Kinh Tăng Chi số 026

Bài Giảng Sư Toại Khanh Paltalk 2019

Xin chào Đai chúng, hôm nay chúng ta học tiếp cái phần hôm qua, hôm qua là bài kinh giải thích vì sao có những người chết rồi lại đi xuống, có những người chết rồi lại đi lên. Chúng tôi đã giảng sơ về thập thiện và thập ác, trước khi đi sang phần khác,chúng tôi đọc lại chú giải thì thấy có phần này cần ôn lại cho quý Phật tử chút xíu. Đó là, cái ông bà la môn sau khi mà ổng được nghe giải thích xong thì ổng phát tín tâm, ổng nguyện trở thành một người thiện nam. Từ chỗ đó, trong chú giải mới giải thích thêm, thiện nam và tín nữ theo định nghĩa chính thống của Phật Giáo là gì? Trong tiếng Pali và cả tiếng Sanskrit nữa, thì thiện nam tín nữ được gọi là? Upasaka là thiện nam, tàu âm là ưu bà tắc. Còn tín nữ là Upasika, tức là ưu bà di, tức chỉ cho tín nữ hoặc cận sự nữ. Thì các vị thấy rằng, ở trong chú giải có ghi rõ thế này, tức là tại sao lại gọi là Upasaka, thì trong đây ghi rõ, upasaka nghĩa là sao? Tức là tisaranam upasati = upasaka,upasika, có nghĩa là người nào mà gắn bó, kề cận với Tam Bảo á, trong tam nghiệp (qua tam nghiệp), thì gọi là thiện nam hay tín nữ. Nhớ cái đó. Gắn bó là sao? nghĩa là nói làm, suy tư luôn luôn gắn liền với Phật Pháp. Nói, làm, suy tư, cái đầu của mình á, luôn gắn với Phật Pháp, nói và làm cũng từ suy tư đó mà ra, đó là định nghĩa 1. Định nghĩa 2 đó, là cái người nào mà có những thành tựu sau đây, nghĩa là những người nào có 5 giới cũng kể là thiện tín nói chung (thiện tín tức là thiện nam tín nữ á) hoặc là cái người thành tựu giới hạnh và sinh kế thanh tịnh cũng là thiện tín. Và đúc kết lại, trong Tăng Chi Bộ Kinh, phần 5 Pháp (mình đang học phần 2 Pháp) thì Phật dạy rằng, có 5 cái tiêu chuẩn làm nên 1 người cư sĩ đúng nghĩa trong Phật Pháp.

1/ Là Saddho, tức là có cái chánh tín, tức niềm tin đi với trí tuệ.

2/ Là silava, có căn bản đạo đức từ việc gìn giũ 5 giới, 8 giới.

3/ là Na kotuhalamangaliko hoti kammam pacceti no mangalam, có nghĩa là không mê tín dị đoan, tin tưởng quàng xiên, chỉ tin nghiệp lý. Ở đây mình học thêm được 1 chữ nữa nha, nay mình học được cái chữ kotuhalamangaliko có nghĩa là mê tín dị đoan, sẵn đây học thêm chữ mới nữa. Mình là Phật tử, Phật tử Nam Tông mà trong khi đó những từ quan trọng mà mình không biết, giốt gì thì giốt, lười gì thì lười nhưng mà mấy cái chữ này phải biết chứ.

4/ na ito ca bahiddha dakkhineyyam gavesati , tức là không đi tìm đối tượng tôn thờ ở ngoại Đạo,

5/ idha ca pubbakaram karoti , có nghĩa là luôn ưu tiên cho Tam Bảo, chữ pubbakaram là ưu tiên.

Như vậy thì có 5 cái này cộng lại thì mới được gọi là người cư sĩ, 1 là phải có chánh tín, 2 là phải có Giới, 3 là không có mê tín dị đoan, chỉ tin nghiệp lý, rồi cái số 4 là không đi tìm đối tượng tôn thờ ở ngoại đạo, rồi cái số 5 là luôn ưu tiên cho Tam Bảo. Nhớ nha, nhớ cái đó.

Người không có niềm tin nơi Phật Pháp thì nghe 5 cái này hơi kì kì, nhất là nghe 2 cái sau thì nghe hơi kì kì, giống như Đức Phật Ngài dạy mình chỉ biết có Ngài thôi. Thì sẵn đây tôi nói luôn, các vị xem kinh Upali- Trung Bộ sẽ thấy cái thái độ, quan điểm của Phật trong việc dạy đệ tử hành xử ra sao với ngoại đạo. Ổng muốn đi đến để vấn nạn làm khó Đức Phật trước mặt mọi người để thấy rằng Ngài không có như là người ta đồn thổi, nhưng mà khi ổng đến, ổng gặp Ngài rồi, ổng được Ngài cảm hóa, ổng trở thành Phật tử. ổng có thưa với Ngài cái chuyện này: trước đây con theo ngoại đạo, con hộ trì, cung dưỡng, nuôi cơm , nuôi áo cho họ. Giờ con là đệ tử Thế Tôn, bây giờ con mà buông họ thì coi cũng kì, họ nói con giống như là có mới nới cũ, nhưng trong lòng con giờ chỉ có Tam Bảo thì làm sao mà con quay lại với những đối tượng như vậy được, thì bạch Thế Tôn, con phải làm sao đây. Thì Đức Phật dạy thế này: “xưa giờ họ vẫn xem ngươi là cái giếng nước, là nguồn sống thì nay hãy tiếp tục là cái giếng nước, cái nguồn sống cho người ta, cái chuyện đó nó không hề ảnh hưởng gì đến cái việc ngươi là một người Phật Tử, bởi vì giúp ai cũng là giúp”. Xem lại nha, xem kinh upali, Trung Bộ sẽ thấy thái độ và quan điểm của Đức Phật dạy đệ tử hành xử ra sao với ngoại đạo. Rồi, thì ôn cho bà con chút chút cho vui zậy đó. Cái đó là phần lẽ ra phải nói ở kinh trước, nhưng hôm qua hết giờ nên mình ngưng luôn.

Giờ mình qua Kinh khác, Bài kinh canut.. ông này ổng cũng hỏi Đức Phật câu hỏi giống như vậy. Bây giờ mình học đoạn 8 đi, cái nào giảng rồi tôi không giảng nữa. Đoạn 8 và đoạn 9, nội dung là Khẳng định GIÁ TRỊ CỦA THIỆN PHÁP VÀ SỰ TAI HẠI CỦA ÁC PHÁP, chỉ vậy thôi. Ở đây, chúng tôi cũng phải mở ngoặc nó thêm một chút xíu về cái chuyện này. Cái tinh thần mà gọi là “làm lành lánh dữ” đó thì phải nói là nó phảng phất, nó bàn bạt,nó lan man khắp các nền văn hóa, tâm linh tín ngưỡng từ xưa đến giờ, trước và sau khi Đức Phật ra đời. Đối với nhân loại trên hành tinh này thì cái chuyện đó không có gì lạ hết á. Nhưng mà ở đây, Đức Thế Tôn, Ngài xác nhận lại trong tư cách của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác, một cái người mà mắt nhìn thấu muôn cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời. Chứ còn bây giờ mà 1 anh nhà quê không biết chữ, thì ảnh cũng có thể mở miệng ra nói cái đạo lý làm lành lánh dữ, một học giả, một thương gia, một cô kỹ nữ, một người lao động, ai cũng có thể nói ra cái đạo lý này hết á. Nhưng ở đây, trong tư cách của 1 vị Chánh Đẳng Chánh Giác, mà trong Kinh nói rằng là Ngài có những điều đặc biệt sau đây mà người khác không có, thứ 1 là với cái thần thái, đạo phong của 1 người mà coi như hiểu biết tất cả mọi sự ở đời và thành tựu tất cả mọi đức tánh. Và có một chi tiết nhỏ xíu xìu xiu, đó là trogn 32 tướng của Ngài, Ngài có một cái tướng độc đáo, đó là tướng lưỡi dài rộng, và hàm răng Ngài có 40 cái, hai cái tướng này nó cho phép Ngài có một cái uy thần lạ lùng lắm, là cái người ghét Ngài cách mấy, bài bác, dè bỉu, dèn xỉn Ngài cách mấy, nhưng mà khi Thế Tôn đã nói ra thì người ta phải tin thôi! ghét gì thì ghét. Nhiều và rất nhiều chỗ trong Kinh, ngay cả những ngoại đạo thù ghét Ngài thì họ vẫn phải xác nhận cái này “Sa môn Gotama không bao giờ nói dối”. Đặc biệt như vậy. Cho nên cái bài Kinh này, nếu mà chúng ta biết được thêm cái chi tiết đó thì chúng ta mới thấy cái chỗ này đặc biệt. Đức Phật, Ngài khẳng định,xác định rằng thì là ” Này Anan, ta khẳng định cái Thiện là cái chuyện phải thực hiện, cần thực hiện, nên thực hiện. Còn cái ác là cái điều cần phải tránh, nên tránh”. Và Đức Như Lai ngày thành tựu 4 cái Pháp vô sở úy, có nghĩa là 4 cái Pháp đem lại cho Ngài sự tự tại vô ngại giữa các đám đông, thì trong đó tiếng Pali là Vesarajja dhamma, tôi nói gì kệ tôi, bà con cứ vào tra google tra là thấy 4 chữ này, 4 cái Pháp gọi là vô sở úy của Chư Phật. 1/ Không e ngại ai nghi ngờ sự chứng đắc của mình. Đặc biệt như vậy! Giống như bây giờ đó là các vị thấy một nhà Sư uyên thâm Phật Pháp, nhưng mà bây giở ổng sơ thiền ổng không có,thì bây giờ nói gì thì nói chứ còn khi mà ổng lâm trọng bệnh, nằm trên giường chết thì bản thân ổng, ổng cũng không chắc ổng sẽ đi về đâu? tại vì tối thiểu chỉ có người có sơ thiền thì họ mới biết họ đi về đâu. Bởi vì, đắc sơ thiền mà nếu giữ được đến giờ cận tử thì chắc chắn họ phải về phạm thiên rồi.Nha, đó là dổm đó, là phải sơ thiền. Xịn là phải sơ quả, thì biết chắc là mình không bị đọa.Còn ngoài ra phải nói, không có ai tin chắc chắn cái sở đắc của mình, cho nên chỉ có chư Phật, thí dụ ngay cả một ngài đệ tử thinh văn đi, các ngài biết chắc các ngài không có đọa, nhưng mà phải nói rằng các ngài có thể hoàn toàn gặp khó khăn khi gặp những đối thủ nhanh trí hơn mình, ma giáo hơn mình. thí dụ như trong Kinh nói, suốt 12 năm trời, toàn kinh thành Sagala hoàn toàn vắng mặt các tỷ kheo, tu sĩ ngoại đạo chỉ vì ai cũng e ngại đối thoại với vua millinda, sau đó phải nhờ Ngài Nagasena ra mặt để cảm hóa vị vua uyên bác và nghịch ngợm này. Khiếp chưa. Tức là riêng về vị Chánh Đẳng Chánh Giác thì không, cái sự chứng đắc của Ngài không có đối thủ. Có lần đó, vương tử Bodhi con của vua A xà thế đến hỏi Đức Phật “Bạch Thế Tôn, con được nghe nói Thế Tôn là Nhất Thiết Trí, Bậc Toàn Giác, là cái gì cũng biết. Vậy thì khi có người hỏi Thế Tôn chuyện này chuyện kia, Thế Tôn có phải suy nghĩ trả lời hay không?” Thì Đức Phật, Ngài hỏi rằng ” Hoàng tử có biết nhiều, biết rành về xe cộ,hoàng tử có biết nhiều về chiếc xe này không? cái này là cái gì? công dụng nó là cái gì? hoàng tử có biết không?”thì nói là ” Bạch Thế Tôn, con rất là rành chiếc xe này, không có bộ phận nào trong đó mà con không biết, nó tên gọi là gì, được làm ra với tác dụng gì,gắn ở đâu, con biết”.- “Như vậy thì khi có người hỏi người về những cái thứ phụ tùng, linh kiện trong đó ngươi có cần suy nghĩ không?”.- “Dạ Bạch Thế Tôn, không, bởi vì con làu làu, cái này là đầm, cái này là niềng, đầm, vành, trục… cái giống gì con cũng biết”. Thì Đức Phật mới nói ” cũng vậy đó, với cái sự chứng đắc của Như Lai, là 1 vị Chánh Đẳng Chánh Giác, thì Như Lai không có phải suy nghĩ đắn đo khi trả lời bất cứ nguy nan nào của chúng sanh trong 3 cõi”, và Ngài nói luôn ” này vương tử bodhi, tất cả những gì mà chúng sanh gọi là suy tư, cảm nhận, tưởng tượng, hình dung, hiểu biết, nhận thức, thì tất thảy không nằm ngoài cái biết của Như Lai”. Khiếp như vậy, tức là kể cả các hành tinh, thế giới mà ở đó người ta không ăn uống như mình ở đây, thí dụ người ta uống dầu lửa, tắm bằng a xít, thí dụ như vậy, rồi cái cảm nhận của người ta ở đó ra sao, rồi có những chúng sinh kỳ hình dị dạng, họ thấy cái lỗ mũi nằm trên trán mới đẹp, thí dụ như vậy, thì tất cả những quái gỡ đó là không có cái gì lạ đối với ngài, còn mình, mình là thiểu kiến đa quái,khi biết ít thì cái lạ nó nhiều. Còn ngài thì không có cái gì ngài thấy lạ hết. Ngài biết con dòi nó thích ăn cái gì, con sâu nó thích ăn gì, con voi thích ăn gì, con cá nhà táng thích ăn gì, dân ả rập họ thích ăn cái gì, phạm thiên họ hoan hỉ trong cái gì, dục thiên thích cái gì, dạ xoa – càn thát bà-kim tứ điểu-long vương-cưu bàng trà mỗi loài thích cái gì, ghét cái gì, Ngài biết hết á. Cho nên Ngài nói là Như Lai vì thông suốt hết tất cả pháp giới cho nên Như Lai không có phải suy nghĩ khi trả lời bất cứ nguy nan, vấn nạn nào của tất cả chúng sinh. Cho nên ở đây khi mà Ngài xác nhận rằng ” này anan, hoặc là này các tỷ kheo, ta khẳng định rằng thiện là cái phải làm, và ác là cái nên tránh là Ngài nói bằng cái tư cách, nói từ cái vị thế của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác, nha, nó quan trọng cái chỗ đó, chứ còn cái đạo lý làm lành lánh dữ thì đời đời nó bàn bạt, nó phảng phất, nó lan man, khắp nơi ai cũng biết, ai cũng nghe. Nó đặc biệt cái chỗ đó, cho nên đây là lời nói của vị Chánh Đẳng Chánh Giác, vô phúc là mình không gặp được Ngài, chứ nếu mình găp được Ngài thì chỉ một, hai câu của Ngài đủ để mình sống suốt đời. Thí dụ như “khổ” ngài chỉ nói mình một cấu thôi “khổ vui đều là chiêm bao con ơi, thích ghét chỉ là ảo tưởng con ơi” một phát một là xong, ôm cái câu đó về là sống suốt kiếp, thích và ghét, khổ-vui chỉ là chiêm bao thôi con ơi, cái cây này bao nhiêu ông thầy Tăng Ni đều có thể nói, nhưng mà cái ép phê thì không, còn mình nhìn ngài thì mình đã thấy không còn muốn giữ cái gì trên tay hết, nhìn ngài rồi, mái tóc trên đầu mình còn không muốn giữ nữa, đôi dép mà mang dưới chân, mình còn muốn tháo ra để được đi đầu trần chân đất. Tôi còn nhớ có một cái vị tỳ kheo, lúc đó ngài mới vừa cấm thôi, mới vừa cấm chư Tăng giác chiều không có ăn, lúc đầu thì ngài không có cấm, tại có nhiều vị buổi chiều đối ăn, mấy vị phàm đó, chứ còn Thánh thì không. Tất cả các vị thánh từ Tu đà hoàn trở lên, Thế Tôn sống ra sao, thì các vị sống y chang như vậy. Còn riêng mấy vị phàm thì giác chiều đói quá, có ôm bát đi, có. Thì lúc đó Đức Thế Tôn mới cấm, Đức Thế Tôn mới nói rằng “từ nay về sau các tỳ kheo không có ăn chiều,ngày ăn một bữa thôi” tức là stop trước 12h, ngài không xài chữ 12h, tức là trước giữa ngày đó, trước giờ ngọ đó. Thì lúc đó có 1 cái vị tên là ngài bhaddali, xem kinh này trong Trung Bộ. Thì cái vị này nè, cũng tiếp tục đi bát, thì khi mà chư tăng biết cái chuyện đó mới vào thưa với Phật. Thì Đức Phật đã nói câu này “này bhaddali, nếu mà một cái vị tu đà hoàn thôi, tức là tầng thánh thấp nhất, mà Như Lai có kêu họ nằm xuống để mà Như Lai dẫm chân lên họ, họ vẫn hoàn toàn vui vẻ và vâng phục, đấy. Hoàn toàn vui vẻ và vâng phục, một cách tự nguyên, và ngay cả bản thân tôi, thì phải nói nếu vì một lý do nào đó mà Thế Tôn ngài ngõ lời như vậy, thì tôi nghĩ là tôi có thể chết cho ngài chứ đừng có nói cái chuyện dẫm lên người của tôi, nha, mà may mình là còn phàm đó. thì ở đây ngài nói “này bhaddali, nếu mà một cái vị tu đà hoàn thôi, tức là tầng thánh thấp nhất, mà Như Lai có kêu họ nằm xuống để mà Như Lai dẫm chân lên họ, họ vẫn vui vẻ làm theo thì xá gì cái chuyện mà Như Lai đề nghị bỏ cái bữa ăn chiều mà tại sao ngươi làm không được”. Chỉ một câu nói này thôi, thì vĩnh viễn từ đó về sau tôn giả bhaddali cho đến khi đắc A la hán không còn ăn chiều nữa, chỉ 1 câu đó thôi, khiếp như vậy. Một người đã hiểu Phật, hiểu Pháp rồi, thì họ trọn vẹn niềm tin, và niềm tin đó không phải cái sự mù quáng, cuồng tín, quàng xiên, mà họ hiểu rõ Thế Tôn là đại diện, tiêu biểu, biểu trưng, biểu tượng cho Chánh Pháp, cho Thiện Pháp, cho cái lành ở đời. Và như hôm qua tôi nói “ta sống thiện không phải là vì đối tượng ta hành thiện là ai, mà ta sống thiện bởi vì ta là ai.” không biết trong room có hiểu câu này không ta, khi mình hiểu Phật Pháp đến một cái mức nào đó, thì ta thấy cái câu này, ta hành thiện, ta vị tha, ta chơi đẹp. Ta có nghĩa cử đẹp với người khác không phải là vì đối tượng đó là ai, mà bởi vì ta là ai, cho nên ta không giết.Ta là ai, nên ta không có trộm cắp, không tà dâm, không vi phạm các học giới, ta không làm các điều ác trong tam nghiệp, nha. Cho nên cái bài kinh này rất là xuất sắc, rất là sâu, nha, hiểu rộng hiểu sâu thì bài Kinh này mới phê, chứ còn mà lơ mơ, lơ mơ, cái vụ làm lành lánh dữ này ở đâu cũng có, đời nào cũng có, đạo nào cũng có thì bài kinh này có gì đây hay nhưng mà thấm thía mấy cái kia thì mới thấy nó xuất sắc. nha.

