Người hiền trí – Bài 1/4
“…
1. phàm có những sợ hãi gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những sợ hãi ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí;
2. phàm có những thất vọng gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những thất vọng ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí;
3. phàm có những hoạn nạn gì sanh khởi, này các Tỷ-kheo, tất cả những hoạn nạn ấy sanh khởi cho người ngu, không phải cho người hiền trí.
Như vậy, này các Tỷ-kheo,
Kẻ ngu đầy những thất vọng, người hiền trí không có thất vọng.
Kẻ ngu đầy những hoạn nạn, người hiền trí không có hoạn nạn.
Này các Tỷ-kheo,
Do vậy, này các Tỷ-kheo, “Chúng tôi sẽ thành người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu”, như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
– Ðến mức độ nào, bạch Thế Tôn, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo là người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu?”
– Cho đến khi, này Ananda, Tỷ-kheo 1. thiện xảo về giới, 2. thiện xảo về xứ, 3. thiện xảo về duyên khởi và 4. thiện xảo về xứ phi xứ, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: “Tỷ-kheo là người hiền trí, biết suy tư tìm hiểu”.
– Xin tiếp tục tìm hiểu thế nào là:
2. thiện xảo về xứ,
3. thiện xảo về duyên khởi và
4. thiện xảo về xứ phi xứ,
tại đây: Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikaya, 115. Kinh Ða giới (Bahudhàtuka sutta)
“Whatever fears, misfortunes and dangers arise, they all arise from the foolish not from the wise. Thus bhikkhus, the foolish are with fears, mīsfortunes and dangers. Therefore bhikkhus, to become wise inquirers, you should train thus.”
When this was said, venerable Ānanda asked the Blessed One, “Venerable sir, saying it rightly how does the wise bhikkhu become an inquirer?”
“Ānanda, when the bhikkhu becomes clever, in the elements, in the spheres, in dependent arising and in the possible and impossible, he becomes an inquirer.”
(MAJJHIMA NIKĀYA III, 2. 5. Bahudhātukasuttaṃ, (115) The Discourse on Many Elements)