Ngày 1 Thời Sáng: Khoá Thiền Vipassana Hà Nội Do Ngài Trưởng Lão Tam Tạng 10 Sundara Sayadaw & Đại Đức Tiến Sĩ Thiện Đức Kusalaguna Hướng Dẫn 08/02 – 14/02/2023

KHAI MẠC KHÓA THIỀN
(Khóa thiền 08/02/2023 – 14/02/2023 Ngài Tam Tạng 10 & Sư Thiện Đức hướng dẫn)

Ngày 1 Thời Sáng: Khoá Thiền Vipassana 7 Ngày Tại Hà Nội Do Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng 10 Sundara Sayadaw & Đại Đức Tiến Sĩ Thiện Đức Kusalaguna Hướng Dẫn 08/02 – 14/02/2023


​Trước hết Ngài muốn nói rằng chúng ta có dịp cơ hội đến đây để tu tập giáo pháp của Đức Thế Tôn, đặc biệt là dưới sự hộ độ, cúng dường trú xứ của thí chủ Trương Việt Bình cùng với Ban tổ chức và toàn thể quý Phật tử tại Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành nói chung đã cùng nhau tạo những duyên lành để cho thiện pháp này được tiến hành và thành tựu viên mãn. Cho nên trước hết Ngài rất hoan hỉ và tán thán công đức của tất cả quý vị và để bắt đầu buổi khai giảng sáng hôm nay thì tất cả đại chúng cùng nhau niệm Phật với câu:
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambudhassa! (3 lần)

Mỗi lần chúng ta thực hành những thiện pháp gì thì điều trước tiên là chúng ta có một nền tảng giới cho nên có câu “Sila to Icha ti”, khi chúng ta có giới thì chúng ta có thể thành tựu mọi thiện pháp chính vì vậy trước khi chúng ta tu tập chúng ta cần phải thọ trì quy giới. Bây giờ tất cả Phật tử cùng nhau đọc bài sám hối:
Okasa! Okasa! Okasa!
Kayakamma, Vacikamma, Manokamma, Sabbadosa.
Vì mong muốn tránh khỏi
Tất cả những lỗi lầm
Do thân nghiệp hành động
Do khẩu nghiệp nói năng
Do ý nghiệp suy nghĩ
Đã phạm đến Tam Bảo
Đức Phật bảo cao thượng
Đức Pháp bảo cao thượng
Đức Tăng bảo cao thượng
Đến cha mẹ, thầy tổ
Budharatana, Dhammaratana, Sangharatana
Con thành kính đảnh lễ
Ngôi Tam Bảo cao thượng
Cùng cha mẹ, thầy tổ
Lần thứ nhì, thứ ba
Xin năm bậc ân đức
Cao thượng không gì bằng
Nhận biết sự sám hối
Những lỗi lầm của con
Do thành tâm sám hối
Với đức tin trong sạch
Thiện tâm hợp trí tuệ
Cầu mong con tránh khỏi
Sinh trong bốn cõi khổ
Tránh khỏi ba nạn tai
Tám trường hợp bất lợi
Năm kẻ thù phá hoại
Bốn cảnh không hợp thời
Năm bất hạnh kiếp người
Trong tất cả mọi thời
Mọi kiếp sống luân hồi
Khi đã tránh khỏi rồi
Mong con sớm chứng ngộ
Chân lý Tứ Thánh đế
Chứng đắc Tứ Thánh đạo
Tứ Thánh quả, Niết bàn
Diệt đoạn tuyệt tham ái
Giải thoát khổ tử sinh
Luân hồi trong Tam giới.

Ngài hỏi chúng ta xin thọ trì ngũ giới hay là bát quan trai giới? Như vậy ai giữ 8 giới thì giữ còn ai giữ 5 giới thì không có đọc 3 giới sau. Bây giờ tất cả cùng nhau đọc theo:
Aham Bhante, tisaranenasaha atthanga samannagatam Uposathasilam Dhamamyacami anuggahamkatva silam detha me Bhante!
Dutiyampi, Tatiyampi Aham Bhante, tisaranenasaha atthanga samanagatam Uposathasilam Dhamamyacami anuggahamkatva silam detha me Bhante!