Đoạn 10 và 11 nói về lý do Đạo mất và còn, đã chưa.Cái bài kinh này nó dài sọc, tui gom nội dung lại có 2 thôi, nói về lý do Đạo mất và còn, Đạo mất tức là sự hưng vong của Chánh Pháp, Phật Pháp. Xem thêm Tăng Chi Bộ, phần 5 Pháp. Ở trong đó Đức Phật ngài kể 1 loát các lý do dẫn đến việc mạt Pháp. Mạt Pháp là sao? Ở đây cái tinh thần của Chánh Pháp muôn đời là vậy,nhưng mà “mạt” ở đây là cái thời kỳ mà người ta không còn biết tới nữa, thì gọi là mạt Pháp. Chứ không phải mạt pháp ở đây nghĩa là cái cây nó héo, mà là người ta không còn biết tới cái cây đó nữa.Không biết trong room có hiểu cái này không ta? Mạt pháp có nghĩa là không còn người biết tới nữa chứ không phải Pháp không còn giá trị nữa. Thí dụ như bây giờ, cách đây 500 năm về trước, thì bao nhiều vấn đề khoa học bây giờ nè, thì nó đã có rồi, nguyên tắc, công thức, định lý gì gì đó, toán lý hóa lúc đó đã có rồi. Không cần đến mấy ông như là Ác-si-mét(Archimedes), Ơ-clít (Euclid)… không cần mấy ông đó nó đã có rồi,trước khi mấy ổng ra nó đã có rồi. Nhưng, lúc đó người ta không biết,thì nhờ mấy vị đó ra đời thế là nhân loại bèn biết tới mấy cái này. Nha. Thì ba cái công thức, ba cái định lý,ba cái nguyên tắc mà làm nên cái iphone bây giờ, samsung note 8 bây giờ nè, nó là luật trời đất bao đời muôn thủa rồi, nhưng mà cái chuyện mình phanh phui, mình vạch rõ, mình phát hiện, mình phát minh, mình lôi nó ra từ trong cái bóng tối của thiên nhiên để mình thực hiện ra những cái sẳn phẩm thì đó là cái chuyện mới đây.Nha. Thì mạt pháp là vậy đó, mạt pháp. “Pháp” là muôn đời công thức của trời đất, chứ không có gì hết trơn. nhưng mà “mạt” ở đây là lúc người ta không biết tới nữa. 

Thì Đức Phật ngài dạy rằng có 2 lý do dẫn tới chuyện mạt pháp.

1/ là (bây giờ mình phải xài cái chữ mới thôi) nguyên văn kinh điển không có được giữ nguyên, bị thêm bớt, sửa chữa tùy tiện.

2/ là ý nghĩa của kinh điển bị diễn dịch, giải thích tùy tiện, không có cơ sở căn bản.

Đây là 2 lý do, chứ còn trong đây bà con phê lắm, bà con đọc bị đuối á. 1/ là văn cú bị đảo ngược, 2/ là ý nghĩa bị hiểu lầm.

Thì ở đây tôi mới nói bằng cái ngôn ngữ của mình. Một là nguyên văn kinh điển không được giữ nguyên, bị thêm bớt, sửa chữa tùy tiện. Tôi ví dụ như này, 1 đoạn nhỏ xíu thôi, là ở trong kinh Chiếc bè, ở Trung Bộ có cái câu này ” Này các Tỳ Kheo, những gì mà các ngươi đã học hỏi, đã thọ trì để mà từ đó có cái hành trang tu tập phải được xem là chiếc bè qua sông, qua sông rồi thì bè phải bỏ lại. Này các Tỳ kheo, Chánh Pháp còn phải bỏ, hà huống là phi Pháp(Ác Pháp)”.Các vị thấy cái câu này chưa. Nhưng bây giờ người ta nhớ không có rõ, người ta lật ngược lại: “Ác Pháp còn phải bỏ huống chi là Chánh Pháp”. Các vị coi cái câu này nó kì lắm. Các vị thấy cái câu này nghĩa có giống không ta? tôi thấy hình như là hơi khác, phải không ta. Tức là cả 2, Ngài kêu mình bỏ hết. Cả hai đều bỏ hết nhưng mà đảo ngược trật tự câu nói, trật tự của 2 vế thì cái ý nghĩa nó khác đi so với bản gốc. Tức là những gì các ngươi học hỏi, thọ trì đều phải được xem là chiếc bè qua sông thôi, qua sông rồi thì bè nào cũng phải bỏ lại hết á. Thì Phật Pháp, kinh điển là lý thuyết, là tấm bản đồ, mình học được bao nhiêu mình hành trì bấy nhiêu, nhưng mà khi mình mà lại hiểu đó là kiến thức của tôi, vinh dự của tôi, là cái hay của tôi, là trí tuệ của tôi, là sở đắc của tôi, thì là bậy rồi. Sẵn ở đây tôi cũng xin thưa với quý vị 1 chuyện nho nhỏ, mà tôi cũng rất là bận tâm. Đó là lâu nay và đặc biệt gần đây, khi mà các phương tiện truyền thông như là Paltalk, facebook mà được sử dụng rộng rãi, dễ dàng, rộng rãi nhanh chóng mọi nơi thì nó bèn xuất hiện ra cái hiện tượng là có những vị muốn mở nhà hàng mà chỉ có trong tay toàn đồ hộp với đồ khô, bún với hủ tiếu phở làm sẵn thôi.Uhm, nó khổ vậy. Cho nên đêm hôm qua, có một người Phật tử gửi tôi 1 clip, tôi đọc, tôi nghe mới hết hồn. Vị này nói rằng, tự trước hết vị này nói rằng “bản thân tôi, tôi tức là vị đó đó, không có học về A tỳ Đàm, bởi vì cái Atydam này nè, là được thuyết trên Cõi Trời cho Chư Thiên. Mà vị này thay vì nói cõi Đao Lợi, thì vị này nói lộn, vị này nói cõi Đâu Suất, mà cõi Đâu Suất toàn là cái chỗ của các vị Bồ Tát không à, cho nên cái đầu, cái não của mình phải cỡ các vị Bồ Tát mình mới hiểu được cái Atydam. Và vị này xác nhận là vị này không học là bởi vì, vị này tự xét rằng mình không bằng các vị Bồ Tát, đó là cái luận điểm thứ 1. Cái luận điểm thứ 2, vị này nói rằng là “học cho nhiều mà không hành á…”, cái câu nói này nó hay mà nó nguy hiểm. Vị này nói là “trong Kinh nói rằng: học nhiều mà không có hành á, là rỗng không”, cho nên vị này chủ trương là mình không có cần học gì hết, mình chỉ cần tập trung cái pháp môn hơi thở thôi, chứ mình học cho nhiều mà mình không hành hết các điều mình học thì cho nên vô ích. Thì tôi nghe đó, tôi giật mình. Tôi giật mình là nếu 1 người sơ cơ mà nghe cái đó, mà họ tin theo thì chết rồi. Nếu mà cái này mà qua tới Miến Điện, Tích Lan mà họ nghe một ông sư việt nam mà nói như vậy thì không biết họ nghĩ ra sao. Tôi nói cho các vị nghe, tôi thưa các vị, tôi hỏi các vị một chuyện nhỏ xíu thôi, đó là tôi được các vị nhắc nhở về cái vấn đề vệ sinh và dưỡng sinh. Thì tôi có nói thế này, biết chi cho nhiều những chuyện đó, trong khi mình ăn uống không cẩn thận, thuốc men không cẩn thận, không vận động, không coi nặng cái vấn đề dưỡng khí, phơi nắng, nước dùng thì bao nhiêu kiến thức y học không có xài được. Sau khi tôi nói xong, tôi phủ nhận toàn bộ cái lý thuyết, những nguyên tắc về y học, về thuốc men. Tôi chỉ chủ trương xài thuốc nam theo kiến thức hai lúa và úp nếp của tôi, thì các vị nghĩ làm sao. Tôi cho dù cái vị bác sĩ đó, ổng có nghiện ngập, có chích hút,có như thế nào đi nữa nhưng mình không có thể nào mà mình đem một cái lý thuyết rất đổi dân gian mà mình đem mình đánh bạt đi cái vai trò, cái giá trị và cái ý nghĩa của nguyên một cái nền y học của thế giới. Nha, cái đó rất là nguy hiểm, rất là nguy hiểm. Tôi xin thưa lại 1 lần nữa, cho dù tôi có là 1 người cư sĩ 8 vợ và 12 con, nha, nhưng mà tôi cũng phải học giáo lý à. Bởi vì nếu không biết giáo lý mà chỉ cắm đầu vào đó, chỉ một pháp môn niệm Phật là đủ rồi, niệm hơi thở là đủ rồi. Thì bữa nay nghe nó ok, nhưng một lúc nào đó,tôi ngồi lại một mình tôi với cái đầu, cái não trọng phàm phu của tôi, có biết bao nhiêu là vấn đề mà tôi không thể hiểu ra thì lúc đó cái pháp môn hơi thở, niệm Phật có giúp được cho tôi hay không? Và nếu nói rằng chỉ cần hành trì một thứ thôi thì tôi xin thưa, cái câu nói này không sai nhưng mà nó rất là nguy hiểm. là Bởi vì, ai trên đời này mới có tư cách nói câu đó, khi nào là một bậc Thánh á, họ mới có quyền nói câu đó. Họ nói rằng không cần học nhiều, chỉ cần tu tới nơi tới chốn 1 thứ thì đã ok rồi. Nhưng nếu mình là phàm phu, chưa gì hết mà mình đã phủ nhận toàn bộ những thứ mà mình không biết thì cái này nó hơi kẹt. Các vị còn nhớ “đoản kiến” nó có 3: 1/ là vô nhân kiến – cho rằng mọi thứ ngẫu nhiên mà có, không hề có cái khái niệm nhân duyên và điều kiện hỗ trợ. 2/ là vô hành kiến – cho rằng thiện ác không có khác nhau, vấn đề thích hay không thích, làm hay không làm thôi. nhưng là cái thứ 3 mới ghê, 3/ là vô hữu kiến – là phủ nhận triệt để, toàn diện những gì mà bản thân mình không hiểu được, không chứng minh được. Thí dụ như nghiệp báo, luân hồi, niết bàn, thánh nhân, đắc chứng, thánh trí, bla bla… kiếp trước kiếp sau, thiên đường địa ngục. Thì bất cứ cái gì mà tôi không chứng minh được, tôi không thấy được có nghĩa là nó không có, thì cái nhận thức này được gọi là vô hữu kiến, tức là đoản kiến đó các vị biết không. Nó nguy hiểm lắm, nên khi nói đến chỗ mạt pháp thì tôi cũng phải thưa rõ. Đó là có nhiều chỗ Đức Phật ngài dạy có nhiều lý do, nhiều nguyên nhân dẫn đến mạt pháp mà ở đây nè, trong cái đoạn kinh này thì Ngài nói đến 2 lý do thôi, nó 2 là nói gọn chứ không có ít đâu. Gọn chứ không phải là thiếu, mà gọn có nghĩa là đủ 1 cách đơn giản, nha. Đủ 1 cách đơn giản thì gọi là gọn, còn nếu đơn giản mà thiếu thì người ta không gọi là gọn, nha. Có nghĩa là, thứ 1 là về nguyên văn Chánh Điển, bởi vì Kinh Điển chỉ có 2 thôi, nguyên văn và nghĩa lý. thì nguyên văn không được tôn trọng và thứ 2, nghĩa lý bị diễn dịch tùy tiện,nha. Và tôi cũng xin van xin hoặc là năn nỉ tất cả Phật giáo đồ, là làm ơn đừng có hiểu Kinh điển theo cái kiểu mà tra từ điển là chết. Nha. Như có bữa đó, tới nay tôi còn nhớ cái người họ hỏi tôi “tại sao có những cái từ trong phật pháp không thấy trong từ điển Nguyễn Văn Lân là tôi hết hồn rồi. nha, và chưa kể mình cứ mở cái bản dịch tiếng việt ra là mình cứ đem vốn liếng tiếng việt ra mình hiểu Kinh điển là tiêu Kinh điển. Y kinh giải nghĩa thì tam thế Phật oan, mà ly Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết. Cứ ôm chặt từng chữ mà hiểu là nói oan Chư Phật, Chư Phật có nói như vậy bao giờ đâu. Tuy nhiên, rời Kinh một tí ti là đã nói lời của ma rồi, thưa quý vị, nha. Và 1 chuyện nữa, nó quan trọng lắm quý vị à, là mình giốt, mình hiểu sai. Trước là hại cho mình, sau là hại cho người khác. Và chẳng những hại đời này mà còn hại nhiều đời nhiều kiếp.

