Kinh Tăng Chi số 042

Bài Giảng Sư Toại Khanh Paltalk 2019

Kinh Thiên Giới

Ở trong bài Kinh sáng nay chúng ta học có cái điểm rất là đáng lưu ý, đó là Đức Thế Tôn đã hỏi chư Tăng: 
– Vậy chứ nếu mà có người hỏi các vị có phải tu hành để mà được sanh về cõi này cõi kia hay không? Vậy các vị có lấy làm khó chịu hay không? 

Thì chư Tăng đều trả lời là khó chịu. 

Đây là một điểm rất là đáng để mà mình lưu ý, có nghĩa là mình thấy rõ ràng là cái diện mạo và cái chất lượng của Phật Giáo ngày xưa khác bây giờ xa lắm. Thời đó cái chuyện mà một người tu hành, người xuất gia mà hướng tới cái chuyện mà sanh về cảnh giới này, cảnh giới kia là một cái chuyện gọi là đáng để cho người ta cảm thấy giống như mặc cảm vậy đó! 

Còn mình bây giờ là mình tu mình cầu được thanh tịnh là đã quý lắm rồi, còn cái chuyện mà mình muốn về cõi này, cõi kia là chuyện đó không có phải là chuyện đáng nói, mà cái chuyện bây giờ mình còn tệ hơn cái chuyện đó nữa, đó là mình bây giờ mình còn cầu tài lộc, tức là nhà nhà, người người, nơi nơi, chốn chốn cứ là thờ Ngài Sīvali mong được tài lộc. 

Chứ còn mà thời xưa đó, chẳng những cái chuyện tài lộc mà ngay cái chuyện mà gọi là sanh về các cái cảnh giới này, cảnh giới kia vẫn bị xem là cái chuyện đáng để người ta mặc cảm, tức là lúc đó với sự hiện diện của Thế Tôn, các vị Thánh Tăng thì cái không khí mà tu hành giải thoát nó hừng hực, nó hừng hực chứ không phải như bây giờ. 

Cho nên đó là cái chuyện mà mình chỉ đọc sơ qua cái đoạn này mình mới thấy là cái bối cảnh, diện mạo và chất lượng của Phật Giáo thời đó với thời này khác nhau xa ngàn trùng, phải nói như vậy! Bởi vì là một người cư sĩ thời đó dốt nhất là cũng phải biết được Giáo lý Bốn Đế căn bản: một là tất thảy mọi hiện hữu đều là khổ, mọi thứ ở đời là khổ hết, 6 căn, 6 cảnh, 6 thức đều là khổ, có nghĩa là mọi thứ nằm ở trong con số 18 này là khổ hết. Như vậy thì một cái hoa, một cái cọng cỏ, một hạt cát cho đến mặt trăng, mặt trời, tất thảy đều nằm ở trong cái gọi là Khổ Đế hết, bởi vì hễ nó còn nằm ở trong số 18 đều là khổ hết, tức là nó thuộc về 6 căn tức là mắt tai mũi lưỡi thân ý, 6 trần tức là sắc thinh khí vị xúc, còn 6 thức tức là nhãn thức , nhĩ thức, tỹ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức, có nghĩa là bất cứ cái gì mà nó nằm ở trong con số 18 này nó đều là khổ hết. 

Ngay cả mình nói là mình học lơ mơ, học sơ cơ, mình nghe nói là tâm tham là Tập Đế, nhưng mà xin thưa tâm tham nó cũng là nằm ở trong Khổ Đế luôn, như vậy nó được gọi là Tập là khi nào lấy riêng nó ra. Thí dụ như mình gọi là gia đình thì kể như chồng vợ cha mẹ con cái cháu chắc chút chít gì đó mình gom chung gọi là gia đình, nhưng mà khi mà mình nói đến chuyện chủ gia đình thì mình mới móc riêng cái người gia trưởng ra, có thể đó là cha, hoặc có thể là mẹ, có thể là ông bà nội, ông bà ngoại gì đó mình móc riêng cái người đó ra; nhưng mà khi mà nói đến chữ gia đình thì gom hết từ người gia trưởng 100 tuổi cho đến đức bé mới có nằm nôi bú bình thì vẫn kể là gia đình, gom hết! 
Nhớ cái này quan trọng nha, có nghĩa là cái lòng tham nó cũng nằm trong cái Khổ, nhưng mà sở dĩ mà nó được kể riêng là khi nào nói đến cái khía cạnh mà gọi là cái tác dụng của cái tâm tham, thì tất cả đều là Khổ. Nhưng trong cái đám khổ này riêng có cái hột giống này nè nó là tạo ra muôn thứ, tức là gom chung mọi thứ đều là Khổ nhưng mà sở dĩ cái tâm tham khi nó được lấy riêng ra là bởi vì người ta đang nói đến khía cạnh đặc biệt của nó, nó cũng là Khổ đó, nó cũng Vô Thường, Vô Ngã đó, nhưng mà ta lấy riêng nó ra là bởi vì chẳng những nó là Khổ mà nó còn có tác dụng tạo ra cái khổ khác, cho nên khi cần lấy riêng nó ra làm thành một Đế thứ hai đó là Tập Đế! 

Thì một người cư sĩ dốt cách mấy đi nữa mà thời Đức Phật là người ta cũng phải biết chuyện rất là căn bản đó là tất thảy mọi hiện hữu đều là Khổ, thích cái gì cũng là thích trong Khổ, mà hễ còn thích trong Khổ thì còn tiếp tục khổ. Có một cái thí dụ nói hoài đó là mình bị tiểu đường, mình bị hư răng cho nên mình phải tránh ngọt thôi, còn mình cứ dây dưa với hai cái ông đó hoài thì mình cứ tiếp tục khổ, cái chuyện đơn giản như vậy nó không có gì khó hiểu hết, nha, mình cứ sợ tiểu đường, mình đang bị tiểu đường, mà cứ đè cái ngọt ra mình làm tới thì cái đó dứt khoát là không xong rồi. 

Cho nên mọi thứ đều là Khổ, thích cái gì cũng là thích trong Khổ, mà bây giờ muốn hết khổ thì không có thích trong cái Khổ nữa, mà chỉ có một con đường duy nhất để mà hết thích, đó là sống với Niệm và Tuệ, nhìn lại 6 căn, 6 trần, nhìn lại thế giới chung quanh, nhìn lại những gì mình thấy nghe ngữi nếm đụng mỗi ngày, để thấy rằng mọi thứ đều là Khổ, thì như vậy mới là chán. 

Tôi nhớ ngày hôm qua tôi giảng về vấn đề vật thực, tôi nói chưa có hết, tôi ra khỏi room rồi mà tôi nhớ lại tôi còn thấy tiếc, đó là tại sao vị Tỷ-kheo phải ăn uống tiết độ? Là vị ấy hiểu rõ vì sao mà mình phải ăn? Vì mình đã từng có cái nghiệp tham ái trong cõi dục, kiếp trước mình đã không hành thiền, tức là cũng có kiếp mình tu thì mình không có thích 5 dục, đúng, nhưng mà hết cái tuổi thọ ở trên cõi Phạm Thiên rồi mình xuống trở lại rồi thích tiếp, vì sao? Là vì mình sống ở đâu? Mình thường gặp ai? Cái đầu mình thường xuyên nghĩ gì? Khi trở lại cái môi trường dục giới là mình bắt đầu mình tạo cái nghiệp ái dục giới, mà khi tạo nghiệp ái dục giới có nghĩa là mình còn thích nhìn, thích nghe, ngữi nếm đụng hay là mình còn phải sống vật lộn với 5 trần, mà hễ còn vật lộn với 5 trần là mình phải ăn, bởi vì không ăn mình chết làm sao, mình phải ăn. Chính vì cái nghiệp nó khiến cho mình phải thích, cái nghiệp tham ái dục giới nó khiến mình phải thích. 

Chứ còn bữa hôm qua tôi có nói nếu mà mình ăn không có ngon thì làm sao mình ăn nỗi, không ăn vì không ngon thì lấy gì, dựa vào đâu mà mình có thể ăn được? Cho nên phải ăn, ăn để mà nuôi cái cục nợ này, nuôi cái của nợ này, nuôi một cái cục nợ mấy chục ký mà mình biết rằng chính nó nè, sớm muộn gì mình cũng bị trầy sướt, chảy máu, bị sưng, bị tấy, bầm dập rồi bị bệnh này bệnh kia, rồi chính vì nó sẽ có ngày mình bị lưng khòm, má hóp, da nhăn, chân chùn gối mỏi, rồi cũng vì có nó sẽ có một ngày mà mình thở không được, mình cà ngáp cà ngáp như con cá mắc cạn vậy đó, rồi bắt đầu mới là xuôi tay nhắm mắt chết đi trong cái sự đau đớn, trong cái sự âu lo, trong sự sợ hãi, trong cái sợ tiếc nuối cũng vì cái của nợ này!

Chứ nếu mà mình có cái thân tướng mà coi như là vi tế nhẹ nhàng như chư thiên thì mình đâu có phải trãi qua những cái trường đoạn gọi là tan nát đó đâu! Chính mỗi ngày mình tắm nó, mình chăm sóc nó, tiểu tiện rồi ăn uống rồi rửa ráy rồi thoa sức cái này cái kia, thuốc men, thực phẩm các thứ mỗi ngày như vậy là mình cứ nhớ là mình đang chăm sóc cái của nợ này, chăm sóc để một ngày mà nó dở chứng nó đổ nợ ra là mình thầu hết! 

Chính vì nghĩ như vậy nên vị Tỷ-kheo khi ăn là không xem nó là chuyện hưởng thụ, mà khi mình không có coi nó là cái chuyện hưởng thụ thì mình không có đặt vấn đề nhu cầu là kiếm tìm cái này cái kia, bao nhiêu thời gian, bao nhiêu cái công sức trong đời này của mình đổ ra để vì phục vụ cho cái lưỡi của mình thôi, quý vị nhớ coi có đúng không? Phục vụ cái ăn, phục vụ cái mặc, phục vụ cái ở, phục vụ cho cái giường nằm, cho cái ghế ngồi, rồi cái bàn như làm sao đó mới chịu, cái ghế làm sao đó mình mới chịu, rồi sofa trường kỹ rồi chăn rồi đệm, tức là mình không biết Đạo, hoặc là biết mà biết lơ mơ, biết mà thiếu niềm tin thì mình mới đi chăm lo mấy cái chuyện đó. 

Chứ nếu mà một người mà có trí, có niềm tin Phật Pháp thì họ biết rất rõ, luôn luôn nhớ rất rõ rằng nó đang chăm sóc cái của nợ mà, đấy! 
Còn cái chuyện sanh về trời là sao? Cái chuyện sanh về trời nó giống như là trời nắng mà mình đi đón xe bus mà mình may mắn mình có được một cái chỗ mát mình đứng vậy thôi, chứ không có cái gì hơn hết. Tôi nhắc lại, nó giống như buổi trưa nắng mà đi đón xe bus, xe lửa, xe hơi, đi ra phi trường, đi bắt đầu một hành trình mới, nhưng mà may mắn mình có được một cái chỗ dừng chân nó mát mẻ, nó thơm, nó sạch, nó đẹp, đã nói là chỗ đứng chờ mà, nó cũng không có lâu lắm đâu, 15-20 phút gì đó rồi cũng phải lên tàu, lên xe, lên máy bay đi về đâu đó thì cái chuyện đó là chuyện khác. 