Kính bạch Ngài Đại trưởng lão Tam Tạng cùng chư Đại đức Tăng! Chúng con xin thành kính thọ trì tam quy cùng bát quan trai giới để vâng giữ hành theo, cho được sự lợi ích. Lần thứ nhì, lần thứ ba chúng con xin thọ trì tam quy cùng bát quan trai giới để vâng giữ hành theo, cho được sự lợi ích.

Kính bạch quý Ngài!

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambudhassa! (3 lần)

Con thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc A ra hán, bậc Chánh đẳng, Chánh giác!

Budham saranam gacchami
Con thành kính quy y Phật

Dhammam saranam gacchami
Con thành kính quy y Pháp

Sangham saranam gacchami
Con thành kính quy y Tăng.

Dutiyampi Budham saranam gacchami
Con thành kính quy y Phật lần thứ nhì

Dutiyampi Dhammam saranam gacchami
Con thành kính quy y Pháp lần thứ nhì

Dutiyampi Sangham saranam gacchami
Con thành kính quy y Tăng lần thứ nhì.

Tatiyampi Budham saranam gacchami
Con thành kính quy y Phật lần thứ ba

Tatiyampi Dhammam saranam gacchami
Con thành kính quy y Pháp lần thứ ba

Tatiyampi Sangham saranam gacchami
Con thành kính quy y Tăng lần thứ ba.

Pháp quy y Tam bảo tròn đủ chỉ có bấy nhiêu
Dạ xin vâng!

Panatipata veramani sikkhapadam samadiyami
Con nguyện giữ giới không sát sinh

Adinnadana veramani sikkhapadam samadiyami
Con nguyện giữ giới không trộm cắp

Abrahmacariya veramani sikkhapadam samadiyami
Con nguyện giữ giới không hành dâm

Musavada veramani sikkhapadam samadiyami
Con nguyện giữ giới không nói dối

Suramerayamajjapamadatthana veramani sikkhapadam samadiyami
Con nguyện giữ giới không uống rượu và các chất say

Vikalabhojana veramani sikkhapadam samadiyami
Con nguyện giữ giới không ăn phi thời

Naccagitavaditavisu kadassanamala gandhavilepanadharanamandanavibhu sanatthana veramani sikkhapadam samadiyami
Con nguyện giữ giới không đàn ca, múa hát, nghe đàn, kèn, trang điểm hoa, vật thơm, nhồi phấn và đeo tràng hoa

Uccasayanamahasayana veramani sikkhapadam samadiyami
Con nguyện giữ giới không nằm, ngồi nơi quá cao và sinh đẹp

Ama Bhante!

Phật tử đã thọ trì và bát quan trai giới ở nơi Tam bảo hãy vâng giữ hành theo cho được trong sạch chẳng nên dễ duôi.

Ama Bhante!

Trước khi Ngài hướng dẫn về phương pháp thực hành thiền định và thiền quán với đề mục Anapana – hơi thở vào, hơi thở ra Ngài sẽ có đôi lời với quý Phật tử trong buổi sáng hôm nay.

