho đã sống mãn kiếp rồi nó lọt cái đùng trở về chỗ cũ, nó nản là nó nản chỗ đó đó, nó đi xà quần xà quần, nó đi quẩn quẩn quanh quanh, kiến bò miệng chén mà nó đi riết như vậy không có lối thoát trong biết bao nhiêu đời rồi. Đó là nói về cái thiện, còn cái ác thì khỏi nói, cứ dính vô ác là lọt cái tỏm xuống dưới hầm, xuống cống là khỏi nói, nhưng mà làm sao nói cái thiện tức là mình làm sao nó đẩy mình lên trên hết tuổi thọ ở trển nó rớt xuống trở lại cái gốc, mà tại sao gọi là gốc? Là bởi vì gốc là cái bản năng, gốc là cái chỗ mình không cần nỗ lực mình vẫn có thể có mặt, thì tôi gọi là gốc, như gốc cây, mình muốn có mặt ở gốc cây, mình đâu cần nỗ lực, mình chỉ rê cái mông mình tới là mình đã có mặt ở gốc cây rồi, trong khi mìng muốn leo lên cành nhánh gì ở trên, mình phải leo, cho nên đơn vị gốc là cái chỗ mình không có cần nỗ lực gì hết là mình đã có mặt rồi, gọi là gốc. 

Cho nên mình thấy tại sao cái thiện nó cũng là đáng chán? Là bởi vì nó cho mình cái quả lành tái sanh ở cõi vui mà sống hết trên đó rồi, nó trở về đơn vị gốc, còn cái quả ác là khỏi nói. Bây giờ nói tới buồn vui cũng vậy, cái buồn ai cũng sợ, cái khổ ai cũng sợ, nhưng mà còn cái vui, cái sướng ai cũng thích, nhưng mà nó được bao lâu? Mà khổ một chỗ nữa đó là cái buồn mình đang chịu đựng là ai cũng biết là khó chịu đã đành, nhưng mà cái hạnh phúc, sung sướng nếu mà bằng trí tuệ mà nhìn, thứ nhất nó không có bền, nó có nhiều cách để nó bỏ mình lắm quý vị, hai nữa là vùi đầu mà thưởng thức ở trong cái vui sướng là con đường để tiếp tục chuẩn bị cho cái chuyện chịu khổ kiếp sau! 

Đây là lý do tại sao mà hành giả Tứ Niệm Xứ người ta gọi là từng bước, từng bước người ta thay đổi thành con người khác là vậy, không phải họ khùng, họ ăn không cần ngon, mỗi ngày không cần vui cười, không phải là họ khùng, nhưng mà vì từ từ họ thấm, họ thấy rằng cái gì gọi là vị ngọt của đời sống, thật ra nó cũng không khác gì cái vị đắng là bởi vì nó giống như là cái muỗng đường mà có pha thuốc độc vậy đó, thì mình bằng cái đầu óc của một người 18 tuổi mình hiểu đường thì nó đâu phải là thuốc độc, nhưng mà khi mình trên 18 tuổi mình hiểu tuy nó không phải thuốc độc, nhưng nó nằm chung với thuốc độc thì mình phải tuyệt đối mình tránh nó. Đ ường thì ngọt thiệt hoặc là cái viên kim cương mà 5 carats thì nó to thiệt đó, quý thiệt, nhưng mà nó được gắn liền với cái quả bom thì tôi nghĩ ai ham chứ còn tôi hổng ham nỗi, bởi vì chạm vô nó là tôi có mạng để mà về mà hưởng nó hay không, có cái mạng để làm chủ nó hay không, nó gắn liền như vậy, dầu nó 5 carats, 8 carats gì đi nữa nhưng mà nó gắn liền với một trái bom cứ chạm tay vô nó nổ. Thì không phải là tôi không ham viên kim cương đó, nhưng mà có điều tôi nghĩ tới trái bom tôi lạnh xương sống.

Ở đây Ngài giảng ba hạng người, cái hạng đầu tiên là tâm hồn như là một vết thương bưng mủ do còn thích cái này nên cái nó nảy ra cái ghét cái kia, mà do còn thích còn ghét cho nên là lúc nào ăn rồi cái nuôi dưỡng một cái tôi to đùng, mà chính viô có cái tôi cho nên hễ ai mà chạm tới là chúng ta bèn có phản ứng, đó là hạng người thứ nhất, tâm hồn như là một cái vết thương đang làm độc. 

Cái hạng thứ hai tâm hồn như một cái tia chớp là sao? Trong vô số kiếp luân hồi cái đầu của chúng ta là cái đầu bưng, chúng ta không có biết Bốn Đế là gì hết, một ngày kia khi mà chúng ta nghe Đạo, nghe Pháp, nghe giảng, coi sách, coi Kinh ở đâu đó chúng ta bèn nhận ra mơ hồ, đại khái, chúng ta mới bèn tu tập công đức để có một ngày công viên quả mãn, chúng ta mới chứng Tu-đà-hườn-trong lúc chứng Tu-đà-hườn thì lần đầu tiên trong vòng sanh tử thăm thẳm, chúng ta mới bằng cái khả năng thật sự của riêng mình, chúng ta biết: A thì ra mọi thứ là khổ, thích cái gì cũng là thích trong khổ, Ồ! muốn hết khổ thì đừng thích trong khổ nữa, cái hành trình nhận thức ấy được gọi là Con Đường thoát khổ, à há! Cái lần đầu tiên mà mình nhận ra cái đó được gọi là Sơ Ngộ, cái tầng Thánh Sơ Đạo hay tầng Thánh Sơ Ngộ. 