Tôi bây giờ cố nhắc đến một chuyện mà tôi vừa ngậm ngùi vừa xót xa, mà có cái hơi tức tức. Là biết bao nhiêu người đi chùa mấy chục năm mà một tí ti căn bản giáo lý không có. Tôi có biết một người ở Houston, coi như là rất là rộng tay, rất là hào sảng để bố thí mà giáo lý thì chớ thèm học 1 chữ, cho đến bây giờ vẫn còn tin mẫu, quý vị trong room có biết thờ mẫu, thờ mẹ, thờ mấy cái bà mà ngay cả nguồn gốc sử học đã là mơ màng rồi còn cương lĩnh giáo lý là coi như trớt quớt. Bởi vì, thờ mẫu, tín ngưỡng mẫu á,tứ mẫu, niềm tin tứ phụ gì ở ngoài Bắc, mà Phật tử Nam Tông nha, đọc kinh pali nha, mà cứ quỡn quỡn về nước là đi kiếm mẫu này mẫu kia, đền này miếu nọ, mà có lần bả kể tôi nghe mà tôi dòm sững bả, bả nói, bả vừa kể bả vừa khóc, bả nói “trời ơi, con về tới nơi con nghe nói mẹ bây giờ đang sống khổ lắm, mẹ ở trong cái nhà lá mà coi như là không có ai lo hết”. Tôi mới ngạc nhiên, tôi mới hỏi :”mẹ nào cô”, tại tôi biết cái đó chắc chắn không phải của bả rồi. Thì bả mới nói “Dạ, thì mẹ đó, mẹ mà con thờ đó, bây giờ mẹ xuất hiện lúc thì ở thân này, lúc thì ở thân kia, mà bây giờ con về con gặp thằng honda ôm , thì nó nói bây giờ mới phát hiện ra thêm một mẹ nữa, ở đâu ở trong bưng trong biền gì đó, bây giờ nghèo giữ lắm, mà giờ mẹ quỡn quỡn là mẹ ợ, mẹ ngáp rồi bắt đầu mẹ nói tùm lum tà la…”, thì đó phật tử Nam Tông mà như vậy thì thiệt tôi cũng bó tay.nha. Cho nên nhớ cẩn thận, khi mà các vị giàu có, có nhan sắc, có tiền bạc, có sức khỏe, có uy tín, có tiếng tăm gì đi nữa nhưng nếu mà cái nhận thức của mình về đời sống, về đạo đức,về vũ trụ, về nhân sinh mà nó có vấn đề đó, thì mình chỉ là con chuột ở trong cái chuồng bằng vàng thôi, là vì sao? Vì toàn bộ đời sống của chúng ta nó được thiết lập trên nền tảng nhận thức, kính thưa quý vị. Tức là tôi rất là giàu, tôi 8 cái bằng đại học, tôi có 15 tỷ ở trong nhà băng, tất cả những gì mà người ta ao ước tôi có hết á, nhưng có một điều tôi tà kiến. 1 là tôi không tin cái gì mà tôi không chứng minh được. 2 là tôi tin tùm lum tà la, quàng xiên ông tà ông táo. Thì các vị tưởng tượng một cái ông tỷ phú mà có 8 cái bằng Tiến Sĩ mà trong nhận thức có một cái lỗi như vậy đó thì các vị nghĩ cái đời sống tinh thần của tôi nó trục trặc cỡ nào, nha. Cho nên, ngày nào Chánh Pháp còn ở đời thì chúng sanh còn được sống trong nguồn sáng và Chánh Pháp sẽ mất đi, khi mà cái người kế thừa là chúng ta mắc vào một trong 2 cái lỗi này, 1 là không tôn trọng nguyên văn, trật tự câu cú trong Kinh điển,Chánh văn. 2 là tùy tiện giải thích, suy diễn, diễn dịch ý nghĩa của Kinh điển. Rồi. 

Bây giờ, tiếp theo là Phẩm người ngu, từ đoạn 1 đến đoạn 10.Thì ở một cái đoạn kinh khác, Đức Phật ngài có dạy thế này, chắc chắn ai đọc Kinh tạng sẽ nhớ chỗ này: ” Cái ánh bình minh là cái biểu hiện cho biết một ngày mới sắp đến; cái ánh hoàng hôn cho biết là một ngày cũ sắp qua; mây đen, gió, hơi lạnh biểu hiện cho biết trời sắp mưa.vv…” Cái gì trên đời này, trước cái sự xuất hiện của nó, nó cũng có những dấu hiệu, hiện tượng. Và một cái hoa, một cái trái, một động vật, thì luôn luôn có những cái mùi, màu, biểu trưng, biểu tượng để người ta nhìn vào người ta đoán ra nó. Thì cũng vậy, tức là điềm báo trước hoặc là cái hiện tướng biểu lộ ngay trước mắt. Thì ở đây, Đức Phật, Ngài dạy rằng ” Đời nó có 2 hạng, người trí và người không, không có trí, ở đây xài chữ “ngu” thì nó nặng quá đi, cho nên tôi mới dùng chữ “người trí” và “người không có trí”. Chữ “trí” ở trong Đạo Phật không có nghĩa là bằng cấp, học vị, lanh lẹ, mà chữ trí ở đây có nghĩa là người biết nhận thức phải quấy, thiện ác, nên và không nên, biết nghĩ đến cái việc gì có thể hại mình hại người để tránh, việc gì lợi mình lợi người để làm, lợi ích đời này và đời sau, thì tất cả những cái đó cộng lại được gọi là người trí.Nha, mình phải định nghĩa như vậy.

Thì Đức Phật ngài trước hết, trong cái đoạn kinh số này nè, Ngài dạy “trên đời này cái người thiếu trí thì có 2 trường hợp, 1 là không thấy được lỗi mình, 2 là được nhắc nhở cũng không chấp nhận”, cho dầu mình có tệ đó, mình lọt vào cái hạng thứ 1, là không thấy được lỗi mình thì ít ra mình cũng phải né được cái trường hợp thứ 2, không tự thấy được lỗi mình nhưng nếu được người khác họ nhắc thì cũng ráng mà hiểu ra để mà sửa chữa. Còn đằng này mình lọt vào cái hạng thứ 1 là không có khả năng tự thấy lỗi mình, mà mình lại kiêm nhiệm luôn cái loại 2 nữa, đó là có người khác nhắc cũng không thèm chấp nhận thì hết cứu, nha. Trong Kinh, cũng Tăng Chi nữa, thì Đức Phật ngài dạy “có người mà họ lọt xuống cái hố phân ấy, họ lọt đến cái mắt cá, đến đầu gối, đến thắt lưng, ngài còn cứu được; lọt tới ngực, tới cổ, ngài cứu được; thậm chí ngập qua khỏi trán, ló một cái chút xíu búi tóc, ngài cũng còn cứu được”, bởi vì chỉ cần ló ra một chút ít gì đó, ngài biết người ta ở đâu, ngài có chỗ ngài nắm, nhưng ngày nói “có những người họ lọt vào hố phân, hố sình mà sâu tới mức một sợi tóc cũng không ló lên thì người ta biết đường đâu mà người ta cứu” Thì ở đây cũng vậy, chúng ta có bất thiện cỡ nào đi nữa đó, thì nói một câu nó hơi nặng, nhiều người ghét chúng tôi thì họ sẽ chửi chết luôn,…mình có bất thiện cỡ nào đi nữa, mình cũng phải chừa một cái đường, đó là khi người ta nhắc mình hiểu chứ mình không có là, gọi là không tự thấy là đã đui rồi, mà người ta nói cũng không thèm nghe nữa là điếc, đó thuộc về khuyết tật bẩm sinh là mệt lắm, nha, mà đã người ta nói mà không hiểu lại đâm ra khùng nữa, vừa đui vừa điếc vừa khùng, nha. Cho nên cái biểu tượng của người ngu là gì, 1 là không tự thấy được lỗi mình, 2 là người ta có nói mình cũng trống trơ, trống trất như là gỗ đá. Và thế nào là người trí, người trí là người có 1 trong 2 khả năng sau đây, nếu có được cả 2 thì quá tuyệt, cái biểu hiện của người trí,1 là có khả năng thấy lỗi mình và cái khả năng thứ 2 là sẵn sàng chấp nhận cái sự nhắc nhở của người khác. Sự nhắc nhở có 2 trường hơp, 1 là sự nhắc nhở bằng thiện chí, 2 là sự nhắc nhở bằng ác ý, nếu mà người ta nhắc nhở bằng thiện chí hay ác ý mà người ta nhắc đúng thì thiện chí hay ác ý không quan trọng nữa, mà cái quan trọng nằm ở chỗ nó đúng. Còn nếu người ta nhắc nhở bằng thiện chí hay ác ý mà nhắc sai, thì coi như gió thoảng, coi như không nghe gì hết. Còn nếu mà người ta nhắc đúng, thì dầu là thiện chí hay ác ý, nha, tôi nó kể cả ác ý, người ta nói cho mình nhụt chí, người ta nói cho mình đau lòng, người ta nói cho mình mất lửa, cháy sạch năng lượng thì không sao hết, miễn là người ta nói đúng. Thì đó là bậc trí, 1 là có khả năng tự thấy lỗi của mình, 2 là sẵn sàng có khả năng đón nhận, lắng nghe sự góp ý của người khác, bất kể đó là thiện chí hay ác ý. Chứ còn mà theo tôi biết, có nhiều người họ nói thế này “biết nó nói đúng nhưng mà nó không có thương mình đâu, nó nói để nó chọc mình, nó chọc tức mình, nó nói cho mình nhụt chí đó” thì tôi không đồng ý cái này, miễn là nó nói đúng, dù nó là cái mũi thuốc Penicillin, đau thiệt, thì dầu cho cái người chích mình là người yêu của mình hay kẻ thù của mình, mà miễn là liều thuốc trụ sinh đó là cần thiết cho lúc này, thì nó đau cỡ nào cũng phải nhận, đó là kẻ thù chích hay người yêu mình chích thì cũng phải chấp nhận, bởi vì đó là cái liều thuốc mà mình đang cần, chỉ có người trí mới có đủ bản lãnh để sống đúng với 2 cái này, 1 là khả năng tự thấy lỗi, 2 là khả năng chấp nhận được lời nhắc lỗi của người khác. Kinh nói “người nhắc lỗi cho ta là người chỉ cho ta kho tàng” cái câu này phải nó là nó chua lắm, khó chấp nhận lắm, bởi vì người phàm mình khoái khen, khoái nịnh, khoái ngọt. Cho nên tôi nhớ “một cái lời ngọt ngào mà dối trá nó cũng dễ chấp nhận hơn cái lời chân thật mà nó làm cho mình đau lòng”. Rồi từ đó mới dẫn đến cái chuyện đàn ông yêu bằng mắt, thấy vừa mắt là khoái bất kể nội dung còn lại; còn đàn bà yêu bằng tai, có nghĩa là nàng nghe nói suông suông là nàng đội bàn thờ đi theo, thì cái đó là cái kiểu thông minh của mình á, yêu bằng mắt hay yêu bằng tai đều không xài được mà phải cảm nhận đời sống bằng trí, là vì sao? là vì trong cơ thể chúng ta không chỉ có mắt, không chỉ có tai mà mình có tim và có cái đầu nữa, nha. Cho nên khi mình có cả 6 căn mà mình chỉ tin con mắt mình không là coi như là mình xài có con mắt mà mình quên 5 căn còn lại; mà chỉ tin có lỗ tai mình không thì mình chỉ xài cái lỗ tai thôi và mình bỏ 5 căn còn lại. Như vậy thì gọi là khuyết tật tự nguyện, nha, nhớ nha, khoái, chỉ tin vào mắt, chỉ tin vào tai thôi, đó gọi là khuyết tật tự nguyện, mà bà già mình đẻ mình ra, mình đâu có khuyết tật đâu, các căn đầy đủ, nha, vậy mà lớn lên đành đoạn, đàn ông thì tin mắt, đàn bà tin tai như vậy là khuyết tật tự nguyện.

Rồi tới đoạn 3 đến đoạn 6, là Phật nói về 2 hạng người, khoan, Phật nói về 2 cái thái độ của chúng sinh đối với Chư Phật.Ở đây xài chữ Như Lai mà tôi lại dám nói là chữ “Chư Phật” là vì sao? Là vì Đức Phật Thích Ca chính là bóng dáng trung thực của Chư Phật ba đời mười phương, có nghĩa là Chư Phật ở không gian nào, thời gian nào thì về cái nội dung tâm linh, nội dung tinh thần thì hoàn toàn y chang như nhau về từ bi, trí tuệ, thiền định, đức hạnh; chỉ có khác nhau về cái hình thức vật chất, thí dụ như, có cái thời chúng sanh cao lớn, thời chúng sanh thấp bé, hoặc có những vị Phật ra đời nhằm lúc chúng sinh giàu sang, thịnh vượng, sung sướng như thời Đức Phật Di Lặc á, trên hành tinh này không có cái chuyện đói nghèo bệnh tật, ngày cả thiên nhiên cũng không có hầm hố, gai góc,độc trùng, mãnh thú. Cái thời đó như vậy, cây cỏ thì thôi, coi như trên trởi chỉ có mấy trắng, trời xanh, nắng vàng; ở dưới là thảm cỏ xanh, những bầy nai hiền, rồi bồ câu, rồi thỏ, rồi sóc, thanh thản, chung sống hòa bình, đó là những khác biệt của những Chư Phật chút chút cho vui. Chứ còn về nội dung tâm linh, tinh thần thì tất thảy Chư Phật ba đời mười phương đều giống y chang nhau, cho nên ở đây, từ đoạn 3 đến đoạn 6, Đức Phật ngài dạy có 2 thái độ của chúng sinh đối với Chư Phật là vì cái ý này, thứ 1 là ngài dạy rằng trên đời này có 2 hạng, 1 cái hạng người đối với Chư Phật, họ có thái độ xuyên tạc và thứ 2 là cái người không xuyên tạc Chư Phật. Tất cả chúng sanh chỉ có 2 thái độ đó thôi, xuyên tạc và không xuyên tạc. 