Bây giờ trước mắt mình đang nói cái trạm này đi, thì cõi trời chỉ là cái trạm, mà ai mà biết được chuyện này mới là sợ nè, cái cõi trời mà thấp nhất là Tứ Thiên Vương, tuổi thọ là tương đương vớ 9 triệu năm nhân loại, 1 ngày đêm ở đó nó là 50 năm của mình, cái cõi đó là cõi thấp nhất, cho nên sanh về đó rồi là muốn ăn cái gì có cái nấy, muốn mặc cái gì có cái nấy, muốn đi mây về gió, lâu đài chỗ ở sang trọng vàng son rực rỡ chói lọi huy hoàng lấp lánh lung linh, thì các vị tưởng tượng mình bây giờ chỉ cần một chút thành tựu về nghiệp tình yêu gia đình về con cái gia đạo là mình đã không màng tới chùa tới miễu rồi, 1 tháng mà quý vị trong room này mà có 100 ngàn, ai mà đi nghe hay không, ngồi không có yên! Bây giờ quý vị biết trên thế giới này có những người một ngày như vậy đó mà mình mời họ về nhà, mình trả cho họ 10 ngàn đô la họ không có về, quý vị có biết chuyện đó không? Có nhiều người trên thế giới bây giờ mình mời họ về nhà, họ như ông cố nội vậy đó, cho họ 10 ngàn đô la, không được đụng tới điện thoại và internet và chỉ ăn rồi đưa cái chân ra cho mình xoa bóp, massage tùm lum hết, rồi cứ đúng 24 giờ mình đưa họ 10 ngàn đô, 10 ngàn euro, 10 ngàn Anh bảng luôn, thì họ không chịu, là vì sao? Là vì cái khả năng kiếm tiền của họ nó gấp mấy lần như vậy, cho nên là họ đâu có mà màng gì cái 10 ngàn của mình! 

Thì nói chi trên cõi trời, một ngày trên đó nó sung sướng biết là bao nhiêu, thì tôi hỏi các vị vậy chứ họ lấy cái tâm tình gì, họ lấy cái hứng thú gì, họ lấy cái cảm hứng gì để mà đi ngồi nghe Pháp, mà nhiều khi nghe người ta nói nhiều cái nó còn sốc, nó còn chạm vô trong cái cảm xúc riêng tư của mình nữa! Thuyết Pháp mình nghe là phải nghe cái gì mà mình thấy mình hay, mình giỏi, mình ngon lành, chứ còn nghe gì đâu mà càng nghe càng thấy mình càng dỡ ẹc, nghe thấy mình là không ra gì thì nghe làm cái gì. Mà nhất là bây giờ cứ một ngày quý vị có 10 ngàn thì thử hỏi – không phải tôi nói các vị ham tiền, tôi cũng đâu có nói các vị vô đây kiếm cái gì, tôi không có nói, nhưng có điều ý tôi muốn nói nó bận, cái đầu của quý vị nó bận dữ lắm, ngồi đây mà bao nhiêu cú phone nó gọi vô, bao nhiêu cái email phải trả lời, bao nhiêu cái tin nhắn phải trả lời, nếu mà không trả lời là mất tiền, cứ cái message vậy mất 500, 800, một cái email vậy cũng 500, 800, nói chung đó là cứ vô mất một ngày cho Đạo là mình mất 10 ngàn, quý vị có cam tâm hay không?

Trong khi đó trên cõi trời nó sướng biết là bao nhiêu, mình yêu ai mình được ở gần người đó, trên đó không có cái vụ mà ghen tuông kiếm tìm, rồi thất tình, tị hiềm, trong Kinh kể lâu lâu cũng có thất tình nhưng mà trường hợp đó nó cực hiếm, vì sao? Là tại vì những vị mà có cái tình ái lăng nhăng thích có thêm thì mới có vụ thất tình, chứ còn đa phần đủ phước lên trên đó là các nàng là 500-700-1000 lúc nào cũng có sẵn hết trơn, mà tại sao? ở đâu mà nhiều dữ vậy? Là tại vì cái số người nữ tu nhiều hơn nam, nhưng mà có một chuyện là họ tu cái kiểu sơ sài đó, cho nên nam mà lọt lên đó thì được cái đám nữ nó hầu, nhiều hơn là nữ lên trển mà được nam hầu ngược lại, chẳng hạn như thời

Phật có một cô tiên nữ đó, cổ đi đâu cũng có 5 cái ông tiên nam theo hầu hết trơn ấy, thì Ngài Mục-kiền-liên Ngài mới hỏi:
– Người ta thì một ông nam mà cả ngàn cô nữ hầu, còn cô sao nữ mà lại có mấy ông nam hầu là sao? 
Thì cổ mới nói là: 
– Đây là 5 vị Tỷ-kheo mà xưa con hộ độ mà họ tu cũng tệ hơn con cho nên bây giờ lên đây thì họ hầu ngược trở lại con. 

Chỉ có trường hợp đó thôi, chứ còn đa phần là lên trên đó là gái đẹp, rượu ngon, thức ăn gọi là sơn hào mỹ vị cả núi trên đó. Cho nên cứ chìm sâu trong đó rồi tới một cái ngày kia mà nhận ra những cái dấu hiệu của một cái vị trời mà sắp chết, thì lúc đó người ta mới là xanh mặt, nhưng mà nó muộn rồi! Những dấu hiệu đó là gì? Là thấy cái hào quang của mình tự nhiên nó mờ đi, rồi xưa nay thân thể của mình chỉ sương khói thôi, mà tự nhiên bữa nay nghe nó nặng, nghe nó nặng nề mà nó mệt mỏi, rồi nó có dấu hiệu giống như là người trần mà đổ mồ hôi, rồi những bông hoa mà chung quanh mình tự nhiên nó nỗi chứng nó héo, người thì mệt mỏi, đổ mồ hôi, mà bông hoa héo, mà hào quang nó mờ đi, thì biết là mình sắp xong rồi đó, thì lúc đó là nó muộn rồi! 

Quý vị tưởng tượng mấy triệu năm không tu hành, sống toàn là tâm tham, tâm sân, phóng dật không hà, tham sân si ái mạn kiến nghi thì các vị tưởng tượng coi đi về đâu? Cho nên những cái ông mà không biết Phật Pháp thì chỉ biết hoảng sợ một cách gọi là vu vơ chứ biết làm sao? Còn những ông mà biết Giáo lý thì ổng sợ cái kiểu khác, ổng biết thua rồi, thua rồi, cái vốn liếng không có là đi về đâu? Ổng biết, còn những ông không biết gì thì ổng sợ theo cái kiểu hoang man như một đứa bé mà gặp chuyện vậy thôi, còn ông biết Đạo thì giống như một người lớn gặp chuyện vậy đó, nó khác nhau một tí ti mà đại khái nó có điểm giống đó là đều gọi là run sợ hết đó, và thêm nữa đó là trong cái nhìn của một bậc Thánh thì sướng khổ đều nằm ở trong cái danh sắc, mình gọi đó là sướng khổ, là bởi vì mình dựa cái này mà thấy cái kia, do có nực mình mới thấy có cái mát, do có cái lạnh nó mới có cái ấm, khi mà được mát được ấm thì mình gọi đó là hạnh phúc, chứ thử mình sống trong một cái môi trường mà nhiệt độ không thành vấn đề, thì những cái từ ngữ như là ấm mát, lạnh nóng, đối với mình nó vô nghĩa! Nếu mình sống trong một cái môi trường mà nhiệt độ không thành vấn đề, tức là ở đó cái nhiệt độ nó vừa ý mình, nó hoàn toàn thích hợp thì mình đâu cần mà nghĩ làm chi đến những cái từ ngữ, những khái niệm mát ấm lạnh nóng. Mình ở trong một cái môi trường mà mình không cần phải gọi là giật gấu vá vai, một nắng hai sương tần tảo miếng cơm manh áo, thì mình đâu có những cái khái niệm mà nghèo giàu! Chính vì mình sống trong cái cõi nhân loại này mình mới có cái khái niệm đó, các vị có biết không. 

Tôi nói cái này các vị nghe các vị sốc dữ lắm nè, mình mang thân nhân loại mình có phước dữ lắm nha, mình mới được làm người, nhưng mà, cái chữ nhưng này nghe cho kỹ, nhưng mà có nhiều thứ mình thua ngạ quỷ, quý vị biết không? Là bởi vì mình có quá nhiều cái thứ mình thèm khát, mà ngạ quỷ nó chỉ cần được ăn, được uống thôi, cần lữa đừng có cháy chung quanh nó nữa thôi, chỉ cần 3 cái đó: lữa đừng có cháy nữa, cần được ăn cái gì đó mà để cho nó no, được uống để cho nó đừng có khát là được rồi, mà không được! Còn mình nhân loại đó, mình thèm đủ thứ hết, quý vị biết không? Và chưa hết, mình thèm những cái, mình thích những cái, mình mê những thứ mà ngạ quỷ nó bĩu môi đó, đó là vàng ngọc, bảo thạch quý, mấy cái thứ đó ngạ quỷ nó thấy biết là bao nhiêu, nó đi ngang những cái khu mồ hoang mả lạng, những cái khu đất vô chủ, nó thấy biết bao nhiêu thứ trân bảo ở dưới, nhưng mà nó đói quá đi, nó khát nước nhiều ngàn năm, nhiều triệu năm, nó nhìn cái đó nó coi không ra gì, mà trong khi mình đó thì đâm cha chém chú, lừa thầy phản bạn, lật lọng, bán nước cầu vinh để mà kiếm ba cái mớ đá màu đó về để mà ếm chỗ tối, dòm tới dòm lui không có ai bắt đầu đóng cửa phòng đem ra đếm! Chứ còn cái tụi ngạ quỷ nó nhìn cái đó nó nản dữ lắm. Mà tại sao mình quý là vì mình sống trong cái môi trường xã hội của nhân loại, có bán có mua, có kiếm tiềm có tích lũy, có trao đổi, rồi để làm chi? Từ cái môi trường cơm gạo áo tiền nó mới nảy ra cái nhu cầu tiền tệ  trao đổi mua bán, rồi từ đó nó mới có nảy ra những cái nhu cầu như là hàng hóa sản phẩm, rồi có nhu cầu về vàng bạc ngọc ngà kim cương bảo thạch; chứ còn nếu mà không có cái chuyện mà ăn uống thì làm gì có cái chuyện mà bán mua đổi chác, mà nếu không có cái chuyện bán mua đổi chác thì coi như ba cái vàng bạc ngọc ngà đối với mình nó không có nghĩa lý gì hết, nhớ cái đó nghe. 

Bây giờ trước mắt quý vị đừng có chư thiên gì xa lắm, các vị nhìn quanh chỗ ngồi của các vị dùm cho tôi đi, nhìn quanh đi, kiếm dùm tôi mấy con kiến, mấy con gián, mấy con ruồi, mấy con muỗi, khi mà nó sanh vào trong cái môi trường sống đặc biệt đó, nó đâu có màng mấy cái thứ mà quý vị coi nặng đâu, mà quý vị biết ngày mai, kiếp sau của mình có thể là ngày mai, chiều nay là mình gặp một cái mụn vàng, một cái cám vàng mình thấy quý, mụn vàng-cám vàng nghĩa là vàng mà dạng sa khoáng nhỏ xíu mà mình được chừng một muỗng mình quý biết bao nhiêu, mà trong khi đó là, không cần chư thiên gì cao siêu, mấy cái con này con kia, con chó, con mèo trong nhà mình nó nhìn nó biết cái đó cái gì? Mình đừng nói nó ngu, mà mình phải hiểu rằng tại cái môi trường sống của nó, cái cảnh giới của nó, nó coi cái đó không có ra gì hết đó! 

Thì chính vì hiểu hết những cái điều mà nãy giờ tôi nói, nhớ hết những điều tôi nói, thấm thía dùm những điều tôi nói, thì một cái vị Tỷ-kheo hay một người cư sĩ cầu Đạo giải thoát, họ không có màng đâu quý vị, họ không có màng cái chuyện sanh về trời, họ không có màng cái chuyện sở hữu này nọ. 