Trước hết thì Ngài muốn tán thán công đức và ca ngợi Ban tổ chức đặc biệt là thí chủ Trương Việt Bình đã cúng dường trú xứ cùng với các nhóm ở trong đạo tràng Phật giáo đặc biệt là Phật giáo nguyên thủy, nhất là nhóm hộ trì Tam bảo cung với các Phật tử, thiện nam, tín nữ, thí chủ đã cùng nhau hộ độ và góp tịnh tài, tịnh vật, thời gian, tạo những điều kiện thuận lợi để cho khóa thiền 7 ngày được tiến triển tốt và thành tựu mỹ mãn cho nên Ngài muốn tán thán công đức và muốn ca ngợi những thiện nghiệp của quý Phật tử. Riêng về nhóm hộ trì Tam bảo Ngài cũng muốn nói lời cảm niệm công đức bởi vì trong suốt thời gian dịch Covid đã thường xuyên hộ độ, cúng dường đến chư Tăng tu học pháp học, pháp hành ở chùa Ngài khoảng chừng 160 vị cùng với các thiền sinh, các cô tu nữ, các thiện nam, tín nữ tổng cộng gần 300 người cho nên nhờ sự hộ độ, cúng dường thường xuyên mà điều kiện sinh hoạt, tu tập ở bên chùa Ngài cũng có phần cải thiện rất tốt. Ngoài ra thì nhóm hộ trì Tam bảo cùng với các Phật tử nam, nữ tại thù đô Hà Nội nói riêng và tại các tỉnh thành khác nói chung đã cố gắng đề tạo những phước thiện quý báu mà ở trong kinh Đức Phật gọi là biết cách để mà cất giữ kho báu, những hũ vàng thiện pháp của mình cho nên nhân dịp đầu năm đã thỉnh cầu Ngài Tam Tạng cùng với Chư Tăng quang lâm đến thủ đô Hà Nội để hướng dẫn khóa thiền 7 ngày cho thiện nam, tín nữ cùng với Chư Tăng ni. Về phương pháp tu tập thiền định, thiền tuệ cũng là một cách để cất giấu của cải, tài sản quý giá đó là thiện pháp và ở trong đoàn, ngoài Ngài Tam Tạng ra có Ngài Tiến sĩ Usupananankara là vị giáo thọ cũng như là một trong những vị trong ban Lãnh đạo của chùa đã quang lâm đến đây để có duyên lành gặp gỡ và chia sẻ pháp học, pháp hành với quý vị. Ngài Tiến sĩ là vị có nhiều năm dạy học và dạy phương pháp hành thiền ở chùa của Ngài, đặc biệt dạy cho các tăng, ni trẻ tại chùa của Ngài trong các khóa tu học Phật pháp phổ thông cũng như là nâng cao tại Myanmar nói chúng và tại chùa Ngài nói riêng. Và không những riêng ở chùa Ngài, Ngài Tiến sĩ Usupananankara hiện tại là trưởng ban trị sự của quận Yangoon là nơi chùa Ngài hiện diện. Tại quận Yangoon là quận có hơn 130 ngôi chùa, tự viện, thiền viện và tổng cộng hơn 2.000 tăng ni đang tu học ở trong quận này, Ngài là một vị trưởng ban trị sự cho nên lo chăm sóc và dạy dỗ những công việc liên quan đến Phật giáo ở trong quận này. Ngài cũng có đôi lời giới thiệu về Sư, như một số vị Phật tử cũng biết Sư là đang tu tập ở bên Myanmar trong thời gian dài và hiện tại Sư đang ở chùa của Ngài trong thời gian vừa rồi, Ngài được biết rằng Sư cũng có trợ duyên cho một số Sư, Tu nữ sang bên chỗ chùa Ngài để tu học và hướng dẫn thời gian đầu về Tiếng việt, Pali rồi sau đó mới gửi đi các học viện khác để tu học những chương trình Phật học nâng cao. Ngài biết rằng Sư cũng xuất thân từ miền trung Thừa Thiên Huế sau đó đi vào chùa Bửu Long tu tập và năm 1998 Sư sang Myanmar tu học và ở lại Myanmar trong suốt mười mấy, 20 chục năm và hiện tại Sư cũng thỉnh thoảng đi đi, về về vừa trợ duyên cho các vị tu học đồng thời cũng có một số công trình Phật sự ở bên Myanmar. Và ở phía bên tay trái Sư đó là Sư Usada là một vị quản lý đồng thời là vị phụ tá, nói cách khác Sư là vị trị sự tại Thiền viện của Ngài, mọi công việc lớn nhỏ ở trong chùa liên quan đến điện nước, xây dựng cũng như là giấy tờ liên quan như là giấy tờ, thủ tục để giúp gia hạn visa cho các thiền sinh nước ngoài, các tăng ni Việt Nam sang chùa Ngài để tu học thì Ngài Usada là một vị giúp đỡ, trợ duyên đắc lực những công việc ở trong chùa. Sở dĩ Ngài muốn giới thiệu để quý Phật tử biết là để tạo sự gần gũi, thân thiện và hiểu biết nhau thì thông qua đó chúng ta có được sự thực tập và gần gũi với các bậc thiện tri thức và có đủ duyên để hướng dẫn cho chúng ta tu tập và hiện tại chúng ta gặp nhau như vậy thì trong quá khứ chắc chắn đã từng gặp nhau rồi và vì trong hiện tại ta gặp nhau như vậy, có đủ duyên lành để chia sẻ Phật pháp để cùng nhau tu tập thì chắc chắn ở trong tương lai cũng sẽ gặp nhau và cùng nhau trợ duyên trên bước đường tu học.