Hiểu sai Chư Phật. Thì sẵn cái chỗ này tôi đành cắn răng mím môi để nói 1 chuyện rất đỗi đau lòng, đó là đọc vào cái đoạn này mình mới hết hồn, mới giật mình thảng thốt khi mình nhìn lại hình như là trong số những người mà miệng nói tin Phật, thờ Phật, lạy Phật, tu Phật, học Phật, thương Phật, mến Phật, quý Phật là có không ít người lại lọt vào trường hợp xuyên tạc Phật. Vì sao? Là bởi vì trong đây có nói rất là rõ, đó là cái hạng số 1 là phủ nhận lời Phật và vinh danh một lời không phải lời Phật. Phủ nhận lời Phật có nghĩ là cái điều đó không có nói mà tại mình không có biết,mình ko có thích. Sẵn ở đây tôi cũng xin thắp nén hương lòng hướng về mọi người, thắp nén hương lòng là lòng tôi chân thành thiết tha, có Tam Bảo ba đời mười Phương chứng giám, và có long thần hộ pháp, cưu hoàng trà, …đó là có 1 trường hợp rất đau lòng, 1 vị tu nữ người Việt nam, có bằng tiến sĩ, đã đằng đoạn phán rằng “8 trọng pháp tỳ kheo ni là do đời sau đơm đặt, thêm thắt chứ một vị Phật đầy từ bi trí tuệ như Thế Tôn thì không thể nào mà đưa ra 8 trọng Pháp tỳ kheo ni hết”. 8 trọng Pháp là cái gì? Tiếng pali là garuthamma, tức là 8 điều kiện tiên quyết và bắt buộc mà 1 tỳ khoe ni buổi sơ thời Phật Pháp ( sơ thời là sao? Có nghĩa là đời Thế Tôn trụ thế hoàng dương có 45 năm chia thành 3 giai đoạn, sơ thời, trung thời và hậu thời. sơ thời là 15 năm đầu, trung thời là 15 năm giữa và hậu thời tức là 15 năm cuối ), thì trong buổi sơ thời mới có giáo đoàn tỳ kheo ni, là bởi vì lúc đó Đức Thế Tôn, ngài đã xét thấy sự có mặt của 1 ni chúng rất là nguy hại cho sự tồn vong của chánh Pháp,… tôi nói gọn thôi, vì sao thời Đức Phật có giáo đoàn ni chúng, là vì thời Chư Phật còn tại thế có quá đông thánh nữ, những vị cư sĩ nữ chứng la hán mà nếu họ ko được sống trong hình thức xuất gia thì họ bắt buộc phải viên tịch, niết bàn trong vòng 7 ngày, có chỗ nói 1 ngày có chỗ nói là 7 ngày , thôi bây giờ tôi lựa cái chắc ăn là 7 ngày. Tất cả những vị la hán nữ nếu ko được sống trong hình thức xuất gia thì bắt buộc phải viên tịch trong vòng 7 ngày. Đây là lý do mà tất cả chư phật ba đời mười phương đều phải có giáo đoàn ni chúng để không xảy ra tình trạng đó, nhưng mà chính Đức Phật, trước khi mà ngài chấp nhận thành lập ni chúng, ngài đã 3 lần từ chối ngài Anan, ngài nói ” giống như trong một cánh đồng mà có nhiều châu chấu, trong nhà có nhiều chuột, trong một gia đình thiếu bóng dáng đàn ông mà lại nhiều người nữ thì chỉ có hoạ chứ không có phúc”, các vị làm ơn xem lại trong kinh giùm tôi, không nữa 1 là vô google đánh giùm tôi cái chữ ” nguồn gốc ra đời tỳ kheo ni” hoặc là lên hỏi Ngài Hộ Pháp ở núi Dinh, nha. Ngài Hộ Pháp ở núi Dinh hoặc ngài Tịnh Giác ở chùa Giác Quang quận 8, tp Bác nha, coi có phải không. thì từ chối là vậy nhưng sau đó Thế Tôn vẫn chấp nhận với 8 điều kiện cho ni chúng được xuất gia, đắp y áo giống hệt như tăng chúng. Tỳ kheo ni 100 hạ cũng phải quỳ đảnh lễ tỳ kheo tăng mới tu. Tỳ kheo ni không có thể nào lấy tư cách gì mà ngỏ lời nhắc nhở giáo giới dạy dỗ cho tỳ kheo tăng, … tỳ kheo ni phải nhập hạ ở chỗ có tỳ kheo tăng để thường xuyên nhận được lời giáo huấn dạy dỗ, thì đại khái 8 cái điều này đại khái khẳng định 1 điều tỳ kheo ni là phải đứng ở vị trí số 2 trong hàng tứ chúng. Thì cái vị tu nữ này bây giờ đã là tỳ kheo ni rồi, vị này đành đoạn phán rằng 8 cái điều đó là do đời sau thêm thắt và đơm đặt. Đây là một cách nói rất nguy hiểm, vì vậy, trong cái đoạn 3 này Đức Phật ngài dạy có 2 hạng, xuyên tạc và không xuyên tạc. Xuyên tạc Ngài là cái điều Ngài có nói thì họ lại nói Ngài không có nói, mà cái điều Ngài không nói thì họ bèn phán là Ngài có nói. Có những cái cách phát biểu mà tôi cho là rất thiếu trách nhiệm và vô cùng nguy hiểm của không ít người, tức là mờ miệng ra là “bởi vậy cho nên Phật mới dạy” mà tui sợ nhất là cách nói đó, cứ mở miệng ra là ” bởi vậy cho nên Phật mới dạy…”, mà dạy cái gì thì cái phần phía sau là phần của họ. Cho nên đây chúng ta phải nhắc đến một bài kinh, là bài kinh Alaka, Phật dạy rằng thửa xưa có một ngôi làng tên là làng alaka, trong làng có một cái trống bằng da, thì mỗi lần làng có chuyện làng chuyện sở, thí dụ hôi họp, thôn quan, cúng tế cần họp mặt thì người ta bèn cho người đến đánh trống để dân làng đến tụ hội, mà cái trống đó xài lâu quá, cho nên chỗ nào bằng da thì có chỗ hư, chỗ nào bằng gỗ cũng có chỗ hư, thì chỗ nào da hư thì đắp da mới vô, chỗ nào gỗ hư thì đắp gỗ mới vô. Cứ như vậy đến một lúc coi như là cái trống cũ không còn nữa, nó chỉ còn lại cái tên là trống alaka thôi, nhưng mà cái da là gần như đã bị thay thế toàn bộ, phần gỗ, tang trống, mặt trống, thân trống, tất thảy đều là cái mới hết.nha, thì Đức Phật dạy “này các tỳ kheo, cũng sẽ có một thời mà cái Đạo của ta cũng lâm vào cái hoàn cảnh như vậy, sẽ có không ít người hậu thế bảo rằng đây là lời dạy của Phật, đây là lời dạy của Thế Tôn, đây là Phật ngôn, đây là Phật Pháp, nhưng cái nội dung ấy không có tinh thần, ý nghĩa hướng đến tinh thần cứu cánh giải thoát như là lời ta thửa ban đầu nguyên thuỷ”. Nha, cái này rất là quan trọng, nhưng mà lúc đó người ta vẫn gọi là Phật Pháp, Phật Ngôn, giống như cái trống kia, nó chỉ còn lại cái tên trống thôi, chứ còn da, gỗ coi như bị thay thế toàn bộ, nha, nhớ cái đó, rất là quan trọng. Thì ở đây Ngài dạy, trên đời này chỉ có 2 hạng người, thì đối với Chư Phật chỉ có 2 thái độ thôi, 1 là hạng người xuyên tạc Chư Phật và hạng người không xuyên tạc Chư Phật, mình mỗi ngày mình niệm phật, mình lạy Phật, mình cúng Phật, mà trong khi đó nếu mà mình không hiểu biết giáo lý thì trong cái hiểu của mình, trong cái nhận thức, trong cái quan điểm của mình về Phập Pháp có vấn đề, và khi mà mình có vấn đề thì mình viết lách, mình phát biểu là mình vô hình chung mình xuyên tạc Ngài mà mình không biết. Nha! Như tôi nhớ hồi tôi còn nhỏ, thầy Bổn Sư của tôi là hoà thượng Tịch Sự mới vừa tịch năm 1984, năm đó tôi mới 15 tuổi, tôi từ Long Thành về chùa của Thầy ở quận 6, tôi gặp cái bà Tư, bộ Tăng nấu cơm ở bên đó, bà gặp tôi bà khóc, tại vì bà gặp thì bà nhớ hồi xưa lúc Thầy còn thì tôi thường ghé ở đó, tôi nghịch lắm, hồi đó tôi còn nhỏ, khoảng 10 tuổi 11 tuổi, buổi trưa tôi không có ngủ, tôi đi tôi lấy mấy cái vòi nước tôi xịt tùm lum hết á, thành ra Ngài ra ngài la tôi, rồi có những ngày tôi học ở Sa Cảng, học với thầy Hộ Giác, giác trưa tôi ghé Phú Định thì ngài, có bữa ngài gặp tôi ngài nói ” xui rồi, trễ rồi, tới trễ rồi, bữa nay chùa có làm bánh xèo,,,” tôi còn nhớ những cái kỷ niệm đó, rồi ngài đi lên trên chánh điện, ngài hốt cho tôi mấy trái quýt,… có lần ngài hỏi tôi zậy chứ ” đi học bên Sa Cảng có học tiếng Thái ko” tôi nói “dạ có”, khi tôi nói vậy ngài nói tôi viết chữ “o” tiếng Thái cho ngài coi, cái tôi viết, cái ngài nói “viết vậy không có đúng” chữ o phải 3 phần, phần bụng phải 2/3, phần trên 1/3, rồi ngài lấy cái bút lông ngài viết cái chữ đó cho tôi…. Cái chuyện đó thì cái bà nấu cơm bà biết, cho nên khi bà gặp tôi, bà mới nhớ bà khóc, bà nói “không ngờ mới đây mà thầy bây giờ ngài đi mất rồi, mà sư có biết không Ngài của mình chân tu lắm, cho nên linh dữ lắm”, mà tôi hỏi các vị các vị có bằng lòng nghe cái đó không. “Thương nhau kiểu đó bằng mười phụ nhau” cụ Nguyễn Du mấy chục năm về trước đã nói vậy là sao? Khen mà khen kiểu đó là chết rồi. Bà nói “bà con trong cái vùng này ai cũng thấy ngài về hoài, bắt đầu bả kể ” cô Tư nghĩa phước rồi bà Chín nước đá, bà 8 nước sôi, bà 5 nước lạnh gì đó, bả kể, bả lôi ra,..” lúc đó tôi nhỏ xíu mà tôi nghĩ trong bụng, tôi nói “..bảnh đi biền biệt sơn khê bao giờ mới về có đâu mà tu rồi mà luẩn qua luẩn quẩn quanh đây cho mấy bà tám này bả thấy hả trời”. Đó các vị thấy không, thương mà thương, mà hiểu lầm toác hoác như vậy đó, ,cho nên nhiều khi mình nghĩ mình thương Phật, tin Phật, quý Phật, niệm Phật, học Phật mà trong khi lời dạy của Phật mình không hiểu, thì hoá ra mình xuyên tạc, mình báng bậc Đạo sư của mình. Có đó là không hay, nha. tôi nhớ có cái ông bên houston, ổng mới ra ngoài chợ ổng ăn phở, mà nghe ai đó nói cái gì đó, ổng nói “cả cái houston này chỉ có cái chùa của sư phụ tôi là chánh pháp thôi, chỉ có chùa của sư phụ tôi là ăn mặn thôi”, ổng khen cái đạo của ổng mà ổng khen zậy đó, động trời không? Hỏi ổng coi ăn mặn có phải là chánh pháp không?

Rồi tiếp theo là cái người không xuyên tạc, có nghĩa là cái gì Chú Phật có nói, thì mình nói có, Phật dạy như vậy, mà cái nào Phật không có nói thì mình làm ơn mình đừng có gắn ghép, tội cho ngài mà cũng tội lỗi cho mình.

Rồi tiếp theo cái đoạn số 5 số 6 mới ghê nè, số 5-6 là sao ta? cái này mà không có pali là chết, để tôi kiếm pali cho nó sang, chứ ko có pali nó ko có sang.

“Này các tỳ kheo, ở đây có 2 hạng người, người xuyên tạc, và không xuyên tạc Như Lai”. Cái hạng thứ nhất gọi là ( Cái cô Giọt mưa này cổ giỏi thiệt á, bà này bả đã già rồi chứ sao mà bả lanh, á nhạy, nhạy…) “người nêu rõ kinh cần phải giải thích mà lại nói rằng kinh đã được giải nghĩa, thứ hai là đã được giải nghĩa rồi thì lại nói kinh cần được giải nghĩa” nếu mà cái này mà không đọc chú giải á, thì trời cứu, tôi không hiểu được, tôi chết thì dễ hơn là tôi hiểu á. chú giải nói sướng vô cùng. 