Sẵn đây tôi nói luôn, tôi cũng đang nhột nè, tôi đang nhột dữ lắm mà tôi nói luôn, có những người đến thăm tôi họ nói sao con nghe Sư thuyết Pháp là cái gì cũng buông, mà sao con thấy cái chỗ Sư-Sư xài toàn đồ tốt không hà? Thì tôi nói đùa, tôi nói: Tôi kêu người ta buông để tôi đem về! Nhưng mà thật ra ở đây tôi nói luôn, tại sao tôi xài đồ tốt quý vị biết không? Tại vì họ đó, họ mê đồ đẹp cho nên họ mua đồ mới, mà đồ mới là đồ đắt tiền, còn tôi đó, tôi không có mê đồ đẹp, tôi mê đồ tốt, mà tôi bên Thụy Sĩ, các vị biết cái tiệm đồ cũ 5 đồng 3 cắc,cái gì cũng có các vị biết không? Tôi sống một mình mà, tôi phải tự liệu chứ, rồi bây giờ trong cái số mà 5 đồng 3 cắc thì dĩ nhiên tôi phải lượm cái gì tốt tôi đem về chứ! Cho nên bà con nào không có tin, lấy cái vé Thụy Sĩ về bển tôi dắt đi tiệm đồ cũ, nha! Là coi như bỏ room luôn, qua bển đi bán đồ cũ…

Cho nên tôi nói lại lần nữa đó là người cầu Đạo giải thoát sẽ hiểu ra một chuyện đó là luân hồi hay là cuộc tu là một hành trình dài, hành lý càng nhẹ càng tốt, còn nếu trong room hỏi tôi vậy chứ như vậy thì tôi giục hết phải không? Tôi nói không, mình còn đi tàu đi xe thì mình còn cần phải có cái ba lô trên tay chứ, mình phải có cái bóp đầm, có cái ví để mình đựng đồ chứ, nhưng mà cái vấn đề luôn luôn nhớ rằng: có để dùng, nó khác với có để ôm, thứ hai mình có khả năng cầm lên thì phải có khả năng bỏ xuống, mình có khả năng giữ thì phải có khả năng cho, về điểm này chúng ta khác nhau nhiều lắm, nha, kính thưa quý vị rất mực dấu yêu, nhớ dùm cái này, nha. Phải nhớ là mình có khả năng cầm lên thì phải có khả năng đặt xuống, tôi phải nói nghiêm túc trước vong linh của Má tôi đó là một cái câu nguyện mà tôi cho là thiêng liêng nhất! 

Chỉ cần một ngôi chùa Thái Lan, Tích Lan, Miến Điện nào trong vùng mà tôi biết chính xác là họ đang khai sơn, lập tự mà họ đang thiếu thì tôi sẵn sàng gọi là bỏ tiền ra mướn một chiếc xe tract, tôi cúng sạch tôi chỉ giữ lại đúng hai cái nồi thôi. Ở trong tiểu bang Florida nó có một cái thị trấn tên là Genève, nó y như cái tên Genève ở bên Thụy Sĩ vậy đó, có một cái chùa Miến Điện đang cất, mà bây giờ tôi đanh lu bu cho cái trú xứ mới thì chưa, tôi ổn định rồi là tôi sẽ làm một cái chuyến lên đó, tức là tôi chỉ cần mà tôi biết, tôi liếc mắt mà tôi thấy mà thiếu một cái rồi đó là kêu xe tới chở sạch, dọn sạch, không tiếc một tơ hào nào hết, và chưa hết đâu quý vị, còn nữa bên Miến Điện, Tích Lan có vấn đề mình ngán ở chỗ là cái tiền mà vận chuyển, chứ nếu mà nó rẽ một chút, mà có một chuyến đi nào của bà con mà đông đông, mình ké mỗi người vài ký vài ký, đem hết mấy cái đồ mà đồ bếp, đồ của tôi đồ Thụy Sĩ nó tốt dữ lắm, tốt lắm, mình đem qua bên Miến Điện, mình thấy họ xài đồ nhôm mà đồ Tàu, mình thấy mình tiếc, tiếc là tại sao mà mình không có thể chuyển được qua bên đấy. 

Cho nên các vị biết đó là cái vấn đề của mình không phải là mình giữ, mà vấn đề mình có thể bỏ ra hay không, chớ không phải là thấy người này giữ mình tưởng mình giống người kia, mình nghĩ là you với tôi you are the same, No! không có same nỗi đâu, nha, thấy nó ngó similar thôi. 

Bây giờ tôi trở lại bài Kinh, có nghĩa là khi mà đã xé tan nát vấn đề ra như vậy thì thời Đức Phật một cái người cư sĩ mà dốt đặc cáng cuốc, người ta cũng thấy được rằng cái chuyện sanh thiên nó là một cái chuyện gọi là vạn bất đắc dĩ, không thể chứng Thánh thì kẹt quá thì bây giờ chết không lẽ đi đâu, rồi phước đẩy đi đâu thì đi đó thôi, chứ còn mà họ coi cái cõi thiên nó giống như là cái trạm xe bus vậy đó, có nghĩa là nó hơi mát một chút, nó hơi sạch một chút so với chỗ khác, chỉ vậy thôi! 

Và theo trong bài Kinh này, Đức Phật Ngài dạy rằng: Nếu mà cái chuyện mà hưởng thụ, chuyện sanh thiên mà đáng bị vị Tỷ-kheo mặc cảm, thì tại saoTỷ-kheo không mặc cảm trước tam nghiệp bất thiện? 

Với một người tu hành giải thoát còn thấy mặc cảm khi hưởng quả thiện thì nói gì là trước nhân ác. Nguyên bài Kinh này chỉ có một nội dung này thôi, tôi giảng muốn rách môi luôn chỉ vì một câu này: Người thật lòng cầu Đạo giải thoát còn thấy mặc cảm khi hưởng quả lành, nói chi là trước nhân ác! Chỉ một câu này là đủ cho cái nội dung bài Kinh này. 

Tức là khi hưởng quả thiện là, bây giờ tôi nói ví dụ thôi, một chuyện nhỏ thôi, tôi nhắc lại tôi không dám nhận tôi là tinh tấn, mà tôi chỉ ví dụ thôi, bà con mà đến chỗ tôi là tôi cũng phải nhanh tay tôi dấu một số thứ mà nó hơi tốt một chút, bởi vì sợ quý vị nói, sợ quý vị nói là sao ổng xài đồ tốt, mà họ đâu có biết là tôi mua nó ở đâu, giá tiền bao nhiêu hoặc là ai cho tôi, tôi đâu có thời gian đâu tôi giải thích, mà thứ hai nữa tôi đâu biết họ nhìn cái gì, cho nên đó là, may mà tôi không có phải là người tinh tấn tu hành trong sạch thanh tịnh đó, mà khi mà nghe khách tới nhà, tôi phải hốt đi một hai món, thí dụ như có người đến thăm tôi, họ đi họ bỏ quên nguyên một cái chai versace ở trong phòng tắm, khi mà tôi nghe nói có khách, tôi phải dẹp nó qua một bên, mà cái chai đó họ thấy rồi họ nghĩ làm sao về tôi? Chai gucci, chai chanel trong phòng tôi, ví dụ như vậy, tôi phải dẹp liền, mặc dù khi họ đi rồi thì tôi dùng nó chỉ để mà tôi lau tượng Phật thôi, nha. Chứ còn cái tướng của tôi như con khô mắm như vầy mà tôi xịt versace, gucci với ai? Nhưng mà có một điều đó là cũng phải nhanh tay mà dẹp sợ chúng nói! 

Thì ở đây cũng vậy, các vị nhớ, với một người cầu Đạo giải thoát là chỉ riêng cái chuyện mà hưởng quả thiện họ còn thấy nó kỳ, thì nói chi là tạo cái nhân xấu! Nguyên cái bài Kinh có bao nhiêu đó thôi.                                  

Kinh Người Buôn Bán

Bữa nay phải nói cho bà con một chuyện đó là mấy bài Kinh bữa nay cực kỳ quan trọng, vô cùng quan trọng, cái bài vừa rồi bà con có thể đánh giá ra sao cũng được, nhưng mà tôi cho rằng qua bài Kinh đó nhắc mình một số chuyện mà nhiều người mang tiếng phật tử chứ thờ ơ. 
Nguyên cái đoạn Kinh này tôi chỉ giảng sơ thôi bởi vì bà con có thể hiểu được, cho nên tôi giảng sơ để tôi tập trung cho những bài sau, có nghĩa là tôi phải nhắc lại một chuyện, trong đời sống thường ngày có lúc quý vị nói nhiều về cái này mà giống như làm lơ cái kia, thí dụ như mình gặp nhau mình thấy người kia ốm quá, mình nói:

– Ông coi có bệnh gì hay không, chứ lúc này tôi thấy ông ốm lắm à. 

Nhưng mà một lát sau mình gặp người khác mình lại nói khác, mình nói: 

– Ông coi ăn uống lại làm sao chứ tôi thấy lúc này ông xanh lè đó nha. 

Các vị thấy rõ ràng là hai người mới cách đó có 15 phút thôi, mình gặp ông A mình lại nói khác, mình nói: 

– Ông có bệnh gì không, sao lúc này thấy ông xanh lè vậy, chắc ông đi bác sĩ coi nha, chứ tôi thấy ông kỳ lắm à nha, cái da ông mét mét chằn chằn, mà coi bộ ông ốm à, ông ốm hơn kỳ rồi tôi gặp ông đó nha, ông nhớ đi bác sĩ coi làm sao. 

Nhưng mà 15 phút sau gặp cái ông B mình lại nói khác, mình nói: 

– Lúc này ông ăn được hay không mà sao thấy ông ngộ vậy ta, ông lúc này sao vậy, sao mà có vẻ ốm quá vậy? 

Có nghĩa là cả hai người cách nhau 15 phút, mà một người thì mình đặt vấn đề bệnh hoạn, bác sĩ, thuốc men, còn một người thì mình đặt vấn đề ăn uống, tại sao vậy? Là vì hai cái người đó mình biết rất rành họ, và trong hai cái ốm này nó lại cũng hơi có một chút khác, cái người này ốm mà cái môi hơi đen nè, mà da tái nè, còn ông kia ốm nhưng mà cũng bình thường thôi, vui vẻ lanh lợi, linh hoạt, khỏe mạnh không có gì hết, nhưng mà thấy ổng ốm thôi, mà thêm nữa mình biết rất rõ cái sinh hoạt của ông này không có rượu trà thuốc lá gì hết, mình biết rõ, cho nên đối với ông này thì mình chỉ đặt vấn đề ăn uống, chắc ông này lúc này sao nè, lo nghĩ cái gì nè, rồi xong. Nhưng mà riêng cái ông này lại khác, cái sinh hoạt của cái ông A nó hơi phức tạp, mà thêm nữa là cái màu da của ổng, cái môi của ổng, cái màu tròng mắt của ổng nó hơi ngộ ngộ, ngồi gần ổng làm như ổng hay đổ mồ hôi trộm vậy đó, thí dụ như vậy. Thì mình nhìn những cái dấu hiệu đó mình lại nói chuyện khác, cũng ốm hết, nhưng cái ốm của ông A khác cái ốm của ông B, nha.

Thì ở đây cũng vậy, tùy trường hợp mà Đức Thế Tôn khi mà gặp một cái người mà thính Pháp, Ngài nhấn mạnh cái gì, nhớ nha, có người Ngài gặp Ngài kêu gọi trí tuệ, có người thì Ngài kêu gọi từ tâm, đặc biệt như vậy, tùy người, có những người cư sĩ đến với Ngài, Ngài nói về pháp bố thí, có người Ngài nói về pháp tu, có người Ngài nói về nghe Pháp, có người thì Ngài nói về chữ hiếu, tùy người, nha.

Thì ở đây cũng vậy, ở đây trong cái bài Kinh này thì mình thấy Ngài nói về Định, là bởi vì cái hội chúng trước mặt của Ngài là Ngài xét thấy rằng họ là những người cần được khích lệ về cái chuyện tu tập Định học, ở đây tức là trong Tam học Giới Định Tuệ. 