Vừa rồi là phần giới thiệu về chư Tăng để cho quý Phật tử hiểu và bây giờ Ngài sẽ giới thiệu về Pháp là những cách, những phương pháp để cho chúng ta tu tập. trước hết khi chúng ta thực hành giáo pháp là chúng ta thực hành giáo pháp của Đức Phật Gotama và sở dĩ chúng ta thực hành giáo Pháp của Ngài là bởi vì chúng ta có niềm tin đối với sự giác ngộ của Ngài. Ngài có ân đức mà chúng ta thường đọc tụng đó là Arahan – bậc Ứng cúng, Sammasambudho – bậc chánh đẳng chánh giác, v.v… và trước mặt chúng ta là hình Phật, tượng Phật là biểu tượng để cho chúng ta cung kính và tưởng nhớ đến những ân đức của Ngài và thông qua đó chúng ta có thêm niềm tin để cho chúng ta học hỏi giáo pháp và tu tập giáo pháp của Ngài mang lại lợi lạc cho mình và cho tha nhân. Đối với những người con thì thường rất là ưa thích những đồ dùng, những đồ vật mà cha mẹ mua về rồi tặng cho con cũng tương tự như vậy khi mà chúng ta đã từng ăn những món ăn hay là uống những thức uống thân quen chúng ta có sở thích với đồ ăn thức uống đó. Giống như ở Myanmar, đối với những người sống ở miền Trung là nơi sản xuất ra rất nhiều loại đậu, hoa màu đặc biệt là các loại đậu khác nhau cho nên từ nhỏ họ đã từng ăn các loại đậu đó, vì vậy khi đến chỗ nào gặp những thức ăn có đậu thì họ cảm nhận sự thân quen cho nên Ngài nói rằng khi đến đây mỗi buổi sáng các Phật tử dâng cháo, dâng đậu Ngài cũng cảm thấy sự thân quen ở bên Myanmar đặc biệt khi thời còn nhỏ thì Ngài dùng những thức ăn có đậu, các loại hạt, v.v… thì nhờ sự thân quen đó mà chúng ta có được sự hoan hỉ cũng như là sự phấn khích để mà chúng ta làm một điều gì đó.

Và bây giờ khi mà nói đến Đức Phật và những phương pháp Ngài tu tập cũng như những phương pháp Ngài đã hướng dẫn thì phương pháp nào thường khiến Ngài hoan hỉ, Ngài tán thán ở trong kinh Đức Phật thường tán thán phương pháp tu tập chánh niệm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra Anapanasati và hôm nay Ngài sẽ giới thiệu về phương pháp này cũng như hướng dẫn cho tất cả quý vị tu tập và thực hành theo phương pháp này.