56:08

Hiểu sai Chư Phật. Thì sẵn cái chỗ này tôi đành cắn răng mím môi để nói 1 chuyện rất đỗi đau lòng, đó là đọc vào cái đoạn này mình mới hết hồn, mới giật mình thảng thốt khi mình nhìn lại hình như là trong số những người mà miệng nói tin Phật, thờ Phật, lạy Phật, tu Phật, học Phật, thương Phật, mến Phật, quý Phật là có không ít người lại lọt vào trường hợp xuyên tạc Phật. Vì sao? Là bởi vì trong đây có nói rất là rõ, đó là cái hạng số 1 là phủ nhận lời Phật và vinh danh một lời không phải lời Phật. Phủ nhận lời Phật có nghĩ là cái điều đó không có nói mà tại mình không có biết,mình ko có thích. Sẵn ở đây tôi cũng xin thắp nén hương lòng hướng về mọi người, thắp nén hương lòng là lòng tôi chân thành thiết tha, có Tam Bảo ba đời mười Phương chứng giám, và có long thần hộ pháp, cưu hoàng trà, …đó là có 1 trường hợp rất đau lòng, 1 vị tu nữ người Việt nam, có bằng tiến sĩ, đã đằng đoạn phán rằng “8 trọng pháp tỳ kheo ni là do đời sau đơm đặt, thêm thắt chứ một vị Phật đầy từ bi trí tuệ như Thế Tôn thì không thể nào mà đưa ra 8 trọng Pháp tỳ kheo ni hết”. 8 trọng Pháp là cái gì? Tiếng pali là garuthamma, tức là 8 điều kiện tiên quyết và bắt buộc mà 1 tỳ khoe ni buổi sơ thời Phật Pháp ( sơ thời là sao? Có nghĩa là đời Thế Tôn trụ thế hoàng dương có 45 năm chia thành 3 giai đoạn, sơ thời, trung thời và hậu thời. sơ thời là 15 năm đầu, trung thời là 15 năm giữa và hậu thời tức là 15 năm cuối ), thì trong buổi sơ thời mới có giáo đoàn tỳ kheo ni, là bởi vì lúc đó Đức Thế Tôn, ngài đã xét thấy sự có mặt của 1 ni chúng rất là nguy hại cho sự tồn vong của chánh Pháp,… tôi nói gọn thôi, vì sao thời Đức Phật có giáo đoàn ni chúng, là vì thời Chư Phật còn tại thế có quá đông thánh nữ, những vị cư sĩ nữ chứng la hán mà nếu họ ko được sống trong hình thức xuất gia thì họ bắt buộc phải viên tịch, niết bàn trong vòng 7 ngày, có chỗ nói 1 ngày có chỗ nói là 7 ngày , thôi bây giờ tôi lựa cái chắc ăn là 7 ngày. Tất cả những vị la hán nữ nếu ko được sống trong hình thức xuất gia thì bắt buộc phải viên tịch trong vòng 7 ngày. Đây là lý do mà tất cả chư phật ba đời mười phương đều phải có giáo đoàn ni chúng để không xảy ra tình trạng đó, nhưng mà chính Đức Phật, trước khi mà ngài chấp nhận thành lập ni chúng, ngài đã 3 lần từ chối ngài Anan, ngài nói ” giống như trong một cánh đồng mà có nhiều châu chấu, trong nhà có nhiều chuột, trong một gia đình thiếu bóng dáng đàn ông mà lại nhiều người nữ thì chỉ có hoạ chứ không có phúc”, các vị làm ơn xem lại trong kinh giùm tôi, không nữa 1 là vô google đánh giùm tôi cái chữ ” nguồn gốc ra đời tỳ kheo ni” hoặc là lên hỏi Ngài Hộ Pháp ở núi Dinh, nha. Ngài Hộ Pháp ở núi Dinh hoặc ngài Tịnh Giác ở chùa Giác Quang quận 8, tp Bác nha, coi có phải không. thì từ chối là vậy nhưng sau đó Thế Tôn vẫn chấp nhận với 8 điều kiện cho ni chúng được xuất gia, đắp y áo giống hệt như tăng chúng. Tỳ kheo ni 100 hạ cũng phải quỳ đảnh lễ tỳ kheo tăng mới tu. Tỳ kheo ni không có thể nào lấy tư cách gì mà ngỏ lời nhắc nhở giáo giới dạy dỗ cho tỳ kheo tăng, … tỳ kheo ni phải nhập hạ ở chỗ có tỳ kheo tăng để thường xuyên nhận được lời giáo huấn dạy dỗ, thì đại khái 8 cái điều này đại khái khẳng định 1 điều tỳ kheo ni là phải đứng ở vị trí số 2 trong hàng tứ chúng. Thì cái vị tu nữ này bây giờ đã là tỳ kheo ni rồi, vị này đành đoạn phán rằng 8 cái điều đó là do đời sau thêm thắt và đơm đặt. Đây là một cách nói rất nguy hiểm, vì vậy, trong cái đoạn 3 này Đức Phật ngài dạy có 2 hạng, xuyên tạc và không xuyên tạc. Xuyên tạc Ngài là cái điều Ngài có nói thì họ lại nói Ngài không có nói, mà cái điều Ngài không nói thì họ bèn phán là Ngài có nói. Có những cái cách phát biểu mà tôi cho là rất thiếu trách nhiệm và vô cùng nguy hiểm của không ít người, tức là mờ miệng ra là “bởi vậy cho nên Phật mới dạy” mà tui sợ nhất là cách nói đó, cứ mở miệng ra là ” bởi vậy cho nên Phật mới dạy…”, mà dạy cái gì thì cái phần phía sau là phần của họ. Cho nên đây chúng ta phải nhắc đến một bài kinh, là bài kinh Alaka, Phật dạy rằng thửa xưa có một ngôi làng tên là làng alaka, trong làng có một cái trống bằng da, thì mỗi lần làng có chuyện làng chuyện sở, thí dụ hôi họp, thôn quan, cúng tế cần họp mặt thì người ta bèn cho người đến đánh trống để dân làng đến tụ hội, mà cái trống đó xài lâu quá, cho nên chỗ nào bằng da thì có chỗ hư, chỗ nào bằng gỗ cũng có chỗ hư, thì chỗ nào da hư thì đắp da mới vô, chỗ nào gỗ hư thì đắp gỗ mới vô. Cứ như vậy đến một lúc coi như là cái trống cũ không còn nữa, nó chỉ còn lại cái tên là trống alaka thôi, nhưng mà cái da là gần như đã bị thay thế toàn bộ, phần gỗ, tang trống, mặt trống, thân trống, tất thảy đều là cái mới hết.nha, thì Đức Phật dạy “này các tỳ kheo, cũng sẽ có một thời mà cái Đạo của ta cũng lâm vào cái hoàn cảnh như vậy, sẽ có không ít người hậu thế bảo rằng đây là lời dạy của Phật, đây là lời dạy của Thế Tôn, đây là Phật ngôn, đây là Phật Pháp, nhưng cái nội dung ấy không có tinh thần, ý nghĩa hướng đến tinh thần cứu cánh giải thoát như là lời ta thửa ban đầu nguyên thuỷ”. Nha, cái này rất là quan trọng, nhưng mà lúc đó người ta vẫn gọi là Phật Pháp, Phật Ngôn, giống như cái trống kia, nó chỉ còn lại cái tên trống thôi, chứ còn da, gỗ coi như bị thay thế toàn bộ, nha, nhớ cái đó, rất là quan trọng. Thì ở đây Ngài dạy, trên đời này chỉ có 2 hạng người, thì đối với Chư Phật chỉ có 2 thái độ thôi, 1 là hạng người xuyên tạc Chư Phật và hạng người không xuyên tạc Chư Phật, mình mỗi ngày mình niệm phật, mình lạy Phật, mình cúng Phật, mà trong khi đó nếu mà mình không hiểu biết giáo lý thì trong cái hiểu của mình, trong cái nhận thức, trong cái quan điểm của mình về Phập Pháp có vấn đề, và khi mà mình có vấn đề thì mình viết lách, mình phát biểu là mình vô hình chung mình xuyên tạc Ngài mà mình không biết. Nha! Như tôi nhớ hồi tôi còn nhỏ, thầy Bổn Sư của tôi là hoà thượng Tịch Sự mới vừa tịch năm 1984, năm đó tôi mới 15 tuổi, tôi từ Long Thành về chùa của Thầy ở quận 6, tôi gặp cái bà Tư, bộ Tăng nấu cơm ở bên đó, bà gặp tôi bà khóc, tại vì bà gặp thì bà nhớ hồi xưa lúc Thầy còn thì tôi thường ghé ở đó, tôi nghịch lắm, hồi đó tôi còn nhỏ, khoảng 10 tuổi 11 tuổi, buổi trưa tôi không có ngủ, tôi đi tôi lấy mấy cái vòi nước tôi xịt tùm lum hết á, thành ra Ngài ra ngài la tôi, rồi có những ngày tôi học ở Sa Cảng, học với thầy Hộ Giác, giác trưa tôi ghé Phú Định thì ngài, có bữa ngài gặp tôi ngài nói ” xui rồi, trễ rồi, tới trễ rồi, bữa nay chùa có làm bánh xèo,,,” tôi còn nhớ những cái kỷ niệm đó, rồi ngài đi lên trên chánh điện, ngài hốt cho tôi mấy trái quýt,… có lần ngài hỏi tôi zậy chứ ” đi học bên Sa Cảng có học tiếng Thái ko” tôi nói “dạ có”, khi tôi nói vậy ngài nói tôi viết chữ “o” tiếng Thái cho ngài coi, cái tôi viết, cái ngài nói “viết vậy không có đúng” chữ o phải 3 phần, phần bụng phải 2/3, phần trên 1/3, rồi ngài lấy cái bút lông ngài viết cái chữ đó cho tôi…. Cái chuyện đó thì cái bà nấu cơm bà biết, cho nên khi bà gặp tôi, bà mới nhớ bà khóc, bà nói “không ngờ mới đây mà thầy bây giờ ngài đi mất rồi, mà sư có biết không Ngài của mình chân tu lắm, cho nên linh dữ lắm”, mà tôi hỏi các vị các vị có bằng lòng nghe cái đó không. “Thương nhau kiểu đó bằng mười phụ nhau” cụ Nguyễn Du mấy chục năm về trước đã nói vậy là sao? Khen mà khen kiểu đó là chết rồi. Bà nói “bà con trong cái vùng này ai cũng thấy ngài về hoài, bắt đầu bả kể ” cô Tư nghĩa phước rồi bà Chín nước đá, bà 8 nước sôi, bà 5 nước lạnh gì đó, bả kể, bả lôi ra,..” lúc đó tôi nhỏ xíu mà tôi nghĩ trong bụng, tôi nói “..bảnh đi biền biệt sơn khê bao giờ mới về có đâu mà tu rồi mà luẩn qua luẩn quẩn quanh đây cho mấy bà tám này bả thấy hả trời”. Đó các vị thấy không, thương mà thương, mà hiểu lầm toác hoác như vậy đó, ,cho nên nhiều khi mình nghĩ mình thương Phật, tin Phật, quý Phật, niệm Phật, học Phật mà trong khi lời dạy của Phật mình không hiểu, thì hoá ra mình xuyên tạc, mình báng bậc Đạo sư của mình. Có đó là không hay, nha. tôi nhớ có cái ông bên houston, ổng mới ra ngoài chợ ổng ăn phở, mà nghe ai đó nói cái gì đó, ổng nói “cả cái houston này chỉ có cái chùa của sư phụ tôi là chánh pháp thôi, chỉ có chùa của sư phụ tôi là ăn mặn thôi”, ổng khen cái đạo của ổng mà ổng khen zậy đó, động trời không? Hỏi ổng coi ăn mặn có phải là chánh pháp không?

Rồi tiếp theo là cái người không xuyên tạc, có nghĩa là cái gì Chú Phật có nói, thì mình nói có, Phật dạy như vậy, mà cái nào Phật không có nói thì mình làm ơn mình đừng có gắn ghép, tội cho ngài mà cũng tội lỗi cho mình.

Rồi tiếp theo cái đoạn số 5 số 6 mới ghê nè, số 5-6 là sao ta? cái này mà không có pali là chết, để tôi kiếm pali cho nó sang, chứ ko có pali nó ko có sang.

“Này các tỳ kheo, ở đây có 2 hạng người, người xuyên tạc, và không xuyên tạc Như Lai”. Cái hạng thứ nhất gọi là ( Cái cô Giọt mưa này cổ giỏi thiệt á, bà này bả đã già rồi chứ sao mà bả lanh, á nhạy, nhạy…) “người nêu rõ kinh cần phải giải thích mà lại nói rằng kinh đã được giải nghĩa, thứ hai là đã được giải nghĩa rồi thì lại nói kinh cần được giải nghĩa” nếu mà cái này mà không đọc chú giải á, thì trời cứu, tôi không hiểu được, tôi chết thì dễ hơn là tôi hiểu á. chú giải nói sướng vô cùng.

“Dveme, bhikkhave, Tathagatam nabbhacikkhanti. Katame dve? Yo ca neyyattham suttantam neyyattho suttantoti dipeti yo ca nitattham suttantam nitattho suttantoti dipeti. Ime kho, bhikkhave, dve Tathagatam nabbhacikkhanti”ti. “

Thứ nhất đó là “neyyattham sutta” tức là kinh cần được giải thích rõ vì có nội dung gián tiếp ẩn dụ. Cái thứ 2 là “nitattho sutta” (“ni” là past participle, qkpt) là những Phật ngôn tự thân đã quá rõ ràng thì ở trong chú giải mới giải thích thế này, thì ở ngay trong thời pháp thứ 2 sau khi thành đạo thì Phật đã khẳng định “vạn Pháp vô ngã, vạn vật trong suy nghĩ của phàm phu chỉ là giả niệm, giả lập, tục đế, chế định, không có chiếc xe trong cái đống phụ tùng, như vậy thì không hề có ông A, bà B nào hết mà chỉ là ghép nối và lắp ráp của những khoảnh khắc thiện, ác buồn vui. Tất cả chỉ là sự lắp ghép, chắp nối của 5 uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Tất cả chỉ là sự lắp ráp, ghép nối của 12 xứ, 18 giới, 12 xứ tức là 6 nội xứ, 6 ngoại xứ, 6 căn, 6 trần; còn của 18 giới là 6 căn, 6 trần và 6 cảnh, nha. Chớ ở đây không có người, không có thú, không có thánh hiền, không có ngu trí, không có loài người, chim muông, súc vật, không có tất thảy những cái khái niệm đó chỉ là giả lập, giả niệm, giả định, nha, chế định tục đế, thi thiếc, biến cái sở chấp chứ không phải đệ nhất nghĩa đế, đệ nhất tất đàn, nhưng mà khi thuyết pháp thì Thế Tôn đôi khi cũng là tuỳ duyên mà phương tiện để mà dùng các từ ngữ, “nhưng này các Tỳ kheo, có 3 hạng người blah…, có 4 hạng người, có 8 hạng người bla… khi làm ác thì bị sanh về cõi này cõi kia như cõi địa ngục, khi làm lành thì sẽ sanh về cõi vui như nhân thiên, thì tất cả những cái này, địa ngục hay nhân thiên thì đều phải giải thích hết vì các cái dạng đó gọi là thuộc về cái dạng gọi là neyyattha sutta, tức là những trường hợp Ngài dùng ngôn ngữ ẩn dụ mang ý nghĩa gián tiếp là vì sao? Là vì có những chúng sinh trong đời này, mà nói thẳng đong, ngay chóc, exactly ngay chỗ cần nói nó không có hiểu, thí dụ như bây giờ đa phần, 99,9% chúng sanh mà nghe cái câu “vạn pháp tuỳ duyên sanh, vạn pháp tuỳ duyên diệt, bậc Đạo Sư của tôi đã nói rõ duyên sanh và duyên diệt ấy” nghe vậy làm sao mà hiểu, bắt buộc phải cho họ nghe là Chư Phật không mấy khi ra đời, lời dạy của Chư Phật là con đường thoát khổ, muốn thoát khổ thì phải hành trì theo lời Phật, là tu tập theo tam học Giới – Định – Tuệ. Giới là gì?Định là gì ? Tuệ là gì? Phải nói tràng dang đại hải như vậy đó, người ta mới đắc chứ còn cái kiểu mà “vạn Pháp tuỳ duyên sinh, vạn Pháp tuỳ duyên diệt” là làm sao mà hiểu, nha. Thì cho nên Kinh điển có 2 trường hợp, có những trường hợp Đức Thế Tôn dùng những hình ảnh ẩn dụ, thì mình không thể ôm chặt cái đó để mà mình hiểu, mình hiểu khư khư vậy là mình chết. Rõ ràng Ngài nói là Vô ngã, không có người, không có ta, chúng sanh chỉ hiện hữu tồn tại sanh tử trong từng khoảnh khắc, từng sát na, nha, vậy mà sao có chỗ Ngài dạy, Ngài kể lại chuyện xưa, Ngài kể xong rồi ngài mới nói “này các Tỳ Kheo, nhà vua trong câu chuyện ấy chính là ta, cái vị quan tể tướng đó chính là Xá Lợi Phất, cái vị quan cận vệ của vua đó chính là Anan” , thì mình nghe vậy mình nói chết rồi, ngài nói vô ngã mà tại sao bữa nay ngài lại nói đó là ngài, có nghĩa là mình hình dung có một cái tôi, có một cá thể liên tục tồn tại từ đời sau kiếp khác, thì không có phải. Cái trường hợp này là “neyyattha sutta”, có nghĩa là cái chỗ này mình phải linh động mà mình hiểu Thế Tôn là một nhà khoa học, ở trong phòng lab thì ngài nói chất này chất kia, nhưng bước ra ngoài ngài phải nói một ly đá chanh, chứ không lẽ ngài nói, H2O, axit, gluco,…thì làm sao người ta hiểu, đấy. Ở đây cũng vậy, trong trường hợp mà Ngài thuyết Pháp theo cách nói Chân Đế đó, thì chỉ có sát na, chỉ có danh-sắc, chỉ có vô thường-khổ-vô ngã thôi, những mà khi ngài nói Pháp theo kiểu nói chế định, tục đế thì Ngài phải dùng cách nói ẩn dụ, cách nói ví von, nó hơi nôm na tí ti để cho mấy người họ hay chậm chậm, yếu yếu, dở dở đó họ mới xoay xở kịp, các vị nhớ nha, cái này quan trọng.