Cho nên nếu mà các vị không có biết cái điểm mà tôi vừa nói, cái điều tôi vừa giải thích, các vị sẽ thấy lạ, hoặc có nhiều người cứ khư khư, cứ ôm bài Kinh này, biết có một bài này thôi, rồi cái đi đâu cũng nói tu mà không có thiền định là không được bởi vì trong Kinh đã nói rồi, Định là tất cả, mình mới đem bài Kinh ra mình nói: Ở trong bài Kinh đó là Ngài nói Định là như vậy, như vậy, như vậy, vị Tỷ-kheo không có Định thì đừng có hòng cái này cái kia, rồi cái mình bỏ mất cái trí tuệ và chánh niệm, tàm quý, đức tin mình bỏ hết, mình chỉ biết có cái Định thôi, bởi vì mình đọc có cái bài Kinh này thôi! 

Nhưng mình không hề ngờ rằng tùy cái đối tượng trước mặt mà Thế Tôn nhấn mạnh cái gì, chứ thật ra thì tất cả 37 phẩm Bồ đề không có cái nào mà thua kém cái nào hết. Tôi nói thiệt chậm, trong 37 phẩm Bồ đề không có cái nào mà kém cạnh, thí dụ như mình nói trong Bát Chánh Đạo, mình nói là Chánh kiến là quan trọng, vậy chớ tôi hỏi bây giờ cái Chánh tinh tấn nó có quan trọng không? Cho nên trong 8 cái Bát Chánh Đạo không có cái nào mà kém, thiếu một cái là giống như cái bàn mà thiếu chân, cái ghế mà thiếu chân, cái nhà mà thiếu cột vậy đó, là không thể nào trụ được, nhớ nha. 

Cho nên ở trong bài Kinh này Ngài dạy là giống như một cái người ngoài đời, một cái người buôn bán sở dĩ mà họ không có ăn nên làm ra được là vì sao? Là vì cả ngày họ không có được cái sự siêng năng, không có cái gọi là cần mẫn, không có chí thú trong cái chuyện làm ăn. Đâu có cái chuyện mà gọi là trúng mánh dễ dàng đối với cái người làm biếng được, dầu các vị có may mắn cỡ nào, dầu các vị có là đại gia có bao nhiêu cái thương trường lớn, các vị buôn bán bất động sản, hay gì đi nữa tôi không cần biết, tôi chỉ biết là người buôn bán mà lười biếng không có tỉ mẩn, không có chăm chút, không có chí thú thì người này không có cách nào giàu được, trừ khi là may mắn, tức là hả họng nằm chờ sung rụng, mà các vị biết sung mà nó rụng vô miệng các vị đó là một cái chuyện hiếm, nó giống như trúng số vậy đó, nằm dưới gốc sung mà chờ sung rụng thì cái người này hết xài rồi! 

Thì Ngài nói một người bán buôn mà không có chí thú, không có cần mẫn thì rất là khó, thậm chí là không thể ăn nên làm ra, thì một Tỷ-kheo mà thiếu những cái chi phần này thì không tu hành tiến triển được, đó là không có tu tập cái Định học. Thì các vị nghe các vị tưởng Ngài nói thiếu, chứ không có thiếu đâu, bởi vì không có Giới thì làm gì có Định, cho nên khi Ngài nói tu tập Định là mình phải hiểu ngầm là người này đã có một nền tảng rất là tốt họ mới có Định được. 

Cũng giống như mình, mình nghe một cái mẫu đối thoại trong gia đình người ta, bà má bả nói với đứa con: Trời đất ơi, sao mà nhà mà máy lạnh, máy sưởi gì mà tệ quá vậy con, con phải lo lại chứ, chứ vầy sao ở? Bà má chỉ nói một câu đó là đứa con trên 18 tuổi nó nghe nó hiểu, còn một người mà đầu óc chậm lụt họ nghe vậy đó thì họ sẽ tự hỏi: tiền đâu mà sửa, quen biết thợ thầy đâu mà kêu. Nhưng mà đối với một cái người mà trưởng thành họ nghe cái câu đó họ hiểu, là cái câu mà nói: Sao con không sửa máy lạnh đi con, là họ hiểu cái câu này đang được nói cho một người trưởng thành, chứ không ai đi nói câu đó cho một đứa bé mà còn bú bình hết trơn á, không có, nha, cái câu đó: tại sao con không sửa máy lạnh đi con, thì mình nghe mình phải hiểu ngầm là cái người mà được gọi là con ấy đã là một người có khả năng về tài chánh, có khả năng làm việc, có khả năng leo trèo, có chút kiến thức về kỹ thuật điện máy, hoặc tối thiểu là người này cũng có khả năng kêu thầy kêu thợ. Nói chung là câu nói đó chỉ dành cho một người đã có cái khả năng giải quyết thì người ta mới kêu, có nghĩa là cái câu đó là chỉ nói cho cái người nào có khả năng, chớ không thể nào mà cái câu đó của một bà mẹ trẻ nói với một đứa bé còn nằm ngữa bú bình thì chuyện đó không có, nha. Tại sao con không sữa cái máy lạnh lại đi con, sao mà nó kêu quá, mà nó lại không mát nữa, còn cái miếng lọc của nó thì bụi không hà. Thì mình phải hiểu ngầm là người mẹ nói câu đó cho đứa con khoản tuổi nào trở lên, và cái khả năng đứa con đó về mọi mặt tối thiểu nó như thế nào thì bà mẹ mới nói cái đó. 

Ở đây cũng vậy, khi mà Thế Tôn kêu gọi tu tập về Định thì mình phải hiểu ngầm là Ngài đang nói với những người mà cái Giới của người ta đã ok rồi, lý tưởng tu hành của người ta nó đã ok rồi, thì Ngài mới là nói gọn như vậy. Bởi vì mình thấy rõ ràng không có Định thì không làm ăn gì được hết, không có Định thì làm gì có Tuệ? không có Định thì làm gì có Trí? tôi hỏi một chuyện nhẹ thôi. 

Trí gồm có 3, đó là Văn Tư Tu, mà Định cũng có 3, 3 Định trong Kinh kể khác, nhưng khi tôi giảng tôi cố ý tôi lật ngược lại cái trật tự, tôi đổi, tôi hoán vị lại, cái định thứ nhất là Sát na định tức là cái khả năng tập trung tư tưởng trong từng khoảnh khắc dầu mình lái xe hay là mình chải đầu, mình sấy tóc, mình nấu ăn, mình làm móng thì tất cả đều có khả năng tập trung, cái khả năng đó được gọi là Sát na định. Cái định thứ hai là khả năng tập trung tư tưởng của cái người mà từ Sơ thiền trở lên, cái loại định thứ ba đó là Cận định có nghĩa là cái giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn sắp sửa bước vào cái Kiên cố định, tức là giai đoạn sửa soạn bước vào cái giai đoạn hai. 

Thay vì trong Kinh thì thường kể là Sát na định, Cận định và Kiên cố định, kể theo cái mức độ từ thấp lên cao, từ cạn đến sâu, còn tôi sở dĩ tôi hơi hoán vị cái 2-3 là bởi vì cho các vị dễ hình dung cái thứ nhất là Sát na định, là cái khả năng tập trung tư tưởng trong từng chút, trong từng phút, thí dụ như bây giờ các vị đang nghe tôi nói, mà tôi nói hơi nhanh cho nên là nhiều khi các vị thiếu tập trung một chút thì các vị nghe cũng không có kịp, cho nên là các vị làm gì làm cũng phải cần có cái khả năng định tâm tối thiểu là Sát na định, còn loại định thứ hai là Kiên cố định có nghĩa là phải tính từ Sơ thiền trở lên, Appanā-samādhi, Sát na định là Khanika-samādhi, tức là Momentary, còn cái loại thứ ba gọi là Upacāra-samādhi có nghĩa là Cận định nghĩa là cái giai đoạn, cái trình độ hay cái khả năng mà tập trung tư tưởng của một cái người mà sắp sửa đắc Sơ thiền trở lên, thì cái khả năng đó nó ghê hơn mình, mình thì chỉ cần được một phút, hai phút là mình đã phóng tâm rồi, mình đã nghĩ tầm bậy, tầm bạ, bay nhảy lăng xăng lung tung, nhưng mà cái Cận định là họ có thể họ tập trung ở trong vòng 1 tiếng, 2 tiếng, 5 tiếng, 3 tiếng một cách thoải mái. 

Cho nên có nhiều người hiểu lầm thấy ai đó hoặc bản thân mình có thể ngồi liên tục trong vòng 3 tiếng, 5 tiếng, rồi tưởng đâu là đắc, tôi xin thưa: Chưa chắc, bởi vì cái đắc Sơ thiền nó khó lắm chứ không phải như nhiều người tưởng, tôi phải nói rõ đối với người đại căn đại duyên thì họ chỉ mất một ít thời gian thôi, như Bồ Tát Tất Đạt chỉ 7 tuổi nhắm mắt lại theo dõi hơi vào ra đắc Sơ thiền, trong khi đó cái người mà thiếu nhân thiếu duyên tu một đời bạc tóc thì cũng chưa chắc có được cái Cận định nữa, nha. 

Cận định có nghĩa là cái khả năng mà chìm sâu ở trong đề mục suốt 5 tiếng, 3 tiếng mà không có đau đớn, không mỏi mệt, không có muốn tháo cái chân ra, thì cái đó mới gọi là Cận định. Nhưng mà cũng phải nói rõ là cái chất lượng của Định không có phải chỉ được dựa vào vấn đề thời lượng, có nhiều khi nó chỉ cần tích tắc thôi, nhưng vấn đề nó có sâu hay không, nhớ cái này, cái này quan trọng lắm. Thì nếu mà mình không có được cái Cận định thì làm gì có Kiên cố, mà không có cái khả năng mà Sát na định thì làm gì có cái khả năng Cận định? 

Đó là về cái chuyện tu thiền, còn nói qua cái chuyện học, anh mà không có cái khả năng định tâm thì làm sao mà anh có được cái Trí Văn, tức là cái trí mà do nghe, do đọc. Không có cái khả năng tập trung thì làm gì anh có Trí Tư, bởi vì anh muốn suy nghĩ cái gì mà nó sâu sắc tới nơi là anh phải có khả năng tập trung tư tưởng, tập chú vào vấn đề chứ! Và cái chuyện mà đắc chứng thiền định từ Sơ thiền trở lên nó hỗ trợ rất nhiều cho cái khả năng suy tư của một người, mặc dù lúc mình nhập thiền, thì mình chỉ biết có một đề mục thôi, chứ mình không biết cái gì ngoài ra, trúng, tuy nhiên khi mà mình xả thiền ra rồi thì mình trở về đời sống bình thường coi như mình vẫn sống bằng cái tâm ý, tâm dục giới bình thường như bao nhiêu người khác, trúng, nhưng mà nói gì thì nói, cái người có khả năng nhập định đó, khi mà họ xả định rồi, cái khả năng tập trung tư tưởng trong cái đời sống vẫn tốt hơn người bình thường, các vị có tin cái này không? 