Khi nói đến phương pháp chánh niệm trên hơi thở vào, hơi thở ra liên quan với Đức Phật như thế nào. Đức Phật Gotama của chúng ta từ khi Ngài mới sinh ra được vài tháng tuổi mà thôi là một thời gian mà ở Kapilavatthu bắt đầu có mưa cho nên thường theo thông lệ nhà Vua đã có buổi lễ hạ điền để cầu chúc cho thần dân có được những vụ mùa tươi tốt thì trong lúc làm lễ hạ điền Đức Bồ tát đã được những người nhũ mẫu bỏ ở dưới một gốc cây và Ngài đã an trú vào đề mục hơi thở vào, hơi thở ra. Và khi Ngài ngồi dưới gốc cây đó từ Pali là Champu – gốc cây lựu, ngồi một mình bởi vì những người nhũ mẫu, những người hầu cũng ham vui đi xem lễ hạ điền cho nên Ngài ngồi một mình an trú trên hơi thở vào, hơi thở ra . Với sự an trú như vậy Ngài đã chứng đắc và nhập vào nhất thiền. Khi đề cập đến kinh thành Kapilavatthu thì đã xảy ra lâu rồi và đối với những người trẻ có thể hỏi rằng nơi đó bây giờ còn không? Và trước kia có hay không? Thực ra kinh thành Kapilavatthu bây giờ chỉ là một ngôi làng, vẫn còn nơi đó và trở thành một nơi thánh tích ở trong Phật giáo ở xứ Nepal bây giờ và tháng trước Ngài cùng với phái đoàn bao gồm người Miến, người Việt trong đó có vị MC cũng đã tháp tùng với Ngài để chiêm bái các nơi thánh tích và cũng có ghé thăm kinh thành Kapilavatthu là nơi đức Phật, đức Bồ tát đã sinh ra cũng là nơi Ngài đã lớn lên, nơi mà Ngài đã thực hành Anapanasati và an trú vào nhất thiền khi còn rất là trẻ tuổi. Sau đó trải qua một thời gia rất là lâu, suốt mấy chục năm trời cho đến năm 29 tuổi thì Ngài đã xuất gia tu khổ hạnh 6 năm đến năm 35 tuổi Ngài đã đến gốc cây mà bây giờ chúng ta được biết đó là cội bồ đề ở bồ đề đạo tràng và khi đó Ngài đã nhớ lại phương pháp Anapanasati và Ngài đã thực hành để làm nền tảng cho sự chứng đắc đạo quả Phật. Nói một cách tóm tắt về phương pháp Anapanasati nghĩa là chánh niệm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra, đối với thuật ngữ Anapanasati được bắt nguồn từ 3 chữ Pali là ana – hơi thở vào, appana – hơi thở ra và sati – niệm hay là chánh niệm. Khi hành giả đặt tâm của mình ở lỗ mũi là nơi tiếp xúc của hơi thở với lỗ mũi và hơi thở đi vào hành giả biết rõ và quan sát hơi thở đang đi vào, khi hơi thở đi ra hành giả nhận biết và quan sát hơi thở đang đi ra từ đầu đến cuối hơi thở. Khi hơi thở đi vào hành giả biết và khi hơi thở đi ra hành giả cũng biết và hành giả cũng biết được. Sự nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra đó là sự chánh niệm hay là hay biết và quan sát trên hơi thở vào, hơi thở ra. Đối với đức Bồ tát Siddartha khi Ngài ngồi dưới cội bồ đề Ngài dùng đề mục hơi thở vào, hơi thở ra Ngài phát triển sự định tâm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra và Ngài đã đạt được những tầng thiền định ở trên hơi thở vào, hơi thở ra sau đó Ngài tiếp tục phát triển sự định tâm cũng như nhớ lại những kiếp quá khứ. Ngài nhớ từ khi rất lâu đó là khi Ngài là vị Bồ tát Sumedha Ngài đã phát nguyện trở thành vị Phật toàn giác. Ngài nhớ rõ những chi tiết đối với những kiếp quá khứ của mình, trí tuệ đó gọi là Túc mạng minh vào canh đầu của đêm rằm tháng tư theo âm lịch. Vào canh hai thì đức Bồ tát đã đạt được trí tuệ gọi là Thiên nhãn minh là sự hiểu biết rõ về nghiệp và quả của nghiệp của bản thân cũng như của các chúng sinh. Như vậy với canh đầu tiên cũng với đề mục hơi thở vào, hơi thở ra Ngài đã phát triển sự định tâm sau đó đạt đến trí tuệ Túc mạng minh và cùng với đề mục hơi thở vào, hơi thở ra Ngài phát triển định tâm và đạt được trí tuệ Thiên nhãn minh và vào canh cuối Ngài phát triển sự định tâm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra sau đó Ngài hướng tâm đến danh pháp và sắc pháp thấy rõ sự sinh diệt của danh pháp và sắc pháp rồi phát triển các loại trí tuệ của thiền tuệ và cuối cùng Ngài đã đạt đến trí tuệ gọi là Nhất