Thì ở đây Ngài nói rằng có những người họ không hiểu được 2 cái này, wow, chính vì họ không hiểu được 2 cái này nên từ đó họ đã hiểu sai và diễn dịch sai, cái sai ấy không chỉ mang lại cái hại cho bản thân họ mà nó còn là đại hoạ cho biết bao nhiêu người khác nữa. Nhà giáo dục mà sai lầm thì làm hại một vài thế hệ học trò, sinh viên. Một nhà chính trị mà lầm thì hại cho đất nước trong một giai đoạn, nhưng mà một cái người phàm phu mà hiểu Phật Pháp thì cái hoạ muôn đời không phải cho riêng mình mà cho bao nhiêu người khác, tôi nhớ hoài cái chuyện hồi đó tôi có giảng cho bà con nghe vì đâu mà Chư Phật có thể dễ dàng an trú vô lượng tâm đối với chúng sanh, cực kỳ dễ dàng, là tại sao? Là vì thứ nhất là từ, luôn luôn mong chúng sanh được vui được tốt, bi là mong cho chúng sanh được vui, đừng có bị cái gì xấu xa; hỷ là vui vẻ, hoan hỷ với điều gì tốt đẹp mà chúng sanh có được, đó là nhân lành, hay là quả lành, nhưng mà cái điều thứ 4 mới ghê, đó là các ngài luôn luôn dễ dàng an trú một cái nội tâm bình thản, thương lắm, thương lắm, tội nghiệp lắm, nhưng mà không có nặng lòng bi luỵ như chúng ta, giúp được thì giúp nhưng mà không giúp được thì các ngài cũng cực kì thanh thản, nếu cần thì coi tất cả chỉ là tia chớp, chỉ là những tia chớp, luồng sáng lăn tăn, lăn tăn, lăn tăn…chứ không có người, không có thú, không ông A, bà B gì hết, lòng rất là thanh thản, mà vì sao? Vì 1001 lý do, thứ nhất, các ngài thấy rõ rằng mỗi chúng sanh trong đời này có cái nghiệp riêng, wow, mình thương họ cách mấy thì mình cũng không thể lo cho họ bằng thiện nghiệp quá khứ của họ, mà mình có ghét họ cách mấy thì mình cũng không thể hại họ tan tác, tả tơi, te tua bằng chính cái ác nghiệp của họ, nha, đó, đó là cái thứ 1. Cái thứ 2 là ngài thấy quá xe về mỗi cái phận người, ngài đang ôm bát như vậy mà ngài thấy có một anh nông dân từ dưới ruộng, tay lấm chân bùn, bò lên, mở cái giỏ cơm ra, rút một trái chuối, củ khoai đặt vào bát ngài, mình á thì mình nhìn mình thấy trời ơi, hay quá luôn, cái ông nông dân này, sau này tha hồ hưởng phước, nhưng mà ngài không phải thấy cái nhỏ xíu như mình đâu, mà ngài thấy xa thăm thẳm, ngài biết rằng cái ông nông dân này là người có tánh khí cực kỳ hung ác, mà bữa nay nhằm cái ngày coi như là ngày hoàng đạo là sao đó mà chả tự nhiên là có cái tín tâm, chắc bữa đó có cái hào quang làm sao đó chứ ngài biết ngầm là cái ông này có cái máu ác, ngài biết rằng với cái công đức hôm nay nè, với cái trái chuối củ khoai này là ông ta có 800 ngàn kiếp tha hồ hưởng phước, mà ngài biết luôn là có những kiếp anh này trở thành hôn quân, bạo chúa, hít-le, mao trạch đông, ngài biết chắc chắn như vậy, nha.ngài biết đây trở thành võ tắc thiên, catherine đệ nhất của nga, khát máu hại người không gớm tay, và ngài biết rõ cái công đức hôm nay mà nếu không có thì hoạ kia sẽ không có nhưng từ chối cách gì đây, là vì người ta đã có cái phước duyên được gặp ngài, các vị đừng có tưởng làm phước là nhân, rồi có nghĩa là nhân không cần nhân tác động, không, nhân nó tạo ra quả nhưng bản thân nhân nó tạo ra một cái nhân khác, nó cũng phải có những nhân khác khiến xui cho nó có điều kiện để mà thực hiện. Không biết các vị có tin chuyện này không, tôi ví dụ, như trong Kinh nói ” không phải ai cũng có cái duyên lành làm sujata mà cúng dường bữa ăn cho Bồ Tát trước khi thành Đạo đâu quý vị” nha, mà cũng không phải Phật tử nào cũng có cái duyên lành để mà cũng dường bữa ăn cuối cùng cho Thế Tôn trước khi Ngài diệt độ đâu quý vị à, cả đời Thế Tôn chỉ có hai cái bữa ăn đó là bữa ăn có công đức thấu trời, các vị có biết không? Trước khi Thế Tôn viên tịch, Ngài dặn dò Ngài Anan rất là nhiều điều mà trong đó có một điều thế này, “này Anan, ta mất rồi thì có thể cunda có lòng ăn năn day dứt khi nghe thiên hạ nói Thế Tôn đã vì thọ trai cunda mà viên tịch, có lẽ là trong thực phẩm ấy có gì chăng? Anan khi đó phải nói, phải an ủi cunda rằng: tôi từng nghe Thế Tôn dạy như sau, cả đời Thế Tôn từ trước khi thành đạo đến khi niết bàn, có 2 bữa ăn mà công đức đặc biệt vô lượng, bất khả tư nghị, chẳng thể nghĩ bàn, đó là bữa ăn cuối cùng trước khi Như Lai thành đạo và bữa ăn cuối cùng trước khi Như Lai diệt độ, niết bàn” nha, hãy nói với cunda như vậy. Thì xin hỏi bà con trong room, mình mà cái thứ tào lao thì làm sao mình có cái cơ hội để mình cúng dường 2 bữa ăn đó được quý vị, quý vị nghĩ đi, mặc dù bữa ăn đó là nhân chứ không phải là quả, nhưng mà nó có cái phước duyên làm sao đó, mình mới gặp được một cái vị Thánh mới vừa xả định, mặc dù cúng dường là nhân, nhưng mà anh phải có cái nhân gì đó, anh mới có điều kiện để làm cái nhân lành hoặc nhân ác này, nha. Thí dụ như, các vị biết các vị có cơ hội sao đó các vị mới tới đây, chứ ko các vị đã được hồi giáo nó chiêu mộ để mà ôm bom tự sát, tại sao nó không chiêu mộ tôi, không chiêu mộ quý vị trong room paltalk mà lại chiêu mộ mấy cái người khác, tại sao? Tại sao mà mình lại có cái điều kiện để mà mình đi câu cá, mình đi săn bắn, mình sanh ra ở sa mạc thì ai mà rủ mình đi săn, ai mà rủ mình đi câu cá được đâu, mà mình sanh ra ở đồng bằng thì có ai rủ mình đi săn bắn được đâu, wow!cho nên mình phải có cái nhân duyên, điều kiện bla..bla..bla, tiền oan túc trái gì đó mà bây giờ nó khiến xiu mình có điều kiện để làm thiện làm ác, thì ở đây cũng vậy, khi mà ngài thấy cái ông nông dân đang bò từ dưới ruộng lên là ngài biết đây là đại hoạ của chúng sanh đã tới rồi, ngài biết chứ, ngài biết rất rõ. Thấy như vậy thì tôi hỏi quý vị lòng sao không hững hờ được, nó ngán quá đi, biết rằng đây là Hít-le, nó đang bò lên nè, nó cúng trái chuối này là nó nắm trong tay 90 sư đoàn,…thành viên Đức Quốc Xã, ngài biết chắc chắn, ngài biết rằng nó đó, nó ra V1,V2 để mà uy hiếp London, ngài biết rằng chính Hít-le làm cho 20 triệu dân Liên xô tan xác, chưa kể là dân quân lính của đồng minh, ngài biết. Nhưng mà bây giờ làm sao? Đành phải chịu thôi, cho nên mình học kinh mình mới thấy, mình thấy chỗ đó mình mới lạnh, nha, học Kinh, hiểu lý Kinh thì mới thương quý Phật, và mới thấy rằng không nên báng bổ, xúc phạm, xuyên tạc Ngài bằng nhận thức sai lầm và suy diễn tuỳ tiện. Điều đó không những làm hại cho bản thân mình mà còn di hoạ cho đời sau kiếp khác, cho muôn người thiên hạ. 

Ok, bây giờ mình qua cái đoạn khác, đó là ” với người có hành động che đậy (đoạn 7) chắc chắn có 2 chỗ về này chờ sẵn họ ( đó là chỗ dịch của tôi) còn trong bản dịch ở đây là “một trong 2 sinh thú được chờ đợi”. Mà tôi dịch là “với người có sở hành và khuất lấp á, thì họ chỉ có 2 cái chỗ để về thôi, đó là địa ngục và bàng sanh”, thì cái chỗ đó là sao ta? Trong Kinh gọi là paticchanakammata là sở hành khuất lấp (hidden deeds), mờ ám,là tại sao vậy ? Là bởi vì, có 2 chuyện mà chúng ta sẵn đây nói luôn ( xin xem lại kinh châu báu ratanasutta, trong kinh tập suttanipata). Thứ 2 là xem trên gg theo lời Nguyễn Du về 3 đức của Phật, là bi đức, tịnh đức và trí đức của chư Phật 3 đời 10 phương.

Trước hết, trong Kinh Châu Báu ” 1 vị tu Đà Hoàn không mắc vào những lỗi lầm sau đây: không phạm vào 5 tội đại nghịch là chắc chắn rồi, vị đó không còn tà kiến cố định, vị đó không có lìa bỏ… nhưng mà đặc biệt một 1 sơ quả Tù đà hoàn không hề có lòng che dấu bất cứ lầm lỗi nào của mình chỉ vì vị ấy không hề làm cái gì phải che dấu, rất là lo-gic, không hề, ngay cả cái chuyện vị đó, nếu là cư sĩ, vị đó có chồng có vợ thì vị đó vẫn sinh hoạt bình thường nhưng mà đó là chồng của tôi, vợ của tôi nha, còn khi đi xuất gia, vị sơ quả không hề vi phạm bất cứ một giới phẩm nào mà mình đã tuyên nhận trước mặt chúng Tăng, thí dụ như sa di giới, tỳ kheo giới, tỳ kheo ni giới, hoặc là cư sĩ giới gồm 5 giới hay 8 giới thì không có, cho nên một vị tu đà hoàn không bao giờ có cái chuyện che giấu lỗi lầm bởi vì không có làm cái gì phải che dấu, đó là cái chuyện thứ 1. Thứ 2 nữa, làm ơn xem trong cũng Tăng Chi, Kinh Vankasutta, tôi thích như vậy đó, nói là phải có kinh này kinh kia. Thì trong này Đức Phật ngài dạy “này các Tỳ kheo, ai sống mà có sở hành quanh co, khuất lấp thì khi chết họ phải sanh vào cái cảnh giới có kiểu sinh hoạt quanh co, khuất lấp” . Quanh co, khuất lấp là sao? Là thích trốn chạy, thích bóng tối, sợ tiếng động, sợ bắt gặp, sợ bị nhìn thấy, đó, ví dụ như rắn, chuột, chồn… mối …thì vì sao vậy? Thì này các tỳ kheo, ai mà thửa sinh thời, lúc mang thân nhân loại, mà có cái sở hành quanh co, khuất lấp, che đậy thì họ sẽ phải sanh vào cảnh giới là kiểu sinh hoạt cũng y chang hạnh nghiệp kiếp xưa, là cũng quanh co, khuất lấp, trốn chạy và sợ ánh sáng. Đó. Cho nên đây là cái thứ 2, và cái thứ 3 đó là tam đức của Chư Phật, gồm có trí đức, tịnh đức và bi đức. Trí đức là cái gì Chư Phật cũng biết, bi đức là ai Chư Phật cũng thường, và tịnh đức là đức lành nào Chư Phật cũng có, nhưng mà chưa hết đâu, cái tịnh đức còn có cái này nữa, đức lành nào Chư Phật cũng có và trong kinh giải thích thêm “dầu Thế Tôn có sống trước 1000 người hay là giữa rừng sâu, núi thẳm kín khuất thì Thế Tôn luôn luôn là vậy không hề có 2 Thế Tôn như chúng ta. Các vị có biết là nếu các vị ở gần tôi trong vòng 1 năm thì các vị sẽ biết tôi là thiên hình vạn trạng, muôn màu muôn vẻ ở nghĩa xuất nhất,:))). Là bởi vì, đừng có trách, là vì tôi là phàm mà sao cấm tôi thiên hình vạn trạng, thiên biến vạn hoá, là bởi vì trước đám đông thì cũng phải lim dim chút đỉnh, khi còn một mình á, bởi vậy bữa hôm tôi sợ lắm, tôi đang giảng tôi hỏi bà con có nhìn thấy tôi không bởi vì bữa đó tôi bị đau răng, may là chỉ có răng thì mà sợ người ta thấy, mình là quý vị tưởng tưởng bao nhiêu cái chuyện dĩ vãng, dơ dáy, dễ dàng và dấu diếm vv…làm sao mà yên được quý vị, chi nên Chư Phật có cái tịnh đức là sao, là đức lành nào ngài cũng có và từ ấy suy ra, Chư Phật ngồi trước 1 triệu người, 1 tỷ người hay là lui sâu vào hành động núi cao, một mình giữa màn đêm của rừng thẳm chỉ có chim chóc, côn trùng thì Chư Phật vẫn luôn luôn là vậy, chỉ có 1 mà thôi. Chưa hết đâu, các vị có biết rằng Thế Tôn từ lúc rời thành đi xuất gia năm 29 tuổi cho đến khi ngài thành đạo tổng tổng cộng 7 năm trời, tức là 6 năm khổ hạnh và 1 năm thành đạo, mà ác ma thiên tử đã đi theo Thế Tôn suốt chừng đó năm, xem Thế Tôn có lầm lỗi gì về thân khẩu ý hay không mà cuối cùng khi mà Thế Tôn thành đạo rồi ác ma thiên tử chuyên gia phá hoại, phải xuống quỳ lạy Phật và nói rằng ” bạch Thế Tôn, trong suốt 7 năm ấy, con có cảm giác rằng con giống như một con quạ mà cố mổ vào cái hòn đá vì cứ ngỡ nó là cục mỡ, giống như con quạ đi tìm mỡ trong tảng đáy vậy, khiếp như vậy. Chưa hết đâu, còn một nhân vật nữa.