Tôi nhắc lại, khi họ xả thiền bình thường như mình, nhưng cái khả năng suy nghĩ của họ tốt hơn mình, bởi vì sao? Là vì họ có cái dụng cụ của họ nó nhiều hơn mình, thí dụ như bây giờ một cái ông đầu bếp, Mỹ kêu là chef cook ổng phải có một bộ dao, phải có một bộ chảo, phải có một bộ nồi như ý ổng, khi nào ổng bước vào cái nhà bếp để ổng nấu ăn cho nhà hàng, nấu ăn để đãi thượng khách thì ổng phải xài cái bộ đồ nghề của ổng, trúng, nhưng mà lúc ổng không còn nấu nữa, bữa nay cuối tuần rồi, ổng về nhà ổng ngủ, mà nếu cần bà xả nói: Anh à, xuống xắt cho em cái này, thì ổng mới thò tay ổng rút trong đồ nghề ổng ra một món, bây giờ không phải là ổng nấu bếp trong nhà hàng, không có phải, bây giờ ổng không có phục vụ cho thượng khách, cho nguyên thủ không phải, ổng đang xắt một ít hành, ít ớt cho bà xả nhà thôi, nhưng mà cái con dao của ổng rút ra một cái là giống như Trương Vô Ký mà cầm ỷ thiên kiếm, các vị tưởng tượng, xuất sắc như thế nào, nha. 
Cho nên là ba loại Định này là có càng nhiều càng tốt, tức là nó cần thiết cho cái chuyện mà đắc chứng Thiền định Đạo Quả đã đành rồi, mà ngay trong đời sống bình thường ai mà Định nhiều thì người đó ngon lành, ngon hơn nhiều, giống như ông chef cook bữa nay thứ bảy không có nấu ăn nhà hàng về nhà với vợ với con, nhưng mà nhìn ổng rút cái con dao đó ra nhỏ nhỏ thôi, bộ dao của chef cook, tôi có cả nguyên bộ, lâu lâu ở Thụy Sĩ về tôi xách theo 1 bộ, 2 bộ ở tiệm đồ cũ, tôi về tôi cho mấy người quen, mấy người mà có chút nợ áo cơm củ sắn củ khoai đó, tôi xách một bộ về tôi cho, mà nhiều khi mình nhìn họ mình tiếc, họ nói: Cần gì nhiều Sư? 2 cái được rồi! Tôi nghe mà không lẽ bây giờ tôi lấy lại, nghe nói là biết dân tào lao rồi, không lẽ bây giờ tôi ông Sư tôi nói rõ quá, chứ đúng ra nguyên cái bộ đó có cái để chặt xương, có cái để phi lê, có cái để mà xắt hành tỏi nhỏ nhỏ rồi lớn hơn chút, có nghĩa là tùy cái món mà mình xắt, mình cần cái trọng lược của con dao, mình cần cái chiều dài của con dao, mình cần cái độ mỏng, độ dày của lưỡi dao khác nhau! 

Thì ở đây cũng vậy, Thiền Định nó giống như cái bộ dao của người chef cook vậy đó. Cho nên khi mà ổng không có đi nấu ăn nữa đó, thì cái bộ đồ nghề của ổng vẫn còn nằm ở đó, đấy. Cho nên ở đây một vị Tỷ-kheo mà muốn đi theo cái đường Pháp Học hay Pháp Hành mà thiếu cái bộ dao của đầu bếp là thua rồi, mà bộ dao đó chính là 3 cái lưỡi sao đây, đó là cái lưỡi Sát na định, cái lưỡi Cận định, và cái lưỡi Kiên cố định, nhớ nha! Nhiều khi trong room này tôi nghĩ không biết mấy người trong room này có đáng để tôi tặng dao không? Bởi vì báo đao chỉ để tặng anh hùng! Chứ chém ruồi đâu có xài con dao mổ trâu? Nhưng mà dầu gì dầu chứ mình là chef cook thì mình có một bộ dao ngon lành nó vẫn hơn, mặc dù mình chưa có mổ trâu nhưng xắt hành mình cũng có con dao xắt hành chứ!

Chứng Thực Với Thân

Ở trong bản tiếng Việt ghi là Savittha, bản Pāli là Samiddha, Samiddha ở đây đồng nghĩa với lại Siddhattha là người toại ý, đã tròn tâm nguyện, sẵn đây mình học luôn chữ mới, cho nên trong room này ai mà có muốn tên Pāli thì mình vô trong Kinh mình coi cái tên Pāli, … chữ Bāhiya-là cái người mà gặp Phật giữa đường rồi xin Phật thuyết Pháp cho mấy câu, Phật mới dạy cái câu mà trong Phật Giáo mình ai cũng biết: Thấy chỉ là thấy – không có ai thấy, nghe chỉ là nghe – không có người nghe, ngữi nếm đụng thì chỉ là ngữi nếm đụng – không có người nào ngữi nếm đụng, chỉ có suy tư, chỉ có những dòng suy nghĩ chứ không có ai suy nghĩ. Thì ông nghe xong rồi, ông vô gốc cây ông ngồi sếp bằng lại, sếp chưa xong là ông đắc A-la-hán, rồi Ngài vừa bước ra để Ngài đi kiếm Y áo xuất gia thì bị một con dạ-xoa nó nhập vô con bò húc cho Ngài tịch. Chữ Bāhiya đồng nghĩa với lại Bāhika có nghĩa là người phương ngoại, có nghĩa là cái kẻ mà tiêu dao thoát sái đứng ngoài thế cuộc, khoanh tay nhìn đời, … đó là ở ngoài đời, còn ở trong Đạo mình người phương ngoại là kẻ đứng ngoài cuộc đời, cảm thông tha thứ, chữ này nó sang lắm, ở trong cái quyển tự điển từ khó Pāli mà tôi sẽ in là có mấy cái từ này, thí dụ như chữ khánh thành, khánh thành trong tiếng Pāli kêu là cái gì? không phải là từ ghép, mà do mình nghĩ ra mà từ trong Kinh có xài tới, khánh thành là vihāramaha tức là lễ khánh thành, lễ lạc thành. 

… Sở chứng là cái mình chứng đắc là có thật, mình bây giờ mình nói về Kinh điển Giáo lý là mình nói theo cái mình tưởng tượng, mình hiểu được bao nhiêu mình hiểu, tưởng tượng, suy diễn, nghĩ ngợi. Còn Hiền Thánh họ nói ra cái mà họ thực sự họ chứng nghiệm, họ thấm thía, họ chứng đắc! 

Bài Kinh này có hai điều quan trọng, mình bây giờ mà mình ngồi nói chuyện với nhau, một là mình chỉ nói ra được cái điều mình tưởng tượng, cái chỗ này nghe cho kỹ, phàm phu thời nay khi mà ngồi nói chuyện với nhau, chúng ta mở miệng ra là nói ra cái điều mình tưởng tượng, cái điều mà mình suy diễn, chứ mình không có cái gì chứng đắc để mà nói, thứ hai nói ra cái điều mình suy diễn tưởng tượng nó còn đỡ, còn cái này mới tệ: nói ra cái điều mà mình mong rằng người ta sẽ nể phục mình, cái này nhiều đến mức như sao trên trời! Thí dụ nguyên đám ngồi chung vầy nè, mà có cái người nào đó buột miệng nói: Chặc, thiệt em, bữa hổm có ai đó rủ em cúng chùa, mà cúng cái chùa nào đó hoặc là cúng cho Sư nào đó mà em nghĩ lại em thấy bực quá, em nghe tới thị phi gì đó em bực, cho nên nay em do dự em không biết lỡ hứa rồi bây giờ mình phải làm sao? Thì cái bà kia kế bên là bắt đầu bả phang ra liền: Em có biết không, mình bố thí là mình không có phân biệt đối tượng, chị thì ngộ lắm, thứ nhất là chị hứa là chị phải làm liền hà, người ta làm sao đi nữa mình quan trọng lời hứa của mình, thứ hai nữa trong Kinh có nói là mình không có nên phân biệt, ai cần là mình giúp, chứ còn mà phân biệt này kia như vậy là mình còn sống trong cái sự phân biết của phàm phu, chị thì không có cái gì cao siêu, chị được có cái là khi nào cần thì chị có thể thương hết mọi người như nhau. Cái loại này tôi gặp hoài các vị biết không, nổ banh xác, kiếp trước là pháo đại. 

Có nghĩa là có loại người nói ra cái điều mà mình tưởng tượng, cái điều mà mình hiểu, hiểu sao nói vậy, cái hạng này thì dĩ nhiên làm sao bằng Thánh được, Thánh người ta nói ra cái điều người ta đắc, còn phàm phu thì nói ra cái điều mình tưởng tượng. Cái loại thứ nhất là Thánh nhân, nói ra cái điều mình chứng đắc, còn loại người thứ hai là phàm phu nói ra cái điều mà mình tưởng tượng, mình suy diễn, nhưng cái hạng thứ ba là tệ nhất đó là không phải nói ra cái điều mình tưởng tượng, mà nói ra cái điều mà mình cho rằng người ta sẽ khen. Cái này rất là quan trọng. 

Cho nên cái điều quan trọng nhất là gì? Đó là cả ba vị Thánh nói ra cái điều mà mình chứng đắc, chứ không phải nói để người ta khen, sở dĩ nãy giờ tôi mất thời gian chỗ này là bởi vì nếu tôi không nói các vị sẽ ngạc nhiên là tại sao mấy vị toàn là Thánh không mà tại sao nói làm chi nghe dở ẹc, ai không biết trí tuệ là số một, nếu mà nói trên cái chuyện mà gọi là phân hạng, còn nói trên tác dụng thì Tín Tấn Niệm Định Tuệ là quan trọng như nhau, nhưng mà nếu mà nói gọi là phân hạng thì phải nói là trí tuệ quan trọng lắm, vậy đó mà khi mà ba vị hỏi nhau, bản tiếng Việt Ngài Xá-lợi-phất lần lược hỏi hai vị kia, hỏi vậy chứ, ở đây tôi nói bằng ngôn ngữ bây giờ, trong cái chuyện tu hành thì các vị thấy cái nào quan trọng hơn, là tu hành lấy đức tin làm trọng, lấy trí tuệ làm trọng, lấy định tâm làm trọng, cái nào quan trọng hơn? Thì ba hạng người nào mà khi tu mà lấy đức tin làm trọng khi chứng Quả thì gọi là Tín Giải Thoát, còn khi mà lấy trí tuệ làm gốc thì gọi là Kiến Chí Giải Thoát, còn cái hạng nào khi tu mà lấy định làm trọng thì gọi là Thân Chứng. 

Khi tu tập muốn chứng thành Thánh [00:54:43] [00:56:23] thì phải thấy rõ Bốn Đế xuyên qua việc chứng nghiệm Tam Tướng trong Danh Sắc, muốn chứng Thánh là phải hiểu, phải thấy được Tứ Đế, mà xuyên qua cái sự quan sát Tam Tướng ở trong Danh Sắc, tức 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, nói cho nó tròn trịa như vậy.

Nói như vậy có nghĩa là không có một vị nào mà gọi là chứng Tu-đà-hườn-là thấp nhất chứ tôi không nói cao hơn, không có vị Tu-đà-hườn nào mà mơ hồ về Bốn Đế, mơ hồ về Tam Tướng có nghĩa là vô thường-khổ-vô ngã trong danh sắc, không có mơ hồ, không có rốt ráo bằng mấy cái tầng Thánh cao thì đúng, nhưng mà nói mơ hồ là sai bét, chứng Thánh là không có mơ hồ! Tuy nhiên, do cái kiểu tu tập ba-la-mật của mình đời trước mà cái kiếp mình chứng Thánh mình chứng kiểu nào, người mà Định mạnh thì khi mà quan sát Tam tướng thì họ sẽ thấy cái khổ tướng trước-thấy cái khổ tướng rõ rệt nhất, còn hai cái kia thì sau đó. Người mà đức tin mạnh thì thấy cái vô thường trước-thấy nó nổi bật, còn người mà trí mạnh thì là cái tướng vô ngã nó nổi bật. Tại sao vậy? Do cái kiểu tu ba-la-mật. Cái gì mà nó tạo ra cái kiểu tu đó? Đã nói rồi: anh sống ở đâu, anh thường gặp ai, anh thường nghĩ gì-thường suy tư ra sao, thì chính ba cái này nó mới tác động vô ở trong cái kiểu tu tập của mình. 