thiết lậu hoặc, đoạn diệt tất cả mọi phiền não, tham ái. Cho nên ở trong chú giải các Ngài đại trưởng lão có một ví dụ đó là có một người muốn phát cây ở trong rừng thì người đó phải có một viên đá mài, một lưỡi dao hay là một lưỡi kiếm sắc bén. Khi phát cây người phát cây phải mài lưỡi dao hay lưỡi kiếm ở trên viên đá mài rồi tiếp tục phát cây sau đó mài lưỡi dao ở trên viên đá mài, cứ như vậy mỗi lần phát cây lưỡi dao hay lưỡi kiếm không sắc bén thì mài lưỡi dao, lưỡi kiếm ở trên đá mài cũng tương tự như vậy đề mục Anapana giống như viên đá mài còn trí tuệ được ví dụ như lưỡi dao hay lưỡi kiếm và những phiền não ở trong tâm 1.500 phiền não khác nhau được ví như những cây ở trong rừng. Khi đức Bồ tát thực hành đề mục hơi thở vào, hơi thở ra và Ngài đã phát triển sự định tâm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra sau đó Ngài đã quan sát danh sắc, phát triển những trí tuệ thiền tuệ thấy rõ các đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của danh pháp và sắc pháp, cứ như vậy mà Ngài đã đốn tất cả những cây phiền não ở trong rừng với thanh gươm trí tuệ và viên đá mài đó là hơi thở vào, hơi thở ra. Như vậy từ khi còn rất trẻ đức Bồ tát đã thực hành chánh niệm ở trên đề mục hơi thở vào, hơi thở ra để phát triển sự định tâm và đã đạt đến nhất thiền, an trú ở trong nhất thiền. Trước khi Ngài giác ngộ ở dưới cội bồ đề Ngài cũng thực hành đề mục hơi thở vào, hơi thở ra để phát triển sự định tâm sau đó phát triển trí tuệ và đã đoạn tận mọi phiền não tham ái. Sau khi trở thành một vị Phật toàn giác tùy vào căn cơ, trình độ của người nghe, của các hạng đệ tử mà Ngài đã tùy duyên hướng dẫn phương pháp thực hành chánh niệm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra. Như vậy chúng ta được biết rằng phương pháp hơi thở vào, hơi thở ra là một đề mục mà Đức Phật tự mình thực hành và đã chứng đắc đạo quả và sau khi Ngài chứng đắc đạo quả Ngài cũng dạy phương pháp chánh niệm trên hơi thở vào, hơi thở ra cho các đệ tử, các thiện nam tí nữ xuất gia cũng như tại gia tu tập phương pháp này tùy theo căn cơ, trình độ của mỗi người. Không những thế mà ở trong Chánh tạng đặc biệt là bộ Paracika bộ đầu tiên của Tạng Luật cùng với chú giải và phụ chú giải cũng nói rằng phương pháp chánh niệm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra không những Đức Phật Gotama hiện tại thực hành mà chư Phật quá khứ cũng thực hành phương pháp chánh niệm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra để phát triển trí tuệ và đã chứng đắc đạo quả cho nên có một câu Pali đó là “Sabba budhanam acena kampadanam – hơi thở vào, hơi thở ra được thực hành bởi tất cả vị Phật ở quá khứ, hiện tại và tương lai”. Và nói một cách tóm tắt thì đề mục hơi thở vào, hơi thở ra này phù hợp với hầu hết các hành giả cho nên trong khóa thiền này Ngài sẽ hướng dẫn tất cả những hành giả tham gia trong khóa thiền này thực hành phương pháp chánh niệm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra. Và Ngài tin rằng tất cả hành giả chúng ta hiện diện nơi đây cũng đã nắm được cơ bản về cách thực hành chánh niệm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra như Ngài vừa mới trình bày và để bắt đầu thực hành chánh niệm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra với tư thế tọa thiền thì chúng ta sẽ làm một số công việc gọi là phận sự trước khi ngồi thiền. Đối với công việc này vì sao chúng ta phải làm trước khi ngồi thiền thì Ngài sẽ giải thích sau, có thể là chiều hôm nay để cho chúng ta hiểu biết hơn còn sáng nay Ngài nghĩ rằng thời gian cũng đã đến giờ để cho mọi người ngồi thiền và trước khi chúng ta ngồi thiền chúng ta cần phải làm những phận sự trước khi ngồi thiền.
Trước hết tất cả chúng ta sẽ cùng nhau niệm Phật với câu:
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambudhassa! (3 lần)