Đó là vua Pasenadi, vua bằng tuổi với Thế Tôn, Thế Tôn 35 tuổi thành đạo thì vua 35 tuổi làm vua, Thế Tôn viên tịch năm 80 tuổi thì vua cũng băng hà năm 80 tuổi, nha, cái năm mà vua nghe Phật thành đạo thì vua nghe vua không có phục, bởi vì vua nghe nói lục đại môn phái lúc đó gồm các vị giáo chủ cao niêm lập trưởng, râu tóc bạc phơ, tiếng vong đạo cốt,… có đâu là một vị thanh niên cùng trang lứa với mình, đầu xanh da trắng, mơn mởn tuổi trẻ mà có thể làm đạo sư, làm giáo chủ, có trùng trùng giáo chúng, đồ đệ không thể nào tin được, vua bèn cho người theo dõi thế tôn, tiếng pali gọi là caraka (thám tử) theo giỏi Thế Tôn suốt 7 năm trời như vậy, họ đã thấy Thế Tôn ăn ra sao, uống ra sao, sống một mình ra sao, sống giữa đám đông ra sao, suốt 7 năm trời họ về họ thưa “tâu Đại vương, Thế Tôn trước sau như một, chúng tôi không hề tìm thấy một con người thứ 2 ở cái nhân cách vĩ đại ấy, và sau nhiệm vụ này tụi tui cũng trình báo với ngài là chúng tôi cũng đi theo Ngài luôn chứ không có quỡn ở bên ngoài nữa, khủng khiếp như vậy, nha. Rồi một nhân vật nữa là ông bà la môn Pokkarasadi, ổng cũng cử người theo dõi Thế Tôn, suốt một thời gian dài như vậy mà Thế Tôn thì trước sau như một, không có gì phải che, phải dấu hết á. Nãy giờ tôi nói vậy trong đây thể nào cũng nghĩ là tôi lạc đề, nhưng không, tôi chỉ mô tả minh hoạ thêm cái sự khác biệt giữa đại thánh đại hiền và tiểu tam tiểu nhân nó khác nhau như thế nào, khi mà các Ngài nói năng, suy tư, hành động, các ngài không có như mình và làm ơn xem thêm ( nói cho nó sang) Kinh Sư Tử Hống, Trung bộ kinh. Đức Phật ngài dạy lý do tại sao ngài được gọi là Như Lai là bởi vì từ đêm thành đạo cho đến đêm niết bàn, Như Lai nói sao làm vậy, mà làm sao thì nói vậy. Trong suốt 45 năm trụ thế độ sinh ấy, những gì Như Lai nói ra thì quả đúng như vậy, không thể nói khác, không thể sửa khác, cách nói có thể khác nhưng nội dung trước sau vẫn vậy, nói sao làm vậy, làm sao nói vậy chỉ có một người là Như Lai,nhớ nha, cái này quan trọng cực kỳ.

Định nghĩa lại chút xíu, hành động che đậy ở đây paticchanakamata chỉ là ác nghiệp, nha, hành động mà che khuất là hành động không muốn người khác biết, không muốn người khác thấy thì gọi là nghiệp xấu, còn cái nghiệp mà mình muốn người khác thấy phải là nghiệp lành, hiểu ngầm như vậy, mình để ý mình thấy có nhiều người có đồ đẹp thích kheo, làm được chuyện gì tốt thích người ta biết, đây là điểm khác biệt của phàm phu, còn chuyện xấu thì muốn dấu; còn Thánh thì khác chút xíu, làm được chuyện gì hay ho thì không muốn người ta biết, bố thí bằng tay trái không muốn bàn tay phải biết và bản thân không có làm chuyện xấu gì để giấu, và nếu có một chút xíu lầm lỗi nào đó do ngẫu nhiên vô ý thì cũng ngay lập tức phát lộ ngay, phát lộ có nghĩa là cho người khác biết. tôi nhớ tôi có đọc ở đâu đó một câu chuyện tương tự vậy, ông bố ông được đứa con thú nhận một lầm lỗi cũng hơi bự bự, nó lấy một món đồ trong nhà thờ từ đường nó đem bán, và suốt nhiều tháng hay cả một hai năm như vậy thì ông bố ổng nghi ngờ người lại, thì một ngày kia, thì đứa con trai này, trong một lúc uống rượu với bố thì nó nói thiệt, lâu nay con giấu bố một chuyện, cái món đồ đó không phải là chị tư lấy mà là con lấy. Con lấy thì bố không ngạc nhiên lắm, nhưng tại sao con giấu chừng ấy năm mà đến bây giờ con mới nói, thì nó mới nói, thưa bố, bố có biết không, cái món đồ đó đem lên cân được, cái món đồ mà con lấy thì đem lên cân được, còn cái sự ăn năn, ray rứt của con thì vô hình vô tướng không có cân được, nhưng bố có biết rằng nó đè con nghẹt thở mấy năm trời, con thấy con nói ra mà bố đánh, bố chửi, bố đuổi con đi, con thấy nó dễ thở chứ con dấu nó hoài, nó ấp ấp ấp thì con khó chịu quá đi. Cho nên nhiều khi cái gánh nặng tâm lý nhiều khi nó lớn chuyện lắm chứ không phải không. Tôi nhớ cách đây có mấy hôm thôi, chuyện này nó hơi lạc đề nhưng có lợi ích, cách đây có mấy hôm thôi có một người Phật tử cũng bị làm ăn thua lỗ hơi nặng, có chạm tới mấy chục % gia sản, thì người này cũng hơi sốc nặng, thì người này có gọi phone nói cho tôi biết, thấy người này sốc nên tôi cũng nói chuyện tào lao, bởi vì lúc đó không thể nói đau được, bởi vì chỉ cần nghe cái mùi nhang khói một cái là họ tưởng tôi đang thuyết pháp là họ trốn luôn, cho nên tôi bèn đem một chuyện rất là đời để tôi giúp họ, tôi nó họ thế này, cô có đồng ý với tôi là có nhiều lúc chỉ cần một thứ phiền não nào đó mà cô thấy cả gia tài sản nghiệp chỉ là con số 0 không? Nếu bây giờ mà tôi kêu cô quán vô thường, vô ngã, tam tướng…thì, kêu cô quyên chuyện mất tiền thì có lẽ cô không chịu, bởi vì nó khó lắm, nhưng mà tôi kể cho cô nghe, bản thân cô, tôi không phải kể, mà tôi muốn cô ôn lại trong đời vì một thứ phiền não nào đó, phiền não chứ không phải thiện pháp nha, mà cô coi toàn bộ gia tài nó không ra gì không ? 

Thì cổ đang ậm ừ, thì tôi nói luôn “tình cảm vợ chồng, tình yêu nam nữ” 2 cái đó nó có đủ cho cô thấy gia tài của cô là con số 0 không, tôi thấy hình như có, khi mà đã thất tình rồi, khi mà đã đau khổ vì chồng vợ của mình vì vấn đề có kẻ thứ 3, có phòng nhì ở bên ngoài đồ đó, thì cái nỗi đau luc đó đủ để làm nhẹ đi toàn bộ gia tài, lúc đó mình chỉ mong cháy nhà mà chồng/vợ mình không phản bội mình, có đúng vậy không cô, có đúng không? Cô với tôi cũng tầm tầm tuổi, cũng già như nhau, cô nghĩ coi có đúng không? Có khi nào cô biết trên đời này có chuyện đó không, người ta mong sẵn sàng ngủ một đêm sáng ngày thức dậy nhà bị cháy mà cái chuyện phản bội kia của người phối ngẫu chỉ là chiêm bao thôi, là ác mộng thôi, có không? Cổ nói có, tôi nói cô thấy chưa, cái gia tài của tôi nó nặng hằng bao nhiêu tấn, mà trong khi đó cái mà nó đè cô chỉ là một chút cỏn con trong tâm lý thôi, chỉ vì một nỗi đau trong tình yêu, trong hôn nhân gia đình mà nó biến cho mấy chục tấn nhà cửa, tiền bạc trở nên vô nghĩa, nói như vậy thì ta không nên xem nhẹ sức nặng tâm lý đâu quý vị, nha, không ngờ tôi nói rởn rởn, tửng tửng vậy mà tôi giúp được cổ nhiều. Cổ nói cổ cảm ơn tôi. cổ nói “coi bộ cái này xài được nè Sư, con thấy Sư nói cái vụ này xài được, không nghe Sư nói đến Phật Pháp mà Sư lại đem một cái chuyện rất là đời ra Sư hỏi con, Sư hỏi con có bao giờ vì một chuyện bất thiện mà xem nhẹ tài sản không, thôi thì cái số mất ấy cũng là chuyện bình thường thôi, mà tôi còn tặng cổ một câu cuối cùng trước khi cúp máy, tôi nói “cô ơi, cô dầu sao cô cũng còn có phước để có cái mà mất, chứ biết bao nhiêu người trong cái gầm trời này không đủ phước để có cái mà mất” cái phước làm chủ của mình nó tới đó thôi, nó đội nón nó đi, cho nên dầu sao mình cũng hơn số người không có cái để mất, mà vì không hiểu được cái đạo lý này cho nên khi bị mất người ta mới đau, nha. cho nên Alexander the great , trước khi mất ổng nói “khi mà trẫm chết rồi, thì cái hòm của trẫm phải khoét 2 cái lỗ để trẫm đưa 2 bàn tay ra ngoài, đó là điều thứ 1; cái mong mỏi thứ 2 là người khiêng hòm cho trẫm phải là mấy quan ngự y, mấy ông thầy thuốc, số 3 là bao nhiêu châu báu mà tuỳ táng đừng bỏ vào quan tài mà phải rải chung quanh những huyệt mộ của trẫm” thì mấy ông quan hỏi là vì sao vậy, ông vua nói “thứ 1, liệm trẫm , đậy nắp hòm mà vẫn khoét cái lỗ để trẫm đưa 2 cái tay ra ngoài để cho người đời sau hiểu rằng một ông đại đế chết rồi, hai bàn tay vẫn không có gì hết, nha, thứ 2, cái người khiêng hòm cho trẫm phải là mấy ông thầy thuốc, để đời sau hiểu rằng: thầy thuốc dầu giỏi cỡ nào cuối cùng cũng phải khiêng xác bệnh nhân mà đi chôn, cái điều thứ 3 đó là bao nhiêu châu báu tuỳ táng không nên bỏ trong hòm, mà phải rải xung quanh mộ để người đời sau thấy rằng gia tài cỡ nào cũng chỉ mang theo tới đó thôi chứ không có mang đi xa hơn được, dĩ nhiên và dĩ nhiên, cái câu chuyện đó tôi nghi rằng 99,9% là truyền thuyết, là giả sử, là tào lao, là nói dóc, nhưng mà ý nghĩa của nó theo tôi là cực lớn và hình như nó quý hơn cả châu báu tuỳ táng quanh mộ của vua alexander the great, nha, cho nên ở đây tôi nói vấn đề sức mạnh tâm lý là ở chỗ đó đó, thưa quý vị.

Có thì có tự mảy may

Không thì cả thế gian này cũng không

Kìa xem bóng nguyệt lòng sông

Ai hay không có, có không là gì ?

(Nghĩa :

Bảo là “có”, thì nhỏ nhoi như hạt bụi cũng có

Bảo là “không”, thì tất cả (thế gian) đều không

“Có” và “không” như ánh trăng dưới nước

Đừng có bám hẳn vào cái “có” cũng đừng cho cái “không” là không.)

Rồi tiếp theo Đức Phật ngài dạy đoạn 8, cái người mà có chánh kiến thì hy vọng khi chết rồi thì sanh vào lạc cảnh cõi vui, còn tài kiến rồi là sao, thấy sai, thấy nhầm, mà các vị biết rồi chánh kiến là sao ta? Nói nôm na là mắt sáng, thấy đúng đường, đi không lọt hố, không sụp ổ gà, không có tai nạn, còn cái thứ mà ra lộ mà nhắm mắt, bịt mắt như ninja, bị mù,..thì hỏi làm sao ra lộ mà không bị tai nạn được. Thì ở trong cái cõi luân hồi nó là một con đường cao tốc, mà chỉ cần anh bị gọi là loạn thị, cận thị, viễn thị chứ đừng nói là khiếm thị, nha, mà trong khi anh bị 1 thứ đó là anh đã chết rồi, trong khi nhiều gia đình còn bị thêm cái bệnh “siêu thị” nữa, có nghĩa là cứ thấy 70% hạ giá là nhào vô liền, đó là bệnh siêu thị, còn ở đây mình chỉ nói trên xa lộ thôi. Chết trong phố.. còn chết ở ngoài lộ thì gọi là bệnh loạn thị, cận thị, và viễn thị. Thì cái thằng cha tà kiến, thì chả chắc chắn bị đoạ là bởi vì trên cao tốc của cuộc đời, trên cao tốc của sanh tử, chả lại thấy sai, người ta đổi làn bên trái mà chả tưởng bên phải, nhào vô, hai đường thẳng song song bỗng gặp nhau ở một điểm thế là chàng về với chúa, nha. Tà kiến là gì? Tà kiến là không thấy đường đi, hoặc là thấy nhầm thấy sai, trông gà hoá cuốc, đó là người tà kiến. Còn chánh kiến là người có sao thấy như vậy, thì mới đi đúng đường, về đúng nơi được. Nha, nói gọn lại chánh kiến là không mắc vào thường và đoản kiến, còn tà kiến là mắc vào 1 trong 2 tà kiến ấy, cái đó đã nói rồi, thường kiến có 3 và đoản kiến có 3. Tôi mà nói nữa thì coi như tôi chết, tôi quá sức mệt rồi, nha.