Cũng 3 người đi chùa hết, 3 người hoặc là 3 triệu người, 3 tỷ người đi chùa mình thấy ai cũng lạy Phật, ai cũng cúng dường, ai cũng phục vụ, ai cũng nghe Pháp, ai cũng làm lành lánh dữ v.v. nhưng mà tôi xin bảo đảm một triệu phần trăm rằng là vì cái căn cơ, cái cơ địa, cái cơ tâm  của mỗi người mỗi khác, cho nên trong một tỷ người mà đi cùng một ngôi chùa, cùng lạy một Đức Phật, cùng nghe chung một thời Pháp, buông ra trong vòng luân hồi là mỗi người một đường đi, không giống nhau; kể cả có những người mà cái sự tương đồng nó lớn đến mức mà họ phải chung vô một căn nhà, làm cha con, mẹ con, rồi anh em, làm chồng, làm vợ, làm bạn, làm bè, làm bà con thân quyến, giống nhau kinh dị luôn, thậm chí chung vô làm một cặp song sanh luôn, nhưng mà tôi xin hứa là song sinh cho vui vậy thôi, chứ còn về cái tâm tưởng thì cũng vẫn là anh đi đường anh, tôi đường tôi, trong room có tin cái này hay không, ngay cả những cái cặp mà mình gọi là tri kỷ, tri âm hay là duyên nợ ba sinh, hồng nhan tri kỷ gì đó, thì cũng vẫn là đường anh anh đi, mà đường tôi tôi đi, có một điều là mình ráp lại được với nhau được bao nhiêu thì ráp, bởi vì nồi nào nắp náy, nhưng mà nồi luôn luôn không phải là nắp, và nắp không phải là nồi, nhớ dùm nồi không bao giờ là cái nắp, mà nắp không bao giờ là nồi, mà chẳng qua là hai đứa này nó có cái chỗ ráp thì ta bèn gọi đó là cái nồi hoàn hảo, cái nồi hoàn chỉnh, thì tùy, có nhiều cái gia đình thì vợ là nắp mà chồng là nồi, có nhiều trường hợp chồng là nắp mà vợ là nồi, thì nắp không bao giờ là nồi hết đó, mà tại vì nó ráp được thì mình cứ ráp thôi! 

Cho nên là cái dòng sanh tử luân hồi là mình sống ở đâu, mình thường gặp ai, và cái đầu mình nó thường suy tư gì, thì chỉ vì ba cái này nó mới dẫn đến cái chuyện là cái kiểu tu hành của mình nó không giống nhau, và cái kiểu phiền não cũng không giống nhau, tôi đã nói rồi, có nghĩa là bây giờ nguyên một đám toàn là tham nặng hơn là sân, còn cái nhóm kia sân nặng hơn tham, còn cái nhóm nọ là tà kiến. Nhóm nặng về tham nó cũng đã không giống nhau, kẻ thì thích ăn ngon, người thích đẹp, người thì thích nổi tiếng, người thì thích nhà cao, trong cái đám thích hưởng thụ, thích sở hữu là nó đã không giống nhau rồi, ở trong cái đám mà thích mặc đẹp nó lại có thiên hình vạn trạng ở trong đó, trong cái đám mà thích ăn ngon lại cũng thiên hình vạn trạng, chứ không có phải là ăn ngon là mình lùa vô một gốc giống nhau, không có đâu, thì nói chuyện cho nó gọn thì mình gom họ vô cái nhóm mà thích ăn ngon, nhưng mà không, thực thế là trong cái đám mà thích ăn ngon, thích mặc đẹp nó lại khác nhau vô cùng nhiều luôn, vô cùng phức tạp. 

Như vậy thì khi ba vị Thánh này ngồi nói chuyện với nhau, thì Ngài Xa-lợi-phất Ngài mới hỏi, thật ra không phải hỏi để mà phá nghi, để mà hết thắc mắc, bởi vì trong trường hợp này các vị biết nhau rõ như bàn tay, nhưng bởi vì trong Kinh nói các vị thích Pháp lắm. 

Thí dụ như ba cái ông làm vườn nhà nghề mà ngồi lại với nhau, mình mà dân lơ mơ, mình ngồi mình nghe mấy ổng nói chuyện mình tưởng trong đó ông A sao ổng là dân làm vườn chuyên nghiệp sao ổng hỏi câu gì kỳ vậy ta? Nhưng mà không phải, dân trong nghề với nhau mới hiểu, ba ông là tổ sư làm vườn, bước ra một khu vườn giống nhau, cả ba ông tập trung ở nhà của ông C thì ông A ổng bước ra vườn ổng nói: Cái ông này làm cái gì mà lan này nó tốt? Ổng chỉ cười hoặc là ổng không thèm trả lời, ổng chỉ kể qua một cái chuyện khác: ông biết ở đâu tôi có không, là kỳ rồi tôi đi núi đó rồi xách về, trời tối tự nhiên liếc lên thấy nó tòn ten trêu ngươi là trẫm mới thỉnh nó về đó. Tức là mình thấy ở đây có hai chuyện rất là kỳ, cái kỳ thứ nhất là cái ông kia ổng là chuyên gia chơi cây cảnh mà ổng đi hỏi một câu rất là kỳ: ông làm cái gì mà giỏi vậy? Ổng chỉ hỏi bâng quơ vậy thôi, mà cái ông kia là còn tào lao nữa, không thèm trả lời mà lại đi nói một câu rất là lạc đề, ổng đã nói cái hoàn cảnh nào mà ổng đã có được cái chậu lan đó.

Thì ở đây cũng vậy, mình đọc ở chỗ này mình thấy các vị này nói chuyện giống như tay mơ, giốnng như mình vậy đó, nhưng mà không có phải! Cả ba vị đều là tổ sư bồ đề hết đó, cả ba ông thợ làm vườn mà rành nghề hết đó, họ nói chuyện với nhau trong cái làng của họ, trong cái làng lan của họ, làng kiểng của họ. Còn mình là cái dân tào lao, mình là dân ngoại đạo của làng kiểng, mình nghe ở ngoải mình dốt đặc, mình nghe mình không hiểu, chứ cả ba vị này hỏi như vậy không có phải vì thắc mắc mà vì các vị sống ở trong Pháp, thì gặp nhau biết nói cái gì bây giờ, Đức Phật Ngài dạy rằng đệ tử thứ thiệt của Ngài gặp nhau chỉ có hai chuyện: một là cùng nhắm mắt tỉnh tâm Chỉ hoặc Quán, hai mở mắt mở miệng chỉ có một chuyện là nói Đạo thôi hà, cái đó Kinh nói chứ không phải tôi nói, Ngài nói là: Đệ tử thứ thiệt của Ngài, Tỷ-kheo thứ thiệt, thì gặp nhau chỉ có hai việc thôi, đó là cùng nhắm mắt, cùng khép mắt, chỉ có khép với mở thôi, đệ tử thứ thiệt của Ngài dầu cư sĩ hay là xuất gia gặp nhau chỉ làm hai việc, khép và mở, cùng khép mắt để tu tập Chỉ Quán, cùng mở miệng để nói về Giáo lý tu học, đó là khép lý do giống nhau mà mở lý do cũng giống nhau, khép mắt và mở miệng. Không phải cùng khép mắt thì bây giờ phải mở miệng, nhưng mà mở là mở cái gì? thì chỉ mở ba cái vụ này thôi. 

Thế là Ngài Xá-lợi-phất Ngài hỏi vậy chứ các vị trong cái cuộc tu cái nào nó đặc biệt, nó thù thắng độc đáo hơn, lấy Định làm trọng, lấy Tuệ làm trọng hay là lấy Đức Tin làm trọng? Trong Chú Giải ghi rõ là Ngài Mahā Kotthita sở trường về Định, lúc Ngài đắc Đạo thì cái Định mạnh. Năm Quyền phải quân bình, phải cân bằng nhau, nhưng cái chữ mạnh ở đây không phải là nó trội hơn mà mạnh ở đây có nghĩa là trong hình tam giác thì là mũi nhọn, tức là cả năm cái Tín Tấn Niệm Định Tuệ nó đều là phải cân bằng hết, chứ không có cái nào trội hơn cái nào, nhưng mà Tín Tấn Niệm Định Tuệ ở đây nó được xét theo hình tam giác, thì cái mũi nhọn là Định, nhưng mà nên nhớ là trọng lượng, kích thước nó bằng y chang như bốn cái kia, nhưng mà nó nằm ở ngay chỗ mũi nhọn thôi! Rồi Tuệ cũng vậy, rồi Đức Tin cũng vậy, nhưng mà ở đây nên nhớ là quân bình và cân bằng cả năm Tín Tấn Niệm Định Tuệ thì anh mới đắc Thánh được, chứ còn mà có cái trồi sụt mạnh yếu chênh lệch nhau thì anh không có làm ăn được gì đâu, nhớ cái này, chứ mai mốt mà đổ thừa: Sư Toại Khanh nói có người đắc Đạo là cái này mạnh, cái kia trội là bắt tôi chịu trách nhiệm là … không có cái đó, tất cả bằng nhau hết, nhưng mà cái vấn đề cái mũi nhọn mà dùi vô trong cái phiền não thì lấy cái đó làm gốc.

Thì Ngài Mahā Kotthita lúc Ngài đắc Đạo thì cái Định là mũi nhọn, Ngài Savittha là Đức Tin mạnh, Ngài Xá-lợi-phất là Tuệ mạnh.
Ba vị hỏi nhau như vậy đó, sau khi mỗi vị trả lời, Ngài Xá-lợi-phất hỏi vậy chứ mình tu hành nói chung là tu và chứng, mình tu chứng bằng Định, bằng Đức Tin và bằng Tuệ thì cái nào nó tốt nhất? Thì mỗi vị kia họ trả lời rất là chân thật, họ có sao nói vậy. 

Còn hồi nãy bắt đầu giảng mà tôi rao đó là để tôi chửi cái vụ mà ba xạo của phàm phu mình đó, là cái hạng phàm phu thứ nhất là nói ra cái điều mình nghĩ, nói ra cái điều mình hiểu thì cái này không có gì để trách, nhưng mà cái hạng thứ hai mới tệ, đó là nói ra là lựa cái tốt nhất để người ta khen, khổ vậy đó! Nói ra để người ta khen, để người ta hình dung ra cái con người của mình là vàng son chói lọi lung linh lấp lánh và lộng lẩy, cái thứ đó là thứ tào lao, nha. Mà cái thứ này nó là nhắm mắt rờ là đụng đó quý vị! Nhắm mắt rờ là đụng, mà tôi biết tôi nói cái này trong room nhiều người rất là sốc, nhưng mà không thể nào không nói, nha. Cứ mở miệng ra để cho người ta khen.

Ba vị mới trở về gặp Đức Phật và thưa với Ngài cái cuộc nói chuyện hồi nãy và hỏi ý Đức Phật, xin thỉnh tôn ý Đức Phật, thì Đức Phật Ngài mới dạy thế này, Ngài trả lời không phải là cho ba vị này, mà trả lời cho những người sau này được nghe lại, Ngài trả lời là nhắm đến những người mà sau này được nghe lại, hoặc là những người ngoài ra ba vị này, Ngài trả lời không phải cho ba vị này mà là cho những người ngoài ra, Ngài mới nói thế này:

– Cả ba hạng đó không có vị nào hơn vị nào hết! 

Là vì sao? Là bởi vì nếu mà mình cho là Đức Tin là số một, hoặc là Trí Tuệ là số một, hoặc là Định là số một, thì mình lại quên một cái chi tiết quan trọng, đó là cái người đó đang ở tầng Thánh nào? Tầng Thánh thấp luôn kém cái tầng Thánh cao, thí dụ như mình chê Đức Tin là thua Định, mà Định thì thua Tuệ, nhưng mà lỡ đó là vị A-na-hàm mà họ đang tu tập bằng Đức Tin Giả định như Tín thì thua Định, mà Định thì thua Tuệ, nhưng mình nói sao trong trường hợp cái vị A-na-hàm mà Tín mạnh? Vị A-na-hàm mà Tín mạnh thì vẫn cao cấp hơn là Tu-đà-hườn mà Tuệ mạnh. Cho nên Đức Phật mới nói là không có nói được là cái nào hơn cái nào, là bởi vì tính theo cái tác dụng. Tín mạnh, Tuệ mạnh để đắc Đạo, mà bây giờ người ta đã lên cái tầng Thánh cao rồi thì mình tính chứ. Sẵn đây tôi kể một câu chuyện công chúa Sumanā con gái vua Pasenadi đến hỏi Phật thế này: Bạch Thế Tôn, một cái người mà bố thí nhiều và nhờ một cái phước nào đó mà họ sanh về trời thì họ có khác nhau hay không? khác nhau chỗ nào. Đức Phật Ngài dạy là nếu mà đem so thì phước bố thí nhiều … Ngài nói ông Sư nào mà phước bố thí nhiều ở trong tiền kiếp thì bây giờ đi xuất gia coi như về vật chất, Y áo, thuốc men, thực phẩm, chỗ ở nó thoải mái, nó phong phú hơn là cái vị Sư mà ít phước; Sư ít phước trong cái ăn, cái mặc, cái trú xứ, trong thuốc men thì thiếu thốn đủ bề. Thì bà này mới hỏi thêm: 
– Bạch Thế Tôn, vậy tới lúc mà tu hành đắc Đạo thì hai vị này có khác nhau hay không?