Sau khi niệm Phật thì hành giả cần phải phát nguyện cúng dường thân ngũ uẩn đến Đức Thế Tôn đồng thời phát triển tâm từ đến cho tất cả chúng sinh và phát nguyện để thọ nhận tâm từ cũng như những thiện pháp của các bậc thiện trí chia sẻ và ban rải cho mình và bây giờ tất cả cùng nhau đọc và phát nguyện:
Kính bạch Đức Thế Tôn! Với nguyện vọng chứng ngộ Niết bàn giải thoát khổ, trong lúc đang hành thiền, con thành kính cúng dường, đến Ngài thân ngũ uẩn, danh pháp sắc pháp này, nguyện chúng sinh luân hồi, trong 31 cõi, thân tâm thường an lạc, thân tâm thường an lạc, thân tâm thường lạc.

Xin chia đều phần phước, thiện pháp hành thiền này, đến chúng sinh luân hồi, trong 31 cõi, xin quý vị hoan hỉ, xin quý vị hoan hỉ, xin quý vị hoan hỉ.
Chúng con xin hoan hỉ, tâm từ và thiện pháp, mà chư bậc thiện trí, ban rải và chia đến.
Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Trước hết chúng ta ngồi với tư thế thoải mái theo sở thích của mình, có thể ngồi theo kiết già hoặc bán già, chân trên chân dưới hoặc để chân trước chân sau. Ngồi một tư thế thoải mái như vậy, để tay ở trên chân của mình, có thể tay phải trên tay trái hoặc là tay trái trên tay phải tùy theo sở thích của mình, thư giãn, giữ lưng và cổ thẳng đứng nhưng không có gồng mình và cũng thư giãn thoải mái, lưng và cổ thẳng đứng, nhắm mắt và ngậm miệng và thư giãn toàn thân, tâm không nghĩ quá khứ, không nghĩ về tương lai và chỉ hướng đến hiện tại, hướng tâm đến lỗ mũi là nơi tiếp xúc của hơi thở với lỗ mũi, bắt đầu nhận biết và quan sát hơi thở vào tiếp xúc lỗ mũi, nhận biết sự tiếp xúc đó và quan sát hơi thở vào. Khi hơi thở ra nhận biết hơi thở tại điểm tiếp xúc và quan sát hơi thở đang đi ra từ đầu đến cuối hơi thở. Thực hành như vậy thì từ từ hành giả sẽ phát triển sự định tâm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra tại điểm tiếp xúc của hơi thở với lỗ mũi.

Như vậy là chúng ta đã qua một thời ngồi thiền khoảng 1 tiếng đồng hồ và bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục thực hành chánh niệm bằng cách chúng ta đi kinh hành và để cho máu huyết lưu thông cũng như để cho tư thế được quân bình thì chúng ta cần phải đi kinh hành ở trong chánh niệm và Ngài sẽ nói một số điểm cơ bản để cho chúng ta hiểu cách đi kinh hành như thế nào và sự thực hành chánh niệm khi kinh hành như thế nào. Đi kinh hành là một trong các đề mục hành thiền như được Đức Phật đã dạy ở trong bài Kinh Niệm xứ ở trong phần niệm thân. Ở trong phần niệm thân thì đề mục đi kinh hành là một trong những đề mục chính và khi chúng ta đi kinh hành Đức Phật dạy một cách căn bản rằng khi hành giả đi tới hành giả biết rõ mình đang đi tới, khi hành giả đang đi lui hành giả biết rõ hành giả đang đi lui. Với sự thực hành khi hành giả đang đi mà thực hành theo sự phân tích của tứ đại thì có một phần khó khăn đối với những hành giả nào mà chưa từng thực hành hoặc là chưa có học về tứ đại vì vậy mà Ngài chọn một cách tương đối dễ hơn đó là khi hành giả đi thì có thể nhận biết 3 bước: bước thứ nhất là giở, bước thứ hai là bước, bước thứ ba là đạp xuống. Hoặc là có một cách chi tiết hơn một chút mà các vị thầy cũng hướng dẫn đó là dở, bước, đạp và xúc chạm. Nếu như hành giả không có thực hành chi tiết như vậy thì có thể thực hành một bước thôi đó là sự xúc chạm giữa bàn chân với sàn nhà. Khi bàn chân của hành giả chạm xuống sàn nhà thì có sự xúc chạm và chỉ nhận biết sự xúc chạm đó. Như vậy hành giả có thể chọn một trong ba cách mà cảm thấy thích hợp để thực hành. Nếu như hành giả muốn thực hành cách đơn giản nhất là những hành giả đã thuần thục hoặc là đi một cách tự nhiên thì có niệm hay là nhận sự tiếp xúc giữa bàn chân với sàn nhà, chỉ cần nhận biết mỗi lần bàn chân tiếp xúc với sàn nhà thì cần chỉ nhận biết sự tiếp xúc đó. Còn đối với những hành giả mới thì có thực hành từng bước một, chi tiết hơn và như vậy cần phải đi chậm rãi mới có thể ghi nhận và quan sát ba bước (dở, bước, đạp) hoặc là bốn bước (dở, bước, đạp và xúc chạm).