Tiếp theo nữa ngài nói có Giới, người có giới đi lên nhiều hơn người không có giới, vì chúng ta có nghe câu “ngũ giới bất trì thì nhân thiên lộ triệt”, có nghĩa là cái căn bản đạo đức là 5 giới mà không có thì đường trời đóng sớm.

Rồi tiếp theo nữa là đoạn số 9, ngài dạy rằng đó là ngài hoan hỷ với trú xứ xa vắng, và 1 đoạn kinh khác, cũng ở trong Tăng Chi, Đức Phật ngài dạy rằng “này các tỳ kheo, ta luôn tán thán và hoan hỷ với trú xứ xa vắng, độc cư. Này các tỳ kheo, khi mà Như Lai sống một mình trong rừng, Như Lai luôn cảm thấy an lạc và thoải mái, ngay cả cái việc đại tiện và tiểu tiện” . Tôi không nghĩ có một vị giáo chủ cao siêu nào mà lại đơn giản đến vậy, ngài nói một chuyện rất là cụ thể, rất là nôm na, rất là tán thán, vì có 1 đoạn kinh khác, ngày dạy “này các tỳ kheo, khi mà Như Lai nhìn thấy một tỳ kheo ngồi ngủ gục trong rừng thì ta vẫn hoan hỷ, vì ta nghĩ rằng, một lát nữa đây khi cơn buồn ngủ qua đi thì tỳ kheo này sẽ lại tiếp tục tinh tấn, trong khi đó ta nhìn thấy một tỳ kheo sống ở làng ta không hoan hỷ vì ta nghĩ rằng vị này, sớm muộn gì sẽ bị phiền phức bởi các cư sĩ tục gia, hoặc là đem đến vị này bực mình hoặc là đem đến vị này những cám dỗ, đặc biệt như vậy.

Và bây giờ ta quay lại cái mà ta đang học, ở đây ngài nói rằng ngài rất hoan hỷ với cái trú xứ xa vắng vì 2 lợi ích sau đây, thứ 1 khi ngài sống trong đó, ngài cảm thấy an lạc, bởi vì ngài không có phải nhìn thấy, không phải nghe, không nghe không nhìn những cái thứ phức tạp của cõi nhân gian, ô trượt, tuy là Phật không có phiền não, nhưng các vị tưởng tượng xem giờ nghe mấy thứ…rồi chiên xào nấu nướng, rồi mùi cống, mùi rác, mùi chất thải công nghiệp, thí dụ như vậy đó, chứ thời đó làm gì có, thì các vị tưởng tượng khi mà 6 căn của mình phải đối phó với 6 trần trời ơi đất hơn hay là 6 trần dễ thương, thì tất thảy đều là phiền não, đều là phiền phức, cho nên ở đây cái chuyện đầu tiên ngài nói là, sống một mình, sống nơi hẻo lánh, xa vắng thì chuyện đầu tiên là mình được hiện tại lạc trú, được thoải mái ngay trong đời này, kiếp này, gọi là an lạc hiện tiền. Cái thứ 2 là lòng thương tưởng chúng sanh về sau, thì ở trong chú giải mới nói, lòng thương tưởng chúng sanh về sau là sao ta? Đó là ngài có lòng ngài thương, ngài nghĩ đến những vị đệ tử ngài về đời sau, có nghĩa là hôm nay, khi mà ngài sống ẩn cư, sống ở chỗ thanh vắng như vậy đó, thì đời sau họ cũng nghĩ rằng, Chư Phật, thầy ba cõi, cha lành của tứ sanh, là thiên nhân đạo sư, vậy đó mà các ngài vẫn hoan hỷ trong đời sống xa vắng nói chi mình là người còn nhiều việc phải làm, nhiều cái phải học, nhiều cái phải hành. Thứ 2, phải nói rằng nếu bậc đạo sư không tán thánh đời sống xa vắng thì có thể gây cho đông đảo đệ tử về sau, họ nghĩ rằng tu hành là phải chùa to tượng lớn, mái vàng dát ngọc dát ngà, tu là phải có cơ sở cơ ngơi hoành tráng thì mới gọi là tu, thì như vậy là cái đại hoạ cho chúng sinh, nên ngài mới cho thấy rằng, dầu cho bản thân ngài đó, ngài có biết bao sự hộ trì, cung đón của các đại gia, đệ tử, vua chúa, đại thần, nhân dân gì đi nữa thì Thế Tôn luôn luôn tán thán đời sống xa vắng, độc cư, nhàn tịnh ở núi rừng, ở những chỗ xa dân cư, là bởi vì sao? Là bởi vì ở chỗ đó điều kiện tu học cho các đệ tự sẽ tốt hơn và đồng thời bản thân người độc cư xa vắng họ cũng được an lạc hiện tiền, đây là một điều rất đáng để mình quan tâm, phải nói rằng, hôm nay cũng có nhiều người họ nói với tôi, họ nói rằng họ muốn hành thiền sao khó quá Sư, thì tôi mới hỏi thế này anh ơi, cô ơi, anh nói anh tu mà anh tu ở đâu? Nếu mà anh hành thiền mà ơ nhà phố ầm ầm, rồi trong nhà có con nít, có trẻ em, rồi có bà 8, bà tư, rồi bả hò bả hét, rồi bả ăn rồi bả alo gọi làng trên xóm dưới thì thiền cái nỗi gì, cho nên tại sao mình cần đến thiền viện là vì ở đó mình có bối cảnh, mình có không gian thích hợp, tại sao mình thích chạy bộ trong công viên, người ta thích ra bờ biển, vì ở đó chạy ở đâu cũng là chạy thôi, nhưng mà chạy ngoài đó nó có bối cảnh, nó có không khí, chứ mà chạy vòng vòng ở trong xóm, cũng thiếu bối cảnh, thiếu không khí lắm, cho nên muốn tu tập, muốn dưỡng tâm, ít nhất mình cũng phải có cái thuận cảnh, thuận duyên, mà chưa kể một chuyện nữa, khi mà mình sống ở cái chỗ ồn ào náo nhiệt như vậy đó, thì mình có nhiều chuyện phải làm, tâm tư bị ảnh hưởng, công việc thì trùng trùng điệp điệp. Cho nên nơi đây ngài tán thán cái chỗ đó đó, thứ 2 nữa, tôi nhớ tôi có nói một chuyện đó là, chúng ta phải ở chỗ trống mà phải tu bằng cái tâm trống, ở chỗ trống là chỗ không có nhiều dân cư, còn tu bằng cái tâm trống là sao? Có nghĩa là khi mình muốn tu thiền chỉ, thiền quán rốt ráo thì ngoài cái chuyện chỗ trống xa người thì còn cái chuyện tâm trống xa cảnh, là sao? Là phải cắt mọi liên lạc internet, rồi phone, để một thời gian dài như vậy không có tiếp xúc với cái chuyện mình thích mình ghét, chuyện vui chuyện buồn, lúc đó thì những cái kỷ niệm, ấn tượng , hoài niệm cõi nhân gian, phiền luỵ, phồn tạp, nó mớ nhạt dần, lúc đó tha hồ mà từ bi hỷ xả, còn cái kiểu ngày ngày cứ lên fb coi cái mặt này, nhìn cái mặt kia, để coi nó viết cái gì, rồi nó phiền luỵ, nó ray rứt, nó trăn trở, nó thao thức, nó khó chịu, kiểu như kiến cắn ong chích thì làm sao mà tu nổi, nha, cho nên tu bằng cảnh trống mà tâm cũng phải trống, đấy,

Rồi bây giờ cuối cùng là đến cái kinh gì đây, cho nó xong cái món nợ đời này đi chứ nó ngán quá rồi. Thế ở đây Ngài tán thán, thế nào gọi là 2 pháp dẫn đến trí tuệ giác ngộ gọi là thánh trí. Ở đây gồm chỉ cho thiền chỉ và quán. Tức là samattho là định học, chủ yếu lấy sự tập trung tư tưởng vào để mục nào đó (40 đề mục ) để làm 2 việc, là kiểm soát phiền nào, và tăng cường khả năng định tâm, còn quán là vipassana chính là tuệ học, chủ yếu dùng niệm để biết thân tâm đang thiện ác buồn vui đang sinh hoạt thế nào? Tức biết cái how và khía cạnh 2 của vipassana là dùng tuệ để biêt thiện ác buồn vui, từng sinh hoạt thân tâm ấy thực ra là gì, tức biết cái what. Niệm biết cái how và tuệ biết cái what. Đại khái là vậy, thì mình sống tứ niệm xứ là sao ta, trước hết là chỉ quán đã nói rồi, tức là chủ yếu hành giả tập trung tư tưởng để mà dọn bãi cho tuệ quán làm việc. Và ở đây có 4 hạng hành giả tu vipassana, mà hành giả vipassana tiếng pali kêu là vipassaka, cái người mà thực hành pháp môn vipassana đó thì được gọi là vipassaka, cũng giống như bike là xe đạp, mà biker là người đi xe đạp, thì ở đây cũng vậy người mà tu theo vipassana thì được gọi là vipassaka, thì có tất cả là 4 hạng, 1 là samatha trước, rồi vipassana sau; hạng 2 là vi trước, sa sau; hạng 3 là sa và vi cùng lúc, tức là chỉ quán song tu; hạng 4 là chỉ tu vipassana mà thôi. Thì chỉ có 4 hạng này mới có thể chứng thánh, không hề có hạng thứ 4, bởi vì cái samatha này là đinh, vipassana này là tuệ, nha, mà tại sao người ta nói, giới năng sinh định, định năng sinh tuệ, mà tại sao có hạng thứ 4, tại sao? Là vì ta phải hiểu có 3 thứ định, 1 là khanikasamadhi, tức là khả năng tập trung tư tưởng trong từng khoảnh khắc, cái thứ 2 gọi là appanasamadhi có nghĩa là kiên cố định, tức là khả năng tính từ trình độ sơ thiền trở lên, cái thứ 3 là upacarasamadhi nghĩa là cận định, tức là khả năng tập trung tư tưởng của người sắp đắc kiên cố định. Không biết ghi vậy hiểu không ta, alo, ghi vậy mà không hiểu thì coi như tôi không biết phải làm sao, tôi cố ý tôi lật ngược cái trật tự là vậy. Cái hạng thứ 1, là khanikasamadhi loại định thứ 1 nghĩa là khăng tập trung tư tưởng trong từng khoảnh khắc, thì thằng ăn trộm nó đi nó cạy cửa nó mở khoá nó cũng xài cái loại định này nhưng mà cái cái loại định giống như vậy thôi chứ nó không gọi là sát na định là bởi vì nó dùng cái đó cho việc bất thiện, chứ còn nói theo trong atydam thì cái tâm sở cũng là cái tâm đó đó. Rồi khi mình lặt rau, cắt móng, làm mặt, nặn mụn, đánh phấn tô son, tất thảy đều dùng định hết. Nhưng mà những định này là định tào lao, không gọi là sát na định, nhưng mà nó là nó đó, ví dụ như con dao, một con dao khung khí nó khác với con dao dụng cụ, con dao dụng cụ thì dùng để làm việc còn con dao dùng để gây án thì gọi là con dao hung khí, chỉ vậy thôi.

Rồi còn cái kiên cố định là khả năng định tâm của cái người đắc từ sơ thiền sắc giới cho đến phi tưởng phi phi tưởng của vô sắc giới. Còn cái ông cận định là khả năng tập trung tư tưởng của người sắp đắc thiền cố định, thì cái khả năng này nó lâu hơn, nó có thể lâu hơn cái sát na định, bởi vì nó có thể kéo dài trong suốt nhiều giờ đồng hồ liên tục, nha. Và ở đây tôi cũng nói câu này các vị có biết cái khả năng trí tuệ gồm có trí nhớ và trí hiểu của chúng ta, rồi cả cái khả năng trí nhớ, trí hiểu, tập trung tư tưởng của mỗi người không có tệ đâu quí vị nha, mà bởi vì lý do chúng ta không biết dùng nó đúng chỗ cho nên chúng ta khi cần dùng nó để tu tập chúng ta thấy hình như nó bị thiếu, chứ chẳng hạn như tôi , tôi đâu có thiền định gì đâu mà trong khi đó, quí vị biết cái chỗ ở tôi, cách đường ray xe lửa chỉ có mấy mét thôi, mà có nhiều lúc mà tôi đang bận tâm cái gì đó mà cái xe lửa nó đi ngang tôi không có hay, khoảng tầm 20m thôi quí vị, mà xe lửa đi ngang tôi không có hay, rồi nó qua rồi, tôi mới sực nhớ, ủa hình như xe lửa mới qua hả ta, thì tôi mới liếc mắt thì tôi thấy nó đã tới chân trời, thì tôi nói cái đó cho bà con ko phải để khoe, có gì đâu mà khoe, đang nghĩ đến chuyện tùm lum thì có gì đâu khoe, nhưng mà tôi muốn nói đó là có những khi vì tập trung một chuyện gì đó mà mình coi như là không có nghe thấy cái gì chung quanh hết, điều đó cho thấy khả năng định tâm của mình không có tệ mà chẳng qua mình không biết cách dùng nó thôi. Đấy, đó là 1 chuyện. Chuyện thứ 2 là cái khả năng nhớ và hiểu của mình, nhiều người họ than với tôi, trời ơi, sao mà con dở quá Sư ơi, con nghe trước quên sau, con buồn quá, con nguyện kiếp sau sinh ra cái gì con cũng nhớ. Tôi nói nè nè, coi chừng điên đó nha, cái gì cũng nhớ coi chừng khùng á, đó là chuyện thứ 1, chuyện thứ 2, thật ra cái trí nhớ của cô không hề kém cạnh một ai trong cái cõi vũ trụ này hết, chẳng qua cái đầu của mình nó chứa toàn là nùi dẻ không, cái tủ mà nó toàn chứa toàn là quần rách không thì làm sao mà nó còn có chỗ chứa đồ hiệu được, muốn có chỗ chứa đồ hiệu thì anh phải lôi cho bằng được cái đống nùi dẻ đó ra, nó mới có chỗ để anh nhét ba cái đồ hiệu đó vô, chứ cái tủ của anh không có nhỏ đâu nha, cái tủ ,của anh bẩm sinh không có nhỏ đâu. Ở đây cũng vậy, cái sức nhớ, sức hiểu, sức tập trung trí tuệ của các vị nó không có tệ mà chẳng qua là quí vị không có xài đúng chỗ, không có phát hiện ra nó, hoặc không có tự tin vào chính mình, ở đời có 2 hạng tôi ghét đó là hạng thứ 1, không ra gì mà cứ thấy mình quá xá nhiều, mà hạng thứ 2 là mình không ngờ là mình có. Thì cả 2 hạng này đều đáng trách hết á. Ok, hết giờ rồi.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua Paltalk năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app