Thì Đức Phật nói không, tới lúc mà đắc rồi thì hai vị này không có khác nhau, ngay trong cái sự đắc chứng, ý của bả hỏi là trong sự đắc chứng của hai vị có bố thí và không bố thí thì có khác nhau chỗ nào, Ngài nói không, giống nhau y hệt! 

Cho nên cái lợi của mình trong lớp Kinh Tạng này là gì? Là tôi đọc Kinh dùm bà con, có nghĩa là mình học cái này, mình coi cái chỗ nào được mình móc qua chỗ khác để mình tô đậm lên cái mà mình đang học, mà đồng thời mình cũng xác chứng được cái gốc gác của vấn đề mà mình đang nghe. Thì cái chuyện ở đây bố thí nó mắc mớ gì cái bài Kinh tôi đang giảng hết, mà nó quan trọng ở cái đuôi của bài Kinh đó, bả hỏi: 

– Bạch Thế Tôn, như vậy trong cái sự đắc chứng của hai, cái vị có bố thí và không có phước bố thí thì nó khác nhau cái nào? 

Thì Ngài nói không, hễ nói tới đắc chứng thì hai vị này giống nhau! Bởi vì cùng thấy mà, thí dụ như bây giờ một anh nghèo và một anh giàu mà đi du lịch, thì trên đường đi thì đồ ăn của ông giàu nó khác cái ông nghèo, phương tiện đi lại của ông giàu nó khác ông nghèo, áo quần, ba lô, phụ kiện, mấy cái vật dụng mà đem theo trên đường của ông giàu khác ông nghèo, trúng, nhưng mà khi mà cả hai đã đến nơi rồi, đưa mắt nhìn cái phong cảnh đó, thì lúc nhìn đó cái con mắt của ông giàu ông nghèo giống nhau. Có nghĩa là nó khác ở trên đường thôi, ông kia đi máy bay cũng ngồi cái ghế khác, rồi xuống đất cái đôi giày ổng mang, cái áo ổng mặc, mắt kiếng, đồng hồ, dây nịch, ba lô, đồ ăn đồ uống, vô nhà hàng, nói chung là anything của ổng là cái gì cũng khác hết, nhưng mà khi mà hai cái người đã đến ngay cái chỗ bãi biển đó, mở mắt ra khi hai người nhìn biển thì hai người đều nhìn giống nhau, chứ làm sao có cái chuyện là nghèo thì thấy biển màu xám, rồi ông giày thấy biển màu xanh, cái đó tào lao, cái đó là bệnh.

Cho nên ở đây cái điều đặc biệt mình học Kinh này, nếu mình không học Chú Giải thì mình không học được cái điều mà tôi vừa nói-đó là trong Chú Giải ghi rõ là Ngài Mahā Kotthita là Ngài Định mạnh, Ngài Savittha là Tín mạnh, và Ngài Xá-lợi-phất là Tuệ mạnh, khi ba vị nói chuyện với nhau là họ rút ruột ra họ nói chuyện, chứ không phải là họ không biết, đâu phải là Ngài Savittha Ngài tệ đến mức là Ngài không biết là cái Trí là độc đáo nhất, đâu phải Ngài không biết, nhưng mà mình có sao nói vậy, không thêm bớt, không mong người ta khen, cũng không phải nói theo tưởng tượng nữa, mà Ngài nói theo cái chứng đắc thực sự của Ngài, rút ruột ra mà nói! 

Cho nên mượn chuyện ba vị Tháng này mình nói về mình, mình nhiều cái nó nhục lắm quý vị biết không, nhục lắm, mình không có bằng người ta mà mình nổ banh xác, bởi vì mình nói về kiếp trước mình tiền thân là pháo đại, có người còn là lựu đạn nữa!

Cho nên qua bài Kinh này mình học được hai bài học, thứ nhất có sao nói vậy …, cái điều thứ hai là mình sẵn nhân cái này mình học về ba cái trí tuệ tam tướng, tôi nhắc lại muốn chứng Thánh phải thấy rõ Bốn Đế, … mà đâu phải khơi khơi thấy, thấy rõ Bốn Đế xuyên qua cái nhận thức về Tam Tướng trong Danh Sắc, 5 Uẩn, 12 Xứ, 18 Giới, mà xuyên qua cách nào? Phải sống bằng Niệm, bằng Tuệ. Sống bằng Niệm là sao? Là tâm mình nó đang ra sao biết rõ, thân mình đang ra sao biết rõ, buổi đầu chỉ vậy thôi, lâu ngày khi Niệm nó mạnh rồi thì tự nhiên lúc đó cái Trí nó làm việc, Trí nó làm việc nó thấy rõ rằng đây, cái này là thiện, cái này là ác, cái này là vô thường, …, hồi nãy nó buồn bây giờ nó vui. Tuệ mạnh thì thấy cái vô ngã nó nổi bật, thấy vô ngã là sao? Nhìn vô thấy nó không có cái gì ra cái gì hết, tất cả đều là đồ ráp, tất cả đều là đống bèo bọt do duyên mà hợp rồi cũng do duyên mà tan, đó là vị đó thấy cái tướng vô ngã. Còn cái vị mà thấy cái tướng vô thường là thấy nó liên tục sanh diệt chớp nhoáng, chớp nhoáng, thấy đó mất đó, thấy đó mất đó. Còn cái tướng khổ là vị đó thấy rằng không tin cậy được danh sắc này, thấy tướng khổ là thấy vậy đó, thấy không tin được cái danh sắc này của ai hết, cái nào cũng là gốc khổ hết, vị đó thấy như vậy. 

Thì tùy mình cái căn cơ, cái cơ tâm, cơ địa của mình nó như thế nào thì mình mới có cái kiểu tu tập và kiểu đắc chứng, nó hơi khác khác một chút với nhau, nhưng một chút vậy thôi, một vị thì đi vô cửa trước, một vị đi cửa sau, có vị thì trèo cửa sổ, nhưng mà nó đều giống nhau hết! Nhớ cái này quan trọng lắm.

Người Bệnh

Đức Phật Ngài dạy có ba trường hợp bệnh nhân:
1. trường hợp một nói chung là có thầy thuốc hay không, có cỡ nào, loại nào thì bệnh cũng không hết,
2. còn loại thứ hai là có thầy có thuốc hay không thì bệnh vẫn hết,
3. có loại thứ ba chỉ cần đúng thầy, đúng thuốc thì bệnh sẽ hết, thuốc đến thì bệnh đi.
Loại một là có đủ thầy thuốc (thuốc ở đây là kể luôn thức ăn)hay không thì cũng không thể hết bệnh, hạng thứ hai có thầy có thuốc hay không thì cũng tự hết bệnh, loại thứ ba là đúng thầy, đúng thuốc thì mới hết bệnh.

Trong đời này có bốn hạng người nghe Pháp Phật:
1. hạng thứ nhất là ugghatitaññū tức là nghe sơ qua là hiểu liền,
2. cái hạng thứ hai là vipacitaññū có nghĩa là phải nghe chi tiết rõ ràng, có thủ có dĩ, có đầu có đuôi mới đắc,
3. cái hạng thứ ba là neyyo là phải được hướng dẫn từng ly từng tí, cạo đầu, đắp Y, dạy đi, dạy đứng, dạy ăn, dạy nói, dạy gói, dạy mở, mà ngày này qua tháng khác thì mới là đắc,
4. còn cái hạng thứ tư là hạng padaparamo có nghĩa là tối đa cũng chỉ ở mức là từ chương có nghĩa là nghe vậy thôi.

Hạng ugghatitaññū là hạng vừa nghe là hiểu liền, thí dụ như Ngài Xá-lợi-phất Ngài chỉ nghe có một câu thôi: 

– Vạn pháp tùy duyên sanh, vạn pháp tùy duyên diệt, Sư phụ tôi là Đức Cồ-đàm đã nói rõ duyên sanh và duyên diệt ấy rồi. 
Vừa nghe cái đó xong là Ngài thấy ngay Bốn Đế và 12 duyên khởi sừng sửng và lừng lửng trước mặt Ngài gọi là chói chan phải che mắt lại mà nhìn, rõ đến mức như vậy, chói chang sáng rực, lừng lửng và sừng sửng phơi ra đó. 

Còn có những vị là phải nghe nguyên một cái thời lê thê lếch thếch, thí dụ chẳng hạn như tôi giới thiệu một bài Kinh Sa Môn Quả, trong room này sẵn tôi cũng nói luôn ai mà thấy mình gọi là chậm quá, dở ẹc không có nắm được cái đường đi nước bước tu hành ở trong cái Phật Pháp này thì làm ơn mở cái Kinh Sa Môn Quả-Trường Bộ ra thì thấy đó là bài Kinh mà Đức Phật Ngài trình bày gọi là toàn bộ, Ngài vẻ ra không sót một chi tiết cái con đường mà tu chứng của một Tỷ-kheo ở trong Phật Pháp này, tức là bắt đầu làm sao rồi tu hành phải làm sao, gặp cái gì và phải làm gì rồi cuối cùng đắc chứng ra sao, là Ngài nói không sót một tơ tóc nào hết! Nhớ cái đó quan trọng. 

Trước khi nói về bốn hạng này mình ôn lại ba cái loại bệnh nhân, cái hạng thứ nhất là có thầy có thuốc cỡ nào thì bệnh cũng y nguyên như vậy, thì cái hạng này Đức Phật Ngài nói giống như là có những người có gặp Phật, nghe Pháp hay không thì họ cũng không có được cái gì hết, có gặp Phật hay không, có được ngồi nghe Pháp hay không thì họ cũng không được gì hết, cái hạng này chắc trong room tin mà, trong thời Đức Phật chẳng hạn là nhiều lắm, tức là Ngài ôm bát Ngài đi qua nhà họ mỗi ngày đó mà cái đầu của họ nó trớt quớt hà, trong khi mình hôm nay mình chỉ đặt chân đến Kusinārā mình nhìn cái chỗ thiêu Ngài là mình đã ứa nước mắt rồi, ứa nước mắt nha, chứ đặt chân đến mấy cái chỗ mà thiêu Ngài đó, hỏa táng trà tỳ là mình nhớ ngày xưa mà Thế Tôn đã nằm ngay chỗ này và ngọn lữa đã bốc cháy và thiêu tan rả cái hình hài của Ngài, nghĩ tới đó mình nghĩ chuyện mà mình vô phước vô duyên không có được duyên để được gặp Ngài đó, mình nghĩ mình vô phước cỡ nào, vậy mà có biết bao nhiêu cái người trời ơi đất hởi coi như gặp Ngài đi bát mỗi bữa ngang nhà mà nó cứ trơ trơ mắt ếch nó ra mà nó không có nghĩ đến cái gì để mà nó học Đạo hết, dễ sợ như vậy. Cái loại thứ nhất là giống như là cái loại bệnh nhân mà có thầy có thuốc hay không thì nó cũng trớt quớt, nó cũng không có hết bệnh. 