Ở trong Kinh có cho mình ví dụ thế này: Giống như có một người đi đêm giữa một con đường mịt mù không có nổi một tia ánh sáng, thì tự nhiên có một cái tia chớp nó nháng lên lần đầu, thì vị đó mới nhìn thấy: Ah thì ra trước mặt mình nó có một cái lâu đài, nó có một cái hồ nước! Ố ô nó có nhà cửa, nó có quán xá, nó có chợ búa, ưm hưm! Ố ô thấy rồi, thấy rồi, thấy hồ nước rồi, thấy cái château rồi, rồi thấy cái lâu đài đó rồi, rồi thấy rồi. Nhưng mà nó vừa nháng một cái, vị đó thấy như vậy thôi, rồi trời nó tối trở lại. Có nghĩa là vị này biết chắc là trước mặt mình có cái gì, nhưng mà cái thấy này nó không có được rõ bằng cái lần thứ hai khi mà trời nó nhá nháng lên lần thứ hai, thì cái thấy đầu tiên lúc này nó càng được tô đậm, nó càng được củng cố, mình thấy hai lần mà, thì dĩ nhiên cái nhìn nó rõ hơn chứ, đó là cái tầng Thánh Tư-đà-hàm. Cái tầng Thánh thứ ba là A-na-hàm có nghĩa là khi mình đắc A-na-hàm thì mình lại nháng lên cái trí tuệ mình nhận diện Níp-bàn là cái gì, Níp-bàn là Diệt Đế là sự vắng mặt của Tập Đế. 

Khi hồi mình đắc Tu-đà-hườn tầng Thánh Sơ Ngộ-tầng Sơ Đạo thì cái vị đó đã thấy rồi, đã thấy Níp-bàn là cái gì, nhưng mà nó có mới lần đầu tiên, rồi thì đến lần thứ hai nó rõ hơn, tới lần thứ ba nó rõ hơn, và đến lần thứ tư là coi như trời đã sáng rồi! Sau khi mà trời nó nháng ba lần thì đến cái lần thứ tư trời sáng không cần trời nháng nữa, đắc A-la-hán rồi, nhìn quanh nó sáng trưng, không còn chỗ nào gọi là tăm tối khuất lấp nữa. 

Cho nên Đức Phật Ngài dạy có những người cái tâm họ như tia chớp là như vậy đó. Như vậy thì đây nó có chớp tất cả là ba lần, chớp có nghĩa là cái thấy của vị đó chưa có được hoàn mãn, chưa có được gọi là toàn diện, toàn tập như là vị A-la-hán, vị A-la-hán mới đúng là giác ngộ toàn tập có nghĩa là nhìn không sót một góc nào hết, biết rõ thì ra mọi thứ là như vậy. 

Tôi nhắc lại cái chỗ này: cho dầu vị A-la-hán ấy không có đắc một cái tầng thiền nào hết, nhưng mà vị này biết rất rõ bất cứ nơi nào trong cái trời đất bao la và vô lượng vủ trụ hễ có danh, có sắc thì cái đó phải do duyên mà có, có rồi phải mất! Ngài không có biết cái gì về thiền, Ngài không biết cõi Phạm Thiên là sao, nhưng mà Ngài biết chắc là ở đâu có thân có tâm thì ở đó chắc chắn là do các duyên tạo nên, và hễ có mặt thì nó cũng phải có lúc nó vô thường biến mất, vị A-la-hán nắm chắc như vậy. Vị A-la-hán biết rõ thiện là con đường sanh tử vui vẻ, ác là cái con đường sanh tử u buồn đau khổ, mà đã là con đường sanh tử thì không có con đường nào mà gọi là hay hết! Đều là cái lối đi trong cái nhà tù, thì dầu có trồng hoa hay là rải miểng chai thì đều là lối đi trong nhà giam hết! Đã là con đường trong nhà tù, trong cái trại giam thì dầu là có trồng hoa, mà hoa quý, hoa lan, hoa lài, hoa cúc, hoa ngâu gì đó thì dầu là trồng hoa gì đi nữa, mỗi một đóa như vậy trị giá 5 triệu đô la đi nữa, thì đó vẫn là cái con đường trong tù! Rồi con đường thứ hai là kẽm gai và miểng chai thì khỏi nói rồi, nó vừa là trong tù, mà nó vừa là khó đi nữa, còn con đường kia là kể như là hoa nở, chim hót, gió thổi, trăng thanh, gió mát, ngon lành lắm, nhưng mà khổ thay nó lại vẫn là con đường trong tù, trong trại giam! 