Cũng giống như đề mục hơi thở vào, hơi thở ra. Khi hơi thở tiếp xúc với lỗ mũi thì hành giả nhận biết sự tiếp xúc đó rồi chánh niệm hay là quan sát sự nhận biết đó. Như vậy đối với đề mục hơi thở vào, hơi thở ra cũng có 3 bước đó là xúc, tri và niệm. Xúc là sự tiếp xúc của hơi thở với lỗ mũi, tri là sự nhận biết sự tiếp xúc đó, niệm là sự chánh niệm hay là quan sát sự nhận biết đó. Thì việc đi kinh hành cũng tương tự như vậy, khi thực hành một bước mà thôi đó là bàn chân tiếp xúc với sàn nhà, khi bàn chân tiếp xúc với sàn nhà hành giả nhận biết sự tiếp xúc đó và chánh niệm trên sự nhận biết. Như vậy cũng có ba bước đơn giản đó là xúc, tri và niệm. Khi hành giả đi kinh hành cũng có thể thiết lập chánh niệm, định tâm và phát triển trí tuệ. Ở trong giáo pháp của Đức Phật, vị đệ tử cuối cùng trước khi Đức Phật nhập Niết bàn trở thành một vị A La Hán đó là Ngài Subada. Trước khi Đức Phật tịch diệt Niết bàn, Subada đã đến hầu và hỏi những thắc mắc của mình, sau khi Đức Phật giải thích và xuất gia cho Subada thì Ngài Subada đã đi kinh hành trong một không gian không có xa nơi Đức Phật đang nằm nghỉ cũng ở trong rừng Sala và trước khi Đức Phật tịch Niết bàn không lâu, chỉ vài phút trước khi Đức Phật nhập Niết bàn thì tỳ khưu Subada đã chứng đắc thánh đạo, thánh quả A La Hán và trở thành vị A La Hán cuối cùng đệ tử của Đức Phật trước khi Đức Phật tịch diệt Niết bàn và sự chứng đắc A La Hán đạo quả của Tỳ khưu Subada là cũng thông qua việc thực hành đi tới, đi lui chánh niệm ở trên tư thế đi tới, đi lui cho nên ở trong Pali có một từ diễn tả Tỳ khưu Subada là vị Tỳ khưu cuối cùng đó là Pacima Araham hay là Pacima Savaka có nghĩa là vị thánh A La Hán cuối cùng đệ tử của Đức Phật trước khi Đức Phật tịch diệt Niết bàn.

Đối với những hành giả không đọc sách nhiều hoặc không nghe nhiều hoặc chưa từng thực hành đề mục đi tới, đi lui trong chánh niệm thì chỉ cần thực hành và quan sát sự xúc chạm của bàn chân và sàn nhà, đi một cách tự nhiên và chỉ quan sát một bước mà thôi đó là sự xúc chạm giữa bàn chân với sàn nhà và mỗi lần xúc chạm như vậy cần có sự nhận biết và có chánh niệm trên sự nhận biết đó. Đối với những hành giả nào muốn tiếp tục ngồi để thực hành chánh niệm ở trên hơi thở vào, hơi thở ra cũng có thể ngồi và thực hành theo cách mà Ngài đã hướng dẫn. Cho nên ngay bây giờ chúng ta bắt đầu thực hành chánh niệm trong lúc đi kinh hành đi tới, đi lui và hành giả nào muốn tiếp tục ngồi thì cũng có thể tiếp tục ngồi với đề mục hơi thở vào, hơi thở ra.

(Bản text do bạn Học Nguyễn đánh)

Khoá Thiền Vipassana 7 Ngày Tại Hà Nội Do Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng 10 Sundara Sayadaw & Đại Đức Tiến Sĩ Thiện Đức Kusalaguna Hướng Dẫn 08/02 – 14/02/2023

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app