Rồi cái hạng thứ hai là có thầy có thuốc hay không thì cũng là tự hết, thì cái loại đó nó tương đương với cái hạng mà ugghatitaññū, có nghĩa là nghe qua đã đắc.

Cái hạng số ba là có đúng thầy đúng thuốc mới hết, thì cái hạng số ba này là bao gồm ba cái hạng mà nghe Pháp còn lại, có nghĩa là cái hạng bệnh nhân thứ ba thì nó bao gồm ba cái hạng nghe Pháp còn lại. 

Thứ nhất có cái hạng bệnh nhân thầy và thuốc cỡ nào thì cũng không hết bệnh, thì ở đây cũng vậy, có những người trên đời này có gặp Phật hay không gặp Phật thì đối với họ chuyện đó không thành vấn đề, bởi trước sau họ cũng là tiếp tục u mê như cũ.

Cái hạng bệnh nhân thứ hai là đúng thầy đúng thuốc hay không thì họ vẫn hết bệnh thì cái loại này là ám chỉ cho hạng trí nhanh, ở trong Chú Giải có một bài Kinh mà Ngài Tịnh Sự Sư phụ của tôi, đời tôi có hai Sư phụ, cái vị mà truyền Sa di cho tôi đó là Ngài Tịnh Sự, mà vị truyền Đại giới là Ngài Hộ Giác, thì có cái trùng hợp lạ là cả hai vị đều là thủ khoa ở ngoài trường Phật học hết, Ngài Tịnh Sự là thủ khoa A-tỳ-đàm, Ngài Hộ Giác là thủ khoa Pāli, thì ngày xưa Ngài Tịnh Sự lúc còn tại tiền Ngài có dịch một bài Kinh-Chú Giải hồi hướng mà dịch bằng thơ, mà nhiều người không biết tưởng cái đó Ngài đặt, chứ không phải cái đó là trong Chú Giải, đó là: 

– Phước lành tôi đã tạo ra, các đời quá khứ hay là đời nay: tức là những cái phước nào con tạo ra từ vô thủy tới bây giờ, mà miễn là nó chưa có cho quả thì con xin chuyển tất cả cái tài khoản đó vào ở trong cái mục tu Giải thoát, tức là tất cả bao nhiêu tiền bạc mà trong cái nhà băng luân hồi của con mà những cái tiền mà con chưa có rút ra thì con xin chuyển nó hết vô trong cái mục đầu tư Giải thoát, chứ không xài cho cái mục khác, 

– Nghiệp chưa cho quả phước nào, nguyện thành Pháp độ để vào thiện căn: tức là bao nhiêu tiền bạc tài khoản con chuyển hết vô trong cái mục đầu tư này, 

– Sau này dù tạo mấy lần, từ đây cho đến vô sanh níp-bàn, hễ làm chuyện tốt sẵn sàng, mỗi điều hạnh phúc thành đoàn nhân duyên: tức là thay gì người ta làm phước người ta cầu được hưởng, còn con-con chuyển thành nhân duyên Giải thoát hết, 

– Giúp cho phiền não sớm yên, trợ mau Giải thoát kế liền kiếp sau: hai cái câu cuối mới lạnh xương sống, 

– Nếu trễ chẳng gặp Phật nào, nhầm kỳ Độc Giác làm sao cũng thành: hai cái câu cuối mới lạnh xương sống: Nếu trễ chẳng gặp Phật nào, nhầm kỳ Độc Giác làm sao cũng thành! 

Thì nguyên cái bài Kinh mà tôi vừa đọc đó là của Ngài dịch từ ở trong Chú Giải, nhưng mà nó có cái trùng hợp là Chú Giải của bài Kinh này, chỗ này lại nhắc tới cái đó, có nghĩa là cái hạng thứ nhất có gặp Chánh Đẳng Chánh Giác hay không thì người ta vẫn không đắc gì hết, nhưng mà có cái hạng thứ hai không gặp Chánh Đẳng Chánh Giác người ta vẫn có thể đắc Độc Giác, cái ugghatitaññū này nó gồm có hai trường hợp:

1. Thinh Văn tốc chứng,
2. Nếu lâu quá không gặp Phật ra đời thì tự chuyển nguyện sang Độc Giác.
Bởi vậy cho nên: Nếu trễ chẳng gặp Phật nào, thì nhầm kỳ Độc Giác làm sao cũng thành, là như vậy! 

Trong Kinh mình có một vị Trưởng lão tên là Ngài Nālaka, Ngài là trí tuệ nghiêng trời, thông minh cái thế, nhưng mà trong thời Phật mình thì Ngài lại là không có đủ duyên chứng Thánh, cho nên là Ngài sẽ chứng Độc Giác vào cái khoảng thời gian mà Giáo Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà hết rồi, thì trước đời Đức Phật Di Lặc ra đời thì vị này lại chứng Độc Giác, là Nālaka-Thera. Tức là thời Phật mình đã có một vị là Nalaka-Thera không có đủ duyên, mà Ngài là trí tuệ nghiêng trời.

Không đủ duyên ở đây có hai trường hợp, không đủ có nghĩa là nó thiếu, mà không đủ duyên có nghĩa là không có nhằm lúc thích hợp, có nghĩa là hồi nguyên thủy đầu là Ngài không có ý nguyện Độc Giác, nhưng mà khi mà Ngài cứ trễ hoài, cứ trễ riết mà thêm cái cơ tâm cơ địa của Ngài, cứ gặp Phật Ngài cứ trễ, trễ, trễ riết cho nên suốt hai a-tăng-kỳ như vậy, suốt 2 a-tăng-kỳ như vậy! Cho nên trong trường hợp như vậy thì Ngài chuyển nguyện. 

Tôi nhắc lại, thiếu duyên có hai trường hợp, một là thiếu là không đủ, hai nữa là nó không có nhằm, thí dụ như bây giờ một cái ông triệu phú, đâu phải lúc nào trong túi ổng cũng có tiền, mình gặp ổng mình hỏi tại sao sáng nay đi chơi ông không có mua cái đó, ổng mới nói hồi sáng không có tiền, ổng là triệu phú mà chiều nay mình gặp ổng mình hỏi sao hồi sáng ông thích quá mà sao không thấy ông mua, cái ổng cười hề hề nói hồi sáng không có tiền, chớ có tôi lấy rồi. Thì cái không có tiền ở đây không có phải là ổng nghèo hơn mình đâu, mà ngay cái lúc đó thôi, hoặc là lúc đó nó kẹt là lúc đó ổng tính thò tay vô ổng mua thì lúc đó bà vợ kêu ổng, bả nói bả chóng mặt, hoặc bả nói là đứa con nó bị cái gì đó, là ổng buông, có trường hợp đó nữa, ổng có tiền trong túi luôn nhưng mà có chuyện nhà hoặc là có cái cú phone quan trọng thì ổng bèn xin lỗi cái cô thu ngân và ổng bước ra ngoài để ổng nói phone, rồi mình nghe như vậy mình tưởng ổng nghèo hơn mình, dạ hổng có đâu, ổng mua cái mạng của mình luôn cũng được nữa nha, nhưng mà một là ngay lúc đó ổng bị trục trặc cái gì đó chớ không phải là ổng không có tiền nha. 

Như trong Kinh nói là ông A-xà-thế ổng nghe giảng bài Kinh Sa Môn Quả xong rồi ổng về, thì Đức Phật Ngài dạy cho chư Tăng, trong Chánh Tạng Ngài nói rất là gọn, nhưng mà trong Chú Giải thì nói rõ, là Đức Phật Ngài chỉ dạy rằng:

– Khi nãy các Tỷ-kheo có biết rằng là A-xà-thế đủ duyên chứng Tu-đà-hườn, nhưng mà vì cái tội giết cha cho nên không thể đắc được. 
Nhưng mà chúng ta còn biết thêm một chuyện nữa là nếu mà ổng không có giết ông Bình Sa Vương là ổng đã đắc Tu-đà-hườn rồi, nhưng mà chính vì ổng giết vua cha cho nên ổng không có khả năng đắc, cái đó gọi là nghiệp chướng, bữa hổm tôi giảng ba chướng: nghiệp chướng, quả chướng và phiền não chướng, nghiệp chướng có nghĩa là mình đã tạo một cái nghiệp gì nó quá lớn thì nó cũng cản trở cái Đạo Quả Thiền định, thứ hai là quả chướng có nghĩa là mình đầu thai bằng cái tâm nhị nhân, vô nhân, mình đầu thai làm cái người bị khuyết hãm, bị thiếu trí, bị bẩm sinh gọi là trì độn, thì cái đó gọi là quả chướng, còn cái nghiệp chướng có nghĩa là mình đầu thai bằng cái tâm ngon lành, nhưng có điều là mình tạo cái nghiệp nó quá to tát, nó quá nghiêm trọng thì cũng thua. 

Còn phiền não chướng có nghĩa là mình bị một cái phiền não nào đó nó quá nặng đi, có người thì ghen mà ghen kinh hoàng xé trời, có người thì bủn xỉn-cực kỳ dễ thương mà miễn là đừng đụng tới túi tiền của họ thôi, còn có người cực kỳ dễ thương nhưng mà đừng để cho họ ghen, cơn ghen của nàng mà lên rồi thì kể như trời nàng cũng xé, đất nàng cũng đốt, chứ đừng có nói nha. Có người thì nặng về tham, có người nặng về sân, có người thì không có khả năng định tâm, thì trường hợp đó gọi là phiền não chướng. 

Thì trường hợp ông A-xà-thế lẽ ra ổng đã đắc Tu-đà-hườn rồi, nhưng mà vì cái nghiệp chướng cho nên ổng không đắc, mà sau cái trái đất này thì cái galaxy của chúng ta nó bị hoại, và nó hình thành ra một cái mới, ở đây tôi đang nói tới cái galaxy này thôi nha, chứ tôi không có nói đến vô lượng cái khác, thì nó có cái mới và trong suốt một a-tăng-kỳ đại kiếp không có Phật nào ra đời hết và trong suốt thời gian đó ông A-xà-thế của chúng ta bèn nuôi cái nguyện Độc Giác, có nghĩa là muốn thành Độc Giác thì phải trải qua thời gian là 2 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, mà ông A-xà-thế mới có làm xong cái số lẻ thôi là 100 ngàn-ổng mới có tu 100 ngàn đại kiếp thôi, ông còn thiếu nguyên 2 a-tăng-kỳ. Còn ông Đề-bà-đạt-đa thì ổng đã làm xong cái số chẳng-đã tròn 2 a-tăng-kỳ mà ổng còn nợ lại cái số lẻ có nghĩa là còn thiếu 100 ngàn đại kiếp. Chỉ do trục trặc có chút xíu thôi là ông A-xà-thế ổng luân hồi biền biệt sơn khê luôn. 

Như vậy thì có ba hạng người ở đây, cái hạng thứ nhất là dầu có gặp Phật hay không thì cũng trớt quớt, cái hạng thứ hai dầu có gặp hay không thì họ cũng tự họ xoay sở đường đi, còn cái hạng thứ ba là phải đợi gặp Phật thì họ mới giải thoát được, họ chính là ba cái hạng kể theo Chú Giải, nhưng mình phải kể là bốn hạng là ugghatitaññū hạng tốc trí gồm có hai một là Thinh văn tốc trí, hai là Độc Giác, Toàn Giác thì không kể bởi vì các Ngài là top rồi, không có nằm ở trong đâu hết, các Ngài không có nằm ở chỗ này. 

Ba loại bệnh nhân là đủ thầy đủ thuốc hay không thì cũng không hết bệnh, loại thứ hai có thầy có thuốc hay không cũng tự hết, hạng thứ ba đúng thầy đúng thuốc thì mới hết. Thì người ở đời này cũng vậy-có ba loại người gặp Phật là hạng thứ nhất gặp hay không thì cũng không có được gì hết, hạng thứ hai là gặp hay không thì cũng tự tìm ra đường giải thoát, cái hạng thứ ba là phải gặp Phật thì mới được giải thoát .

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua Paltalk năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app