Vị A-la-hán thấy rất rõ như vậy, cho nên giống như mình thấy mình dùng cái ví dụ phàm phu mình giống như một đứa bé mà bị mẹ cấm không cho ăn đồ ngọt trước khi ngủ ban đêm vậy đó, thì mẹ nói là sún răng xấu lắm, đi nha sĩ đau lắm; thì mình nghe cũng ớn ớn, nhưng mà trong bụng mình nó cũng còn có một chút chỗ thích, mình đi vô ngủ rồi, tay ôm con gấu vô trong giường nhưng mà con mắt cũng liếc liếc lại phía sau thấy cái hộp sô cô la ngon quá ngon, chứ phải cho ăn một viên rồi đi đánh răng cũng được chứ có gì đâu mà bắt con người ta đi ngủ, dòm coi cái hộp nó nằm lấp la lấp lánh lung linh lộng lẩy, tức là biết ăn vậy sún răng, biết là đi nha sĩ, biết là nhổ răng đau, nhưng mà cái lòng nó chưa có yên, nó chưa có yên đâu, đi mà mắt liếc liếc, lườm lườm, tôi biết mà, nhìn tôi biết, thì phàm phu mình y chang như vậy, học Đạo là học vậy thôi! chứ biết đời là khổ – mê đời vẫn mê.[01:43:25]  [01:44:02] 

Cái hạng thứ hai là cái tâm giống như là tia chớp, cái hạng thứ ba tâm giống như là cái làn sét, mình kêu là cái búa thiên lôi đó. Vijju là cái làn chớp trên trời, còn vajira ở chỗ này là cái làn sét. Tia chớp là trời mưa mình ngồi dưới đất mình nhìn thấy nó nháng nháng trên trời thì đó gọi là vijju, còn vajira là cái làn sét mà nó đánh xuống sập nhà rồi làm cháy cây, làm chết người, làm chết trâu bò, thì cái đó gọi là vajira. Một cái là mình thấy trên trời thôi, mình chỉ nhìn trên trời thôi chứ còn nó không có gây hại gì cho ai hết đó, còn một cái là nó đánh xuống đất rồi nó làm cho cháy nhà, làm cho chết người, chết thú thì cái đó gọi là vajira, bị sét đánh là bị trúng cái vajira, còn cái trời nháng mà mình nhìn thấy thì cái đó là vijju tia chớp, cái tia chớp là cái mình nhìn thấy bằng mắt chứ nó không có hại gì cho người, cho vật ở dưới đất hết, còn cái làn sét là nó có hại, nó đánh trúng nhà nó làm sập nhà, nó làm cho chết người, cho gãy cây, cho cháy. 

Thì Đức Phật Ngài dạy rằng cái trí tuệ của vị La-hán nó giống như là cái làn sét vậy đó, nó cắt đứt mọi thứ. Ba cái tầng Thánh thấp là chỉ nhìn thấy thôi, chỉ ở mức ánh sáng thôi, chứ chưa có dứt điểm, chứ còn cắt đứt phải đến cái tầng thứ tư; ba tầng kia cũng có cắt đứt nhưng mà gọi là dứt điểm là phải là tầng thứ tư; còn ba tầng kia chỉ là những cái lần mà gọi là vấn đề còn ở mức độ ánh sáng, mặc dù có đoạn trừ nhưng mà cái rốt là ở cái tầng La-hán, nhưng mà đến ở tầng thứ tư là giống như cái làn sét cắt đứt trăm phần trăm, không còn tái sanh nữa, không còn lằng nhằng nữa. 

Nhưng mà cái này ở đây nói như vậy thì hiểu như vậy thôi, chứ tôi nhắc lại đừng có coi thường ba cái tầng kia, là bởi vì hai lý do: thứ nhất không có ba tầng kia thì làm gì có tầng La-hán, thứ hai ba tầng kia không có trừ cái dứt điểm toàn diện triệt để, nhưng mà phải nói những phiền não quan trọng bậc nhất là nó được dứt điểm ở cái tầng đầu tiên rồi! Nhưng mà bỏ được cái quan trọng thôi, nhưng mà gọi là chưa dứt điểm hoàn toàn như là tầng La-hán. 

Cho nên ở đây ba tầng Thánh đầu tiên thì Ngài ví dụ bầng những tia chớp trên trời thôi, bởi vì hồi nảy tôi đã kể cái ví dụ ở trong Kinh chứ không phài ví dụ của tôi, tức là cái người mà đắc Tu-đà-hườn giống như nhìn thấy cái tia chớp, nhờ cái tia chớp đầu tiên mà biết trước mặt mình có cái gì, cái người mà đắc Tư-đà-hàm tầng Thánh thứ hai thì giống như là nhìn thấy tia chớp lần hai, rồi đắc A-na-hàm giống như cái tia chớp lần ba, và A-la-hán thì trời đã sáng. Đó là cái đoạn hai, còn cái đoạn ba thì cái trí tuệ La-hán giống hệt như là cái làn sét mà cắt đứt mọi thứ.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua Paltalk năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app